Báo cáo Tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG. 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 3 1.2. Chức năng, nhiệm kỳ sản xuất kinh doanh. 5 1.2.1. Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. 5 1.2.2.Thị trường tiêu thụ của CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 6 1.2.3. Đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. 8 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 9 1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 9 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban, từng chức vụ trong CTCP Thưc Phẩm Minh Dương. 11 1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban, từng chức vụ trong CTCP Thưc Phẩm Minh Dương. 12 1.4. Kết quả hoạt động sản xuất của công ty trong một số năm gần đây. 15 Phần II. THỰC TÊ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CTCP THỰC PHẨM MINH DƯƠNG. 18 2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 18 2.1.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán công ty. 18 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty. 18 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng người: 19 2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ. 20 2.2.1 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ được sử dụng tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 21 2.2.2 Chu trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu 23 2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán được vận dụng trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 28 2.2.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán. 31 2.5. Báo cáo 52 2.5.1. Báo cáo tài chính 52 2.5.2 Báo cáo nội bộ 54 2.5.3. Báo cáo thuế. 56 2.6. Kiểm tra công tác kế toán. 56 2.6.1. Công tác kiểm tra. 56 2.6.2. Sự ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh. 58 Phần III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 59 3.1. Kết quả đạt được. 59 3.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán. 59 3.1.2.Về một số phần hành kế toán cụ thể. 60 3.2. Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện trong công tác kế toán NVL tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 62 3.3. Kiến nghị về công tác kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. 63 KẾT LUẬN 65

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Thực Phẩm Minh Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thời của nghiệp vụ chi tiền và ghi sổ kế toán, kế toán sủ dụng: Trách nhiệm luân chuyển Bước công việc Người có nhu cầu tiền Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp (KT tại các nhà máy) Thủ quỹ 1. Đề nghị chi tiền (1) 2. Duyệt phiếu chi (2) 3. Viết phiếu chi (3) 4. Chi tiền (4) 5. Ghi sổ (5) 6. Ký phiếu chi (6) 7. Bảo quản lưu trữ (7) Chứng từ hang tồn kho: Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho: Trách nhiệm luân chuyển Bước công việc Người nhập hàng Cán bộ phòng cung ứng Biên bản kiểm nghiệm Phụ trách phòng vật tư KT tổng hợp (KT tại các nhà máy) Thủ kho 1. Đề nghị nhập hàng (1) 2. lập biên bản kiểmnghiệm (2) 3. lập phiếu nhập (3) (3) 4. Ký phiếu nhập (4) 5. Nhập kho (5) 6. Ghi sổ (6) 7. Bảo quản lưu trữ (7) Biên bản kiểm nghiệm chỉ được lập trong trường hợp sau: Hàng nhập với khối lượng lớn. Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho: Trách nhiệm luân chuyển Bước công việc Người nhập hàng Cán bộ phòng cung ứng Kế toán trưởng, giám đốc KT tổng hợp (KT tại các nhà máy) Thủ kho 1. Đề nghị xuất hàng (1) 2. lập phiếu xuất (2) 3. Ký phiếu xuất (3) 4. Xuất hàng (4) 5. Ghi sổ (5) 6. Bảo quản lưu trữ (6) *Chứng từ bán hang: Quy trình luân chuyển chứng từ hóa đơn bán hàng Trách nhiệm luân chuyển Bước công việc Người có nhu cầu hàng Cán bộ phòng kinh doanh Kế toán trưởng, giám đốc KT tổng hợp (KT tại các nhà máy) Thủ kho Thủ quỹ 1. Đề nghị mua hàng (1) 2. Viết hóa đơn (2) 3. Ký hóa đơn (3) 4. viết phiếu thu (4) 5. Ký phiếu thu (5) 6. Thu tiền (6) 7. xuất hàng (7) 8. Ghi sổ (8) 9. Bảo quản lưu trữ (9) 2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán được vận dụng trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản như các doanh nghiệp sản xuất, nhìn chung hệ thống tài khoản của công ty đáp ứng theo yêu cầu ghi chép và phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Công ty không sử dụng TK 151, 159… Các tài khoản hay sử dụng: Phần tiền tệ: TK 111, TK 112… TK 111: Tiền mặt. TK 112: Tiền gửi ngân hàng. Tài khoản 112 được chi tiết theo các ngân hàng: TK 11211: Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội TK 11212: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn TK 11213: Kho bạc Hoài Đức TK 11214: Ngân hàng Việtcombank TK 11215: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. … Phần TSCĐ: TK 211, TK 213, TK 214, TK 241,… TK 211: Tài sản cố định hữu hình TK 213: TSCĐ vô hình. TK 214: Hao mòn TSCĐ. TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang. Phần vật tư: Tk 152, Tk 153, TK 133, … TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. Tk 153: Công cụ, dụng cụ. TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Tài khoản cấp 2 của TK 152, 153 được chi tiết theo kho, ví dụ: TK 152- K1: Nguyên vật liệu tại kho Di Trạch TK 152- K2: Nguyên vật liệu tại kho Cát Quế TK 152- K3: Nguyên vật liệu tại kho Minh Khai… Và tiếp tục chi tiết thành tài khoản cấp 3 theo tên từng loại NVL, CCDC: TK 152- K1BSA: Bột sắn ẩm tại kho Di Trạch. TK 152- K1EZ: Enzim SC tại kho Di Trạch. TK 152- K1D: Dầu tại kho Di Trạch TK 152- K1MG: Mầm gạo tại kho Di Trạch … Phần mua hàng và thanh toán: TK 131, TK 331, TK 141..Các Tài khoản này được chi tiết theo mã. TK 131- BKHH: Phải thu CTCP bánh kẹo Hải Hà. TK 131- BKTH: Phải thu của công ty bánh kẹo Thiên Hương TK 131- DPHT- Phải thu của CTCP Dược Phẩm Hà Tây TK 131 – DPTW: Phải thu của CTCP Dược Phẩm TW MEDIPLANTEX …. TK 331- THTP: Phải trả CTCP Than hoạt tính Trường Phát. TK 331- DPT: Phải trả CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex TK331- XNTD: Phải trả xí nghiệp Thành Đạt TK 331- XNAP: Phải trả xí nghiệp