Một vài dự báo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2019

Có thể đưa ra một số nhận xét sau: (1) Dù còn có nhiều điểm khác nhau nhưng dự báo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2019 có sự tương đồng khá cao cả về mức độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới cũng như những nhận định các vấn đề mà thế giới phải đối mặt, cả các vấn đề kinh tế và phi kinh tế. (2) Sự tác động của các nhân tố kinh tế giữ vai trò quyết định trong trung và dài hạn, nhưng các nhân tố phi kinh tế cũng có tác động rất lớn, trước hết là trong ngắn hạn và có khi là tức thời. (3) Vai trò của dự báo ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chính sách KT-XH của các quốc gia cũng như đối với chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Vai trò này không chỉ dừng lại ở những đánh gia chung mà đặc biệt quan trong là ở những gợi ý chính sách đối với từng khu vực, từng nhóm nước và từng quốc gia, bởi vì mức độ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng gia tăng nhưng mỗi nước cũng có những đặc thù của mình. (4) Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, mỗi nước tùy theo vị thế chính trị - kinh tế của mình, có thể khai thác mặt thuận lợi, khắc phục những hạn chế thậm chí có thể biến khó khăn của người khác thành thuận lợi của mình thông qua các quyết sách mau lẹ và tích cực. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn, nhất là đối với Việt Nam./

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài dự báo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 1. Dự báo triển vọng kinh tế thế giới 2019 Khi dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2018, các báo cáo của WB và UN đã đề cập tới 2019 ở tình trang chung gần như năm 2018. Tuy nhiên, thực tiễn 2018 đã xuất hiện những nhân tố mới làm cho các dự báo có những thay đổi đáng kể. Hãy xem xét một số dự báo đáng chú ý sau. 1.1. WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 xuống 2,9% Theo báo Nhân Dân điện tử, ngày 9/1, Ngân hàng Thế giới đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2019 giảm nhẹ xuống mức 2,9% sau khi đã điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2018 xuống 3% trong bối cảnh nhiều rủi ro ảnh hưởng tới viễn cảnh kinh tế do thương mại và đầu tư suy yếu. Theo WB, thương mại quốc tế và các hoạt động sản xuất đang sụt giảm, trong khi căng thẳng thương mại ngày càng leo MỘT VÀI DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2019 TS. Phạm Văn Hiếu * Tóm tắt: Dự báo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2019 được các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra gần đây và cách đây hơn một năm có những điểm chung những khác biệt do sự biến động của tình hình thế giới cũng như do cách tiếp cận. Dù các dự báo này có khác nhau nhưng nó luôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chính sách KT-XH của các quốc gia cũng như với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chủ thể cần và có thể khai thác mặt thuận lợi, khắc phục những hạn chế, thậm chí có thể biến khó khăn của người khác thành thuận lợi của mình thông qua các quyết sách mau lẹ và tích cực. Từ khóa: Kinh tế toàn cầu, dự báo kinh tế, tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế. Abstract: Forecasts of the world economic prospects for 2019 have been intro- duced recently by the World Bank (WB), the International Monetary Fund (IMF), Or- ganization for Economic Cooperation and Development (OECD) which have shared not only common but also different issues due to the fluctuation of the world situation and diferent approaches as well. In spite of these differences, they always play an important role in the socio-economic policy promulgation of countries as well as the business strategies of enterprises. Each subject needs and can possibly exploit the ad- vantages, overcome limitations, and even turn the difficulties of others into their own advantages through expeditious and positive decisions. Keywords: Global economy, economic forecast, economic growth, economy. * Thư ký – Tòa soạn Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ. 