Lời mởđầu
Trong bối cảnh nền kinh tế của các Quốc gia phát triển như vũ bão. Khoa học kỹ thuật, các cuộc cách mạng công nghệ ra đời cũng nhằm thức đẩy hơn nữa sự tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới hiện nay là nền kinhtế thị trường tự do cạnh tranh nên nó hoạt động rất sôi nổi buộc các quốc gia luôn luôn phải tìm cách cải tiến để có thể tồn tại và phát triển. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Hơn thế nữa Việt Namvừa ra nhập tổ chức thương mại quốc tế(WTO), nên cần thúc đẩy hơn nữa nền kinh tếđất nước là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Cụ thể, để nền kinh tếđất nước phát triển thì các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước phải không ngừng tăng trưởng. Nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công ở mỗi DN đó là nhân tố con người. Mỗi người với mỗi trình độ chuyên môn khác nhau sẽ giúp DN đi lên.Xã hội ngày càng phát triển càng cần những người có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Vì vậy, các trường trung học, cao đẳng, đại học đã ra đời đểđào tạo một lực lượng lao động phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Có câu “ học đi đôi với hành”. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế ngoài vốn kiến thức đãđược trang bịở trường, lớp thì việc đi thực tế tìm hiểu khảo sát, công tác tài chính, công tác kế toán tại các DN là rất quan trọng và cần thiết. Thực tập qua đó có thể củng cốđược các kiến thức đã học, hơn thế nữa có thể nắm bắt tình hình thực trạng công tác tài chính, kế toán, phân tích hoạt động kinh tế tại các DN. Từđóđóng góp ý kiến giúp DN phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Nắm bắt được tình hình tài chính, kế toán thực tế tại các DN tạo một nền tảng kiến thức vững chắc, cơ sở kinh nghiệm khi ra trường, xin việc. Tự tin làm việc có hiệu quả trong tương lai.
Sau 4 tuần thực tập tổng hợp em đã hoàn thành Báo cáo tốt nghiệp tại Công ty TNHH Thanh Phong. Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 2 phần:
I-Tổng quan về công ty TNHH Thanh Phong
II-Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính tại Công ty Thanh Phong
III- Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán tại Công ty Thanh Phong.
IV- Công tác phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty TNHH Thanh Phong.
MỤCLỤC
Lời mởđầu 1
Phần I: Tổng quan về công ty TNHH Thanh Phong 2
1. Quá trình hình thành, phát triển và hoat động kinh doanh của Công ty 2
1.1. Tổ chức bộ máy quản lý 5
1.2 . Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 6
2 - Công tác tài chính Công ty TNHH Thanh Phong 8
2.1. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty 8
2.2. Công tác phân cấp quản lý tài chính của Công ty 9
2.3. Công tác kế hoạch hoá tài chính của Công ty 9
2.4. Tình hình tài chính của Công ty 9
2.5. Công tác kiểm tra kiểm soát tài chính của Công ty 11
Phần II: Tình hình thực hiện công tác kế toántại Công ty TNHH Thanh Phong 12
1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 12
1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán: tập trung 12
1.2. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán 14
1.3. Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán của công ty: 21
1.4. Tình hình hệ thống báo cáo kế toán: 22
2. Công tác phân tích hoạt động kinh tế của Công ty TNHH Thanh Phong 22
2.1. Tình hình tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế của Công ty 22
2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty 23
Kết luận 25
30 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH Thanh Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong bối cảnh nền kinh tế của các Quốc gia phát triển như vũ bão. Khoa học kỹ thuật, các cuộc cách mạng công nghệ ra đời cũng nhằm thức đẩy hơn nữa sự tăng trưởng nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế thế giới hiện nay là nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh nên nó hoạt động rất sôi nổi buộc các quốc gia luôn luôn phải tìm cách cải tiến để có thể tồn tại và phát triển. Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Hơn thế nữa Việt Nam vừa ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), nên cần thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế đất nước là một yêu cầu cần thiết và cấp bách. Cụ thể, để nền kinh tế đất nước phát triển thì các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước phải không ngừng tăng trưởng. Nhân tố quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công ở mỗi DN đó là nhân tố con người. Mỗi người với mỗi trình độ chuyên môn khác nhau sẽ giúp DN đi lên. Xã hội ngày càng phát triển càng cần những người có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Vì vậy, các trường trung học, cao đẳng, đại học… đã ra đời để đào tạo một lực lượng lao động phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Có câu “ học đi đôi với hành”. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế ngoài vốn kiến thức đã được trang bị ở trường, lớp thì việc đi thực tế tìm hiểu khảo sát, công tác tài chính, công tác kế toán tại các DN là rất quan trọng và cần thiết. Thực tập qua đó có thể củng cố được các kiến thức đã học, hơn thế nữa có thể nắm bắt tình hình thực trạng công tác tài chính, kế toán, phân tích hoạt động kinh tế tại các DN. Từ đó đóng góp ý kiến giúp DN phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Nắm bắt được tình hình tài chính, kế toán thực tế tại các DN tạo một nền tảng kiến thức vững chắc, cơ sở kinh nghiệm khi ra trường, xin việc. Tự tin làm việc có hiệu quả trong tương lai.
Sau 4 tuần thực tập tổng hợp em đã hoàn thành Báo cáo tốt nghiệp tại Công ty TNHH Thanh Phong. Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 2 phần:
I-Tổng quan về công ty TNHH Thanh Phong
II-Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính tại Công ty Thanh Phong
III- Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán tại Công ty Thanh Phong.
IV- Công tác phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty TNHH Thanh Phong.
