MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP IN NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HÔI. 3
1. Thông tin chung về Xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp In nhà xuất bản Lao động xã hội. 3
1.2 Các giai đoạn phát triển chủ yếu của Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động xã hội. 5
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 7
2.1 cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh 7
2.2. Tổ chức quản lý bộ máy của xí nghiệp 8
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. 11
3.1 Ngành nghề kinh doanh 11
3.2 Đặc điểm về các yếu tố đầu vào 12
3.3 Đặc điểm quá trình sản xuất. 22
3.4 Thị trường kinh doanh 25
3.5 Môi trường kinh doanh của xí nghiệp. 26
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP. 27
1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. 27
2. Đánh giá kết quả của các hoạt động khác của xí nghiệp. 31
2.1. Công tác chính trị tư tưởng 31
2.2 Công tác xây dựng Đảng. 31
2.3. Công tác trật tự, an ninh và an toàn vệ sinh lao động. 32
2.4. Công tác đoàn thể quần chúng 32
2.5. Công tác văn thể và công tác xã hội. 33
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 34
1. Kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh. 34
2. Biện pháp chỉ đạo thực hiện 34
KẾT LUẬN 36
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chí, nhãn mác trong và ngoài ngành và các ấn phẩm khác theo quy định của Bộ và Luật xuất bản phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, hướng dẫn thực hiện pháp luật nhà nước…
- Nhận gia công các loại ấn phẩm đảm bảo đúng quy định của pháp luật và luật xuất bản đã ban hành.
Trụ sở chính đặt tại : Số 36, Ngõ Hoà Bình 4, Minh Khai - Hà Nội.
Điện thoại : (043)8 633 038 - (043)8 633 039
Fax : (043)8 638 173
Cơ quan chủ quản : Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội
Tài khoản : Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội
Số 15000311000033
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp In nhà xuất bản Lao động xã hội.
Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động xã hội tiền thân là xưởng in được thành lập ngày 8-11-1983 theo Quyết đinh số 287 - TBXH/QĐ của Bộ thương binh xã hội với nhiệm vụ in tài liệu, ấn phẩm, biểu mẫu…phục vụ nội bộ trong ngành, xưởng in được đặt tại số 36 ngõ Hoà Binh 4 - Minh Khai - Hà Nội.
- Ngày 19-12-1986 Bộ Thương binh và xã hội có Quyết định số 293 - TBXH/QĐ đổi tên thành xí nghiệp in, ngoài nhiệm vụ in tài liêu, biểu mẫu…phục vụ nội bộ còn nhận hợp đồng của các ngành, các thành phần kinh tế để thêm việc làm, tăng thu nhập.
- Ngày 23-11-1988 Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có Quyết định số 516 - LĐTBXH/QĐ thành lập Xí nghiệp dịch vụ và đời sống ( bao gồm Xí nghiệp in, Ban đời sống của Bộ và Trung tâm dịch vụ HTLĐ Đông Anh ) với chức năng in ấn và hoạt động dịch vụ, tăng thêm nguồn thu, hỗ trợ một phần cho cán bộ, viên chức của Bộ.
- Năm 1990, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Để phù hợp với tình hình, ngày 16-1-1991 Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có Quyết định số 18 - LĐTBXH/QĐ đổi tên Xí nghiệp sản xuất dịch vụ đời sống thành Xí nghiệp In và sản xuất dụng cụ người tàn tật với chức năng: In và sản xuất xe lăn, xe lắc, nạng, nẹp…phục vụ thương binh và người tàn tật.
- Sau một năm hoạt động, ngày 20-3-1993 Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có Quyết định số 152 - LĐTBXH/QĐ thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo nghị định số 388 CP của chính phủ và mang tên là Nhà in Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, là đơn vị kinh tế cơ sở trực thuộc bộ, có điều lệ và tổ chức hoạt động. Nhà in được thành lập trên cơ sở tách từ Xí nghiệp in và sản xuất dụng cụ người tàn tật.
- Ngày 5-04-2001 Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có Quyết định số 373/2001 - LĐTBXH/QĐ đổi tên Nhà in Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thành công ty In Bộ Lao động - Thương binh và xã hội với chức năng: in ấn các ấn phẩm, tài liệu, sách báo, nhãn mác trong và ngoài ngành theo quy định của Bộ và Luật xuất bản: liên doanh liên kết với các đơn vị có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực in ấn, kinh doanh vật tư và thiết bị ngành in.
- Ngày 7-5-2003 Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có Quyết định số 546 - LĐTBXH/QĐ: “ Về việc sát nhập Nhà xuất bản :Lao động xã hội và công ty in Lao động xã hội thành Nhà xuất bản lao động xã hôi”. Sau quyết định này Xí nghiệp in trở thành đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc Nhà xuất bản Lao động xã hội.
- Xí nghiệp In nhà xuất bản Lao động xã hội kể từ ngày thành lập đến nay đã được 23 năm và trải qua 7lần đổi tên để phù hợp với yêu cầu phát triển thị trường. Bằng quyết tâm nỗ lực của tập thể công nhân viên, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ, ban giám đốc trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng kể:( bảng kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tài chính)
1.2 Các giai đoạn phát triển chủ yếu của Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động xã hội.
* Giai đoạn 1: Từ khi thành lập 01-1999 đến 6-2003.
Trên cơ sở những kiến nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin đã có quyết định số 15/1998/QĐ-BVHTT ngày 25-11-1998 thành lập NXB Lao động Xã hội trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội. Đây là căn cứ rất quan trọng để ngày 08-01-1999 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội dựa vào các chức năng, nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho Bộ đã ban hành quyết đinh số 08/1999/QĐ-BLĐTBXH về việc thành lập NXB Lao động - Xã hội trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Ngày 21-5-2002 NXB Lao động Xã hội thành lập thêm trung tâm sách Lao động - Xã hội tại B1 Thái Thịnh - Hà Nội.
Tháng 06-2003 NXB Lao Động Xã hội sát nhập Lao động Xã hội vào nhà xuất bản.
* Giai đoạn 2: Tháng 6/2003 tới tháng 10/2004.
Đây là giai đoạn tạo cho nhà xuất bản một hướng đi mới. Thực hiện quyết định số 561/2004/QĐ - BLĐTBXH ngày 01-05-2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội về sát nhập Nhà xuất bản Lao động xã hội với công ty in Lao động - Xã hội thành Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, nhà xuất bản đã tiến hành sắp xếp lại sản xuất và tổ chức quản lý, tinh giảm bộ máy gián tiếp với nhiều thuận lợi cũgn như khó khăn, thách thức. Mô hình mới của Nhà xuất bản Lao động Xã hội là: 100% vốn nhà nước, hoạt động khép kín theo mô hình tổ hợp: Xuất bản sách báơ tạp chí, in, phát hành và cung ứng thiết bị dạy nghề và dụng cụ học tập cho các trường học trong địa bàn Hà Nội.
Tháng 3-2004, thực hiện quyết định số 366/2004/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội, Giám đốc Nhà xuất bản đã quyết định thành lập xí nghiệp thiết bị và dụng cụ dạy nghề làm nhiệm vụ tư vấn, sản xuất, cung ứng thiết bị dạy nghề cho hệ thống các trường dạy nghề và dụng cụ học tập cho các trường trong toàn quốc.
