MỤC LỤC
I/ Quá trình hình thành và phát triển của trường cao đẳng dạy nghề Việt- Đức 2
1. Trường đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành Xây dựng- Bước khởi đầu (1999-2007) 2
2. Trường cao đẳng dạy nghề Việt-Đức ( 2007 đến nay ) 4
3. Kết quả đào tạo gắn với thị trường lao động từ năm 2007 6
4. Quan hệ quốc tế 6
II. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường 8
1. Vị trí 8
2.Chức năng 8
3. Nhiệm vụ 8
4. Quyền hạn 9
III/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà trường 11
IV/ Số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên trường cao đẳng nghề Việt-Đức 16
V/ Cơ sở vật chất của trường và nguồn vốn đầu tư 18
VI/ Thực trạng máy móc, trang thiết bị dạy nghề 20
VII/ Mục tiêu nhiệm vụ đến năm 2015, định hướng 2020 21
1. Mục tiêu chung 21
2. Mục tiêu cụ thể 21
KẾT LUẬN 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Trường cao đẳng nghề Việt - Đức Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I/ Quá trình hình thành và phát triển của trường cao đẳng dạy nghề Việt- Đức
Tên trường: Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam – Germany Vocational Training College
Địa chỉ trụ sở chính: Khu hành chính 15-phường Liên Bảo- Thành phố Vĩnh Yên-Tỉnh Vĩnh Phúc
Cơ quan quản lý trực tiếp: UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Trình độ đào tạo: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, liên kết.
1. Trường đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành Xây dựng- Bước khởi đầu ( 1999-2007)
Tiền thân của trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc là từ một trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành xây dựng được thành lập vào tháng 11/1998. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XII về giáo dục đào tạo và phát triển các chương trình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010.
Thực hiện Quyết định số: 1335/QĐ – UB ngày 01 tháng 6 năm 1999 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống các cơ sở dạy nghề tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, ngày 04 tháng 5 năm 2000, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ký quyết định thành lập trường đào tạo nghề Vĩnh Phúc trên cơ sở nâng cấp trung tâm đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ ngành xây dựng và chuyển giao quản lý nhà nước từ ngành Xây dựng sang ngành Lao động thương binh xã hội.
Trải qua 6 năm đào tạo, trường Đào tạo nghề Vĩnh Phúc đã không ngừng lớn mạnh cả về tiềm lực cơ sở vật chất, năng lực trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, quy mô, và chất lượng đào tạo.
Tháng 5/2000, mặc dù cơ sở vật chất còn rất khó khăn nhưng Nhà trường đã tiến hành tuyển sinh và đào tạo ngay khóa 1 chỉ có 04 lớp học với 180 học sinh hệ chính quy, ở 2 chuyên ngành: Điện nước và Gò hàn.
Đến năm 2007, lưu lượng học sinh của trường là hơn 3000 học sinh gồm 10 nghề tập trung dài hạn. Ngoài ra, trường còn liên kết đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, đào tạo ngoại ngữ cho xuất khẩu lao động, đào tạo lái xe môtô hạng A1….
Tổng hợp quá trình hoạt động đào tạo từ năm 2000-2007
* Quy mô đào tạo:
Năm học
Quy mô đào tạo
Hệ đào tạo
Dài hạn
Ngắn hạn
Liên kết
2000-2001
180
180
2001-2002
497
396
101
2002-2003
1139
440
639
60
2003-2004
1320
732
464
124
2004-2005
1436
1069
180
187
2005-2006
2045
1648
210
187
2006-2007
3011
2161
500
350
Nguồn: Phòng Hành chính-Tổ chức
* Đội ngũ cán bộ giáo viên:
Năm học
Tổng số
Trình độ
Thạc sỹ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Trình độ khác
2000-2001
20
01
10
05
04
2001-2002
29
01
14
05
06
03
2002-2003
45
01
26
09
06
03
2003-2004
65
02
31
16
13
03
2004-2005
95
02
40
31
16
06
2005-2006
98
05
50
16
17
10
2006-2007
101
05
61
07
18
10
Nguồn:Phòng Hành chính-Tổ chức
Tháng 2/2007 thực hiện Luật giáo dục 2005 và Luật dạy nghề, Nhà trường đã nâng cấp chuyển đổi thành Trường Trung cấp dạy nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
2. Trường cao đẳng dạy nghề Việt-Đức ( 2007 đến nay )
Ngày 03/7/2007 Nhà trường đã nâng cấp thành Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc tại quyết định số 922/QĐ-BLĐTBXH của Bộ lao động TB&XH.
