Tiểu luận Phát triển kinh tế theo hướng bền vững thực trạng và giải pháp

Mục Lục I Mở đầu 2 II. Nội dung 4 1.Định nghĩa phát triển bền vững 4 2. Về mặt kinh tế ở Việt Nam 4 2.1 Tăng trưởng kinh tế: ta đánh giá ở 2 khía cạnh 4 2.1.1Quy mô sản lượng quốc gia 4 2.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 2.2 Thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt nam giai đoạn (2000-2007) 5 2.2.1 Thực trạng về quy mô 5 2.3 Cơ cấu kinh tế 5 2.4 Cơ cấu xuất nhập khẩu: 6 3. Tiến bộ xã hội 7 3.1 Tuổi thọ 7 3.1.1 khái niệm” 7 3.1.2 Yếu tố ảnh hưởng tuổi thọ: 7 3.1.3 Ở Việt Nam: 8 3.2 Trình độ dân trí giáo dục: 8 3.3 Chỉ số GDP bình quân đầu người: 9 3.4 Chỉ số phát triển con người 9 3.4.1 Khái Niệm: 9 3.4.2 Đối với Việt Nam: 9 3.4.3 Thế Giới: 10 4.Cải thiện môi trường: 11 4.1 Môi trường sống: 11 4.1.1 Thực trạng tại Việt nam: 11 4.1.2 Nguyên nhân: 11 4.1.3 Giải pháp cải thiện môi trường: 12 III. Kết luận 13 I. Mở đầu : Tiền đề lịch sử Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài người nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới phát triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội. Tiên phong cho các trào lưu này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Uỷ ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyến khích con người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ có quyền khai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phải được duy trì nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử dụng theo một cách thức tương tự. Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế giới bảo vệ động vật hoang dã", tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin - nhà bảo vệ môi trường Thuỷ Sĩ đã đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiên nhiên. Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II (UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU). Các tổ chức này đã phối hợp chặt chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương trình hành động hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững. Năm 1951, UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạng bảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm 50". Tài liệu này được cập nhật vào năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu quan trọng của "Hội nghị về môi trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũng được xem như là "tiền thân" của báo cáo Brunđtland. Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry Cômmner "Vòng tròn khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh" (1973) và công trình "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về một nền hoà bình lâu dài" của Amory Lovins (1977). Khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được đề cập và bổ sung với những đóng góp quan trọng thể hiện trong các tác phẩm của Maurice Strong (1972), và Ignacy Sachs (1975). Đặc biệt khái niệm này được đề cập toàn diện nhất trong công trình của Laster Brown "Xây dựng một xã hội bền vững" (1981). Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO. Tuy nhiên. khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland (1987). Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gở bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002). Tuy nhiên ở Việt Nam "Phát triển bền vững” là khái niệm khá mới lạ. Tiến hành xây dựng và thao tác hoá khái niệm này phù hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh thế giới hiện nay sẽ có ý nghĩa quan trọng. Các nghiên cứu khoa học môi trường, khoa học xã hội, trong đó đặc biệt là kinh tế học, xã hội học, và luật học hy vọng sẽ có nhiều đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống quan điểm lý luận về phát triển bền vững ở nước ta trong những thập niên sắp tới. Có thể nói phát triển bền vững là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cục hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước. Nguyên thủy, nó phản ánh sự quan ngại đối với một số quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao tăng thu nhập hiện tại cho nhanh, mà không để ý đến những nguy hại dài lâu của lối phát triển ấy đến môi trường sinh thái (tàn phá rừng, sa mạc hóa .), đến trữ lượng hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên (quặng mỏ, dầu hỏa, khí đốt). Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt thì phải làm sao) là một phát triển không bền vững. Có người còn thêm rằng lối phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó thật "nóng" đó không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phát triển kinh tế theo hướng bền vững thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục I Mở đầu 2 II. Nội dung 4 1.Định nghĩa phát triển bền vững 4 2. Về mặt kinh tế ở Việt Nam 4 2.1 Tăng trưởng kinh tế: ta đánh giá ở 2 khía cạnh 4 2.1.1Quy mô sản lượng quốc gia 4 2.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 2.2 Thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt nam giai đoạn (2000-2007) 5 2.2.1 Thực trạng về quy mô 5 2.3 Cơ cấu kinh tế 5 2.4 Cơ cấu xuất nhập khẩu: 6 3. Tiến bộ xã hội 7 3.1 Tuổi thọ 7 3.1.1 khái niệm” 7 3.1.2 Yếu tố ảnh hưởng tuổi thọ: 7 3.1.3 Ở Việt Nam: 8 3.2 Trình độ dân trí giáo dục: 8 3.3 Chỉ số GDP bình quân đầu người: 9 3.4 Chỉ số phát triển con người 9 3.4.1 Khái Niệm: 9 3.4.2 Đối với Việt Nam: 9 3.4.3 Thế Giới: 10 4.Cải thiện môi trường: 11 4.1 Môi trường sống: 11 4.1.1 Thực trạng tại Việt nam: 11 4.1.2 Nguyên nhân: 11 4.1.3 Giải pháp cải thiện môi trường: 12 III. Kết luận 13 PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I. Mở đầu : Tiền đề lịch sử Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài người nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới phát triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội. Tiên phong cho các trào lưu này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Uỷ ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyến khích con người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ có quyền khai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phải được duy trì nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử dụng theo một cách thức tương tự. Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế giới bảo vệ động vật hoang dã", tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin - nhà bảo vệ môi trường Thuỷ Sĩ đã đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiên nhiên. Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II (UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU). Các tổ chức này đã phối hợp chặt chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương trình hành động hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững. Năm 1951, UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạng bảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm 50". Tài liệu này được cập nhật vào năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu quan trọng của "Hội nghị về môi trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũng được xem như là "tiền thân" của báo cáo Brunđtland. Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry Cômmner "Vòng tròn khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh" (1973) và công trình "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về một nền hoà bình lâu dài" của Amory Lovins (1977). Khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được đề cập và bổ sung với những đóng góp quan trọng thể hiện trong các tác phẩm của Maurice Strong (1972), và Ignacy Sachs (1975). Đặc biệt khái niệm này được đề cập toàn diện nhất trong công trình của Laster Brown "Xây dựng một xã hội bền vững" (1981). Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO. Tuy nhiên. khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo Brundrland (1987). Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gở bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002). Tuy nhiên ở Việt Nam "Phát triển bền vững” là khái niệm khá mới lạ. Tiến hành xây dựng và thao tác hoá khái niệm này phù hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh thế giới hiện nay sẽ có ý nghĩa quan trọng. Các nghiên cứu khoa học môi trường, khoa học xã hội, trong đó đặc biệt là kinh tế học, xã hội học, và luật học hy vọng sẽ có nhiều đóng góp cho việc hoàn thiện hệ thống quan điểm lý luận về phát triển bền vững ở nước ta trong những thập niên sắp tới. Có thể nói phát triển bền vững là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cục hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước. Nguyên thủy, nó phản ánh sự quan ngại đối với một số quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao tăng thu nhập hiện tại cho nhanh, mà không để ý đến những nguy hại dài lâu của lối phát triển ấy đến môi trường sinh thái (tàn phá rừng, sa mạc hóa...), đến trữ lượng hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên (quặng mỏ, dầu hỏa, khí đốt). Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt thì phải làm sao) là một phát triển không bền vững. Có người còn thêm rằng lối phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó thật "nóng" đó không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai. II. Nội dung: 1. Định nghĩa phát triển bền vững: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." 1. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. 2. Về mặt kinh tế ở Việt Nam: 2.1 Tăng trưởng kinh tế: ta đánh giá ở 2 khía cạnh 2.1.1Quy mô sản lượng quốc gia: Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI). Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. 2.1.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăngtrưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Và có công thức sau: g = dY/Y × 100(%) Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và g là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế(%) 2000 6,79 2001 6,89 2002 7,08 2003 7,34 2004 7,79 2005 8,44 2006 8,23 2007 8,48 ( Theo niên giám tổng cục thống kê ) 2.2 Thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt nam giai đoạn (2000-2007) 2.2.1 Thực trạng về quy mô Năm GDP (Tỷ VND) 2000 441646 2001 481295 2002 535762 2003 613443 2004 715307 2005 839211 2006 974266 2007 1144015 (Theo niên giám Tổng cục thống kê) Ta thấy trong giai đoạn này quy mô kinh tế của nước ta có xu hướng tăng và được biểu như biểu đồ sau: 2.2 Cơ cấu kinh tế: Trong năm 2007 cùng với tăng trưởng kinh tế cao là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Theo nhóm ngành kinh tế, nông, lâm nghiệp-thủy sản vốn tăng thấp, năm nay lại gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh lớn nên tăng thấp và tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành này tiếp tục giảm (hiện chỉ còn dưới 20%). Công nghiệp-xây dựng tiếp tục tăng hai chữ số, cao nhất trong ba nhóm ngành, nên tỷ trọng trong GDP tiếp tục tăng (hiện đạt gần 42%), phù hợp với giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dịch vụ được mở cửa rộng hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nên đã tăng cao hơn tốc độ chung, nhờ đó đã chặn được sự sút giảm trong tỷ trọng GDP của nhóm ngành này trong thời kỳ 1995 - 2004 và cao hơn năm trước Tuy nhiên cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng chậm so với mục tiêu đề ra. Riêng năm 2008, dự kiến tỷ trọng nông lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP đạt 21,7%, trong khi mục tiêu đến năm 2010 chỉ đạt 15-16%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng là 40% (mục tiêu năm 2010 là 43-44%); Tỷ trọng dịch vụ chiếm 38,3% (mục tiêu năm 2010 là 40-41% 2.3 Cơ cấu xuất nhập khẩu: Trong tình hình hiện nay, các DN nên tập trung vào việc sản xuất hàng phục vụ thị trường nội địa kết hợp đẩy mạnh xuất khẩu, tiết giảm chi phí, tăng tỷ trọng hàng có mức độ sáng tạo cao; chủ động tạo mẫu mã, hạn chế tối đa việc gia công hàng công nghiệp thuần túy… DN  xuất khẩu cần những hỗ trợ  về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, cơ chế “một cửa”, chương trình xúc tiến thương mại và cải cách hành chính… Thực trạng cơ cấu ngoại thương trong những năm gần đây(2000-2007): Năm % Xuất khẩu/GDP %Nhập khẩu/GDP 2000 55,03 57,5 2001 54,61 56,89 2002 56,79 61,96 2003 59,29 67,65 2004 65,74 73,29 2005 69,36 73,54 2006 73,56 78,61 2007 76,79 90,22 Tỷ VNĐ 3. Tiến bộ xã hội: 3.1 Tuổi thọ: 3.1.1 khái niệm” Tuổi thọ ( Lifespan) nói chung dùng để chỉ thời gian sinh tồn thường thấy ở một loài sinh vật. Từ này cũng được dùng cho những thứ gì có thể bị hỏng sau một thời gian như máy móc, dụng cụ. 3.1.2 Yếu tố ảnh hưởng tuổi thọ: Những yếu tố không thay đổi được: giới tính: phụ nữ sống lâu hơn phái nam. di truyền: bệnh tim mạch làm chết sớm được truyền xuống con cái, v.v... Những yếu tố địa lý: cao độ: Người trên cao nguyên sống lâu hơn [2]. khí hậu thiên tai Những yếu tố xã hội: giáo dục tội phạm chiến tranh kinh tế y tế: bệnh tật: Bệnh AIDS là một yếu tố quan trọng cắt giảm tuổi thọ của nhiều thế hệ tại châu Phi. vệ sinh dinh dưỡng ô nhiễm điều trị, v.v... 3.1.3 Ở Việt Nam: Theo kết quả Bộ Y tế Việt Nam đưa ra ngày 2 tháng 1 năm 2006, tuổi thọ trung bình của người Việt là 71,3 tuổi; so với 65 tuổi vào năm 1998. Thống kê ước lượng quãng đời khi sanh tại Việt Nam Năm Khi sanh ra hy vọng sẽ sống đến (số năm) Hạng % thay đổi 2003 70,05 120 2004 70,61 125 0.80 % 2005 70,61 126 0.00 % 2006 70,85 126 0.34 % 2007 71,07 123 0.31 % 3.2 Trình độ dân trí giáo dục: Chỉ số giáo dục được xây dựng trên tỉ lệ biết chữ của người lớn (từ 15 tuổi trở lên) và trên tỉ lệ ghi danh theo học các bậc tiểu học, trung học và đại học gộp lại. Nhưng tỉ lệ biết chữ chiếm 2/3 hệ số, trong khi tỉ lệ ghi danh ở tiểu, trung và đại học chỉ chiếm 1/3 mà thôi. Nói cách khác, căn bản quan trọng để tính toán chỉ số giáo dục giữa các quốc gia là tỉ lệ biết chữ Tỉ lệ biết chữ là gì? Tỉ lệ biết chữ không có nghĩa đơn giản là tỉ lệ biết đọc biết viết. Theo định nghĩa khái niệm “kỹ năng biết chữ của người lớn” trong cuộc khảo sát quốc tế về tình trạng biết chữ của người trưởng thành được thực hiện từ 1994 - 1998 (IALS, International Adult Literacy Survey), nó có nghĩa là “sự hiểu biết và khả năng sử dụng thông tin để có thể vận dụng một cách hiệu quả các kiến thức đòi hỏi trong một xã hội tri thức của thế kỷ 21”. Nói cách khác, biết chữ có nghĩa là kiến thức và kỹ năng xử lý thông tin mà con người cần phải có khi đọc các tài liệu thường gặp hằng ngày trong công việc làm, ở gia đình hay trong cộng đồng. Khi thực hiện cuộc khảo sát này để tính tỉ lệ biết chữ của một nước, người ta không đo lường cá nhân về kiến thức lý thuyết hay khả năng nhớ thuộc lòng các thông tin, mà chỉ khảo sát khả năng triển khai và giải thích ý nghĩa của các tài liệu dưới nhiều dạng khác nhau: văn xuôi, văn vần, các tài liệu hướng dẫn, các thông báo, biểu mẫu xin việc, bảng biểu thống kê, tài liệu định lượng, các tính toán... Căn cứ trên điểm số các thang đo lường ấy, người ta phân chia dân chúng trong mỗi nước theo các mức biết chữ và tính tỉ lệ trong từng mức, từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất). Mức 3 đòi hỏi kỹ năng tương đương với tốt nghiệp THPT và năm đầu đại học. Mức 4 và 5 đòi hỏi kỹ năng xử lý thông tin cao hơn, tương đương với trình độ đại học. 3.3 Chỉ số GDP bình quân đầu người: GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP(PPP) của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó. GDP được tính theo sự ngang giá của sức mua (tiếng Anh: purchasing power parity hay viết tắt: (PPP) của mỗi loại tiền tệ tương đối theo một chuẩn chọn lựa (thông thường là đồng đôla Mỹ). 