Báo cáo thực tập tại Viện Chiến lược phát triển trực thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư

Sau 5 tuần thực tập tại ban dự báo Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư tôi đã hiểu rõ được sự cần thiết của quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan và thấy được mối quan hệ giữa các bộ phận thuộc Viện gắn liền với các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Sau khi nghiên cứu kĩ một số tài liệu công trình nghiên cứu khoa học của Viện Chiến lược phát triển và đặc biệt là các tài liệu của ban Dự báo tôi thấy nhiều vấn đề trong đó gây ấn tượng mạnh mẽ và thúc đẩy tôi quan tâm như vấn đề cơ sở khoa học được áp dụng nghiên cứu vấn đề thực tiễn Đề xuất 1 số đề tài chuyên đề thực tập : - Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam - Định hướng chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đến năm 2010 - Vấn đề phát triển khu kinh tế của khẩu đối với việc tăng trưởng và phát triển vùng Đông Bắc

doc20 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại Viện Chiến lược phát triển trực thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đào tạo đội ngũ tri thức trẻ là một trong những công tác được quan tâm hàng đầu đặc biệt là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Xu thế thời đại hiện nay là thời đại của tri thức khoa học, sự phát triển không ngừng của công nghệ. Vì vậy những thử thách đặt ra đối với sinh viên ngày một lớn đòi hỏi không chỉ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, tiếp thu những kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn phải học hỏi những kiến thức thực tế ngoài xã hội và vận dụng những kiến thức đã học đó vào trong thực tiễn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng tham mưu tư vấn cho Chính phủ về kinh tế, hoạch định những chính sách phát triển kinh tế xã hội cho đất nước, trong đó Viện Chiến lược phát triển là cơ quan nghiên cứu khoa học tổng hợp, tham mưu về lĩnh vực chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế của cả nước và các vùng lãnh thổ. Được vinh dự thực tập tại Viện Chiến lược phát triển và được sự giúp đỡ của cán bộ thuộc ban dự báo, em đã hiểu biết hơn về chuyên nghành quản lý nhà nước về kinh tế khi áp dụng vào thực tiễn và sự cần thiết của quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là ở Việt Nam đang trong quá trình đổi mới. Trong 5 tuần thực tập tổng hợp vừa qua, nhờ sự phân công của khoa Kế hoạch và Phát triển với sự hưỡng dẫn, giúp đỡ tận tình của giáo viên phụ trách thầy Th.S. Bùi Đức Tuân và các cán bộ tại ban Dự báo của Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là Th.S. Đặng Quốc Tuấn đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, do vậy em đã được tìm hiểu về tình hình chung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các công việc và hoạt động của Viện Chiến lược phát triển và ban Dự báo. Trong thời gian thực tập tổng hợp vừa qua và thời gian sắp tới, em mong muốn được sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy giáo và cán bộ hướng dẫn những kiến thức qua thực tiễn thu được sẽ là những kinh nghiệm bổ ích làm hành trang cho tương lai và công việc sau nay của em . Phần I: Khái quát lịch sử hình thành của Viện Chiến lược phát triển Viện Chiến lược phát triển trực thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày nay được thành lập trên cơ sở tiền thân là hai vụ của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước ( nay là Bộ kế hoạch và Đầu tư : Vụ Tổng kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế. Viện Chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp có vị trí tương đương Tổng cục loại I, hoạt động trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, quản lý cơ sở vạt chất kỹ thuật, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học theo phân cấp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. A. giới thiệu sơ bộ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1, Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư : Do yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, ngày 08-10-1955 nhà nước thành lập Uỷ ban Kế hoạch quốc gia để thực hiện nhiệm vụ từng bước kế hoạch hoá việc khôi phục và phát triển văn hoá xã hội của đất nước, xây dựng dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhà nước. Từ đó hệ thống kế hoạch hoá từ trung ương cho tới địa phương được thành lập bao gồm : - Uỷ ban kế hoạch của các bộ ở trung ương. - Ban kế hoạch khu tỉnh huyện nằm trong uỷ ban hành chính khu vực tỉnh huyện. Ngày 6/10/1961 hội đồng chính phủ ra nghị định 158/CP quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban