Báo cáo Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà

- Củng cố và kiệm toàn tổ chức, đổi mới công tác quản lý Công ty: + Thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh kịp thời các qui chế hoạt động của Công ty về công tác tài chính ,tuyển dụng lao động cũng như việc ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể. Phấn đấu 100% cán bộ công nhân viên được đào tạo nâng cao ý thức, nghiệp vụ chuyên môn . + Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng 12/15 thủ tục và 8 quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000. + Cập nhật nhưng phần mềm mới trong quản lý kế toán , tổ chức cán bộ lao động, quản lý kinh doanh. Trong thời gian tới, Công ty sẽ đua vào sử dụng một phần mềm mới có tinh ưng dụng cao mang tên IRP. - Ưu tiên cho công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm . + Tăng cường quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, giảm thiểu số sản phẩm bị trả lại từ 3,5% xuống còn 2% Doanh thu. + Doanh thu tăng 1,1% so với năm 2005. + Chi phí giảm 03 tỷ đồng , vốn lưu động giảm 10 tỷ đồng so với dự kiến năm 2006. - Mở rộng qui mô sản xuất : Xây dưng xưởng sản xuất rộng 35.000m2 tại khu Công nghiệp Phùng-Hà Tây. Dự kiến bàn giao mặt bằng vào cuối tháng 3/2006.

doc25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Inox là một chất liệu bền, không gỉ và có khả năng thay đổi hình dạng khi chịu lực tác động. Chính vì vậy, chất liệu này đang xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống với rất nhiều ứng dụng khác nhau. Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt nên các sản phẩm từ Inox không những không nằm ngoài quy luật tất yếu đó mà còn là mặt hàng mang tính cạnh tranh cao từ cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường này đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực trên phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường và có những quyết định đúng đắn trong chính sách để có thể đi trước đón dầu, chiếm lĩnh thị trường. Với bối cảnh khó khăn như vậy, việc một công ty sau 8 năm thành lập đã khẳng định được tên tuổi của mình bằng nhiều giải thưởng uy tín như: “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Sao vàng Đat Việt”, “Thương hiệu mạnh của năm” và đặc biệt là Chứng chỉ ISO 9001 : 2000 về quản lý chất lượng cho thấy sự cố gắng cao của doanh nghiệp từ khi thành lập. Đó chính là những gì Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà đã làm được và đang tiếp tục phát huy. Được sự đồng ý của trường Đại học Thăng Long, bộ môn kinh tế và phía Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà. Sau thời gian thực tập và tim hiểu hoạt động của Công ty em xin trình bày một cách khái quát nhất những hiểu biết của mình về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô thuộc bộ môn kinh tế về chuyên môn và cán bộ trong Công ty trong việc thu thập thông tin từ phía Công ty để em có thể hoàn thành đợt thực tập tông hợp. Chắc chắn báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy e rất mong nhận được sự góp ý của các thầy các cô. Bản báo cáo này gồm có ba phần Phần I: Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phần III: Nhận xét và kết luận Phần I: Quá trình hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 1. Quá trình hình thành phát triển Sơn hà công ty ra đời dựa trên luật công ty. Công ty được thành lập theo quyết định số 3823/GP-TLDN của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày17/11/1998. Đăng ký kinh doanh số 070376 của sở kế hoạch đầu tư Hà Nội ngày 23/11/1998. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng cao cấp bằng INOX. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập: 600.000.000 đồng (Sáu trăm triệu đồng ) Công ty bắt đầu sản xuất bồn thép không gỉ từ năm 1997 tại vùng Canh Diễn huyện Từ Liêm, Hà Nội với những thiết bị sản xuất thô sơ. Đến năm 2000, cả văn phòng giao dịch và xưởng sản xuất được rời đến khu vực 360 đường Giải Phóng nằm trên trục đường quốc lộ 1A thuận tiện đường giao thông đến cảng biển và đi các tỉnh trong cả nước. Hiện nay, ucông ty có một hệ thống phân phối hàng khá mạnh, với 26 cửa hàng và 34 đại lý phân phối hàng tại Hà Nội, 70 tổng đại lý ở các thành phố và các thi xã từ Đà Nẵng đến Lạng Sơn, năm 2001 công ty mở thêm chi nhánh ở Hải Phòng, và thiết lập thêm 4 đại lý bán hàng tại Hà Nội, năm 2004 công ty mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh . Trong ba năm gần đây doanh thu của công ty tăng liên tục với tốc độ cao, từ % trong năm 2003 lên % trong năm 2004 . Khi mới thành lập công ty mới chỉ có 70 cán bộ công nhân viên nay đã tăng lên 449 ngườivới thu nhập bình quân tăng từ 800.000/người lên 2.000.000/người/tháng. Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu huy chương vàng trong các lần hội chợ, năm 2000 đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao và năm 2001 công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001 phiên bản 2000... Những thành công không nhỏ mà công ty đã đạt được là nhờ sự cố gắng, nỗ lực lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như sự quản lý tài giỏi của ban lãnh đạo trẻ. Ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998, nền kinh tế Việt Nam tuy không bị ảnh hưởng lớn nhưng cũng gây ra nhiều phản ứng không tốt. Công ty lại là doanh nghiệp trẻ, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, hơn nữa lực lượng cán bộ chưa đồng đều, chưa khai thác hết chức năng công nghệ cao, chưa tạo được niềm tin với các đối tác lớn. Nhưng với quyết tâm không lùi bước, luôn luôn trao đổi, đánh giá những kết quả và những mặt tồn tại để học tập và khắc phục, thuê các chuyên gia về tư vấn đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng quản lý, ngày càng mở rộng và phát triển hơn nữa. 2.Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (Sơ đồ số 1) 3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Sơn Hà: 3.1. Ban giám đốc: giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, điều hành mọi hoạt động trong công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước đồng thời đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty. 3.2. Phòng kế hoạch: +Tham mưu và cùng ban giám đốc lập kế hoạch các dự án đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn trong việc phát triển của công ty. +Phối hợp với các phòng ban khác để giúp họ lập các kế hoạch dựa theo của công ty nhằm giúp cho các phòng ban đó và toàn công ty có thể thực hiện công việc hàng tháng, hàng năm theo đúng các kế hoạch đề ra +Phụ trách tốt việc hoạt động của bộ phận XNK và vật tư nhằm đảm bảo tốt việc cung cấp vật tư cho sản xuất và phương tiện, vật chất giúp các phòng ban khác. 3.3. Ban quản lý dự án: Trực tiếp quản lý và đốc thúc việc thực hiên các dự án mà Phòng kế hoạch đã đưa ra. 3.4. Phòng kế toán : Đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vu cập nhật, giải quyết xử lý các thông tin về nghiệp vụ kế toán và báo cáo lên giám đốc. Ngoài ra còn tư vấn, kiến nghị về tài chính. 3.5. Phòng kinh doanh: Đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh, được chia ra làm 2 bộ phận: 3.5.1. Bộ phận bán hàng: Trực tiếp giao dịch, liên hệ với khách hàng và bán hàng. 3.5.2. Bộ phận phụ trách đại lý: bao gồm phụ trách đại lý ngoại tỉnh và nội tỉnh. Nhiêm vụ của 2 bộ phận này là theo dõi việc kinh doanh của các đai lý nội tỉnh và ngoại tỉnh, có trách nhiệm đốc thúc việc thu hồi tiền hàng và nộp về phòng kế toán, ghi nhận các thông tin mà đại lý phản ánh và đáp ứng các nhu cầu của họ. 3.6. Phòng hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm quản lý hành chính và những vấn đề liên quan đến nhân sự của toàn công ty. 3.7. Bộ phận sản xuất: đứng đầu là phòng kỹ thuật sau đó là các tổ sản xuất và phân xưởng sản xuất theo quy trình công nghệ. 3.7.1. Xưởng sản xuất 1: ( 360 Đường Giải Phóng ) Chuyên sản xuất bồn chứa nước 3.7.2. Xưởng sản xuất 2: ( Khu Công nghiệp Từ Liêm ) Chuyên sản xuất chậu rửa và ống thép. 3.8. Bộ phận dịch vụ: đứng đầu là phòng dịch vụ khách hàng: chịu trách nhiệm điều động hàng hoá cũng như phương tiện chuyên chở khi khách hàng có nhu cầu mua hàng. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ chăm sóc khách hàng thường xuyên ( lắp đặt, bảo hành…) 3.8.1. Tổ vận chuyển: bao gồm phụ xe và lái xe ( cả nội và ngoại tỉnh) chuyên chở đưa sản phẩm đến các địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. Thanh toán phần tiền còn lại khi khách hàng không có nhu cầu lắp đặt. 3.8.2. Tổ lắp đặt: có nhiệm vụ lắp đặt sản phẩm khi khách hàng có nhu cầu, thanh toán phần tiền còn lại của sản phẩm nếu có. 3.8.3. Tổ bảo hành: chịu trách nhiệm bảo hành, sửa chữa những sản phẩm bồn của khách khi khách hàng có yêu cầu. 3.9. Phòng phát triển thị trường: Mới được thành lập để thực hiên các chính sách Marketing, tìm kiếm khách hàng mới. 3.10. Chi nhánh Hải Phòng: Thực hiện việc kinh doanh tại thành phố Hải Phòng dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của ban giám đốc công ty. 3.11. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện việc kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của ban giám đốc công ty. 4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Sơn Hà. 4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Mô hình tổ chức: Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách tương đối phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh và theo đúng quy định của nhà nước, đảm bảo công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày. Chức năng của phòng kế toán là ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty một cách chính xác, cập nhật giải quyết các thông tin về nghiệp vụ vào máy một cách chính xác và tổng hợp thông tin báo cáo lên ban Giám Đốc hàng ngày . Mỗi nhân viên ở bộ phận kế toán được giao phụ trách một mảng công việc như kế toán nguyên vật liệu, kế toán thanh toán, kế toán thuế…do đó các nhân viên này cũng có điều kiện để trau dồi thêm chuyên môn nghiệp vụ ngày một vững vàng hơn. Chính vì vậy, công tác kế toán của công ty luôn đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cấp lãnh đạo và các bộ phận liên quan khác. Sơ đồ số 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng kế toán Kế toán trưởng Kế toán thuế -GD bên ngoài -Làm công văn, thông báo. (01 NV) Tổ trưởng -Kt chi phí -KT thanh toán -NVL -Giá thành -Lương -TSCĐ-CCDC (01 NV) Tổ trưởng -KT tiền mặt -NH -KT công nợ PT -HĐ, HH -Kiểm soát CT (01 NV) Thủ quỹ (01NV) KT chi tiết -Kiểm soát -Hoá đơn -Các CT gốc -Lưu trữ (02 NV) KT chi tiết -KTTM,TG -Công nợ phải thu -Hàng hoá (02 NV) KT chi tiết -Thanh toán -NVL -Lương (03 NV) KT chi tiết -Xử lý công nợ -Đốc thúc nợ -Báo cáo tình hình công nợ. (03 NV) Sơ đồ tổ chức phòng kế toán với 15 nhân viên 4.2. Đặc điểm tổ chúc hạch toán kế toán: Hệ thống thiết kế công ty sử dụng là hệ thống thiết kế kế toán được ban hành theo quyết định số 1141/TC-QĐ-CĐTC ban hành ngày 1/11/1995 của bộ Tài chính. - Niên độ kế toán bắt đầu từ1/1/N đến 31/12/N - Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ - Phần mềm mà công ty sử dụng là AFSYS (Accouting and Finance ) phiên bản 5.0. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức kế toán rất phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty. Do có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế và thời gian phát sinh nên việc lập các báo cáo được thực hiện rất kịp thời. Điểm khác biệt lớn nhất so với các công ty khác là doanh nghiệp chỉ sử dụng chứng từ ghi sổ để phản ánh các khoản giảm trừ hoặc để điều chỉnh doanh thu. sơ đồ kế toán Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Ghi hàng ngày Bảng tổng hợp chứng từ gốc Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Máy vi tính BC Tài chính Bảng c.đối SPS Sổ Cái Bảng t.hợp C.tiết Sổ KT c.tiết 4.3. Tổ chức hệ thống bao cáo kế toán: - Báo cáo kế toán tiền mặt. - Báo cáo kế toán ngân hàng. - Báo cáo bán hàng và công nợ phải thu. - Báo cáo mua hàng và công nợ phải trả. - Báo cáo công nợ phải thu phải trả khác. - Báo cáo vật tư, hàng hoá. Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà là sản xuất các mặt hàng cao cấp từ Inox và thép không gỉ. Mục tiêu hoạt động của Công ty là liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng để ngày càng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy Sơn Hà công ty luôn quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao chât lượng sản phẩm thông qua việc xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000 . Hiện nay Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà được biết đến như một công ty chuyên cung cấp bồn chứa nước và chậu rửa Inox nhưng trên thực tế, Công ty còn có một mặt hàng mang lại doanh thu đáng kể là ống thép các cỡ. Việc kinh doanh mặt hàng bồn chứa nước , bình lọc và chậu rửa Inox được thực hiên thông qua hệ thống đại lý và cửa hàng của Công ty trên toàn quốc với các dịch vụ trọn gói bao gồm vận chuyển, lắp đặt đến tận tay người tiêu dùng. Đối với mặt hàng ông thép, Công ty xuất hàng trực tiếp từ Xí nghiệp sản xuất ông thép tại khu Công nghiệp Từ Liêm đến các đơn vị có nhu cầu. Ngoài ra, Công ty hiện đang cung cấp sản phẩm bình nước nóng năng lượng măt trời qua kênh phân phối như các sản phẩm bồn chứa nước, chậu rửa của Công ty Mô tả một qui trình công việc tại đơn vị thực tập. Quy trình sản