3.4 Chỉ số phát triển con người: 3.4.1 Khái Niệm: Phát triển con người chính là, và phải là, sự phát triển mang tính nhân văn. Đó là sự phát triển vì con người, của con người và do con người. Quan điểm phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no. Năm đặc trưng của quan điểm phát triển con người là: Con người là trung tâm của sự phát triển. Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển. Việc nâng cao vị thế của người dân(bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến). Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc tịch... Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... HDI là một thước đo tổng quát về phát triển con người. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau: Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình. Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học). Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người. 3.4.2 Đối với Việt Nam: Đối với nước ta, theo Báo cáo phát triển con người các năm từ 2001 đến 2005 do UNDP công bố, động thái HDI như sau: Năm 2001 giá trị HDI bằng 0,682, xếp thứ 101/162 nước; năm 2002 giá trị HDI bằng 0,688, xếp thứ 109/173 nước; năm 2003 giá trị HDI bằng 0,688, xếp thứ 109/175 nước; năm 2004 giá trị HDI  bằng 0,691, xếp thứ 112/177 nước và năm 2005 giá trị HDI bằng 0,704,  xếp thứ 108/177. Như vậy, trong 5 năm HDI của nước ta về giá trị đã tăng lên được 0,022 (tức 2,2%), trung bình mỗi năm tăng 0,0044 (tức 0,44%); song về thứ hạng, nước ta vẫn ở tốp các nước sau thứ 100, thuộc tốp sau của nhóm có HDI trung bình. Xem xét cụ thể hơn, từ năm 2001 đến năm 2002, HDI của ta tăng khá - từ 0,682 lên 0,688, đến 2003 giữ nguyên và từ 2004 mới tăng lên. Năm 2004 HDI đạt 0,691, tăng  0,003 (tức 0,3%) so với năm 2003, trong đó: Chỉ số tuổi thọ đạt 0,733, cao hơn năm 2003 là 0,7%; chỉ số kinh tế đạt 0,523, cao hơn năm 2003 là 1,7%; chỉ số giáo dục đạt 0,815, kém năm 2003 là 1,6% và kém năm 2002 là 3,1%. So với năm 2004, HDI năm nay (2005) đạt 0,704, tăng 0,013% (tức 1,3%), trong đó: Chỉ số tuổi thọ đạt 0,758, cao hơn năm 2004 là 0,025 (tức 2,5%); chỉ số kinh tế đạt 0,537, cao hơn năm 2004 là 0,014 (tức 1,4%); chỉ số giáo dục đạt 0,815 (giữ nguyên). Tuy nhiên báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của LHQ cho thấy, Việt Nam hiện có chỉ số phát triển con người HDI ở hạng trung bình, với chỉ số là 0,733. So với năm trước, Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước. 3.4.3 Thế Giới: Chỉ số HDI của 10 nước đầu: = giữ nguyên = tăng = giảm vị trí  Iceland 0.968 ( 1)  Na Uy 0.968 ( 1)  Úc 0.962 ()  Canada 0.961 ( 2)  Ireland 0.959 ( 1) Thụy Điển 0.956 ( 2)  Thụy Sỹ 0.955 ( 2)  Nhật Bản 0.953 ( 1)  Hà Lan 0.953 ( 1)  Pháp 0.952 () Trong khi đó Việt Nam đứng vị trí 105 Việt Nam 0.733 Nguồn: Human Development Reports, Liên hiệp quốc 2007 3.4.4 Giải pháp nâng cao HDI ở Việt Nam: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam là cơ quan chủ trì cùng với các viện nghiên cứu hữu quan dựa vào các nguyên tắc cơ bản về chiến lược phát triển con người đã được Đảng ta đề ra để xây dựng hệ thống các tiêu chí phản ánh một cách toàn diện và đồng bộ các mặt của đời sống xã hội từ tầm vĩ mô đến vi mô quán triệt được tinh thần