Đến tháng 8-2004, quyết đinh số 80/GP - BVHTT ngày 29-8-2004 cấp giấy phép hoạt động cho tạp chí “ Cẩm nang mua sắm” thuộc nhà xuất bản Lao động Xã hội với tôn chỉ mục đích là: cung cấp thông tin về thị trường về hàng hoá tiêu dùng, tư vấn và hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm hàng hoá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, làm cầu nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất.
Nhà xuất bản Lao động xã hội là đơn vị có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước để hoạt động. Hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội tuân theo luật xuất bản và các quy đinh hiện hành về lĩnh vựa sản xuất. Nhà xuất bản có trụ sở tại tầng 6 - 41B Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Doanh thu hàng năm hơn 20 tỷ đồng, phạm vi hoạt động phục vụ cả nước và xuất khẩu.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
2.1 cơ cấu tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh
Xí nghiệp in với diện tích mặt bằng là 2100m2. Xí nghiệp đã xây dựng khu nhà 2 tầng với diện tích sử dụng khoảng 3000m2 để làm nhà xưởng, kho tàng và phòng làm việc. Hiện nay xí nghiệp đã xây xong khu nhà 7 tầng để mở rộng quy mô và đáp ứng thêm nhu cầu sản xuất.
Khu vực sản xuất nằm dưới sự điều hành trực tiếp của phòng nghiệp vụ, bao gồm các bộ phận riêng biệt có quan hệ với nhau dựa trên quy trình sản xuất sản phẩm in của xí nghiệp. cụ thể đó là bộ phận chế bản, phân xưởng in, phân xưởng hoàn thiện và tổ cơ điện.
- Bộ phận chế bản: Đây là phân xưởng được đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhất như: máy vi tính, máy tráng ly tâm, máy phơi. Tại đây các bản thảo, mẫu mã của khách hàng do bộ phận kế hoạch chuyển xuống được đưa vào bộ phận sắp chũ điện tử để tạo ra các bản in mẫu được sắp xếp theo một trình tự nhất định rồi chuyển xuống bộ phận sửa, chụp phim, bình bản để tạo ra các tờ in theo từng tiêu chuẩn kỹ thuật và chuyển tới bộ phận phơi bản để hiệu chỉnh bản nhôm.
- Phân xưởng in: đây là phân xưởng có vai trò quan trọng trong toàn bộ quy trình sản xuất do các tổ offset đảm nhận. khi nhận được chế độ bản khuôn do phân xưởng chế bản chuyển sang, phân xưởng in sẽ sử dụng kết hợp bản in, giấy và mực để tạo ra các trang in theo yêu cầu.
- Phân xưởng hoàn thiện: là phân xưởng cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất. Bao gồm: tổ máy sén, keo, cán màng, tổ gia công sau in, tổ kiểm hoá. Sau khi phân xưởng in in thanh tờ in, bộ phận hoàn thiện có nhiệm vụ hoàn thành sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Tổ kiểm hoá tiến hành kiểm tra lại các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật…Tổ chức đảm nhiệm các công đoạn: gấp, bắt, khâu, keo, đóng gói. Sau đó nhập kho thành phẩm và đưa cho khách hàng.
- Tổ cơ điện: có nhiệm vụ sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, tiến hành lắp đặt khi có thiết bị mới cho các phân xưởng phục vụ sản xuất. Giám sát các bộ phận trong dây chuyền sản xuất chấp hành đầy đủ các quy trình lao động và bảo dưỡng máy móc thiết bị.
2.2. Tổ chức quản lý bộ máy của xí nghiệp
Do xí nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc NXB nên bộ máy quản lý của xí nghiệp không lớn nên để thuận lợi cho việc quản lý và điều hành xí nghiệp tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Mô hình tổ chức này được mô tả theo sơ đồ:
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phòng kế toán tài vụ
Phòng hành chính
PX
In
PX
chế
bản
PX
tời xa giấy
Kho
PX
hoàn thiện
Phòng bảo vệ
BP bình bản
BP
phơi
bản
BP
vi
tính
BP
hoàn thiện
BP
máy
dao
Chức năng quản lý của từng phòng như sau:
Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động - Xã hội quản lý theo từng hình thức tập trung, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đao của giám đốc. Do xí nghiệp là đơn vị trực thuộc và có quy mô không lớn nên giám đốc lãnh đạo hầu hết và trực tiếp đến từng phòng, ban, phân xưởng. Dưới giám đốc là một phó giám đốc giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực theo sự uỷ quyền của giám đốc.
- Giám đốc: là người quản lý và điều hành cao nhất tại xí nghiệp và chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên, các cơ quan nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc quản lý và điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp theo phân công của giám đốc và nhiệm vụ được giao.
- Phòng kế hoạch: có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực kinh doanh, đầu tư thiết bị và quan hệ với khách hàng thu hút nguồn việc, liên doanh liên kết để phát triển. Nghiên cứu, đề xuất phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch đầu tư, bổ xung thêm thiết bị. Đi đôi với kế hoạch sản xuất, phải xây dựng kế hoạch giá thành toàn bộ hoặc từng nhóm sản phẩm, xây dựng các chỉ tiêu định mức về kinh tế kỹ thuật. theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của toàn xí nghiệp.
- Phòng hành chính: được thành lập để tham mưu cho giám đốc trong công tác nội chính. phụ trách các mặt như văn thư, lưu trữu, y tế, an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, công tác hành chính, công tác thi đua khen thưởng, công tác quản trị đời sống…Phối hợp thực hiện với các phòng ban, phân xưởng xây dựng quy chế chính sách trong xí nghiệp và đôn đốc thực hiện. quản lý con dấu và mở sổ sách theo dõi việc ban hành các công văn giấy tờ của xí nghiệp tiếp nhận và phân bổ các công văn, giấy tờ từ nơi khác chuyển đến. quản lý tài sản chung của xí nghiệp.
- Phòng kế toán - tài vụ: được thành lập với chức năng hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh làm cơ sở để ban giám đốc đưa ra các quyết định phục vụ cho sản xuất.
- Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất trong xí nghiệp. Nghiên cứu các yêu cầu của khách hàng để thiết kế sản phẩm cho phù hợp. khảo sát sản phẩm mới, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng.
- Kho: Có nhiệm vụ giao nhận, bảo quản, dự trữ, cấp phát vật tư đảm bảo số lượng chất lượng, quy cách, mầu sắc chủng loại đáp ứng kịp thời cho sản phẩm. tổ chức bảo quản vật tư đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, mất cắp, lãng phí…Thực hiện nguyên tắc quản lý kho của xí nghiệp.
- Phòng vật tư: là phòng xây dựng, kiểm soát công tác chuẩn bị, phê duyệt tài liệu mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức tiếp nhận vật tư, đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu mua về phù hợp với những yêu cầu chất lượng sản phẩm của xí nghiệp.
- Bộ phận chế bản: Đây là phân xưởng được đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhất như: máy vi tính, máy tráng ly tâm, máy phơi. Tại đây các bản thảo, mẫu mã của khách do bộ phận kế hoạch chuyển xuống được đưa vào bộ phận sắp chữ điện tử để tạo ra các bản in mẫu, các bản in mẫu được sắp xếp theo một trình tự nhất định và nếu có yêu cầu thì các bộ phận sẽ được phân mầu, sau đó sẽ chuyển xuống bộ phận sửa, chụp phim, bình bản để tạo ra các tờ in theo từng tiêu chuẩn kỹ thuật và chuyển xuống bộ phận phơi bản để hiệu chỉnh.
