Báo cáo Thực tập tại Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn

Với lý do Văn Bàn là một Huyện miền núi, của tỉnh Lào Cai có địa hình hiểm trở. Đất rộng người thưa mật độ dân số hiện tại là 52 người/Km2. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp chỉ có: 9.850,57 ha, chiếm 6,91%; Đất lâm nghiệp có: 114.761,51 ha, chiếm 80,47% diện tích tự nhiên. Xuất phát từ tiềm năng, lợi thế trên đặc biệt là tiềm năng tài nguyên đất và tài nguyên rừng. Chính vì vậy mà tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Bàn khoá XVIII, nhiệm kỳ (2005-2010) đã xác định, về cơ cấu phát triển kinh tế mũi nhọn của huyện là: “Nông - lâm - Công nghiệp và dịch vụ” . Trên cơ sở dựa vào tiềm năng, thế mạnh của rừng, nhờ vào sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đã tổ chức thực hiện tốt các chính sách về lâm nghiệp, trong đó phải kể đến công tác giao đất giao rừng, khoanh nuôi khoán bảo vệ rừng của địa phương. Từ đó vai trò của ngành Kiểm Lâm là rất quan trọng với việc quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái và sự sống của nhân loại.

doc26 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Với tư cách là một sinh viên năm cuối sắp ra trường, cùng những kiến thức được các thầy cô trang bị trong nhà trường, kết hợp với việc tự nghiên cứu học tập qua thực tiễn và tham khảo qua sách báo. Điều đó vẫn chưa đủ cho mỗi sinh viên trước khi ra trường phục vụ công tác. Đặc biệt là trong thời gian thực tập 15 tuần lần này, thực sự đã đem lại cho tôi nhiều điều bổ ích và hiểu biết đối với mỗi sinh viên cuối khoá. Trong thời gian đầu, với 5 tuần thực tập đầu tiên đã giúp tôi học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế, cách làm việc, cụ thể hoá những kiến thức từ trong sách vở, có điều kiện cọ sát với thực tế và đời sống xã hội hiện tại. Thực sự đã giúp cho sinh viên hiểu sâu hơn những kiến thức đã được học trong nhà trường, đồng thời có cơ hội thực hành, vận dụng kiến thức của mình để làm quen những công việc, những nhiệm vụ cụ thể thực tế của cơ quan đơn vị. Với mong muốn được tìm hiểu về quê hương nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng tôi trưởng thành, tôi đã liên hệ thực tập tại Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn. Qua 5 tuần thực tập từ 10/1-18/2/2009 với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Bác, cô chú trong Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn. Đã giúp tôi có được một số hiểu biết về cơ quan, để hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp đồng thời có cơ sở định hướng chọn đề tài thực tập, tôi xây dựng nội dung báo cáo như sau: Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp gồm I. Lịch sử hình thành và phát triển của Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn; II. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn; III. Cơ cấu tổ chức, bộ máy và mối quan hệ giữa các bộ phận, tổ công tác và các trạm Kiểm Lâm địa bàn của Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn; IV. Hướng nghiên cứu đề taì thực tập; V. Đánh giá chung năng lực của Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn; Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn TS.Vũ Cương đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập đúng thời gian quy định. Chương I Giới thiệu tổng quan về Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn I. Lịch sử hình thành và phát triển của Hạt Kiểm Lâm huyện văn bàn: 1. Tổng quan về Huyện Văn Bàn: Huyện Văn Bàn là một Huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Lào Cai cách trung tâm Thành phố Lào Cai 75 Km về phía đông nam. Huyện Văn Bàn có tổng diện tích tự nhiên là: 142.608,29 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp có: 9.850,57 ha chiếm 6,91%; Đất lâm nghiệp có: 114.761,51 ha, chiếm 80,47% diện tích; Đất khác có: 17.996,21 Ha chiếm 12,62%. Dân số toàn huyện có: 75.050 người, gồm 11 dân tộc anh em sống sen kẽ trên 80% là dân tộc thiểu số. Huyện Văn Bàn có nhiều tiềm năng lợi thế đặc biệt là tiềm năng lao động; đất đai; tài nguyên rừng chiếm 62,92% diện tích tự nhiên; tài nguyên khoáng sản có mỏ sắt Quý Sa, mỏ Pen Pát lớn nhất nhì quốc gia và vàng sa khoáng.v.v. Song nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp. Do địa bàn rộng lớn phong tục, tập quán của mỗi dân tộc khác nhau, trình độ dân trí còn thấp, tập tục lạc hậu. Cơ sở hạ tầng đã có sự đầu tư song còn thiếu, còn chưa đồng đều so với nhu cầu phát triển. Đó là những trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của hạt Kiểm Lâm huyện văn bàn: Ngày 11/4/1900 tỉnh Yên Bái được thành lập, Huyện Văn Bàn trở thành một châu của tỉnh Yên Bái. Ngày 03/10/1976 tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tỉnh Yên Bái – Nghĩa Lộ – Lào Cai, Văn Bàn là một trong 20 huyện, thị xã của tỉnh Hoàng Liên Sơn. Đến ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai, Văn Bàn là một trong 10 huyện, thị xã của tỉnh Lào Cai. Cùng với sự ra đời và thay đổi của tỉnh và huyện, các phòng ban chức năng trong đó có Hạt Kiểm Lâm của huyện Văn Bàn cũng được củng cố và thay