Báo cáo Thực tập tổng hợp công ty xuất nhâp khẩu tổng hợp i bộ thương mại

-Bên cạnh những thành tích đã đạt được kể trên, Công ty hiện nay vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn không dễ vượt qua. -Về công tác nghiên cứu thị trường: trong những năm gần đây Công ty đã chú trọng nhiều hơn đến vấn đề nghiên cứu thị trường. Nhưng hiên nay Công ty vẫn chưa có phòng Marketing chuyên trách và đề xuất các phương án Marketing; mỗt phòng nghiệp vụ tự nghiên cứu tìm kiếm thị trường cho mình nên hiệu quả chưa cao. +/ Duy trì thói quen làm ăn với bạn hàng truyền thống +/ Tìm kiếm và xử lý thông tin chưa nhanh nhạy +/ Các phương thức kinh doanh còn thiếu hiệu quả +/ Chưa hoạch định được một chiến lược xúc tiến thương mại đúng đắn +/ Sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu các mặt nông sản sang thị trường này, cũng như các thị trường liên quan. +/ Biến động về lượng cung của mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới, trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn cho công ty. -Về cơ cấu tổ chức: Các phòng nghiệp vụ chưa có sự phân công chuyên môn hoá sâu sắc. Phòng nghiệp vụ 1, 5 và 7 đều kinh soanh xuất nhập khẩu tổng hợp dẫn đến việc cùng một mặt hàng, cùng một thị trường mà các phòng đều tham gia thực hiện, không có sự chỉ đạo thống nhất, gây cạnh tranh trong nội bộ do đó hiệu quả kinh doanh chăa cao. -Về vấn đề nhân lực: Tuy Công ty có thế mạnh về truyền thống và kinh nghiệm nhưng trước những yêu cầu mới còn những bất cập về ngoại ngữ và tin học. Việc cập nhật thông tin dữ liệu do vậy còn chưa được tối ưu. -Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, Công ty cũng đang phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt. Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đã 20 năm xây dựng và phát triển , công ty đã gặt hái những thành quả to lớn thể hiện qua doanh thu, lợi nhuân, khả năng nộp ngân sách, cơ cấu vốn, lao động.đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá đang ngày một diễn ra như vũ bão, công ty cũng đứng trước không ít những thách thức mới, đặc biệt là việc hội nhập , mở rộng thị trường. Để góp phần nhỏ nào trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng nông sản nhằm tăng thị phần xuất khẩu của mặt hàng này trên thị trường quốc tế, cả tăng thị phần của thị trường truyền thống cũng như tăng thị phần của thị trường mới nên em chọn đề tài : " Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I" Do thời gian cũng như trình độ còn hạn chế nên việc chọn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của Thầy để em có hướng đi đúng đắn hơn trong việc chọn chuyên đề sắp tới nhằm hoàn thành quá trình thực tập này.

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp công ty xuất nhâp khẩu tổng hợp i bộ thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BáO CáO THựC TậP TổNG HợP CÔNG TY XUấT NHÂP KHẩU TổNG HợP I Bộ THƯƠNG MạI Được sự cho phép của ban lãnh đạo công ty, em được thực tập tại công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I - Bộ Thương Mại, Với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của công ty. Báo cáo thực tập tổng hợp gồm các nội dung sau: Phần I: KHáI QUáT Về QUá TRìNH HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA CÔNG TY XUấT NHậP KHẩU TổNG HợP I I/Hoàn cảnh ra đời của công ty II/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty III/ Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Phần II Tình hình hoạt động của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I I/Các ngành hàng kinh doanh của công ty II/Các kết quả hoạt động đạt được trong quá trình hình thành và phát triển III/ Bài học kinh nghiệm và khó khăn cần khắc phục Phần III Thực trạng thị trường xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I I/Đặc điểm mặt hàng nông sản II/ Kim nghạch và cơ cấu xuất khẩu mặt hàng nông sản III/ Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty VI/ Đánh giá chung về thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Phần I: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I I/ Hoàn cảnh ra đời Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I được thành lập 15/12/1981 theo quyết định số 1365/TCCB của Bộ ngoại thương nay là Bộ Thương Mại. Từ năm 1975 đến trước năm 1981 tuy đã kết thúc chiến tranh nhưng do chính sách độc quyền về ngoại thương dẫn đến quan hệ ngoại thương của Việt Nam còn rất nhiều hạn chế cả về kim ngạch, thị trường cũng như mặt hàng. Từ năm 1980 Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế mới, khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể là đã mở rộng hoạt động ngoại thương cho các địa phương, quyền