Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nam Bình

Vào năm 1885 chiếc ô tô chạy bằng động cơ xăng đầu tiên được chế tạo bởi kỹ sư người Đức Carl Benz, cho đến nay qua hơn 200 năm hình thành, ngành công nghiệp ô tô cho ra đời hơn 70 triệu chiếc xe chỉ tính riêng năm 2010. Như vậy đủ cho thấy sự phát triển và tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô. Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô tại nước ta cũng ngày càng phát triển, đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu nhập GDP của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp ô tô, đòi hỏi trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân ngày càng cao. Từ đó đưa ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô Việt Nam ngang bằng, sánh vai với thế giới. Đó cũng là điều mong mỏi của tất cả chúng ta. Là một sinh viên trường nghề, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nghề nghiệp đối với công việc sau này. Ngoài những kiến thức nền tảng được học ở trường, qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH TM & DV Nam Bình, em đã được tiếp xúc, thực hành, tham gia bảo dưỡng và sửa chữa trực tiếp trên ô tô. Cộng với sự truyền đạt, hướng dẫn tận tình của các anh, các chú trong công ty, em đã tích lũy được không ít kinh nghiệm và kỹ năng thực tế. Và đó sẽ là hành trang quý báu cho nghề nghiệp sau này. Báo cáo thực tập tốt nghiệp này ghi lại những kỹ năng bảo dưỡng sửa chữa, những công nghệ mới trên ô tô mà thời gian vừa qua em được trực tiếp quan sát, tìm hiểu, tham gia sửa chữa.

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Nam Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 LỜI CẢM ƠN 3 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 4 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 5 PHẦN A: GIỚI THIỆU CÔNG TY THỰC TẬP 6 I. Giới thiệu công ty 6 II. Chức năng – Nhiệm vụ 6 III. Tổ chức 7 IV. Các dịch vụ 8 PHẦN B: NỘI DUNG THỰC TẬP 9 I. Quy trình bảo dưỡng các dòng xe 9 II. Các hư hỏng thường gặp ở gầm xe 17 III. Kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp phanh, bàn đạp ly hợp 22 IV. Kỹ thuật chà nhám và sơn xe 23 V. Tìm hiểu hệ thống VVT-i trên xe Toyota 26 PHẦN C: NHẬT KÝ THỰC TẬP 32 KẾT LUẬN 41 LỜI MỞ ĐẦU Vào năm 1885 chiếc ô tô chạy bằng động cơ xăng đầu tiên được chế tạo bởi kỹ sư người Đức Carl Benz, cho đến nay qua hơn 200 năm hình thành, ngành công nghiệp ô tô cho ra đời hơn 70 triệu chiếc xe chỉ tính riêng năm 2010. Như vậy đủ cho thấy sự phát triển và tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô. Không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô tại nước ta cũng ngày càng phát triển, đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu nhập GDP của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp ô tô, đòi hỏi trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công nhân ngày càng cao. Từ đó đưa ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô Việt Nam ngang bằng, sánh vai với thế giới. Đó cũng là điều mong mỏi của tất cả chúng ta. Là một sinh viên trường nghề, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nghề nghiệp đối với công việc sau này. Ngoài những kiến thức nền tảng được học ở trường, qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH TM & DV Nam Bình, em đã được tiếp xúc, thực hành, tham gia bảo dưỡng và sửa chữa trực tiếp trên ô tô. Cộng với sự truyền đạt, hướng dẫn tận tình của các anh, các chú trong công ty, em đã tích lũy được không ít kinh nghiệm và kỹ năng thực tế. Và đó sẽ là hành trang quý báu cho nghề nghiệp sau này. Báo cáo thực tập tốt nghiệp này ghi lại những kỹ năng bảo dưỡng sửa chữa, những công nghệ mới trên ô tô mà thời gian vừa qua em được trực tiếp quan sát, tìm hiểu, tham gia sửa chữa. SVTH Hồ Đình Hiệp LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập vừa qua, em đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, tác phong làm việc. Giúp em củng cố những kiến thức đã được học ở trường, từ đó làm nền tảng, hành trang cho công việc nghề nghiệp sau này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH TM & DV Nam Bình đã tạo điều kiện cho em được làm việc và học hỏi trong thời gian vừa qua. Đội ngũ nhân viên công ty đã giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình. Em xin cảm ơn sự cho phép từ phía Nhà trường, sự quan tâm giúp đỡ từ Khoa cơ khí đã giúp em được thực tập, cọ xát thực tế, học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu qua thời gian thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Ngô Văn Dũng người trực tiếp chỉ dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa cơ khí cũng như quý thầy cô trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng đã giảng dạy những kiến thức nền tảng cho em trong suốt thời gian vừa qua. Báo cáo thực tập này là những kiến thức nhỏ em học hỏi trong quá trình làm việc. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô. NHẬN XÉT (Của cơ quan thực tập) NHẬN XÉT (Của giáo viên hướng dẫn) GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TM & DV NAM BÌNH I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Tên công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ NAM BÌNH Tên giao dịch: NAM BÌNH AUTOCOLOR Trụ sở chính: 169 Nguyễn Tất Thành, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng GPKD: 4102013191 Mã số thuế: 0302824998 Điện thoai: 05113 531656 Fax: 05113 531686 Người đại diện pháp luật: Nguyễn Nam Ngành nghề kinh doanh: Sửa chữa xe ô tô, mua bán xe và phụ tùng thay thế xe ô tô. Công ty TNHH TM & DV Nam Bình được sở kế hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102013191 do sở kế hoạch và đầu tư TP Đà Nẵng cấp ngày 19/12/2008. Với đội ngũ nhân viên và thơ bậc cao lành nghề, có một xưởng sơn và một garage sửa chữa cộng với máy móc, trang thiết bị hiện đại công ty có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sửa chữa xe con và xe du lịch trên địa bàn thành phố. II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 1. Chức năng Công ty TNHH TM & DV Nam Bình là công ty TNHH với chức năng mua bán, sơn mới, bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô con và xe du lịch, mua bán, thay thế phụ tùng ô tô và các linh kiện phụ trợ. Mở tài khoản theo quy định của nhà nước. Xác định giá cả hợp lý theo thị trường đồng thời đảm bảo lợi nhuận trong kinh doanh. 2. Nhiệm vụ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích hoạt động của công ty. Đảm bảo phát triển vốn, lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn lẫn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. III. TỔ CHỨC 1. Giám đốc Giám đốc: Nguyễn Nam – là người được nhà nước giao trách nhiệm quản lý toàn diện công ty, chịu trách nhiệm và toàn quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty về chế độ, chính sách tiền lương lao động và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. 2. Phân xưởng sơn. Có trách nhiệm làm việc theo kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra, vận hành máy móc thiết bị hợp lý để công việc tiến hành theo yêu cầu của khách hàng để đạt kết quả cao nhất. Quản lý và bảo trì các loại máy móc thiết bị theo định kỳ và sửa chữa khi có sự cố xảy ra. 3. Phân xưởng sửa chữa. Làm việc theo kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra, bảo dưỡng sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng và theo kế hoặch của công ty. Cung cấp linh kiện, phụ tùng thay thế phục vụ cho công tác bảo dưỡng và sửa chữa. IV. CÁC DỊCH VỤ Sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô con và xe du lịch. Thay thế các phụ tùng chính hãng (bảo hành). Sơn, sửa, đổi màu sơn các loại xe ô tô con và xe du lịch. Đánh bóng bề mặt xe. NỘI DUNG THỰC TẬP PHẦN I. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG CÁC DÒNG XE A. Kiểm tra, điều chỉnh và xiết chặt: Động cơ 1. Thay phin lọc và toàn bộ dầu bơi trơn động cơ. 2. Kiểm tra độ kín của hệ thống nhiên liệu, dầu bơi trơn động cơ, dung dịch làm mát và bổ sung dung dịch làm mát, kiểm tra van hằng nhiệt. 3. Vệ sinh các lưới lọc và thay phin lọc nhiên liệu, kiểm tra, làm kín và xả khí. 4. Điều chỉnh độ căng dây đai truyền động. 5. Vệ sinh bầu lọc gió, thay dầu và kiểm tra độ kín của hệ thống hút. 6. Xiết chặt các bu lông, đai ốc bắt giữ mặt quy lát. 7. Kiểm tra bảo dưỡng bơm cung cấp nhiên liệu. 8. Kiểm tra và vệ sinh thùng chứa nhiên liệu. 9. Kiểm tra bảo dưỡng bộ tăng áp. 10. Lắp ráp hoàn chỉnh và điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. 11. Khởi động động cơ và theo dõi sự làm việc của động cơ ở các chế độ tốc độ. Hệ thống li hợp 1. Kiểm tra, bảo dưỡng bơm và xi lanh trợ lực li hợp, hộp li hợp, các đăng, cột li hợp. 2. Bảo dưỡng, điều chỉnh các thanh giằng li hợp, bảo dưỡng các khớp cầu giằng li hợp, kiểm tra, điều chỉnh các khớp cầu của xi lanh trợ lực li hợp. 3. Bảo dưỡng trục khớp chuyển hướng. 4. Kiểm tra độ kín của hệ thống dầu trợ lực li hợp, vệ sinh phin lọc và thay dầu trợ lực li hợp. 5. Lắp ráp hoàn chỉnh, điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn. 6. Kiểm tra và điều chỉnh sau khi lắp ráp. Hệ thống phanh 1. Kiểm tra tình trạng làm việc của máy nén khí và cơ cấu trợ lực phanh. 