Hệ thống cơ sở vật chất lớn nhất. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản nổi trội để có thể triển khai hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Hệ thống tổ chức và cơ sở kinh doanh lớn nhất gồm cả các địa bàn thuận lợi cũng như khó khăn.
Được chính phủ giao hạn ngạch nhập khẩu lớn nhất (khoảng 60% tổng nhu cầu xăng dầu cả nước), thị phần xăng dầu tại thị trường nội địa là lớn nhất là thuận lợi lớn trong việc duy trì thị phần và thực hiện vai trò chủ đạo;
35 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: Đặc điểm và tình hình chung của công ty
Tên giao dịch : Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình.
Địa chỉ : 515 Trần phú- Hà Đông- Hà Tây.
Quy mô : Là một doanh nghiệp lớn, thành viên của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam ( PETROLIMEX VIETNAM) kinh doanh trên địa bàn 3 tỉnh Hà Tây, Sơn La, Hoà Bình.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình được thành lập ngày 17 tháng 6 năm 1991 theo quyết định số 699 của Bộ thương mại trên cơ sở hợp nhất giữa xí nghiệp xăng dầu Hà Sơn Bình thuộc công ty xăng dầu khu vực I và kho xăng dầu K133 thuộc công ty xăng dầu B12.
Tháng 10/1991 tỉnh Hà Sơn Bình được tách ra thành hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình. Để tạo thuận lợi về mặt pháp lý trong quá trình kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hoà Bình chi nhánh Xăng dầu Hoà Bình, đơn vị hoạch toán trực thuộc công ty xăng dầu Hà Sơn Bình được thành lập.
Tháng 3/1995 chi nhánh xăng dầu Đỗ Xá có trụ sở và mạng lưới kinh doanh có trên địa bàn tỉnh Hà Tây được hợp nhất vào công ty xăng dầu Hà Sơn Bình.
- Tháng 1/1996 xí nghiệp xăng dầu K133 thuộc Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình được thành lập có trụ sở đóng tại xã Minh Cuờng huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây
Tháng 4 năm 1998 Chi nhánh xăng dầu Sơn La thuộc công ty xăng dầu khu vực I được bàn giao về công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
- Tháng 11/2000 Xí nghiệp vận tải và dịch vụ trực thuộc công ty được tách ra và chính thức chuyển thành công ty cổ phần và vận tải dịch vụ Petrolimex Hà Sơn Bình Tây (Công ty PTS Hà Tây).
Trải qua 13 năm hoạt động là đơn vị đóng vai trò chủ đạo trên địa bàn kinh doanh công ty đã bán được hơn 1 triệu m3 nhiên liệu, hơn 10000 tấn mỡ nhờn… nộp ngân sách Nhà nước gần 300 tỷ đồng.
Hệ thống kho bể với sức chứa 1,5 vạn m3, tiếp nhận xăng dầu bằng đường ống tuyến đường 12 Km, bến xuất Đỗ Xá đã được tự động hoá với công suất 100 xe/ngày, 63 cửa hàng bán lẻ với trang thiết bị hiện đại trải khắp trên địa bàn 3 tỉnh và vùng giáp ranh Hà Nội.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình có chức năng kinh doanh các sản phẩm hoá dầu (xăng dầu, gas hoá lỏng, dầu mỡ nhờn… ) và các loại hoá chất khác trên địa bàn 3 tỉnh Hà Tây, Sơn La, Hoà Bình. Ngoài việc kinh doanh các sản phẩm hoá dầu công ty còn tổ chức kinh doanh các hoạt động dịch vụ chuyên ngành như: tiếp nhận, giữ hộ, bảo quản, bơm rót…
3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý công ty:
3.1 Đặc điểm tổ chức kinh doanh:
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
Kinh doanh xăng dầu: loại hình này tập hợp các loại doanh thu, chi phí phát sinh và kết quả kinh doanh bao gồm các loại xăng thông dung như xăng không chì RON 90, xăng không chì RON 92 còn lại là các mặt hàng dầu hoả (DO), Mazút (FO).
Kinh doanh mỡ nhờn: loại hình này tập hợp doanh thu, chi phí phát sinh và kết quả kinh doanh các loại mỡ nhờn, mỡ máy, phụ gia.
Kinh doanh gas và phụ kiện: bao gồm bếp gas, gas hoá lỏng, các phụ kiện về bếp gas. Hai loại mặt hàng gas và dầu mỡ nhờn công ty làm đại lý cho công ty Hoá dầu Petrolimex và công ty Gas Petrolimex.
Dịch vụ khác: dich vụ giữ hộ P10 (dự trữ quốc gia) dịch vụ vận tải.
Về nguồn hàng: văn phòng tổng công tylà đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm nhập khẩu , đảm bảo đủ nguồn xăng dầu bán cho công ty về số lượng, chất lượng, chủng loại và tiến độ thời gian. Các Công ty không đựoc tự ý khai thác nguồn xăng dầu bên ngoìa khi chưa có ý kiến chấp thuận của Tổng công ty bằng văn bản. Hàng quý, hàng tháng công ty lập đơn đặt hàng gửi về Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và các công ty đầu nguồn (công ty tuyến I) đơn hàng được lập trên cơ sở các đơn đặt hàng của các chi nhánh, xí nghiệp và dự báo khả năng bán, tình hình biến động của giá cả hàng hoá. Trong quý, căn cứ vào đơn hàng, tình hình diễn biến của thị trường để quyết định nhập hàng trong từng chu kỳ nhằm đảm bảo nguồn hàng và sử dụng vốn có hiệu quả.
Về giá: tại cùng một thời điểm giao nhận, các công ty đèu được hưởng một mức giá bán nội bộ bằng nhau. Tương ứng với thời điểm giao nhận, Tổng công ty quyết định các loại giá sau:
+ Giá bán chưa qua kho
+ Giá bán qua kho
Về giá bán nội bộ được công khai cho tất cả các công ty có quan hệ hàng hoá được biết và các công ty có thể kiểm soát mức cũng như cách tính giá bán nội bộ:
Giá bán nội bộ tại các công ty tuyến 2 hoặc tuyến sau = Giá chưa qua kho của công ty tuyến I + chi phí qua kho + Cước vận chuyển từ kho của công ty tuyến 1 đến công ty tuyến 2 hoặc công ty tuyến sau theo loại hình vận tải phổ biến.
Giá bán : Tổng công ty quy định giá bán tối thiểu và thông báo cho công ty hàng tháng. Công ty được quyền quyết định giá bán bảo đảm bù đắp đủ chi phgí kinh doanh, có tích luỹ trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định hiện hành của nhà nước, của Tổng công ty ; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nứoc và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả SXKD của mình.