đổi theo các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1973 – 1979: Lực lượng Kiểm lâm được tổ chức theo quy định tại Nghị định 101/CP ngày 21/5/1973 của Hội đồng Chính phủ. Trong giai đoạn này có tên gọi “Kiểm lâm nhân dân” được tổ chức theo hệ thống trong Bộ Lâm nghiệp gồm ba cấp. Trung ương có cục Kiểm Lâm nhân dân trực thuộc Bộ Lâm nghiệp; Cũng trong giai đoạn này, ngày 01/7/1974 Chi cục Kiểm Lâm nhân dân tỉnh Lào Cai và Hạt Kiểm Lâm nhân dân huyện Văn Bàn được thành lập, là cơ quan trực thuộc ủy ban hành chính tỉnh Lào cai và ủy ban hành chính huyện Văn Bàn. Giai đoạn từ 1979 – 1991: Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, về việc điều chỉnh địa giới hành chính sáp nhập tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Chi cục Kiểm Lâm nhân dân Tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập Chi cục Chi cục Kiểm Lâm nhân dân của ba tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Nghĩa Lộ. Chi cục Kiểm Lâm nhân dân Tỉnh Hoàng Liên Sơn, là đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn, Hạt Kiểm Lâm nhân dân huyện Văn Bàn vẫn giữ nguyên. Thực hiện Nghị Định số: 368/CP ngày 08/10/1979 của Hội đồng Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/CP ngày 21/5/1973, quy định hệ thống tổ chức nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm Lâm nhân dân. Đầu năm 1980 Chi cục Kiểm Lâm nhân dân sáp nhập vào Sở lâm nghiệp, Hạt Kiểm lâm Văn Bàn sáp nhập vào Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện. Giai đoạn từ tháng 10/1991- 5/1995: Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hoàng liên sơn thành 2 tỉnh Yên bái và Lào cai. Chi cục Kiểm Lâm nhân dân tỉnh Lào Cai được thành lập lại theo quyết định số: 56/QĐ-UB ngày 05/12/1991 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai trực thuộc Sở Nông Lâm nghiệp. Hạt Kiểm Lâm nhân dân huyện Văn Bàn trực thuộc Chi cục Kiểm Lâm nhân dân tỉnh Lào Cai. Giai đoạn từ tháng 5/1995 - 7/2007: Thực hiện luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 1994. Ngày 18/5/1994 Chính phủ ban hành Nghị Định số: 39/CP, về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm. Tên gọi lực lượng Kiểm Lâm nhân dân được đổi thành lực lượng “Kiểm lâm”. Thực hiện Nghị định số 39/CP và Thông tư số: 07/TC-LĐ ngày 8/8/1994 của Bộ lâm nghiệp, ngày 6/4/1995; Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai ra quyết định số: 135/QĐ-UB, về việc tách Chi cục Kiểm Lâm ra khỏi Sở Nông Lâm nghiệp chuyển thành đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh kể từ ngày 01/3/1995. Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn trực thuộc Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lào Cai. Giai đoạn từ tháng 7/2007 đến nay: Thực hiện Nghị định số: 119/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ, về tổ chức và hoạt động của Kiểm Lâm. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số: 33/2007/QĐ-UBND ngày 11/7/2007, về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của hệ thống Kiểm Lâm tỉnh Lào Cai. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai chuyển về trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ ngày 01/8/2007. Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn trực thuộc Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lào Cai. II. Chức năng, nhiệm vụ: Xuất phát từ những quan điểm và tư tưởng chỉ đạo, về nhiệm vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay đã xác định: “ Rừng vừa là tài nguyên vô cùng quý giá vừa là yếu tố quan trọng bậc nhất của môi trường sinh thái, vì vậy phải có đủ thiết chế để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững”. Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004 đã quy định rõ: 1. Chức năng: Hạt Kiểm Lâm Văn Bàn là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm Lâm, được hoạt động dưới sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Chi cục trưởng và chịu sự điều hành của UBND huyện với mọi hoạt động về lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn quản lý. Hạt Kiểm Lâm là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp và bảo đảm việc chấp hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn. Mối quan hệ được thể hiện theo sơ đồ dưới đây. Sơ đồ Mối quan hệ giữa các đơn vị với cơ quan Hạt Kiểm Lâm Văn Bàn Uỷ ban nhân dân Huyện Văn Bàn Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lào Cai Uỷ ban nhân dân Các xã, thị trấn Các phòng ban Huyện liên quan Hạt Kiểm Lâm Huyện Văn Bàn 2. Nhiệm vụ: - Tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp Huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng phương tiện khác của đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách; - Phối hợp với các cơ quan nhà nớc có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn: Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại rừng; Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. Tổ chức tuần tra truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; Xây dựng lực lượng quần chúng và huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng và giao đất giao rừng. Phối hợp với Hạt Kiểm Lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm Lâm rừng phòng hộ trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn. Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công. - Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Lâm nghiệp: Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền các xã, Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên, tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn, tổ chức theo dõi, cập nhật số liệu diễn biến rừng hàng năm để kịp thời báo cáo. Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc xây dựng các chương trình, đề án phát triển kinh tế Lâm nghiệp trên địa bàn, tổ chức việc khuyến lâm, chuyển giao khoa học công nghệ trong việc phát triển rừng, các mô hình kinh tế trang trại, vườn rừng.v.v. Chỉ đạo cán bộ Kiểm Lâm địa bàn xã tham mưu đắc lực cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc phát triển rừng, giao đất giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc xét duyệt khai thác, tỉa thưa gỗ rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng khoanh nuôi, hưởng lợi.v.v. - Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ: Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật; Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp; Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các trạm kiểm lâm; Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác rừng; Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc trong việc quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, tổ chức việc giao đất giao rừng, công tác khuyến lâm; Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện nhiệm vụ khác do Chi cục trởng Chi cục Kiểm Lâm và Uỷ ban nhân dân cấp huyện. III. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các đơn vị, cơ quan: 1. Biên chế và tổ chức: Tổng biên chế của đơn vị gồm 33 cán bộ công chức, viên chức có tuổi đời từ 24-55; Có 03 dân tộc, Kinh 27 người chiếm 82%, Tày 5 người chiếm 15%, Nùng 01 người chiếm 03%. Trình độ văn hoá trung học cơ sở 05 người chiếm 15%, trung học phổ thông 28 người chiếm 85%; Trình độ chuyên môn trung cấp 14 người chiếm 42%, đại học 19 người chiếm 58%; Trình độ lý luận chính trị trung cấp 02 người chiếm 6%, cao cấp 03 người chiếm 9%. 2. Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo, các bộ phận nghiệp vụ, tổ công tác và các trạm Kiểm Lâm cụm xã: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Hạt Kiểm Lâm huyện Văn Bàn gồm: Ban lãnh đạo Hạt có 01 Hạt trưởng và 02 Phó hạt trưởng; Bộ phận giúp việc gồm 03 bộ phận đó là Bộ phận lý bảo vệ và Bảo tồn thiên nhiên; Bộ phận thanh tra pháp chế; Bộ phận hành chính tổng hợp hậu cần; Tổ Kiểm Lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng có 01 tổ; Trạm Kiểm Lâm cụm xã có 05 trạm. Mối quan hệ được thể hiện theo sơ đồ dưới đây. Sơ đồ Mối quan hệ giữa ban lãnh đạo, các bộ phận nghiệp vụtổ công tác và các trạm Kiểm Lâm cụm xã: Hạt trưởng Phó hạt Trưởng Phó hạt Trưởng Tổ K.Lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng Các trạm kiểm lâm cụm xã Bộ phận thanh tra pháp chế Bộ phận tổng hợp hậu cần Bộ phận quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên 2.1. Ban lãnh đạo: * Hạt trưởng: Là công chức lãnh đạo đứng đầu Hạt Kiểm Lâm phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng Kiểm Lâm tỉnh và trước pháp luật, về sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý toàn diện đơn vị thực hiện nhiệm vụ được pháp luật quy định, có nhiệm vụ: - Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ đối với toàn thể cán bộ công chức thuộc quyền; - Quản lý công tác tổ chức, bố trí, phân công nhiệm vụ cho cán bộ đúng năng lực sở trường; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức. Nắm vững tình hình cán bộ công chức về xuất thân, điều kiện, hoàn cảnh hiện tại, thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ công chức; Quản lý, sử dụng các phương tiện, dụng cụ được trang bị theo quy định và thực hiện chế độ đối với công chức; - Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác chuyên môn của đơn vị và tổ chức triển khai công tác của đơn vị; ra quyết định xử lý công việc theo thẩm quyền - Đề xuất về tổ chức các trạm, tổ công tác phù hợp với phạm vi yêu cầu quản lý; kiểm tra chấn chỉnh toàn bộ hoạt động của cán bộ, công chức theo quy định; - Tổ chức công sở, xây dựng quy chế làm việc của cơ quan và tổ chức thực hiện theo quy định về chế độ công vụ, công sở; thực hiện chế độ thống kê báo cáo; - Tổ chức và phát động các phong trào thi đua của đơn vị; - Xây dựng mối quan hệ công tác với chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, các ban ngành đoàn thể để triển khai nhiệm vụ thuộc thẩm quyền; - Thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan và địa phương. * Phó Hạt trưởng thứ nhất: Tham mưu giúp Hạt trưởng trực tiếp phụ trách 03 bộ phận đó là: Bộ phận lý bảo vệ và Bảo tồn thiên nhiên; Bộ phận thanh tra pháp chế; Bộ phận hành chính tổng hợp hậu cần và thực hiện một số công việc khác. - Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân xây dựng lực lượng quần chúng; Huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. - Hướng dẫn các chủ rừng đặc biệt là các chủ rừng lớn, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng. Theo tinh thần Thông tư số: 05/2008/TT-BNN ngày 14/1/2008 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, về hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. - Phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn Hoàng Liên-Văn Bàn làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên. - Thực hiện, các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công gồm: Chỉ đạo sản xuất, tổ chức việc giao đất giao rừng, công tác khuyến lâm xây dựng phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, trên địa bàn huyện. - Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hạt trưởng phân công. * Phó Hạt trưởng thứ hai: Tham mưu giúp Hạt trưởng trực tiếp phụ trách 02 bộ phận đó là: Tổ Kiểm Lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, 05 trạm trạm Kiểm Lâm cụm xã và thực hiện một số công việc khác. - Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các trạm kiểm lâm và cán bộ Kiểm Lâm địa bàn; - Thường xuyên phối hợp với các phòng ban của Huyện có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng và chính quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ. Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định của nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác rừng của các chủ rừng; - Trình Hạt trưởng hoặc cơ quan có thẩm quyền, xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; - Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hạt trưởng phân công. 2.2. Các bộ phận nghiệp vụ, tổ công tác, trạm Kiểm Lâm cụm xã: * Bộ phận quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên - Bộ phận thanh tra pháp chế và Bộ phận hành chính tổng hợp, hậu cần: - Chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của phó Hạt trưởng thứ nhất; - Trực tiếp tham mưu cho ban lãnh đạo hạt về chuyên môn nghiệp vụ; - Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ, tổ và trạm thực hiện việc quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên ngành; - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Hạt phân công. * Tổ Kiểm Lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng – các trạm Kiểm Lâm cụm xã: - Chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của phó Hạt trưởng thứ hai; - Trực tiếp thực hiện việc kiểm tra kiểm soát chống khai thác, phát phá rừng săn bắn, bẫy bắt vận chuyển buôn bán lâm sản và báo cáo đề xuất xử lý các vi phạm thuộc lĩnh vực chuyên ngành; - Đối với cán bộ Kiểm Lâm địa bàn, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ. Tham mưu cho chính quyền cấp xã quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực chuyên ngành; Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo Hạt phân công. Chương II ĐáNH GIá CHI TIếT về Bộ phận quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên I. Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên: 1. Chức năng của bộ phận: Tham mưu cho Ban lãnh đạo Hạt và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. 2. Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng trong huyện Văn Bàn; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án phát triển kinh tế Lâm nghiệp; Quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; Phương án giao đất giao rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn; Thực hiện công tác khuyến lâm, chuyển giao khoa học công nghệ trong việc trồng rừng, khoanh nuôi khoán bảo vệ rừng và các mô hình kinh tế trang trại, vườn rừng; Tổ chức theo dõi, cập nhật số liệu diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm báo cáo cấp có thẩm quyền phục vụ chiến lược phát triển kinh tế tại địa phương; Xây dựng lực lượng và tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng cấp thôn bản thuộc các xã và các tổ chức lâm nghiệp trên địa bàn; Phối hợp với bộ phận thanh tra pháp chế và tổ Kiểm Lâm cơ động của Hạt. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy trình khai thác, sử dụng rừng; kinh doanh chế biến lâm sản của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân; Phối hợp với Ban quản lý, khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn. Trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng lực quản lý trong cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên. II. Tổ chức, biên chế của bộ phận: 1. Tổ chức, biên chế: Bộ phận quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, được biên chế là: 05 cán bộ đều là nam giới gồm 3 dân tộc Tày: 02 người, dân tộc Kinh: 03 người. Có độ tuổi cao nhất là: 45 tuổi và trẻ nhất là: 25 tuổi. Về trình độ chuyên môn có 5/5 là Đại học, trình độ lý luận chính trị có: 01 cao cấp và 02 Trung cấp. 2. Phân công nhiệm vụ: - Bộ phận trưởng phụ trách chung, kiêm công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án phát triển kinh tế Lâm nghiệp; Quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; - Phó bộ phận trưởng, tham mưu giúp việc cho bộ phận trưởng kiêm