Ngày mới thành lập 5/2000 Nhà trường mới chỉ tuyển sinh và đào tạo khóa 1 với 180 học sinh hệ chính quy ở hai chuyên ngành: Điện nước và Gò hàn. Cho đến nay, Nhà trường không ngừng tăng quy mô đào tạo, mở rộng ngành nghề góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận. Cụ thể số lượng học sinh đã ra trường:
- Hệ công nhân kỹ thuật bậc 3/7 ( nay là trung cấp nghề): 2.421 người
- Hệ sơ cấp nghề: 2.666 học viên
- Hệ đào tạo bồi dưỡng thường xuyên: 21.500 học viên
Nhà trường hiện tại đang đào tạo theo 3 cấp trình độ với quy mô 4.066 học sinh, sinh viên. Trong đó:
- Cao đẳng nghề: 465 sinh viên
- Trung cấp nghề: 3.031 học sinh
- Sơ cấp nghề ( quy đổi ): 570 học viên
Ngành nghề đào tạo cũng được mở rộng với cao đẳng nghề đào tạo 4 nghề, trung cấp nghề đào tạo 12 nghề, sơ cấp nghề đào tạo 8 nghề.
Trong những năm qua, Nhà trường là đơn vị tích cực tham gia phát triển mạng lưới đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thông qua việc đỡ đầu, liên kết đào tạo tại chỗ các đơn vị như sau: Trường Trung cấp kỹ thuật Vĩnh Phúc; Trung tâm GDTX Vĩnh Tường; Trung tâm dạy nghề Phúc Yên; Trung tâm dạy nghề Lập Thạch; Trung tâm dạy nghề Vĩnh Tường; Trường THPT bán công Triệu Thái; Xã An Tường-Vĩnh Tường...
Ngoài ra nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao cho Tỉnh, Nhà trường cũng đã liên kết đào tạo Đại học tại Trường như: Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên; Đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên; Viện đại học mở Hà Nội; Học viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng...
Ngoài công tác đào tạo, Nhà trường cũng luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ giáo viên. Năm 2005 Nhà trường đã có 2 thiết bị dạy nghề tự làm đạt giải 01 giải nhì và 01 giải ba tại hộ thi thiết bj dạy nghề tự làm toàn quôc; năm 2006 Nhà trường có 01 giáo viên được cử đi thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc; năm 2007 tại hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh Vĩnh Phúc Nhà trường đã có hai giải pháp được công nhận; học sinh Nhà trường luôn đạt giải cao tại các hội thi giỏi nghề tỉnh; năm 2008 học sinh Nhà trường đạt 04 giải nhì và 04 giải ba.
3. Kết quả đào tạo gắn với thị trường lao động từ năm 2007
Trong những năm vừa qua, Nhà trường luôn chủ động trong việc tiếp xúc với doanh nghiệp để định hướng cho quá trình đào tạo của mình, thông qua các hình thức như: mời doanh nghiệp góp ý về chương trình đào tạo; đào tạo hệ sơ cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp; liên hệ cho học sinh thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể tuyển chọn luôn số học sinh này vào làm việc. Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ thường xuyên với nhiều doanh nghiệp như: Công ty Honda Việt Nam; Công ty Cơ khí chính xác Việt Nam 1; Công ty DIEZEN; Công ty COSMOS; Công ty lắp máy Hà nội; Công ty cơ khí Nam Hồng Hà nội....
Công tác tư vấn việc làm sau tốt nghiệp cũng đã được triển khai khá tốt, kết quả học sinh ra trường đi làm ngay đạt trên 80% và sau 1 năm gần như 100% các học sinh đều có việc làm. Thậm chí như trong năm vừa qua, học sinh ra trường không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp đến tuyển dụng.