49 Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 thang, đồng thời một số nền kinh tế mới nổi đang chịu sức ép lớn từ thị trường tài chính. Tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển được dự báo giảm xuống mức 2% trong năm nay, là nhận định của Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu ấn bản tháng 1 năm 2019. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu giảm dần, chi phí vốn vay tăng lên và chính sách thiếu ổn định sẽ là gánh nặng đối với viễn cảnh của các quốc gia đang phát triển và các quốc gia mới nổi. Tăng trưởng cho nhóm này được kỳ vọng giữ vững mức 4,2% trong năm nay, thấp hơn so với dự báo trước đó. Xu hướng tăng xuất khẩu hàng hóa đang chững lại, trong khi các hoạt động nhập khẩu có dấu hiệu giảm dần. Tăng trưởng bình quân đầu người của 35% các quốc gia đang phát triển và quốc gia mới nổi không đủ để thu hẹp khoảng cách thu nhập với các quốc gia phát triển trong năm 2019. Tỷ lệ này đối với các quốc gia dễ bị tổn thương, xung đột và bạo lực lên đến 60%. Việc thực hiện nhiều hoạt động phát triển cùng lúc có thể làm chậm tốc độ phát triển. Chi phí vốn vay thắt chặt ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn chảy vào và tốc độ tăng trưởng ở nhiều quốc gia đang phát triển và quốc gia mới nổi. Nợ công và nợ tư nhân leo thang trong thời gian qua có thể làm tăng mức độ dễ bị tổn thương của những thay đổi trong điều kiện tài chính và tâm lý thị trường. Căng thẳng thương mại gia tăng có thể tác động xấu đối với tăng trưởng kinh tế thế giới và làm gián đoạn chuỗi giá trị liên kết toàn cầu. “Tăng trưởng kinh tế là một trong những điều kiện quan trọng đối với giảm nghèo và thúc đẩy thịnh vượng chung”, bà Ceyla Pazarbasioglu, Phó Chủ tịch Khối Tăng trưởng bình đẳng, Tài chính và Định chế, WB, phát biểu. “Triển vọng kinh tế thế giới tối dần, do đó cần ưu tiên đẩy mạnh hoạch định rủi ro, thúc đẩy thương mại và tăng cường tiếp cận tài chính nhằm định hướng bối cảnh không rõ ràng hiện nay và tạo đà cho tăng trưởng.” Báo cáo nhận định Đông Á Thái Bình Dương tiếp tục là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Tăng trưởng khu vực được kỳ vọng duy trì ở mức 6% trong năm 2019, với giả định giá cả hàng hóa giữ ở mức ổn định, thương mại và sức mua toàn cầu tăng trưởng trung bình và các điều kiện tài chính toàn cầu dần thắt chặt. Tăng trưởng của Trung Quốc dự đoán giảm xuống 6,2% do quốc gia này tiếp tục theo đuổi chiến lược tái cân bằng. Các quốc gia khác trong khu vực được dự đoán tăng trưởng ở mức 5,2% trong năm 2019, do nhu cầu tăng khả năng kháng cự sẽ bù trừ cho tác động tiêu cực của xu hướng sụt giảm xuất khẩu. Tăng trưởng của Indonesia dự báo duy trì ổn định ở mức 5,2%, trong khi đó tăng trưởng của Thái Lan có thể sẽ giảm xuống 3,8% [1]. 1.2. IMF dự báo triển vọng kinh tế thế giới năm 2019 thiếu lạc quan Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của IMF được công bố ngày 8/10/2018, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang diễn biến hết sức phức tạp, triển vọng GDP toàn cầu sẽ dự báo xuống còn 3,7% trong năm 2018 và 2019. Những thay đổi được dự báo sẽ xảy ra cho các nền kinh tế đang phát triển trong năm nay, cũng như sự sụt giảm khá lớn cho Mỹ và Trung Quốc trong năm 2019. Đây là lần đầu tiên IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới kể từ tháng 7/2016. IMF nhấn mạnh cảnh báo rằng những rủi ro đã “trở nên rõ ràng hơn, hay nói cách khác là đã chính thức xuất hiện” trong thế 50 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 giới thực. Cụ thể, căng thẳng thương mại gia tăng dẫn đến những chính sách thuế khắc nghiệt giữa các đối tác thương mại lớn đã tác động không nhỏ đến Trung Quốc, cũng như nhiều nền kinh tế châu Á khác và các nước dễ bị tổn thương như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina. Đối với 2 nền kinh tế lớn, dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ ở mức 2,9% trong năm 2018, sau đó giảm xuống còn 2,5% vào năm 2019. Về phía Trung Quốc, dự báo tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 6,6% trong năm 2018 và 6,2% vào năm 2019. Dự đoán tăng trưởng cho khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh cũng giảm mạnh. Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2019 cũng đã lần đầu tiên bị xấu đi trong góc nhìn của các chuyên gia kinh tế được hãng tin Reuters khảo sát ý kiến cuối tháng 10 vừa qua. Các chuyên gia nói rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các điều kiện tài chính thắt chặt có thể châm ngòi cho một cuộc suy giảm tăng trưởng mới của nền kinh tế thế giới. Các chuyên gia cho rằng, trong năm 2019, kinh tế thế giới chỉ tăng 3,6%, giảm so với lần dự báo trước, đồng thời thấp hơn mức dự báo tăng 3,7% mà IMF đưa ra gần đây. Theo IMF, tình trạng bất ổn do căng thẳng thương mại gây ra có thể khiến các doanh nghiệp tạm ngưng hoặc chấm dứt hoàn toàn việc rót vốn, hậu quả nhìn thấy sẽ là làm chậm sự tăng trưởng về các hoạt động đầu tư. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro mang tính hệ thống vô cùng nghiêm trọng. Tăng trưởng thương mại thế giới năm 2019 được IMF dự báo khoảng 4%, giảm 0,2 điểm % so với năm 2018 do chịu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Trong khi đó, giá hàng hóa, giá dầu dự báo biến động không nhiều. Dự báo năm 2019, giá dầu sẽ được giữ ở mức ổn định hoặc tăng nhẹ khoảng 3% so với giá dầu bình quân năm 2018 (IMF, WB)... [2]. 1.3. OECD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 Ngày 21/11/2018, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2019. Theo OECD, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 dự kiến tăng 3,5%, giảm so với mức dự báo 3,7% được đưa ra hồi tháng 9 vừa qua. Cụ thể, tổ chức này điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc xuống còn 6,6% năm 2018, 6,3% năm 2019 và 6% năm 2020 do hoạt động xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm. Tuy nhiên, OECD giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng của Mỹ lần lượt 2,9%, 2,7% và 2,1% cho năm 2018, 2019 và 2020 khi chính sách cải cách thuế mới đây của Tổng thống Donald Trump hỗ trợ tốt cho đầu tư của doanh nghiệp. Trong khi đó, kinh tế khu vực Eurozone dự kiến tăng 1,9% năm 2018, 1,8% vào năm 2019 và 1,6% vào năm 2020, giảm nhẹ so với các dự báo trước đó. 1.4. Mười dự báo về kinh tế toàn cầu năm 2019 Theo dự đoán của IHS Markit tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm từ 3,2% từ năm 2018 xuống còn 3,1% trong năm 2019, và tiếp tục giảm trong các năm tới. Từ năm 2018, kinh tế toàn cầu bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ và đồng bộ, nhưng khi năm 2018 đã trôi qua, đà phát triển trở nên chậm dần, nhạt nhòa, các xu hướng tăng trưởng đi lệch dự kiến ban đầu. Nền kinh tế Mỹ tăng tốc nhờ các chính sách kích thích tài khóa vào đầu năm nay, trong khi đó, kinh tế của EU, 51 Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 Anh, Nhật Bản và Trung Quốc bắt đầu suy yếu. Những khác biệt này sẽ tiếp tục tồn tại trong năm 2019. Một rủi ro khác tồn tại trong năm nay là sự sụt giảm mạnh về tăng trưởng thương mại thế giới, từ mức hơn 5% vào đầu năm 2018 xuống gần bằng 0% vào cuối năm. Các xung đột thương mại leo thang đẩy giá trị thương mại thế giới xuống thấp, kéo theo sự sụt giảm mạnh trong nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, những ảnh hưởng của việc tăng lãi suất, tăng vốn chủ sở hữu và biến động trên thị trường hàng hóa cho thấy điều kiện tài chính thế giới đang thắt chặt. Những rủi ro này báo hiệu nền kinh tế toàn cầu sẽ nhạy cảm, dễ tổn thương hơn trước những biến động trong tương lai, kéo theo đó là khả năng suy thoái kinh tế gia tăng trong vài năm tới. (1) Kinh tế Mỹ sẽ vượt mức tăng trưởng chung: Năm 2018, tăng trưởng Mỹ đạt 2,9%, mặc dù sự phát triển này chủ yếu do chính sách tài khóa dưới hình thức giảm thuế và tăng chi tiêu. Tác động của biện pháp này vẫn duy trì đến năm 2019, nhưng sẽ giảm dần trong các năm sau. Dự kiến, tăng