An Phú … TK141- NVT: Tạm ứng cho cán bộ thu mua Nguyễn Văn Trọng. Phần lao động và tiền lương: TK 334, TK 338… TK 334 được chi tiết theo từng nhà máy: TK 3341: Phải trả CNV nhà máy nha TK 3342: Phải trả CNV nhà máy đường TK 3343: Phải trả CNV trang trại Từ đó được chi tiết theo tổ sản xuất, phân xưởng,.. TK 3341-C1: Phải trả CNV ca sản xuất số 1 của nhả máy nha TK 3341- C2: Phải trả CNV ca sản xuất số 2 của nhả máy nha TK 3341- PXG: Phải trả CNV phân xưởng giấy của nhả máy nha TK 3342- C1: Phải trả CNV ca sản xuất số 1 của nhả máy đường. TK 3343- TC: Phải trả CNV trồng cây bảo vệ của trang trại. … TK 338 được chi tiết thành: TK 3382: kinh phí công đoàn. TK 3383: Bảo hiểm xã hội TK 3384: bảo hiểm y tế. TK 3388: phải trả, phải nộp khác. Từ TK cấp 2 được chi tiết thành tài khoản cấp 3. theo từng công nhân viên TK 3341-C1- Nguyễn Văn Trọng: Phải trả Nguyễn Văn Trọng … Phần tổng hợp chi phí và giá thành: TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 155, TK 142... Phần tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả: TK 632, TK 155, TK 154, TK 641, TK 642, TK 131, TK 511, TK 711, TK 811, TK 911,,, TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất. TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627: Chi phí sản xuất chung TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 155: Thành phẩm TK 142: Chi phí trả trước ngắn hạn ( chi phí chờ kết chuyển) TK 632: Giá vốn hàng bán. TK 641: Chi phí bán hàng. TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 811: Chi phí khác TK 821: Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp TK 911: Xác định kết quả kinh doanh. TK 627 được chi tiết thành các TK cấp 2: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu. TK 6273: Chi phí dụng cụ. TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. TK 821 được chi tiết thành 2 TK cấp 2: TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành. TK 8212: Chi phí thuế TNDN hoãn lại. Các TK 621, 622, 6271, .., 6277, TK 154, TK 632 được chi tiết theo từng loại sản phẩm, ví dụ: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621-N: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất nha TK 621-G: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất đường Glucô. … 2.2.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán. Công ty sử dụng hình thức ghi sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này công ty sử dụng các loại sổ kế toán sau: sổ, thẻ kế toán chi tiết, Sổ cái các tài khoản, sổ tổng hợp và các tài khoản và không sủ dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng, kế toán tiến hành khóa sổ, tính tổng phát sinh Nợ, tổng phát sinh Có và số dư của tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ váo Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư tài khoản của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) đuợc dùng để lập các Báo cáo tài chính. Chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Bảng tổng hợp chứng từ gốc 2.2.4.1 Kế toán phần hành tài sản cố định. *Đặc điểm TSCĐ CTCP Thực Phẩm Minh Dương xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 5/ 2000, đến nay đuợc 9 năm. TSCĐ của công ty chủ yếu được mua sắm khi nhà máy bắt đầu đưa vào hoạt động, khi sửa chữa thiết bị, do vậy nhìn chung TSCĐ của công ty phát sinh không nhiều nếu công ty không đâu tư xây dựng nhà máy mới. Do vậy năm 2005, công ty bắt đầu xây dựng nhà máy mới với diện tích rộng lớn và hệ thống máy móc hiện đại được đầu tư mới hoàn toàn nên TSCĐ của công ty tăng đáng kể. Ngoài khu trang trại, công ty có 3 nhà máy tại 3 địa điểm khác nhau. Mỗi nhà máy đều được xây dựng nhà xưởng, kho ..với cơ sỏ hạ tầng khang trang, đầu tư mới máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ tốt nhất cho viêc sản xuất sản phẩm. Xong do đặc điểm của công ty là hoạt động 24/24 giờ, do vậy máy móc thiết bị phải vận hành nhiều, dễ bị hỏng hóc, nên hàng tháng công ty định kỳ cho ngưng sản xuất 2- 3 ngày để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa lại. Kế toán các nhà máy có nhiệm vụ theo dõi các khoản chi phí này rồi chuyển lên phòng TC- KT của công ty để kế toán tổng hợp hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Do hầu hết TSCĐ của công ty đều nằm ở 3 nhà máy sản xuất chính và để trong quá trình sản xuất giảm tổn hư máy móc, tại mỗi nhà máy công ty đều bố trí nhân viên kỹ thuật làm công tác theo dõi, kiểm tra và sửa chữa, nâng cấp máy móc để sản xuất diễn ra liên tục và không bị gián đoạn. Để quản lý, sủ dụng TSCĐ một cách có hiệu quả, công ty đã phân loại TSCĐ như sau: TSCĐ hữu hình: Các nhà xưởng sản xuất; Máy móc, thiết bị; Phương tiện vận tải, truyền dẫn; Thiét bị, dụng cụ quản lý; TSCĐ hữu hình khác. TSCĐ vô hình: Quyền sử dụng đất; Nhãn hiệu hàng hóa; TSCĐ vô hình khác. TSCĐ của công ty được quản lý, sử dụng tại từng nhà máy, nhưng nhiệm vụ theo dõi, quản lý TSCĐ này trên sổ sách là do kế toán tổng hợp thực hiện. Về mặt kế toán TSCĐ được quản lý theo nguyên giá và giá trị hao mòn. Mỗi TSCĐ đều được lập một bộ hồ sơ gồm đầy đủ các chứng từ liên quan đến TSCĐ đó từ khi ghi nhận nguyên giá, đưa vào sử dụng đến khi thanh lý, nhượng bán; gồm các chứng từ như: Hóa đơn mua TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ và có kèm theo các hợp đồng kinh tế về mua sắm, thanh lý TSCĐ. Việc trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Theo quyết định này công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (theo thời gian – khấu hao tuyến tính). Công ty trích khấu hao TSCĐ theo tháng, các TSCĐ phát sinh tăng, giảm trong tháng này thì tháng sau công ty mới tiến hành trích hoặc thôi trích khấu hao. Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ % khấu hao năm Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng của tài sản cố định = Mức khấu hao năm 12 Số khấu hao phải trích tháng này = Số khấu hao phải trích tháng trước + Mức khấu hao tăng trong tháng - Mức khấu hao giảm trong tháng Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục, máy móc thiết bị vận hành dễ bị hư hỏng, do vậy mức khấu hao cho máy móc thiết bị thường lớn. Mức khấu hao này được trích và phân bổ vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định. *Trình tự luân chuyển Sổ sách kế toán: Sổ tổng hợp gồm: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Thẻ TSCĐ. Chứng từ ghi sổ: TK 211, TK 213, TK 214, TK 241. Sổ cái các tài khoản: TK 211, TK 213, TK 214. Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ sách kế toán: Hợp đồng mua sắm TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 211, 213, 214, 241 214 Bảng cân đối số phát sinh Bảng tính và phân bổ KH TSCĐ tháng trước Bảng tính và phân bổ KH TSCĐ tháng này Thẻ TSCĐ Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 211, 213, 214,241.. Báo cáo tài chính Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu: Sơ đồ 1: Kế toán chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (khi công ty thuê ngoài) TK 111, 112 TK 241 TK 211 (5) TK 331 (1) (2) TK 441 (3) (6) TK 152 TK 138 (4) (7) Giải thích: (1): Khi ứng trước hoặc thanh toán tiền cho người nhận thầu; (2): Khi công tác xây lắp hoàn thành nghiệm thu thanh toán. (3): Chi khác; (4): Xuất thiết bị khác; (5): Giá trị công trình XDCB hoàn thành bàn giao; (6): Chi phí XDCB được duyệt bỏ; (7): Số chi sai phải thu hồi khi quyết toán được duyệt. Sơ đồ 2: Kế toán chi mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh: TK 111, 112, 331… TK 2411 TK 211, 213 Nếu mua phải trải qua lắp đặt, Khi TSCĐ mua sắm hoàn chạy thử đưa vào sử dụng TK 133 Mua TSCĐ đưa vào sủ dụng ngay Sơ đồ 3:Sơ đồ hạch toán khấu hao và hao mòn TK 211, 213 TK 214 TK 627, 642 Giá trị hao mòn của TSCĐ kết chuyển cuối kỳ thanh lý 2.2.4.2. Kế toán phần hành NVL- CCDC. *Đặc điểm VNL – CCDC. CTCP Thực Phẩm Minh Dương chuyên sản xuất các loại sản phẩm liên quan đến thực phẩm, trong đó 2 sản phẩm chủ yếu là mạch nha và đường Glucô, các sản phẩm khác là phù trúc, thực phẩm chay… Với công nghệ sản xuất khép kín hiện đại đã tạo ra sản phẩm có chất lượng đảm bảo. Mỗi sản phẩm hoàn thành là sự kết tinh của nhiều yếu tố, là sự kết hợp của nhiều loại nguyên liệu. Ở công ty nguyên liệu chủ yếu được sử dụng là nông – lâm – thủy sản, được cung cấp từ các hộ gia đình, các xã viên chuyên sản xuất tinh bột hay làm nghề nông nghiệp. Chúng thường được mua với khối lượng lớn nhưng không đồng đều giữa các tháng, vào mùa vụ thì nguyên liệu này được cung cấp nhiều hơn, nhưng do đặc điểm không để được trong kho quá lâu nên vào thời điểm này công ty thường đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích công nhân làm tăng năng suất. Vào những tháng NVL thu mua trên địa bàn không đủ, công ty tiến hành mua của các bạn hàng khác trên thị trường, để đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất. Nguyên liệu khác thì công ty sử dụng là: hóa chất, nhiên liệu, khí đốt… với khối lượng không nhiều, nhưng nó không thể thiếu được trong quy trình sản xuất do vậy công ty luôn phải theo dõi để mua sắm, cung cấp kịp thời cho sản xuất. Nguồn nguyên vật liệu mang nhiều tính chất khác nhau nên đơn vị cũng phải sử dụng những đơn vị đo lường khác nhau để theo dõi và hạch toán trên sổ sách như: Kg dùng cho nguyên liệu là bột sắn ẩm, sắn lát, bột khô,..lít dùng cho các hóa chất như enzim, thuốc tẩy, dầu chạy máy…m3 dùng cho than đốt, than hoạt tính… Công cụ dụng cụ trong CTCP Thực Phẩm Minh Dương thường là các dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất, thường là những loại CCDC có mang giá trị nhỏ nên được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Các loại bao bì, bao tải đóng gói sản phẩm được công ty xếp vào loại CCDC chỉ sử dụng một lần.. * Sổ sách sử dụng: Sổ tổng hợp gồm Chứng từ ghi sổ. Sổ cái TK 152, TK 153 Sổ kế toán chi tiết: - Thẻ kho - Sổ chi tiết NVL – CCDC - Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho NVL – CCDC - Sổ chi tiết tình hình thanh toán với người bán. - Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với người bán. Thẻ kho được mở cho từng vật liệu, công cụ, dựa trên căn cứ vào phiếu nhập kho, xuất kho. Cuối ngày, thủ kho tính ra số lượng tồn của từng loại. Cuối tháng đối chiếu số lượng Nhập – Xuất – Tồn với sổ chi tiết vật tư. Sổ chi tiết NVL – CCDC, được kế toán tại các nhà máy mở cho từng loại, căn cứ vào các phiếu nhập kho – xuất kho, cuối tháng tính ra số tổng và đối chiếu với thẻ kho. Sổ tổng hợp Nhập – xuất – tồn, theo dõi biến động hàng ngày, cuối tháng kế toán tiến hành xác định tổng nhập – xuất – tồn và đối chiếu với sổ cái TK 152, 153. Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ sách: Bảng kê mua hàng nông – lâm – thủy sản của người trực tiếp sản xuất Hóa đơn mua hàng nông – lâm – thủy sản. Hóa đơn GTGT Phiếu chi, giấy báo Nợ, Có Sổ chi tiết tình hình thanh toán với người bán Bảng tổng hợp tình hình thanh toán với người bán Chừng từ ghi sổ Sổ cái TK 152, 153 Phiếu nhập kho Thẻ kho Phiếu xuất kho Sổ chi tiết NVL - CCDC Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL - CCDC Bảng cân đối sổ phát sinh Báo cáo kế toán *sơ đồ hạch toán TK 111, 112, 331 TK152 TK 621, 641, 642, 627, 241 Nhập do mua ngoài xuất dùng cho sản xuất, quản lý, TK 133 bán hàng, XDCB TK 338 , 632 TK 111,112,331 Phát hiện thừa khi kiểm kê, CKTM, Giảm giá hàng bán mua hàng , TK 412 TK 632 Chênh lệch do đánh giá lại xuất bán, cho vay TK 138, 632 Thiếu khi mua về khi kiểm kê TK 412 Chênh lệch giảm do đánh giá lại 2.2.4.3.Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. *Đặc điểm của đơn vị kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Công ty có 4 khu sản xuất và 1 trụ sỏ chính. Việc theo dõi lương cho từng khu sản xuất do kế toán tại nhà máy đó phụ trách, kế toán tại trụ sở chính do kế toán tổng hợp phụ trách. Điều này thuận tiện cho việc phân công, chuyên môn hóa lao động cho nhân viên phòng kế toán. Tuy nhiên phải đến cuối tháng kế toán các nhà máy mới tập hợp bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, sổ nhập thành phẩm..chuyển lên phòng TC – KT của công ty. Vì vậy công việc của kế toán tổng hợp bị dồn vào cuối tháng, nên nhiều khi việc tính lương và thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên bị chậm. Về chi phí nhân công trực tiếp, bao gốm: Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất: CTCP Thực Phẩm Minh Dương quy đinh cách tính lương theo thời gian, theo bậc lương và tính lương theo sản phẩm dưới hình thức khoán: Hiện nay công ty có 5 bậc lương cơ bản: Bậc 1: từ 1.500.000 – 2.000.000đ/ tháng/ người. Bậc 2: từ 2.000.000 – 2. 