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THANH PHONG
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ HOAT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu phấn đấu của Đảng, Nhà nước và mọi người dân là đưa nước ta phát triển thành một nước công nghiệp, hiện đại, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp thế mạnh. Tuy nhiên tiền thân nền kinh tế nước ta xuất phát từ một Quốc gia với nền nông nghiệp lâu đời. Do vậy thúc đẩy phát triển nông nghiệp cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Công nghiệp phát triển là động lực, là cơ sở cho nông nghiệp phát triển và ngược lại. Với xu thế phát triển, hiện đại thì nước ta đang từng bước công nghiệp hoá nông nghiệp hay cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn: Đưa máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ của ngành công nghiệp vào để phát triển hơn nữa ngành nông nghiệp đất nước. Do vậy, mà nhu cầu thị trường về máy động lực, cày xới và các loại máy phục vụ sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp là rất lớn. Ngoài các nhà máy sản xuất trong nước hàng năm chúng ta còn phải nhập khẩu hàng vạn máy các loại. Theo tài liệu của Viện cơ điện nông thôn - Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn công bố tháng 05 năm 1999 thì năng lực chế tạo phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp động lực của nước ta mới đáp ứng được 17% nhu cầu. Đây chính là cơ sở, lý do kiến Công ty TNHH Thanh Phong ra đời. Công ty hoạt động với mục đích: Tăng cường việc sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm sẵn có và thúc đẩy sự tương hỗ giữa các ngành trong nước. Qua khảo sát và trên thực tế thị trường cùng với điều kiện về vốn, kinh nghiệm kinh doanh của mình.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THANH PHONG
Địa chỉ: 941 Đường Giải Phóng - Phường Giáp Bát - Quận Hoàng Mai - Hà Nội
Giấy phép thành lập 4557 GP/TLDN do Uỷ Ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 20/08/1999
Đăng ký kinh doanh : Số 072399 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 26/08/1999
Vốn đăng ký kinh doanh: 8.100.000.000 VND
(Bằng chữ: Tám tỷ một trăm triệu đồng Việt Nam)
Doanh thu trung bình hàng năm 25 tỷ đồng
Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước trung bình hàng năm 5 tỷ đồng
Là một công ty đang hoạt động có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, thương mại, công nghiệp và đầu tư. đặc biệt là sản xuất và kinh doanh máy Nông nghiệp
* Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
Công ty TNHH Thanh Phong với ngành nghề kinh doanh là sản xuất, láp ráp, mua bán các động cơ Diesel phục vụ công, nông, lâm, ngư nghiệp.
Do khoa học kỹ thuật luôn luôn phát triển và đạt được nhiều thành tựu chính vì thế mà ngành hàng máy móc thiết bị của Công ty luôn có những cải tiến, phát minh mới khiến chúng ngày càng hiện đại, tiện dụng và cho hiệu quả sử dụng cao. Do vậy, mà công ty luôn luôn phải tìm tòi, sáng tạo cũng như nắm bắt kịp thời các thông tin khoa học, thông tin thị trường nhu cầu về các loại máy này để có một chiến lược kinh doanh phù hợp, đáp ứng nhanh, có hiệu quả các nhu cầu của thị trường, đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp. Với đặc điểm như vậy nên tập hợp khách hàng của công ty là các Doanh nghiệp kinh doanh thương mại, các hộ kinh doanh, người tiêu dùng cuối cùng… Hiện nay, Công ty có khoảng 500 bạn hàng thường xuyên đều là những người mua hàng với số lượng lớn về để bán. Mạng lưới khách hàng của Công ty phân bố trên cả nước, trải dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau
Sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng trong cả nước theo một kênh phân phối khá ngắn (qua một trung gian thương mại). Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm của Công ty.
*Chức năng:
Công ty TNHH Thanh Phong đăng ký kinh doanh đa ngành nhưng hiện tại Công ty chủ yếu hoạt động với chức năng nhập khẩu lắp ráp động cơ Diesel các loại phục vụ công, nông, lâm, ngư nghiệp.
Cung cấp các máy động lực cho các bạn hàng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước bằng việc nhập khẩu thành phẩm từ nước ngoài hoặc nhập khẩu linh kiện phụ tùng về lắp ráp thành sản phẩm nguyên chiếc.
* Đặc điểm sản phẩm:
Các sản phẩm do Công ty TNHH Thanh Phong sản xuất - lắp ráp là các loại máy móc phục vụ sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp như Động cơ Diesel từ 4 đến 30 mã lực, máy cầy, máy xới ...
* Quy trình sản xuất:
Dây chuyền công nghệ sản xuất máy móc phục vụ cho Nông - Lâm - Ngư nghiệp được lựa chọn trên cơ sở các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, về mặt bằng nhà xưởng và các tính năng kỹ thuật khác, như tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường....
Sơ đồ công nghệ
Sản xuất linh kiện máy móc và sản xuất nội địa hoá
Dây chuyền lắp rắp máy
Thiết kế kỹ thuật công nghệ
Chạy thử và chạy rà trơn sản phẩm
Đóng hòm chuyển về kho
Sơn hoàn thiện sản phẩm
Mô tả Sơ đồ công nghệ
B1: Thiết kế kỹ thuật: Đây là bước quan trọng để tạo ra sản phẩm sẽ được hình thành bởi các chuyên gia dựa trên các công nghệ sẵn có của công ty, dựa trên cơ sở kinh nghiệm lâu năm của công ty cũng như của các chuyên gia.
B2: Sản xuất linh kiện: Đây là các loại máy móc chuyên dụng như máy cán, máy tiện, máy phay, máy ép thuỷ lực... để sản xuất ra các linh kiện, các chi tiết của các loại sản phẩm phục vụ cho dây chuyền lắp rắp
B3: Dây chuyền lắp rắp máy: Đây là hệ thống dây chuyền kép kín, lắp rắp các chi tiết rời thành các sản phẩm thành hoàn chỉnh.
B4. Hệ thống chạy thử và rà trơn : Đây là băng chuyền chạy thử hiện đại kiểm tra vòng quay/phút, công suất và tiêu hao nhiên liệu của sản phẩm trước khi đưa ra thị trường sử dụng.
B5: Sơn hoàn thiện sản phẩm: Đây là hệ thống sơn kép kín, được thiết kế trong phòng kín và được hoàn thiện ra đến khâu đóng gói.