2. Kiểm tra độ kín của hệ thống khí nén. 3. Kiểm tra độ kín của hệ thống phanh dầu 4. Kiểm tra, bảo dưỡng các cơ cấu điều khiển, dẫn động phanh, điều chỉnh hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đạp phanh, phanh tay. 5. Thay má phanh, kiểm tra bảo dưỡng má phanh, tang phanh, trục cam phanh, cơ cấu điều chỉnh phanh. 6. Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh. 7. Lắp ráp hoàn chỉnh và điều chỉnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Hệ thống điện 1. Máy phát điện • Thay ,vệ sinh, kiểm tra độ cách điện giữa các cuộn dây. • Bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng. • Lắp ráp hoàn chỉnh, thiết bị chuyển dung kiểm tra dang điện nạp ban đầu. 2. Máy khởi động • Vệ sinh và kiểm tra các tiếp điểm bộ mạch điện chính. đảm bảo tỷ lệ tiếp xúc > 80% diện tích các tiếp điểm, kiểm tra các phanh tiếp điểm. • Bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng. • Lắp ráp hoàn chỉnh. 3. Bình điện • Bảo dưỡng các điện cực. • Thực hiện sửa chữa, nạp bình điện theo quy trình. 4. Các thiết bị điện khác • Kiểm tra và sửa chữa hệ thống các công tắc, cầu chì, đồng hồ. • Kiểm tra sửa chữa toàn bộ đường dây điện. 5. Lắp ráp các thiết bị xe, điều chỉnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống ly hợp và hộp số Tháo hạ hộp số, kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng của đĩa chủ động, đĩa trung gian. Kiểm tra sửa chữa các đĩa bị động. Kiểm tra bảo dưỡng các cơ cấu điều khiển, dẫn động ly hợp và khắc phục những hư hỏng. Kiểm tra bảo dưỡng cơ cấu dẫn động và điều khiển, các chi tiết của hộp số chính, hộp số phụ, sửa chữa khắc phục những hư hỏng. Lắp ráp, điều chỉnh toàn bộ hệ thống, thay dầu hộp số. Hệ thống di chuyển và hệ thống treo 1. Tháo toàn bộ lốp và các moay ơ, kiểm tra các chi tiết, vòng bi, đầu cầu, bảo dưỡng và thay toàn bộ mỡ. 2. Tháo kiểm tra bảo dưỡng các bộ nhíp, giảm xóc, thay thế các chi tết hỏng. 3. Tháo kiểm tra các giằng cầu vỡ cầu cân bằng. 4. Lắp ráp hoàn chỉnh, điều chỉnh đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống truyền lực 1. Tháo kiểm tra độ lỏng then hoa của trục các đăng, kiểm tra bảo dưỡng các khớp chữ thập các đăng và sửa chữa những hư hỏng. 2. Tháo kiểm tra các cơ cấu truyền lực chính và vi sai các cầu chủ động, khắc phục những hư hỏng. 3. Lắp ráp và điều chỉnh đảm bảo các thông số kỹ thuật của toàn bộ hệ thống. Khung xe, thùng xe 1. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ các khung, xà, các giá đỡ, gối đỡ giảm chấn. 2. Kiểm tra tình trạng buồng li hợp, cánh cửa, khoá đóng mở cửa, các cơ cấu lật ca bin. 3. Kiểm tra xiết chặt các chi tiết giữ bệ với khung xe, kiểm tra tình trạng thùng xe, chắn bùn, sửa chữa những hư hỏng. 4. Kiểm tra sửa chữa ghế ngồi và cơ cấu điều chỉnh vị trí ngồi. Các phần việc bổ sung • Kiểm tra bảo dưỡng, điều chỉnh và khắc phục những hư hỏng nếu cần của: bơm và cơ cấu thủy lực, hệ thống điều khiển, cơ cấu dẫn động lai bơm, xi lanh nâng thùng xe, khuỷu nâng thùng xe. • Vệ sinh, kiểm tra độ kín của hệ thống dầu và bổ sung dầu thuỷ lực. • Sau khi lắp ráp, xiết chặt lại toàn bộ mối ghép ren của xe. B. Bơm mỡ: Bơm mỡ vào tất cả các vú mỡ. C. Vệ sinh và bơi trơn: 1. Vệ sinh lưới lọc dầu trợ lực. 2. Vệ sinh bầu lọc gió. 3. Thay mới lọc nhiên liệu. 4. Thay dầu và phin lọc của hệ thống bơi trơn động cơ. 5. Thay các loại dầu: các hộp số, các cầu chủ động, gối đỡ trung gian các đăng, xi lanh trợ lực, hộp li hợp. 6. Thay toàn bộ mỡ moay ơ. 7. Xả cặn các bình chứa khí nén. 8. Kiểm tra, thay dung dịch nước làm mát. Kiểm tra mức nhớt máy: Kiểm tra mức nhớt máy hoặc tình trạng nhớt để châm thêm hoặc thay nhớt mới nếu cần. Kiểm tra mức nhớt bên trong động cơ ở nhiệt độ hoạt động bình thường như sau: • Sau khi ngừng động cơ, chờ vài phút để ổn định mực nhớt trong cacte. • Sau khi kéo que thăm nhớt ra ngoài, kiểm tra mức nhớt. • Lau sạch que thăm nhớt rồi để que vào trở lại. • Sau đó rút que thăm nhớt ra và quan sát mực nhớt dính trên que. Chú ý: mực nhớt tốt nhất là ở giữa dấu MIN và MAX. • Nếu mức nhớt thấp dưới mức MIN thì châm thêm. Chú ý: nếu kiểm tra mức nhớt trong tình trạng động cơ nguội thì nhớt không hồi về trong cacte đầy đủ,vì thế mực nhớt chính xác cũng không thể hiện được. Vì vậy nên chờ đến khi động cơ đạt đến nhiệt độ làm việc thì mới tiến hành kiểm tra mức nhớt. Thay nhớt máy và lọc nhớt: Dụng cụ bắt buộc: cảo chuyên dùng thay lọc nhớt 09915–47341. Khi kiểm tra mức nhớt hoặc tình trạng