xuất khẩu trực tiếp cho các liên hiệp...Mặt khác, sản xuất trong nước cũng chưa đáp ứng nhu cầu nhưng cũng có nhiều sản phẩm sản xuất vượt chỉ tiêu kế hoạch phải xuất khẩu, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện nhu cầu xuất khẩu ngoài các nghị định như trao đổi hàng clearing và công ty đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I là một tổ chức kinh doanh có tên giao dịch đối ngoại là Việt Nam National export Import Corporations viết tắt là Generalexim- Hà Nội. Trụ sở chính và các chi nhánh +Trụ sở chính : 46 Ngô Quyền - Hà Nội ĐT : 8264008 FAX: 84- 48259894 + Chi nhánh : 3 chi nhánh 1/ Thành phố Hồ Chí Minh : 26b Lê Quốc Hưng ĐT : 088- 222211- 224402 FAX : 84- 8- 8222214 2/ Đà Nẵng : 133 Hoàng Diệu ĐT : 051 – 822709 FAX: 051- 824077 3/ Hải Phòng: 57 Điện Biên Phủ ĐT : 031-842835. II/ Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty: Căn cứ vào những biến động của môi trường kinh doanh bên ngoài và bên trong của Công ty có thể tạm chia thành ba giai đoạn sau: Giai đoạn I: Từ khi thành lập đến năm 1992 (11 năm) Xác định định hướng phát triển và xây dựng Công ty về mọi mặt trong điều kiện kinh tế thị trường bắt đầu hình thành và phát triển trên đất nước ta do Nhà nước bắt đầu áp dụng chính sách đổi mới hoạt động kinh tế. Giai đoạn II: từ 1993- 1998 (5 năm) Tiếp tục xây dựng và phát triển công ty trên nền hợp nhất giữa Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I cũ và công ty Promexim. Lấy xuất nhập khẩu làm hoạt động trọng tâm đồng thời triển khai thực tế một số dự án đầu tư trực tiếp vào sản xuất, phát triển kinh doanh dịch vụ: từ đó hình thành 3 lĩnh vực hoạt động khá rõ nét của công ty. Giai đoạn III: Từ 1998- nay (4 năm) Giữ vững ổn định sản xuất kinh doanh trong điều kiện Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế, tự do hoá quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho mọi doanh nghiệp, xoá bỏ quản lý mặt hàng xuất nhập khẩu : Thị trường trong nước và ngoài nước bị thu hẹp do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu á và khu vực. Mỗi giai đoạn có những thuận lợi khó khăn riêng, việc phân chia này nhằm mục đích giúp chúng ta dễ tóm tắt những hoạt động và thành tích Công ty đã trải qua và đạt được trong 20 năm qua phù hợp với sự thay đổi của cơ chế chính sách đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, của diễn biến tình hình kinh tế thế giới và khu vực. 1/ Chức năng nhiệm vụ - Chức năng: Công ty có chức năng kinh doanh chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ thương mại, làm đại lý kí gửi hàng hoá, đầu tư liên doanh, xây dựng văn phòng cho thuê. - Thời kỳ đầu công ty được giao các nhiệm vụ: + Trực tiếp xuất nhập khẩu hoặc nhận uỷ thác xuất nhập khẩu mọi mặt hàng ngoài chỉ tiêu giao nộp của các ngành, địa phương, xí nghiệp từ Bình Trị Thiên trở ra. + Thực hiện xuất nhập khẩu một số mặt hàng theo chỉ tiêu pháp lệnh. + Tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ của Cộng hoà dân chủ Đức. + Kinh doanh cung ứng hàng xuất nhập khẩu tại chỗ cho các cửa hàng miễn thuế. + Trao đổi hàng ngoài nghị định thư với các nước Đông Âu (Hungari, Tiệp Khắc, Bugari...) và Bắc Triều Tiên. - Khi nhận nhiệm vụ Công ty đứng trước thực trạng + Về công tác tổ chức cán bộ: Trong biên chế 50 cán bộ công nhân viên đa số cán bộ từ công ty xuất nhập khẩu và chuyển khẩu bị giải thể chuyển sang. Đây vốn là Công ty có nhiệm vụ chính là tiếp nhận hàng viện trợ. Do vậy số cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ rất ít kinh nghiệm về xuất nhập khẩu còn yếu (số ít mới chỉ làm nhập khẩu hàng cho nhu cầu xuất khẩu tại chỗ thu ngoại tệ). + Về cơ sở vật chất: Vốn ban đầu chỉ có 913,179 nghìn đồng. Nhà nước không cấp vốn do quan niệm kinh doanh uỷ thác không cần vốn. + Môi trường hoạt động: với phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ Công ty hầu như không có thị trường và rất ít bạn hàng ngoài nước. Trong nước cơ chế quan liêu bao cấp vẫn thống trị. Đường lối đổi mới đang là tư duy hoàn toàn chưa có các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt đọng kinh tế. Công ty được xem là 1 trong những đơn vị đầu tiên thí điểm cách quản lý mới với quyền hoạch toán “lấy thu bù chi” III/ Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty. 1/Tổ chức bộ máy của công ty. A/Nhiệm vụ chính của công ty: */ Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuát kinh doanh và dịch vụ kể cả kế hoặch xuất nhập khẩu tư doanh cũng như uỷ thác xuất nhập khẩu và các kế hoạch có liên quan. */ Tự tạo nguồn vốn, quản lý khai thác, sử dụng có hiệu quả, nộp ngân sách Nhà nước. */ Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại. */ Thực hiện các cam kết trong hợp đồng có liên quan. */ Nâng cao chất lượng, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường quốc tế, thu hút ngoại tệ phát triển xuất nhập khẩu. */ Đào tạo cán bộ lành nghề */ Làm tốt công tác xã hội. B/ Quyền hạn: - Đề xuất ý kiến đối với Bộ Thương mại về việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch có liên quan của Công ty. - Được vay vốn tiền và ngoại tệ. - Được ký kết hợp đồng trong và ngoài nước. -Được mở rộng buôn bán các sản phảm, hàng hoá theo qui định của Nhà nước. -Dự các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm của Công ty trong và ngoài nước. -Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài. -Tận dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cán bộ công nhân viên. C/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phó giám đốc phụ trách KD doanh Phó giám đốc phụ trách kho vận Nghiệp vụ 2 Nghiệp vụ 1 Phòng kế toán Nghiệp vụ 4 Liên doanh 53 QT Phòng tổng hợp Tổ chức cán bộ Chi nhánh TP.HCM Chi nhánh Hải Phòng Nghiệp vụ 6 Nghiệp vụ 7 Nghiệp vụ 8 Tổ chức KS Nghiệp vụ 5 Nghiệp vụ 3 Hành chính QT Cửa hàng Liên doanh gỗ Chi nhánh Đà Nẵng 2/ Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận. Cơ cấu tổ chức của Công ty được kết hợp hài hoà, linh động phù hợp với hoạt động kinh doanh đa dạng của Công ty */ Giám đốc: Nguyễn Thị Phượng - Tất cả các phòng ban đều trực thuộc quản lý của giám đốc và giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và mọi hoạt động của Công ty. - Giám đốc phụ trách các lĩnh vực sau: 1/ Phòng tổ chức cán bộ 2/ Phòng tổng hợp 3/ Phòng kế toán tài vụ 4/ Liên doanh 53 Quang Trung 5/ Phòng nghiệp vụ 1 6/ Phòng nghiệp vụ 2 7/ Phòng nghiệp vụ 4 8/ Xưởng lắp ráp xe máy Tương Mai */ Phó phòng giám đốc: có nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc hoặc được giám đốc uỷ quyền để quản lý một lĩnh vực nào đó để kinh doanh nhưng giám đốc vẫn là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi mặt hoạt động cả Công ty - Phó giám đốc: Nguyễn Nhật Tùng-trực tiếp quản lý và điều hành các đơn vị. 1/ Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh 2/ Chi nhánh tại Thành phố Hải Phòng 3/ Phòng nghiệp vụ 3 4/ Phòng nghiệp vụ 5 5/ Phòng nghiệp vụ 7 6/ Xí nghiệp may Đoạn Xá-Hải Phòng - Phó giám đốc: Nguyễn Văn Kha-phụ trách công tác Phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, dân quân tự vệ, công tác đoàn thể quần chúng. Phụ trách các đơn vị sau: 1/ Phòng kho nhận giao hàng 2/ Phòng hành chính quản trị 3/ Phòng nghiệp vụ 6 4/ Phòng nghiệp vụ 8 5/ Liên doanh số 7 Triệu Việt Vương 6/ Cửa hàng 28 Trần Hưng Đạo+ 46 Ngô Quyền 7/ Xưởng gỗ tại Cỗu Diễn- Hà Nội 8/ Chi nhánh tại Đà Nẵng + Liên doanh gỗ Đà Nẵng */ Các phòng ban, nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc. - Phòng tổ chức cán bộ: + Nắm toàn bộ nhân lực của Công ty + Tham mưu cho giám đốc sắp xếp, tổ chức bộ máy lực lượng lao động trong mỗi phòng ban cho phù hợp + Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên. + Đưa các chính sách, chế độ về lao động tiền lương. + Tuyển dụng lao động, điều tiết lao dộng phù hợp với mục tiêu kinh d oanh. + Số lượng cán bộ của phòng là 18 người. */ Phòng tổng hợp: + Xây dựng kế hoạch kinh doanh từng tháng, năm, quí trình giám đốc. + Lập báo cáo hoạt động kinh doanh từng tháng, quí, năm trình giám đốc. +Nghiên cứu thị trường, giao dịch, đàm phán, lựa chọn khách hàng + Các chiến lược truyền thống, khuyến mại của Công ty */ Phòng hành chính: + Phục vụ văn phòng phẩm của Công ty, tiếp khách quản lý toàn bộ tài sản của Công ty. + Sửa chữa lớn sửa chữa nhỏ thường xuyên. + Số lượng cán bộ nhân viên của phòng là 15 người */ Phòng kế toán: + Hạch toán, kế toán, đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty theo kế hoạch (tháng, năm). + Lo toàn bộ vốn phục vụ cho hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp và theo kế hoạch. + Lập bảng cân đối kế toán, bản báo cáo tài chính cuối năm trình giám đốc + Quyết toán năm so với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan về tổ chức hoạt động, thu chi tài chính các khoản lớn nhỏ trong doanh nghiệp. + Có 12 nhân viên. */ Phòng kho vận: + Giao nhận toàn bộ vốn, hàng hoá kinh doanh của Công ty. + Quản lý và bảo dưỡng toàn bộ xe của Công ty. + Được phép kinh doanh vận tải, chuyên chở hàng hoá. + Có 22 nhân viên. */ Phòng nghiệp vụ: + Phòng nghiệp vụ 1: Nông sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ. + Phòng nghiệp vụ 2: Xe máy nguyên chiếc + Phòng nghiệp vụ 3: Quần áo + Phòng nghiệp vụ 4: Xe máy IKD + Phòng nghiệp vụ 5: Sợi, nông sản + Phòng nghiệp vụ 6: Gỗ + Phòng nghiệp vụ 7: Sắt