Báo cáo thực tập tổng hợp ở Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Techno Import)

Qua thời gian thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport), cung với sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và toàn thể các cô, các bác, các chú trong Công ty đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với thực tiễn, hiểu rõ hơn về sự phát triển đi lên của kinh tế nước ta từ thời kỳ bao cấp đến giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, nắm được tốt hơn quá trình vận động của nền kinh tế. Technoimport là Công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương Mại dưới sự quản lý của Nhà nước. Công ty được thành lập năm 1959 đã tồn tại và phát triển trong nền kinh tế, đã trải qua một thời kỳ phát triển lâu dài và có những bước đi thăng trầm cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Những thành quả mà Technoimport đã đạt được đến ngày hôm nay không thể không kể đến sự đóng góp của các thế hệ lãnh đạo và quản lý Công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể đội ngũ công nhân viên trong Công ty.

doc30 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp ở Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Techno Import), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sau quá trình học tập và nghiên cứu ở giảng đường Đại học em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học cũng như những kiến thức cần thiết về xã hội tạo nền tảng cho cuộc đời sự nghiệp phát triển của em. Là trường đại học hàng đầu của khối ngành kinh tế ở nước ta đã đào tạo những ngành Kinh tế định hướng chủ lực cho sự phát triển của đất nước, đào tạo ra những nhà kinh tế giỏi cho sự phát triển tương lai của đất nước. Do vậy em đã lựa chọn học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại mái trường ĐạI học Kinh tế Quốc Dân, ngay từ khi vào trường em đã lựa chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh và nó đã phù hợp với nguyện vọng của em, Tuy nhiên trong quá trình học tập và nghiên cứu những kiến thức ở trường mới chỉ là lý thuyết và điềuu quyết định nhất là phải vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì vậy phải gắn liền lý thuyết với thực tiễn, phải học đi đôi với hành. Do vậy những kiến thức được đào tạo ở trường hết sức quan trọng. Quá trình thực tập đã tạo cho em được cọ sát và vận dụng những kiến thức đó vào làm quen dần với thực tiễn. Đây cũng là cơ hội tốt nhất cho em rèn luyện tác phong công việc, nghệ thuật quản lý của nhà quản lý, nghệ thuật quản trị của nhà quản trị… Trong thời gian thực tập tổng hợp ở Công Ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Techno Import), em có thể khái quát quá trình nghiên cứu ở Công ty như sau: Vài nét khái quát về quá trình ra đời và phát triển của công ty: Thông tin chung về Công ty Quá trình ra đời và phát triển của Công ty Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Định hướng chiến lược phát triển và chính sách kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty 2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 3. Đánh giá kết quả hoạt động của Công ty trong thời gian gần đây 4. Điểm mạnh, điểm yếu; Cơ hội và nguy cơ của Công ty 4.1. Điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. 4.2. Cơ hội và nguy cơ của Công ty 5. Đánh giá hoạt động quản trị của Công ty 5.1. Công tác kế hoạch hoá của Công ty 5.2. Đánh giá tổ chức quản trị trong hoạt động kinh doanh. 6. Đánh giá tổng hợp và nhận xét 1. Vài nét khái quát về quá trình ra đời và phát triển của Công ty 1.1. Thông tin chung về Công ty: Tên Công ty: Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật. Tên Tiếng Anh: VietNam National Complete Equipment anhd Techníeimport- Export corporation. Tên giao dịch: Techno Import. Trụ sở Công ty: 16-18 Tràng Thi- Hoàn Kiếm- Hà Nội. Email: techHN@netnam.org.vn. Điện thoại: 04: 254974- 04:8267329 Fax: 04:8254059-04: 8267328 Tên tài khoản Ngân Hàng: 300.110.000.002 VNX tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Vốn điều lệ của Công ty: 18.666.446 VNĐ Vốn cố định của Công ty: 3.249.156.402 VNĐ Vốn lưu động của Công ty: 7.597.612.277 VNĐ Tổng Giám đốc Công ty: KS. Phan Mai Hương Các phó Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Háo Nguyễn Thành Công Vũ Chu Hiền Quá trình ra đời và phát triển của Công ty. Công ty xuất nhập khẩu Thiết bị toàn bộ và kỹ thuật có tên giao dich là: Technoimport, có trụ sở tại 16-18 Tràng Thi- Hà Nội tiền thân là Tổng Công ty nhập khẩu Thiết Bị toàn bộ và kỹ thuật được thành lập ngày 28-01-1959. Công ty là đơn vị duy nhất được nhà nước giao nhiệm vụ nhập khẩu các công trình thiết bị toàn bộ cho mọi người, mọi địa phương trong cả nước. Trải qua 46 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Technoimport là một trong những doanh nghiệp lớn nhất thuộc bộ thương mại, liên tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Với đặc thù kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ máy móc, thiết bị lẻ, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế và công nghệ trong nhiều lĩnh vực như xây dựng cơ bản cung cấp năng lượng, giao thông vận tải, văn hoá, giáo dục y tế, an ninh, Quốc phòng… Technoimport đã trở nên quen thuộc với các bộ, các ngành, các địa phương và chủ đầu tư trong cả nước. Trong 46 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và Kỹ Thuật thăng trầm cùng với sự biến động của nền Kinh Tế tập trung quan liêu bao cấp với quy mô là một Tổng Công ty nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật và là một doanh nghiệp chủ đạo của Nhà nước nhưng quá trình phát triển đã có những thay đổi theo từng bước phát triển của đất nước theo các giai đoạn lịch sử như sau: Chặng đường 1959-1975: Trong điều kiện đất nước phải gánh chịu cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đây là thời kỳ mà Công ty được Nhà nước giao nhiệm vụ cho nền kinh tế trong những điều kiện chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã được trao tặng huân chương lao động hạng Ba năm 1963. Chặng đường 1975-1989: Cả đất nước đã hoàn toàn giải phóng, mối quan hệ giữa Việt Nam với hệ thống các nước Xã Hội Chủ Nghĩa được mở rộng. Nhu cầu về tiêu thụ sản xuất và xây dựng đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa từng bước phục hồi và phát triển, Công ty lại tiếp tục gánh vác những điều kiện mới nặng nề để xây dựng đất nước và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế đất nước, đã được Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng Nhì năm 1984 và huân chương lao động Hạng Nhất năm 1989. Chặng đường năm 1990 đến nay: Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới cùng hội nhập với khu vực và Quốc tế. Công ty đã đóng góp khá lớn cùng sự phát triển Kinh Tế của đất nước. Công ty đã nhập khẩu những máy móc thiết bị toàn bộ và kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước và đã mở rộng mặt hàng và thị trường xuất khẩu sang nước ngoài. Trong những năm đầu thập kỷ 90 dù đứng trước những khó khăn và thách thức trong sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, nhưng Techno Import đã tìm ra cho mình một hướng đi đúng, phát huy những tiềm năng sẵn có, mở rộng và phát triển các loại hình kinh doanh và bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp, bảo toàn và phát triển được vốn, đồng thời là bạn hàng tin cậy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt đầu những năm 1990 kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của Công ty liên tục đạt được những thành tựu to lớn. Kim ngạch Xuất Nhập Khẩu trong 5 năm từ năm 1994-1998 đạt 523 triệu USD; Tổng doanh thu đạt1652 tỷ VNĐ; Tổng lợi nhuận đạt 28 tỷ VNĐ và tổng nộp ngân sách Nhà nước đạt 220 tỷ VNĐ. Với những thành tích và đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Kinh tế của đất nước, Technoimport đã được Chủ Tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba năm 1963, huân chương Lao động hạng nhất năm 1989, 1997 và liên tục được Chính Phủ tặng cờ luân lưu là đơn vị dẫn đầu ngành Thương Mại năm 1996, 1997, 1998. Sau cuộc khủng hoảng Tài Chính năm 1997 đã làm cho nền kinh tế khu vực Đông Nam á bị ảnh hưởng nặng nề và những biến động của thị trường thế giới đã gây ảnh hưởng mành tới kinh tế nước ta và đã tác động mạnh tới các doanh nghiệp kém năng động và Technoimport đã khó thoát khỏi sự biến động đó. Sau những năm 1998 kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của Công ty liên tục biến động và mất ổn định, theo Thống kê cho thấy rằng năm 1999 Tổng doanh thu 415 Tỷ VNĐ và đến năm 2004 Tổng doanh thu chỉ đạt 330 tỷ VNĐ và tổng lợi nhuận năm 1999 đạt 5,4 tỷ VNĐ và năm 2004 Tổng lợi nhuận chỉ còn 920 triệu VNĐ. Trong bối cảnh hiện nay Công ty đang gặp nhiều khó khăn và lý do tại sao trước những năm 1998, Công ty liên tục làm ăn có hiệu quả, có hướng đi đúng, phát huy những tiềm năng sẵn có luôn luôn mở rộng và phát triển … Và được Nhà nước giao những nhiệm vụ trọng trách của đất nước thì bằng giờ lại đứng trước những nguy cơ và chịu nhiều thử thách để đứng vững và phát triển được. Tuy nhiên với sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Thương Mại cùng với những nỗ lực của ban lãnh đạo, của toàn thể cán bộ Công nhân viên của công ty, chắc chắn rằng Công ty sẽ có khả năng và tìm ra một hướng đi đúng trong điều kiện kinh tế đất nước đang trên đà phát triển và với sự biến động, cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu của Công ty: Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty là xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho nền kinh tế Quốc Dân ở nước ta và các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện của môi trường kinh doanh và sự phát triển kinh tế của đất nước. Các mặt hàng Xuất nhập khẩu và thị trường chủ yếu của Công ty 1.3.1.1 Các mặt hàng Xuất nhập khẩu của Công ty thì Công ty nhập khẩu những thiết bị, mặt hàng… mà nhu cầu ở trong nước cần và khó điều kiện sản xuất hoặc không sản xuất được như sau thiết bị toàn bộ gồm: Vật liệu xây dựng, hàng công nghiệp nhẹ Thuỷ lợi, Giao Thông và Thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng, Công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, ngân hàng... - Các mặt hàng thuộc thiết bị lẻ, máy và phụ tùng bao gồm: Xe cứu hoả, thiết bị thi công, xe ôtô, thiết bị y tế, thiết bị đo lường, thiết bị điện lạnh, máy công cụ… Các loại nguyên vật liệu bao gồm: Thép Inox, nhôm thỏi, thiếc hoá chất, thép hợp kim… Công ty có nhiệm vụ xuất khẩu các mặt hàng được sản xuất ở trong nước hoặc đã mua về qua gia công chế biến bao gồm: Cao su, động cơ Điesel, gốm sứ, đá mài, bia chai, cà phê, dừa, lạc nhân,… Hàng năm Công ty đã thông kê và có cơ cấu xuất nhập khẩu như sau: TT Cơ cấu nhập khẩu Tỷ Trọng Cơ cấu xuất khẩu Tỷ Trọng 1 Thiết bị toàn bộ 60% Cao su chiếm 60% 2 Thiết bị lẻ chiếm 20% Hàng nông sản 19% 3 Nguyên vật liệu sản xuất 15% Than 10% 4 Hàng tiêu dùng 5% Hàng công nghiệp 6% 5 Các sản phẩm khác 5% TT Cơ cấu nhập khẩu Tỷ Trọng Cơ cấu xuất khẩu Tỷ Trọng 1 Thiết bị toàn bộ 60% Cao su chiếm 60% 2 Thiết bị lẻ chiếm 20% Hàng nông sản 19% 3 Nguyên vật liệu sản xuất 15% Than 10% 4 Hàng tiêu dùng 5% Hàng công nghiệp 6% 5 Các sản phẩm khác 5% Hình 1: Cơ cấu nhập khẩu Hình 2: Cơ cấu xuất khẩu Trong những năm qua Technoimport đã nhập khẩu trên 600 công trình lớn nhỏ, sử dụng các nguồn vốn khác nhau. Trong số đó có đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế của Việt Nam