200.000đ/ tháng/ người Bậc 3: từ 2.200.000 – 2.500.000đ/ tháng/ người Bậc 4: từ 2.500.000 – 2.700.000đ/ tháng / người Bậc 5: từ 2.700.000đ / tháng/ người trở lên Hàng ngày công nhân viên được phân công theo dõi, chấm công các nhân viên bộ phận thuộc quản lý của mình, cuối tháng gửi bảng chấm công và phiếu nghỉ hưởng BHXH về phòng TC - KT của công ty để kế toán tổng hợp tính lương cho những đối tượng không ăn lương theo sản phẩm. Lương của CBCNV 1 tháng = Lương theo bậc của CBCNV 30 + Số ngày làm việc thực tế trong tháng - Phụ cấp, làm thêm, khoản khác Riêng đối với công nhân viên làm việc theo ca sản xuất và hưởng lương theo sản phẩm thì công ty áp dụng cách tính lương như sau: hàng tháng công ty sẽ khoán số sản phẩm hoàn thành tương ứng với số tiền trả để hoản thành số sản phẩm đó, nếu vượt mức khoán thì sẽ ảnh hưởng thêm số tiền vượt định mức theo quy định của công ty, ngược lại nếu không đạt được định mức đề ra thì sẽ bị trừ đi số không hoàn thành định mức đó. Như vậy kế toán sẽ tiến hành tính luơng cho cả 3 ca sản xuất, rồi chia ra theo từng ca theo tỷ lệ hoàn thành sản phẩm thực tế ở từng ca. Cuối cùng kế toán căn cứ vào tay nghề và thời gian làm việc của từng công nhân trong từng ca sản xuất đề thanh toán lương cho từng người. Hàng tháng, công ty còn tiến hành trích BHXH, BHYT và KPCĐ dựa trên lương cơ bản và theo đúng tỷ lệ quy định của Nhà nước : BHXH 15%, BHYT 2%, KPCĐ 2% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất để tính vào chi phí sản xuất, đồng thời khấu trừ lương của người lao động 6% để trích lập các quỹ trên: BHXH 5%, BHYT 1%. Ngoài ra, công ty còn áp dụng hình thức trả lương theo thời gian để trả lương cho lao động gián tiếp làm công tác văn phòng và quản lý như ban giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý…. Chi phí gián tiếp cũng bao gồm 2 phần là tiền lương theo thời gian và các khoản trích theo lương. CTCP Thực Phẩm Minh Dương luôn coi vấn đề công ăn việc làm của người lao động hết sức quan trọng. Vì vậy công ty luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động, thúc đẩy họ luôn phấn đấu góp phần đắc lực vào sự phát triển của công ty. Để đạt được điều đó công ty luôn quan tâm đến việc tính lương và trả lương phù hợp, đồng thời có chính sách khen thưởng, kỷ luật rõ ràng cho nhân viên của mình để họ yên tâm gắn bó lâu dài với công ty. *Quy trình luân chuyển chứng từ và sổ sách * Sổ sách sử dụng: Sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 334, 338.. Sổ kế toán chi tiết khác: Bảng tính lương. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Bảng tổng hợp thanh toán lương. *Quy trình luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán: Kế toán nhà máy, trang trại Phòng TC - HC Phòng TC – KT Kế toán trưởng Tổng giám đốc Kế toán tổng hợp Lập chứng từ ghi sổ ở nhà máy trang trại: Lập: - bảng chấm công; phiếu nghỉ hưởng BHXH Sổ nhập thành phẩm. ở văn phòng công ty: lập: - Bảng chấm công - Phiếu nghỉ hưởng BHXH Lập : - Bảng tính lương. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn công ty. Kiểm tra và ký duyệt: Bảng tính lương; Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn công ty. Kiểm tra và ký duyệt bảng tổng hợp thanh toán lương. Sổ cái TK 334, 338 Chứng từ gốc về tiền lương & các khoản trích theo lương Chứng từ ghi sổ Sổ Chi tiết TK 334, 338 Sổ tổng hợp chi tiết TK 334, 338 Báo cáo kế toán Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái TK 334, 338 *Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về tiền lương và các khoản trích theo lương: TK 111, 112 TK 334 TK 622, 641, 642, 241 Thanh toán lương cho Tiền lương, phụ cấp, tiền ăn CNV ca phải trả cho CNV TK 141, 138, 338 TK 431, 338 Các khoản khấu trừ Tiền thưởng BHXH Vào lương trả trực tiếp 2.2.4.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. *Đặc điểm của phần hành. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh của CTCP Thực Phẩm Minh Dương là các thành phẩm hoàn thành, gồm 2 sản phẩm chính: mạch nha và đường Glucô. Khoản mục chi phí để tính giá thành sản phẩm của công ty là: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Theo quy định của công ty thì trừ những khoản chi phí phục vụ quản lý chung toàn công ty, còn lại những khoản chi phí dùng tại nhà máy đều được hạch toán vào chi phí chung từng nhà máy. Do doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, nên giá thành sản phẩm được tính như sau: Giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty được tính theo chi phí NVL chính: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Chi phí NVL chính đầu kỳ + Chi phí NVL chính phát sinh cuối kỳ x Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ *Quy trình luân chuyển chứng từ và hạch toán trên sổ sách: Sổ sách sử dụng: Sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ (Có TK 152, 153) Sổ cái TK 154, 621, 622, 627 Sổ kế toán chi tiết: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh TK 621, 622, 627 Sổ chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí Bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí Các sổ chi tiết được mở theo loại sản phẩm căn cứ vào các chứng từ gốc nêu ở trên, cuối tháng cộng các phát sinh nợ, kết chuyển và đối chiếu với các TK liên quan. * Quy trình luân chuyển chứng từ chủ yếu và vào sổ kế toán Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Chứng từ ghi sổ ( Có TK 152, 153) Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Các chứng từ gốc về chi phí phát sinh ( Phiếu chi) Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154 Thẻ tính giá thành sản phẩm Sổ tổng hợp chi tiết TK 621, 622, 627, 154 Báo cáo kế toán Bảng cân đối kế toán Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 * Sơ đồ hạch toán chi tiết TK 152, 153 TK 621 TK 154 TK 155 TK 632 Vật liệu dùng trực kết chuyển chi phí giá thành thực tế xuất kho Tiếp chế tạo SP NVL trực tiếp SP tiêu thụ TK 334, 338 TK 622 TK 157 SP XK chờ Lương và các khoản kết chuyển Chi phí Trích theo lương nhân công trực tiếp bán TK 152 TK 627 nhập kho phế liệu Chi phí nhân viên kết chuyển chi phí thu hồi Phân xưởng sản xuất chung TK 214 Chi phí khấu hao TK 11,112,331 Các chi phí dịch Vụ mua ngoài 2.2.4.5. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. *Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Sản phẩm của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu đầu vào của các công ty sản xuất bánh kẹo, dược phẩm trong nước. Vì vậy mức độ tiêu thụ sản phẩm của công ty phụ thuộc nhiều vào đầu ra của các công ty bánh kẹo, dược phẩm. Khách hàng thường mua với số lượng lớn, mà công ty lại thường bán hàng theo hình thức trực tiếp, không qua khâu trung gian, do đó công ty tiết kiệm được đáng kể chi phí bán hàng cho mình. Để tạo được uy tín với khách hàng của mình công ty thường có gắng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm bằng các biện pháp: áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng cho sản phẩm. *sổ sách sủ dụng: Sổ tổng hợp gồm: Chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 155, 131, 511, 632. Sổ kế toán chi tiết: Thẻ kho Sổ chi tiết thành phẩm, hàng hóa. Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho thành phẩm hàng hóa Sổ chi tiết tình hình thanh toán với khách hàng. Bảng tổng hợp tình hình thanh toán của khách hàng. Sổ chi tiết doanh thu theo mặt hàng. Sổ chi tiết giá vốn Sổ tổng hợp chi tiết giá vốn Các sổ chi tiết được theo dõi theo từng sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ, được lập căn cứ vào các phiếu xuất, nhập, bảng kê, hóa đơn bán hàng…. Cuối tháng, công sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết bán hàng ..tiến hành kết chuyển sang sổ TK 911 và các chỉ tiêu Doanh thu thuần, lãi gộp… Sổ tổng hợp chi tiết được lập căn cứ vào các sổ chi tiết, cuối tháng công sổ đối chiếu với các sổ cái TK 632,… *Quy trình luân chuyển chứng từ chủ yếu và vào sổ kế toán Phiếu Nhập kho Chứng từ ghi sổ Sổ Cái TK 155, 156, 157, 632 Bảng cân đối số phát sinh Sổ chi tiết tình hình thanh toán với khách hàng. Phiếu xuất kho Hóa đơn bán hàng, phiếu thu Thẻ kho Sổ chi tiết thành phẩm, hàng hóa Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn kho thành phẩm hàng hóa Bảng tổng hợp tình hình thanh toán khách hàng Báo cáo kế toán Bảng kê chi tiết doanh thu theo mặt hàng *Phưong pháp hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm. TK 154 TK 155 TK 632 Nhập kho thành phẩm xuất bán, trao đổi, biếu tặng hoàn thành sử dụng nội bộ TK 157 TK 338 Gửi hàng cho bên mua theo hợp đồng Thành phẩm phát hiện thừa khi kiểm kê TK 138 thành phẩm phát hiện khi kiểm kê Sơ đồ tiêu thụ thánh phẩm: TK 531, 532 TK 511, 512 TK 111, 112, 131 Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu doanh thu hàng bán Hàng bán bị trả lại, giảm giá phát sinh hàng bán TK 911 TK 3331 Thuế GTGT đầu ra Khi hàng bán trả lại hoặc giảm giá hàng bán 2.5. Báo cáo 2.5.1. Báo cáo tài chính Hiện nay công ty đang sủ dụng 3 loại báo cáo theo chế độ quy định của Nhà nước: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo được lập giải trình lên cơ quan Thuế, theo yêu cầu quản lý và các đối tượng quan tâm. Căn cứ: Từ các bản cân đối số phát sinh từng tháng và chứng từ liên quan. Kế toán trưởng tiến hành lập các báo cáo theo từng tháng, tổng hợp theo quý và quyết toán theo năm. *Bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KÉ TOÁN Thời điểm 31/12/2008 TÀI SẢN Mã số Số cuối kỳ Số đầu kỳ A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 39 193 155 979 34 602 769 107 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 783 731 932 2 241 159 835 1 Tiền 111 783 731 932 2 241 159 835 2 Các khoản tương đương tiền 112 … B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 44 213 567 327 43 232 343 687 … … TỔNG TÀI SẢN 270 83 406 723 306 77 835 112 794 NGUỒN VỐN 300 A NỢ PHẢI TRẢ 310 48 189 276 859 45 520 453 988 1 Nợ ngắn hạn 35 043 312 159 34 412 050 188 … … B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 35 217 446 447 32 314 658 806 … … TỔNG NGUỒN VỐN 440 83 406 723 306 77 835 112 794 *. Báo cáo kết quả kinh doanh BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Thời điểm 31/12/2008 Chỉ tiêu Mã số Số cuối kỳ Sồ đầu kỳ 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 90 018 493 575 39 332 420 491 …. 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 4 429 278 369 2 229 423 261 …. 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập 60 4 429 278 369 2 229 423 261 * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Lập theo phương pháp trực tiếp) Thời điểm 31/12/2008 Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Mã số Số tiền I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1 Tiền thu bán hàng cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 01 91 601 338 673 2 Tiền tri trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ 02 72 267 923 435 …. … Lưu chuyên tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 1 871 352 797 II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và TS dài hạn khác 3 453 791 820 …. Lưu chuyên tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 - 3 353 791 820 … Lưu chuyển tiên thuân từ hoạt động tài chính 40 125 011 120 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 50 -1 457 427 903 Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 2 241 159 835 Tiền và tương đương tiền cuối năm 70 783 731 932 2.5.2 Báo cáo nội bộ Với mục đích phục vụ cho yêu cầu nhà của ban giám đốc, kế toán tổng hợp lập một số báo cáo như: Bảng cân đối số phát sinh, Báo cáo chi tiết chi phí quản lý, báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn, báo cáo doanh thu bán hàng, kết