4. Quan hệ quốc tế
Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc là một trong 11 trường dạy nghê trong cả nước được thụ hưởng vốn vay ODA của CHLB Đức với tổng số 2 triệu EUR để đầu tư trang thiết bị dạy nghề tập trung cho 3 lĩnh vực: Cơ khí cắt gọt; Điện- Điện tử và công nghệ ôtô. Dự án này được thực hiện bắt đầu từ ngày 26/4/2007, quá trình vận động và triển khai tới nay đã đi vào giai đoạn đấu thầu. Tháng 1/2009 đã tiến hành lắp đặt thiết bị.
Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của dự án Hỗ trợ kỹ thuật dạy nghề Việt Nam ( TVET) . Qua đó trường đã có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức của Đức như: Tổ chức hợp tác phát triển Đức tại Việt Nam ( GTZ); Ngân hàng tái thiết Đức (KFW); DED; CIM; InWENT. Các tổ chức này đã giúp đỡ Nhà trường trong các lĩnh vực:
- Phát triển và đổi mới chương trình dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động và các tiêu chuẩn quốc tế.
- Cung cấp các tài liệu giảng dạy và học tập phù hợp
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp.
Ngoài mối quan hệ với các tổ chức của CHLB Đức, Nhà trường cũng thường xuyên quan hệ các tổ chức quốc tế khác như: Tổ chức tình nguyện viên Hàn quốc ( KOICA); Hội đồng giáo dục Anh ( British council); Đại sứ quán Nhật bản... nhằm hỗ trợ đầu tư trang thiết bị và con người trong quá trình đào tạo. Cụ thể:
- Từ năm 2004-2007: Tổ chức KOICA đã cử 6 tình nguyện viên đến làm việc tai trường, hỗ trợ Nhà trường giảng dạy tiếng Hàn quốc và một số lĩnh vực chuyên môn khác như: Cơ khí; Điện tử. Đồng thời cũng đã hỗ trợ trang thiết bị cho Trường ở các nghề Điện tử; Tin học; ngoại ngữ...với tổng số khoảng 75.000USD.
- Năm 2006, Đại sứ quán Nhật bản đã viện trợ không hoàn lại toàn bộ thiết bị hàn, cắt công nghệ cao cho Nhà trường với tổng giá trị là 100.000USD.
- Hội đồng giáo dục Anh thường xuyên tổ chức các Hội nghị trao đổi chuyên môn, tìm hiểu hợp tác giữa Nhà trường và một số trường của Vương quốc Anh.
II. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường
1. Vị trí
Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc là cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc, chịu sự quản lý của Nhà nước về giáo dục đào tạo của Sở lao động TB&XH, Sở giáo dục đào tạo Vĩnh Phúc và Tổng cục dạy nghề- Bộ lao động TB&XH.
Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính sự nghiệp, có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2.Chức năng
Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật viên bậc cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc các lĩnh vực Cơ khí chế tạo; Cơ khí động lực; Điện; Điện tử; Công nghệ tin học và các nghề khác có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.
Chương trình đào tạo theo chương trình khung của Bộ lao động TB&XH, hệ thống văn bằng, chứng chỉ theo qui định của Luật giáo dục. Trường là cơ sở nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ mới phục vụ cho công tác đào tạo sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Vĩnh Phúc và các địa phương khác.
3. Nhiệm vụ
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ thuật thực hành nghề nghiệp tương xứng với chuẩn trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với thị trườn lao động.
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển Nhà trường đệ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở định hướng chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ UBND Tỉnh giao.
- Tổ chức tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng các ngành nghề được giao theo chỉ tiêu kế hoạch.
- Liên kết đào tạo Đại học, cao đẳng, trung cấp và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc các chuyên ngành Nhà trường đang đào tạo có cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện.
- Đào tạo định hướng, ngoại ngữ để xuất khẩu lao động trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu khoa học, tổ chức sản xuất và dịch vụ sản phẩm của trường gắn với đào tạo nghề theo phương châm học đi đôi với hành.
- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật của Tỉnh và khu vực.
4. Quyền hạn
- Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng nghề.
- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.