công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án khuyến lâm. Chuyển giao khoa học công nghệ trong việc trồng rừng, khoanh nuôi khoán bảo vệ rừng và các mô hình kinh tế trang trại, vườn rừng; - 01 nhân viên, phụ trách công tác phòng cháy chữa cháy rừng gồm các công việc: Tham mưu cho bộ phận xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng trong toàn huyện; Chỉ đạo cán bộ Kiểm Lâm địa bàn phối hợp với các xã xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng cho các xã; Củng cố kiện toàn các Ban chỉ huy những vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện, cấp xã; Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng cấp thôn bản thuộc các xã và các tổ chức lâm nghiệp trên địa bàn; - 01 nhân viên phụ trách công tác, tổ chức theo dõi cập nhật số liệu diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm; Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; Chỉ đạo cán bộ Kiểm Lâm địa bàn phối hợp với các xã thực hiện phương án giao đất giao rừng; Phối hợp với bộ phận thanh tra pháp chế và tổ Kiểm Lâm cơ động của Hạt. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy trình khai thác, sử dụng rừng, kinh doanh chế biến lâm sản của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân; - 01 nhân viên, phụ trách công tác bảo tồn thiên nhiên, có nhiệm vụ chuyên nghiên cứu khoa học bảo tồn các nguồn gen. Đồng thời phối hợp với Ban quản lý, khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn và Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Văn Bàn. Trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao năng lực quản lý trong cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên. III. Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hoạt động sử dụng đất và tài nguyên rừng ở xã Nạm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai: 1. Đặt vấn đề: Đất và rừng là những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Việt Nam được coi là một nước nông nghiệp có tổng diẹn tích tự nhiên là 33.121.159 Ha, xếp thứ 65 trong tổng số 200 nước của thế giới (Theo Quyết định số: 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ, về việc công bố hiện trạng sử dụng đất cả nước phân theo vùng kinh tế năm 2005). Song vì dân số nước ta đông thứ 13, dự ước đến tháng 6 năm 2008 có khoảng 86.116.559 người. Nên bình quân đất tự nhiên theo đầu người xếp vào loại thấp thứ 125, bình quân 0,39 Ha/người, bằng 1/7 mức bình quân trên thế giới. Về đất nông nghiệp theo Quyết định nêu trên có 9.415.568 Ha, bình quân = 1.100 M2/ người. Với thực trạng sử dụng đất nông nghiệp như hiện nay, ước đến năm 2020 nếu đất nông nghiệp được khai thác hết khoảng 10 triệu Ha. Với lượng tăng dân số hiện nay dự báo không dưới 100 triêu người, vào lúc đó đất nông nghiệp sẽ không quá 1.000 M2/ người. Đối với đất lâm nghiệp có 14.677.409,1 Ha. Trong đó: Diện tích có rừng 12.616.699 Ha đạt độ che phủ 37% không kể cây trồng phân tán. Đến thời điểm 31/12/2007, Diện tích có rừng 12.837.333 Ha đạt độ che phủ 38,2% (Theo Quyết định số: 2159/QĐ-BNN-KL ngày 17/7/2008 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, về việc tổng hợp độ che phủ rừng toàn quốc). Sở dĩ có được những kết quả như trên, xuất phát từ những năm 1980-1990 đã có những nguy cơ sử dụng đất không đúng mục đích, nạn phát phá rừng tràn lan để giải quyết lương thực, cây cao su, cà phê.v.v. Nhằm điều chỉnh mối quan hệ trong hệ thống sử dụng đất, sử dụng rừng và phát triển rừng như Luật đất đai năm 1993; Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991; Quyết định số: 327/CP năm 1992 của Chính phủ, về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước, sau đổi là chương trình dự án 661 (Nay điều chỉnh bổ xung bằng Quyết định số: 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 661/QĐ-TTg; Nghị định số: 02/CP năm 1994, về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp. Nay thay thế bằng Nghị định số: 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ, về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Nhờ những chính sách đất đai, những chính sách hỗ trợ từ các nguồn đầu tư của các tổ chức Quốc tế. Đất nước ta đã khôi phục nền kinh tế nông lâm nghiệp về cơ bản đã xoá đói, giảm nghèo đời sống vật chất, tinh thần cải thiện. Nước ta hiện nay không những đủ lương thực ăn mà còn được xuất khẩu nhiều loại mặt hàng nông lâm sản. Đối với lâm nghiệp từ chỗ độ che phủ rừng năm 2005 chỉ là 37%, đến năm 2007 đã đạt 38,2% như vậy chỉ trong 02 năm độ che phủ rừng đã tăng 1,2%. Huyện Văn Bàn là huyện miên núi của tỉnh Lào Cai cũng nằm trong sự phát triển đó. Đây là huyện tích cực thực hiện công tác giao đất giao rừng từ năm 1994 đến nay, đã giao và khoán được trên 65.000 Ha rừng và đất lâm nghiệp chiếm 73% diện tích có rừng. Cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân tích cực đầu tư để quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Xác định đây là nguồn lực rất lớn cho sự phát triển của địa phương, để cho nguồn tài nguyên này duy trì và phát triển bền vững. Một trong những nhiệm vụ cấp bách, lâu dài đặt ra là phải nghiên cứu