nhớt,nếu cần có thể tiến hành thay lọc nhớt như sau: • Sau khi ngừng động cơ,chờ vài phút để nhớt ổn định trong cacte động cơ. • Tháo nắp đậy nhớt (b) động cơ ra ngoài. • Dùng khóa vòng (c) mở ốc xả nhớt ra ngoài. • Sau khi xả nhớt hoàn toàn,siết chặt lại ốc xả nhớt đến 30-40 Nm. • Thay thế lọc nhớt sử dụng cảo chuyên d̀ng 09915–47341. - Tháo cụm lọc gió, giảm ồn ra ngoài. - Tháo bulong,tháo tấm cách nhiệt ra ngoài - Nới lỏng vít giữ miếng che bơm trợ lực lái và đẩy ống trợ lực về phía trước. - Tháo lọc nhớt. Kiểm tra cuaroa cam: Kiểm tra dây cuaroa cam có lỏng, chùng, nứt, biến dạng... và thay thế nếu cần thiết. Dây cuaroa cam chính là dây nối giữa puli W với puli X. Kiểm tra các dây cuaroa ngoài: Kiểm tra cuaroa máy phát (e), kiểm tra cuaroa trợ lực lái (f), cuaroa máy lạnh (g), cuaroa trợ lực lái (h) xem có bị lỏng, chùng, biến dạng không. Nếu cần thì thay thế. Kiểm tra bugi: Kiểm tra tình trạng đóng muội than trên bugi, khe hở bugi, sự mòn các điện cực, sự hư hỏng lớp sứ cách điện. Nếu không tốt thì thay mới bugi. Tháo và kiểm tra bugi tiến hành như sau: • Kéo các đầu dây cao áp khỏi bugi. Chú ý tay nắm phải giữ ngay phần đầu dây cáp, giúp tránh làm đứt dây. • Tháo bugi ra khỏi động cơ bằng một tuýp chuyên dụng. • Đo khe hở bugi (k) bằng một thước cặp.Nếu giá trị đo được không nằm trong khoảng cho phép thì điều chỉnh lại điện cực. • Khi lắp bugi mới vào phải kiểm tra khe hở của nó có tốt không. Kiểm tra lọc gió: Nếu lọc gió bị bẩn,công suất động cơ cũng bị giảm. Nên kiểm tra lọc gió thường xuyên.Đặc biệt xe chạy trong điều kiện môi trường ô nhiễm nên thường xuyên kiểm tra và thay thế. Kiểm tra lọc xăng: Nếu lọc xăng bị nghẹt thì công suất động cơ cũng bị giảm.Vì vậy nên thay lọc mới sau khoảng thời gian bảo dưỡng lọc (thường là 20000 km). Kiểm tra hệ thống nhiên liệu: Kiểm tra các ống nhiên liệu và các co nối có bị hư hỏng hay bị rò rỉ không. Kiểm tra bên ngoài ống có bị trầy xước không. Kiểm tra nắp th̀ng nhiên liệu có lỏng không. Kiểm tra hệ thống chân không: Kiểm tra ống chân không,ống PCV hoặc ống than hoạt tính có bị hư hỏng không. Kiểm tra bề mặt các ống chân không,ống có bị biến dạng hay nứt,gãy không. PHẦN II. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở GẦM XE 1- Nếu xe xuất hiện những dấu hiệu sau: - Máy hoạt động không ổn định hoặc có tiếng kêu lạ - Động cơ giảm hẳn công suất, sức ì lớn - Gầm xe rò rỉ nước - Hệ thống xả khí kêu bất thường - Lốp xe rít mạnh khi dừng hoặc đỗ xe - Xe lệch về một bên khi đang đi trên đường bằng phẳng - Phanh nhẹ, mất hiệu quả - Nhiệt độ của nước làm mát động cơ cao hơn bình thường kiểm tra mức độ hư hỏng bằng kinh nghiệm: - Để xe vẫn nổ máy, quan sát màu khí xả. Nếu khí xả có mầu đen hoặc trắng đều không tốt. Khí xả mầu đen là do hỗn hợp khí quá đậm hoặc dầu bôi trơn lọt lên buồng cháy. Khí xả mầu trắng là do xăng có lẫn nước hoặc đệm nắp máy bị cháy. - Xem màu sắc của chân nến điện: Nếu chân nến điện có màu đen hoặc màu sáng đều không tốt. Vì hiện tượng sục dầu lên buồng cháy hoặc bỏ lửa đều làm chân nến điện có màu đen: còn màu sáng là do chân nến điện bị cháy vì động cơ làm việc quá nóng. 2- Một số hư hỏng thông thường gặp và cách khắc phục. a. Tay lái nặng Nguyên nhân: - Xếp hàng quá nhiều về phía trước - Lốp non - Thiếu dầu trợ lực tay lái Cách khắc phục: - Điều chỉnh lại cách xếp hang - Bơm lốp đủ áp suất quy định - Bổ sung đủ dầu cho trợ lực tay lái b. Tay lái khó trở về vị trí thẳng (cân bằng) Nguyên nhân: - Thiếu dầu bơi trơn ở các khớp nối của hệ thống lái - Bạc lái xiết quá chặt - Vít vô tân (bánh răng vít và thanh răng) chỉnh không đúng - Góc đặt bánh xe không đúng Cách khắc phục: - Tra dầu mỡ vào các khớp nối - Nới lỏng bạc lái cho chuẩn (chú ý nếu lỏng quá sẽ bị dơ) - Chỉnh lại vít vô tân (thanh răng và vít răng) - Chỉnh lại góc đặt bánh xe c. Tay lái bị rung Nguyên nhân: - Đai ốc bắt chặt bánh xe bị lỏng - Các khớp nối của hệ thống bánh lái chưa chặt - Mòn bạc trụ lái - Mòn bạc thanh rằng thước lái - Giàn cân bằng lái bị cong hay cao su phần cân bằng bị thoái hoá - Bánh xe không cân bằng - Do lốp bị vặn hay lốp chửa - Lốp non hoặc các lốp bơm căng không đều - Lốp mòn không đều - Khi lọt vào đường dầu của hệ thống trợ lực lái Cách khắc phục : - Xiết chặt các đai ốc - Xiết chặt lại các khớp nối - Thay, tiện lại bạc mới - Chỉnh lại bạc tỳ thước lái - Thay bạc tròn hay căn lại cho khe hở hợp lý - Cân bằng lại các bánh xe - Thay thế cao su phần cân bằng, kiểm tra lốp hoặc bơm lại lốp - Bơm lốp đủ áp suất quy định - Thay lốp - Xả khí trong