HD, HDI. Trong đó, khi nghiên cứu HD, HDI về mặt phương pháp luận cần đặt trong hoàn cảnh của nước ta theo bộ ba: Nhu cầu, năng lực và cơ hội của con người. Vấn đề nhu cầu của con người Việt Nam ở khu vực thành thị, nông thôn, miền núi, ngoài ba lĩnh vực đã nêu trong bộ HDI truyền thống cần xác định xem còn có những khía cạnh đặc thù nào cần phải định lượng và có thể định lượng được. HD, HDI và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) là những kiến thức bổ ích, thiết thực nhằm hình thành quan niệm sống đúng đắn trong cuộc sống cộng đồng cho thế hệ trẻ trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Do vậy, cần khẩn trương đưa kiến thức này vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khoá trong các trường trung học phổ thông (như UNDP đã tiến hành thí điểm tại một số trường ở Hà Nội). Cải thiện chỉ số tuổi thọ của người dân như bằng các biện pháp cụ thể như giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ sinh, tăng cường sức khỏe bà mẹ, giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS và các bệnh chủ yếu khác. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã, ấp, gia đình văn hoá thành một chủ trương với nội dung rõ ràng, thiết thực, có ý nghĩa đối với sự phát triển cộng đồng bền vững. Cần có kế hoạch đưa HD, HDI vào nội dung xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, trong đó có lồng ghép mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mục tiêu phát triển của Việt Nam. Các quan điểm về HD, HDI cần được truyền thông rộng rãi cho mọi người dân và cán bộ tại các địa phương và các ngành, đặc biệt là ngành dân số, gia đình và trẻ em để họ có phương pháp luận vững chắc triển khai thực hiện các biện pháp mà Chiến lược dân số giai đoạn 2006-2010 đã đề ra là: Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống 15-20%, tăng tuổi thọ trung bình lên đạt 70-71 tuổi, chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần nâng lên rõ rệt, củng cố thiết chế gia đình, an ninh gia đình, bản sắc dân tộc trong một xã hội an toàn, lành mạnh với môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện. Hệ thống quản lý thông tin dân số cộng đồng cũng cần được gắn chặt với các tổ chức nghiên cứu HDI và xây dựng báo cáo phát triển con người. 4.Cải thiện môi trường: 4.1 Môi trường sống: 4.1.1 Thực trạng tại Việt nam: Cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, thực hiện theo Hệ thống Dự báo Ô nhiễm gọi tắt là ISSP trên 10 tỉnh thành, cho biết xếp theo thứ hạng về mức độ ô nhiễm về đất, nước và không khí, TP.HCM đứng đầu, kế đó là Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, và Cần Thơ. Ngòai sự kiện chiếm đầu bảng, Sài Gòn và Hà Nội, hai thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước, cũng chiếm đến nửa tổng lượng khí thải gây ô nhiễm.  4.1.2 Nguyên nhân: Theo kết quả cuộc nghiên cứu về ô nhiễm môi trường tại Việt Nam do World Bank thực hiện vừa qua, lượng phát thải gây ô nhiễm nhiều nhất đến từ các họat động kỹ nghệ.  Kể về chi tiết, các ngành gây ô nhiễm môi sinh cao nhất ở Việt Nam là ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, từ sản xuất thực phẩm như nước giải khát đến sản xuất kỹ nghệ như khoáng chất, kim lọai và giấy, gỗ, hoặc sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, trang phục v.v… Riêng ở Sài Gòn và Hà Nội, lượng phát thải gây ô nhiễm nhiều nhất đến từ ngành công nghiệp hóa chất. Kể từ khi kinh tế phát triển, sinh thái của không ít tỉnh, thành Việt Nam có dấu hiệu ngày càng ô nhiễm. Cục Bảo vệ Môi trường thừa nhận rằng ô nhiễm bụi là một vấn đề nghiêm trọng của đất nước thời gian này.  4.1.3 Giải pháp cải thiện môi trường: Trong thời gian này vấn đề ô nhiễm môi trường được nhắc đến khá nhiều ở Việt Nam.  