hiệu quả thực sự của chính sách giao đất giao rừng, tìm ra được giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với đặc thù của từng địa phương cơ sở. Do vậy với tư cách là một sinh viên khoa kinh tế phát triển của trường Đại học kinh tế quốc dân, để góp phần nhỏ bé với những kiến thức đã được tiếp thu tại nhà trường. Em có tâm huyết nghiên cứu về đề tài: “ Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hoạt động sử dụng đất và tài nguyên rừng ở xã Nạm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”. Đây là một trong những xã còn nhiều diện tích rừng thuộc bậc nhất huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Mặc dù với quỹ thời gian có hạn, song em hy vọng rằng báo cáo tổng hợp này sẽ là những định hướng nhất định cho việc nghiên cứu phát triển, xây dựng đề tài tốt nghiệp trong thời gian tới. 2. Những nhiệm vụ cơ bản của công tác giao đất giao rừng: Qua kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu tìm hiểu về những nhiệm vụ cơ bản của công tác giao đất giao rừng, đã rút ra được 14 bước công việc như sau: Bước 1: Thành lập Hội đồng giao đất giao rừng cấp huyện, xã và tổ công tác giúp việc: Theo kế hoạch giao đất giao rừng của Uỷ ban nhân dân huyện Văn Bàn, chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã tiến hành thành lập hội đồng giao đất giao rừng cấp xã. Thành phần gồm Chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã làm chủ tịch hội đồng, các thành viên gồm cán bộ lâm nghiệp, địa chính, mặt trận, phụ nữ. Sau đó hội đồng giao đất giao rừng cấp xã, lựa chọn cán bộ thành lập tổ công tác giúp việc gồm cán bộ Kiểm Lâm địa bàn làm tổ trưởng, cán bộ lâm nghiệp, địa chính, trưởng thôn bản làm tổ viên. Bước 2: Tập huấn nghiệp vụ cho tổ công tác. Do đặc thù công việc phức tạp liên quan đến tài sản, quyền lợi của nông dân, mặt khác mang tính kinh tế, xã hội và khoa học. Do đó yêu cầu đặt ra là phải tập huấn về chủ trương, chính sách và kỹ năng tác nghiệp chính xác giữa hồ sơ với thực tế. Bước 3: Quy hoạch sử dụng đất cấp xã. Là bước công việc khó khăn do quỹ đất lâm nghiệp và rừng xen kẽ, rải rác không tập trung dàn trải trên toàn xã. Nếu như việc xác định đối tượng đất và rừng không tốt sẽ dẫn đến định hướng cho sản xuất không chính xác, khong phù hợp. Hậu quả sẽ dẫn đến những thất bại khôn lường, có thể dẫn đến mất lòng tin từ nhân dân. Vì vậy trong Quy hoạch sử dụng đất nhất thiết phải có sự tham gia của từng chủ rừng và cộng đồng thôn bản. Bước 4: Họp phổ biến chính sách. Với yêu cầu đặt ra là phải được phổ biến tới tất cả mọi người trong cộng đồng thôn, bản về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giao đất giao rừng. Trong đó nhấn mạnh quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng và thông báo phương án quy hoạch sử dụng đất của thôn bản, của xã; Thông báo quỹ đất, rừng có thể giao; Hướng dẫn các chủ rừng đăng ký và làm các thủ tục cần thiết theo quy định của nhà nước. Bước 5: Các hộ gia đình viết đơn đăng ký nhận đất và phương án sử dụng đất. Việc viết đơn nhận đất nhận rừng là bắt buộc đối với tất cả các hộ gia đình, có nhu cầu nhận đất nhận rừng. Đối với việc xây dựng phương án sử dụng đất chỉ bắt buộc với các hộ nhận trên 05 Ha rừng hoặc đất lâm nghiệp. Bước 6: Hội đồng giao đất giao rừng xã xét duyệt mức giao. Việc xét duyệt mức giao phải dựa trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất của xã, nguyên canh, không sáo trộn. Song thực tiễn sẽ xảy ra nếu điều kiện quỹ đất còn lớn thì có thể giao nguyên canh, trong điều kiện không còn quỹ đất để giao theo định mức thì phải tiến hành xét giao bình quân khẩu/ hộ. Bước 7: Chuẩn bị chuyên môn, kỹ thuật giao ngoài thực địa. Xây dựng kế hoạch thực địa, ổn định công tác tổ chức của tổ công tác. Chuẩn bị các nhu cầu về tài liệu bản đồ, đơn nhận đất nhận rừng, biên bản xét duyệt mức giao của hội đồng xã. Các dụng cụ máy GPS, địa bàn cầm tay, thước dây, giấy bút, bảng biểu.v.v. Bước 8: Phúc tra quy hoạch sử dụng đất và dự kiến giao đất. Mục tiêu của phúc tra quy hoạch sử dụng đất, là đánh giá lại tính hợp lý của quy hoạch sử dụng đất đã xây dựng. Dự kiến giao đất là vạch ra phương án giao đất giao rừng, phân định rõ vị trí, diện tích loại đất, loại rừng sẽ phải giao cho từng chủ. Do hội đồng giao đất giao rừng của xã đã xét đến từ trước. Bước 9: Tổ chức giao đất, giao rừng ngoài thực địa. Mục đích xác định ranh giới, toạ độ giữa các chủ rừng với nhau ngoài thực địa và trên bản đồ giao đất giao rừng. Tiến hành đo vẽ lên bản đồ rải thửa cho các chủ rừng, đóng mốc giới cố định. Điều tra đo đếm thu thập số liệu hiện trạng rừng về mật độ, đường kính, chiều cao cây trong ô tiêu chuẩn (nếu có) để tính toán trữ lượng rừng. Bước 10: Tính toán diện tích và trữ lượng rừng. Trên cơ sở các toạ độ GPS cung cấp tiến hành tính toán diện tích cho từng hộ, trên phần mềm Mapinfo. Từ các số liệu mật độ, đường kính, chiều cao cây trong ô tiêu chuẩn tiến hành tính toán xác định loại rừng và trữ lượng rừng cho các chủ rừng. Bước 11: Ký biên bản giao nhận đất và khế ước nhận rừng. Những loại văn bản này được in ấn theo mẫu thống nhất trong toàn quốc, được tổ công tác lập cho từng hộ gia đình. Khi lập xong thông qua cho các hộ kiểm tra lại lần cuối, nếu thấy đúng các thông tin thì tiến hành ký vào biên bản giao nhận và khế ước. Bước 12: Hội đồng giao đất giao rừng xã thẩm định lần cuối, thành quả giao đất giao rừng. Toàn bộ hồ sơ sau khi xem xét không có gì sai sót, thì tiến hành lập biên bản thẩm định kết quả giao đất giao rừng cho tất cả các hộ trong đợt giao. Chuyển hồ sơ cho tổ công tác tiến hành nhân bản theo quy định. Bước 13: Trình Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định. Chủ tịch hội đồng giao đất giao rừng xã, trình toàn bộ hồ sơ lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện. Ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khế ước giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân. Bước 14: Tổ chức lễ bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khế ước giao rừng. Do hội đồng giao đất giao rừng xã, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân xã. Thống nhất lịch và tổ chức buổi lễ bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khế ước giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân tại các thôn bản. 3. Nhận xét ưu, nhược điểm giao đất giao rừng xã Nậm Tha: * Ưu điểm: Một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách, giao đất giao rừng là góp phần bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đất, tài nguyên rừng một cách bền vững. Vì những biến đổi của điều kiện tự nhiên, tiềm thức con người đặc biệt lại là đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Theo trình tự, thủ tục 14 bước của công tác giao đất giao rừng do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định, thì việc triển khai ở xã Nâm Tha đã thực hiện rất tốt. Kết quả sau khi thực hiện giao đất giao rừng xong, không thấy có khiếu nại phải chỉnh sửa hồ sơ hay đề nghị giao lại. Việc tổ chức quản lý và sử dụng những diện tích được giao, đảm bảo đúng quyền lợi và nghĩa vụ theo khế ước. * Nhược điểm tồn tại: Tổng quan về công nghệ trong hoạt động giao đất giao rừng chưa cao, với lý do còn dùng những phương tiện, dụng cụ thô sơ nhiều. Do đó dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, độ chính xác chưa cao. Quỹ thời gian ấn định trong kế hoạch còn hạn hẹp, nguồn tài chính kinh phí phục vụ cho giao đất giao rừng mới chỉ có sự đầu tư của nhà nước. Việc dân đóng góp còn hạn chế, vì tầm nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, kinh tế còn nhiều khó khăn. Sau giao đất giao rừng chính quyền địa phương, chưa được chú trọng đến phong trào hoặc kêu gọi các nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển. Do đó xác định đây những vấn đề cần nghiên cứu và hoàn thiện, cho chính sách giao đất giao rừng phù hợp với điều kiện của từng địa phương. III. Đánh giá chung năng lực của Hạt Kiểm Lâm huện Văn Bàn: 1. Về năng lực: Cơ cấu, tổ chức và bộ máy biên chế (Như đã trình bày ở chương I, phần III) 2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Có trụ sở văn phòng Hạt đặt tại trung tâm Thị trấn Khánh Yên huyện văn bàn, với diện tích xây dựng 2.500 M2, trị giá 4,5 tỷ đồng. Các trạm Kiểm Lâm địa bàn có 05 trạm, bình quân diện tích xây dựng 500 M2/ trạm, trị giá 2,5 tỷ đồng. Các phương tiện phục vụ chuên môn nghiệp vụ gồm Ôtô 02 chiếc, trị giá 800 triệu đồng, trong đó có 01 xe chuyên dụng phục vụ bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; Hệ thống máy tính văn phòng kèm máy FAX, PHOTO 07 bộ, trị giá 250 triệu đồng; Các công trình, dụng cụ phục vụ cứu chữa cháy rừng gồm chòi canh lửa, biển báo cấp cháy rừng, máy khí tượng dự báo cấp cháy rừng, máy phun nước, thổi gió, cưa xăng, bình bột, loa phóng thanh, ống nhòm, máy định vị GPS, dao, cuốc, xẻng, bàn dập lửa, quần áo chống cháy, giầy, mũ bảo hộ.v.v, trị giá 500 triệu đồng. Các phương tiện dụng cụ gồm vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng khác, trị giá 350 triệu đồng. 3. Nguồn kinh phí hoạt động chính của cơ quan: Cơ chế sử dụng nguồn kinh phí, là đơn vị hạch toán báo sổ do Chi cục Kiểm Lâm tỉnh trực tiếp quản lý cấp, phát. Nguồn cung cấp từ ngân sách nhà nước, do Uỷ ban nhân dân tỉnh điều tiết và từ các dự án của Trung ương hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ. Nguồn từ ngân sách huyện chủ yếu phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng ở địa phương, trích từ nguồn dự phòng của huyện. Chương III định hướng đề tài nghiên cứu cho giai đoạn thực tập chuyên đề I. Định hướng thứ tự ưu tiên, lý do chọn đề tài: Xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hạt Kiểm Lâm Huyện Văn Bàn tỉnh Lào cai và những tài liệu có liên quan mà tôi đã nghiên cứu trong thời gian thực tập vừa qua. Trong thời gian thực tập tại Hạt Kiểm Lâm Huyện Văn Bàn tỉnh Lào cai, tôi dự kiến hướng nghiên cứu 03 đề tài thực tập như sau: 1. Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hoạt động sử dụng đất và tài nguyên rừng ở xã Nạm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 2. Nâng cao năng lực nhiệm vụ, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng ở huyện Văn Bàn. 3. Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn loài quý hiếm, trên cơ sở dựa vào cộng đồng địa phương huyện Văn Bàn. Song với điều kiện, tình hình đặc điểm cụ thể của địa phương hiện nay. Liên hệ với thực tiễn địa phương Huyện Văn Bàn. Đối với Hạt Kiểm Lâm trải qua 35 năm thành lập và trưởng thành. Đã có nhiều thành tích to lớn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đó là diện tích rừng ngày càng được phát triển, mỗi năm tăng từ 0,8 – 1,2%; Không có những vụ việc phá rừng, cháy rừng nghiêm trọng; Việc khai thác kinh doanh sử dụng rừng hợp lý theo chiều hớng phát triển bền vững. Lực lượng Kiểm Lâm mặc dù qua từng giai đoạn thăng trầm nhập, tách và tăng giảm biên chế, song cho đến nay đã lớn mạnh cả về quân số và chất lượng. Được trang bị những phương tiện, dụng cụ, cơ sở vật chất phù hợp với su thế phát triển của thời đại, bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do đó tôi chọn đề tài: Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giao đất, giao rừng đến hoạt động sử dụng đất và tài nguyên rừng ở xã Nạm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. II. Những tài liệu sơ bộ đã thu thập được: 1. Tài liệu tổng quan về huyện Văn bàn và xã Nậm Tha; 2. Số liệu báo cáo thống kê về tình hình diễn biến tài nguyên rừng huyện Văn Bàn và xã Nậm Tha, đến thời điểm 31/12/2008; 3. Báo cáo thuyết minh tổng hợp, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất huyện Văn Bàn; xã Nậm Tha giai đoạn (2007 - 2010); 4. Biểu kiểm kê diện tích các loại đất đai huyện Văn bàn đến 01/1/2009; 5. Biểu thống kê, kiểm kê số lượng người ( cá nhân, hộ gia đình ) sử dụng đất. Trong đó có số liệu kết quả giao đất giao rừng huyện Văn bàn đến 01/1/2009; 6. Phương án phát triển rừng sản xuất huyện Văn Bàn giai đoạn 2008-2015, theo Quyết định số: 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; 7. Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng huyện Văn Bàn giai đoạn 2006-2010 và các kế hoạch bổ sung phương án hàng năm; 8. Báo cáo tổng kết công tác Kiểm Lâm về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng huyện Văn Bàn qua các năm; 9. Báo cáo kỹ thuật số 1, về bảo tồn vùng núi Hoàng Liên. Do tổ chức sáng kiến Darwin tài trợ bảo tồn quỹ động thực vật quốc tế (FFI) thực hiện; 10. Dự án khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn – Lào Cai. Đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và Quyết định thành lập (Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên-Văn Bàn), với diện tích 25.669 Ha thuộc 03 xã Nậm Xây, Nậm Xé, Liêm Phú. Kết luận Với lý do Văn Bàn là một Huyện miền núi, của tỉnh Lào Cai có địa hình hiểm trở. Đất rộng người thưa mật độ dân số hiện tại là 52 người/Km2. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp chỉ có: 9.850,57 ha, chiếm 6,91%; Đất lâm nghiệp có: 114.761,51 ha, chiếm 80,47% diện tích tự nhiên. Xuất phát từ tiềm năng, lợi thế trên đặc biệt là tiềm năng tài nguyên đất và tài nguyên rừng. Chính vì vậy mà tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Bàn khoá XVIII, nhiệm kỳ (2005-2010) đã xác định, về cơ cấu phát triển kinh tế mũi nhọn của huyện là: “Nông - lâm - Công nghiệp và dịch vụ” . Trên cơ sở dựa vào tiềm năng, thế mạnh của rừng, nhờ vào sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Đã tổ chức thực hiện tốt các chính sách về lâm nghiệp, trong đó phải kể đến công tác giao đất giao rừng, khoanh nuôi khoán bảo vệ rừng của địa phương. Từ đó vai trò của ngành Kiểm Lâm là rất quan trọng với việc quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái và sự sống của nhân loại. Trên đây là những đánh giá và nhận xét sau đợt thực tập tổng hợp 5 tuần tại Hạt Kiểm Lâm Huyện Văn Bàn tỉnh Lào cai. Đợt thực tập này đã giúp cho tôi có được cơ hội tiếp xúc với thực tế, đồng thời hiểu hơn về ngành Kiểm Lâm, thấy được vai trò của chuyên ngành mà mình đã được tiếp xúc. Quan trọng hơn là giúp cho sinh viên tự tin hơn trong thực tế công việc trước khi ra trường. Riêng đối với bản thân tôi, sau đợt thực tập tổng hợp có những hiểu biết nhất định về cơ quan thực tập, về công việc mà đơn vị mình thực tập đang làm, từ đó giúp cho bản thân tự tin hơn để bắt đầu giai đoạn thực tập chuyên đề. Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với công việc thực tế, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo, các cô, chú trong cơ quan thực tập để hoàn thành giai đoạn thực tập chuyên đề và triển khai xây dựng đề tài tốt nghiệp được tốt hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tận tình chỉ bảo của thầy giáo TS. Vũ Cương để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tổng hợp và chuẩn bị cho giai đoạn thực tập đề tài. Xin chân thành cảm ơn các cô, chú trong cơ quan Hạt Kiểm Lâm Huyện Văn Bàn tỉnh Lào cai. Đặc biệt là Chú Trần Đức Hà, trưởng Bộ phận quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên Hạt Kiểm Lâm, đã tận tình giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tổng hợp này. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32776.doc
Tài liệu liên quan