thép + Phòng nghiệp vụ 8: Kho vận */ Các cửa hàng: Giới thiệu sản phẩm, buôn bán lẻ đồ điện, xe máy, đồ may mặc. */ Các liên doanh: + 53 Quang Trung: Giao dịch kinh doanh + 7 Triệu Việt Vương: Kinh doanh khách sạn - Các chi nhánh: Nghiên cứu thị trường khu vực, tìm nguồn hàng, bán hàng, uỷ thác của Công ty. + Thành phố Hồ Chí Minh: 40 người + Đà Nẵng: 26 người + Hải Phòng: 30 người - Bộ phận sản xuất: + Xí nghiệp máy Hải Phòng: 123 người + Xưởng lắp ráp xe máy tại Tương Mai + Xưởng sản xuất chế biến sản phẩm gỗ Cỗu Diễn-Hà Nội + Xí nghiệp chế biến quế và xuất khẩu có 60 người. Phần II Tình hình hoạt động của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I I/Các ngành hàng kinh doanh của công ty 1/ Trực tiếp xuất khẩu: */ May mặc thêu ren. */ Nông lâm sản. */ Thủ công mĩ nghệ. */ Khoáng sản. */ Đồ chơi trẻ em. 2/ Trực tiếp nhập khẩu: */ vật tư nguyên liệu. */ Thực phẩm công nghệ. */ Hàng điện tử máy hàng gia dụng. */ Ô tô, xe máy. */ Sợi may mặc. */ Các mặt hàng tiêu dùng khác. II/ Các kết quả hoạt động đạt được trong quá trình hình thành và phát triển 1/ Kết quả đạt được trong giai đoạn 1982-1992. */ Kim ngạch xuất nhập khẩu : + Tổng kim ngạch 11 năm: 370,89 triệu USD (trong đó năm đầu tiên 1982: 11,44 triệu USD; năm cao nhất 1987: 51,35 triệu USD). + Kim ngạch bình quân hàng năm: khoảng 33,68 triệu USD hai chiều. + Mức tăng trưởng bình quân: 15,06%. */ Nộp ngân sách: + Tổng nộp ngân sách 11năm: 26,55 tỉ đồng ( trong đó năm 1982 nộp 6,17 triệu đồng, năm cao nhất 1992 nộp 7,78 tỉ đồng ). + Bình quân mỗi năm nộp: 2,41 tỉ đồng/ năm. + Bình quân theo đầu người nộp: 15,16 triệu đồng/ người/ năm. */ Lợi nhuận: + Tổng lợi nhuận: 15,734 tỉ đồng. + Lợi nhuận bình quân hàng năm: 1,573 tỉ đồng/ năm. */ Các mặt khác: Cả 11 năm Công ty liên tục hoàn thành các chỉ tiêu Bộ giao về kim ngạch và tài chính. + Công ty đã xây dựng vá đưa váo sử dụng 20.000 m2 kho và 1.500 m2 nhà xưởng chuẩn bị đầu tư sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Đoạn xá Hải Phòng. + Cải tạo kho tương mai thành khu kho mới khang trang an toàn, đủ điều kiện bảo quản các mặt hàng có giá trị cao. + Mua khu vực 53 Quang Trung, Số 7 Triệu Việt Vương với mục đích chuẩn bị cơ sở vật chất liên doanh khai thác bất động sản. + Đầu tư 5,5 tỉ đồng mua cổ phần tại EXIMBANK mở đầu cho việc hoạt động tài chính . + Xây dựng khu tập thể và khu đất có hạ tầng cơ sở tại Lạc Trung (Hà Nội) và Đoạn Xá (Hải Phòng) với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm giải quyết nhu cầu nhà ở cho hầu hết cán bộ công nhân viên. 2/ Kết quả đạt được trong giai đoạn 1993- 1997 */ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 năm: 293,73 triệu USD trong đó: + Xuất khẩu: 123,9 triệu uSD (năm cao nhất 1997: 32,59 triệu USD). + Nhập khẩu: 169,83 triệu USD (năm cao nhất 1997: 45,84 triệu USD ). + Kim ngạch bình quân: 58,74 triệu USD/năm + Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 14,37%/năm. */ Tổng nộp ngân sách 5 năm: 252,35 tỉ đồng. + Bình quân công ty nộp 50,4 tỉ đồng /năm. */ Tổng lợi nhuận: 29,379 tỉ đồng . +Lợi nhuận bình quân: 5,875 tỉ đồng /năm. Tóm lại : Trong giai đoạn 1993- 1997, Công ty đã phát triển ổn định kinh doanh, mở mang thêm một số lĩnh vực mới. Hình thành 3 lĩnh vực rõ rệt trong hoạt động của Công ty là kinh doanh thương mại (xuất nhập khẩu ) sản xuất- dịch vụ. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên, phát triển và bảo toàn vốn từ tổng số vốn chủ sở hữu 34 tỉ đồng (1992) đến năm 1997 lên tới 49,3 tỉ đồng, đóng góp đầy đủ Ngân sách Nhà nước và đóng góp tích cực với Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. 3/ Kết quả đạt được từ năm 1998- 2001 Bảng II.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Bình quân 1 Tổng Doanh thu Tỷ đồng 263,02 109,28 370,02 636,00 344,58 2 Lợi nhuận Tỷ đồng 5,03 10,58 5,20 5,50 6,58 3 Tổng nộp ngân sách Tỷ đồng 48,10 58,44 62,49 65,70 58,68 4 Tổng kim ngạch XNK Tổng kim ngạch XNK Triệu USD 64,45 56,46 53,16 58,50 58,14 Xuất khẩu Triệu USD 23,08 19,29 25,03 37,00 26,10 Nhập khẩu Triệu USD 41,37 37,17 28,13 21,50 32,04 5 Tổng số người lao động Người 500 520 647 723 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Bước sang năm 1998, 1999 hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế của một số bạn hàng lâm vào khủng hoảng làm cho thị trường truyền thống của Công ty bị giảm đáng kể. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của công ty như cói ngô và một số mặt hàng khác đã mất hẳn thị trường. Nhưng đến năm 2000, 2001 hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty có nhiều dấu hiệu đáng mừng, doanh thu tăng lên từ 169,28 tỉ đồng năm 1999 lên 370,02 tỉ đồng năm 2000 và 636,00 tỉ đồng năm 2001. Nhờ chính sách đẩy mạnh xuất khẩu năm 2001 khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu đã thu hẹp đáng kể và năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đã vượt xa nhập khẩu với 37 triệu USD kim ngạch xuất khẩu và 21,5 triệu USD kim ngạch nhập khẩu. Xuất khẩu đạt hiệu quả cao tăng trưởng xuất khẩu 2000/1999 là 29,76%, 2001/2000 là 47,82% kim ngạch xuất khẩu cao hơn kim ngạch nhập khẩu là 72,09%. Về nghĩa vụ nộp ngân sách: trong 4 năm vừa qua công ty đều hoàn thành mọi nghìa vụ về thuế và nộp ngân sách đối với nhà nước. BảngII.2: Bảng biểu phát triển vốn cố định và vốn lưu động của Công ty qua một số năm Đơn vị : Triệu STT Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 1 Vốn cố định Lượng vốn 8.972 10.313 11.463 13.129 18.763 Mức tăng 1.318 1.341 1.150 1.666 5.634 Tỷ lệ tăng 17,22 14,95 11,15 14,53 42,91 2 Vốn lưu động Lượng vốn 24.125 30.623 43.573 39.697 45.070 Mức tăng 2.799 6.498 3.950 5.124 5.373 Tỷ lệ tăng 13,12 26,93 12,9 18,4 13,6 Nguồn: Báo cáo phát triển của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I III/ Những bài học kinh nghiệm và khó khăn cần khắc phục 1/ Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu: Tổng kết đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong 20 năm qua, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tổng quát như sau: Bài học 1: Xác định đúng hướng phát triển dài hạn và mục tiêu phấn đấu cụ thể của từng thời kỳ kế hoạch trên cơ sở đó có giải pháp thực hiện phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế xã hội cũng như nội tại của Công ty. Ngay từ những năm đầu, Công ty đã xác định chiến lược phát triển dài hạn là kinh doanh tổng hợp, lấy hoạt động xuất nhập khẩu làm trọng tâm, từ đó đầu tư phát triển sản xuất và dịch vụ để hỗ trợ cho xuất nhập khẩu, kết hợp kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh khác. Trong từng thời kỳ Công ty xây dựng kế hoạch 5 năm, 10 năm và hàng năm căn cứ vào dự báo diễn biến môi trường kinh doanh và nội tại của Công ty, đồng thời xác định các giải pháp thực hiện để đạt mục tiêu đã định. Việc làm này được thực hiện nề nếp, từ cấp phòng, ban, CN, XN và Công ty. Cuối mỗi kỳ kế hoạch lại có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Về thực chất, đây chính là việc tìm đúng mâu thuẫn khách quan và nội tại để có định hướng và biện pháp giải quyết phù hợp, do vậy đã phát triển theo đúng quy luật của sự phát triển và phù hợp với diễn biến của thị trường quốc tế và biển đổi của đất nước. Bài học 2: Thường xuyên quan tâm phát triển nguồn lực (bao gồm cả vốn và con người). Công ty luôn luôn quan tâm chú trọng đào tạo con người. Hoạt động kinh doanh sản xuất lấy hiệu quả làm hàng đầu, bảo toàn và phát triển vốn. Bài học này được thể hiện rất sinh động qua mỗi thời kỳ và quán xuyến suốt 20 năm xây dựng và phát triển của Công ty. Có thể nói đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản giúp Công ty tồn tại và phát triển vượt qua mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt của môi trường kinh doanh và cũng là ưu thế giúp Công ty nhiều lần chiến thắng trong cạnh tranh Bài học 3: Trong hoạt động cũng như trong quản lý nội bộ, Công ty luôn tuân thủ và lấy chính sách pháp luật làm cơ sở điều chỉnh mọi hành vi, lấy ổn định làm mục tiêu chính Đây là nét đặc thù mang tính truyền thống của Công ty và đã được truyền tụng khen chê khá rộng rãi trên thương trường trong và ngoài nước dưới các nhận xét khác nhau: nghiêm túc, nguyên tắc, thận trọng...Đây có thể nói với từng sự việc, dịch vụ cụ thể điều này đúng hoặc chưa đúng hoặc cần gia giảm cho phù hợp. Nhưng với cả quá trình này thì đây là bài học kinh nghiệm đúng đắn. Nếu không thực hiện được như vậy thì Công ty không thể ổn định và phát triển như ngày nay: Ví như nếu kinh doanh vượt rào xa, mất vốn, hoặc say sưa với lợi nhuận mà vi phạm pháp luật, đầu tư quá lớn so với năng lực quản lý hoặc chỉ khuyến khích một cách cứng nhắc các đối tượng có năng lực trong nội bộ, xem nhẹ giải quyết các vấn đề xã hội chế độ chính sách thì các vấn đề việc làm và đời sống cán bộ công nhân viên, đoàn kết nội bộ tất yếu sẽ vấp phải nguy cơ biến động thăng trầm hay những hậu quả xấu xảy ra, sẽ không có sự ổn định như hiện nay. Bài học 4: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải xây dựng và phát triển mạng lưới bạn hàng tin cậy và bền vững cả trong và ngoài nước trên nguyên tắc nêu cao chữ tín hai bên cùng có lợi. Đây là bài học phổ biến trên thương trường, tuy vậy muốn thực hiện được đôi lúc cũng phải chịu thua thiệt trước mắt để giữ được bạn hàng. Đối với Công ty trong suốt 20 năm qua biết bao biến động của thị trường và cơ chế chính sách mỗi lần thay đổi Công ty gần như phải làm lại từ đầu. Nhưng bất kỳ giai đoạn nào đây cũng được coi là một trong nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt cả thời kỳ. Bài học 5: Luôn luôn quan tâm đến đoàn kết nội bộ Xây dựng tình cảm yêu thương, đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ Công ty. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, phát huy tốt vai trò của các tổ chức quần chúng tạo một thể thống nhất (Đảng+Chính quyền +Các tổ chức quần chúng) trong suốt quá trình hoạt động. 2. Khó khăn + Mặc dù Công ty đã có những thành tích rất lớn và đã được Nhà nước ghi nhận về những đóng góp của mình đối với xã hội. Tuy vậy, đứng trước những thách thức mới của thời kỳ hội nhập, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, môi trường kinh doanh trong những năm tới có nhiều biến động đột biến để có thể thích ứng với tình hình đòi hỏi Công ty cần có phản ứng linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh, trong công tác quản lý và xây dựng cơ chế nội bộ phù hợp hơn. Công ty cũng cần nghiên cứu tìm ra phương thức kinh doanh mới và tiếp tục đầu tư cho sản xuất nhằm taọ ra một hoặc một nhóm mặt hàng ổn định, có giá trị xuất khẩu cao và phục vụ như cầu tiêu dùng trong nước. Có như vậy, Công ty mới ổn định và tiếp tục phát triển. + Về công tác cán bộ, Công ty đang thiếu cán bộ trẻ có tri thức hiện đại về kỹ thuật nghiệp vụ và ngoại ngữ và tin học và cũng rất cần cán bộ quản lý có chuyên môn cao về các lĩnh vực mới mở mang để các lĩnh vực này hoạt động thực sự có hiệu quả, có đóng góp vào hoạt động chung của Công ty. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cũng cần tinh giản gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả hơn (bộ máy hiện nay quá cồng kềnh, dàn trải hiệu quả hoạt động chưa cao). 3. Định hướng phát triển : Bước vào thời kỳ kế hoạch 2001-2005 và 2001-2010, Công ty phải đối đầu với nhiều thách thức của quá trình mở cửa hội nhập. Sức ép về tăng trưởng cũng sẽ cao hơn mới đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng do Nhà nước đề ra là GDP đến năm 2005 ít nhất tăng 50% so với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hơn 10%/năm. Bản thân Công ty cũng sẽ có nhiều thay đổi: Số cán bộ công nhân viên trong đó có nhiều cán bộ Lãnh đạo lần lượt sẽ nghỉ chế độ, Công ty dự kiến sẽ xin phép thay đổi chế độ sở hữu theo hướng Công ty TNHH một thành viên. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh Công ty vẫn duy trì kinh doanh tổng hợp với 3 lĩnh vực xuất nhập khẩu-sản xuất-dịch vụ. Về qui mô tăng trưởng xuất nhập khẩu sẽ không lớn chỉ ở mức khoảng 5-10%, nhưng cố gắng tăng trưởng lớn hơn ở các hoạt động sản xuất và dịch vụ. Trong lĩnh vực sản xuất vừa tiếp tục đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu vừa mở rộng sản xuất phụ tùng phục vụ cho lắp ráp xe gắn máy, tiếp tục củng cố và xây dựng xe máy với thương hiệu riêng của Công ty. Về dịch vụ: củng cố và đẩy mạnh một bước các hoạt động khai thác cho thuê địa sản, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu như giao nhận, tạm nhập tái xuất, đại lý bán hàng cho các hãng sản xuất trong và ngoài nước...tham gia các hoạt động tài chính khi điều kiện cho phép. Tóm lại: */ 20 năm đã qua, tuy không phải là dài so với lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp, nhưng đối với Công ty đó là chặng đường đầy thử thách gay go và quyết liệt trong bước đưòng đi lên từ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. */ 20 năm qua Công ty đã lớn mạnh nhiều lần: Từ số vốn ít ỏi 913,179 nghìn đồng đến nay 2001, Công ty đã có số vốn chủ sở hữu 56 tỉ đồng, gấp hơn 60 nghìn lần (trong đó 2/3 số tiền đưa vào liên doanh và ngân hàng EXIMBANK, còn lại là vốn lưu động và tài sản cố định). Từ 50 cán bộ công nhân viên đến nay đã tăng lên 723 người. Đời sống và việc làm của cán bộ được đảm bảo, nhiều người không có nhà nay đã có nhà ở. Công ty cũng đã đóng góp lớn cho Ngân sách Nhà nước và tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động xã hội góp phần cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội PHầN iii: THựC TRạNG THị trường xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i I/ Đặc điểm các mặt hàng nông sản của công ty Các mặt hàng xuất khẩu nông sản của công ty rất đa dạng và phong phú. Lạc, quế, cà phê, gạo, hạt tiêu, hạt điều là những mặt hàng mà Công ty thường xuyên kinh doanh với khối lượng lớn, đều đăn qua các năm. Ngoài ra Công ty cũng kinh doanh những mặt hàng nông sản khác như chè, ngô, mây, cói... Tuy nhiên, những mặt hàng này có kim ngạch nhỏ và