Báo cáo thực tập tổng hợp tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội

I.Đặc điểm và tình hình hoạt động của Viện Khoa học Lao động và Xã hội 1. Quá trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức của bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Viện: Quá trình hình thành và phát triển của Viện: Viện Khoa học lao động được thành lâp năm 1978 theo quyết định số 79/CP của hội Đồng bộ Chính Phủ. Đến năm 1987 viện được đổi tên thành Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, năm 2002 thì viện được đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và xã hội cho đến bây giờ.Viện Khoa học Lao đông và xã hội từ lúc được hình thành cho đến nay đó đóng góp rất nhiều cho xã hội về các vần đề chuyên môn mà Viện nghiên cứu. 2.Viện Khoa học Lao động và xã hội cú các chức năng và nhiệm sau: Chức năng : nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề về lĩnh vực Lao động- Thương binh và xã hội; đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Lao động và xã hội Nhiệm vụ của Viện được qui định là: - Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động- Thương binh và xã hội, bao gồm: + Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực Lao động- Thương binh- xã hội; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực lĩnh vực Lao động- Thương binh và xã hội. + Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động. + Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động; tác động của toàn cầu hóa + Tiền lương, tiền công, thu nhập; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; định mức lao động; năng suất lao động xó hội. + Lao động nữ; các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của Lao động nữ và lao động đặc thù + Ưu đói người có công; xóa đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã hội; tệ nạn xã hội. - Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại học thuộc chuyên ngành Kinh tế lao động( Thạc sỹ, Tiến sỹ) theo qui định của pháp luật. - Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và Xó hội; thu thập và phổ biến thông tin khoa học , kết quả các công trình nghiên cứu. - Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý. - Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động- Thương binh và xã hội theo qui định của pháp luật, của Bộ. - Quản lí tổ chức, cán bộ, công chức; tài chính, tài sản được giao theo qui định của pháp luật và của Bộ.

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Viện Khoa học Lao động và Xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TỔNG HỢP THỰC TẬP I.Đặc điểm và tình hình hoạt động của Viện Khoa học Lao động và Xã hội 1. Quá trình hình thành và phát triển, hệ thống tổ chức của bộ máy, chưc năng nhiệm vụ của Viện: Quá trình hình thành và phát triển của Viện: Viện Khoa học lao động được thành lâp năm 1978 theo quyết định số 79/CP của hội Đồng bộ Chính Phủ. Đến năm 1987 viện được đổi tên thành Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, năm 2002 thì viện được đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho đến bây giờ.Viện Khoa học Lao đông và Xã hội từ lúc được hình thành cho đến nay đã đóng góp rất nhiều cho xã hội về các vần đề chuyên môn mà Viện nghiên cứu. 2.Viện Khoa học Lao động và Xã hội có các chức năng và nhiệm sau: Chức năng : nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề về lĩnh vực Lao động- Thương binh và Xã hội; đào tạo sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Lao động và xã hội Nhiệm vụ của Viện được qui định là: - Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động- Thương binh và xã hội, bao gồm: + Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực Lao động- Thương binh- Xã hội; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực lĩnh vực Lao động- Thương binh và xã hội. + Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao động. + Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động; tác động của toàn cầu hóa… + Tiền lương, tiền công, thu nhập; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; định mức lao động; năng suất lao động xã hội. + Lao động nữ; các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của Lao động nữ và lao động đặc thù + Ưu đãi người có công; xóa đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã hội; tệ nạn xã