*Nhiệm vụ:
Với chức năng hoạt động như vậy thì công ty có những nhiệm vụ như:
Bản toàn phát triển vốn góp. Tức kinh doanh phải có lãi, tạo điều kiện mở rộng thị trường thị phần, tăng hơn nữa doanh thu lợi nhuận cho Công ty.
Cung cấp hàng hoá thuộc lĩnh vực kinh doanh của mình cho thị trường bằng các nguồn đảm bảo chất lượng (ví dụ nhập khẩu).
Đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác đối với nhà nước.
Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, ngoại thương đã kí.
Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng về sản phẩm của Công ty.
Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước có liên quan tới hoạt động của Công ty.
1.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty có cơ cấu tổ chức theo chức năng gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, các Phòng chức năng được mô tả theo sơ đồ sau:
Phòng
Kế toán
Phòng
Hành chính
Phòng
kinh doanh
Phòng
kỹ thuật
BAN GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
- Ban giám đốc: Gồm các thành viên góp vốn là bộ phận đầu não quyết định toàn bộ hoạt động, sản xuất, kinh doanh của công ty. Sau khi có được những thông tin đã được chọn lọc phân tích từ Giám đốc công ty thì Ban giám đốc họp và phân tích nghiên cứu lại thông tin để đưa ra quyết định, xây dựng kế hoạch chiến lược kinh doanh phát triển công ty. Chịu trách nhiệm đầu tiên với cơ quan pháp luật Nhà nước.
- Giám đốc: Là người điều hành tổng thể hoạt động công ty. Thừa hành mệnh lệnh của Ban giám đốc, chỉ đạo công việc các phòng ban ra quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình. Phối hợp chặt chẽ hoạt động các phòng sao cho nhịp nhàng. Tập hợp và xử lý thông tin từ các phòng và chuyển lên cho Ban giám đốc.
- Phòng kỹ thuật: gồm các chuyên viên và công nhân kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá nhập khẩu về có đúng quy cách hợp đồng không. Chỉ đạo kỹ thuật theo thiết kế, sửa chữa những hỏng hóc trong thời gian bảo hành cho khách hàng…. Nắm bắt các khoa học kỹ thuật mới phản ánh với Giám đốc công ty để đưa ra các quyết định kinh doanh mặt hàng cho phù hợp với thị trường.
- Phòng kinh doanh: tổ chức thu thập xử lý phân tích các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty như kế toán, tài chính, hoạt động kinh doanh, xu thế những biến động của thị trường. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của một thương vụ từ có kinh nghiệm cho những thương vụ sau. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và lập bản báo cáo chuyển cho Giám đốc xem xét và là cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh cho Ban giám đốc.
- Phòng hành chính: Là bộ phận xem xét, nghiên cứu các văn bản, quyết định của nhà nước cũng như của công ty có phù hợp không, phân tích các thủ tục, điều khoản trong hợp đồng thương mại, các thủ tục với đối tác là: người mua, người bán, ngân hàng, cơ quan nhà nước… Đồng thời cũng là bộ phận quản lý nhân sự của công ty, quản lý các quỹ lương, thưởng, phúc lợi … sử dụng lao động sao cho hiệu quả.
- Phòng kế toán: Quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty. Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh như: nhập khẩu hàng hoá, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, chi phi kinh doanh, nhập xuất tồn hàng hoá, thanh toán công nợ, xác định kết quả kinh doanh. Cuối kỳ lập báo cáo tài chính giúp Giám đốc nắm bắt được tình hình tài chính, kế toán của công ty để xem xét công ty làm ăn có hiệu quả hay không, là một cơ sở giúp Ban giám đốc hoạch định phương hướng, kế hoạch cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Tổng số lao động cả trực tiếp và gián tiếp của Công ty TNHH Thanh Phong là 120 lao động.
1.2 . Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH QUA 2 NĂM
Bảng 1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị tính: triệu đồng)
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
KH
TH
KH
TH
Tiền
%
1
Tổng doanh thu
44.120
48.564
51.360
54.937
6.373
13,1
2
Tổng chi phí, giá thành
43.770
48.136
50.890
54.417
6.281
13,0
3
Nộp ngân sách NN
Trong đó:
Thuế GTGT
Thuế NK
Thuế TNDN
Thuế môn bài
7.123
3.712
3.310
98
3
8.535
4.535,2
3.877,1
119,84
3
9.194,6
4.681
4.379
131,6
3
10.420
5.298,3
4.973,2
145,6
3
1.987
22,1
4
Tổng lợi nhuận sau thuế
252
308,16
338,4
374,4
66,2
21,5
5
Thu nhập bình quân một lao động/ 1tháng
1,20
1,42
1,45
1,87
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Thanh Phong năm 2005, 2006)
Dựa vào bảng phân tích kết quả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thanh Phong trong hai năm 2005 và 2006, có thể thấy được sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2006 so với 2005. Cụ thể là: Doanh thu tăng 6.373 triệu đồng về số tiền và 13,1% về tỷ lệ; Trong khi đó tổng chí phí, giá thành cũng tăng nhưng ở mức thấp hơn cả về số tiền (6.281 triệu đồng) và tỷ lệ (13,0%); Như vậy, có thể thấy tỷ lệ tăng doanh thu (13,1%) cao hơn tỷ lệ tăng về tổng chí phí, giá thành (13,0%) và dẫn đến lợi nhuận sau thuế đã tăng rõ rệt 66,2 triệu đồng về số tiền và 21,5% về tỷ lệ. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh trong năm 2006 của Công ty là cao hơn so với năm 2005. Từ đó, các khoản đóng góp về thuế của Công ty với Nhà nước cũng tăng (1.987 triệu đồng về tiền và 22,1% về tỷ lệ).