quả sản xuất kinh doanh… Các báo cáo đều được lập hàng tháng, tổng hợp lại theo quý, 1 lần vào cuối năm. Các báo cáo lập từng tháng do các kế toán nhà máy lập, rồi kế toán tổng hợp, kế toán trưởng lập cho toàn công ty. Các báo cáo theo quỹ, báo cáo cuối năm do kế toán trưởng lập trình lên cấp trên. Ví dụ 1 số mẫu báo cáo: BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH: 12 tháng Đơn vị: triệu đồng TK Tên tài khoản Số dư đầu năm Số phát sinh Số dư cuối năm N C N C N C 111 Tiền mặt 1 387,9 , 92 758,8 93 524,9 621,8 , 112 Tiên gửi ngân hàng 853,2 , 61 342,0 62 033,3 161,9 131 Phải thu KH 14 537 31,9 95 294,4 91 601,4 18 521,1 322,9 … … … … … … … … 911 Xác định kết quả , , Cộng 89 595,9 89 595,9 958 429,5 958 429,5 97 907,4 97 907,4 BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU THÀNH PHẨM Tháng 12 năm 2008 Tên hàng ĐVT Tồn Nhập Xuất Sản xuất Xuất bán + khác Tồn Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền … KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Quý IV năm 2008 TT Chỉ tiêu ĐVT Quý trước Quý này Lũy kế 1 Sản xuất công nghiệp - Đường Glucose lỏng - Đường Glucô 2 Tiêu thụ .. 3 Tổng doanh thu - …. 4 Tổng chi phí Giá vốn hàng bán Trong đó … 5 Thu nhập khác 6 Lợi nhuận SXKD trước thuế 7 Thuế thu nhập 8 Lãi, lỗ SXKD 9 Nộp ngân sách - Thuế GTGT đầu ra - …. 2.5.3. Báo cáo thuế. Ngoài các báo cáo phục vụ yêu cầu quản lý với những đối tượng quan tâm kể trên, công ty tiến hành lập báo cáo Thuế: bao gồm “ Tờ khai thuế” và các tài liệu liên quan làm căn cứ DN khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế. 1. Hồ sơ khai thuế bao gồm (theo tháng): Thuế GTGT: “Tờ khai thuế GTGT” theo mẫu 01/GTGT “Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra” theo mẫu số 01-1/GTGT “Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào” theo mấu số 01-2/GTGT Và các bản kê khai khác theo yêu cầu của cơ quan Thuế. Thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo mẫu số 01/TAIN. 2. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn 3. Báo cáo thanh, quyết toán sử dụng hóa đơn theo năm. 4. Khai và nộp các loại thuế khai theo năm: Thuế môn bài: Tờ khai thuế môn bài theo mẫu số 01/MBAI. Thuế nhà, đất với tổ chức: Tờ khai thuế nhà, đất theo mẫu số 01/ NĐAT Thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với tổ chức: Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp dùng cho tổ chức theo mẫu số 01/SDNN Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế: Chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng 01 năm 200N +1 Cuối năm tiến hành quyết toán thuế, công ty tiến hành nộp đầy đủ các báo cáo, tờ khai theo quy định: Thuế thu nhập doanh nghiệp: Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN; Báo cáo tài chính năm 2007. Một hoặc một số phụ lục kèm theo Tờ khai (tùy theo thực tế phát sinh của DN)…. chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày 31/12/200N+1. 2.6. Kiểm tra công tác kế toán. 2.6.1. Công tác kiểm tra. Sự hoạt động liên tục của bộ máy kế toán và hoạt động chung của công ty không thể không kể đến vai trò của sự kiểm tra công tác kế toán. Trong công ty, sự kiểm tra này được thực hiện dưới 2 khía cạnh đó là kiểm tra trong nội bộ và kiểm tra bên ngoài. Kiểm tra nội bộ công ty được thực hiện trên các vấn đề sau: Kiểm tra trong nội bộ từ ban giám đốc, do giám đốc Tài chính trực tiếp kiểm tra, trình lên cuộc họp ban quản trị. Bất cứ sự sai sót nào đều được đưa ra bằng văn bản và đề nghị sửa chữa kịp thời. Kiểm tra công tác kế toán dưới sự kiểm soát trong phòng Tài Chính – Kế toán. Sự kiểm tra này là từ kế toán trưởng đến các kế toán tổng hợp, kế toán nhà máy, thủ kho và một số cán bộ liên quan khác…. Hàng ngày, hàng tuần, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sự thực hiện, ghi chép sổ sách đều được kế toán tổng hợp xem xét, đánh giá, rồi đến kế toán trưởng kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được một cách thường xuyên. Các chứng tù liên quan đều được lưu lại cận thận và cuối tháng giao lại cho phòng kế toán tại trụ sỏ chính tổng hợp và soát xét. Từ việc kiểm tra chữ kỹ, số lượng,giá trị sao cho hợp lý và chính xác. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán trưởng tiến hành kiểm tra công tác kế toán dựa trên tiến độ công việc đạt được, dựa trên sự so sánh đối chiếu các số tổng cộng, dựa trên các báo cáo được lập từ đó đánh giá quy trình vào sổ, tổng hợp chi tiết…Nhận định sai sót, yếu kém ở khâu nào, do ai phụ trách, trình độ kế toán như thế nào từ đó có biện pháp thích hợp. Kiểm tra giữa các kế toán với nhau. Hàng kỳ, các chứng từ ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh được chuyển chéo để tiến hành công tác kiểm tra chéo giữa các kế toán. Đồng thời, có sự kiểm soát với thủ kho, và thủ quỹ, kiểm tra hàng hóa tồn kho với số liệu thực tế trên sổ, kiểm tra lượng tiền mặt tồn tại quỹ với số tiền trên sổ sách. Tăng cường công tác kiểm tra giữa các kế toán với các phòng ban, tránh hiện tượng thông đồng, gian lận, biển thủ công quỹ, hàng hóa trong kho. Đồng thời, với mục đích ghi chép lại một cách trung thực từ đó đưa đến cho ban quản trị công ty các thông tin Tài chính – kế toán một cách chính xác, hợp lý. Kiểm tra từ phía bên ngoài, bao gồm những phản ánh từ Chi cục Thuế, và các đối tượng quan tâm. Từ sự phản ánh không tốt này, kế toán nhận định sai sót và đưa ra cách giải quyết kịp thời. 2.6.2. Sự ảnh hưởng của đặc điểm sản xuất kinh doanh. Do những đặc điểm kinh doanh ở trên, từ nơi sản xuất phân tán, phần lớn tập trung tại trụ sở chính, điều kiện về kho bãi cách xa nhau, với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất thực phẩm…. ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kiểm tra kế toán. Về thời gian kiểm tra, không thể luôn luôn tiến hành kiểm tra hàng ngày đối với tất các các nhà máy, với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các thông tin liên hệ giữa nhà máy bộ phận với trụ sỏ chính không được đầy đủ nhất, nhanh nhất,..mất khá nhiều thời gian hơn là sản xuất tập trung tại một khu công nghiệp. Điều kiện kho bãi còn phân tán, công tác kiểm tra kế toán với phần hành hàng tồn kho còn gặp nhiều khó khăn. Mà hàng tồn kho là 1 bộ phận quan trọng, ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Sản xuất mang tính mùa vụ, làm việc 24/24 ở các tháng cao điểm, đề ra cho công tác kế toán cần xây dựng phương pháp hạch toán lương, quản lý hàng hóa tồn, sản xuất ra một cách khoa học hơn để chủ động được trong sản xuất. Phần III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 3.1. Kết quả đạt được. 3.1.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển đến nay CTCP Thực Phẩm Minh Dương đã từng bước lớn mạnh và đạt được nhiều thành công. Để đạt được điều đó bộ máy quản lý của công ty đã không ngừng được củng cố hoàn thiện. Do vậy công ty luôn biết cách đầu tư, nắm bắt thời cơ và vượt qua mọi chở ngại khó khăn để chèo lái công ty mình lớn nhanh, tiến mạnh, và tiến vững chắc trong nền kinh tế thị truờng vốn nhiều biến động. Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm là điều doanh nghiệp luôn quan tâm chú ý. Do đó trong những năm gần đây công ty đã rất tích cực đầu tư, cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, vì thế số lượng sản phẩm doanh nghiệp ngày càng tăng, với chất luợng ngày càng cao, mẫu mã bao bì đẹp; điều đó đã tạo cho sản phẩm của doanh nghiệp có được vị thế cạnh tranh cao trên thị truờng. Để công ty đạt được những thành công bước đầu đó, ta không thể không khẳng định vai trò của công cụ quản lý tài chính rất hiệu quả đó là bộ máy kế toán của công ty. Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, đã tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa với hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung còn rất thuận tiện trong việc phân công, phân nhiệm, chuyên môn hóa công việc đối với từng nhân viên kế toán trong công ty. Chính điều đó đã tạo điều kiện để bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả mặc dù vẫn thực hiện bằng phương thức ghi chép thủ công. Hiện nay với đội ngũ kế toán được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, các nhân viên kế toán đều có năng lực, nhiệt tình, năng động vì vậy đã xử lý các nghiệp vụ linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả, góp phần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và có chất lượng cho công tác quản lý và điều hành của công ty. Hệ thống chứng từ, sỏ sách của công ty sử dụng đều được lập đúng theo những quy định chung đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của chứng từ, sổ sách và phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình biến động của doanh nghiệp. Quy trình luân chuyển và kiểm tra chứng từ của công ty cũng được thực hiên chắt chẽ, nên đã giúp kế toán trưởng và ban lãnh đạo công ty theo dõi sát sap được mọi hoạt động diễn ra tại công ty. Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ được áp dụng tại công ty rất phù hợp với yêu cầu quản lý, với khối lượng công việc kế toán và trình độ của các nhân viên kế toán tại công ty. Nhờ đó thông tin kế toán được cung cấp, xử lý, kiểm tra kịp thời và chính xác. Ngoài ra, các báo cáo tài chính của công ty cũng luôn được lập đầy đủ, đúng hạn theo quy định của pháp luật và chế độ kế toán hiện hành. Nhờ có đường lối lãnh đạo của ban giám đốc chặt chẽ, hợp lý và nhân viên trong công ty có tinh thần trách nhiệm cao nên công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể như: Được Nhà nước trao tặng huân huy chương lao động hạng 1, 2,3. Đặc biệt. ngay từ giai đoạn đầu, công ty đã phấn đấu đạt tiêu chuẩn ISO9001 năm 2000 và HACCP CODE năm 2003. 3.1.2.Về một số phần hành kế toán cụ thể. Thứ nhất, phần hành kế toán TSCĐ. Việc theo dõi TSCĐ theo từng nhà máy, từng bộ phận sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính và phân bổ chi phí tính khấu hao hợp lý, đồng thời còn nâng cao trách nhiệm của từng bộ phận sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do số lượng TSCĐ của doanh nghiệp không nhiều và các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm không thường xuyên nên việc công ty mở thẻ TSCĐ để phản ánh thông tin về từng TSCĐ cụ thể hoàn toàn phù hợp. Công ty sử dụng tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ các tài khoản liên quan và việc chi tiết TK 211, TK 213, TK 214 theo những tài khoản cấp 2 là hợp lý và đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Thứ hai, phần hành NVL – CCDC. Do CTCP Thực Phẩm Minh Dương có 3 nhà máy, đóng trên dịa bàn khác nhau do vậy tại mỗi nhà máy công ty đều bố trí các kho NVL – CCDC riêng để đảm bảo quản lý chặt chẽ cả về số lượng, chất lượng, tránh hư hao, mất mát và góp phần cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất. Tại mỗi nhà máy đều có thủ kho, nhân viên bảo vệ và nhân viên kế toán theo dõi quản lý vật tư dưới sự quản lý chung của phòng vật tư công ty. Việc bố trí sắp xếp như vậy đảm bảo vật tư công ty được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả. Công ty áp dụng kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song, vì thế việc tổ chức, quản lý, kiểm tra, đối chiếu được chặt chẽ nhanh chóng thuận tiện. Do đặc điểm của NVL – CCDC sử dụng tại công ty, nên việc mở sổ chi tiết NVL – CCDC theo từng kho, quản lý theo từng nhà máy, từng sản phẩm nên đã tạo thuận lợi trong việc tổng hợp chi phí NVL – CCDC để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Thứ ba, kế toán phần hành kế toán tiền lương và các khỏan trích theo lưong. Hiện tại với đặc điểm công ty hoat động liên tục và thành phần lao động đa dạng: có người làm theo giờ hành chính, có người làm theo ca sản xuất, nhưng mà hầu hết họ đều nghỉ thứ 7, chủ nhật. Do đó cách tính lương theo đối tượng lao động của công ty áp dụng hiện nay là tương đối hợp lý: Với lao động làm hành chính thì lương tính theo ngày làm việc thực tê, với lao động làm ca thì tính lương theo sản phẩm. Tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương chính sách đề bạt, khen thưởng, kỷ luật..