- Quyết định thành lập các đơn vị trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức hoạt động của trường; quyết định bổ nhiệm các chức vụ cấp trưởng phòng, khoa, xưởng, trung tâm và tương đương trở xuống.
- Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động dạy nghề về lập kế hoạch dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề, tổ chức thực tập dạy nghề. Hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.
- Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của trường.
-Được Nhà nước giao đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đơn đặt hàng; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật
III/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà trường
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Khoa Điện – Điện tử
Khoa Cơ khí
Khoa Cơ bản
Khoa Xây dựng
Tổ môn chính trị
TT TV việc làm, XKLĐ và SX
CÁC LỚP HỌC SINH
Các hội đồng tư vấn
HIỆU TRƯỞNG
Phòng Đào tạo
Tổ chức Đảng và đoàn thể
CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Phòng HC_TC
Phòng Tài chính kế toán
Phòng QL Thiết bị và Vật tư
Phòng Công tác học sinh
Phòng nghiên cứu KH và HTQT
Bộ máy tổ chức của Nhà trường được thực hiện đảm bảo theo điều lệ trường cao đẳng nghề và được quy định rõ tại quy chế tổ chức hoạt động của Nhà trường.
Hiện trường đang duy trì cơ cấu tổ chức trực tuyến-chức năng nhằm đảm bảo tốt công tác quản lý và phù hợp với những đổi mới trong nhu cầu lao động thị trường. Mô hình này bao gồm các bộ phận trong đó các cá nhân hoạt động trong cùng một lĩnh vực chức năng như: đào tạo, hành chính-tổ chức, tài chính kế toán, quản lý thiết bị và vật tư, công tác học sinh, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, được hợp nhóm trong cùng một đơn vị cơ cấu. Mô hình có nhiều ưu điểm phù hợp với tổ chức một trường học: (1) hiệu quả tác nghiệp cao (2) phát huy đầy đủ hơn ưu thế của chuyên môn hóa các công việc (3) đơn giản hóa công việc đào tạo do công việc được chuyên môn hóa (4) chú trọng hơn đến các tiêu chuẩn nghề nghiệp (5) tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao.
Đứng đầu trường là ban giám hiệu gồm hiệu trưởng và 2 hiệu phó hỗ trợ công việc cho hiệu trưởng.
Hiệu trưởng: chịu trách nhiệm quản lý trường theo chế độ một thủ trưởng, điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường. Phó hiệu trưởng giúp hiệu trưởng trong việc quản lý điều hành các hoạt động của trường, thay mặt hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và hiệu trưởng về kết quả công việc được giao.
Phòng đào tạo:
- Giúp xây tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề hàng năm và dài hạn của nhà trường.
- Lập kế hoạch và tổ chức các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề,
- Lập kế hoạch và tổ chức, quản lý tuyển sinh, thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng, chứng chỉ nghề, bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên.
Phòng hành chính tổ chức:
- Thực hiện công tác hành chính tổng hợp, văn thư, lưu trữ, lễ tân, đối ngoại.
- Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ với giáo viên, cán bộ, nhân viên, công tác bảo vệ nội bộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật.
- Đề xuất tổ chức thực hiện quyết định của hiệu trưởng về điều chuyển, sử dụng hoặc tu sửa, cải tạo nhà làm việc, phòng học, phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học, nhà ăn, ký túc xá học sinh.
- Tổ chức thực hiện quản lý tài sản công, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, y tế, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ an ninh trật tự trong trường.
Phòng tài chính-kế toán:
- Giúp hiệu trưởng quản lý công tác tài chính hàng quý hàng năm theo quy định về chế độ tài chính – kế toán của nhà nước.
- Tổ chức kiểm tra các khoản thu và sử dụtaim kê đánh giá định kì tài sản, thiết bị kỹ thuật theo quy định nhà nước.
Phòng công tác sinh viên:
- Đề xuất giúp hiệu trưởng trong việc giáo dục và quản lý sinh viên
- Theo dõi giúp đỡ học sinh tự học, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động sản xuất và những hoạt động khác ngoài giờ học.
- Quản lý học sinh nội trú.