hệ thống trợ lực lái d. Tay lái nhao (sang trái hoặc sang phải) Nguyên nhân: - Ap suất lốp không đều - Cao su tay lái bị thoái hoá - Góc đặt vô lăng không đúng - Độ chụm bánh và song hành bánh xe sai - Bị rơ táo lái - Rôtuyn lái hỏng do làm việc lâu ngày Cách khắc phục: - Bơm lốp đúng áp suất quy định - Thay thế cao su tay lái - Chỉnh lại góc đặt vô lăng, độ chụm và độ song hành bánh xe. - Thay thế táo lái - Thay thế rôtuyn e. Phanh không ăn Nguyên nhân: - Hành trình của bàn phanh không đúng - Đường dầu hoặc khí của hệ thống phanh bị rò rỉ - Piston bánh trước bị bó thường ở phanh đĩa - Bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng - Cúp pen phanh bị hỏng - Dây phanh tay bị đứt hoặc bị bó - Má phanh quá mòn Cách khắc phục: - Chỉnh lại hành trình bàn đạp phanh - Xiết chặt lại các đầu khớp nối, thay thế các đệm - Xả khí lẫn trong dầu phanh - Tháo ra lấy giấy ráp mịn và dầu đánh lại - Thay thế bầu trợ lực và phớt giữa tổng trên - Thay cúp ben, dây phanh, má phanh mới f. Bó phanh Nguyên nhân: - Hành trình của bàn phanh không đúng - Phanh tay điều chỉnh sai - Lò xo kéo hoặc lò so hồi vị má phanh bị hỏng - Xy lanh bánh xe bị kẹt - Xy lanh phanh chính bị hỏng - Khi bị nước ngập do khớp nối tang trống phanh tay bị sét gỉ dẫn đến bó phanh. - Ăc phanh bị bó do khô dầu hay nước vào Cách khắc phục: - Điều chỉnh lại hành trình bàn phanh - Điều chỉnh lại phanh tay - Thay lò xo kéo ở cơ cấu phanh - Thay thế xi lanh bánh xe - Thay thế xi lanh bánh chính - Tháo khớp nối và bảo dưỡng bằng cách đánh rỉ sét phần khớp tang trống - Đánh sạch và cho thêm mỡ g. Phanh bị ăn lệch một bên Nguyên nhân: - Cúp ben dưới xi lanh chia bị hỏng - Ap suât hơi lốp không đủ hoặc áp xuất hơi lốp ở các bánh xe không đều - Xếp hang lệch một bên - Lốp mòn không đều - Tang trống phanh bị méo - Má phanh bị dính dầu Cách khắc phục: - Thay thế cúp ben - Bơm lốp đúng áp suất quy định - Xếp lại hàng trên xe - Thay lốp mới nếu cần thiết - Sửa chữa lại tang trống phanh - Làm sạch ở má phanh h. Áp suất của khí nén không đủ Nguyên nhân: - Đường dẫn khí nén bị hở - Dây đai bơm khí nén bị ch̀ng Cách khắc phục: - Xiết chặt lại các đầu nối của đường ống - Điều chỉnh lại độ căng của dây đai. PHẦN III. KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH BÀN ĐẠP PHANH, BÀN ĐẠP LY HỢP Để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người và các thiệt hại, hệ thống phanh đóng vai trò rất quan trọng và quyết định. Để kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp đầu tiên tắt động cơ, xả chân không dự trữ trong bộ trợ lực phanh bằng cách đạp nhồi bàn đạp phanh đến khi khoảng cách trở về của bàn đạp phanh không đổi, các lực bàn đạp như nhau. Nếu chân không vẫn còn trong bộ trợ lực thì không thể kiểm tra được độ chính xác của hành trình tự do. Đẩy nhẹ bàn đạp bằng ngón tay cho đến khi nó gặp lực cản và đo hành trình chuyển động của bàn đạp. Sau khi đã kiểm tra đo dạc nếu không đúng phải tiến hành điều chỉnh như sau: Nối lỏng đai ốc hãm của cần đẩy xilanh chính, điều chỉnh bằng cách quay đẩy, xiết đai ốc hãm và đo lại hành trình tự do của bàn đạp, kiểm tra độ cao bàn đạp và hoạt động của đèn phanh. Kiểm tra khoảng cách trả về của bàn đạp: Đặt các vật cản dưới bánh trước và bánh sau, nhả phanh tay và khởi động động cơ. Nhấn bàn đạp phanh với trọng lượng 50kg lực và đo khoảng cách giữa mặt trên của bàn đạp và tấm đệm. Nếu khoảng cách trả về nhỏ hơn tiêu chuẩn có thể do nguyên nhân là khe hở quá lớn giữa guốc phanh và xilanh. Điều chỉnh khe hở guốc phanh. PHẦN IV. KỸ THUẬT CHÀ NHÁM VÀ SƠN XE 1. Kỹ thuật chà nhám. Trên 50% thời gian sơn xe là chà nhám. Vì thế để tạo công việc trôi chảy giấy nhám phải có những yếu tố sau: - Hạt cát - Sức bám dính - Giấy Phải chọn loại giấy có khả năng bám dính hạt cát tốt và bố trí hạt cát đều đặn Kỹ thuật chà nhám ướt F.E.P.A : Federation of European Producers of Abrasives là tên viết tắt của hiệp hội tiêu chuẩn giấy nhám châu Âu. Biểu thị thứ bậc bắt đầu bằng chữ P. Kích cở nhám biểu thị số hạt cát. Số nhám càng cao thì giấy nhám càng nhuyễn. Thông thường từ P240 đến P2000. Góp ý sử dụng của nhà sản xuất như 3M, SIA, Mirka. Quy trình chà nhám Chà nhám nươc thường được sử dụng bằng tay. khi sử dụng phương pháp này phải tuân thủ những điểm sau: - Giử thật nhiều nước trên bề mặt trong khi chà . - Điều này giúp cuốn trôi những bọt sơn khi chà và giúp giấy nhám không bị dính. - Chà nhám cùng một hướng, tránh chà ngang, dọc dễ bị dấu sọc nhám. - Giử bề mặt đã chà càng sạch càng tốt. - Sử dụng thanh chà nhám để tránh để lại dấu ngón tay. - Nên sử dụng vòi nước rửa sạch bọt do nhám chà ra. - Nếu để nước khô trên bề mặt thì nước bẩn khi chà nhám sẽ làm bẩn khu vực đã được chà và là nguyên nhân của hiện tượng bong tróc. - Tuy nhiên sau khi chà nhám xong ở mỗi panel. Điều quan trọng nhất là phải rửa và thổi khô bề mặt. Phương pháp chà nhám nước thường không có hiệu quả cao do hai nguyên nhân chính. 