Về vốn kinh doanh:
Về vốn lưu động: công ty căn cứ vào số vốn hiện có, tự cân đối đảm bảo vốn theo cơ chế thanh toán. Trường hợp thiếu vốn được phép huy động vốn theo một trong hai hình thức sau:
+ Chậm thanh toán tiền hàng và chịu lãi vay với Tổng công ty;
+ Trực tiếp vay ngân hàng trên cơ sở phương án được Tổng công ty chấp thuận uỷ quyền
Quy trình thanh toán
Tổng công ty mở các trung tâm thanh toán tại các công ty tuyến 1 và tuyến 2 có hàng tổng công ty để thu tiền hàng của các công ty. Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình thanh toán bù trừ qua trung tâm thanh toán B12. Mức tín dụng trả chậm là 18 ngày, kể từ ngày Tổng công ty/ công ty phát hoá đơn giao hàng (ngày hoá đơn) Qua thời hạn quy định phải chịu lãi xuất vay Tổng công ty tối đa bằng lãi suất vay ngân hàng theo 2 giai đoạn
+ Trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày đến hạn, áp dụng mức lĩa suất thông thường.
+ Vượt trên 10 ngày kể từ ngày đến hạn, áp dụng lãi suất vay qua hạn và ngừng cấp hàng nếu không có nguyên nhân xác đáng.
Doanh thu, chi phí lợi nhuận và hạch toán
Doanh thu
Doanh thu bán nội bộ:
+ Doanh thu bán nội bộ theo giá qua kho thuộc nguồn Tổng công ty
+ Doanh thu bán nội bộ theo giá hoạch toán tổng coong ty thuộc nguồn tổng công ty.
+ Doanh thu bán nội bộ theo giá thoả thuận giữa các công ty thuộc nguồn tổng công ty.
Doanh thu bán hàng trực tiếp bao gồm: bán buôn, bán qua Tổng đại lý, đại lý, bán lẻ…
Lãi gộp chiết khấu
Lãi gộp hàng công ty bằng (=) Mức chiết khấu được Tổng công ty thanh toán hay bằng (=) giá bán nội bộ thực thu trừ (-) giá vốn hàng bán phải thanh toán; trong đó :
giá vốn hàng bán phỉa thanh toán bằng (=) giá mua nội bộ cộng (+) hoặc trừ (-) chiết khấu thiếu;
Mức chiết khấu của Tổng công ty thanh toán bao gồm: chi phí qua kho, chi phí vận tải (theo định mức); công thức xác dịnh như sau:
Chi phí
Qua kho =
(Tổng khối lượng
xuất bán nội bộ ) X
(Mức chi phí
qua kho)
Trong đó: Mức chi phí qua kho ở thời điểm KD bất thưưòng bằng (=) 80% Mức phí qua kho
Chi phí vận
Chuyển đường ống =
(Tổng khối lượng
xuất bán nội bộ) X
(Đơn giá cước X cự ly vận tải)
Về hình thức kinh doanh: Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình thực hiện bán hàng theo hình thức như: bán buôn, bán lẻ, bán qua đại lý, tổng đại lý với mục tiêu cao nhất là tăng sản lượng bán, giữ vững và phát triển thị phần trên địa bàn được phân công.
Các khách hàng truyền thống
30 cửa hàng thuộc công ty
77 đại lý
13 cửa hàng thuộc công ty
24 đại lý
17 cửa hàng thuộc công ty
10 đại lý
Khách hàng
Công ty (Kho trung tâm)
Địa bàn Hoà Bình
Địa bàn Sơn La
Địa bàn Hà Tây
Sơ đồ mạng lưới bán hàng của công ty
Trước 1/4/2001 thực hiện cơ chế bán hàng hưởng chiết khấu. Từ 1/4/2001 thực hiện cơ chế giá giao, Tổng công ty giao giá cho công ty bằng giá nội bộ bình quân cộng với chi phí qua kho của công ty tuyến trước, giá giao được quy định trong từng địa điểm giao hàng. Sau khi có NĐ/187- CP công ty xăng dầu Hà Sơn Bình thực hiện theo giá bán lẻ, giá bán buôn cho các hộ tiêu dùng và hệ thống đại lý trên cơ sở “giá định hướng” của Nhà nước đưa ra. Mục tiêu chính hoạt động kinh doanh của công ty là đẩy mạnh sản lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng doanh thu, thực hiện các biện pháp giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
3.2 Tình hình lao động và tổ chức bộ máy của công ty
Giám đốc công ty
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật
Các phòng nghiệp vụ công ty
Các đơn vị sản xuất trực thuộc
Chi nhánh xăng dầu Hoà Bình
Xí nghiệp xăng dầu K133
Chi nhánh xăng dầu Sơn La
Các phòng nghiệp vụ
Các đơn vị sản xuất trực thuộc
Các phòng nghiệp vụ
Các đơn vị sản xuất trực thuộc
Các phòng nghiệp vụ
Các đơn vị sản xuất trực thuộc
Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và điều kiện hoạt động thực tế, tổ chức bộ máy của công ty hiện quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng
Sơ đồ lao động và tổ chức bộ máy của công ty
- Giám đốc công ty chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước và cơ quan cấp trên về bảo toàn, phát triển vốn, về chiến lược, sách lược, mục tiêu kinh doanh của công ty.
Một phó giám đốc giúp giám đốc công ty về lĩnh vực khoa học- kỹ thuật- công nghệ- an toàn– môi trường và đầu tư.
Một phó giám đốc giúp giám đốc công ty về công tác kinh doanh.
Giám đốc xí nghiệp và chi nhánh chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình theo các chỉ tiêu được công ty giao và theo định phân cấp trách nhiệm trong nội bộ ngành và nội bộ công ty.
Các phòng nghiệp vụ giúp giám đốc công ty và chi nhánh tương ứng theo lĩnh vực quản lý như tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, quản lý kỹ thuật và kinh doanh.
Các đơn vị sản xuất trực thuộc là các cửa hàng xăng dầu, bến xuất, các kho xăng, kho Gas…
Phần II: Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và tài chính của công ty
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán- tài chính
Phòng tài chính – kế toán của công ty bao gồm Kế toán trưởng, hai phó phòng kế toán và 10 kế toán viên, 100% các nhân viên trong phòng kế toán có trình độ đại học. Mỗi nhân viên trong phòng được phân công nhiệm vụ cụ thể nhưng với cùng một mục đích là theo dõi, kiểm tra, hoạch toán một cách chính xác, kịp thời đầy đủ tình hình và sự vận động tài sản của công ty. Thực hiện tốt chế độ báo cáo định kì và đột xuất của Nhà nước, của ngành và được phân công cụ thể như sau:
Kế toán kiêm trưởng phòng Tài chính- kế toán là người giúp cho giám đốc công ty về lĩnh vực công tác quản lý tài chính và hoạch toán. Phụ trách chung, chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác hoạch toán kế toán, thống kê và chịu trách nhiệm kiểm tra kế toán trong toàn công ty.
Phó phòng Tài chính- kế toán phụ trách công tác hoạch toán kế toán và kế hoạch tổng hợp theo dõi, chỉ đạo công tác hoạch toán và tổng hợp quyết toán toàn công ty.
Phó phòng Tài chính – kế toán chịu trách nhiệm thanh toán và giải quyết thanh toán các khoản chi tiêu thường xuyên và đột xuất.
Bộ phận kế toán mua hàng, bán hàng và công nợ.