- Đề xuất và thực hiện các chính sách chế độ ưu đãi, kiến nghị về khen thưởng và kỷ luật sinh viên.
Phòng quản lý thiết bị và vật tư:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mua sắm vật tư thiết bị thực hành theo định mức vật tư và tiến độ giảng dạy.
- Tổng hợp thống kê thiết bị, vật tư của nhà trường, thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.
- Lập kế hoạch bảo trì trang thiết bị theo định kỳ
- Tổ chức thực nghiệm khoa học công nghệ vào dịch vụ sản xuất theo ngành nghề đào tạo.
Phòng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:
- Là đầu mối làm việc với các tổ chức quốc tê có liên quan.
- Triển khai thực hiện và phát triển dự án ODA của cộng hòa liên bang Đức và các dự án với các quốc gia khác.
Hợp tác với các tập đoàn quốc tế, các doanh nghiệp để phát triển dịch vụ kỹ thuật và đào tạo nhân lực.
Tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu về việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào công tác đào tạo của nhà trường.
Đề xuất, tổ chức thực hiện công tác liên kết đào tạo.
Tham gia vào việc chuyển giao ứng dụng công nghệ mới.
Trung tâm tư vấn việc làm, XKLĐ và thực nghiệm sản xuất:
Liên hệ và tổ chức thực hiện cho học sinh đi thực tập theo chương trình kế hoạch đào tạo.
Liên hệ với các cơ sỏ sản xuất và dịch vụ việc làm, giới thiệu việc làm cho học sinh tốt nghiệp ra trường.
Đề xuất và tổ chức thực hiện quyết định của hiệu trưởng về việc xuất khẩu lao động, liên kết với các đơn vị được phép xuất khẩu lao động, tổ chức đào tạo định hướng và xuất khẩu lao động đi làm việc và tu nghiệp sinh tại nước ngoài.
Quản lý thống kê dõi theo dấu vết của học sinh sau khi ra trường.
Các khoa và tổ bộ môn:
Bao gồm: khoa điện – điện tử, cơ khí, xây dựng, khoa học cơ bản, tổ môn chính trị.
Các khoa và bộ môn trực thuộc trường có nhiệm vụ:
Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của trường.
Thực hiện biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công, tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề.
Quản lý giáo viên, nhân viên, người học nghề thuộc đơn vị mình.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy nghề.
Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của hiệu trưởng.
IV/ Số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên trường cao đẳng nghề Việt-Đức
Giáo viên dạy nghề phải có các tiêu chuẩn sau đây:
Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
Đạt trình độ chuẩn theo quy định
Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Lý lịch bản thân rõ ràng.
Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề:
a- Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao.
b- Giáo viên dạy lý thuyết nghề trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành; giáo viên dạy thực hành phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoạc là nghệ nhân,công nhân kỹ thuật tay nghề cao.
c- Giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên; Giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao.
d- Trường hợp những giáo viên quy định tại các điểm a,b,c nếu không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có các chứng chỉ sư phạm nghề.
Từ ban đầu trường chỉ đào tạo 2 chuyên ngành là Điện nước và Gò hàn, đến nay trường đã mở rộng ra thành 9 ngành nghề tập trung dài hạn và 3 nghề đào tạo ngắn hạn và 5 sơ cấp nghề . Cùng với xu hướng ngày càng gia tăng các ngành nghề đào tạo thì số lượng và chất lượng giáo viên cũng đều phải tăng lên tương ứng từ 20 giáo viên năm 2000 đã tăng lên là 140 giáo viên năm 2009.