hội. - Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại học thuộc chuyên ngành Kinh tế lao động( Thạc sỹ, Tiến sỹ) theo qui định của pháp luật. - Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và Xã hội; thu thập và phổ biến thông tin khoa học , kết quả các công trình nghiên cứu. - Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý. - Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động- Thương binh và Xã hội theo qui định của pháp luật, của Bộ. - Quản lí tổ chức, cán bộ, công chức; tài chính, tài sản được giao theo qui định của pháp luật và của Bộ. 3. Cơ cấu tổ chức của Viện: Viện có Viện trưởng, các phó Viện trưởng giúp việc a. Tổ chức bộ máy của Viện bao gồm: + Phòng Tổ chức- Hành chính- Tài vụ + Phòng Kế hoạch- Tổng hợp- Đối ngoại + Phòng Nghiên cứu Quan hệ lao động + Phòng nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội + Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động, việc làm + Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới + Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động. Viện có hội đồng khoa học tư vấn cho Viện trưởng về công tác nghiên cứu khoa học Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện Khoa học Lao động và Xã hội HỘI ĐỒNG KHOA HỌC LÃNH ĐẠO VIỆN PHÒNG KẾ HOẠCH-TỔNG HỢP- ĐỐI NGOẠI PHÒNG TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH-TÀI VỤ PHÒNG NGHIÊN CỨU QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG NỮ VÀ GIỚI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM PHÒNG NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ XÃ HỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG KHỐI HÀNH CHÍNH KHỐI NGHIÊN CỨU Quan hệ tư vấn Quan hệ phối hợp b.Qui trình thực hiện chức năng nhiệm vụ chủ yếu: Sản phẩm chủ yếu của Viện là các nghiên cứu để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến các lĩnh vực mà Viện có trách nhiệm và thuộc chức năng nghiên cứu của Viện. Qui trình thực hiện một dự án gồm các bước: Khi có một dự án được thông tin đến viện lãnh đạo Viện phân công một nhóm đấu thầu hoặc nộp đăng kí dự án Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án thông qua phòng Kế hoạch- Tổng hợp- Đối ngoại từ đây xác định Ban chủ nhiệm dự án và đề xuất qua phòng Tổ chức- Hành chính- Tài vụ Phòng Tổ chức- Hành chính- Tài vụ quyết định thành lập Ban chủ nhiệm dự án qua bản kế hoạch của phòng Kế hoach- Tổng hợp- Đối ngoại Ban chủ nhiệm được toàn quyền quyết định về kế hoạch cũng như việc sử dụng kinh phí nhưng phải có sự đồng ý của Viện trưởng( Viện trưởng là người chịu trách nhiệm cuối cùng) Trong quá trình thực thi kế hoạch cần sử dụng nhân lực Ban chủ nhiệm phải đề xuất với phòng Tổ chức-Hành chính- Tài vụ Sau khi dự án được thực thi phòng Kế hoạch- Tổng hợp- Đối ngoại có nhiệm vụ quản lí chất lượng thông qua sự cố vấn của Hội đồng Khoa học củaViện. c.Trong đó nhiệm vụ và chức năng của các phòng và trung tâm là: - Phòng Kế hoạch- Tổng hợp- Đối ngoại: + Mảng kế hoạch bao gồm các nhiệm vụ + Mảng đối ngoại bao gồm: Khai thác, đấu thầu để tài dự án thuộc tổ chức Quốc tế( thể hiện tính chức năng hợp tác của Viện với các cơ quan tổ chức nước ngoài về lĩnh vực Lao động- Thương binh và Xã hội) Công tác phiên dịch biên dịch Công tác hành chính của đối ngoại( tiếp đón các đoàn, tổ chức các đoàn đi công tác… Hiện nay viện có quan hệ với hơn 20 tổ chức trên thế giới) + Thư viện ( mảng thông tin) có nhiệm vụ: Xử lí lưu trữ số liệu Xây dựng hệ thống chỉ tiêu Xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ quản lí + Mảng biên tập tờ tin: tờ tin biên tập được lưu hành theo nhóm dọc, được lưu hành nội bộ. - Phòng Tổ chức- Hành chính- Tài vụ: + Mảng tổ chức: Thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, đào tạo đề bạt Sắp xếp tổ chức cán bộ trong viện, tổ chức cán bộ trong thực hiện các công trình nghiên cứu, điều tra… Thực hiện kỷ luật lao động, công tác tư tưởng cán bộ… + Mảng hành chính: Mua sắm các trang thiết bị, sửa chữa dọn dẹp, công tác văn thư, thanh lý tài sản… + Mảng tài vụ: Bao gồm nhiệm vụ ngân hàng, giao dịch, quản lí quĩ, tài chính, xây dựng- hạch toán- quyết toán… Quản lí quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Phòng Nghiên cứu Quan hệ lao động: Phòng nghiên cứu và hợp tác với các tổ chức khác theo yêu cầu của Viện trong các lĩnh vực: Bảo hiểm xã hội