Bộ phận kế toán thanh toán.
Bộ phận kế toán chi phí và kiểm tra kế toán.
Bộ phận kế toán theo dõi xây dựng cơ bản, công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu, vốn, các quỹ của xí nghiệp.
Kế toán Trưởng
Phó phòng kế toán phụ trách thanh toán
Phó phòng kế toán phụ trách hoạch toán kế toán và kế toán tổng hợp
KT vốn bằng tiền, công nợ thanh toán
Kế toán Tiêu thụ
KT Đầu tư XDCB, CCDC, NVL
Kế toán chi phí
Kế toán chi nhánh xăng dầu Sơn La
Phòng kế toán chi nhánh xăng dấu Hoà Bình
Các nhân viên kế toán tại của hàng xăng dầu trực thuộc
Phòng kế toán xí nghiệp xăng dầu K133
Thủ quỹ
Thủ quỹ.
Tại các đơn vị trực thuộc hoạch toán kế toán như các xí nghiệp chi nhánh, xí nghiệp có phòng Tài chính- kế toán gồm có trưởng phòng và các kế toán viên có nhiệm vụ mở sổ sách kế toán theo dõi chế độ quy định, hoạch toán các nghiệp vụ kinh tế ở đơn vị mình, định kỳ lập và gởi báo cáo quyết toán theo quy định về phòng Tài chính- kế toán công ty để tổng hợp chung cho toàn công ty.
Do dặc thù của công ty có các chi nhánh, xí nghiệp hoạt động trên các địa bàn khác nhau, do đó để đảm bảo quản lý tốt công tác Tài chính – kế toán doanh nghiệp, công ty tổ chức kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Các chi nhánh, xí nghiệp tổ chức hoạch toán tại đơn vị và hàng quý có trách nhiệm báo cáo quyết toán quý, năm về công ty. Hàng tháng phải gửi về công ty các báo cáo và thông tin nhanh về tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị mình.
Tại văn phòng công ty, tổ chức hoạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh của khối văn phòng công ty và hệ thống trực thuộc khối văn phòng, phòng Tài chính- kế toán có nhiệm vụ kiểm tra báo cáo quyết toán của chi nhánh, xí nghiệp và tổng hợp quyết toán toàn công ty.
Không ngừng nâng cao các biện pháp quản lý về kinh tế tài chính nhằm quản lý tốt và lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp đó là mục tiêu chiến lược của công ty.
2. Hình thức kế toán áp dụng
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình hiện đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Hình thức này có ưu điểm là việc ghi chép không trùng lặp, kết hợp được ghi chép tổng hợp và chi tiết. Do đó đã tiết kiệm được chi phí kế toán và công việc được dàn đều trong tháng, số liệu được cung cấp đầy đủ, kịp thời phục vụ công tác kiểm tra, đối chiếu được chặt chẽ. Hàng ngày kế toán viên cập nhật số liệu phản ánh phát sinh, theo dõi liên tục thường xuyên trên sổ chi tiết, cuối tháng tập hợp lập nhật ký chứng từ, bảng kê đồng thời đối chiếu với các phần có liên quan trước khi báo cáo xử lý các sai sót trước khi lập sổ cái. Trình tự hoạch toán có thể khái quát:
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu xuất kho kiêm VCNB
- Bản kê bán lẻ hàng hoá
Sổ chi tiết phát sinh công nợ
Sổ chi tiết doanh thu
Sổ chi tiết giá vốn
Sổ chi tiết chi phí kinh doanh
Bảng kê tổng
hợp công nợ
Bảng kê số 6
Nhật ký chúng từ số 8
Nhật ký chứng
từ số 6
Sổ cái tổng hợp tài khoản 911
Báo cáo kết quả kinh doanh
Trong đó:
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu kiểm tra
Trong đó : bảng kê số 6 ghi nợ cho các tài khoản 1421, 3341, 3348, 3351, 3382, 3358, 641.
Nhật ký chứng từ số 6 ghi Có các tài khoản 1421, 3341, 3348, 3351, 3382, 3358, 641
3. Tình hình thực tế công tác hoạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
Do đặc điểm kinh doanh thương mại và những đặc thù riêng của ngành xăng dầu như việc xây dựng và thực hiện giá tiền lương và các định mức chi phí khác do các cơ quan chức năng phê duyệt… Việc tách tài khoản 641- chi phí bán hàng. 642- chi phí quản lý doanh nghiệp, tài khoản 1562- chi phí mua hàng đã gây không ít khó khăn cho việc tập hợp và theo dõi tình hình thực hiện các định mức chi phí. Việc phân định chi phí cho quá trình mua hàng, cho bộ máy quản lý và cho quá trình bán hàng gặp không ít khó khăn như phân biệt lao động trực tiếp, lao động gián tiếp… từ đó việc hoạch toán trên ba tài khoản 1562 ,641, 642 không chính xác. Xuất phát từ lý do trên, sau khi được sự chấp nhận của Bộ Tài chính, từ ngày 1/1/1996 việc hoạch toán các nội dung chi phí mua hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trong toàn ngành được quy định là chi phí nghiệp vụ kinh doanh và được hoạch toán trên TK 641. Từ 1/1/2003 được gọi là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí trong nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu là những chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển, bơm rót, bảo quản, tồn chứa hàng hoá. Những chi phí trong quá trình tiêu thụ hàng hoá như chi phí tiếp thị, quản cáo, lắp đặt, bảo hành bao gồm cả chi phí văn phòng và các chi phí cho bộ máy quản lý tại các đơn vị. Việc tiết kiệm chi phí để giảm giá thành, tăng lợi nhuận là công việc được coi là quan trọng hàng đầu trong quá trình quản lý và hoạch toán kinh doanh.
Nội dung chi phí
+ Nguyên tắc: Toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển cho hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trong năm để xác định kết quả kinh doanh.
+ Trong hoạt động thương mại chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ hết vào cuối tháng còn chi phí bán hàng được tính phân bổ hợp lý theo doanh thu bán ra trong các kỳ theo công thức sau:
CP bán hàng chờ kết chuyển hàng hoá từ trước
CP BH phát sinh trong kỳ
Trị gía hàng gửi bán còn lại cuối kỳ
+
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng gửi bán còn lại cuối kỳ
X
=
Trị giá hàng xác định tiêu thụ trong kỳ
Trị gía hàng gửi bán còn lại cuối kỳ
+
Chí phí BH phân bổ cho hàng gửi bán còn cuối kỳ
Chí phí BH phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ
Chí phí BH chờ kết chuyển kỳ trước
-
Chi phí phát sinh
+
=
3.1.1 Chi phí tiền lương
Chi phí tiền lương kinh doanh xăng dầu được xác định trên cơ sở sản lượng thực hiện và đơn giá tiền lương do tổng công ty giao theo kế hoạch hàng năm theo doanh số hoặc đ/m3 nội bộ ngành. Trên cơ sở đơn giá tiền lương và sản lượng bán của từng phương thức bán để xác định quỹ lương kinh doanh xăng dầu của đơn vị, hoạch toán nguồn quỹ lương của đơn vị có TK334.