trưởng đạt 2,6% trong năm 2019 – giảm so với năm 2018, nhưng vẫn sẽ cao hơn mức tăng trưởng chung toàn cầu. (2) Tốc độ phát triển của châu Âu sẽ chậm hơn: Tăng trưởng của EU đạt đỉnh vào nửa cuối năm 2017 và giảm dần kể từ đó. IHS Markit dự đoán mức tăng trưởng này sẽ giảm còn 1,5% trong năm 2019. Các biến động chính trị bao gồm Brexit, những thách thức đối với chính phủ Emmanuel Macron và việc Thủ tướng Đức Angela Merkel “nghỉ hưu” là những yếu tố khiến tình hình kinh tế ngày càng đi xuống. Các yếu tố khác như thắt chặt các điều kiện tín dụng và căng thẳng thương mại leo thang cũng tác động đến sự suy giảm tăng trưởng ở châu Âu. (3) Sự phục hồi của Nhật Bản vẫn còn yếu: Tăng trưởng kinh tế dưới 1% vào năm 2019. Năm 2018, nền kinh tế Nhật dự kiến tăng trưởng 0,8%. Trong năm 2019, tỷ lệ này chỉ tăng nhẹ lên 0,9%. Sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc và hậu quả do căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung đã hạn chế sự phát triển của Nhật Bản. Mặc dù người Nhật nổi tiếng với năng suất làm việc cao, tuy nhiên, việc lực lượng lao động giảm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Về Abenomics, một gói kinh tế vĩ mô dựa trên “3 mũi tên” gồm nới lỏng tiền tệ, kích thích tài chính và cải cách cơ cấu, đã cho thấy những hạn chế. (4) Trung Quốc tiếp tục suy giảm: Tốc độ tăng trưởng hàng quý của Trung Quốc liên tục giảm kể từ đầu năm 2017, chạm mức thấp nhất trong 10 năm vào quý III/2018. Tốc độ mở rộng hàng năm chậm lại từ 6,7% trong năm 2017 xuống còn 6,6% vào năm 2018, và giảm xuống còn 6,3% trong năm 2019. Để đối phó với những biến động kinh tế gần đây, bao gồm cả tác động thuế quan của Mỹ, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp tài chính và tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng và ồn định thị trường tài chính. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn còn khá khiêm tốn. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục bị kìm hãm bởi các khoản nợ khổng lồ và cam kết giảm nợ trong trung và dài hạn của chính phủ. Mặt khác, các nỗ lực kích thích kinh tế của chính phủ có thể phát huy tốt hơn nếu căng thẳng thương mại với Mỹ tiếp tục leo thang và tăng trưởng của Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng. (5) Tăng trưởng của các thị trường mới nổi giảm: Còn 4,6% vào năm 2019. Một số nền kinh tế, gồm Brazil, Ấn Độ và 52 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 Nga đã tăng trưởng nhẹ trong năm 2018, trong khi Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu những áp lực tài chính và sự suy thoái. Trong tương lai, các thị trường mới nổi sẽ đối mặt một số bất lợi, gồm: tăng trưởng chậm ở các nền kinh tế đã phát triển và mức sụt giảm trong tăng trưởng thương mại thế giới, đồng USD mạnh, các điều kiện tài chính bị thắt chặt, bất ổn chính trị gia tăng ở các quốc gia như Brazil và Mexico. (6) Thị trường hàng hóa có triển vọng: Trong năm 2019, nhu cầu của thị trường hàng hóa tăng trưởng nên sự sụp đổ giá cả như năm 2015 là điều không thể. Tuy nhiên, sự biến động trong thị trường này vẫn tiếp tục, đặc biệt là ở các thị trường dầu mỏ. Dự đoán, giá dầu sẽ tăng trong thời gian tới, trung bình khoảng 70 USD/ thùng trong năm 2019. (7) Tỷ lệ lạm phát toàn cầu duy trì ở mức gần 3,0%: Bên cạnh đó, lạm phát ở các nước đã phát triển dự đoán là 2,0%. Nhiều nền kinh tế sẽ đối mặt với những áp lực lạm phát khi chênh lệch giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng ngày càng bé và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Trong một số trường hợp, các yếu tố này ở mức thấp trong nhiều thập kỷ, sẽ gây nên áp lực giảm phát. (8) Fed và một vài ngân hàng trung ương khác sẽ tăng lãi suất: Cục dự trữ Liên bang Mỹ có thể tăng lãi suất 3 lần trong năm 2019. Các ngân hàng trung ương khác bao gồm ngân hàng Anh, Canada và một số ngân hàng trung ương thuộc các thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ, Nga có thể cũng làm hành động tương tự. Các ngân hàng Châu Âu sẽ không tăng lãi suất cho đến đầu năm 2020. Dự kiến, ngân hàng Nhật Bản cũng sẽ không dừng chính sách lãi suất âm cho đến năm 2021. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đi theo hướng ngược lại, lo lắng về khả năng tăng trưởng, ngân hàng này tiếp tục tung ra những gói kích thích khiêm tốn. (9) Đồng USD giữ vững sức mạnh hiện tại trong năm 2019: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và việc Fed tăng lãi suất nhiều hơn là những căn cứ chính cho dự đoán này. Với sự ổn định gần đây của thị trường ngoại hối, đặc biệt là đồng tiền từ các thị trường mới nổi, thì việc đồng USD tăng giá dường như là điều không thể. Tuy nhiên, bất ổn chính trị ở Châu Âu có thể gây ảnh hưởng xấu đến đồng Euro và đồng bảng Anh. Dự kiến, tỷ giá đồng Euro/ đồng USD trong cuối năm 2019 là khoảng 1,1 USD so với mức 1,14 USD vào cuối năm 2018. Đồng thời, tỷ giá đồng nhân dân tệ/ USD giữ ở mức ổn định, dưới 7,0. Đây cũng là con số mà chính phủ Trung Quốc mong muốn nhằm ổn định tài chính. (10) Rủi ro từ các cú sốc chính sách tăng lên, nhưng không đủ gây ra suy thoái kinh tế vào năm 2019: Những sai lầm trong việc hoạch định chính sách vẫn là mối đe dọa lớn đối với tăng trưởng toàn cầu trong năm 2019 và các năm sau đó, bao gồm: xung đột thương mại có thể leo thang và vượt khỏi tầm kiểm soát; thâm hụt ngân sách ở Mỹ; mức nợ cao ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cùng những sai lầm của các ngân hàng trung ương lớn đều sẽ gây ra những mối đe dọa cho nền kinh tế toàn cầu. Tin tốt là khả năng ảnh hưởng của các sai lầm này đến tăng trưởng toàn cầu năm 2019 vẫn còn tương đối thấp. Tuy nhiên, IHS Market dự đoán rằng hậu quả từ các sai lầm chính sách sẽ tăng lên trong năm 2020 và các năm sau, khiến tăng trưởng chậm lại [3]. 53 Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 2. Một vài nhận xét Bên cạnh các dự báo nêu trên còn có nhiều phân tích, đánh giá và dự báo của hàng trăm tổ chức và chuyên gia hàng đầu thế giới. Các dự báo này đương nhiên là khác nhau tùy theo nguồn thông tin và quan điểm đánh giá cũng như cả cảm nhận của từng tổ chức/nhóm chuyên gia. Có thể đưa ra một số nhận xét sau: (1) Dù còn có nhiều điểm khác nhau nhưng dự báo về triển vọng kinh tế thế giới năm 2019 có sự tương đồng khá cao cả về mức độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới cũng như những nhận định các vấn đề mà thế giới phải đối mặt, cả các vấn đề kinh tế và phi kinh tế. (2) Sự tác động của các nhân tố kinh tế giữ vai trò quyết định trong trung và dài hạn, nhưng các nhân tố phi kinh tế cũng có tác động rất lớn, trước hết là trong ngắn hạn và có khi là tức thời. (3) Vai trò của dự báo ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chính sách KT-XH của các quốc gia cũng như đối với chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Vai trò này không chỉ dừng lại ở những đánh gia chung mà đặc biệt quan trong là ở những gợi ý chính sách đối với từng khu vực, từng nhóm nước và từng quốc gia, bởi vì mức độ hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng gia tăng nhưng mỗi nước cũng có những đặc thù của mình. (4) Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới, mỗi nước tùy theo vị thế chính trị - kinh tế của mình, có thể khai thác mặt thuận lợi, khắc phục những hạn chế thậm chí có thể biến khó khăn của người khác thành thuận lợi của mình thông qua các quyết sách mau lẹ và tích cực. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn, nhất là đối với Việt Nam./. Tài liệu tham khảo 1. Nhandan.com.vn/kinhte/item/38845802-wb-ha-du-bao-tang-truong. 2. Tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/trien-vong-kinh-te-the-gioi. 3. Theo Châu Anh/ Theo World Economic Forum. 4. https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2018/06/05/global. 5. Theo nguồn P.A.T; NASATI (World Economic Situation and Prospects, 12/2017, UN) và NASATI (World Economic Situation and Prospects, 12/2017, UN).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_vai_du_bao_ve_trien_vong_kinh_te_the_gioi_nam_2019.pdf
Tài liệu liên quan