Theo số liệu thống kê hàng năm của phòng hành chính- tổ chức của nhà trường về số lượng và cơ cấu giảng viên như sau:( 2007- dự kiến đến cuối năm 2009)
Trình độ giáo viên
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
SL
%
SL
%
SL
%
Sau đại học
22
20,7
25
20,8
30
21,8
Đại học
73
68,9
82
68,3
97
68,7
Cao đẳng
5
4,7
5
4,1
5
3,7
Trung cấp, thợ bậc cao
6
5,7
8
6,8
8
5,8
Tổng cộng
106
100
120
100
140
100
Nguồn: Phòng Hành chính- Tổ chức
Dự kiến tổng số giáo viên cơ hữu của Nhà trường đến năm 2010 là 160 người:
Trình độ thạc sĩ trở lên: 35 người
Trình độ đại học: 110 người
Trình độ cao đẳng: 6 người
Thợ bậc cao: 9 người
Ngoài đội ngũ giáo viên cơ hữu của trường, để đảm bảo cho công tác đào tạo đạt chất lượng cao, nhà trường thường xuyên hợp đồng trên 30 giáo viên thỉnh giảng có học hàm, học vị cao, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy các trường đại học, cao đẳng: Đại học bách khoa, học viện kỹ thuật quân sự, Viện đại học mở Hà nội, đại học Thái Nguyên, đại học công nghiệp Hà nội...
Ngoài ra nhà trường còn hợp đồng với các cán bộ kỹ thuật giỏi ở các cơ quan, doanh nghiệp tham gia giảng dạy, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa nhà trường với cơ sở sản xuất.
V/ Cơ sở vật chất của trường và nguồn vốn đầu tư
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Cơ sở hạ tầng hiện có:
Tổng diện tích đất trường: 33.813 m2
Nhà làm việc và các hạng mục phụ trợ có diện tích: 1.500 m2
Phòng học lý thuyết có diện tích: 1.200 m2
Diện tích xưởng thực hành: 2.802 m2
Diện tích nhà thư viện: 1.200m2
Diện tích ký túc xá: 2.800 m2
Nhà hội trường 500 chỗ có diện tích: 722 m2
Nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn : 127.644 triệu đồng được huy động từ các nguồn:
Nguồn vốn ngân sách của Tỉnh Vĩnh Phúc.
Nguồn vốn chương trình mục tiêu của Bộ lao động TB&XH
Nguồn vốn ODA của Cộng hòa liên bang Đức ( thiết bị dạy học)
Nguồn vốn thu từ người học.
Các nguồn vốn tài trợ khác.
Kế hoạch sử dụng vốn:
Mở rộng trường, xây dựng bổ sung lớp học,nhà xưởng.
Đầu tư trang thiết bị thực hành.
Xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình giảng dạy.
Trang bị thư viện phục vụ cho giảng dạy và học tập
Biểu sử dụng vốn vay đến năm 2010:
Đơn vị: triệu đồng
TT
Nguồn vốn
2007
2008
2009
2010
1
Vốn ngân sách chi thường xuyên
3.200,0
4000
4.500,0
5.000,0
2
Vốn chương trình mục tiêu
5000
5000
5.000,0
5.500,0
3
Vốn đóng góp từ người học
870
1000
1.200,0
1.500,0
4
Nguồn vốn thu khác
800
1000
1.200,0
1.500,0
5
Nguồn vốn đầu tư XDCB và vốn đối ứng dự án ODA
7.000,0
7.000,0
8.000,0
`10.000,0
6
Nguồn vốn ODA
20.000,0
10.000,0
10.000,0
7
Nguồn vốn tài trợ khác( Hàn quốc, Nhật...)
2.024,3
2.000,0
2.000,0
3.000,0
Tổng cộng
19.224,3
40.000,0
31.900,0
36.500,0
Nguồn: Phòng tài chính-kinh tế
Để đảm bảo chất lượng đào tạo của một trường cao đẳng nghề, trường sẽ tập trung các nguồn lực vào việc nâng cao trình độ giáo viên, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, đặc biệt chú trọng đối với các nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng, xây dựng chương trình, giáo trình theo chương trình khung của Bộ lao động TB&XH đồng thời phù hợp với thực tế của thị trường lao động, đầu tư cho thư viện, xây dựng phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, mở rộng hạ tầng phù hợp với quy mô đào tạo trước mắt và lâu dài.