Đối với các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc công ty thì các đơn vị quyết toán theo mức giá lương công ty đã giao. Còn đối với các cửa hàng trực thuộc công ty thì công ty sẽ căn cứ vào sản lượng bán của từng cửa hàng và đơn giá lương và từ đó xác định nguồn lương của cửa hàng. Đối với khối văn phòng công ty, nguồn lương hoạch toán tại văn phòng công ty = tổng nguồn lương toàn công ty- chi phí tiền lương chi nhánh, xí nghiệp đã hoạch toán.
Xác định nguồn lương = doanh thu, số lượng (theo từng phương thức) X đơn giá tiền lương (theo từng phương thức) + quỹ lương cơ bản của tổng công ty giao.
3.1.2 Hoạch toán chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
Chi phí BHXH và BHYT là số tiền người sử dụng lao động phải đóng góp vào BHXH, BHYT theo quy định của Nhà nước.
Căn cứ vào báo cáo tiền lương của phòng Tổ chức – Hành chính chuyển đến kế toán lập bảng tính BHXH, BHYT và KPCĐ để hoạch toán vào máy tính theo TK 641 mã khoản 202, mã khoản mục 01200 và phân định riêng cho từng loại hình kinh doanh.
3.1.3 Hoạch toán công cụ, dụng cụ và bao bì.
Công cụ dụng cụ và bao bì ở công ty là các loại tài sản dùng trong kinh doanh xăng dầu như thiết bị dụng cụ điện, bàn ghế, tủ bình phòng cháy chữa cháy, bao bì… các công cụ dụng cụ tuỳ thuộc vào giá trị, thời gian sử dụng tính chất mà công ty tiến hành phân bổ vào chi phí.
Cuối tháng làm căn cứ các chứng từ xuất, kế toán lập báo cáo, và cập nhật vào máy tính theo TK 641- mã số 203, mã khoản mục phí 03000 và phân định riêng cho từng loại hình kinh doanh.
Công ty XD Hà Sơn Bình
151 TP- TXHĐ
Mã số thuế:……….
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Liên 1: lưu
Mẫu số :03
Kí hiệu: AA/03
Số:……..
Ngày 12 tháng 06 năm 2004
Đơn vị xuất hàng: Cty XD Hà Sơn Bình
Địa chỉ:
Đơn vị nhận hàng: CHXD số 7- Đại An
Địa chỉ:
Lệnh xuất số….ngày…
Phương thức xuất
Mã nguồn
Phương thức vận chuyển
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐV tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Vòi bơm ф19
Chiếc
06
6363600
38181600
Tổng cộng
38181600
Số tiền viết bằng chữ:………………………………………………………..
Thủ kho nhập Lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ trưởng ĐV
3.1.4 Hoạch toán chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ là số tiền khấu hao cơ bản trích theo tỷ lệ quy định của nhà nước những TSCD dùng vào hoạt động kinh doanh.
Mức trích khấu hao TSCĐ trong năm
=
Nguyên gía TSCĐ hiện dùng vào SXKD
X
Tỷ lệ trích khấu hao
Hàng tháng căn cứ vào bảng trích và phân bổ khấu hao, phiếu kế toán, sổ chi tiết tuỳ chọn kế toán ghi nợ TK 641, báo cáo khấu hao tổng hợp theo cách kế toán của công ty tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ theo mã số 204, mã khoản mục phí 04000 và phân định riêng cho từng loại hình kinh doanh.
3.1.5 Hoạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
Những TSCĐ dùng riêng biệt cho kinh doanh xăng dầu thì chi phí sửa chữa tập hợp và hoạch toán trực tiếp vào khoản mục này. Đối với những TSCĐ dùng chung cho nhiều hoạt động kinh doanh thì chi phí sửa chữa tập hợp và phân bổ cho từng hoạt động kinh doanh theo mức độ tham gia của TSCĐ vào từng hoạt động kinh doanh hoặc theo doanh thu sản lượng bán ra.
3.1.6 Chi phí bảo quản
Chi phí giữ gìn phẩm chất xăng dầu
Chi phí chống hư hao, tổn thất hàng hoá, chi phí chống nóng, phòng hoả, vệ sinh kho tàng, súc rửa bể.
Chi phí phục vụ quá trình nhập xuất, vệ sinh công nghiệp, phí độc hại, bảo quản an toàn xăng đầu….
Chi phí bảo vệ kho tàng, đường ống, cầu cảng, bốc xếp, bảo hành sản phẩm.
Căn cứ vào phiếu chi, báo nợ ngân hàng, hoá đơn GTGT… kế toán tập hợp chi phí bảo quản theo mã 207, mã khoản mục phí 07000
3.1.7 Chi phí vận chuyển
Tại công ty xăng dầu Hà Sơn Bình chi phí vận chuyển gồm cước phí vận chuyển và tạp phí vận chuyển. Kế toán vận chuyển bao gồm vận chuyển tạo nguồn và vận chuyển bán hàng được lập chi tiết theo từng loại hình vận tải, theo từng cung đường và loại đường vận tải.
Tạp phí vận tải là các loại phụ phí phát sinh trong quá trình vận tải mà công ty phải trả cho bên vận chuyển bao gồm phí áp tải, phí đường nhánh, phí lưu toa…
Hàng tháng kế toán thanh toán căn cứ vào hoá đơn GTGT thu cước vận chuyển, hoá đơn về lệ phí… lập phiếu chi và hoạch toán chi phí vận chuyển theo khoản mục có mã khoản mục là 08000 và theo từng loại hình kinh doanh.
Hoá đơn (GTGT)
PTS Hà TÂY
Liên 2:( khách hàng)
Ngày tháng 4 năm2004
Đơn vị bán hàng: Cty CP vận tải và dịch vụ PTS
Điện thoại:
Kí hiệu :AA/01
Số:
Số TK
MST
Họ tên người mua hàng: Cty XD Hà Sơn Bình
Địa chỉ:
Hình thức thanh toán
Số TK
MST
STT
Tên HH, DV
ĐVT
Số lượng
Đơn gía
Thành tiền(đồng)
A
B
C
1
2
3=1x2
Cước V/c XD T4/04
m3
140989
747142
105338810
Cộng tiền hàng hoá dịch vụ 105338810
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT 5266941
Mức phí XD: đ/lít Tiền phí XăNG DầU
Tổng cộng tiền thanh toán 110605751
Số tiền viết bằng chữ
Người mua hàng Người bán hàng
3.1.8 Chi phí hao hụt
Hoạch toán vào chi phí hao hụt tại công ty bao gồm: hao hụt theo định mức và hao hụt phát sinh trên định mức do các nguyên nhân khách quan. Hao hụt theo định mức là các hao hụt tự nhiên theo tính chất lý hoá của mặt hàng xăng dầu phát sinh trong quá trình tồn chứa, nhập xuất, vận chuyển. Khi xử lý được phép bù trừ giá trị hàng hoá thừa thiếu từng mặt hàng ở các khâu tồn chứa, xuất nhập, vận chuyển trong quá trình kinh doanh trước khi tập hợp khoản mục này. Hao hụt phát sinh trên định mức do các nguyên nhân khách quan bao gồm: số thiếu do chênh lệch vận đơn và giám định tàu ngoại trong phạm vi sai số hợp đồng cho phép, số chênh lệch barem, dung tích trong giao nhận, thay đổi địa điểm, phương thức vận chuyển.