- Phân xưởng in: Là phân xưởng có vai trò trọng yếu trong toàn bộ quy trình sản xuất do các tổ máy offset đảm nhận. Khi nhận được chế bản khuôn do phân xưởng chế bản chuyển sang, phân xưởng in sẽ sử dụng kết hợp bản in, giấy và mực để tạo ra các trang in theo yêu cầu.
- Phân xưởng hoàn thiện: Là phân xưởng cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất. Bao gồm: tổ máy xén, keo, cán màng, tổ gia công sau in, tổ kiểm hoá. Sau khi phân xưởng in cho ra sản phẩm là các tờ rời, bộ phận hoàn thiện có nhiệm vụ hoàn thiện sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Tổ kiểm hoá tiến hành kiểm tra lại các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật. Tổ chức đảm nhiệm các công đoạn: gấp, bắt, khâu, keo, đóng gói, sau đó nhập kho thành phẩm.
Ngoài các phòng chuyên môn nghiệp vụ trên còn có phòng bảo vệ và một số phòng ban khác có chức năng nhiệm vụ riêng và chịu trách nhiệm trước cấp trên về những việc được giao nhận. Tóm lại, bộ máy tổ chức xí nghiệp như trên là khá phù hợp với điều kiện hiện tại của xí nghiệp. Tất cả các phòng ban đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được chỉ đạo thống nhất, tập trung của ban giám đốc xí nghiệp để có thể thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình, tránh được sự chỉ đạo trùng lặp trong khâu tổ chức.
3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
3.1 Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chính của xí nghiệp In Nhà xuất bản Lao động - Xã hội là in ấn các ấn phẩm, tài liệu, sách báo, tạp chí, nhãn mác và các ấn phẩm khác theo quy đinh của Bộ và luật xuất bản, phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền về chủ chương đường lối của Đảng, hướng dẫn thực hiện chính sách, luật pháp của nhà nước, biểu dương những mô hình tốt, những điển hình tiên tiến về công tác lao động - thương binh và xã hội.
Bên cạnh đó xí nghiệp còn nhận gia công các loại ấn phẩm đảm bảo quy định của pháp luật xuất bản ban hành.
Ngoài ra xí nghiệp còn kinh doanh vật tư và thiết bị ngành in.
3.2 Đặc điểm về các yếu tố đầu vào
3.2.1 Vốn
Vốn là một trong những nhân tố đầu vào rất quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra như kế hoạch đề ra xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động Xã hôi đã có:
Tổng nguồn vốn đầu tư của xí nghiệp 9.608.694.259 đồng
( theo số liệu thống kê năm 2007) trong đó ngoài số vốn tự có hơn 6 tỷ đồng, xí nghiệp đã vay ngân hàng hơn 3 tỷ.
Theo số liệu thống kê năm 2008 tổng số vốn kinh doanh của Xí nghiệp đã lên tới hơn 10 tỷ đồng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.2 Lao động.
Khi mới thành lập, xí nghiệp chỉ có 30 cán bộ công nhân viên ( phần lớn là cán bộ, công nhân do Bộ điều xuống). Số cán bộ, công nhân viên này hầu hết là chưa có tay nghề và hiểu biết gì về lĩnh vực in ấn. Năm 2006 số công nhân viên của xí nghiệp là 86 người nhưng đến năm 2007 là 91cán bộ công nhân viên trong đó:
- Cán bộ quản lý và lao động gián tiếp: 30 người
- Số người có trình độ Đại học: 13 người
- Số người có trình độ Cao đẳng, trung cấp: 11 người
- Số công nhân có bậc thợ từ 6-7: 30 người
- Số công nhân có bậc thợ từ 4-5: 32 người
- Số cán bộ công nhân là Đảng viên: 26 người
- Số cán bộ là công nhân nữ: 45 người
Độ tuổi bình quân của cán bộ quản lý là 51 tuổi, độ tuổi bình quân của công nhân là 37,6 tuổi.
Số cán bộ công nhân viên nói trên, trong đó có nhiều kỹ sư chuyên ngành, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đã được đào tạo chuyên ngành in và có thực tế kinh nghiệp.
Bảng: Cơ cấu cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp in - Nhà xuất bản Lao động - xã hội quý II năm 2007.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Số người
Tỷ lệ %
Số người
Tỷ lệ%
Theo trình độ
- Trình độ Đại học
- Trình độ CĐ-TC
- Công nhân bậc 4-5
- Công nhân bậc 6-7
- Lao động phổ thông
86
11
11
30
28
06
100
12,79
12,79
31,88
32,56
6,98
91
13
11
32
30
05
100
14,29
12,29
35,16
23,97
5,49
Theo cơ cấu lao động
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
86
58
28
100
67,44
32,56
91
62
29
100
68,13
31,87
Theo giới tính
- Cán bộ CN nam
- Cán bộ CN nữ
86
44
42
100
51,16
48,84
91
45
46
100
49,45
50,55
( Nguồn tư liệu P.HC - NV)
Số liệu trong bảng cho thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp là những người có trình độ , cán bộ trình độ Đại học là 13 người chiếm 14,29%, cán bộ Cao đẳng trung cấp là 11 người chiếm 12,09%. Công nhân bậc 6-7 là 30 người chiếm 35,16% là những người có năng lực làm việc, có kinh nghiệm làm việc và trách nhiệm cao. Đội ngũ lao động trực tiếp có tay nghề cao và thường xuyên được đào tạo, kiểm tra tay nghề. Nhờ đó đội ngũ quản trị viên có trình độ quản lý giỏi, công nhân lao động lành nghề, có trình độ giải quyết công việc tốt, nên xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động Xã hội luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch đặt ra, mang lại hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng: Cơ cấu lao động của Xí nghiệp phân theo độ tuổi lao động quý II năm 2007.
STT
Chỉ tiêu
Số lượng CBCN
Tỷ lệ %
Tuổi
1
2
3
Độ tuổi từ 18 - 30
Độ tuổi từ 30 - 45
Độ tuổi từ 45 trở lên
25
49
17
27,47
53,85
18,86
4
Độ tuổi trung bình cấp lãnh đạo (GĐ-PGĐ) cao cấp
54
5
Độ tuổi trung bình cấp lãnh đạo (TP. PTP) trung cấp
42
( Nguồn tư liệu P.HC - NV)
Qua cơ cấu lao động theo độ tuổi trên ta thấy: Đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tuổi đời trung bình 54 tuổi, qua những năm phấn đấu và xây dựng, đội ngũ này một phần rèn luyện, thử thách trong chiến tranh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn vững vàng, tầm tư duy chiến lược và trí tuệ sáng suốt. Trình độ lý luận và chính trị cao tạo cơ sở để cán bộ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, vận dụng vào tình hình cụ thể, thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Cán bộ công nhân viên có độ tuổi 30 - 45 chiếm 53,85% có thâm niên công tác, có năng lực, trình độ có tinh thần trách nhiệm lớn. Đây là đội ngũ chủ chốt của xí nghiệp. Vì đội ngũ này vừa có trách nhiệm sản xuất cũng như quản lý, độ tuổi trẻ có thể học tập, bồi dưỡng thêm. Tạo nguồn cho cán bộ quản lý mai sau.