1. Thời gian lâu 2. Tiêu tốn vật liệu sử dụng - Đừng bao giờ chà nhám đối với loại matic hai thành phần, matic phun vì chúng rất dễ dàng hút ẩm. Tuy nhiên công việc chà nhám nước có thể loại bỏ được một và lổi khi lớp sơn khô. 2. Kỹ thuật sơn xe. Sơn là công đoạn cuối cùng có tính quyết định tới hình thức của chiếc xe đang sửa chữa. Khác với quy trình sơn tĩnh điện thường được thiết lập trên dây chuyền sản xuất xe mới, trong dịch vụ sửa chữa người ta thường trang bị hệ thống sơn sấy quy mô nhỏ, có tính linh hoạt cao. Quy trình sơn sửa ôtô có 6 công đoạn được thực hiện. Đầu tiên là tra mã màu. Kỹ thuật viên sẽ tiến hành so màu chiếc xe cần sửa với tập thẻ mã số màu của loại xe đó để chọn ra thẻ tương thích (với những đời xe sơn nhiều tông sẽ có cả bộ thẻ màu cho từng bộ phận xe). Chuyên viên pha sơn cần xác định diện tích bề mặt cần sơn để tính ra lượng sơn đủ dùng. Việc xác định này dựa theo ba-rem định lượng sơn do hãng sơn cung cấp, cho từng module như thân, vỏ, khung, sườn các loại xe. Ví dụ sơn toàn bộ chiếc sedan Mondeo V6 cần 4 kg sơn, còn nếu sơn riêng 4 cánh cửa sẽ d̀ng hết 0,3 kg. Đối với những mảng sơn nhỏ không chiếm hết một module định lượng, kỹ thuật viên sẽ tự xác định khối lượng sơn cần thiết theo kinh nghiệm, sai số không đáng kể. Chuyên gia pha sơn cũng cần đánh giá kỹ lưỡng những phẩm chất thực của màu sơn xe trên từng module như độ bạc nhiệt (nắp khoang hành lý, nắp ca-pô, mui xe...), bạc gió (mũi xe, cản trước, lưng gương,...), độ xuống màu chung theo thời gian sử dụng để gia giảm công thức lúc pha sơn, tạo mảng màu mới tr̀ng hoàn toàn với thân xe cũ. Bước tiếp theo cần làm là tính công thức và lượng sơn cần pha trên máy tính. Kỹ thuật viên nhập tên xe, mã số màu và tổng khối lượng sơn cần pha vào bảng tra trên máy tính. Phần mềm chuyên dụng do hãng sản xuất cung cấp kèm theo dây chuyền sơn lập tức tính ra tỷ lệ các màu sơn thành phần để pha ra màu sơn xe. Căn cứ khối lượng tổng mà kỹ thuật viên nhập vào, khối lượng từng màu sơn thành phần cũng được xác định chính xác tới 1/10 gam. Sau lệnh in, kỹ thuật viên sơn sấy sẽ có trong tay trang giấy chỉ dẫn công thức pha màu sơn với khối lượng sơn cần cho chiếc xe đang sửa chữa. Với những dòng xe đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường thì công thức pha sơn thường có sẵn ngay trong tủ đựng thẻ mã màu vì chúng được sử dụng thường xuyên, thậm chí chuyên gia pha sơn có thể nhớ hết màu thành phần và tỷ lệ pha. Các kỹ thuật viên sẽ thực hiện bước pha sơn và gia giảm màu theo chỉ dẫn của máy tính. Các thông tin về các màu sơn thành phần chia làm 3 cột: tên miêu tả màu sơn, mã số màu và khối lượng cần dùng. Căn cứ trang in chỉ dẫn, kỹ thuật viên chọn các hộp sơn thành phần theo mã số ghi trên vỏ rồi đưa chúng lên dàn khuấy tự động để xử lý váng và đông kết. Tiếp theo, sẽ đặt một hộp rỗng sạch lên cân điện tử và lần lượt rót vào đó các màu sơn thành phần theo đúng khối lượng ghi trong chỉ dẫn. Cuối c̀ng, hộp sơn vừa pha được đưa lên máy khuấy thật kỹ, chuyên gia pha sơn sẽ kiểm tra màu đã pha và gia giảm thành phần đôi chút cho màu pha mới tr̀ng hợp với độ bạc của màu xe cũ. Trước khi sơn, cần làm khô, sạch phần vỏ xe định sơn, đồng thời che chắn các chi tiết xung quanh v̀ng sơn nếu chúng khác màu, dán băng keo che các nẹp mạ, mặt kính (với những chi tiết khó che chắn có thể quét phủ lên chúng một lớp mỡ loãng thật mỏng). Thông gió phòng sơn, lọc không khí sau đó đặt lại các chế độ sấy, hút ẩm, chiếu sáng và chiếu nhiệt. Nhiệt độ chuẩn thông thường khi sơn là 30oC, còn khi sấy là 70oC. Sau khi các thông số về nhiệt, độ ẩm, ánh sáng đạt yêu cầu, đưa xe vào ca-bin và tiến hành sơn lót. Nếu lớp sơn này đã được thực hiện ngay sau công đoạn bả ma-tít thì đánh ráp lại cho mịn, sấy khô và phun nước màu thứ nhất. Trong quá trình người thợ phun các nước sơn, thiết bị hút gió trong ca-bin được kích hoạt để bụi sơn không bay lơ lửng làm vẩn đục không khí hoặc bám vào các chi tiết khác. Thời gian thực hiện thao tác sơn phụ thuộc vào diện tích bề mặt cần che phủ, nhưng tổng thời gian từ lúc xe chạy vào ca-bin, qua giai đoạn sơn cho đến khi sấy xong ở nhiệt độ 