Những phát sinh các khoản hao hụt trong định mức thì sẽ được tính trực tiếp vào TK641 theo mã tài khoản mục phí là 09000 phân định cho từng loại kinh doanh. Đối với các khoản hao hụt vượt định mức mà do nguyên nhân chủ quan thì không được hoạch toán vào TK 641 mà hoạch toán vào TK 1381- hàng thiếu chờ xử lý.
Tổng Cty XD Việt Nam
Cty XD Hà Sơn Bình
Bảng kê xuất hàng số
Phương thức: xuất hao hụt
Cửa hàng XD số 7 Đại An
Địa chỉ: TX Hà Dông
Stt
Tên hàng hoá
Tổng xuất theo giá bán
ĐV tính
Lượng xuất
Giá thanh toán
Tổng tiền(đ)
Trong đó
Tiền HH
Tiền VAT
Tiền XD
1
Xăng A92
Lít
400
5200
2080000
2
Xăng A90
Lít
250
4800
1200000
3
Diezen
Lít
125
3200
400000
Tổng cộng
3680000
Gồm một chứng từ xuất Ngày 07/5/2004
Lập biểu
Cửa hàng trưởng
3.1.9 Chi phí bảo hiểm
Hàng quý kế toán thanh toán căn cứ vào các chứng từ như hợp đồng bảo hiểm ký kết với công ty bảo hiểm và tình hình thực tế thanh toán làm căn cứ để hoạch toán trên tài khoản 641 theo từng loại hình kinh doanh và khoản mục chi phí như sau:
10100- Chi phí bảo hiểm hoả hoạn.
10200- Chi phí bảo hiểm tài sản.
10300- chi phí bảo hiểm hàng hoá.
10400- chi phí bảo hiểm khác.
3.1.10 Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Trong quá trình kinh doanh của công ty phát sinh các khoản như chi phí điện, nước, điện thoại là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài. Căn cứ vào hoạt động kế toán chi phí tiến hành kiểm tra các chứng từ liên quan như: Phiếu chi, hoá đơn GTGT để tiến hành cập nhập vào máy tính theo TK 641 phân định riêng cho từng hoạt động kinh doanh và theo mã khoản mục phí 14000.
3.1.11 Chi phí văn phòng và chi phí công tác
Chi phí văn phòng và chi phí công tác bao gồm các khoản chi phí phục vụ kinh doanh, bảo vệ cơ sở kinh doanh, công tác hành chính, văn phòng của bộ máy quản lý như: văn phòng phẩm, ấn loát, y tế, công tác y tế, vé tàu xe, xăng xe con, thuê khách sạn…Kế toán tiến hành cập nhật vào TK 641, phân định riêng cho từng hoạt động kinh doanh và khoản mục phí theo mã số 15000 trong đó:
3.1.12 Chi phí theo chế độ cho người lao động
Chi phí theo chế độ cho người lao động là các khoản chi trực tiếp cho người lao động bằng tiền hoặc hiện vật, mức chi theo chế độ tuỳ thuộc vào tính chất và nội dung của từng khoản chi. Kế toán tiến hành cập nhật vào máy tính theo TK 641. Phân định riêng cho từng loại hình kinh doanh và mã khoản mục phí 17000 chi tiết cho từng khoản chi phí.
3.1.13 Chi phí quản cáo tiếp thị và giao dịch:
Chi phí này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh do viếc quản cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp dân, chi phí giao dịch, đối ngoại và các loại chi phí khác. Kế toán cập nhật vào máy tính trên TK641, phân định riêng cho từng loại hoạt động kinh doanh:
3.1.14 Thuế và lệ phí:
Hàng tháng căn cứ vào tờ kê khai tính thuế các chứng từ thanh toán có liên quan, kế toán chi phí tiến hành hoạch toán chi tiết vào các loại hình kinh doanh theo mã khoản mục phí 19000.
3.2 Hạch toán tổng hợp
Là công ty trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình cũng hoạch toán chi phí văn phòng và chi phí bộ máy quản lý vào TK 641- Chi phí bán hàng hay chi phí nghiệp vụ kinh doanh.
Kết cấu TK 641 được kế toán công ty vận dụng như sau:
Nợ TK641 Có
- Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý phát sinh trong kỳ
- Các khoản ghi giảm CPBH và CPQL
- Kết chuyển CPBH và CPQL vào TK liên quan
Cuối kỳ TK 641 không có số dư
Để thuận tiện cho qua trình cập nhật chi phí và phân tích, Tổng công ty xăng dầu quyết định hoạch toán thống nhất toàn ngành theo các khoản mục chi phí và mã loại hình kinh doanh. Vì vậy cùng với quá trình vào số liệu, kế toán phải tách đối ứng cùng với số tiền của từng nghiệp vụ kế toán theo mã khoản mục chi phí riêng.
Toàn bộ chi phí bán hàng của công ty tập hợp theo 18 khoản mục chi phí cụ thể như sau:
Chi phí tiền lương- mã khoản mục phí 01100
Chi phí BHXH,BHYT, KPCĐ- mã số 202, mã khoản mục phí 01200
Chi phí công cụ dụng cụ, bao bì- mã số 203, mã khoản mục phí 03000
Chi phí khấu hao TSCĐ- mã số 204, mã khoản mục phí 04000
Chi phí sửa chữa TSCĐ- mã số205, mã khoản mục phí 05000
Chi phí lãi vay- mã số 206, mã khoản mục phí 06000
Chi phí bảo quản-- mã số 207, mã khoản mục phí 07000
Chi phí vận chuyển-- mã số 208, mã khoản mục phí 08000
Chi phí hao hụt-- mã số 209, mã khoản mục phí 09000
Chi phí bảo hiểm-- mã số 210, mã khoản mục phí 10000
Chi phí hoa hồng môi giới và hỗ trợ hàng hoá- mã số 211, mã khoản mục phí 11000.
Chi phí đào tạo, khuyến học- mã số 212, mã khoản mục phí 12000
Chi phí dịch vụ mua ngoài- mã số 213, mã khoản mục phí 14000
Chi phí văn phòng và công tác- mã số 214, mã khoản mục phí 15000
Chi phí dự phòng và xử lý công nợ khó đòi- mã số 215, mã khoản mục phí 16000.
Chi phí cho người lao động theo chế độ- mã số 216, mã khoản mục phí 17000.
Chi phí quản cáo, tiếp thị, giao dịch, tiếp khách và chi phí khác- mã số 217, mã khoản mục phí 18000.
Chi phí thuế, phí và lệ phí- mã số 218, mã khoản mục phí 19000.