Cán bộ công nhân viên độ tuổi 18 - 30 là 25 người chiếm 27,17% đây là đội ngũ trẻ của xí nghiệp, có sức khoẻ, hăng say nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên đội ngũ này còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên xí nghiệp cần phải bỏ thêm kinh phí vào việc đào tạo tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này. Tạo ra một đội ngũ có sức trẻ, hăng say lao động, tay nghề trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc, mang lại hiệu quả cao trong hoạt đống sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động xã hội còn một số hạn chế:
Một số lãnh đạo còn làm việc theo kinh nghiệm là chính, còn thiếu hụt về khoa học hiện đại, kinh nghiệm quản lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
Một số cán bộ chuyên môn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển mới. Độ nhanh nhạy nắm bắt cơ hội thị trường còn thiếu, đôi khi vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Trình độ tin học và ngoại ngữ còn kém, đặc biệt khi đất nước ta là một thành viên WTO thì trình độ ngoại ngữ càng trở nên quan trọng. Khả năng tiếp cận khoa học công nghệ mới còn kém, chưa bắt kịp sự phát triển của thế giới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên nhưng có những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Đó là nhận thức về đào tạo phát triển từ cấp lãnh đạo đến công nhân, một số ít đã tự bằng lòng thảo mãn với bản thân, vị trí của mình, không muốn được đào tạo bội dưỡng để nâng cao tay nghề cũng như không có kế hoạch tiến thân. Mặt khác đối với những người muốn được trau dồi kiến thức mới thì nguồn kinh phí của xí nghiệp không đáp ứng được nhu cầu đào tạo.
- Đối với đất nước khi mới gia nhập WTO, đội ngũ cán bộ chưa kịp thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, gặp áp lực trong công việc và gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng như công tác sản xuất kinh doanh.
Do đó công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, kết hợp với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ công nhân viên lao động trực tiếp của Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động Xã hội là một việc cấp thiết và hết sức quan trọng. Đó là chiến lược lâu dài, quyết định đến sự tồn tại của đơn vị, cũng như quyết định đến chỗ đứng và tiếng nói của mình trong sự nghiệpphát triển của ngành in.
• Yêu cầu về lao động
* Đối với nhân viên văn phòng xí nghiệp
- Trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên
- Biết sử dụng tiếng anh, ít nhất là tiếng anh giao tiếp
- Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng
- Có sức khoẻ và chịu được áp lực công việc
- Có tinh thần trách nhiệm cao
- Ưu tiên các đối tượng chính sách, con em trong ngành
* Đối với công nhân sản xuất tại các phân xưởng
- Tốt nghiệp THPT
- Có sức khoẻ, tinh thần kỷ luật và trách nhiệm cao
- Tuổi từ 18 trở lên
- Một số bộ phần yêu cầu thị giác như bộ phận kiểm hoá
• Thời gian và điều kiện làm việc
Đây là sự phối hợp hoạt động giữa những người lao động với nhau trong một ca làm việc. Tại xí nghiệp, trừ ngày chủ nhật và các ngày lễ, công nhân viên làm mỗi ngày tuân theo quy đinh về thời gian làm việc như sau:
* Ngày làm việc trong tuần: 6 ngày/ tuần ( từ thứ 2 tới thứ 7 )
* Giờ làm việc hành chính
- Sáng: từ 8:00 - 12:00 giờ
- Chiều: Từ 13:30 - 16:30 giờ
* Giờ làm việc theo ca
- Ca sáng : Từ 6:00 - 10:30 giờ và từ 11:00 - 14:00 giờ
- Ca chiều: Từ 14:00 - 18:00 giờ và từ 18:30 - 22:00 giờ
- Ca đêm : Từ 22:00 - 1:30 giờ và từ 2:15 - 6:00 giờ
Như vậy, qua sự bố trí thời gian làm việc tại xí nghiệp cho thấy xí nghiệp đã có sự hiệp tác lao động về mặt thời gian rất cụ thể và hợp lý giữa khối văn phòng và khu vực sản xuất. Sự bố trí thời gian làm việc theo ca như vậy cũng thể hiện sự chu đáo, nhịp nhàng, đảm bảo các ca làm việc được liên tục, đem lại hiêu quả cao trong sản xuất.
• Về không gian làm việc
Giữa phòng ban quản lý gián tiếp cũng như phân xưởng sản xuất trực tiếp luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ trong việc nhận thông tin cũng như cung cấp thông tin. Việc truyền đạt thông tin được thực hiện trong các cuộc họp giữa ban lãnh đạo với các trưởng phòng ban. Các trưởng phòng có trách nhiệm thu nhận thông tin và xử lý thông tin đó.
Tất cả các phòng trong xí nghiệp đều có sự phối kết hợp thống nhất và chặt chẽ trong việc liên hệ giữa các phòng ban này với phòng ban kia. Hầu hết phòng ban đều hoạt động độc lập nhưng đứng trong vai trò của mình, tự phòng ban này phải liên hệ với phòng ban kia để hoạt động của phòng ban mình đảm bảo diễn ra xuyên suốt và không bị ách tắc, cản trở vì một lý do gì. Chẳng hạn, các phòng ban muốn bổ sung cán bộ có trình độ cao hay công nhân viên thì cần đưa thông tin, yêu cầu nhân sự cho phòng nhân sự, các phân xưởng sản xuất muốn mua nguyên vật liệu thì phải lên kế hoạch và liên hệ với phong mua hàng…
Như vậy tất cả các phòng ban đều có sợi dây gắn kết với nhau trong công việc để đảm bảo cho hoạt động chung của xí nghiệp diễn ra đồng bộ và hiệu quả…
• Tạo động lực về tinh thần cho người lao động.
Trong nền kinh tế thị trường luôn có những biến động, ngoài vấn đề tăng doanh thu trong sản xuất thì những người làm công tác quản lý còn một mối quan tâm nữa là làm thế nào để tạo mối quan hệ khăng khít giữa người lao động và người sử dụng lao động, tạo đà cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Và để làm tốt công tác này, xí nghiệp cần đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường không những tốt về vật chất mà còn thoải mái về tinh thần,với các chế độ đãi ngộ như:
- Đãi ngộ về vật chất: Bên cạnh chế độ tiền lương phù hợp, xứng đáng với từng vị trí, khả năng và năng lực của người lao động thì tiền thưởng và các khoản phúc lợi chính là công cụ kích thích người lao động rất quan trọng.
Tại xí nghiệp in, tiền thưởng được cộng dồn vào cuối tháng, các ngày 30/4, 1/5, 2/9, tết dương lịch có mức thưởng là 100.000 đồng/ người. Các chế độ phúc lợi khác như: một bữa ăn giữa ca, người lao đông kết hôn và sinh con là 200.000 đồng/ người…
- Đãi ngộ phi vật chất : Ban giám đốc xí nghiệp và công đoàn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để công nhân viên của xí nghiệp có một tinh thâng thoải mái không chỉ trong giờ làm việc mà ngay cả đã hết giờ, nhằm mục đích xây dựng bầu không khí tâm lý lao động đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Hàng năm, xí nghiệp cũng tổ chức cho công nhân viên đi thăm quan, nghỉ mát, tổ chức chào mừng cho công nhân viên nữ vào các ngày 8/3, 20/10 tặng quà cho con của người lao động vào những ngày 1/6 hay tết trung thu..