2 - CÔNG TÁC TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THANH PHONG
2.1. Tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty
Bảng2: Phân tích khái quát nguồn vốn 2005 (Đơn vị tính: nghìn VNĐ)
Số
TT
Chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối năm
So sánh
Tiền
T.T
(%)
Tiền
T.T
(%)
Tiền
T.L
(%)
1
Nợ phải trả
7.425.432
32,1
9.162.310
30,7
1.736.878
23,4
2
Nguồn vốn
chủ sở hữu
15.700.000
67,9
20.700.000
69,3
5.000.000
31,8
3
Tổng vốn kinh doanh
23.125.432
100
29.862.310
100
6.736.878
29,1
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Thanh Phong, năm 2005)
Dựa vào kết quả phân tích trên có thể thấy trong năm 2005 Công ty khá chủ động trong nguồn vốn KD khi mà nguồn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và tăng (đầu năm 67,9%, cuối năm 69,3%) trong tổng vốn KD. Tổng vốn KD của Công ty tăng 6.736.878 nghìn đồng về số tiền và 29,1% về tỷ lệ là một minh chứng khả quan cho việc gia tăng hoạt động KD của Công ty. Tuy nhiên, với mức độ an toàn quá cao thì cơ cấu vốn như trên làm kìm hãm khả năng tăng trưởng của Công ty vì tỉ trọng nợ phải trả ở đầu kì và cuối kỳ trên tổng vốn KD đều thấp (cuối năm =30,7% < 32,1% = đầu năm < 50%). Công ty cần tận dụng tốt hơn cơ hội trả chậm và tiền vay để tận dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng3: Phân tích khái quát nguồn vốn 2006 (Đơn vị tính: nghìn VNĐ)
Số
TT
Các chỉ tiêu
Số đầu năm
Số cuối kỳ
So sánh
Tiền
T.T
(%)
Tiền
T.T
(%)
Tiền
T.L
(%)
1
Nợ phải trả
9.162.310
30,4
16.490.850
40,4
7.328.540
80,0
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
20.700.000
69,6
24.300.000
59,6
3.600.000
17,4
3
Tổng vốn kinh doanh
29.862.310
100
40.790.850
100
10.928.540
36,6
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Thanh Phong, năm 2006)
Năm 2006 là năm mà Công ty có được sự tăng trưởng khá cao trong việc huy động vốn KD, tổng vốn KD tăng 10.928.540 nghìn đồng về số tiền với tỷ lệ tăng đạt 36,6%. Điều đặc biệt tốt là tỉ trọng của nợ phải trả đã tăng tạo ra sự cân bằng đối với vốn chủ sở hữu. Điều này, một mặt làm tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty, mặt khác vẫn giữ được sự an toàn về mặt thanh toán công nợ và tự chủ về nguồn vốn (vì vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỉ trọng lớn 59,6% > 50%).
2.2. Công tác phân cấp quản lý tài chính của Công ty
Hàng năm, Công ty đã nộp một khoản thuế rất lớn cho ngân sách Nhà nước: 8.535 triệu đồng năm 2005 và 10.420 triệu đồng năm 2006 (số liệu: Bảng 1).
Việc trích lập các quỹ của Công ty: quỹ Đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ Khen thưởng phúc lợi … đều được thực hiện theo đúng qui định của Nhà nước.
Công ty có một chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh, việc hạch toán của Chi nhánh là độc lập. Tuy nhiên, Công ty vẫn quản lý vĩ mô về tài chính với Chi nhánh. Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban trong Công ty và giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ và cùng phát triển.
2.3. Công tác kế hoạch hoá tài chính của Công ty
Hàng năm, trước khi kết thúc một năm tài chính Ban giám đốc và các bộ phận chức năng tiến hành xây dựng phương án KD và kế hoạch tài chính cho năm tới. Việc triển khai thực hiện được phổ biến tới từng bộ phận và hàng tháng, hàng quí đều tiến hành giao ban rút kinh nghiệm, phổ biến các sáng kiến mới áp dụng trong quá trình thực hiện. Sau khi kết thúc một năm tài chính Công ty tiến hành tổng kết, quyết toán các kế hoạch tài chính và xây dựng kế hoạch tài chính mới.
2.4. Tình hình tài chính của Công ty
Hiệu quả vốn kinh doanh
Vòng quay vốn kinh doanh trong năm
=
Tổng doanh thu hiện tại trong năm (theo giá vốn)
Vốn kinh doanh bình quân trong năm
Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh trong năm
=
Tổng doanh thu thuần thực hiện trong năm
Vốn kinh doanh bình quân trong năm
Hệ số lợi nhuận của vốn kinh doanh trong năm
=
Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong năm
Vốn kinh doanh bình quân trong năm
Dựa vào các công thức trên ta lập bảng phân tích:
Bảng 4: Phân tích hiệu quả vốn kinh doanh (Đơn vị tính: triệu đồng)
TT
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
So sánh
Số tiền
T.L (%)
1
Vòng quay vốn KD trong năm
1,833
1,555
-0,278
-15
2
Hệ số phục vụ của vốn KD trong năm
1,833
1,555
-0,278
-15
3
Hệ số LN của vốn KD trong năm
0,016
0,0147
-0,0013
-8,125
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Thanh Phong năm 2005, 2006)
Từ bảng trên ta thấy các chỉ tiêu: Vòng quay vốn KD trong năm, Hệ số phục vụ của vốn KD trong năm, Hệ số lợi nhuận của vốn KD trong 2 năm của Công ty là khá tốt, tuy năm 2006 có giảm chút ít so với năm 2005.
Hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh
Tỷ suất chi phí,
giá thành
=
Tổng mức chi phí, giá thành thực hiện trong năm
Tổng doanh thu thực hiện trong năm
Hệ số phục vụ của
chi phí, giá thành
=
Tổng doanh thu thực hiện trong năm
Tổng mức chi phí, giá thành thực hiện trong năm
Hệ số lợi nhuận của
chi phí, giá thành
=
Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong năm
Tổng mức chi phí, giá thành thực hiện trong năm
Dựa vào các công thức trên ta lập bảng phân tích:
Bảng 5: Phân tích hiệu chi phí sản xuất kinh doanh (Đơn vị tính: triệu đồng)
TT
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
So sánh
Số tiền
T.L (%)
1
Tỷ suất CP, giá thành
0,99
0,99
0
0
2
Hệ số phục vụ của CP, giá thành
1,09
1,0096
0,0006
0,06
3
Hệ số lợi nhuận của CP, giá thành
0,009
0,0096
0,0006
6,67
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Thanh Phong năm 2005, 2006)
Từ bảng trên tcác chỉ tiêu: Tỷ suất CP, giá thành của năm 2005, 2006 là như nhau; Hệ số phục vụ của CP, giá thành; Hệ số lợi nhuận của CP, giá thành trong của năm 2006 có giảm so với năm 2005 là 0,0006 về số tiền và tỷ lệ 0,06% (Hệ số phục vụ của CP, giá thành) và 6,67% (Hệ số lợi nhuận của CP, giá thành). Điều này cho thấy tổng chí phí, giá thành trên tổng doanh thu là thấp, điều này là rất tốt.
d) Công tác bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của Công ty
Mức bảo toàn tăng trưởng vốn trong năm
=
Vốn chủ
sở hữu
cuối năm
-
Vốn chủ
sở hữu
đầu năm
x
Hệ số trượt giá bình quân
trong năm
Tốc độ tăng trưởng vốn trong năm
=
Mức bảo toàn tăng trưởng vốn trong năm
Vốn chủ sở hữu đầu năm x Hệ số trượt giá bình quân trong năm
Dựa vào các công thức trên ta lập bảng phân tích:
Bảng 8: Phân tích công tác bảo toàn, phát triển vốn KD (Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Mức bảo toàn tăng trưởng vốn
4.889.003
8.091.621
3.202.618
65,5
Tốc độ tăng trưởng vốn
0,196
0,247
0,051
26,02
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Thanh Phong năm 2005, 2006)
Từ bảng phân tích có thể nhận thấy Mức bảo toàn tăng trưởng vốn trong năm 2005, 2006 khá cao,à tăng cả về số tiền (3.202.618) và tỷ lệ (65,5%). Tốc độ tăng trưởng vốn của năm 2006 tăng so với năm 2004 (26,02%). Điều này thể hiện hoạt động của công ty ngày càng ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá cao.
2.5. Công tác kiểm tra kiểm soát tài chính của Công ty
Các bộ phận trong công ty có mối liên hệ mật thiết tương hỗ nhau nên việc kiểm tra, kiểm soát dễ dàng và thuận tiện.
Việc kiểm tra kiểm soát của các Cơ quan quản lý Nhà nước như: Thuế, Hải Quan… được tiến hành thường xuyên và định kỳ. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản cụ thể và cho thấy Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước.
PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH THANH PHONG
1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán: tập trung
Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm: 01 Kế toán trưởng; 01 kế toán tổng hợp; Kế toán thuế: 02 người; Kế toán công nợ và bán hàng: 04 người; Kế toán vật tư, hàng hoá: 04 người; Kế toán vốn quỹ tiền mặt: 02 người; Kế toán chi phí và KQSXKD: 02 người. Toàn bộ nhân viên phòng kế toán đều có trình độ Cao đẳng và Đại học trở lên.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN
THUẾ
KẾ TOÁN THANH TOÁN CÔNG NỢ
KẾ TOÁN
VẬT TƯ,
HÀNG HOÁ
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ KQSXKD
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
VỐN QUỸ TIỀN MẶT
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN – CÔNG TY TNHH THANH PHONG
- Hình thức kế toán : Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kết toán trong bộ máy kế toán của công ty:
- Kế toán trưởng : Là người giúp việc cho Giám đốc về tổ chức điều hành bộ máy kế toán, là người chịu trách nhiệm chung về báo cáo tài chính của công ty. Xét duyệt, kiểm tra các công việc liên quan đến kế toán tài chính của công ty.
- Kế toán tổng hợp: : Là người trợ lý cho kế toán trưởng giúp tổng hợp số liệu lập các báo cáo thuế, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính đưa lên kế toán trưởng xem xét và ký duyệt.
- Kế toán thuế: Thực hiện các nghĩa vụ thuế với nhà nước, hạch toán các loại thuế phát sinh. Theo dõi chi tiết trên các sổ thuế 13311, 13312, 3331 …
- Kế toán bán hàng và công nợ: Nhiệm vụ theo dõi doanh thu bán hàng và các khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán. Theo dõi sát để có kế hoạch thu tiền và trả tiền kịp thời hợp lý tránh tình trạng ứ đọng vốn và tăng khả năng lạm dụng vốn của người bán. Theo dõi và quản lý trên các sổ chi tiết TK511, TK 131, TK 331.
- Kế toán vật tư, hàng hoá: Ghi chép phản ánh các nghiệp vụ có liên quan đến vật tư hàng hoá trong kho cũng như đang đi đường của công ty. Xem xét tình hình nhập xuất tồn, mở sổ chi tiết vật tư hàng hoá, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn.
- Kế toán vốn quỹ tiền mặt: Hạch toán kế toán tình hình vốn kinh doanh của công ty: biến động vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chia theo vốn góp. Tình hình biến động của quỹ tiền mặt: thu chi của công ty vì khách hàng chủ yếu thanh toán với công ty bằng tiền mặt (nhưng thanh toán với người bán chủ yếu qua ngân hàng bằng việc mở L/C), tổng hợp và theo dõi trên sổ quỹ tiền mặt.
- Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh: Tập hợp và phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Cuối kỳ kết chuyển chi phí, doanh thu, giá vốn để xác định kết quả kinh doanh.
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ thẻ
kế toán
chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Chính sách kế toán của công ty :
+ Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch.
+ Chế độ kế toán hiện hành công ty đang áp dụng: theo quyết định số 1141 –TC/QĐ/CĐKTngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính và vận dụng chuẩn mực kế toán theo thông tư 89.