3.3 Trình tự hạch toán
1/ Khi tính lương phải trả cho nhân viên căn cứ vào bảng nguồn lương kế toán ghi:
Nợ TK 641-01100
Có TK- 3341
Ví dụ: Tính lương phải trả cho nhân viên quý 3 năm 2003
Nợ TK641- 01100 960.659.157
Có TK3341 960.659.157
2/ Khi có các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động ghi
Nợ TK 641
Có TK 3382- 01220 2% x Tổng nguồn lương hoạch toán trong quý
Có TK 3383- 01210 15% xTổng quỹ tiền lương của số lao động thực tế tham gia BHXH của hoạt động KDXD.
Có TK 3384-01230 2%x Quỹ tiền lương của số lao động thực tế tham gia BHYT của hoạt động kinh doanh.
Ví dụ: tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho người lao động.
Nợ TK 641 73.691.635
Có TK 3382-01220 19.213.183
Có TK 3383-01210 48.180.510
Có TK 3384-01230 6.297.960
3/ Khi xuất công cụ dụng cụ dụng trong kỳ
đối với chi phí phân bổ 1 lần ( 100%) kế toán ghi:
Nợ TK 641- 03000
Có TK 15311
Ví dụ: Xuất công cụ, dụng cụ tháng4/2004
Nợ TK 641- 03200 2.796.500
Có TK 15311 2.796.500
Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn, theo thời gian sử dụng dài, xuất dùng theo phương thức 50% kế toán ghi:
Nợ TK 641 50% giá trị công cụ, dụng cụ
Nợ TK 142 50% giá trị công cụ, dụng cụ
Có TK 153 Giá trị thực tế công cụ, dụng cụ
Khi tất toán phân bổ nốt số số CCDC
Nợ TK 641 11.425.850
Nợ TK 142 11.425.850
Có TK 15311 22.851.700
4/ Khi trích khấu hao TSCĐ căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 641-04000
Có TK 241
Ví dụ: Trích khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc
Nợ TK 641 – 04120 44.477.509
Có TK 2412 44.477.509
5/ Khi phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ kế toán ghi:
Nợ TK 641- 05000
Có TK 111, 112,331….
Ví dụ: sửa chữa thay thế phụ tùng cho xe 33A- 0090 căn cứ vào phiếu chi tiền mặt kế toán ghi:
Nợ TK 641– 05130 7.450.000
Có TK1111 7.450.000
6/ Khi phát sinh chi phí bảo quản Kế toán ghi:
Nợ TK 641- 07000
Có TK 111,112…
Ví dụ: Rửa bể chứa xăng dầu căn cứ vào giấy báo nợ ngân hàng
Nợ TK 641- 07180 32.871.492
Có TK 11212 32.871.492
7/ Khi phát sinh chi phí vận chuyển căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK 641 –08000
Nợ TK 133 (1331)
Có TK 111,112…
Ví dụ: Cước vận chuyển xăng dầu căn cứ vào hoá đơn GTGT thu cước vận chuyển kế toán ghi:
Nợ TK 641 –08100 105.338.810
Nợ TK 133 (1331) 5.266.941
Có TK 111 110.601.751
8/ Khi phát sinh các khoản hao hụt căn cứ vào chứng từ kế toán ghi:
Nợ TK641- 09000
Có TK 156111
Ví dụ: Xuất hao hụt theo dự kiến kế hoạch của cửa hàng xăng dầu căn cứ vào bảng kê xuất hao hụt, phiếu xuất kho kế toán ghi:
Nợ TK641- 09100 1.611.119
Có TK 156111 1.611.119
9/ Khi phát sinh chi phí bảo hiểm, căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi
Nợ TK 641 –10000
Có TK 111,112..
Ví dụ: Nộp phí bảo hiểm hoả hoạn kho xăng dầu Đỗ Xá
Nợ TK 641 –10100 24.920.636
Có TK 11212 24.920.636
10/ Khi phát sinh các dịnh vụ mua ngoài căn cứ vào các chứng từ liên quan:
Nợ TK 641- 14000
Nợ TK 133 (1331) nếu có
Có TK liên quan
Ví dụ: Chi tiền cước viễn thông tháng 4/2004 căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng:
Nợ TK 641- 14200 2.393.624
Nợ TK 133 (1331) 2.393.62
Có TK 112 2.632.986
11/ Khi phát sinh chi phí văn phòng và chi phí công tác
Nợ Tk 641 –15000
Có Tk liên quan.
Ví dụ: Chi phí vé tàu xe, máy bay công tác tháng 5/2004 căn cứ vào chứng từ có liên quan kế toán ghi
Nợ Tk 641 –15230 285.714
Có Tk 111 285.714
12/ Khi phát sinh chế độ cho người lao động, căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 641 –17000
Có TK liên quan
Ví dụ: Chi bồi dưỡng độc hại tháng 5/2004
Nợ TK 641 –17600 12.759.600
Có TK 111 12.759.600
13/ Khi phát sinh chi phí quản cáo, tiếp thị, giao dịch căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 641 –18000
Có TK liên quan
Ví dụ: Chi phí quản cáo trên truyền hình tháng 4/2004
Nợ TK 641 –18120 5.454.500
Có TK 11212 5.454.500
14/ Khi phát sinh các khoản thuế, lệ phí, phí phải nộp căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 641 –19000
Có TK liên quan
Ví dụ: Kết chuyển tiền thuế đất vào tháng 5/2004
Nợ TK 641 –19110 10.856.800
Có TK 33371 10.856.800
Cuối kỳ, kế toán công ty tiến hành kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý về tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Nợ TK 911
Có TK 641
3.3 Hệ thống sổ kế toán
Để theo dõi và phản ánh nghiệp vụ kinh doanh, kế toán sử dụng sổ chi tiết TK641, nhật ký chứng từ, bảng kê TK641 và các sổ nhật ký các TK khác có liên quan.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ phát sinh, kế toán tiến hành hoạch toán sau đó máy tính sẽ tiến hành liệt kê theo thời gian tất cả các chi phí phát sinh vào sổ chi tiết chi phí kinh doanh theo 2 phần
Phần 1: Tổng hợp chi tiết (tổng hợp phát sinh theo từng khoản mục)
Phần 2: Chi tiết chứng từ
Tổng Cty XD Việt Nam
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
Sổ tổng hợp chi phí
Từ 01/05/2004 đến 30/05/2004
TK phí : Chi phí bán hàng
Mã KMP
Tên KMP
Tiền
011
012
01210
01220
01230
03
03200
03500
04
041
04120
04130
04140
04150
05
051
05120
05130
05180
Chi phí tiền lương
Chi phí BHXH
15% BHXH
2% KPCĐ
2% BHYT
Chi phí công cụ dụng cụ
Công cụ, dụng cụ, đồ điện dân dụng
Các loại bao bì khác
Chi phí khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ hữu hình
Khấu hao nhà cửa vật kiến trúc
Khấu hao máy móc thiết bị
Khấu hao phương tiện vận tải
Khấu hao dụng cụ quản lý
Chi phí sửa chữa TSCĐ
Chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài
Chi phí sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc
Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị
Chi phí sửa chữa TSCĐ khác
960.659.157
73.691.653
48.180.510
19.213.183
6.297.960
8.382.879
5.422.879
2.960.600
96.996.947
96.996.947
44.477.509
36.627.467
4.965.339
10.926.632
413.378.600
413.378.600
415.480.508
25.529.685
27.631.593
Tổng chung
2.588.972.814
Người lập Kế toán trưởng
Tổng Cty XD Việt Nam
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
Sổ chi tiết chi phí
Từ 01/05/2004 đến 30/05/2004
TK phí : Chi phí bán hàng
Mã Ctừ
Ngày Ctừ
Số Ctừ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Mã KMP
Số tiền
Xxxx
Xxxx
Xxxx
Xxxx
Xxxx
Xxxx
30/5/04
30/5/04
30/5/04
30/5/04
30/5/04
30/5/04
231
316
216
216
232
935
LHKD: 101
TK nợ:641 TK có 3341
Hoạch toán tiền lương quy3/2003
KMP: tiền lương
Tổng TK Nợ 641 TK có:3341
Tk nợ 641 TK có 3383
Hoạch toán 15%BHXH quý 3/2004
Hoạch toán 15%BHXH quý 3/2004
Hoạch toán 15%BHXH quý 3/2004
KMP: 15% BHXH
Tổng TK nợ 641 TKcó 3383
TK nợ 641 Có TK 3382
Hoạch toán KPCĐ quý 3/2004
Hoạch toán 2% KPCĐ quý 3/2003
KMP: 2% KPCĐ
Tổng TK nợ 641 TK có 3382
TK nợ 641 TK có 1111
Ttoán lương, CP T8 cho khối CH
KMP:CCDC đồ điện dân dụng
Tổng TK nợ 641 TK có:1111
……
……
3341
3383
3383
3383
3382
1111
01110
01110
01210
01210
01210
01210
01220
01220
03200
03200
898.638.540
898.638.540
898.638.540
44.098.110
2.624.400
1.458.000
44.098.110
44.098.110
17.972.770
17.972.770
17.972.770
2.626.379
2.626.379
2.626.379
Tổng chung
2.588.972.814
Tổng Cty XD Việt Nam
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
Bảng kê chứng từ 6A
Ghi nợ TK : 1421,1422,3341,641,8118,8218
Từ 01/05/2004 đến 30/05/2004
Đơn vị tính:VNĐ
TK nợ
TK có
Tổng số
TK 3341
TK641
TK8118
1111
11212
11213
1311
144
1521
15311
156111
21412
21413
21414
21415
2413
33372
3342
3358
3361111
33614
33622
3382
3383
3384
3388
511112
511122
511131
419.750.436
65.209.943
3.895.236
63.071.921
2.960.000
35.000
2.796.500
27.531.305
44.477.509
36.627.467
4.965.339
10.926.632
145.480.508
10.856.800
960.659.157
797.268.407
5.825.393
680.000
13.089.481
19.213.183
48180510
6.297.960
26.956.812
6.216.560
316.365
2.617.330
125.048.726
294.701.710
65.209.943
3.895.236
63.071.921
2.960.000
35.000
2.796.500
27.531.305
44.477.509
36.627.467
4.965.339
10.926.632
145.480.508
10.856.800
960.659.157
797.268.407
680.000
7.030.660
19.213.183
48.180.510
6.297.960
26.956.812
6.216.560
316.365
2.617.330
5.825.393
6.058.821
Tổng
27.725.905.754
125.048.726
2.588.972.814
11.884.214
Người lập Kế toán trưởng
Nhật ký chứng từ 6A
Ghi có TK : 1421, 1422, 3341, 621, 641
Từ 01/05/2004 đến 30/05/2004
TK có
TKnợ
Tổng số
TK3341
TK 641
1311
641
7.100.089
960.659.157
960.659.157
7.100.089
Tổng
967.759.246
960.659.157
7.100.089
Ngày lập Kế toán trưởng
Tổng Cty XD Việt Nam
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình
Sổ cái
Từ 01/05/2004 đến 30/05/2004
TK 641: Chi phí bán hàng
Đầu kỳ 6471591383
Phát sinh
Phát sinh nợ
Phát sinh có
TK đối ứng
63.071.921
294.701.710
65.209.943
3.895.236
2.960.000
35.000
2.796.500
27.531.305
44.477.509
36.627.467
4.965.339
10.926.632
145.480.508
10.856.800
960.659.157
797.268.407
680.000
7.030.660
19.213.183
48.180.510
6.297.960
26.956.812
6.216.560
316.365
2.617.330
7100089
1311
1111
11212
11213
144
1521
15311
156111
21412
21413
21414
21415
2413
33372
3341
3358
33614
33622
3382
3383
3384
3388
511112
511122
511131
Tổng phát sinh
2.588.972.814
7.100.089
Cuối kỳ
9.053.464.108
Ngày lập Kế toán trưởng
Phần III: Nhận xét chung về tình hình công tác kế toán và tinh hình tài chính doanh nghiệp.
1.1 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tài sản
Nguồn vốn
- Vốn bằng tiền
3.833.260.448
- Đầu tư ngắn hạn
60.581.363.358
- Nợ ngắn hạn
52.787.081.352
- Khoản phải thu
22.761.904.277
- Hàng tồn kho
28.100.599.889
- Tài sản lưu động khác
4.058.629.353
- Tài sản cố định
22.907.241.139
- Nợ dài hạn
2.000.000.000
- Đầu tư dài hạn
24.658.954.795
- Xây dựng cơ bản dở dang
996.160.242
- Ký quỹ, ký cược dài hạn
2.179.580.818
- Vốn chủ sở hữu
28.173.655.983
- Tổng vốn kinh doanh
25.033.777.950
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy:
Tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn như vậy doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đảm bảo nguyên tắc tài trợ về sự hài hoà kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản ngắn hạn.
Tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn như vậy doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và cả vốn chủ sở hữu.
Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tỷ suất đầu tư =
Tổng tài sản
Tỷ suất đầu tư năm 2002 là: 0,35
Tỷ suất đầu tư năm 2003 là: 0,289
- Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình chưa chú trong việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất một phần do đặc điểm kinh doanh đặc thu riêng của công ty.
1.2 Công tác kế toán
Công ty xăng dầu Hà Sơn Bình có bộ máy kế toán khá hoàn thiện với các nhân viên có tình độ cao đồng đều, từng nhân viên đều có khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Mặt khác việc xử lý nghiệp vụ kế toán phát sinh trên máy tính đã đảm bảo độ chính xác, kịp thời trong công tác kế toán, góp phần đưa công tác kế toán của công ty theo kịp sự phát triển của toàn ngành và khu vực.