3.2.3 Trang thiết bị sản xuất
Khi mới ra đời, xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động - Xã hội chỉ có 3 máy in Typo và 2 chiếc máy in lưới, in Roneo để thực hiện in những sản phẩm đơn giản nhất. Đến nay, xí nghiệp đã có một dây chuyền in Offset đồng bộ, khép kín, có công năng cao với 12 máy in offset màu từ 4-16 trang và một số thiết bị mới nhập như: máy dao 1 mặt, máy dao 3 mặt, máy phơi bản, máy đóng sách, máy ghim…đặc biệt là 2 máy khâu và 1 máy gấp mới được nhập từ năm 2005 với hiêu quả sử dụng rất cao. Dây chuyền này được đánh giá là một trong những dây chuyền tương đối hiện đại.
Cơ sở vật chất của xí nghiệp
* Máy in
Thứ tự
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
1
Máy 4 trang
Nhật
01
2
Máy 8 trang
Nhật
01
3
Máy 10 trang
Nhật
01
4
Máy 16 trang
Nhật
01
* Phân xưởng chế bản.
Thứ tự
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
1
Máy phơi
Nhật
01
2
Máy phơi màu
Nhật
01
3
Máy vi tính
Nhật
07
* Phân xưởng sách
Thứ tự
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Số lượng
1
Máy dao 1 mặt
Tiệp
01
2
Máy dao 3 măt
Nhật
01
3
Máy gấp
Trung quốc
01
4
Máy khâu chỉ
Trung quốc
02
5
Máy đóng ghép
Trung quốc
02
6
Máy vào bìa
Nhật
01
7
Máy can láng
Việt nam
01
8
Máy bó, ép
Trung quốc
01
Thông số kỹ thuật của các máy in chính
1. Tên máy: LITHRONE40 sản xuất tại Nhật
- Kích thước máy: 6m x 2m x 2m
- Khổ in:
+ Kích thước lớn nhất: 72 - 103
+ Kích thước nhỏ nhất: 36 - 50
- Độ dày giấy in:
+ Thiết kế: 0.80
+ Thực tế: cuche 80, bãi bằng 24
- Tốc độ in:
+ Thiết kế: 15.000 tờ/ h
+ Thực tế: 12.000 tờ/ h
- Hệ thống cung cấp giấy: Kiểu đầu bò hút đuôi - bàn nghiêng dây băng chuyền - rơ le, một vài chức năng bảo hiểm an toàn cho công nhân.
- Cơ cấu định vị: Kiểu tay kê đầu định vị giấy - tay kê cạnh kéo có con lăn kéo giấy - mắt thần báo đúp và các cơ cấu vi chỉnh tay kê.
- Bộ phận vận chuyển: nhíp chao, ống chuyền, nhíp ống, nhíp guồng..
- Cụm ép in: Khả năng tự động chỉnh về điểm lắp hay tháo khuôn, kiểu bố trí các ống là kiểu hành tinh.
- Khả năng kết nối với các thiết bị khác như in số nhả.
- Hệ lô cấp ẩm: loại dung dịch làm ẩm là dung dịch cồn - 7 lô/ ống
- Hệ lô cấp mực: 17 lô/ ống - 4 lô trà/ 1 ống
- Độ cao gờ ống lắp khuôn: 0,36 - Độ cao gờ ống cao su: 2,8
- Cụm thu nhận sản phẩm: có 4 dàn díp, các hệ thống sấy khô, chống dính, chống cong tờ in, kiểm soát độ cao chồng sản phẩm và các tính năng khác…
2. Tên máy: KOMORI S228 sản xuất tại Nhật
- Kích thước máy: 3,5m x 1,2m x 2m
- Khổ in:
+ Kích thước lớn nhất: 52 - 72
+ Kích thước nhỏ nhất: 27 - 39
- Tốc độ in:
+ Thiết kế: 15.000 tờ/ h
+ Thực tế: 12.000 tờ/ h
- Độ dày giấy in:
+ Thiết kế: 30 - 60
+ Thực tế: cuche 80 - bãi bằng 24
- Hệ thống cung cấp giấy: kiểu đầu bò, bàn dây nghiêng con lăn, các trang thiết bị bảo hiểm, kiểm tra và các tính năng khác…
- Cơ cấu đinh vị: Kiểu tay kê đầu đinh vị nằm dưới, tay kê cạnh bằng con lăn kéo giấy, và các tính năng ci chỉnh, mắt thần.
- Bộ phận chuyển: nhíp chao, nhíp ống, nhíp guồng, ống chuyền…
- Cụm ép in: Khả năng tự động hoá như tháo lắp khuôn, bố trí các ống kiểu hành tinh, khả năng điều chỉnh chồng màu, lấy tay kê, kiểu điều khiển.
- Khả năng kết nối với với các thiết bị khác như in số nhảy
- Hệ lô cấp ẩm: 5 lô/ ống - dung dịch cồn
- Hệ lô cấp mực: 28 lô - với 4lô trà/ ống
- Cụm thu nhận sản phẩm: 4 dàn díp guồng, các hệ thống sấy khô, chống dính, chống cong tờ in, kiểm soát độ cao chồng sản phẩm và các tính năng khác…
- Hệ thống quản lưu giữ chế độ in bàn điều khiển trung tâm CPC, RCL, EPS.
3. Tên máy: RYOBI 510 - sản xuất tại nhật
- Kích thước: 1,8m x 1m x 1,6m
- Khổ in:
+ Kích thước lớn nhất: 36 - 52
+ Kích thước nhỏ nhất: 12 - 10
- Tốc độ in:
+ thiết kế: 12.000 tờ/ h
+ Thực tế: 10.000 tờ/ h
- Độ dày giấy in: cuche 250
- Hệ thống cung cấp giấy: kiểu đầu bò, bàn nghiêng dây băng có con lăn.
- Cơ cấu định vị: Kiểu tay kê đầu định vị phía dưới, tay kê có con lăn kéo và bộ phận vi chỉnh tay kê.
- Bộ phận vận chuyển gồm có : nhíp dao, ống chuyền, nhíp ống, nhíp guồng…
- Cụm ép in: Bố trí các kiểu hành tinh, vi chỉnh tay kê.
- Khả năng kết nối với thiết bị khác như in số nhảy.
- Hệ lô cấp ẩm: 3 lô nước - dung dịch làm ẩm là nước
- Hệ lô cấp mực: 12 lô - 3 lô trà
- Kích thước khuôn: 40 - 54
- Cao su Offset: 42 x 56 x 0,1
- Cụm thu nhận sản phẩm: 3 dàn nhíp guồng, phun bột.
3.2.4 Nhà xưởng
Xí nghiệp có diện tích mặt bằng là 2100 m2. Xí nghiệp đã xây dựng khu nhà 2 tầng với diện tích sử dụng khoảng 3000 m2 để làm kho tàng và nhà làm việc. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu, mở rộng và phát triển sản xuất, Nhà xuất bản Lao động xã hội đã đầu tư xây dựng khu nhà 7 tầng với cơ sở vật chất hiện đại.
Các phòng ban của xí nghiệp được bố trí và sắp xếp hợp lý, dễ dàng trong việc quản lý trao đổi thông tin.
Khu vực in sách, báo.. và khu vực làm dụng cụ dạy nghề, học tập được xây dựng hợp lý thuận lợi cho công tác sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
3.3 Đặc điểm quá trình sản xuất.