như: Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Thủ Đức… Các nhà máy thuỷ điện: Hoà Bình, Trị An, Đa Nhim, Thác Bà… Các công trình y tế, các trường đại học, các trường dạy nghề… Các nhà máy phục vụ An ninh, Quốc phòng,… Các nhà máy xi măng như: Hoàng Mai, Tam Điệp,… Các công trình mà Công ty đã nhập từ nước ngoài đã được xây dựng và đi vào hoạt động phục vụ cho nền kinh tế đất nước: TT Tên công trình Nước xuất khẩu Địa điểm Xây dựng Năm Xây Dựng 1 Nhà máy xi măng Hoàng Mai Q= 1,4 triệu T/ năm Pháp Nghệ An 1998-2001 2 Nhà máy xi măng Tam Điệp Q= 1,4 Triệu T/ năm Đan Mạch Ninh Bình 1999-2002 3 Nhà máy gạch men Huế Đức Huế 1997-1999 4 Nhà máy đùn ép nhôm Đức Hà Nội 1994-1996 5 Trạm bơm Yên Lênh Hàn Quốc Nam Hà 1997 6 Trạm bơm Ninh Bình Hàn Quốc Ninh Bình 1998 Ngoài ra, Công ty còn nhập khẩu nhiều những mặt hàng như máy móc phụ tùng và các nguyên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước, sau những năm 1990 đến nay Kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, thiết bị ngày càng tăng. Theo báo cáo hàng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty như sau: Đơn vị tính: USD Chỉ Tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng kim ngạch XNK (USD) 17.550.000 21.077.000 31.051.660 24.882.653 27.092.772 27.110.211 Kim ngạch Xuất Khẩu (USD) 3.270.000 4.875.000 11.777.870 5.853.891 6.221.412 6.012.000 Kim ngạch Nhập Khẩu (USD) 14.280.000 15.696.000 19.273.790 19.028.762 20.871.360 21.098.211 Hình 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu Qua bảng thống kê trên ta thấy Tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu tăng dần từ năm 1999 đến năm 2001 và Tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu năm 2000 tăng so với năm 1999 là 20%. Đây là dấu hiệu đáng mừng, nó đánh dấu dấu hiệu phát triển của nền kinh tế đất nước; Đặc biệt năm 2001 tăng so với năm 2000 là 47,3%, đây là bước tăng nhảy vọt và là mức tăng cao nhất tính từ năm 1999-2004, đó là sự phát triển mạnh của nền Kinh tế và sự cố gắng nỗ lực của toàn Công ty. Sự tăng trưởng này có điều đáng mừng là tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn so với nhập khẩu, nó đánh dấu sức mạnh nội lực của nền kinh tế trong nước tăng dần và đi vào thế ổn định. Mức tăng trưởng kim ngạch Xuất khẩu năm 2000 so với năm 1999 là 49% và kim ngạch xuất khẩu năm 2001 tăng so với năm 2000 là 240% Mức tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu năm 2000 so với năm 1995 là 9,9% và kim ngạch nhập khẩu năm 2001 tăng so với năm 2000 là 22,8%. Nếu so với Công ty Xuất nhập khẩu Tocontap thì năm 2000 so với năm 1999 Công ty Tocontap chỉ tăng 15% và so với mức bình quân toàn ngành Xuất nhập khẩu thì mặt bằng chung tăng 21,7% cùng kỳ. - Trong thống kê Tổng kim ngạch 6 năm thì năm 2001 là năm tăng trưởng cao nhất đạt 47,3% và riêng kim ngạch xuất khẩ tăng 240% nhung từ năm 2002 trở đi kim ngạch xuất nhập khẩu lại giảm mạnh, sự giảm mạnh này do nhiều nguyên nhân nhung nguyên nhân chính là Công ty đã khai thác hết khả năng hiện có của mình dẫn đến hàng hoá xuất khẩu đã giảm chất lượng và năng lực cạnh tranh trên thị trường của Công ty kém dần dẫn đến tình trạng mất dần thị trường. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 19,8%. Sự giảm mạnh tổng kim nghạch xuất nhập khẩu này chủ yếu là giảm về kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 50,3% và kim ngạch nhập khẩu giảm không đáng kể chỉ có 1,27%. - Sự giảm mạnh này tạo ra cho chính Công ty phải củng cố lại kế hoạch hướng, hướng đi, sắp xếp và mở rộng thêm thị trường mới ở trong nước và nước ngoài, nhưng ngay lập tức công ty đã củng cố và tìm cho mình một hướng đi đúng đắn hơn, thị trường được củng cố và dần đi vào thế ổn định. Các năm sau, năm 2003 và năm 2004 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng dần và có sự ổn định. - Sự sụt giảm đột biến này cho thấy chính bản thân Công ty có nhiều yếu kém không đủ khác năng đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hàn năm Công ty vẫn nhập khẩu và tăng dần đều hoặc có biến đổi thì không đáng kể, chỉ có kim ngạch xuất khẩu là giảm mạnh, giảm tới 50,3%.Trong khi đó Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân ở nước ta trong thời gian này là tăng 17,2% Tổng kim ngạch xuất khẩu ở công ty xuất nhập khẩu trong thời gian này vẫn tăng đều 19,2% một năm; Ban lãnh đạo, toàn thể công nhân viên đều thừa nhận rằng chính sự quản lý yếu kém và kém nhạy bén của công ty dẫn đến khả năng cạnh tranh của công ty đã kém đi nhiều so với chính các công ty ở trong nước và bị các công ty nước ngoài chiếm lĩnh thị trường. Sau những năm 2001 đến nay, ban lãnh đạo Công ty và Bộ Thương Mại đã có những kế hoạch và chính sách mới nhằm củng cố và tăng cường mở rộng thị trường mới, mở rộng mặt hàng xuất khẩu đã đưa công ty dần dần ổn định. - Công ty đã tăng cường và mở rộng mặt hàng xuất khẩu song thị trường nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Bảng thống kê dưới đây của công ty đưa ra những mặt hàng xuất khẩu của Công ty. Tên Hàng Xuất Khẩu Nước Nhập Khẩu - Cao Su Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… - Động cơ Diesel Đài Loan, Sigapore - Than Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc… - Bia Chai Mỹ, Canada, Pháp… - Cà Phê Hàn Quốc, Hà Lan, Anh - Đồ mây tre đan Đức - Ballast điện tử… Đài Loan Những mặt hàng chủ yếu của Công ty là những mặthàng thuộc ngành công nghiệp nhe, những nguyên liệu vật liệ thô chưa qua chế biến hoặc chế biến còn dở dang. 1.3.1.2. Các thị trường chủ yếu của Công ty. Từ những năm 1990 trở lại đây Công ty liên tục mở rộng nhiều loại hình kinh doanh và đi kèm với nó là mở rộng thị trường trong khu vực và quốc tế. Nừu nhu trước kia thị trường chủ yếu của