VI/ Thực trạng máy móc, trang thiết bị dạy nghề
Bằng kinh phí mua sắm trang thiết bị đào tạo từ nguồn chương trình mục tiêu do Bộ lao động TB&XH cấp, kết hợp với kinh phí tự có, tranh thủ các nguồn tài trợ nước ngoài ( Hàn quốc, Nhât Bản...) trong những năm qua nhà trường đã trang bị cho các xưởng và phòng thực hành ( Điện dân dụng, Điện công nghiệp, Nước, Gò, Hàn, Tiện, Công nghệ ô tô, Thú y, May công nghiệp, Tin học, Ngoại ngữ, sửa chữa máy tính...). Trang thiết bị ngày càng được hiện đại hóa như: Hàn tự động và bán tự động, máy gia công kim loại kỹ thuật số CNC...
Tổng số trang thiết bị đã đầu tư: 11.694,818 triệu đồng
Xưởng thực hành ô tô, xe máy: 1.654,55 triệu đồng
Xưởng thực hành hàn: 1.946,07 triệu đồng
Xưởng thực hành cắt gọt kim loại: 2.174,85 triệu đồng
Xưởng thực hành nguội cơ bản: 42,155 triệu đồng
Xưởng thực hành nước: 83,066 triệu đồng
Xưởng thực hành điện, điện tử: 1.456,98 triệu đồng
Phòng thực hành tin học: 620 triệu đồng
Phòng học ngoại ngữ: 486,4 triệu đồng
Xưởng thực hành cắt may: 280,341 triệu đồng
Tổng số kinh phí đầu tư mua sắm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập là: 3.022,406 triệu đồng ( gồm ô tô, bàn ghế, bảng học sinh, tủ, bàn ghế làm việc, máy tính, máy phô tô...)
Nhà trường thường xuyên bổ sung trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tế sản xuất, đồng thời đổi mới chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy tiếp cận với trình độ công nghệ sản xuất hiện đại, nhờ vậy chất lượng học sinh ra trường ngày càng được nâng cao. Qua 7 năm kể từ ngày thành lập Nhà trường đã tuyển sinh đào tạo được 7 khóa học sinh,đã có 6 khóa tốt nghiệp ra trường, trong đó có khoảng 85%-90% học sinh tìm được việc làm tại các khu công nghiệp của tỉnh, được các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đánh giá cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp của học sinh Nhà trường đào tạo.
VII/ Mục tiêu nhiệm vụ đến năm 2015, định hướng 2020
1. Mục tiêu chung
Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành đạt trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong công nghiệp thích ứng với thị trường lao động.
2. Mục tiêu cụ thể
Căn cứ nghị quyết 06-NQQ/TU ngày 25/2/2008 của Tỉnh Ủy về việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015, định hướng 2020 và căn cứ vào điều kiện thực tế của Nhà trường, Trường cao đẳng nghề Việt-Đức Vĩnh Phúc xây dựng định hướng phát triển theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 từ nay đến 2010:
Củng cố nâng cao chất lượng đào tạo, ổn định cơ sở vật chất. Giai đoạn này Nhà trường không đặt vấn tăng quy mô mà giữ ổn định đến năm 2010 là 5000 học sinh sinh viên, trong đó:
Cao đẳng nghề: 1.200 sinh viên ( tính đến năm 2010)
Trung cấp nghề: 3.050 học sinh
Sơ cấp nghề ( quy đổi ): 750 học sinh
Giai đoạn 2 từ 2010 đến 2015: Bắt đầu từ xây dựng cơ sở vật chất mới, mở rộng ngành nghề và quy mô đến 8.000 học sinh, sinh viên.
Giai đoạn 3 từ 2015-2020: Ổn định cơ sỏ vật chất tại cơ sở mới, nâng cao quy mô đào tạo ổn định 10.000 học sinh, sinh viên.