3.3.1 Các sản phẩm đặc trưng của xí nghiệp
Xí nghiệp chủ yếu in các sản phẩm, tài liệu, sách báo, tạp chí, nhãn mác, trong và ngoài ngành và các ấn phẩm khác theo quy định của bộ và luật xuất bản phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền về chủ chương đường lổi của Đảng, hướng dẫn thực hiện pháp luật của nhà nước..
- Các loại báo như: Báo nông nghiệp, nông thôn ngày nay; tài chính; tạp chí..
- Các loại sách: Sách của bộ, sách giáo khoa, sách giáo trình..
- Các loại truyện: Truyện cổ tích, truyện tiểu thuyết…
- Ngoài ra còn có sổ lao động..
- Các nhãn mác như: nhãn bia Kim Bài, nhãn dấm Trung Thành…
3.3.2 Quá trình sản xuất
Công nghệ sản xuất của xí nghiệp là yếu tố tạo ra sản phẩm cuối cùng, quyết định sự thành bại của xí nghiệp. Vì chỉ một chi tiết nhỏ của quy trình công nghệ in bị sai phạm thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm ( cả về hình thức và nội dung ). Một khi chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu thì toàn bộ lô hàng sẽ bị huỷ bỏ, không tiêu thụ được trên thị trường.
Hiện nay, xí nghiệp đang sản xuất trên dây truyền công nghệ in Offset, bao gồm nhiều công đoạn. Đầu tiên là công tác chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất khép kín và lần lượt thực hiện các giai đoạn theo sơ đồ sau:
- Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, sản phẩm mẫu của khách hàng được chuyển xuống phòng kế hoạch. Tại đây, phòng kế hoạch tiến hành chuẩn bị, cân đối vật tư và bố trí các phân xưởng sản xuất.
- Tiếp theo sau đó, sản phẩm mẫu của khách hàng được chuyển cho phòng kỹ thuật. Phòng này sẽ tách mẫu thành 2 phần là hình ảnh và phần chữ
+ Phần hình ảnh của sản phẩm mẫu đựơc đưa lên máy chuyên dùng tách màu điện tử để tách màu cơ bản như: xanh, đỏ, vàng, đen và một số màu đặc biệt khác. Từ ảnh màu, tà được một số phim trắng theo mật độ của từng màu trong ảnh, rồi sau đó được chuyển đến bộ phận bình bản của phân xưởng chế bản.
+ Còn phần chữ của sản phẩm mẫu được chuyển đến bộ phận vi tính của phân xưởng chế bản.
- Tại phân xưởng chế bản:
+ Bộ phận vi tính: đánh máy và căn chỉnh kích cỡ phần chữ theo đúng sản phẩm mẫu rồi chuyển cho bộ phận bình bản.
+ Bộ phận bình bản: Tiến hành sắp xếp, bố trí hình ảnh, chữ của một ấn phẩm theo đúng mẫu lên phim và chuyển cho bộ phận phơi bản.
+ Bộ phận phơi bản: Tiến hành chụp phim sang bản kẽm in, kẽm in sẽ được chuyển cho bộ phận xưởng in.
+ Bộ phận xưởng in: Kẽm in được chuyển tới phân xưởng in sau đó lắp ráp vào máy in, và thực hiện theo đúng mẫu. Sản phẩm in ra sẽ được chuyển tới phân xưởng hoàn thiện.
+ Bộ phận hoàn thiện: Sản phẩm tiếp tục được qua các công đoạn gấp, khâu, ghim, vào bìa, cán láng…rồi chuyển sang bộ phận máy dao
+ Bộ phận máy dao: Tại đây, sản phẩm dở dang được cắt, xén hoàn chỉnh và cuối cùng nhập kho để giao cho khách hàng.
Các bộ phận trong quy trình công nghệ in của xí nghiệp được bố trí và sắp xếp hợp lý, có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc in ấn được diễn ra nhanh chóng, phục vụ và đáp ứng một cách nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Các bộ phận trong dây chuyền in được trang bị những trang thiết bị cần thiết, công nghệ hiện đại đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao.
3.4 Thị trường kinh doanh
Trong giai đoạn đầu thành lập, xí nghiệp hoạt động chủ yếu với nhiệm vụ in tài liệu, biểu mẫu, bảng biểu, sổ sách…phục vụ nội bộ, trong ngành Lao động Thương binh và Xã hội. Nhưng theo thời gian, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc và những cố gắng của toàn bộ công nhân viên trong xí nghiệp mà thị trường trong nước của xí nghiệp ngày càng được mở rộng. Xí nghiệp cũng đã tìm kiếm thị trường kinh doanh vượt khỏi biên giới quốc gia, in ấn, xuất bản nhiều đầu sách báo, tạp chí..xuất khẩu ra nước ngoài.
Hiện nay, xí nghiệp đang sản xuất kinh doanh với hợp đồng dài hạn các loại sản phẩm chủ yếu như:
- Sách gồm có: Sách giáo trình, sách miền núi dân tộc, sách về ngành lao động thương binh xã hội, sách hỏi đáp về pháp luật, sách văn hoá…
- Tạp chí gồm có: Tạp chí truyền hình cáp Hà Nội, tạp chí tài chính, tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạp chí nghiên cứu tôn giáo.
- Ấn phẩm khác gồm có: lịch, áp phích, phong bì.. cho các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp trên cả nước.
3.5 Môi trường kinh doanh của xí nghiệp.
Trước xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, môi trường kinh doanh cũng ngày càng phức tạp, cạnh tranh diễn ra gay gắt. Hiện tại trong cả nước có nhiều xí nghiệp, công ty in ấn các loại sách báo, tạp chí vì thế có sự cạnh tranh giữa các xí nghịêp để có được đơn hàng của khách hàng trong cả nước.
Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động xã hội trực thuộc Bộ Lao động Thương bình và xã hội vì vậy có nhiều thuận lợi trong kinh doanh, ngoài việc in ấn các ấn phẩm lưu hành trong nội bộ xí nghiệp còn mở rộng hoạt động sản xuất ra thị trường bên ngoài in ấn các đầu sách báo, tạp chí, sách giáo khoa, sách giáo trình cho các trường đại học trong cả nước. Bên cạnh đó xí nghiệp cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nhu cầu của thị trường: còn nhiều cán bộ của xí nghiệp thiếu năng động trong việc tìm kiếm nhu cầu thị trường, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu sự sáng tạo nhiệt tình trong công việc …Nhận thức được những khuyết điểm xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động xã hội đã và đang từng bước đẩy lùi, khắc phục triệt để những yếu kém, thiếu sót để có được lợi thế cạnh tranh bền vững trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động như hiện nay.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP.
1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.
Ngày 08/01/2009 Nhà xuất bản Lao động xã hội đã kỷ niệm 10 năm ngày thành lập. Tại buổi lễ, Giám đốc Nhà xuất bản Lao động xã hội đã điểm lại một số kết quả đã đạt được trong thời gian 10 năm qua.