công ty là các nước trong hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa thuộc Đông Âu và Liên Xô, thì sau khi đổi mới Công ty mở rộng tị trường và làm ăn buôn bán với tất cả các nước thuộc hệ thông Tư Bản Chủ Nghĩa và hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa. Thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của Công ty bao gồm: Pháp, Đan Mạch, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, ý, Nhật, ấn Độ, Liên Bang Nga, Ba Lan, Đài Loan, Sigapore… 1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tiếp theo của Công ty 1.3.2.1. Những mặt thuận lợi của Công ty: Điều kiện thuận lợi trong nước từ sau những năm đổi mới kinh tế đất nước có sự phát triển mạnh mẽ tạo tiền đề cho sự phát triển Xã hội, văn hoá, chính trị tạo điều kiện giao lưu, hợp tác làm ăn buôn bán với quốc tế. Điều kiện môi trường pháp lý cơ bản đã được xác lập tương đối rõ ràng và có luật đầu tư nước ngoài được xửa đổi, trình độ quản lý và nguồn nhân lực được cải thiện, có được nguồn vốn lớn đầu tư trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh trong nước và quốc tế, nước ta đã gia nhập các tổ chức AFTA, chuẩn bị gia nhập các tổ chức Thương Mại thế giới WTO, điều này đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng thị trường. Điều kiện quốc tế: Có xu hướng toàn cầu hoá nên kinh tế thế giới tạo điều kiện cho Công ty xây dựng và phát huy nội lực, khả năng cạnh tranh, lúc này đã biến thị trường Quốc gia trở thành khu vực thị trường chung của cả khối khi nước ta gia nhập các khối này thì công ty có khả năng mở rộngvà xâm nhập vào thị trường một cách tự do và cạnh tranh bình đẳng với mức thuế hợp lý. 1.3.2.2. Những mặt khó khăn của Công ty và những yếu kém: - Điều kiện nội bộ và môi trường trong nước cho dù kinhtế có phát triển nhưng chính bản thân Công ty còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn thiếu và nguồn cung cấp vốn cho công ty còn ít nên Công ty luôn trong tình trạng thiếu vốn để đầu tư trang thiết bị máy móc, kỹ thuật hiện đại, khả năng tiếp thu kiến thức và đào tạo nguồn nhân lực cho những đối tượng lao động còn hạn chế do tư duy và tư tưởng mang nặng tính bao cấp, trình độ quản lý kém dẫn đến tình trạng kém linh hoạt, năng động, tốc độ đưa ra các quyết định và phương hướng châm, không nắm bắt được thời cơ. 1.4. Định hướng chiến lược phát triển và chính sách kinh doanh của công ty trong thời gian tới 1.4.1. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty Đã trải qua những bước đi thẳng trầm của những năm qua khi công ty bước chân vào nền kinh tế thị trường. Theo số liệu thống kê 6 năm trước từ năm 1999-2004 cho thấy rằng năm 2001 là năm công ty có nhiều thành công nhất và từ năm 2002 trở đi, công ty dần dần đi vào thế ổn định. Theo ý kiến của ban lãnh đạo Công ty thì chiến lược và hướng đi của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục củng cố, bảo vệ, khai thác thị trường xuất khẩu cũ, mở rộng và khai thác thêm thị trường mới sang các nước Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Những ý tưởng đó nếu theo chiến lược kinh doanh củ các nhà quản trị đó là chiến lược tập trung khai thác thị trường và chiến lược mở rộng thị trường mà Technoimport đã đưa vào đúng hướng đi của mình trong thời gian tới. Hiện nay, Công ty đang tập trung nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị, củng cố và bồi dưỡng thêm nguồn nhân lực để phục vụ cho công tác khai thác và mở rộng thị trường mới. 1.4.2. Chính sách kinh doanh của Công ty trong thời gian tới: Chức năng chính của Công ty là Xuất nhập khẩu do vậy chính sách gái cả là nhiệm vụ hàng đầu của Công ty. Technoimport luôn quan tâm và nghiên cứu thị trường để có biện pháp nhập và xuất khẩu những mặt hàng có chất lượng tốt và sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí. Về mạng lưới phân phối của Công ty, Công ty thường nhập khẩu theo đơn đặt hàng của các Công ty khác, doanh nghiệp khác và theo chỉ tiêu của nhà nước giao cho. Còn xuất khẩu thì thu mua và nhận các đơn đặt hàng khác của các doanh nghiệp hay của nhà nước sau đó ký kết hợp đồng với bên đối tác nhập khẩu từ nước ngoài. Về xúc tiến thương mại: Technoimport có thể thu nhập thông tin từ tài liệu, tạp chí Thương Mại Quốc Tế, tạp chí Giá Cả, tin tức ngoại thương do các Ngân hàng, Bộ cung cấp, thăm dò các thông tin từ các đối thủ cạnh tranh… Công ty còn cử người ra nước ngoài để nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu… 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.1.1 Chức năng của Công ty: - Tổ chức xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, hàng công nghiệp nhẹ, các sản phẩm mây tre đan, nguyên vật liệu… - Tổ chức nhập khẩu các mặt hàng phục vụ trực tiếp hay gián tiếp cho nề kinhtế nước ta như: Thiết bị toàn bộ, máy móc, thiết bị lẻ, nguyên vật liệu, hàng điện tử, điện lạnh, dụng cụ thể thao, hàng máy móc công nghiệp nhẹ, hàng công nghiệp nặng… Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. 