kế hoạch nhà nước. Theo đó, Uỷ ban kế hoạch nhà nước có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế và văn hoá quốc dân theo đường lối chính sách của đảng và nhà nước. Uỷ ban kế hoạch nhà nước có trách nhiệm quản lý công tác xây dựng cơ bản theo đúng đường lối chính sách nhà nước. Ngày 25/3/1974 Hội đồng chính phủ chính thức phê chuẩn điều lệ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kế hoạch nhà nước bằng nghị định 49/CP, bao gồm các chức năng sau : - Thực hiện kế hoạch hoá nền kinh tế. - Tham mưu cho lãnh đạo Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế có kế hoạch. - Nghiên cứu dự đoán kinh tế. - Tổng hợp cân đối và xây dựng dự án dài hạn 5 năm, nghiên cứu hướng dẫn về phương pháp chế độ kế hoạch hoá. Ngày 05/10/1990 Chỉ thị của Hội đồng bộ trưởng đã khẳng định vị trí của cơ quan kế hoạch nhà nước trong gian đoạn chuyển đổi của nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần. Ngày 27/10/1992 Chính phủ quyết định đưa Viện quản lý kinh tế trung ương về Uỷ ban kế hoạch nhà nước quản lý. Ngày 12/08/1994 Chính phủ ban hành nghị định 86/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạchnhà nước. Ngày 21/10/1995 thực hiện nghị quyết kỳ họp thứ VIII của Quốc hội khoá IX sát nhập Uỷ ban Kế hoạch nhà nước với Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư . 2, Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn Bộ Kế hoạch và Đầu tư . 2.1 Chức năng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm: tham mưu tổng hợp về chiến lược,quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của cả nước, về cơ chế quản lý chính sách kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức( nguồn vốn ODA ) đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh trong cả nước, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây : 1. Trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo văn bản quy định pháp luật khác về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ 2. Trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vùng lãnh thổ, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách; tổ chức công bố chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước sau khi được phê duyệt theo quy định. 3. Ban hành các quyết định chỉ thị, thông tư trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ 4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi của bộ. 5. Về quy hoạch, kế hoạch : a, Trình chính phủ chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã được quốc hội thông qua, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý để báo cáo chính phủ, điều hoà và phối hợp thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực được chính phủ giao. b, Hướng dẫn các bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với chiến lược; quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt. c, Tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch về bố trí vốn đầu tư cho các lĩnh vực của bộ, nghành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;thẩm định các quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ của các bộ,cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và tỉnh thành phố trực thuộc trung ương để trình thủ tướng chính phủ phê duyệt hoặc bộ thông qua theo phân cấp của chính phủ. d, Tổng hợp các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, cân đối tích luỹ và tiêu dùng, tổng phương tiện thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế, ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển, dự trữ nhà nước. Phối hợp với bộ tài chính lập dự toán ngân sách nhà nước. 6. Về đầu tư trong nước và ngoài nước. a, Trình chính phủ quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. b, Trình chính phủ kế hoạch tổng mức vốn dầu tư toàn xã hội, tổng mức và cơ cấu theo ngành, lĩnh vực của vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, tổng mức bổ xung dự trữ nhà nước, tổng mức hỗ trợ tín dụng nhà nước, tổng mức góp vốn cổ phần và liên doanh nhà nước, tổng mức bù lỗ, bù giá, bổ xung vốn lưu động, thưởng xuất nhập khẩu. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính lập phương án phân bổ vốn của ngân sách trung ương trong lĩnh vực đầy tư xây dựng cơ bản, bổ xung dự trữ nhà nước, hỗ trợ vốn tín dụng nhà nước, vốn góp cổ phần và liên doanh của nhà nước, tổng hợp vốn chương trình mục tiêu quốc gia. c, Tổng hợp chung về lĩnh vực đầu tư trong nước và nước ngoài,phối hợp với Bộ Tài Chính và các bộ, nhành liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. d, Thẩm định các dự án đầu tư thuộc thảm quyền quyết định của chính phủ, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án theo thẩm quyền, thực hiện việc uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư theo quy định của thủ tướng Chính phủ, thống nhất việc quản lý cấp giấy phép các dự án của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài. e, Hướng dẫn theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư trong nước và ngoài nước. Làm đầu mối tổ chức các cuộc tiếp xúc của Thủ Tướng với các nhà đầu tư ở trong nước cũng như ở nước ngoài. 