không ổn định. Bản báo cáo này chủ yếu đề cập đến những mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn. */ Sản phẩm nông sản của Công ty chủ yếu là sản phẩm thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, chính vì vậy mà giá cả hàng của Công ty thường thấp hơn giá các sản phẩm cùng loại của các nước trên thế giới được chế biến tốt hơn. */ Chất lượng hàng nông sản của Công ty nhìn chung vẫn còn thấp. Việc chế biến bảo quản nông sản gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp; một mặt yêu cầu kỹ thuật có chuyên ngành, có hiểu biết về tính chất lý, hoá của sản phẩm; mặt khác đòi hỏi chi phí lớn. Hơn nữa công nghệ chế biến hàng nông sản ở Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế. II/ Kim nghạch và cơ cấu xuất khẩu mặt hàng nông sản Qua bảng ta thấy kim ngạch xuất khẩu nông sản của Công ty tăng đều đặn qua các năm điều đáng mừng là 3 mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất đều tăng trong năm 2000 Bảng III.1 Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu nông sản của công ty trong 3 năm 1998-2000 Đơn vị: USD Mặt hàng Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1999/1998 2000/1999 Lạc nhân 2.180.000 2.173.000 2.265.000 99,7% 104,2% Hạt tiêu 1.470.000 1.461.500 1.481.000 99,4% 101,3% Cao su 1.305.000 1.283.700 1.312.000 101,3% 102,2% Cà phê 900.400 702.200 682.000 77,9% 97,1% Gạo 790.000 795.400 815.000 100,6% 102,5% Quế 501.100 1.156.500 1.162.000 230,8% 100,5% Điều 510.000 579.300 572.500 113,6% 91,06% Tổng kim ngạch 7.656.600 8.151.600 8.244.500 106,5% 101,14% Nguồn : Báo cáo tổng hợp của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I Mặt hàng lạc nhân năm 1999 có giảm nhẹ về kim ngạch so với 1998 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2000 và đạt 2.265.000 USD, tăng 4,2% so với năm 1999. Mặt hàng cao su và hạt tiêu tăng trong năm 2000 so với 1999 là 1,3% và 2,25. Các mặt hàng xuất khẩu là gạo và quế cũng tăng về kim ngạch. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quế có bước nhảy vọt tăng 230% so với năm 1998 tức là từ 501.000 USD đến 1.156.5000 USD. Đây có thể coi là một nỗ lực rất thành công trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này. Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản có kim ngạch giảm mạnh trong những năm vừa qua, đây là xu hướng của mọi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam do cung mặt hàng này trong những năm gần đây tăng nhanh trong khi cầu lại giảm. Có thể nhận định chung rằng tình hình xuất khẩu nông sản của Công ty trong những năm vừa qua là tốt. Điều này được thể hiện bằng lượng tăng đều đặn của tổng kim ngạch các mặt hàng. Tuy vậy Công ty cần phải cố gắng trong việc tiếp cận các thị trường, khách hàng mới. III/ Thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Hàng nông sản của Công ty đã có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới, tuy vậy các thị trường chính của Công ty gồm: Singapore, EU, Đài Loan, ASEAN, Trung Quốc và Mỹ. */ Thị trường Singapore thực chất là một thị trường trung chuyển. Trong các năm vừa qua, hàng nông sản của Công ty được xuất sang Singapore với số lượng quá lớn bao gồm các mặt hàng chính là: làc nhân, cao su, cà phê và hạt điều. Trong năm 1999, 2000 tỉ lệ thị phần đối với thị trường Singapore giảm xuống, do Công ty chủ động giảm xuất những mặt hàng sơ chế qua thị trường này. */ Thị trường EU của Công ty trong những năm gần đây cũng phát triển mạnh. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường này trong những năm gần đây là: cà phê, gạo, hạt điều, hạt tiêu và cao su. Những bạn hàng lớn của công ty hiện nay là Anh, Đức, Pháp cho thấy sản phẩm của Công ty ngày càng được chấp nhận rộng rãi. */ Thị trường ASEAN là thị trường rất quan trọng của Công ty trong những năm gần đây cũng phát triển mạnh. Đây là nơi tiêu thụ hầu hết các mặt hàng của Công ty . Tuy vậy trong 3 năm 98, 99, 2000 giá trị hàng nông sản xuất sang khu vực này tăng chậm, tỉ lệ trong tổng giá tri xuất khẩu nông sản hầu như không thay đổi, chiếm khoảng 22% giá trị xuất khẩu nông sản. */ Cùng với thị trường EU, thị trường Trung Quốc được xem là rất giàu tiềm năng. Nhưng trái lại thì thị trường Mĩ lại tỏ ra không ổn định, giá trị xuất khẩu còn biến đổi thất thường qua năm 98, 99, 2000. BảngIII.2: Tình hình xuất khẩu theo thị trường của Công ty Thị trường Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Giá trị (USD) Tỷ lệ(%) Giá trị (USD) Tỷ lệ(%) Giá trị (USD) Tỷ lệ(%) Singapore 2.480.000 40,75 2.500.000 36,78 2.530.000 36,39 EU 1.520.000 25,00 1.520.000 22,37 1.636.400 23,54 Đài Loan 500.000 8,00 651.152 9,58 509.510 7,33 ASEAN 1.100.000 