70oC thường mất khoảng 8 tiếng (bằng một ca làm việc). Cuối cùng là công đoạn hòa màu và đánh bóng. Sau khi được đưa ra khỏi ca-bin sơn sấy, xe cần được đánh bóng toàn bộ để hòa màu giữa 2 lớp sơn cũ và mới. Dù kỹ thuật và kinh nghiệm pha sơn của chuyên gia điêu luyện đến cỡ nào thì vết sơn mới cũng hơi bị chênh so với bề mặt sơn cũ trên toàn xe, nếu bỏ qua bước đánh bóng hòa màu này. Kỹ thuật viên sẽ bôi xi bóng lên toàn xe và đánh kỹ, đặc biệt ở vùng mới sơn và khu vực tiếp giáp. Việc đánh bóng bằng xi có tác dụng làm mờ và cũ bớt mảng sơn mới nhưng lại làm bóng và mới những mảng sơn cũ. Nếu công đoạn này được làm tốt, sẽ rất khó nhận ra đâu là chỗ mới được sơn lại. PHẦN V. TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG VVT-I TRÊN XE TOYOTA Hệ thống VVT-i (điều khiền thời điểm phối khí thông minh) được sử dụng rộng rãi trên các dòng xe Toyota. Thông thường, thời điểm phối khí được cố định, những hệ thống VVT-i (Variable Valve Timing Intelligent) sử dụng áp suất thủy lực để xoay trục cam nạp và làm thay đổi thời điểm phối khí. Điều này có thể làm tăng công suất, cải thiện tính tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí xả ô nhiễm. Như trong hình minh họa, hệ thống này được thiết kế để điều khiển thời điểm phối khí bằng cách xoay trục cam trong một phạm vi 40o so với góc quay của trục khuỷu để đạt được thời điểm phối khí tối ưu cho các điều kiện hoạt động của động cơ dựa trên tín hiệu từ các cảm biến. Thời điểm phối khí được điều khiển như sau Khi nhiệt độ thấp, khi tốc độ thấp ở tải nhẹ, hay khi tải nhẹ. Thời điểm phối khí của trục cam nạp được làm trễ lại và độ trùng lặp xupáp giảm đi để giảm khí xả chạy ngược lại phía nạp. Điều này làm ổn định chế độ không tải và cải thiện tính tiết kiệm nhiên liệu và tính khởi động. Khi tải trung bình, hay khi tốc độ thấp và trung bình ở tải nặng hoặc khi tốc độ cao và tải nặng. Thời điểm phối khí được làm sớm lên và độ trùng lặp xupáp tăng lên để tăng EGR (tuần hoàn khí thải) nội bộ và giảm mất mát do bơm. Điều này cải thiện ô nhiễm khí xả và tính tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra, cùng lúc đó thời điểm đóng xupáp nạp được đẩy sớm lên để giảm hiện tượng quay ngược khí nạp lại đường nạp và cải thiện hiệu quả nạp. Ngoài ra, điều khiển phản hồi được sử dụng để giữ thời điểm phối khí xupáp nạp thực tế ở đúng thời điểm tính toán bằng cảm biến vị trí trục cam. Bộ chấp hành của hệ thống VVT-i bao gồm bộ điều khiển VVT-i dùng để xoay trục cam nạp, áp suất dầu dùng làm lực xoay cho bộ điều khiển VVT-i và van điều khiển dầu phối phí trục cam để điều khiển đường đi của dầu. Bộ điều khiển VVT-i Bộ điều khiển bao gồm một vỏ được dẫn động bởi xích cam và các cánh gạt được cố định trên trục cam nạp. Áp suất dầu gửi từ phía làm sớm hay làm muộn trục cam nạp sẽ xoay các cánh gạt của bộ điều khiển VVT-i theo hướng chu vi để thay đổi liên lục thời điểm phối khí của trục cam nạp. Khi động cơ ngừng, trục cam nạp chuyển động đến trạng thái muộn nhất để duy trì khả năng khởi động. Khi áp suất dầu không đến bộ điều khiển VVT-i ngay lập tức sau khi động cơ khởi động, chốt hãm sẽ hãm các cơ cấu hoạt động của bộ điều khiển VVT-i để tránh tiếng gõ. Van điều khiển dầu phối khí trục cam Van điều khiển dầu phối khí trục cam hoạt động theo sự điều khiển (Tỷ lệ hiệu dụng) từ ECU động cơ để điều khiển vị trí của van ống và phân phối áp suất dầu cấp đến bộ điều khiển VVT-i đế phía làm sớm hay làm muộn. Khi động cơ ngừng hoạt động, thời điểm phối khí xupáp nạp được giữ ở góc muộn tối đa. Van điều khiển dầu phối khí trục cam chọn đường dầu đến bộ điều khiển VVT-i tương ứng với độ lớn dòng điện từ ECU động cơ. Bộ điều khiển VVT-i quay trục cam nạp tương ứng với vị trí nơi mà đặp áp suất dầu vào, để làm sớm, làm muộn hoặc duy trì thời điểm phối khí. ECU động cơ tính toán thời điểm đóng mở xupáp tối ưu dưới các điều kiện hoạt động khác nhau theo tốc độ động cơ, lưu lượng khí nạp, vị trí bướm ga và nhiệt độ nước làm mát để điều khiển van điều khiển dầu phối khí trục cam. Hơn nữa, ECU dùng các tín hiệu từ cảm biến vị trí trục cam và cảm biến vị trí trục khuỷu để tính toán thời điểm phối khí thực tế và thực hiện điều khiển phản hồi để đạt được thời điểm phối khí chuẩn. Khi van điều khiển dầu phối khí trục cam được đặt ở vị trí như trên hình vẽ bằng ECU động cơ, áp suất dầu tác động lên khoang cánh gạt phía làm sớm thời điểm phối khí để quay trục cam nạp về chiều làm sớm thời điểm phối khí. Khi ECU đặt van điều khiển thời điểm phối khí trục cam ở vị trí như chỉ ra