2.1.2. Nhiệm vụ của Công ty: Đảm bảo và phát triển nguồn vốn nhà nước giao, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch do nhà nước đặt ra tiến hành kinh doanh đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Phát huy ưu thế, mở rộng và bảo vệ thị trường trong nước và quốc tế, mở rộng củng cố phát triển mối quan hệ với bạn bè quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng sản xuất trong nước và quốc tế. 2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty: Qua những chặng đường phát triển từ năm 1959 đến nay, công ty đã có sự thay đổi phương hướng, đường lối và cơ cấu tổ chức đã được sắp xếp ổn định theo sơ đồ dưới đây: Tổng Giám Đốc Công Ty Các phó Tổng giám Đốc Các đơn vị trực thuộc Các phòng nghiệp vụ Các phòng chức năng Phòng XNK 1 Phòng kế hoạch Tài chính TTTV đầu tư và Thương Mại Phòng XNK 2 Phòng Tổ Chức Cán Bộ Chi Nhánh tại TP Hồ Chí Minh Phòng XNK 3 Phòng Hành Chính Quản Trị Chi nhánh tại Hải Phòng Các phòng nghiệp vụ Chi nhánh tại Đà Nẵng Phòng XNK 4 Các VPDD tại nước ngoài Phòng XNK 5 Phòng XNK 6 Phòng XNK 7 - Giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở hữu doanh nghiệp giao quyền quản lý điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như kết quả của các hoạt động đó. Đông thời Giám đốc được hưởng thù lao tương xứng với kết quả mang lại. - Phó Giám đốc là người trực tiếp giúp đỡ Giám đốc trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình trong phạm vi giới hạn quyền lực của mình. Các phòng chức năng bao gồm: - Phòng Kế hoạch- Tài chính: Thông qua việc kiểm soát và quản lý tài chính vốn và tài sản của Công ty. + Hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hoạt động giúp họ làm thống kê báo cáo định kỳ hạch toán nội bộ. + Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính của Công ty, chuẩn bị đầy đủ kịp thời các loại vốn kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. + Tham gia xây dựng các phương án kinh doanh, tính toán hiệu quả kinh tế các mặt hàng xuất nhập khẩu. + Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo kế toán tài vụ, tổ chức quản lý chứng từ sổ sách, điều hành tổ chức lao động trong phòng. - Phòng tổ chức cán bộ: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý nhân viên và cán bộ trong công ty và yêu cầu điều động sắp xếp cán bộ lao động trên cơ sở nắm vững những quy chế về tổ chức và quản lý lao động, bộ luật lao động và thoả ước lao động, hợp đồng lao đồng lao động, là quy hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động theo mục đích kinh doanh, giải quyết khiếu nại tố tụng và quyền lợi của người lao động. - Phòng hành chính quản trị: Phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý văn thư lưu trữ, tài liệu, hồ sơ chung, điều động phương tiện thiết bị mua sắm và phục vụ cho quản lý điều hành sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty có hiệu quả. Đề xuất mua sắm phương tiện làm việc và các nhu cầu sinh hoạt của công ty, sửa chữa nhà cửa, bảo vệ an toàn Công ty. Duy trì thời gian làm việc giữ gìn vệ sinh đảm bảo môi trường, tổ chức tốt đời sống bảo vệ sức khoẻ cho cán bộ . - Các phòng nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu: Với đại diện là trưởng phòng được Giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng nội, ngoại, uỷ thác theo phương án kinh doanh đã được Giám đốc duyệt, các phòng xuất nhập khẩu làm công tác nhận xuất và nhập khẩu hàng hóa, chủ động phát hiện và giải quyết nguyên nhân gây ra tổn thất nhằm bảo đảm hiệu quả kinh doanh. Chủ động phân phối thu nhập cho cá nhân từ lương, thưởng của phòng mình theo nguyên tắc phân phối theo lao động. Toàn Công ty có 9 phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, có cơ cấu tổ chức giống nhau. Chẳng hạn phòng xuất nhập khẩu 6 có cơ cấu tổ chức: Trưởng phòng XNK Phó phòng XNK Chuyên viên XNK 5 Chuyên viên XNK 4 Chuyên viên XNK 3 Tổng Hợp Kế Toán Chuyên viên XNK 1 Chuyên viên XNK 1 - Nguyễn Lâm Thịnh: Trưởng phòng - Hồ Chí Lan: Phó Phòng xuất nhập khẩu. - Phạm Thị Liên: Kế Toán - Lê Diệu Hạnh: Tổng hợp - Phạm Thị Bông: Nghiệp vụ Xuất nhập khẩu. - Phan Quỳnh Hương: Nghiệp vu xuất nhập khẩu - Đào Hiệp Thanh: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Phan Hà Bắc: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu - Chu Tân Đức: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu 3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây: Technoimport là một trong những Công ty có bề dày lịch sử về buôn bán quốc tế ở Việt Nam. Techno Import có thị trường rông lớn, trong những năm gần đây từ năm 1990 đến nay công ty đã có những bước phát triển đáng mừng cho dù thị trường thế giới có những biến động mạnh. Năm phát triển cao nhất của Công ty là năm 2001, sau đó Công ty có sự sụp giảm mạnh do mức xuất khẩu giảm đột ngột. Nhưng sau đó Technoimport đã dần dần củng cố và lấy lại được thị trường của mình. Theo thống kê số liệu từ năm 1999 tới nay cho thấy tình hình của công ty: Chỉ Tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng vốn NN (VNĐ) Phân chia theo nguồn hình thành. - Vốn NSNN - Vốn tự bổ xung b. Phân chia theo tính chất vốn. - Vốn cố định - Vốn lưu động 16.786.532.370 16.786.532.370 7.570.014.528 9.216.517.842 16.786.532.370 5.257.017.524 11.529.514.846 16.902.679.555 16.902.679.555 7.570.014.528 9.332.665.027 16.902.679.555 5.373.164.709 11.529.514.846 17.305.312.001 17.305.312.001 7.570.014.528 9.735.297.473 17.305.312.001 5.775.797.155 11.529.514.846 17.675.358.476 17.675.358.476 7.570.014.528 10.105.343.948 17.675.358.476 6.145.843.630 11.529.514.846 18.466.635.221 18.466.635.221 7.570.014.528 10.896.620.693 18.466.635.221 6.551.098.593 11.915.536.628 19.211.421.305 19.211.421.305 7.963.021.458 11.248.399.847 19.211.421.305 7.001.058.112 12.210.363.193 2. Tổng doanh thu (VNĐ). 755.385.794.193 326.325.976.524 1.280.318.059.349 324.665.082.852 329.157.706.596 415.743.958.439 3. Tổng Lợi Nhuận (VNĐ). 3.198.037.554 1.026.039.056 3.155.624.470 856.654.400 610.879.191 801.422.002 4. Nộp NSNN (VNĐ). 12.199.873.702 49.421.363.592 59.247.879.761 49.053.394.135 44.864.664.251 48.017.421.352 Nhìn vào bảng báo cáo kết quả của công ty cho thấy từ năm 1999 đến năm 2004 kéo dài 6 năm cho ta biết năm 2001 là năm Techno Import làm ăn có hiệu quả nhất với tổng doanh thu đạt 1.280.318.159.349 VNĐ, Tổng lợi nhuận đạt 3.155.624.470 VNĐ và nộp Ngân sách Nhà nước đạt 59.247.879.761 VNĐ. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy rằng khả năng của công ty là rất lớn nếu như Công ty không có biến động lớn về thị trường xuất khẩu, cho dù thị trường có biến động lớn song nếu Công ty có phương hướng và có hướng đi đúng đắn kết hợp với khả năng linh hoạt, nhạy bén, Công ty có bị xáo động về thị trường xuất khẩu thì công ty sẽ nhanh chóng hồi phục và củng cố phần thị trường xuất khẩu của mình. Đến năm 2002 trở đi, Techno Import đã bị sụt giảm nghiêm trọng mà mất nhiều thị trường xuất khẩu, Techno Import đã có nhiều biện pháp phát huy khả năng để củng cố và mở rộng thị trường. Qua bảng số liệu các năm ta có thể so sánh và phân tích kết quả kinh doanh một số năm để đánh giá quá trình hoạt động của Công ty Technoimport. Chỉ Tiêu 2003 2004 Chênh lệch Tuyệt đối Tơng đối (%) 1 Tổng DT 329.157.706.596 415.743.958.439 86.586.251.843 26,27 2 Tổng LN 610.879.191. 801.422.002 190.542.811 31,20 3 Nộp NSNN 44.864.664.251 48.017.421.352 3.152.757.101 7,03 Kết quả đạt được của Techno Import trong 2 năm 2003 và 2004 cho ta thấy rằng công ty đã dần dần đi vào thế ổn định và có sự tăng trưởng cao, với tổng doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 86.586.251.843 VNĐ và tăng tương đối 26,27%, dấu hiệu tăng trưởng đáng mừng này là do Công ty đã củng cố và nâng cao chất lượng mặt hàng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sang nước ngoài như Achentina, Mỹ, Anh, Đức… Công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang 68 nước trên thế giới và mở rộng thêm 35 mặt hàng xuất khẩu. Tổng doanh thu của công ty tăng kéo theo lợi nhuận của Công ty cũng tăng và hàng năm Công ty nộp Ngân sách Nhà nước tăng với khoản tiền không nhỏ. Tổng lợi nhuận của Công ty Techno Import năm 2004 tăng so với năm 2003 là 190.542.811 VNĐ và tăng tương đối là 31,2% , nộp Ngân sách Nhà nước năm 2004 tăng so với năm 2003 là 7,03% Mặc dù Tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước vài năm gần đây có sự tăng trưởng đáng mừng và tăng so với những con số tương đối cao; Song toàn bộ ý kiến của ban lãnh đạo và công nhân viên trong Technoi mport vẫn không cho đây là hài lòng với sự tăng trưởng đó. Ban lãnh đạo Công ty nhất là Giám đốc Công ty và trưởng các phòng ban cho rằng Công ty vẫn chưa phát huy được hết khả năng của mình, công ty còn gặp nhiều bất cập trong các chính sách, còn hạn chế của các cơ quan chủ quản là Bộ Thương Mại và Nhà nước. Hiện nay ngân sách Nhà nước cấp cho Công ty tuy mỗi năm một tăng nhưng so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế và yêu cầu phát triển của thị trường thì còn quá ít và hiện nay Công ty còn thiếu vốn để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật… Để phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu, trong 4 năm qua Công ty luôn luôn thiếu việc làm và khó cạnh tranh nổi với các Công ty cùng ngành khác ở trong nước và nước ngoài trên các thị trường của mình do tình trạng yếu kém của Công ty. Ngoài ra còn nguyên nhân khác đó là do tình hình kinh tế Thương mại ở các khu vực trên thế giới đã có sự phục hồi nhưng còn rất chậm, một số khu vực còn xảy ra tình trạng nội chiến, chiến tranh, các sự kiện khủng bố… ở một số vùng như sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ, chiến tranh ở IRAC , các vụ khủng bố ở Philipin, Liên Bang Nga, Inđônêxia,…; Giá cả trên thị trường có nhiều biến động, một số đồng tiền không ổn định nên sức mua trên thị trường giảm sút ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. Chẳng hạn như tình hình tài chính của Công ty là Achentina trong những năm 2001-2004 thị trường tài chính còn chưa ổn định, kết hợp với sự tăng giá làm giảm giá trị của đồng tiền trong nước. Năm 2004 đã làm đồng tiền Việt Nam mất giá trị gần 2 con số… Các dấu hiệu biến động trên khiến Technoimport còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 4. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu- cơ hội và nguy cơ của Công ty 4.1. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Công ty: Điểm mạnh của Techno Import: Công ty là doanh nghiệp Nhà nước có bề dày lịch sử về làm ăn và buôn bán quốc tế, cho nên tạo điều kiện thuân tiện cho công ty trong việc giao dịch và ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu lớn nhỏ ở trong và ngoài nước một các dễ dàng hon. Với uy tín và danh tiếng của mình, Techno Import đã được biết đến nhiều bạn hàng trong và ngoài nước. Hiện nay Công ty có rất nhiều nguồn cung cấp nguyên vật liệu và có rất nhiều đầu mối hay nhà cung lứng các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Ngoài ra, Công ty còn được sự quan tâm và giúp đỡ nhất là sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Thương Mại và Nhà nước. Hàng năm Công ty được Nhà nước cung cấp và hỗ trợ một lượng vốn tương đối lớn khoảng 19 tỷ VNĐ lượng vốn này được coi là sự trợ giúp và góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nếu so với các Công ty khác ngoài quốc doanh thì khoản vốn này là chõ dựa tương đối của mình về nguồn tài chính. Công ty đã mở rộng và khai thác được thị trường nước ngoài tương đối lớn khoảng trên 68 nước là bạn hàng nhập khẩu của Công ty, ngoài ra Công ty còn khai thác tại các chi nhánh của mình tại Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh tại Hải Phòng, chi nhánh tại Đà Nẵng và các chi nhánh văn phòng đại diên tại nước ngoài khác nhằm củng cố và liên kết chặt chẽ mối quan hệ kinh doanh. Ngoài ra Công ty còn đưa nhiều những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như máy tính, máy kiểm tra kỹ thuật hàng hoá trước khi giao nhận hàng ; Công ty còn có đội ngũ công nhân viên, cán bộ kinh tế, cán bộ quản lý… giàu kinh nghiệm, được đào tạo về cơ bản, có hiểu biết chuyên sâu về các hoạt động xuất nhập khẩu. Hầu