Trên từng lĩnh vực hoạt động, đơn vị luôn báo sát sự chỉ đạo của Bộ và các cơ quan chức năng, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Số lượng đầu sách năm 1999 mới chỉ là 35 thì đến nay đã lên 650 (tăng 18 lần); doanh thu tăng từ 2,4 tỷ đồng (năm 1999) lên 50 tỷ đồng vào năm 2008 ( bình quân từ 20 - 30% năm); thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng 4,5 lần; hàng năm nộp ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng, năm 2008 nộp 880 triệu đồng. Hoạt động xuất bản cũng có nhiều bước tiến quan trọng, hiện nay đã xuất bản được một số tác phẩm có giá trị về tư tưởng và các công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn công tác ngành, đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu của cán bộ công nhân viên trong ngành cũng như đông đảo các bạn đọc. Năm 2008, nhà xuất bản đã phối hợp với Tổng cục dạy nghề, góp phần thống nhất nội dung chương trình dạy nghề trong cả nước. Các ấn phẩm luôn bám sát tôn chỉ mục đích của ngành, khong chạy theo xu hướng thương mại hoá và luôn giữ được bản sắc của cơ quan xuất bản thuộc ngành Lao động thương binh và xã hội, do vậy đã chiếm lĩnh được thị trường sách trong lĩnh vực này.
Với những thành tích đã đạt được, Nhà xuất bản Lao động Xã hội đã được Bộ, ngành tặng nhiều Bằng khen, cờ thi đua xuất sắc và nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập, đơn vị đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.
Bảng : Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tài chính
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
1
Doanh thu
8785
9180
9975
10002
11120
2
Vốn cố định
2080
2075
2066
3049
4109
3
Vốn lưu động
719
372
513
739
827
4
Lợi nhuận sau thuế
137
155
170
187
295
Bảng : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007
Đơn vị tính: Nghìn đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
tuyệt đối
%
1
Doanh thu bán hàng
10002000
11120000
1118000
11,178
2
Các khoản giảm trừ
75052
84772
9720
12,951
+ Giảm giá
75052
84772
9720
12,951
3
Doanh thu thuần về bán hàng
9926948
11035228
1108280
11,164
4
Giá vốn hàng bán
9532100
10390500
858400
9,005
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng
394848
644728
249880
63,285
6
Doanh thu hoạt động tài chính
112000
115000
3000
2,679
7
Chí phí tài chính
11005
28230
17225
156,519
+ Chí phí lãi vay
11005
28230
17225
156,519
8
Chi phí bán hàng
0
0
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
237000
325000
88000
37,131
10
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
258843
406498
147655
57,044
11
Thu nhập khác
21200
35210
14010
66,085
12
Chi phí khác
19100
31500
12400
64,921
13
Lợi nhuận khác
2100
3710
1610
76,667
14
Tổng lợi nhuận trước thuế
260943
410208
149265
57,202
15
Thuế TNDN
73064,04
114858,24
41794,2
57,202
16
Lợi nhuận sau thuế
187878,96
295349,76
107470,8
57,202
Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp in trong 2 năm gần đây cho thấy:
- Lợi nhuận sau thuế của xí nghiệp năm 2007 so với năm 2006 đã tăng lên 10.747.080 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 57,202%, trong khi đó doanh thu bán hàng chỉ tăng có 11,178% , chứng tỏ khoản chi phí của doanh nghiệp đã giảm đặc biệt là chí phí giá vốn chỉ tăng 9,005% trong đó sản lượng hàng hoá tăng lên là 20,19%.
- Tuy nhiên ta cũng thấy các khoản giảm trừ cụ thể là giảm giá hàng bán tăng lên tới 12,951% đã làm cho lợi nhuận sau thuế giảm đi một lượng tương ứng, điều đó chứng tỏ xí nghiệp quá chú trọng đến việc hạ giá thành mà quên mất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Lợi nhuận sau thuế tăng lên còn do doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác tăng lên đặc biệt là thu nhập khác tăng lên tới 66,085% so với năm trước. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã quá chú trọng đến biện pháp tăng doanh thu tạo điều kiện tăng lợi nhuận sau thuế.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 đã tăng lên so với năm 2006 là 37,131% nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát nên xí nghiệp cần phải tăng lương cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo cuộc sống, các chi phí về điện nước cũng tăng…
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp in trong 2 năm gần đây ta thấy: Xí nghiệp đang có những bước phát triển đáng kể, một trong những yếu tố cần quan tâm là xí nghiệp đã chú ý đến công tác tiết kiệm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm. Đây là nhân tố phát triển theo chiều sâu mà xí nghiệp phải cố gắng phát huy kết hợp với chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường ngành in.
Kết quả đạt được là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Công ty đã hoàn chỉnh các nội quy, qui chế phù hợp với yêu cầu sản xuất, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào nề nếp, cán bộ công nhân viên có tác phong làm việc nhanh nhạy, đáp ứng với công việc được giao và có hiệu quả cao.
- Chủ trương của xí nghiệp là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu tổng giá trị sản xuất trực tiếp trở thành nền tảng chủ yếu của công ty để tạo thế vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
- Lĩnh vực kinh doanh cũng được mở rộng và phát triển, chủ yếu là kinh doanh phục vụ trong ngành.
- Quy chế tiền lương, tiền thưởng hợp lý, việc làm của người lao động được đảm bảo, thu nhập của người lao động được nâng cao, năm sau cao hơn năm trước vì thế tạo niềm tin phấn khởi cho người lao động.
- Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ, tôn trọng và tạo điều kiện cho các tổ chức có trong xí nghiệp theo quy định của pháp luật được hoạt động với mục tiêu chung là thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và nâng cao đời sống cho người lao động.
- Xí nghiệp in thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, sự lãnh đạo tài tình của ban giám đốc và các phòng chức năng. Trải qua thực tiễn hoạt động xí nghiệp đã tích luỹ và học hỏi thên nhiều kinh nghiệm trong công tác quản trị doanh nghiệp, tập thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp đoàn kết, thống nhất, tận tuỵ trong công tác, có trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó từ khi thành lập xí nghiệp đã có nhiều sự thay đổi về chất theo chiều hướng phát triển, số lượng công việc nhiều đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ cao đáp ứng mọi yêu cầu theo tính chất của từng công việc, trong lúc đó một số ít cán bộ, chuyên viên có trình độ quản lý chưa theo kịp với cơ chế quản lý mới.
Hiện nay đất nước đang trên đường hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, mức độ cạnh tranh trong công tác sản xuất kinh doanh ngày càng gay gắt vì thế hoạt động của xí nghiệp mất dần lợi thế, không còn cơ chế xin - cho mà đều do cơ chế thị trường điều tiết, cho nên ngày càng có nhiều khó khăn trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
2. Đánh giá kết quả của các hoạt động khác của xí nghiệp.
2.1. Công tác chính trị tư tưởng
- Đảng uỷ xí nghiệp thường xuyên quán triệt và phổ biến kịp thời các đường lối chủ trương chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến từng cán bộ đảng viên tạo sự thống nhất cao và làm việc tốt hơn trong đơn vị. Nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư: đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
- Trong những năm qua Đảng uỷ Xí nghiệp đã lãnh đạo xây dựng đơn vị thành một khối đoàn kết thống nhất trong nội bộ, vì vậy không để sảy ra tình trạng khiếu kiện trong cán bộ công nhân viên, đồng thời xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh, thực hiện đúng theo chức năng nhiệm vụ và điều lệ của đoàn thể, giữ mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và người lao động.
2.2 Công tác xây dựng Đảng.
- Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng uỷ đã đề ra được nghị quyết sát với tình hình cơ sở, phù hợp với chức năng nhiệm vụ và tổ chức thực hiện có hiệu quả, nội bộ đoàn kết thống nhất, xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc của Đảng uỷ, Chi uỷ, Chi bộ.