trong hình vẽ, áp suất dầu tác dụng lên khoang cánh gạt phía làm muộn thời điểm phối khí để làm quay trục cam nạp theo chiều quay làm muộn thời điểm phối khí. ECU động cơ tính toán góc phối khí chuẩn theo tình trạng vận hành. Sau khi đặt thời điểm phối khí chuẩn, van điều khiển dầu phối khí trục cam duy trì đường dầu đóng như được chỉ ra trên hình vẽ, để giữ thời điểm phối khí hiện tại. NHẬT KÝ THỰC TẬP Tuần số: 01 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Mức độ Nhận xét của người hướng dẫn công việc Thứ Ngày Hai 21/02 Tham quan xưởng, tìm hiểu công việc Dễ Ba 22/02 Lau chùi dụng cụ, vệ sinh xưởng Thành Dễ Tư 23/02 Vệ sinh xưởng, rửa xe Dễ Năm 24/2 Rửa xe, làm sạch nội thất, hút bụi, quan sát công việc Thành Dễ Sáu 25/02 Rửa xe, hút bụi, thay má phanh đĩa trước, tháo lốp xe Anh Nhật Dễ Bảy 26/2 Rửa xe, hút bụi, thay nhớt, phụ rã động cơ Anh Nhật Trung bình Tuần số: 02 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Mức độ Nhận xét của người hướng dẫn công việc Thứ Ngày Hai 28/02 Rửa xe, thay nhớt, tháo thước lái, thay khớp rô tuyn lái Hoàng Trung bình Ba 01/03 Rửa xe, đảo lốp xe, đo đạc, điều chỉnh góc camper Anh Nhật Trung bình Tư 02/03 Tháo, thay thế giảm chấn sau, thay rô tuyn lái Anh Nhật Trung bình Năm 04/03 Quan sát kiểm tra lỗi bằng máy chuần đoán ODB2 Chú Nam Khó Sáu 05/03 Nghĩ Bảy 06/03 Nghĩ Tuần số: 03 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Mức độ Nhận xét của người hướng dẫn công việc Thứ Ngày Hai 08/03 Hạ thước lái bị xì dầu, thay các phốt, su chắn dầu mới, xả e trong hệ thống phanh thủy lực Bác Huấn Khó Ba 09/03 Thay nhớt, thay lọc nhớt, rửa xe, vệ sinh và sơn mới gầm xe Thảo Trung bình Tư 10/03 Kiểm tra bảo dưỡng phanh tang trống, thay khớp rô tuyn Thảo Trung bình Năm 11/03 Thay nhớt, thay lọc nhớt, vệ sinh thùng xăng, thay thế bugi Anh Nhật Khó Sáu 12/03 Vệ sinh xưởng, thay gương cửa xe bị vỡ Anh Tí Khó Bảy 13/03 Đo đạc điều chỉnh góc Camber, điều chỉnh vô lăng lái Anh Nhật Trung bình Tuần số: 04 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Mức độ Nhận xét của người hướng dẫn công việc Thứ Ngày Hai 14/03 Sửa cản trước bị vỡ, móp, đánh bóng bề mặt xe để sơn Anh Thy Khó Ba 15/03 Hạ trục các đăng thay su giảm chấn các đăng Thảo Trung bình Tư 16/03 Vệ sinh, chà bố thắng phanh trước, thay đĩa Thảo Dễ Năm 17/03 Phụ gò phía đuôi xe bị móp, đánh giấy nhám Anh Thy Khó Sáu 18/03 Tháo trục các đăng, thay dầu hộp số Thảo Trung bình Bảy 19/03 Tháo toàn bộ chi tiết gắn trên xe để sơn mới Hoàng Trung bình Tuần số: 05 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Mức độ Nhận xét của người hướng dẫn công việc Thứ Ngày Hai 21/03 Tháo hạ thước lái, vệ sinh, thay các phốt chắn dầu Anh Nhật Trung bình Ba 22/03 Bảo dưỡng hệ thống phanh, thay còi xe Hoàng Trung bình Tư 23/03 Phụ rã động cơ Anh Nhật Trung bình Năm 24/03 Tháo nắp đậy dàn cò, cạo sạch, thay roang Anh Nhật Dễ Sáu 25/03 Nghĩ Bảy 26/03 Nghĩ Tuần số: 06 Công việc thực hiện Người hướng dẫn Mức độ Nhận xét của người hướng dẫn công việc Thứ Ngày Hai 28/03 Quan sát sơn xe Khó Ba 29/03 Quan sát sơn xe Khó Tư 30/03 Thay nhớt, lọc nhớt, bảo dưỡng hệ thống phanh, thay bố phanh đĩa Anh Nhật Dễ Năm 31/03 Thay mới bugi, điều chỉnh góc camber, thay dầu hộp số Anh Nhật Trung bình Sáu 01/04 Rửa xe, đảo lốp xe, phụ rã máy Anh Nhật Dễ Bảy 02/04 Kiểm tra áp suất lốp xe, bơm lốp, quan sát kiếm tra lỗi bằng máy chuẩn đoán ODB2 Chú Nam Khó MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập bằng việc tiếp xúc thực tế tại garage cùng với sự giúp đỡ từ phía doanh nghiệp cũng như sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thấy giáo Ngô Văn Dũng cùng tất cả các thầy cô trong Khoa cơ khí, cộng với nỗ lực phấn đấu của bản thân, em đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm thực tế. Do còn thiếu hụt nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như thời gian thực tập chưa nhiều nên bài báo cáo này không tránh được những sai sót. Vì vậy em mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo từ phía các thầy cô để em có thế hoàn thiện tốt hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô trong khoa cơ khí, thầy trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng, thầy Ngô Văn Dũng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo. Bên cạnh đó em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo công ty TNHH TM & DV Nam Bình đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Đà Nẵng, tháng 04 năm 2010 SVTH Hồ Đình Hiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 9.doc