xuất bồn chứa nước tại xưởng sản xuất 1: Bộ phận sản xuất tại xưởng 1 có các tổ sản xuất: tổ bồn, tổ ép, tổ hàn điện , tổ lốc V, tổ hoàn thiện, tổ bốc xếp, PX nhựa. Sản phẩm được sản xuất trên quy trình công nghệ phức tạp kiểu vừa liên tục vừa song song. Nguyên liệu để sản xuất là Inox SUS 304 của Nhật Bản dưới dạng cuộn, tấm, băng được mua từ nhiều nguồn khác nhau(nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu uỷ thác, mua của các doanh nghiệp kinh doanh Inox trong nước như Đông á, Hoàng Vũ, Thuận Phát …)với nhiều kích cỡ khác nhau.Mỗi loại khổ Inox lại được dùng vào một công việc khác nhau với mục đích là tận dụng tối đa nguyên vật liệu. Một số loại được đưa sang tổ hàn để hàn thân, một số được đưa sang tổ lốc V để tạo hình V và hàn chân đế, số còn lại đưa sang dập chụp bồn và làm thân bồn. Thân bồn sau khi được hàn dọc được đem lốc tạo gân với mục đích là tăng độ bền cơ học, sau đó được đưa sang hàn với nắp bồn. Sau khi được kiểm tra chất lượng các mối hàn, bồn được đưa sang hoàn thiện, làm vệ sinh và sơn nhãn mác. Sản phẩm hoàn thiện được bộ phận KCS kiểm tra về kỹ thuật một lần nữa rồi được đưa vào nhập kho. Chu trình sản xuất sản phẩm Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đâ Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng đánh giá chung tình hình tài chính của công ty (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch tuyệt đối (+/-) Chênh lệch tương đối (%) I. Tổng tài sản 95.522.704.503 183.409.102.667 87.886.398.164 92,01 1. TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn 58.589.610702 115.850.546.620 57.260.935.918 97,73 2. TSCĐ và Đầu tư dài hạn 36.933.093.801 67.558.556.047 30.625.462.246 82,92 II. Tổng nguồn vốn 95.522.704.503 183.409.102.667 87.886.398.164 92,01 1. Nợ phải trả 89.966.097.757 176.752.831.384 86.786.733.627 96,47 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.556.606.746 6.656.271.283 1.099.664.537 19,79 Bảng số liệu cho thấy qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng lên đáng kể. Song đẻ rõ ràng hơn, ta sẽ phân tích một số chỉ tiêu sau: Hệ số tài trợ : Thể hiện khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Hệ số tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn Năm 2004: Hệ số tài trợ = 5.556.606.743 / 95.522.704.500 = 0,058 Năm 2005: Hệ số tài trợ = 6.656.271.283 / 183.409.102.667 = 0,036 Hệ số tài trợ của công ty về cơ bản là rất nhỏ. Điều này cho thấy Công ty quá cẩn trọng trong việc sử dụng nguồn tài chính của mình. Tuy nhiên tỉ suất tài trợ của năm 2005 còn thấp hơn cả năm 2004 không hẳn do sự độc lập về tài chính của Công ty giảm mà do tốc độ tăng tông tài sản cao hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Hệ số thanh toán hiện hành: Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng tài sản / Tổng nợ phải trả +Năm 2004 : Hệ số thanh toán hiện hành = 95.522.704.500 / 89.966.097.757 = 1,6 +Năm 2005 : Hệ số thanh toán hiện hành = 176.752.831.384 / 183.409.102.667 = 0.96 Hệ số thanh toán của năm 2004 lớn hơn 1 chưng tỏ trong năm tài chính đó doanh nghiệp có khả năng thanh toán cho các đối tượng lien quan còn hệ số của năm 2005 lại nhỏ hơn 1 cho thấy nếu có thay đổi trong việc thanh toán rât có thể công ty sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán. 3.1.1. Tài sản Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản (bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động ). Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên , liên tục và hiệu quả. Nhu cầu về tài sản cố định và tài sản lưu động phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt đông của mỗi doanh nghiệp. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Công ty TNHH Cơ Kim Khí Sơn Hà là một công ty sản xuất nên nhu càu về vốn tương đối lớn để đầu tư vào dây truyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm . Bảng phân tích cơ cấu tài sản (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 So sánh Giá trị (đ) Tỉ trọng (%) Giá trị (đ) Tỉ trọng (%) Giá trị (đ) Tỉ trọng (%) A. TSLĐ và đàu tư ngắn hạn 58.589.610.702 61,34 115.850.546.620 63,17 57.260.935.918 97,73 I. Tiền 3.033.362.879 3,17 3.031.285.452 1,68 -2.077.427 -0,068 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - III. Các khoản phải thu 6.527.037.557 6,82 21.048.668.712 11,48 14.521.631.155 222,48 IV. Hàng tồn kho 49.029.210.264 51,33 88.934.835.718 48,49 39.905.625.454 81,392 V. TSLĐ khác 260.927.612 