Tiền lương Định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật Quan hệ lao động trong doanh nghiệp - Phòng nghiên cứu chính sách Ưu đãi- Xã hội: Phòng có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề như: + Mảng xã hội: An sinh xã hội Các vấn đề về người nghèo Chính sách đói nghèo, chuẩn nghèo Đối tượng yếu thế trong xã hội Người tàn tật Người già cô đơn Đối tượng nhiễm chất độc màu da cam + Mảng chính sách: Chính sách với thương binh liệt sỹ Chính sách với người có công - Trung tâm nghiên cứu Dân số- Lao động- Việc làm Trung tâm có chức năng nghiên cứu và dự báo các vấn đề liên quan đến các vấn đề dân số, lao động, việc làm. - Trung tâm Nghiên cứu Lao động nữ và giới Trung tâm có chức năng nghiên cứu các mảng như: Quan hệ lao động, Chính sách- Ưu đãi, lao động việc làm nhưng chỉ trong phạm vi giới nữ Nhiệm vụ trọng tâm của trung tâm là nghiên cứu về: Giới Bình đẳng giới Việc làm giới - Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động Trung tâm có chức năng nghiên cứu: + Môi trường xã hội + Môi trường, điều kiện lao động( đây là mảng tập trung nghiên cứu chính của trung tâm) bao gồm: An toàn lao động Vệ sinh lao động Môi trường xã hội tại các cơ sở lao động d. Cơ cấu cán bộ công nhân viên trong Viện Tính đến ngày 31/12/2006 Viện khoa học Lao động và Xã hội có 70 người trong đó cán bộ hưởng lương từ ngânh sách Nhà nước là 67 người, số cán bộ trong biên chế là 38 người, nghiên cứu viên là 63 người. - Cơ cấu tuổi: Về cơ cấu tuổi Viện hiện nay: Dưới 30 chiếm 32.81% 30-40 chiếm 28.13% 40-50 chiếm 25% Từ 51-60 chiếm 14.06% Hiện này Viện đang có sự mất cân đối về cơ cấu tuổi trong đội ngũ cán bộ nghiên cứu. Chỉ có 4 nghiên cứu viên từ 55 tuổi trở lên, 15 nghiên cứu viên từ 45-54 tuổi, 10 nghiên cứu viên từ 35-44 tuổi, còn lại là 31 nghiên cứu viên dưới 35 tuổi. Như vậy hiện nay Viện thiếu những ngiên cứu viên trong độ tuổi đủ sức có những nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp Bộ. - Cơ cấu giới: Hiện nay Viện có 42.19% cán bộ công nhân viên là nam, còn lại 57.81% là nữ - Cơ cấu chia theo trình độ học vấn: Loại lao động Tổng số Tiến sỹ Cao học Đại học Trung cấp Không có trình độ I.Theo cán bộ trong biên chế và ngoài biên chế Biên chế 39 4 8 23 4 0 HĐLĐ không xác định thời hạn 25 0 4 21 0 0 HĐLĐ xác định thời hạn( ngoài quĩ lương) 0 0 0 2 1 1 HĐLĐ có thời hạn<12 tháng 0 0 1 0 0 2 II.Theo ngạch viên chức Nghiên cứu viên cao cấp 1 1 0 0 0 0 Nghiên cứu viên chính 5 1 2 2 0 0 Nghiên cứu viên 54 2 11 41 0 0 Khác 11 0 0 3 5 3 Tổng 71 4 13 46 5 3 Nguồn: Thống kê đánh giá về tình hình đội ngũ cán bộ , viên chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đến 15/11/2006 Viện có 5 người trình độ Trung cấp( chiếm 7.04%), tương ứng trình độ Đại học có 46 người( chiếm 64.79%), trình độ Thạc sỹ có 13 người( chiếm 18.31%), trình độ Tiến sỹ có 4 người( chiếm 5.63%) Với cơ cấu trình độ học vấn trên thì hiện này Viện có 1 cán bộ đã làm chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước, các đề án lớn; 3 cán bộ làm chủ nhiệm các dự án nghiên cứu tầm trung; 8 cán bộ đã làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ; 11 cán bộ làm thư ký, trợ lý, điều phối các đề tài dự án của Viện; 22 cán bộ đã tham gia viết báo cáo nhánh, báo cáo tổng hợp đề tài dự án; 9 cán bộ hiện này mới đảm nhiệm các công việc điều tra khảo sát Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay đội ngũ cán bộ của Viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của Viện, số cán bộ nghiên cứu cấp cao chưa đủ đáp ứng. Hiện nay một số cán bộ vẫn phải kiêm nhiệm các chức năng khác nhau. e. Qui chế trả lương với cán bộ công nhân viên của Viện Những cán bộ công nhan viên thuộc biên chế và hợp đồng lao động không xác định thời hạn được trả lương theo Nghị định 204 của Chính phủ. Còn các cán bộ và nhân viên khác trả lương theo chế độ hợp đồng lao động. Hiện nay, ngoài phần lương trả theo qui định của Nhà nước đối với các cán bộ của viện thì cùng với đó các dự án cũng đem lại một phần thu nhập cho cán bộ của Viện, các khoản kinh phí nghiên cứu dự án hoặc các khoản tài trợ thực hiện dự án không được đưa và nguồn thi của Viện. Các khoản này được chi trả dưới dạng phúc lợi không nằm trong quĩ lương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35359.DOC
Tài liệu liên quan