18,00 1.420.000 20,89 1.530.000 22,00 Trung Quốc 300.000 5,00 393.722 5,79 405.629 5,85 Mỹ 186.200 3,25 312.000 4,59 340.000 4,89 Tổng cộng 6.086.200 100 6.796.874 100 6.951.529 100 Nguồn :Báo cáo tổng hợp của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I VI/ Đánh giá chung về thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I. 1/Những kết quả đạt được: +/ Kim ngạch xuất khẩu nông sản luôn tăng qua từng năm. +/ Công tác nghiên cứu thị trường đã chú trọng hơn nhiều so với trước đây. Thị trường truyền thống ASEAN tiếp tục được củng cố và phát triển, chiếm tỉ trọng xuất khẩu khá ổn định. +/ Đã chú trọng đến việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ, một thị trường với sức mua lớn. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã ký kết, tạo ra nhiều cơ hội lớn cho công ty thâm nhập thị trường này. +/ Uy tín và mặt hàng của công ty dần dần hình thành và bước tới có chổ đứng trên trường quốc tế. Đã thu hút được nhiều quốc gia ký kết hợp đồng xuất khẩu với giá trị lớn. +/ Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng được Công ty thực hiện với tiến độ nhanh chóng, đảm bảo những điều kiện đã giao kết trong hợp đồng, góp phần củng cố uy tín của Công ty . +/ Trong quá trình xuất khẩu hàng nông sản, Công ty luôn tuân thủ những quy định của nhà nước, chấp hành nghiên chỉnh các thủ tục xuất nhập khẩu và luôn hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước. +/ Việc tăng khối lượng giá trị hàng xuất khẩu nông sản đã góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong những năm qua. Trong năm 2000, giá trị xuất khẩu nông sản đạt 8.244.500 USD chiếm trên một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Mặt khác việc tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản cũng đóng góp chung vào việc thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam nói chung. 2/ Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân -Bên cạnh những thành tích đã đạt được kể trên, Công ty hiện nay vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn không dễ vượt qua. -Về công tác nghiên cứu thị trường: trong những năm gần đây Công ty đã chú trọng nhiều hơn đến vấn đề nghiên cứu thị trường. Nhưng hiên nay Công ty vẫn chưa có phòng Marketing chuyên trách và đề xuất các phương án Marketing; mỗt phòng nghiệp vụ tự nghiên cứu tìm kiếm thị trường cho mình nên hiệu quả chưa cao. +/ Duy trì thói quen làm ăn với bạn hàng truyền thống +/ Tìm kiếm và xử lý thông tin chưa nhanh nhạy +/ Các phương thức kinh doanh còn thiếu hiệu quả +/ Chưa hoạch định được một chiến lược xúc tiến thương mại đúng đắn +/ Sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu các mặt nông sản sang thị trường này, cũng như các thị trường liên quan. +/ Biến động về lượng cung của mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới, trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn cho công ty. -Về cơ cấu tổ chức: Các phòng nghiệp vụ chưa có sự phân công chuyên môn hoá sâu sắc. Phòng nghiệp vụ 1, 5 và 7 đều kinh soanh xuất nhập khẩu tổng hợp dẫn đến việc cùng một mặt hàng, cùng một thị trường mà các phòng đều tham gia thực hiện, không có sự chỉ đạo thống nhất, gây cạnh tranh trong nội bộ do đó hiệu quả kinh doanh chăa cao. -Về vấn đề nhân lực: Tuy Công ty có thế mạnh về truyền thống và kinh nghiệm nhưng trước những yêu cầu mới còn những bất cập về ngoại ngữ và tin học. Việc cập nhật thông tin dữ liệu do vậy còn chưa được tối ưu. -Trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, Công ty cũng đang phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh ngày càng gay gắt. Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đã 20 năm xây dựng và phát triển , công ty đã gặt hái những thành quả to lớn thể hiện qua doanh thu, lợi nhuân, khả năng nộp ngân sách, cơ cấu vốn, lao động...đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá đang ngày một diễn ra như vũ bão, công ty cũng đứng trước không ít những thách thức mới, đặc biệt là việc hội nhập , mở rộng thị trường. Để góp phần nhỏ nào trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng nông sản nhằm tăng thị phần xuất khẩu của mặt hàng này trên thị trường quốc tế, cả tăng thị phần của thị trường truyền thống cũng như tăng thị phần của thị trường mới nên em chọn đề tài : " Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I" Do thời gian cũng như trình độ còn hạn chế nên việc chọn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự góp ý và giúp đỡ của Thầy để em có hướng đi đúng đắn hơn trong việc chọn chuyên đề sắp tới nhằm hoàn thành quá trình thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC087.doc
Tài liệu liên quan