0.02 2.835.756.738 1,52 2.574.829.126 986,798 VI. Chi sự nghiệp - - - - - - B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 36.933.093.801 38,66 67.558.556.047 36.83 30.625.462.246 82,92 I. TSCĐ 28.604.560.077 29,9 50.351.843.299 27,45 21.747.283.222 76,03 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.856.197.333 1,94 1.856.197.333 1,01 0 0 III. Chi phí xây dựng cơ bản dơ dang 4.819.548.788 5,0 11.864.950.772 6,47 7.045.401.984 146,18 IV. Các khoản ký quỹ,ký cược dài hạn - - - - - - V. Chi phí trả trước dài hạn 1.652.787.603 1,82 3.485.564.643 1,88 1.832.777.040 110,89 Tổng cộng tài sản 95.522.704.503 100 183.409.102.667 100 1.099.664.544 92,01 Bảng phân tích cơ cấu tài sản cho tháy năm 2005 tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng ở hầu hết các khoản mục cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong đó dặc biệt tăng cao ở các khoản: phải thu khách hàng, tài sản lưu động khác cho thấy Công ty đang phát triển theo hướng cấp tín dụng cho khách hàng. Điều này có thể làm vốn luân chuyển bị ứ đọng nếu không có chính sách quản lý nợ hiệu quả. Mặc dù chi phí xây dựng cơ bản cũng tăng cao cả về số tuyệt đối và số tương đối nhưng tỉ trong của nó trên tông tài sản lại không thay đổi nhiều cho thấy khoản mục này tăng theo quy mô của Công ty. - Để phân tích năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng Tỉ suất đầu tư. Tỉ suất đầu tư = TSCĐ và đầu tư dài hạn / Tổng giá trị tài sản x 100 +Năm 2004 : Tỉ suất đầu tư = 36.933.093.801 / 95.522.704.503 x 100% = 38,664% +Năm 2005 : Tỉ suất đàu tư = 67.558.556.047 / 183.409.102.667 x100% = 36,835% Tỉ suất đầu tư năm 2005 giảm so với năm 2004 không phải do qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty giảm mà do khoản mục tài sản lưu động khác tăng mạnh làm tổng giá trị tài sản tăng theo. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định : cho biết số vốn chủ sở hữu được sử dụng để đầu tư cho tài sản cố định trong doanh nghiệp. Hệ số tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu / Giá trị tài sản cố định +Năm 2004 : Hệ số tự tài trợ TSCĐ = 5.556.606.746 / 28.604.560.076 = 0,194 +Năm 2005 : Hệ số tự tài trợ TSCĐ = 6.656.271.283 / 50.351.843.299 = 0,132 Hệ số tài trợ tài sản cố định trên cho thấy Công ty ít sử vốn chủ sở hữu mà có thể sủ dụng các nguồn tài chính khác để đầu tư cho tài sản cố định . 3.1.2. Nguồn vốn : Việc sử dụng vốn sao cho hợp lý và có hiệu quả là một yêu cầu hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh đầy đầy thử thách hiện nay. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ( đơn vị : đồng ) Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh Giá trị (đ) Tỉ trọng (%) Giá trị (đ) Tỉ trọng (%) Giá trị (đ) Tỉ trọng (%) A. Nợ phải trả 89.966.097.757 94,18 176.752.831.384 96,37 86.786.733.627 96,47 I. Nợ ngắn hạn 69.433.891.751 72,69 147.778.921.783 80,57 78.345.030.032 112,83 II. Nợ dài hạn 20.532.206.006 21,49 28.973.909.601 15,8 8.441.703.595 41,11 III. Nợ khác - - - - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.556.606.746 5,82 6.656.271.283 3.63 1.099.664.537 19,79 I. Nguồn vốn, quỹ 5.556.606.746 5,82 6.656.271.283 3,63 1.099.664.537 19,79 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác - - - - - - Tổng cộng nguồn vốn 95.522.704.503 100 183.409.102.667 100 87.886.398.164 92,01 Bảng phân tích cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng về giá trị tuyệt đối nhưng số liệu tương đối lại giảm chứng tỏ Công ty đã tăng cường đi chiếm dụng vốn. Thông qua khoản phải trả người bán tăng : 42.273.737.965 đ. Ngược lại tỉ trọng nợ phải trả lại tăng do : - Vay ngắn hạn tăng : 35.249.213.951 đ. -Thuế và các khoản phải nộp ngân sách tăng : 424.220.436 đ. - Vay dài hạn tăng : 6.896.499.919 đ. * Một số chỉ tiêu tài chính căn bản : - Hệ số nợ phản ánh qui mô nợ phải trả so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là có hợp lý không . Hệ số nợ = Nợ phải trả / tổng nguồn vốn + Năm 2004 : Hệ số nợ = 89.966.097.757 / 95.522.704.503 = 0,94 + Năm 2005 : Hệ số nợ = 176.752.831.384 / 183.409.102.667 = 0,96 Hệ số nợ cho thấy Công ty đi vay nhiều hơn dù sự thay đổi trong hệ số này không lớn. Tuy nhiên điều này xảy ra còn do sự gia tăng của các khoản người bán. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn : Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng TSLĐ / Tổng nợ ngắn hạn + Năm 2004 : Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = 58.589.610.702 / 69.433.891.751=0,84 + Năm 2005 : Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn=115.850.546.620 /176.752.831.384=0,66 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2005 giảm so với năm 2003 và ngày càng xa chứng tỏ tình hình tài chính bắt đầu có dấu hiệu đáng lo ngại. Hệ số thanh toán nhanh : cho biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm bất kỳ Hệ số thanh toán nhanh = Tiền hiện có / Nợ ngắn hạn + Năm 2004 : Hệ số thanh toán nhanh = 3.033.362.879 / 69.433.891.751 = 0,044 + Năm 2005 : Hệ số thanh toán nhanh = 3.031.285.452 / 147.778.921.782 = 0,021 Hệ số thanh toán nhanh năm 2005 tấp hơn cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi chủ nợ yêu cầu là tốt hơn. 3.2. Kết quả sản xuât kinh doanh của công ty Bảng phân tích kết quả kinh doanh (đơn vị : đồng) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Tương đương (%) So sánh Số tuyệt đối ( +/-) Số tương đối (%) Doanh thu 101.502.781.955 204.735.100.706 201,7 103.232.318.805 101,7 Các khoản giảm trừ - - - - - Doanh thu thuần 101.502.781.955 204.735.100.706 201,7 103.232.318.805 101,7 Giá vốn hàng bán 90.517.538.859 184.987.346.646 204,37 94.469.807.787 104,37 Lợi nhuận gộp 10.985.243.096 19.747.754.060 179,77 8.762.510.964 79,77 Thu nhập hoạt động tài chính 40.384.617 39.520.554 97,86 -864.063 -2,14 Chi phí hoạt động tai chính - 5.993.519.302 - 5.993.519.302 - Chi phí bán hàng 4.143.948.739 8.477.023.192 204,56 4.333.074.453 104,56 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.900.155.838 4.247.192.925 71,98 -1.652.962.913 -28,02 Lợi nhuận thuần 981.523.136 1.069.539.195 108,97 88.016.059 8,97 Thu nhập khác - 68.427.564 - 68.427.564 - Chi phí khác - 62.035.156 - 62.035.156 - Tổng lợi nhuận trước thuế 981.523.136 1.075.931.603 109,62 94.408.467 9,62 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 274.826.478 301.260.849 109,62 26.434.371 9,62 Lợi nhuận sau thuế 706.696.658 774.670.754 109,62 67.974.096 9,62 Qua bảng phân tích kết quả kinh doanh ta đã thấy tổng doanh thu thuần năm 2005 tăng 103.232.318.805 đồng so với năm 2004 tương ứng với 101,7%. Kết hợp với các phân tích trước đây chứng tỏ doanh thu của Công ty đã tăng lên chính là doanh thu bán chịu. Lợi nhuận trước thuế tăng không nhiều ( 9,62%) do hầu hết mọi chị phí năm 2005 của doanh nghiệp đều cao hơn so với năm 2004 ( VD: chi phí quản lý tăng 104,56%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 28,02%) Việc tăng lợi nhuận cũng đồng nghĩa với việc tăng thuế thu nhập, do đó lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên một lượng tương đương với lợi nhuận trước thuế( 9,62%) * Một số chỉ tiêu đánh giá - Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu : Cho biết hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh và cho biết lợi nhuận do doanh thu mang lại là cao hay thấp. Tỉ suất lợi nhuận / Doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần x100 + Năm 2004 : Tỉ suất lợi nhuận / Doanh thu = 706.696.658 / 101.502.781.955 x100 = 0,696 + Năm 2005 : Tỉ suất lợi nhuận / Doanh thu = 774.670.754 / 204.735.100.706 x100 = 0,378 Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2005 giảm không đáng kể so với năm 2004 nhưng đều cho thấy hiệu quả kinh doanh của Công ty còn thấp. - Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản : phản ánh lợi nhuận mang lại từ tài sản là cao hay thấp. Tỉ suất lợi nhuận / Tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản x100 + Năm 2004 : Tỉ suất lợi nhuận / Tổng tài sản = 706.696.658 / 95.522.704.503 x100 =0,739 + Năm 2005 : Tỉ suất lợi nhuận / Tông tài sản = 774.670.754 / 183.409.102.667 x100=0,422 - Tỉ suất lợi nhuận trên vốn : Cho biết lợi nhuận thu được là bao nhiêu, có tương xứng lượng vốn mà mình bỏ ra hay không. Tỉ suất lợi nhuận / Vốn = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu x100 +Năm 2004 : Tỉ suất lợi nhuận / Vốn = 706.696.658 / 5.556.606.746 x100 = 12,72 + Năm 2005 : Tỉ suất lợi nhuận / Vốn = 774.670.754 / 6.656.271.283 x100 = 11,64 Qua một số chỉ tiêu tài chính trên đây có thể thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty giảm sút nhẹ dù qui mô sản xuất tăng. Vì vậy Công ty nên xem xét lại hoạt đọng kinh doanh của mình đẻ nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. 