hết nguồn nhân lực của công ty được đào tạo trong các trường lớp và đạt trình độ tương đối cao, số lượng công nhân viên và cán bộ quản lý của Công ty có trình độ đại học chiếm trên 90% vaf còn lại gần 10% là trình độ cao đẳng và trung cấp. Hầu hết số lượng công nhân viên và cán bộ lãnh đạo công ty có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt, có thể giao tiếp ký kết hợp đồng và hợp tác làm ăn với đối tác nước ngoài. Xét về môi trường làm ăn thì Technoimport có bầu không khí làm việc tốt, lành mạnh, có sức hấp dẫn và thu hút mối quan hệ đồng nghiệp tạo cho nền văn hoá tổ chức, văn hoá công ty phát triển. Toàn Công ty sống và làm việc trong sự đoàn kết thương yêu nhau tạo ra không khí cởi mở thân thiện như trong gia đình, đây là một điều hết sức quý giá trong cơ chế thị trường. Công ty còn có ban lãnh đạo hết lòng vì công việc, có bản lĩnh kinh doanh, giám nghĩ, giám làm và giám chịu trách nhiệm. Toàn bộ mọi người sống và làm việc giản dị, tiết kiệm, không xa hoa, lãng phí, có nhiều mặt tích cực đối với chính sách xã hội như là các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng quỹ vì người nghèo,… Điểm yếu của Công ty: Tất cả mọi Công ty đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những yếu kém nhưng có vài yếu kém của công ty xuất nhập khẩu như sau: + Công ty tuy đã hoạt động kinh doanh khá lâu và được 46 năm nhưng quy mô và vị trí của mình vẫn chưa được xứng đnag với tên tuổi… Sự yếu kém đó làm cho Công ty luôn luôn bị động với thị trường xuất nhập khẩu. + Công ty còn thiếu vốn, không đầy đủ vốn để đầu tư trang thiết bị hiện đại, đa số các trang thiết bị máy móc phuc vụ cho công tác xuất nhập khẩu còn cũ kỹ lạc hậu, có một số trang thiết bị hiện đại nhưng còn quá ít và sự ít ỏi của trang thiết bị hiện đại này lại không đồng bộ với những trang thiết bị đang sử dụng dẫn đến hiệu quả làm việc thấp… + Các loại hàng hoá, nguyên vật liệu xuất nhập khẩu của công ty đều có chất lượng rất thấp khó được thị trường chấp nhận, giá thành khá cao không đủ sức cạnh tranh cho nên Công ty đã dần dần mất thị trường. + Thị trường của Công ty tuy rộng lớn nhưng còn mang tính sơ khai, Công ty chưa có đủ đội ngũ những chuyên viên đi nghiên cứu, khảo sát và điều tra thị trường… + Công ty xuất khẩu các mặt hàng ra nước ngoài chủ yếu qua các cầu nối trung gian nên đạt hiệu quả tương đối thấp và tên tuổi Techno Import còn mờ nhạt khiến cho bạn hàng nhập khẩu và đối tác nước ngoài ít quan tâm. + Nguồn nhân lực của Công ty có nhiều kinh nghiêm nhưng sự nhạy bén và sự linh hoạt trong lĩnh vực kinh doanh còn nhiều hạn chế, tốc độ nhận biết thông tin và đưa ra các quyết định còn chậm chạp, thiếu sắc bén, trình độ quản lý và lãnh đạo của Công ty còn nhiều hạn chế. Sự quản lý và kìm hãm quá giới hạn, quá phạm vi của cơ quan chủ quản nhất là Bộ Thương Mại và Nhà nước khiến cho Công ty khó tự quyết định những kế hoạch và bước đi của mình, luôn luôn bị động và chỉ trông chờ vào kế hoạch, nhiệm vụ của cấp trên giao cho hay cơ quan chủ quản không tách biệt rõ ràng giữa quyền quản lý và quyền quản trị kinh doanh của mình. Công ty sử dụng công suất hoạt động còn rất thấp và vòng luân chuyển vốn còn chậm chạp tạo ra hiêu quả của hoạt động kinh doanh thấp, chưa đạt yêu cầu… Cơ hội của Công ty: Đất nước đã trải qua thời gian mở cửa gần 20 năm cho nền kinhtế, đã có sự phát triển và hội nhập được với các nền kinh tế kéo theo sự phát triển khoa học kỹ thuật, sụ tăng thu nhập của dân cư, sự phát triển của nền kinh tế thị trường… Tạo ra hàng hoá xuất khẩu có chất lượng cao. Nhà nước ta đã cải tiến, sửa đổi luật pháp, chính sách thuế và chính sách đầu tư trong và ngoài nước tạo ra cho cơ chế làm ăn thông thoáng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sự hợp tác quan hệ làm ăn buôn bán với nước ngoài được mở rộng tạo thành khối liên minh liên kết môi trường kinh doanh thống nhất và thị trường chung. Trong những năm gần đây và trong tương lai nước ta đã và đang chuẩn bị gia nhập các tổ chức như tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), hội nhập AFTA,.. tạo ra cho Công ty có cơ hộ làm ăn mới với tìm hiểu các thị trường mới. Thị trường thế giới có biến động không ổn định có thể tạo cơ hội mới cho Công ty và xáo bỏ đi phần nào yếu kém vẫn đang tồn đọng khó hoặc không thể giải quyết được. Sự tiến bộ của nền thế giới đã tạo cơ hội cho Công ty có sự chuyển giao công nghệ mới đưa vào hoạt động. Xu hướng khối EU, …chuyển sang làm ăn, hợp tác kinh doanh với các nước Châu á đặc biệt là khu vực Châu á Thái Bình Dương.Mức thuế ưu đãi của các khối, tổ chức thuộc EU, WTM, AFTA sẽ giành cho những nước có nền kinh tế thị trường kém hơn… Nguy cơ của Công ty: + Đất nước có sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới do vậy sự tụt hậu xa hơn về công nghệ, trang thiết bị khoa học kỹ thuật, trong khi các đối thủ cạnh tranh có trang thiết bị và công nghệ cao. Điều này sẽ gây ra những khó khăn cho Công ty trong quá trình cạnh tranh. + Khi ra nhập vào các khối thì sẽ xoá bỏ hàng rào thuế quan sẽ tạo nguy cơ không cạnh tranh nổi dẫn đến mặt thị trường hạn ngạch có giới hạn (hạn ngạch thấp) sẽ tạo ra cho Công ty đầu ra thấp, đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao… + Chất lượng hàng hóa, nguyên vật liệu thấp trong khi đó các đối thủ cạnh tranh có chất lượng hàng hoá cao và giá thành thấp. 5. Đánh giá hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh của Công ty 5.1. Công tác kế hoạch hoá: Technoimport là Công ty xuất nhập khẩu nhà nước, do vậy những kế hoạch hay chiến lược được đề ra đều do cơ quan cấp trên sắp đặt, duyệt và chỉ đạo trực tiếp, cơ quan trực tiếp chỉ đạo là Bộ Thương Mại. Trong thời gian bao cấp những kế hoạch