+ Nghề đào tạo:
Căn cứ vào thị trường lao động của tỉnh Vĩnh Phúc và khu vực, Nhà trường tổ chức đào tạo các nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tổ chức đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, đào tạo theo địa chỉ...Trước mắt từ nay đến năm 2015 nhà trường tập trung đào tạo các ngành nghề:
* Cao đẳng nghề đào tạo 8 nghề:
1. Hàn
2. Cắt gọt kim loại
3. Điện công nghiệp
4. Điện tử công nghiệp
5. Công nghệ ô tô
6. Kế toán doanh nghiệp
7. Công nghệ thông tin
8. Kỹ thuật xây dựng
* Trung cấp nghề đào tạo 14 nghề:
1. Hàn
2. Điện tử dân dụng
3. Điện tử công nghiệp
4. Điện dân dụng
5. Điện công nghiệp
6. SC máy lạnh và điều hòa không khí
7. Cấp thoát nước
8. Cắt gọt kim loại
9. Kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính
10. Quản trị mạng máy tính
11. Công nghệ ô tô
12. May và thiết kế thời trang
13. Kế toán doanh nghiệp
14. Lắp đặt điện nước
* Sơ cấp nghề đào tạo 13 nghề và có thể mở rộng theo nhu cầu thị trường:
May công nghiệp
Tin học ( văn phòng, autocad, thiết kế đồ họa...)
Ngoại ngữ ( Anh văn, Hàn quốc, Trung văn...)
Hàn
Sửa xe máy
Tiện; phay...
Cấp thoát nước
Cốt thép xây dựng
Điện dân dụng
Điện tử dân dụng
SC máy lạnh và điều hòa không khí
Nhà hàng khách sạn
Lái xe ô tô...
Ngoài ra Nhà trường còn tổ chức liên kết với các trường đại học, cao đẳng, tổ chức đào tạo hệ vừa học vừa làm và tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ các chuyên ngành mà doanh nghiệp, địa phương có nhu cầu.
* Thời gian đào tạo: Đào tạo Cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề theo chương trình khung của Bộ lao động TB&XH
Cao đẳng nghề: 3 năm
Trung cấp nghề: 2 năm
Sơ cấp nghề: 3-6 tháng
* Liên kết đào tạo:
Phát triển mô hình liên kết với một số trường nước ngoài có uy tín đào tạo du học tại chỗ.
Tổ chức liên kết với các trường đại học, các học viện tổ chức mở lớp đào tạo hệ chính quy và không chính quy, đào tạo liên thông tại trường gồm các chuyên ngành địa phương mà địa phương có nhu cầu, lưu học sinh bình quân khoảng 500 học sinh. Giải quyết vấn đề thiếu hụt cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ ở địa phương.
Mặt khác Nhà trương tiếp tục các hình thức liên kết, đặt lớp tại các doanh nghiệp; địa phương cấp huyện, xã nhằm mở rộng mạng lưới đào tạo và đáp ứng yêu cầu đào tạo tại chỗ của người lao động.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, kinh tế Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là công nghiệp. Với tiềm năng phát triển kinh tế lớn, Vĩnh Phúc đang là nơi đầu tư lý tưởng cho của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời với quá trình công nghiệp hóa, Vĩnh Phúc có tốc độ đô thị hóa nhanh. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi nhu cầu lao động kỹ thuật rất lớn. Cao đẳng nghề là nhu cầu bức thiết để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao cho sự phát triển công nghiệp nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc nói chung, bởi vì lực lượng lao động được đào tạo của cao đẳng nghề (kỹ sư thực hành) vừa có kiến thức chuyên môn kỹ thuật vững vàng, vừa có kỹ năng thực hành nghề cao, có tác phong công nghiệp đáp ứng được yêu cầu của công nghệ sản xuất hiện đại. Mặc dù đầu vào học sinh tăng lên đều đặn qua các năm nhưng chất lượng đầu ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lao động tay nghề cao của các doanh nghiệp. Về vấn đề này, đội ngũ giáo viên giảng dạy đóng vai trò rất quan trọng, bên cạnh sự hỗ trợ không nhỏ của các tài liệu, chương trình giảng dạy, máy móc thiết bị hỗ trợ giảng dạy và thực hành. Vì vậy, em muốn chọn đề tài về nguồn nhân lực của trường để tìm hiểu và nghiên cứu. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế , em mong được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô chú, anh chị trong trường và đặc biệt là sự hướng dẫn của cô giáo: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền để em có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!!!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Điều lệ và quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc
Báo cáo tình hình thực hiện công tác đào tạo của Nhà trường, định hướng phát triển đến 2015.
Đề án thành lập trường Trung cấp nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc
Đề án thành lập trường Cao đẳng nghề Việt- Đức Vĩnh Phúc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6624.DOC