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được công ty tập hợp chung là chi phí nghiệp vụ kinh doanh (chi phí bán hàng không hoạch toán trên TK 641, mở chi tiết ra 18 khoản mục chi phí (vấn đề này do đặc điểm đặc thù của ngành xăng dầu đã được Bộ tài chính cho phép). Khi phát sinh chi phí, kế toán chi phí tiến hành hoạch toán chi phí theo mã khoản mục phí và theo từng loại hình kinh doanh do vậy giúp cho việc tính toán kết quả kinh doanh của từng loại hình kinh doanh một cách tương đối chính xác. Từ đó giúp cho việc quản lý chi phí dễ dàng và có hiệu quả hơn. Việc này tuy làm giảm nhẹ công tác hoạch toán chi phí nhưng có khó khăn trong công tác quản lý khi cần bóc tách riêng biệt các khoản cho phí.
Phần bổ xung
Đặc điểm về hệ thống tổ chức sản xuất
Đặc điểm chung của daonh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu.
Hoạt động cơ bản kinh doanh xăng dầu nói một cách ngắn gọn gồm hoạt động mua và bán xăng dầu
Xăng dầu là tên chung của các sản phẩm lọc dầu và hoá dầu có xuất xứ từ nguồn nguyên liệu chính là dầu thô. Các sản phẩm lọc dầu chủ yếu bao gồm: Xăng ô tô (các loại), diesel, dầu hoả, nhiên liệu đốt lò (Mazut), nhiên liệu phản lực, v .v..; các sản phẩm hoá dầu gồm dầu nhờn và mỡ máy với rất nhiều chủng loại với các mục đích sử dụng khác nhau đuợc gọi chung là “ dầu mỡ nhờn”.
- Đặc điểm về thương phẩm hàng hoá (các tính chất lý- hoá):
Là mặt hàng lỏng; dễ cháy nổ trong điều kiện môi trường tự nhiên cũng như sự bất cẩn trong quản lý hàng hóa và tiêu dùng; bị hao hụt do bay hơi tự nhiên trong tất cả các khâu lưu thông hàng hoá cũng như bảo quản, xuất – nhập và vận chuyển; dễ tràn; dễ bị ảnh hưởng tới môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động tiếp xúc với mặt hàng.
Đặc điểm về vai trò , vị trí của mặt hàng và quản lý:
- Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu trong sản xuất, tiêu dùng xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; là đầu vào của nhiều ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như: than, điện, vận tải, thuỷ sản, mía đường, cây công nghiệp, dệt may,.v.v..
- Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm với các biến động chính trị, kinh tế xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
- Đối với Việt Nam xăng dầu được coi là mặt hàng có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng và hoạt động xuất nhập khẩu được quản lý theo phương thức độc quyền Nhà nước (chỉ những doanh nghiệp được nhà nước cho phép mới được quyền nhập khẩu xăng dầu và nhập khẩu theo hạn ngạch) và là mặt hàng kinh doanh có điều kiện của Nhà nước tại các văn bản: Nghị dịnh số 11/1999/NĐ- CP ngày 03.3.1999, Quy chế 187 của Chính phủ và Thông tư 14/BTM ngày 07.7.1999 của Bộ thương mại. Theo đó, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh xăng dầu khi thoả mãn đầy đủ và tuân thủ nghiêm chỉnh các điều kiện do nhà nước quy định như: Cơ sở Vật chất, an toàn cháy nổ và an toàn môi trường, đo lường, chấp hành kỷ luật giá,v.v..; đồng thời chịu sự chi phối của các biện pháp quản lý khác thông qua các công cụ kinh tế (vĩ mô) và kể cả các biện pháp hành chính, mệnh lệnh.
Đặc điểm Nguồn hàng
Việt Nam đã khai thác dầu thô tại thềm lục địa phía Nam. Tuy nhiên, do chưa xây dựng được nhà máy lọc dầu nên đến nay và trong vòng vài năm tới trên 95% nhu cầu xăng dầu của cả nước phải được đảm bảo thông qua nhập khẩu từ các thị trường khác nhau trong khu vực và trên thế giới. Và ngay cả khi nhà máy lọc dầu di vào khai thác trong vài năm tới cũng chỉ đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu, 2/3 còn lại vẫn phải tiếp tục nhập khẩu từ nước ngoài. Cứ tăng 1% GDP dẫn đến tăng 1%- 1,2% nhu cầu xăng dầu.
Như vậy yếu tố đầu vào của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về cơ bản hoàn toàn bị phụ thuộc vào giá cả xăng dầu trên thế giới như một yếu tố khách quan (ngoài ra còn có yếu tố khách quan khác: chính sách thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí và tỉ giá).
Đặc điểm về giá bán
Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không được bán vượt giá tối đa do nhà nước quy định tại thị trường nội địa (Quy chế 187 có khái niệm “giá định hướng” xét thực chất vẫn là giá tối đa với nhiều mức độ khác nhau khi áp dụng cho từng điều kiện cụ thể).
Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu xăng dầu (đầu ra) của doanh nghiệp.
Trường hợp giá mua (đầu vào/ giá vốn hàng hoá/ giá thế giới- Yếu tố khách quan đối với doanh nghiệp) cao hơn giá bán (đầu ra/ giá tối đa/- yếu tố khách quan đối với doanh nghiệp nhưng đồng thời là yếu tố chủ quan của Nhà nuớc) doanh nghiệp sẽ phát sinh lỗ.
Nếu tình trạng này kéo dài suốt năm tài chính thì hiệu quả SX- KD xăng dầu về phương diện kinh tế ( lợi nhuận) của doanh nghiệp sẽ bị âm. Nếu nhà nước bù lỗ (một phần hoặc toàn bộ) / hoặc bù trừ giữa các lợi nhuận của các mặt hàng bằng không (=0). Trong trường hợp này doanh nghiệp không có lợi nhuận để trích lập các quỹ ; trong đó, đặc biệt lã quỹ phát triển sản xuất- một nguồn quỹ quan trọng trong tái sản xuất mở rộng. Như vậy doanh nghiệp hoạt động như một doanh nghiệp công ích nhưng lại không bằng một doanh gnhiệp công ích ở chỗ doanh nghiệp công ích đựoc chi trả lợ nhuận định mức. Tình hình này đã từng xảy ra trong các năm 2000, 2003 và đang xảy ra trong những tháng đầu năm 2004.
Đặc điểm về địa bàn kinh doanh.
Trong cùng một điều kiện về mặt hàng như nhau và giá bán tối đa như nhau :
Doanh nghiệp kinh doanh ở cả những vị trí thuận lợi và không thuận lợi thì ảnh hưởng đến chi phí mà chủ yếu là chi phí vận tải, một trong những khoản chi phí chiếm tỉ trọng đáng kể trong chi phí lưu thông hàng hoá ảnh hưởng tới hiệu quả SX- KD.
ưu thế của các công ty xăng dầu trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
Hệ thống cơ sở vật chất lớn nhất. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản nổi trội để có thể triển khai hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Hệ thống tổ chức và cơ sở kinh doanh lớn nhất gồm cả các địa bàn thuận lợi cũng như khó khăn.
Được chính phủ giao hạn ngạch nhập khẩu lớn nhất (khoảng 60% tổng nhu cầu xăng dầu cả nước), thị phần xăng dầu tại thị trường nội địa là lớn nhất là thuận lợi lớn trong việc duy trì thị phần và thực hiện vai trò chủ đạo;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34751.doc