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp tính giá gốc hàng tồn kho và hàng xuất bán : phương pháp bình quân gia quyền.
+ Phương pháp khấu hao : khấu hao theo phương pháp bình quân.
+ Tỷ giá ghi sổ: tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh.
1.2. Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán
a) Hạch toán ban đầu
* Các chứng từ sử dụng :
- Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Biên lai thu tiền
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
- Thẻ kho
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Hoá đơn tiền điện
- Hoá đơn tiền nước
- Hoá đơn cước vận chuyển, bốc xếp
- Biên bản thanh lý TSCĐ…….
* Trình tự luân chuyển chứng từ của một số loại chứng từ chủ yếu:
+ Phiếu thu :
Trách nhiệm
Công việc
Người nộp tiền
Kế toán thanh toán
Kế toán trưỏng
Thủ quỹ
1.Đề nghị được nộp tiền
2. Lập phiếu thu
3. Ký phiếu thu
4. Thu tiền
5. Ghi sổ
6. Bảo quản và lưu trữ
(1)
(2)
(5)
(6)
(3)
(4)
* Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm : kiểm soát chặt chẽ về mặt lợi ích.
- Nhược điểm : nếu vắng KT trưởng thì không thu được tiền
+ Phiếu chi :
Luân chuyển
Công việc
Người nhận tiền
Kế toán thanh toán
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Đề nghị chi
Duyệt chi
Lập phiếu chi
Ký phiếu chi
Chi tiền
Ghi sổ
Bảo quản và lưu trữ
(1)
(4)
(8)
(9)
(2)
(6)
(3)
(5)
(7)
*Ưu nhược điểm:
+Ưu điểm: trình tự luân chuyển ngắn đảm bảo tính kiểm tra, xét duyệt.
+ Nhược điểm : không thuận lợi về mặt thời gian và nhân sự.
BQ va LT
Kế toán HTK
Thủ kho
Bộ phận cung ứng
Nghiệp vụ xuất kho
Người có nhu cầu
Thủ trưởng, KT trưởng
+ Phiếu xuất kho Lập chứng từ xin xuất
Duyệt xuất
Lập phiếu xuất kho
Xuất hàng, ghi thẻ kho
Ghi sổ
Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: chặt chẽ đảm bảo hàng hoá, nguyên vật liệu được quản lý có hệ thống
+ Nhược điểm : trình tự luân chuyển phức tạp qua nhiều trung gian
+ Phiếu nhập kho
Cán bộ cung ứng
Người
nhập
hàng
Ban
Kiểm
nghiệm
Phụ trách cung ứng
Thủ kho
Kế toán HTK
Bảo quản và lưu trữ
Đề nghị nhập
Kiểm hàng và lập BBKN
Lập phiếu nhập kho
Kỳ phiếu nhập kho
Kiểm hàng, ghi thẻ kho
Ghi sổ
Ưu, nhược điểm:
+ Ưu điểm: quản lý theo từng hàng hoá tiện lợi, chặt chẽ
+ Nhược điểm : không thuận lợi về thời gian và lãng phí nhân lực
b) Vận dụng hệ thống tài khoản:
b1) Hệ thống tài khoản sử dụng:
Tài khoản
Tên tài khoản
111
Tiền mặt
112
Tiền gửi ngân hàng
131
Phải thu khách hàng
133
Thuế GTGT được khấu trừ
138
Phải thu khác
142
Chi phí trả trước
144
Ký quỹ ngắn hạn
152
Nguyên liệu, vật liệu
154
Chi phí SXKD dở dang
156
Hàng hóa
211
Tài sản cố định hữu hình
214
Hao mòn tài sản cố định
311
Vay ngắn hạn
331
Phải trả cho ngời bán
333
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nớc
33311
Thuế GTGT đầu ra
33312
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3331
Thuế xuất nhập khẩu
3334
Thuế thu nhập doanh nghiệp
3337
Thuế nhà đất, tiền thuê đất
3339
Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác
334
Phải trả công nhân viên
411
Nguồn vốn kinh doanh
413
Chênh lệch tỷ giá
4211
Lãi năm trớc
4212
Lãi năm nay
511
Doanh thu bán hàng
515
Thu nhập hoạt động tài chính
531
Hàng bán bị trả lại
532
Giảm giá hàng bán
621
Chi phí NVL trực tiếp
622
Chi phí nhân công trực tiếp
627
Chi phí sản xuất chung
632
Giá vốn hàng bán
641
Chi phí bán hàng
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
711
Thu nhập khác
811
Chi phí khác
911
Xác định kết quả kinh doanh
b2) Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu:
+ Nghiệp vụ mua hàng trong nước:
Khi mua hàng về nhập kho căn cứ chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 156(1561) : trị giá mua chưa thuế
Nợ TK 133(1331) : thuế giá trị gia tăng
Có TK 111, 112, 141, 331, 311 : tổng gía thanh toán
Nếu phát sinh chi phí mua hàng, căn cứ chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 642 : chi phí chưa thuế
Nợ TK 133(1331) : thuế GTGT
Có TK 111,112,141 : giá thanh toán
Nếu hàng mua có bao bì đi kèm tính gía riêng phản ánh giá trị bao bì nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK153(1532) : giá chưa thuế
Nợ TK 133(1331) : thuế GTGT
Có TK 111,112,141,331 : giá thanh toán
+ Nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu:
Khi hàng hoá được xác định là hàng nhập khẩu và doanh nghiệp đã thanh toán thì kế toán ghi:
Nợ TK 151: tỷ giá thực tế
Có TK144 :Tỷ giá đang ghi sổ
Có TK 1112,1122 : tỷ giá thực tế đang ghi sổ
Có TK 515 (hoặc NợTK635) : Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Đồng thời, kế toán ghi: Có 007: số nguyên tệ đã thanh toán
- Khi tính thuế nhập khẩu phải nộp:
NợTK151 : thuế nhập khẩu phải nộp
Có TK 333(3333) :
doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán ghi:
Nợ TK133(1331) :
Có TK333(3331) : thuế GTGT của hàng nhập khẩu
+ Kế toán nghiệp vụ bán hàng:
- Sau khi giao hàng cho người mua hàng hoá được xác định là tiêu thụ thì kế toán ghi:
Nợ TK111,113,131 : tổng giá thanh toán
Có TK511 : doanh thu chưa thuế
Có TK333(33311) : thuế GTGT đầu ra
Kết chuyển hàng đã bán:
Nợ TK632 :
Có TK156 : trị giá hàng hoá thực tế đã bán
Trường hợp phát sinh trong khâu bán:
+ Giảm giá cho khách hàng:
Nợ TK 532 :số giảm trừ
Nợ TK33311 :VAT giảm trừ
Có TK111,112,131… : số tiền thanh toán
+ Khi khách hàng từ chối trả lại:
Nợ TK531 : số tiền hàng bị trả lại
Nợ TK33311 :VAT giảm trừ
Có TK111,112,131.. : tổng số tiền thanh toán
+ Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Khi phát sinh các chi phí liên quan đến bán hàng kế toán ghi:
Nợ TK641 : chi phí bán hàng chưa thuế GTGT
NợTK133 : thuế GTGT đầu vào
Có TK111,112,331 : tổng gía thanh toán
Khi phát sinh các chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán ghi:
Nợ TK642 : chi phí chưa thuế
Nợ TK133 : thuế GTGT đầu vào
CóTK111,112,331 : tổng giá thanh toán
Khi phát sinh chi phí nhân công trực tiếp lắp ráp ,chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 622 :chi phí nhân công
Nợ TK627 :chi phí sản xuất chung
Có TK 334,111,112… : số chi phí
Khi phát sinh các khoản chi phí khác (như: chi phí liên quan đến thanh lý, nhượng bán ….)
Nợ TK 811 :chi phí chưa thuế
Nợ TK133 : VAT đầu vào
Có TK111,112 : tổng chi phí thanh toán
+ Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
- Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần:
Nợ TK511 : doanh thu thuần
Có TK911 :
Kết chuyển giá vốn của hàng hoá tiêu thụ trong kì:
Nợ TK911 :
Có TK632 : giá vốn hàng hoá tiêu thụ
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng:
Nợ TK911 :
CóTK641,642 : chi phí bán hàng, chi phí QLDN
- Kết chuyển chi phí khác:
Nợ TK911 :
Có TK711 : chi phí khác
- Kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK811 :
Có TK911 : thu nhập khác
- Nếu hoạt động kinh doanh có lãi:
NợTK911 :
Có TK421 : số tiền lãi
- Nếu hoạt động kinh doanh bị lỗ:
NợTK421 :
CóTK911 : số tiền lỗ
+ Kế toán phân phối lợi nhuận:
Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp :
Nợ TK333(3334) :
Có TK421 :số thuế thu nhập phải nộp
Trích quỹ đầu tư phát triển:
Nợ TK414 :
Có TK421 :bổ sung quỹ đầu tư phát triển
Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Nợ TK 431 :
Có TK 421 : quỹ khen thưởng phúc lợi
- Số còn lại chia lãi cho các thành viên
Ưu, nhược điểm của việc vận dụng hệ thống tài khoản:
*Ưu điểm: công ty sử dụng hệ thống tài khoản do bộ tài chính quy định với hình thức kinh doanh của mình để dễ theo dõi, quản lý đối với các khoản mục.
* Nhược điểm : các kế toán viên phải theo dõi chi tiết từng tài khoản chặt chẽ
1.3. Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán của công ty:
Sổ kế toán tổng hợp:
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ hằng ngày
Sổ cái
Sổ quỹ tiền mặt
Sổ kế toán chi tiết:
Sổ chi tiết các tài khoản
Sổ tài sản cố định
Sổ chi tiết vật tư sản phẩm hàng hóa
Thẻ kho
Sổ chi phí sản xuất
Thẻ tính giá thành sản phẩm dịch vụ
Sổ chi tiết tiền gửi tiền vay
Sổ chi tiết thanh toán với người bán người mua, thanh toán nội bộ, thanh toán với ngân sách…
Sổ chi tiết bán hàng
Nhận xét: Công ty TNHH Thanh Phong là một doanh nghiệp vừa nên việc áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ là phù hợp. Các mẫu sổ và hệ thống sổ đều được theo dõi và tổng hợp thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Kế toán các bộ phận chịu trách nhiệm tập hợp, phân loại các nghiệp vụ phát sinh, sau đó kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm tổng hợp lại và làm các báo cáo theo qui định.
1.4. Tình hình hệ thống báo cáo kế toán:
Tên
Kỳ lập
Kỳ hạn
Bộ phận lập
Nơi gửi
Bảng cân đối kế toán
Quý I
năm sau
1 năm
Kế toán
tổng hợp
Cơ quan thuế, sở kế hoạch, thống kê
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Quý I
năm sau
1 năm
Kế toán
tổng hợp
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Quý I
năm sau
1 năm
Kế toán
tổng hợp
Thuyết minh tài chính
Quý I
năm sau
1 năm
Kế toán
tổng hợp
Báo cáo sản xuất
Ngày 1 tháng sau
1 tháng
Kế toán
Chi p hí
&KQKD
Phòng kinh doanh, Ban giám đốc
Nhận xét: hệ thống báo cáo kế toán của công ty tương đối đầy đủ cung cấp thông tin kịp thời về quản lý và quản trị hoạt động kinh doanh. Giúp các cơ quan có liên quan: nhà đầu tư, cơ quan nhà nước… có thể nhanh chóng xem xét, đánh giá tình hình kinh doanh của công ty. Thời kỳ lập các báo cáo là hợp lý nhưng nó lại là một hạn chế khiến công việc kế toán của công ty tăng lên.
2. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÔNG TY TNHH THANH PHONG
2.1. Tình hình tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế của Công ty
Phân tích hoạt động kinh tế là việc phân tích hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể là việc nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, xác định nguyên nhân dẫn đến kết quả từ đó tiến hành phân loại ảnh hưởng chủ quan, khách quan trên cơ sở đó nhằm đưa ra các biện pháp nhằm phát huy các điểm mạnh, khắc phục các yếu kém giúp công ty hoạt động có hiệu quả cao hơn. Và công việc này là do phòng kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện.
Nội dung của phương thức hoạt động kinh tế mà thực chất nó là quản lý về các chỉ tiêu: lao động, tài sản, tiền vốn nhưng đặt trong trạng thái hoạt động và trong sự kết hợp giữa các yếu tố, chỉ tiêu đó.
Phòng kinh doanh của công ty tiến hành thu thập thông tin, tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Chọn lọc, phân chia, phân tích các thông tin phạm vi ảnh hưởng của nó để xem xét các tác động, các nguyên nhân gây ra các kết quả đó để từ đó lên kế hoạch giúp các phòng thực hiện nhiệm chung của toàn công ty. Và thường dùng phương pháp so sánh, phương pháp chỉ số, phương pháp liên hoàn để phân tích. Các chỉ tiêu mà phòng kinh doanh của công ty thường xuyên phân tích đó là: Phân tích tình hình doanh thu, phân tích tình hình mua hàng, phân tích tinhd hình chi phí kinh doanh, phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận, phân tích tình hình tài chính của công ty.
2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty
a) Phân tích kết quả kinh doanh:
Bảng 9: Phân tích kết quả hoạt động KD: (Đơn vị tính: triệu đồng)
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Doanh thu thuần
48.564
54.937
6.373
13,123
Giá vốn hàng bán
38.987
45.122
6.135
15,736
Lợi nhuận gộp
9.577
9.815
238
2,49
Tỷ lệ LN gộp / DT thuần
0,197
0,179
-0,018
Chi phí bán hàng
7.820
8.124
304
3,887
Chi phí QLDN
1.329
1.171
-158
-11,89
Tỷ lệ CPBH/DT thuần
0,161
0,148
-0,013
Tỷ lệ CPQLDN/DT thuần
0,0274
0,0213
-0,0061
Thu nhập hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
428
520
92
21,5
Thuế TNDN
119,84
145,6
25,76
21,5
Lợi nhuận sau thuế
308,16
379,4
66,24
21,5
( Nguồn: báo cáo tài chính Công ty TNHH Thanh Phong, năm 2005, 2006)
Nhận xét:
Qua biểu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm vừa qua là khá tốt, Công ty luôn đạt được lợi nhuận, thị phần của Công ty ngày càng tăng lên. Doanh thu thuần năm 2006 tăng so với năm 2005 là 6.373 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 13,123%. Giá vốn tăng 6.135 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 15,736%. Do đó mà lợi nhuận gộp của công ty cũng tăng lên với tỷ lệ 2,49%, tương ứng 238 triệu đồng. Về chi phí bán hàng tăng lên là 304 triệu đồng, tương ứng 3,887%, chi phí quản lý doanh nghiệp tiết kiệm 158 triệu đồng, tương ứng giảm 11,89%. Như vậy công ty đã sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn, lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 cũng tăng lên với tỷ lệ khá cao: 21,5%, tương ứng số tiền: 92 triệu đồngvà như vậy số tiền nộp vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên , cụ thể là: 25,76 triệu đồng.
b) Phân tích khả năng thanh toán của công ty:
Khả năng thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn
=
Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn
=
Tổng TSLĐ&ĐTNH - Hàng tồn kho,nợ khó đòi
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán tức thời nợ ngắn hạn
=
Tổng tiền và các khoản tương đương tiền (vốn = tiền)
Tổng nợ đến hạn trả
Từ các công thức trên ta lập bảng phân tích (Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ(%)
Khả năng thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn
15,44
17,15
1,71
11,07
Khả năng thanh toán nhanh nợ NH
1,92
2,2
0,28
14,58
Khả năng thanh toán tức thời nợ NH
1,66
1,84
0,18
10,84
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Thanh Phong năm 2005, 2006)
Nhận xét:
Dựa vào bảng phân tích trên có thể thấy khả năng thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn, Khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn, Khả năng thanh toán tức thời nợ ngắn hạn của Công ty năm 2006 đều tăng so với năm 2005 (các mức tăng lần lượt là: 11,07%; 14,58%; 10,84%). Điều nay chứng tỏ khả năng chủ động về vốn và tiềm lực kinh tế của Công ty ngày càng tăng, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển .
Kết luận
Qua tìm hiểu và phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Thanh Phong. Công ty với chức năng và nhiệm vụ của mình đã tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với đặc điểm yêu cầu của mình. Nhìn chung công tác tài chính, kế toán và phân tích hoạt động kinh tế của Công ty là tương đối tốt, tuân thủ nghiêm chỉnh các chế độ về hạch toán kế toán do bộ tài chính ban hành.
Sau 4 tuần thực tập tại Công ty TNHH Thanh Phong, với tinh thần học hỏi nghiêm túc, nghiên cứu thực tế dựa trên những môn học chuyên ngành của trường và thực trạng của Công ty em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc; chị Bùi Thị Lệ Kiều - Kế toán trưởng cùng các nhân viên phòng kế toán và các cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH Thanh Phong đã giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo tổng hợp này.
Do thời gian có hạn, việc tiếp xúc với thực tế công việc còn ít và kiến thức còn hạn chế, nên trong báo cáo không thể không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự thông cảm, sự góp ý, chỉ bảo của Thầy, của các anh chị trong Công ty TNHH Thanh Phong để em hoàn thiện hơn về nghiệp vụ.
Hà nội, ngày 6 tháng 10 năm 2007
Sinh viên: Đào Ngọc Bích
MỤC LỤC
NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC
BÙI THỊ LỆ KIỀU
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cty TNHH Thanh Phong ke toan.docx