3.3. Tình hình lao động của Công ty Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty Sơn Hà tính đến năm 2005 là 449 người trong đó: 201 lao động trưc tiếp ( chiếm 44,77% ) và 248 lao động gián tiếp ( chiếm 55,23%) - Tất cả các lao động gián tiếp tại Công ty đều có trình độ Đại học và lao động trực tiếp đều là những công nhân có trình độ tay nghề cao. Cơ cấu lao động của Công ty nghiêng về phía lao động gián tiếp mặc dù đây là một công ty sản xuât vì các sản phẩm của Công ty hầu hết dều đươc hoàn thành trên dây truyền công nghệ. Mức thu nhập trung bình là 2 000 000 đ/ người / tháng. Công ty có ba hình thức trả lương như sau: đối với khối nhân viên văn phòng ( trừ phòng kinh doanh ) công ty trả lương theo thời gian. Mức lương của từng nhân viên văn phòng do Giám đốc công ty trực tiếp xem xét và quyết định tuỳ theo khả năng và tính chất công việc của từng người, từng bộ phận. Đối với nhân viên của phòng kinh doanh, lương được trả theo doanh thu bán hàng. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Hàng tháng căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng và định mức lao động để xác định quỹ lương trong tháng của từng tổ sản xuất : ( Định mức LĐ của từng loại sp sp x x SL từng loại sp hoàn thành = ) = Quỹ lương tháng (chi tiết theo tổ) - Công ty thực hiện đày đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản, nghỉ ốm, duy trì khám sức khoẻ mỗi năm một lần cho can bộ công nhân viên. - Trong Công ty có rất nhiều bảng tin để thông báo cho cán bộ công nhân viên về những chính sách mới, các quyết diịnh của Ban Giám đốc. Đặc biệt mọi người đều có thể tham gia viết bài và dăng tải trên đó với mức nhuận bút khuyến khích là 30 000 đ/ bài. Phần III: Nhận xét và kết luận Môi trường kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường ngày càng đa dạng và phức tạp, trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải vận động không ngừng để tồn tại và phát triển. Mà thước đo của vấn đề đó lại phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không những có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp mà cón góp phần làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh. Chính vì vậy mà hiệu quả luôn là vấn đề mà các nhà quản trị đặt lên hàng đầu mỗi khi đưa ra một quyết định đầu tư hay chiến lược quan trọng nào khác. Nhận thức được điều đó nên ngay từ khi mới thành lập đến nay, toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty Sơn Hà, với những nỗ lực quyết tâm lớn đã không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở luôn đổi mới, hoàn thiện tự vươn lên. Điều này lại càng cần thiết hơn nữa với một thành phần kinh tế hoàn toàn độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm như Công ty. Và trên thực tế Công ty đã đạt được nhũng kết quả nhất định trong việc khẳng định tên tuổi, khẳng định chất lượng cũng như khẳng định đường lối mà mình đang đi là đúng đắn. Mọt số thuận lợi của Công ty. - Nhờ sự nhanh nhạy kịp thời nắm bắt thị trường cùng tài năng của đội ngũ lãnh đạo trẻ, công ty đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, nắm bắt nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng đồng thời đạt được nhiều huy chương vàng qua các kỳ hội chợ. Đặc biệt, năm 2000 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001 - phiên bản 2000. Để làm được điều đó toàn thể nhân viên công ty đã phải nỗ lực hết mình, không ngừng nâng cao, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ ngoại giao với các bạn hàng và các thành phần kinh tế khác. - Với cố gắng nâng cao chất lượng từ bên trong, Công ty dã và đang thực hiện nhiều cuộc thi đua từ các phòng, ban, đến những tổ sản xuất để tạo môi trường lao động tốt nhất nhằm phát huy năng lực sáng tạo trong quản lý, sản xuất của mọi thành viên. - Trong những năm qua Công ty đã thực hiện tốt chức năng bán lẻ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thủ đô và các tỉnh trong cả nước. Tạo uy tín cho người tiêu dùng. - Công ty sử dụng hiệu quả các phương tiện Marketing nhằm quảng bá tên tuổi và sản phẩm của mình như việc tham gia tài trợ cho Chương trình “ Hãy trọn giá đúng” … - Gần đây nhất, với việc Tổng giám đốc Lê Vĩnh Sơn được tham gia vào đoàn ngoại giao cùng Thủ tướng Phan Văn Khải trong chuyến thăm chính thức 3 ngày Vương quốc Campuchia từ ngày 6/3 dến ngày 8/3 một lần nữa cho thấy uy tín của Công ty và sư đánh giá từ phía Bộ chủ quản Nhà nước ta. Những khó khăn tồn tại và phương hướng giải quyết. 