Chính phủ đề ra một số biện pháp cải thiện môi sinh như ban hành luật bảo vệ môi trường và luật đa dạng sinh học; thực hiện việc thanh tra môi trường, và buộc dân chúng tuân theo các qui định về môi trường. Nhiều cuộc hội thảo theo xu hướng hội nhập quốc tế cũng được tổ chức, bàn về vấn đề môi trường đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên chính phủ có qui định về an tòan môi trường, thế nhưng doanh nghiệp có hòan tòan tuân theo, và giới trách nhịêm có kiểm sóat được hữu hiệu hay không, là một vấn đề khác: Theo chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên - Môi trường Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh "Trước khi khu công nghiệp được đi vào họat động, họ phải trình duyệt, khẳng định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với tòan bộ khu công nghiệp (KCN) đó. Khi KCN đi vào họat động, nhà máy phải có bộ phận xử lý đạt mức độ nhất định mới được đưa ra hệ thống chung, và khi đó ban quản lý có thể họat động dưới sự kiểm sóat của cơ quan địa phương. Giai đọan thứ ba, khi KCN đã đầy cộng sở, nhà máy thì việc kiểm sóat chặt chẽ hơn, và người ta đòi hỏi cơ sở hạ tầng về mặt xử lý nước, xử lý rác, xử lý nước thải phải đầy đủ hơn.  Thế rồi, đến giai đọan đầy đủ tất cả các nhà máy thì yêu cầu càng gắt gao hơn.  Ban quản lý chung về mặt môi trường của KCN đó và một nhà máy trong KCN đó đều bị đòi hỏi rất gắt gao về vấn đề quản lý môi trường. Thế mà chúng tôi cũng chỉ thấy họ làm đến như thế thôi.  Chúng tôi không có lực lượng để có thể rải ra hết từng nơi, theo dõi các KCN đó nó như thế nào.  Sự quan tâm của chúng tôi thì cũng chỉ là gặp đâu làm đó thôi, chứ không có lực lượng để làm một hệ thống bài bản" III. Kết luận Như ta đã biết vấn đề phát triển kinh tế bền vững được đánh giá ở ba khía cạnh đó là kinh tế, xã hội, môi trường. Ở Việt Nam tóm lại ta thấy có những điểm đươc và không được như sau: thứ nhất, về kinh tế ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao điển hình là năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP đat 8.4% cao nhất trong 10 năm qua chỉ đứng sau Trung Quốc và tăng trưởng lien tục trong một thời gian dài. Tuy nhiên quy mô GDP thì tương đối nhỏ và về cơ cấu kinh tế thì nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trên 20% tuy vậy tỷ trọng 2 nhóm ngành còn lại là công nghiệp và dịch vụ đang tăng lên trong khi tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm. Thứ hai, về mặt xã hội tuổi thọ trung bình của nước ta tương đối thấp xấp xỉ vào khoảng 70 tuổi và đứng thứ 123 trên thế giới tuy vậy tuổi thọ trung bình của nước ta cũng tăng nhanh từ 65 tuổi(1998) lên 71.8 tuổi(2007). Về giáo dục thì trình độ giáo dục thì tỷ lệ người lớn biết chữ ở nước ta là 94% và tỷ lệ dân số đi học đúng tuồi là 80% . về thu nhập bình quân đầu người thì có thể nói nước ta thuộc loại có thu nhập thấp dưới 1000usd/ người (2007). Thứ ba, về môi trường thì nước ta đang trong tình trạng bị ô nhiễm môi trường trầm trọng nhất là 2 thành phố lớn là Hồ Chí Minh và Hà Nội còn giải pháp cải thiện môi trường thì thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yêu cầu… Nói chung để phát triển một cách bền vững thì ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế thì chúng ta cần chú trọng vào mặt xã hội và môi trường. Đề xuất cá nhân của em là: khi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thì cần phải thẩm định những dư án này một cách thận trọng về công nghệ của những dự án này để đảm bảo về mặt kinh tế lẩn môi trường tránh tình trạng tiếp nhận một cách ồ ạt không những không có hiệu quả kinh tế mà còn phá hoại môi trường sống của nước ta. Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPht tri7875n kinh t7871 VN theo h4327899ng b7873n v7919ng.doc
Tài liệu liên quan