- Duy trì nếp sinh hoạt, thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình, chế độ học tập.
- Thực hiện việc quản lý và phân công công tác cho đảng viên, giáo dục đảng viên phát huy tính tiền phong gương mẫu thực sự là những nhân tố tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời nhiệm kỳ qua ( Đại hội V: 2005 - 2008) đã kết nạp được 35 quần chúng tích cực vào Đảng ( chỉ tiêu đề ra: nhiệm kỳ 2005 - 2008 kết nạp 22 tới 25 quần chúng vào Đảng).
- Kết quả thực hiện quy định 76-QĐ/TW, Đảng uỷ công ty đã giới thiệu cho 100% đảng viên về sinh hoạt cư trú, các đồng chí đều sinh hoạt đều đặn.
Giáo dục động viên đảng viên, người lao động tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn, giới thiệu với ban lãnh đạo xí nghiệp những đảng viên tích cực có năng lực phẩm chất tham gia vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
- Thực hiện kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ, nghị quyết, quy định của cấp uỷ cấp trên và nhiệm vụ Chi bộ, Đảng bộ phân công, thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm.
2.3. Công tác trật tự, an ninh và an toàn vệ sinh lao động.
- Trong năm qua xí nghiệp làm tốt công tác trật tự, an ninh trong cơ quan làm việc.
- Trong công tác an toàn và bảo hộ lao động, xí nghiệp đã phát động phong trào có nội dung với chủ đề “ Xanh - Sạch - Đẹp”, đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động trong cán bộ công nhân viên lao động, đồng thời tổ chức cho công nhân lao động trực tiếp học tập an toàn bảo hộ lao động với 100% người tham gia và được cấp chứng chỉ.
- Do làm tốt công tác an toàn bảo hộ lao động trong những năm qua xí nghiệp chưa để sảy ra một trường hợp nào mất an toàn về người cũng như thiết bị.
2.4. Công tác đoàn thể quần chúng
Đảng uỷ xí nghiệp rất chú trọng xây dựng công tác đoàn thể mà chủ yếu là hai tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Tổ chức công đoàn: Trong những năm qua làm tốt chức năng giáo dục cho đoàn viên ý thức kỷ luật, chấp hành tốt các chủ chương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hăng say nhiệt nhiệt tình và hoàn thành nhiệm vụ được giao, đoàn kết xây dựng xí nghiệp ngày càng lớn mạnh…Đồng thời tham gia quản lý cụ thể cùng chuyên môn xây dựng các nội quy, quy chế và những quy định của xí nghiệp phù hợp với tình hình hiên nay, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, vì vậy hàng năm Công đoàn xí nghiệp in đều đạt Công đoàn vững mạnh.
Tổ chức thanh niên: Là cánh tay đắc lực của Đảng, thanh niên đang không ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận thức cả về chính trị cũng như chuyên môn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà giám đốc giao.
Công tác phụ nữ: Năm qua Ban nữ công có nhiều hoạt động sôi nổi như phong trào giỏi việc nước, đảm việc nhà, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, không ngừng học tập về mọi mặt giúp nhau cùng tiến bộ hoàn thành các nhiệm vụ mà giám đốc giao.
2.5. Công tác văn thể và công tác xã hội.
- Hàng năm xí nghiệp đều tổ chức văn nghệ và thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn trong năm
- Về thể thao tổ chức thi đấu các môn cầu lông, cờ tướng..Hàng năm Xí nghiệp giành vị trí cao toàn đoàn.
- Về văn nghệ hàng năm Xí nghiệp đều tham gia tích cực thi văn nghệ quần chúng.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA XÍ NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
1. Kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh.
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
KH năm 2008
KH 2009 - 2010
1
Doanh thu
Tr đồng
15 894
Tăng từ 10 - 20%
2
Giá trị sản xuất
Tr đồng
13 654
3
Chi phí kinh doanh
Tr đồng
579
4
Kết quả SXKD
Tr đồng
708
Tăng từ 10 - 20%
5
Lao động bình quân
Người
120
6
Tiền lương bình quân
Đồng
3 500 000
Tăng từ 10 - 20%
7
Nộp ngân sách
Tr đồng
880
Đúng, đủ
8
Khấu hao tài sản
24 767
9
Chỉ tiêu thi đua
Đ/bộ tiêu biểu
Đ/ bộ tiêu biểu
Trong lĩnh vực quản lý
- Thực hiện tốt việc quản lý nhân sự cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đặt ra.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt việc đóng BHXH và BHYT
- Tổ chức thực hiện các lớp học ngoại khóa nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.
2. Biện pháp chỉ đạo thực hiện
- Khai thác mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện các mặt sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện tốt về tài chính, cơ chế quản lý, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các phòng ban và của toàn cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Hoàn chỉnh việc phân cấp quản lý, ban hành các quy chế, cơ chế điều hành, nâng cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn của xí nghiệp, từng bước nâng cao hiệu quả đồng vốn và năng lực thanh toán.
- Tiếp tục mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, đưa các dự án khả thi vào hoạt động, tạo nhiều việc làm mới, tăng nguồn thu, nâng cao đời sống cho các bộ công nhân viên.
- Đẩy mạnh công tác kinh doanh, in ấn các ấn phẩm, sách báo, tạp chí…
- Tiếp tục tìm kiếm các đơn đặt hàng tạo thế sản xuất ổn định, lâu dài cho các năm sau.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong xí nghiệp, phát động phong trào thi đua lao động sản xuất An toàn - tăng trưởng - Hiệu quả.
- Tiếp tục chủ trương quy hoạch đào tạo cán bộ, luân chuyển cán bộ để phát huy vai trò năng lực sở trường của cán bộ đảng viên, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ có trình độ, có năng lực, có lòng nhiệt tình, nhay nhạy với cơ chế thị trường.
- Triển khai thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu lợi nhuận và an toàn vốn lên hàng đầu. Phát huy vai trò làm chủ của cán bộ Đảng viên, công nhân viên trong nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo duy trì cao nhất công tác an toàn bảo hộ lao động.
- Xây dựng các tổ đội và cá nhân điển hình có thành tích và năng suất cao làm nòng cốt cho phong trào thi đua.
KẾT LUẬN
Bài báo cáo tổng hợp đã phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản chung nhất của Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. Qua những phân tích trên có thể nhận thấy từ khi thành lập tới nay Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động – Xã hội đã gặt hái được nhiều thành công và đang trên đà phát triển đi lên. Xí nghiệp cần tiếp tục phát huy những thế mạnh vốn có và khắc phục những vấn đề còn tồn tại để có thể đứng vững trong cạnh tranh, đưa xí nghiệp lên một tầm cao mới, có lợi thế cạnh tranh bền vững trong nền kinh tế thị trường đầy những biến động như hiện nay.
Trong quá trình viết báo cáo em đã nhận được sự hướng dẫn từ GS – TS Nguyễn Thành Độ và được quý công ty cung cấp tài liệu để phục vụ cho việc phân tích. Tuy nhiên, do chưa có đủ năng lực và kinh nghiệm trong vấn đề này nên bài viết của em còn có nhiều hạn chế. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và quý công ty cùng các bạn đọc có quan tâm tới lĩnh vực này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A6646.DOC