3.1. Vấn đề trong Công nợ khó đòi: Các khoản phải thu của công ty chưa được xử lý một cách cương quyết, thiếu phương pháp phân tích và phối hợp giữa kế toán và bán hàng ngay từ lúc phát triển mạng lưới để tiến hành chọn lọc, đánh giá tư chất khách hàng. Cuối năm mới tiến hành giải trình và xin giảm các khoản nợ khó đòi dẫn đén tình trạng Công ty không chủ động trong việc thu hồi nợ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do trong thời gian qua các khoản phải thu không được xử lý cương quyết và khoa học. Việc quyết định hình thành nợ khó đòi không được thông qua ban giám đốc. Điều này thể hiện năng lực quản lý cồn có phần hạn chế. Phương hướng giải quyết: Cần phải quản lý chặt các khoản thu, có thể đưa ra các chế độ thưởng theo số tiền thu được (VD: trong một tháng nếu nhân viên thu được tiền số tiền vượt định mức thì sẽ thưởng dựa trên khoản vượt đó). Việc này sẽ khuyến khích và động viên tinh thần làm việc của các nhân viên có liên quan đến công nợ phải thu, nợ khó đòi. Ngoài ra, cần đưa ra các quy trình thẩm tra tư cách khách hàng, kết hợp với số liệu kế toán tài chính để quyết định đưa ra một hạn mức nợ sát thực tế. VD: sau khi khảo sát tình hình tài chính của một đại lý cụ thể, công ty có thể đưa ra hạn mức công nợ đối với đại lý đó. Vấn đề trong khâu Bán hàng: Với sự cạnh tranh như trên thị trường hiện nay,sự quyết định doanh nghiệp nào tồn tại là phụ thuộc vào khách hàng. Chính vì vậy mọi doanh nghiệp đều cô găng làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, dù đã xác định và cố gắng nhưng Công ty vẫn chua thể thoả mãn tất cả các yêu cầu của người tiêu dùng như vận chuyển chậm, chưa quan tâm đầy đủ đến những điều kiện tại nơi lắp đặt làm họ không hài lòng với chất lượng dịch vụ bán hàng dẫn đên những chậm trễ trong việc thanh toán Nguyên nhân do mặt hàng chủ yếu hiện nay của Công ty là bồn chứa nước, đối tượng tiêu dùng chính là hộ gia đình nên điều kiện và yêu cầu của mỗi khách hàng là không giống nhau. Bên cạnh đó Công ty chưa có phương pháp nào để tim hiểu những vấn đề trên tư phía khách hàng. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tớí. Phương hướng giải quyết: Lập một biểu câu hỏi về điều kiện lắp đặt để tạo thuận lợi cho cả phía khách hàng và phía Công ty trong việc sắp xếp thời gian cũng như hoàn thành công trình một cách nhanh gọn nhất. Vấn đề hàng tồn kho ứ đọng: Một lượng tương đối lớn hàng tồn kho tại xưởng sản xuất số 2 ( Khu Công nghiệp Từ Liêm ) chưa được giải quyết đang làm ứ đọng vốn và chiếm dụng một phần diện tích kho . Nguyên nhân do thị trường quá nhạy cảm với kiểu dáng, mẫu mã của mặt hàng chậu rửa Inox nên những sản phẩm này bị lỗi mốt nhanh chóng, khó tiêu thụ. Phương hướng giải quyết: Những chậu rửa Inox này có kiểu dáng đơn giản, thể tích lớn nên nay chỉ còn thích hợp với các đơn vị như bếp ăn tập thể, bếp khách sạn, nhà hàng. Vì vậy, có thể liên hệ trực tiếp với các đơn vị có nhu cầu hoặc thông qua các nhà thầu với giá hấp dẫn. Mặc dù giá sẽ rẻ hơn nhưng những đơn vị này lại có khả năng mua với sô lượng nhiều giúp nhanh chóng thu hồi vốn và giải toả kho bãi. Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Củng cố và kiệm toàn tổ chức, đổi mới công tác quản lý Công ty: + Thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh kịp thời các qui chế hoạt động của Công ty về công tác tài chính ,tuyển dụng lao động cũng như việc ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể. Phấn đấu 100% cán bộ công nhân viên được đào tạo nâng cao ý thức, nghiệp vụ chuyên môn . + Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng 12/15 thủ tục và 8 quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000. + Cập nhật nhưng phần mềm mới trong quản lý kế toán , tổ chức cán bộ lao động, quản lý kinh doanh. Trong thời gian tới, Công ty sẽ đua vào sử dụng một phần mềm mới có tinh ưng dụng cao mang tên IRP. Ưu tiên cho công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm . + Tăng cường quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, giảm thiểu số sản phẩm bị trả lại từ 3,5% xuống còn 2% Doanh thu. + Doanh thu tăng 1,1% so với năm 2005. + Chi phí giảm 03 tỷ đồng , vốn lưu động giảm 10 tỷ đồng so với dự kiến năm 2006. Mở rộng qui mô sản xuất : Xây dưng xưởng sản xuất rộng 35.000m2 tại khu Công nghiệp Phùng-Hà Tây. Dự kiến bàn giao mặt bằng vào cuối tháng 3/2006. Nhận xét của đơn vị thực tập Nhận xét của giáo viên chấm báo cáo thực tập tổng hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC053.doc
Tài liệu liên quan