7. Về quản lý ODA : a, Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục và nội dung các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA; b, Chủ trì việc chuẩn bị, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA phù hợp với chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA. c, Chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế chung về ODA với các nhà tài trợ d, Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án ODA;chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định hình thức sử dụng vốn ODA thuộc diện nhà nước cấp phát hoặc cho vay lãi; thẩm định trình Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ Tướng Chính phủ. e, Theo dõi hỗ trợ chuẩn bị nội dung và đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ. f, Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, kế hoạch vốn đối ứng hằng năm đối với các chương trình dự án ODA thuộc diện cấp phát từ nguồn ngân sách, tham gia cùng bộ tài chính về giải ngân, cơ chế trả nợ thu hồi vốn vay ODA g, Chủ trì theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA, làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ Tướng chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều bộ, ngành; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng ODA. 8. Về quản lý đấu thầu a, Trình Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu các dự án thuộc thẩm quyền của Chính phủ,Thủ Tướng Chính phủ; theo dõi việc thực hiện các dự án đấu thầu đã được Chính phủ phê duyệt. b, Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu, quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu. 9. Về quản lý nhà nước các khu công nghiệp, các khu chế xuất: a,Trình Thủ Tướng quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và các mô hình khu kinh tế tương tự khác trong phạm vi cả nước. b, Thẩm định và trình thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất; việc thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất; hướng dẫn triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt. c, Làm đầu mối hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất về mô hình và cơ chế quan lý đối với các khu công nghiệp , khu chế xuất. 10. Về doanh nghiệp và đăng kí kinh doanh. a, Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và hỗ trợ đối với sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến khich đầu tư trong nước. b, Làm đầu mối thẩm định đề án thành lập, sắp sếp tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước. Làm thường trực hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. c, Thống nhất quản lý nhà nước về công tác đăng kí kinh doanh,hướng dẫn thủ tục đăng kí kinh doanh, kiểm tra theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng kí kinh doanh và sau đăng kí kinh doanh của các doanh nghiệp tại các địa phương; xử lý các vi phạm, vướng mắc trong việc thực hiện đăng kí kinh doanh thuộc thẩm quyền; tổ chức thu thập lưu trữ, xử lý thông tin về đăng kí kinh doanh trong phạm vi cả nước. 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phục vụ cho nhiệm vụ của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức như sau : * Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư * Các thứ trưởng * Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm 20 tổ chức giúp tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đó là : 1. Vụ tổng hợp Kinh tế Quốc dân 2. Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ 3. Vụ tài chính tiền tệ 4. Vụ kinh tế công nghiệp 5.Vụ kinh tế nông nghiệp 6. Vụ thương mại và dịch vụ 7. Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị 8. Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất 9. Vụ thẩm định và giám sát đầu tư 10. Vụ quản lý đấu thầu 11. Vụ kinh tế đối ngoại 12. Vụ quốc phòng an ninh 13. Vụ pháp chế 14. Vụ tổ chức cán bộ 15. Vụ khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường 16. Vụ lao động, văn hoá, xã hội 17. Cục đầu tư nước ngoài 18. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 19. Thanh tra 20. Văn phòng Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn có 6 tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ, đó là : 1. Viện Chiến lược phát triển 2. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương 3. Trung tâm thông tin kinh tế-xã hội Quốc gia 4. Trung tâm tin học 5. Báo đầu tư 6. Tạp chí kinh tế và dự báo. B. Lịch sử hình thành của Viện Chiến lược phát triển Viện chiến lược phát triển được hình thành trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước –Vụ Tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế, hai Vụ này được thành lập theo Quyết định số 47-CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của hội đồng Chính phủ, hoạt động liên tục trên hai hướng lớn về phân bố lực lượng sản xuất, cho đến năm 1988 được tổ chức lại thành Viện kế hoạch dài hạn và phân bố lượng sản xuất, đến năm 1994 được đổi tên thành Viện Chiến lược phát triển.Viện Chiến lược phát triển trải qua nhiều giai đoạn phát triển, và ở từng giai đoạn tuy mang tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ bao trùm các chặng đường lịch sử phát triển của Viện là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, các ngành và các vùng lãnh thổ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm. Quá trình hình thành và phát triển từ hai Vụ-Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế, cho đến Viện Chiến lược phát triển hiện nay như sau: *Năm 1964:Thành lập hai Vụ:Vụ tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ kế hoạch phân vùng kinh tế theo Quyết định số 47-CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của hội đồng Chính phủ. *Năm 1974:Tại Nghị định số 49-CP ngày 25 tháng 03 năm 1974 của hội đồng Chính phủ, ban hành điều lệ về tổ chức và hoạch động của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, thành lập Viện Phân vùng và Quy hoạch là bộ phận làm việc thường trực của Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. *Năm 1983: Thành lập Viện Nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Do đó vị trí và chức năng, nhiệm vụ của Viện bố trí cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp Tổng cục và các cán bộ tương đương cấp Vụ phụ trách các ban và văn phòng Viện. *Năm 1986: Tại nghị định số 151-HĐBT ngày 27 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi bộ máy làm nhiệm vụ phân vùng kinh tế, giải thể Uỷ ban phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Uỷ ban Kế hoạch nhà nước phụ trách. Đổi tên Viện Phân vùng và quy hoạch thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thành Viện Phân bố lực lượng sản xuất. *Năm 1988: Thực hiện Quyết định số 66-HĐBT ngày 18 tháng 04 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Chủ nhiệm của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã có quyết định số 198-UB/TCCB ngày 19 tháng 08 năm 1988, đã sát nhập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Vịên phân bố lực lượng sản xuất thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lực lượng sản xuất. Viện Kế hoạch dài và Phân bố lực lượng sản xuất có chức năng nghiên cứu khoa học và tổng hợp về kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế-xã hội và phân bố lực lượng sản xuất của cả nước. *Năm 1994:Thực hiện nghị định số 86/CP ngày 12 tháng 08 năm 1994 của Chính phủ về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch nhà nước đã có quyết định số 116UB/TCCB ngày 01 tháng 10 năm 1994 đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và Phân bố lượng sản xuất thành Viện Chiến lược phát triển, có vị trí tương đương Tổng cục loại I, và quyết định số 169 UB/TCCB-ĐT ngày 03 tháng 12 năm 1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện Chiến lược phát triển. *Năm 2003: Thực hiện nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Viện chiến lược là Viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Viện Chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Chiến lược phát triển 1-Chức năng: Viện Chiến lược phát triển có chức năng nghiên cứu và đề xuất về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ; tổ chức nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật. 2-Nhiệm vụ và quyền hạn: Viện chiến lược phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ trưởngKế hoạch và Đầu tư. Giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy định: hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển-xã hội của cả nước đã được phê duyệt: theo dõi, thu thập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ. Tham gia thẩm định các dư án quy hoạch phát triển-xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự quy hoạch phát triển ngành, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý theo phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội. Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế-xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy định của pháp luật. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Viện và quản lý tài chính, tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. Bộ máy tổ chức của Viện chiến lược phát triển Về cơ cấu tổ chức của Viện chiến lược phát triển có: Hội đồng khoa học làm tư vấn cho Viện trưởng, các Ban nghiên cứu và Văn phòng Vịên. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển Viện trưởng HộI ĐồNG KHOA HọC CáC PHó VIệN TRƯởNG CáC BAN NGHIÊN CứU Ban tổng hợp Ban Nghiên cứu phát triển các nghành sản xuất Văn phòng Viện Ban Nghiên cứu phát triển các nghành dịch vụ Ban Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và Các vấn đề xã hội Ban Nghiên cứu phát triển vùng Ban Nghiên cứu phát triển hạ tầng Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam Trung tâm Thông tin tư liệu, đào tạo và Tư vấn phát triển Ban dự báo Theo sơ đồ về tổ chức cơ cấu của Viện thì Viện có hội đồng khoa học và 8 ban nghiên cứu: Tông hợp, Phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô; Vùng và lãnh thổ; Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ, Nông nghiệp và nông thôn; kết cấu hạ tầng và đô thị; Nguồn nhân lực và xã hội; Kinh tế thế giới, và Văn phòng Viện. Về tiềm lực của Viện, lực lượng các bộ: 90 người, trong đó có 2 phó giáo sư, 26 tiến sĩ, 12 thạc sỹ, 60 cử nhân kinh tế và một số cán bộ làm việc theo hợp đồng. Ban lãnh đạo Viện : Viện trưởng : Phó Viện trưởng : Phó Viện trưởng : Phó Viện trưởng : Hội Đồng Khoa Học : Nhiệm vụ của hội đồng khoa học là giúp viện trưởng xây dựng các chương trình khoa học của Viện, đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học và các dự án. Ban Tổng Hợp: Trưởng ban : Phòng chuyên viên. Nhiệm vụ của Ban là nghiên cứu, tổng hợp hệ thống quan điển và định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước và nghiên cứu một số vấn đề kinh tế tổng hợp, khoa học - công nghệ, tài nghiên và môi trường. Ban Dự Báo: Trưởng ban Phòng chuyên viên. Nhiệm vụ của Ban phân tích và dự báo sự phát triển kinh tế – xã hội ở tầm vĩ mô cả nước, theo dõi các dự báo kinh tế của nước trong khu vực và các Trung tâm phát triển trên thế giới để phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược, quy hoạch tổng thể và quản lý kinh tế. Ban Nghiên cứu phát triển Vùng: Trưởng ban. Phó Trưởng ban Phòng chuyên viên. Tổ bản đồ. Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu, tổng hợp kết quả nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ. Đầu mối nghiên cứu cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp để hướng dẫn triển khai công tác quy hoạch. Ban Nghiên cứu phát triển các nghành Dịch vụ: Trưởng ban. Phó trưởng ban. Phòng chuyên viên. Nhiệm vụ của Ban là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và một số lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh thổ. Tham gia nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các dự án, cụ thể hoá chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp. Ban Nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất Trưởng ban. Phó trưởng ban. Phòng chuyên viên. Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế nông thôn. Tham gia cùng các nghành, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển theo chiến lược và quy hoạch. Ban Nghiên cứu phát triển hạ tầng: Trưởng ban. Phó trưởng ban. Phòng chuyên viên. Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu: Tổng hợp chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển các nghành giao thông, bưu điện, cấp điện, cấp thoát nước. Ban Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội : Trưởng ban. Phó trưởng ban. Phòng chuyên viên. Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu, tổng hợp chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội. Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các dự án liên quan đến Giáo dục-Đào tạo, Văn hoá- Thông tin, Y tế, thể dục thể thao và các vấn đề xã hội khác trong phát triển kinh tế- xã hội. Trung tâm Thông tin tư liệu, đào tạo và Tư vấn phát triển. Giám đốc trung tâm. Phòng nghiên cứu. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ với hình thức đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) phục vụ cho công tác nghiên cứu của Viện Chiến lược phát triển và đào tạo đội ngũ trí thức chung cho cả nước. Tư vấn và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho các địa phương. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền nam. Giám đốc trung tâm. Phòng hành chính, quản trị, tài vụ. Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía Nam Văn phòng Viện: Chánh văn phòng. Phó văn phòng. Phòng hành chính. Phòng tài vụ. Tổ quản lý khoa học, tư liệu và hợp tác quốc tế. Tổ quản trị. Tổ xe. Nhiệm vụ là đảm bảo điều kiện vật chất và tài chính cho Viện hoạt động. Thực hiện các công tác hành chính văn thư, lưu trữ, tổ chức cán bộ và đào tạo. Xử lý thông tin đầu vào, đầu ra và quản lý tư liệu chung của Viện. Theo dõi quản lý hoạt động khoa học và các hoạt động hợp tác quốc tế. Phần II: Một số thành tựu, nguyên nhân tồn tại và phương hướng của Viện Chiến Lược phát triển Một số thành tựu mà viện đã đạt được Thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, 15 năm qua, Viện Chiến lược phát triển được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng và đã triển khai thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu khoa học, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn, nổi bật là: Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 70-01; 70A, gồm nhiều đề tài cấp Nhà nước, bước đầu đi vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn đất nước trong môi trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu cơ sở khoa học của định hướng phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, đô thị, dân số, lao động, việc làm và phân bố dân cư, phát triển vùng. Chủ trì xây dựng tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1986-1990, phục vụ kế hoạch 5 năm 1986-1990 và đại hội lần thứ VI của Đảng. Tham gia nghiên cứu xây dựng ”Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 1991-2000” trình đại hội VII của Đảng. Đây là lần đầu tiên nước ta tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và Viện là một trong 6 cơ quan triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược này. Chủ trì xây dựng đề án công nghiệp hóa, hiện đại hoá trình hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành TW Đảng khoá VII. Tham gia xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội VIII của Đảng. Xây dựng bộ bản đồ kinh tế-xã hội Việt Nam 1996-2000-2010 phục vụ Đại hội VIII. Chủ trì nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Đông Bắc, vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng Đông Nam Bộ, quy hoạch kinh tế biển và hải đảo, quy hoạch tổng phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng cả nước đến năm 2010. Tham gia dự án quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Giúp các địa phương cả nước xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội dài hạn. Làm đầu mối đầu mối giúp Bộ tổ chức phát triển kinh tê-xã hội thời kì 2001-2010 và xây dựng bước đầu định hướng phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đến năm 2020 và quy hoạch phát triển đến năm 2010. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và phương pháp luận phân vùng kinh tế và quy hoạch phát triển hàng Việt Nam. Viện đã đạt được những kết quả tốt trong quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều cơ quan và tổ chức khoa học của nhiều nước và tổ chức quốc tế. Trong đó điển hình là Viện đã chủ trì tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Lào và Campuchia thời kỳ 1991 – 2000. Giúp Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào xây dựng quy hoạch tỉnh Khăm Muộn, Quy hoạch phát triển kinh tế xã - hội cả nước Lào đến năm 2020, và xây dưng chiến lược hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Lào đến năm 2010. Những tồn tại trong công tác hoạt động của Viện : Bên cạnh những mặt tích cực trong lĩnh vực xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội mà Viện Chiến lược phát triển đã đạt được, hiện tại còn tồn tại một số mặt hạn chế trong công tác quy hoạch cần được quan tâm lưu ý đó là: - Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, phản ánh rõ nét đó là sự mất cân đối giữa nhu cầu phát triển và khả năng phát triển . - Trong công tác quy hoạch còn chú trọng nhiều đến yếu tố phát triển, chưa nghiên cứu sâu đến yếu tố tiêu thụ sản - Nghiên cứu quy hoạch phát triển chưa đồng bộ giữa sản xuất với kết cấu hạ tầng. Do vậy, có nơi sản xuất phát triển nhưng các yếu tố về kết cấu hạ tầng kém phát triển đã trở thành lực lượng kìm hãm của sự phát triển, ngược lại có nơi hạ tầng phát triển tốt, nhưng sản xuất chưa phát triển đã làm giảm hiệu quả xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng. - Quy hoạch trong vấn đề thị trường chưa được nghiên cứu đầy đủ, hướng dẫn các địa phương vẫn chưa tiếp cận đầy đủ, cần thống nhất phương pháp, cách tính chỉ tiêu từ Trung Ương đến địa phương. Phần III: giới thiệu chung về ban dự báo I. Cơ cấu tổ chức của ban dự báo 1. Lãnh đạo Ban. - Trưởng ban: Phụ trách, Chỉ đạo chung và chuyên trách về vấn đề lý luận, phương pháp luận nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu. - Phó trưởng ban : Chịu trách nhiệm chỉ đạo về phân tích tổng hợp các dự báo về kinh tế, công nghệ, môi trường và liên kết quốc tế của thế giới phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới của nền kinh tế Việt Nam, xử lý tổng hợp để hình thành kết quả chung của nhóm. - Phó trưởng ban : Chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp về phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu và dự báo các biến động kinh tế xã hội trong nước, các khả năng tăng trưởng kinh tế, xử lý tổng hợp để hình thành kết quả chung. 2. Nhóm phân tích tổng hợp, dự báo về quốc tế Kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường của thế giới phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch: + Nghiên cứu các vấn dề về liên kết quốc tế + Nghiên cứu vấn đề về thương mại thế giới và công ty đa quốc gia. + Nghiên cứu về các luông vốn quốc tế. + Nghiên cứu về tiến bộ khoa học công nghệ môi và trường Đồng thời bố trí từng cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về tác động của một nền kinh tế lớn đối với Việt Nam ( như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa kỳ, Nga, EU ). 3. Nhóm phân tích tổng hợp và dự báo các biến động trong nước phục vụ nghiên cứu chiến lược quy hoạch: + Nghiên cứu về các tác động của chính sách kinh tế đối với chiến lược và quy hoạch + Nghiên cứu về các tác động của các yếu tố cộng đồng dân cư đến phát triển kinh tế xã hội + Nghiên cứu về sự tác động của chênh lệch phát triển giữa các vùng lãnh thổ đối với vấn đề tăng trưởng và ổn định kinh tế xã hội. 4. Nhóm dự báo khả năng hội nhập quốc tế và hệ thống xây dưng thông tin quốc tế: + Dự báo các khả năng biến động của nền kinh tế. + Dự báo các khả năng hội nhập khu vực và quốc tế + Xây dựng ngân hàng dữ liệu về thông tin quốc tế II. Chức năng và nhiệm vụ 1. Phân tích tổng hợp, dự báo về biến động kinh tế, công nghệ môi trường, liên kết quốc tế của thế giới phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch. 2. Phân tich tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế xã hội trong nước phục vụ nghiên cứu chiến lược quy hoạch. 3. Dự báo các khả năng phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nền kinh tế Việt Nam. 4. Tham gia nghiên cứu xây dựng các kế hoạch 5 năm, hàng năm về các vấn đề liên quan. 5. Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận và phương pháp dự báo. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do viện trưởng giao. kết luận Sau 5 tuần thực tập tại ban dự báo Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư tôi đã hiểu rõ được sự cần thiết của quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan và thấy được mối quan hệ giữa các bộ phận thuộc Viện gắn liền với các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Sau khi nghiên cứu kĩ một số tài liệu công trình nghiên cứu khoa học của Viện Chiến lược phát triển và đặc biệt là các tài liệu của ban Dự báo tôi thấy nhiều vấn đề trong đó gây ấn tượng mạnh mẽ và thúc đẩy tôi quan tâm như vấn đề cơ sở khoa học được áp dụng nghiên cứu vấn đề thực tiễn Đề xuất 1 số đề tài chuyên đề thực tập : - Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam - Định hướng chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đến năm 2010 - Vấn đề phát triển khu kinh tế của khẩu đối với việc tăng trưởng và phát triển vùng Đông Bắc Mục lục lời nói đầu 1 Phần I: Khái quát lịch sử hình thành của Viện Chiến lược phát triển 2 A. giới thiệu sơ bộ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 1. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn Bộ Kế hoạch và Đầu tư . 3 2.1 Chức năng 3 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 3 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6 B. Lịch sử hình thành của Viện Chiến lược phát triển 7 I. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Chiến lược phát triển 9 1-Chức năng 9 2-Nhiệm vụ và quyền hạn 9 II. Bộ máy tổ chức của Viện chiến lược phát triển 10 Phần II: Một số thành tựu, nguyên nhân tồn tại và phương hướng của Viện Chiến Lược phát triển 15 I. Một số thành tựu mà viện đã đạt được 15 II. Những tồn tại trong công tác hoạt động của Viện 16 Phần III: giới thiệu chung về ban dự báo 17 I. Cơ cấu tổ chức của ban dự báo 17 1. Lãnh đạo Ban 17 2. Nhóm phân tích tổng hợp, dự báo về quốc tế 17 II. Chức năng và nhiệm vụ 17 kết luận 19

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34816.doc
Tài liệu liên quan