được chỉ đạo xuống hầu hết là những kế hoạch dài hạn từ 3-5 năm và công ty ít khi nào được nghe đến các từ như "Chiến lược dài hạn", hay "Chiến lược ngắn hạn"; Tuy nhiên,l trong thời kỳ đổi mới những kế hoạch được đưa từ trên xuống mang tính mềm dẻo, năng động hơn, ngắn hạn hơn và hầu hết là kế hoạch trung hạn từ một tới 3 năm. Hiện nay Công ty thường xuyên xây dựng các kế hoạch mang tính ngắn hạn và chủ động như kế hoạch hàng năm, chiến lược nhỏ và ngắn hạn cấp doanh nghiệp: Chiến lược tập trung khai thác thị trường, chiến lược mở rộng thị trường, chiến lược phát triển mặt hàng; Các kế hoạch ngắn hạn hàng năm của công ty bao gồm kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, kế hoạch công nghệ, kế hoạch xửa chữa, kế hoạch tiền lương, kế hoạch giá thành và kế hoạch tài chính. Tuy nhiên các kế hoạch mà Công ty đề ra nếu có hoàn thành phải dựa trên những điều kiện của Công ty: Phải có kế hoạch dự báo môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu và khảo sát thị trường nước ngoài, số lượng hàng hoá tồn kho, số lượng nhân viên và các loại chi phi sử dụng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu… 5.2. Đánh giá tổ chức quản trị trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Đây là một Công ty xuất nhập khẩu của nhà nước có cơ cấu bộ máy không lớn nhưng hoạt động trong nền kinh tế tỏ ra nhiều mặt yếu kém; Kém năng đông linh hoạt trong kinh doanh, năng lực điều hành trong tổ chức không cao, các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn không nhiều nhưng đến khi bắt tay vào thực hiện kế hoạch thậm chí không hoàn thành… Nếu các kế hoạch đã được giao khoán không hoàn thành xong thì cũng không hoặc nếu có biện pháp xử lý thì cũng kéo dài hoặc gây ảnh hưởng đến các kế hoạch tiếp theo, khiến cho công tác hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty hàng năm và năm này sang năm khác luôn không hoàn thành kế hoạch và bỏ dở dang. Toàn Công ty có cơ cấu tổ chức các phòng ban nhỏ bao gồm các phòng chức năng: Phòng kế hoạch tài chính, phòng tổ chức cán bộ, phong hành chính quản trị và có bảy phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các đơn vị trực thuộc có văn phong đại diện trong nước và nước ngoài. Cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng. Hầu hết các Công ty của nhà nước đều có cơ cấu tổ chức theo kiểu này; Đây là kiểu có nhiều tâng, nhiều mốc, sử dụng nhiều nhà quản trị với hiệu quả hoạt động thấp và nó không thể nào thích ứng được với môi trường kinh doanh không ổn định như nền kinh tế thị trường đầy biến động ngày nay. Đây phải nói là mô hình quản trị quá lỗi thời, do vậy cần phải có cách tổ chức lại cơ cấu cho phù hợp với quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế thị trường đầy biến động này. 6. Đánh giá tổng hợp và nhận xét: Trong những năm qua các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đã đạt được những kết quả tương đối tốt không chỉ đem lại lợi nhuận cho Công ty, cho nhà nước mà còn mang lại uy tín danh tiếng cho Công ty tạo nền tảng rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của thương hiệu Technoimport trên thương trường. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến các hoạt động của Công ty như: Sự đa dạng hoá công việc chuyên môn trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trang thiết bị, các Công ty nước ngoài vào làm ăn tại nước ta tương đối nhiều; Các chính sách về thuế, tài chính, kinh tế thị trường của nhà nước vẫn đang trong giai đoạn chưa ổn định và chưa hoàn thiện nên cũng gây khó khăn nhiều tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Mặt khác hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường chưa được phát triển mạnh mẽ dẫn đến việc xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài còn thấp. Để có thể đứng vững trên thị trường, Công ty cần tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Kết luận Qua thời gian thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật (Technoimport), cung với sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và toàn thể các cô, các bác, các chú trong Công ty đã tạo điều kiện cho em được tiếp xúc với thực tiễn, hiểu rõ hơn về sự phát triển đi lên của kinh tế nước ta từ thời kỳ bao cấp đến giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, nắm được tốt hơn quá trình vận động của nền kinh tế. Technoimport là Công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ Thương Mại dưới sự quản lý của Nhà nước. Công ty được thành lập năm 1959 đã tồn tại và phát triển trong nền kinh tế, đã trải qua một thời kỳ phát triển lâu dài và có những bước đi thăng trầm cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Những thành quả mà Technoimport đã đạt được đến ngày hôm nay không thể không kể đến sự đóng góp của các thế hệ lãnh đạo và quản lý Công ty cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể đội ngũ công nhân viên trong Công ty. Trong nền kinh tế thị trường hầu hết các Công ty đều có những vấn đề lớn còn tồn đọng khó thuyết phục, đây là những bức xúc không chỉ riêng đối với Technoimport mà còn đối với cả các doanh nghiệp khác đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường; những ý kiến, nhận xét mang tính chủ quan của riêng em cũng không thể tránh khỏi sự sai sót, em rất mong được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của thầy giáo và các cô, các bác, các chú trong Công ty để bài viết của em được hoàn thiện, đầy đủ ý nghĩa mang tính thực tiễn hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm on sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, Thầy TS. Nguyễn Ngọc Huyền và các cô, các bác trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34786.doc
Tài liệu liên quan