đều được quy định rõ rang, cụ thể, điều đó tạo điều kiện tốt cho công ty quản lý nhân viên của mình, đồng thời khuyến khích được người lao động nỗ lực để đóng góp vào sự phát triển chung của toàn công ty, bởi lợi ích của họ đều được gắn liền với lợi ích của công ty. Thứ tư, phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố và tính giá thành theo từng loại sản phẩm nhìn chung là phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Việc tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm do vậy thông tin cung cấp đảm bảo kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý kiểm soát được chi phí, nắm bắt được giá thành sản phẩm từ đó đưa ra các quyết định sản xuất, kinh doanh phù hợp cho công ty. Thứ năm, phần hành kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Sản phẩm của công ty hầu hết là các loại thực phẩm, do đó việc quản lý, bảo quản để tránh hư hỏng là rất cần thiết. Nắm rõ được vấn đề này công ty đã thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống kho tàng tốt, phù hợp với từng loại sản phẩm và thuận tiện cho việc nhập – xuất kho thành phẩm để bảo quản hay tiêu thụ. Công ty bán hàng theo phương thức trực tiếp, không thông qua khâu trung gian, điều này góp phần giúp công ty giảm được đáng kể chi phí bán hàng và làm tăng lợi nhuận cho công ty. 3.2. Một số tồn tại và giải pháp hoàn thiện trong công tác kế toán NVL tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. Hiện nay văn phòng của công ty và các khu sản xuất được bố trí tại những địa điểm khác nhau, điều này nhiều khi gây khó khăn cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Từ năm 2005, công ty đã tiến hành tập trung văn phòng và các nhà máy lại khu sản xuất Di Trạch, để tiện cho việc quản lý và điều hành công ty. Bộ máy kế toán của công ty hiện nay phần lớn là những nhân viên trẻ, có năng lực được sắp xếp tương đối hợp lý, nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu những thay đổi của chế độ kế toán hiện hành; và một số nhân viên trẻ tuổi nhiều khi chưa sáng tạo trong quá trình kế toán, làm việc chủ yếu là do quen với công việc. Đồng thời do hiện nay vẫn thực hiện kế toán theo lối ghi chép thủ công. Do vậy trong trường hợp các nghiệp vụ kinh tế diễn ra nhiều, mà công ty lại hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên thì công việc ghi chép sẽ rất vất vả và dễ bị nhầm lẫn, ngoài ra với việc ghi chép theo lối thủ công như vậy, sổ sách kế toán của công ty thường nhiều, nên khi cần kiểm tra, đối chiếu số liệu thường mất nhiều thời gian, đồng thời vấn đề bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách của công ty cũng mất nhiều diện tích và chi phí. Vì vậy trong thời gian tới, công ty nên ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý doanh nghiệp nói chung. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều nhân lực, giảm thiểu công việc ghi chép, và đảm bảo việc kiểm tra, đối chiếu số liệu, cung cấp thông tin cho quản lý được tiến hành nhanh chóng, chính xác. Về hình thức kế toán, công ty áp dụng là “Chứng từ ghi sổ” nhưng công ty không mở Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, do đó nhiều khi cũng gặp khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu. Về kế toán một số phần hành, ta thấy hiện nay công việc của kế toán tổng hợp thường rất nhiều vào cuối tháng. Tiến độ khâu kế toán này thường ảnh hưởng đến tiền độ của khâu khác Nguyên nhân là do:Một là, cuối tháng DN mới lập Chứng từ ghi sổ một lần. Hai là, công ty áp dụng phương pháp tính giá NVL xuất kho theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Công ty không sử dụng TK 151: Hàng mua đang đi đường để phản ánh nghiệp vụ mua hàng cuối tháng không về nhập kho. Khi phái sinh nghiệp vụ hóa đơn về trước hàng chưa về nhập kho thì kế toán vẫn lưu hóa đơn, chờ khi hàng về tiến hành ghi nhận bút toán phát sinh. Việc ghi chép như vậy, khiến công ty không quản lý tốt được tài sản của mình. Công ty cũng không sủ dụng TK 159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, và không tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. NVL của công ty mua ngoài mà giá cả thị trường luôn biến động, điều này làm khó khăn cho việc quản lý, cuối kỳ đối chiếu với các phần hành khác. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc tính toán chi phí giá thành cho sản phẩm hoàn thành, từ việc kế toán thành phẩm và xác định kết quả cũng ảnh hưởng. Về kho bãi về cơ bản là khá quy mô, nhưng cũng vướng phải thiếu xót ở khâu quản lý bảo quản NVL, khâu phân loại kiểm kê hàng hóa, thành phẩm…Việc vận chuyển NVL, vật tư từ kho nhà máy chính sang các nhà máy khác làm tốn nhiều chi phí và thời gian, dẫn đến hao hụt, việc quản lý cũng khó khăn hơn. Trong phần hành kế toán TSCĐ hiện nay công ty trích khấu hao theo tháng, và TSCĐ tăng, giảm trong tháng này thì tháng sau công ty mới trích, hoặc thôi trích khấu hao. Điều này là chưa thật hợp lý đối với chế độ. 3.3. Kiến nghị về công tác kế toán tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. Từ thiếu xót của việc không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ làm công tác kế toán gặp phải nhiều khó khăn, công ty nên lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để việc theo dõi, kiểm tra, đối chiếu số liệu và lập báo cáo tài chính được nhanh chóng và chính xác hơn. Đồng thời công ty cần vào sổ chứng từ ghi sổ hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phòng TC – KT của công ty nên đưa ra biện pháp phân công công việc với từng nhân viên của mình một cách khoa học hơn, hạn chế được sự việc trồng chéo công việc vào cuối tháng của nhân viên kế toán tổng hợp. Từ đó để các nhân viên kế toán tại các nhà máy có thể phục vụ đắc lực hơn cho kế toán cấp trên.Công ty nên san xẻ bớt một số công việc của kế toán tổng hợp cho kế toán nhà máy, chẳng hạn: trong phần hành tiền lương và các khoản trích theo lương công ty nên để việc lập bảng tính lương tại các nhà máy, trang trại cho kế toán nhà máy, trang trại đó thực hiện, rồi chuyển về phòng TC – KT công ty để lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn công ty. Để khắc phục tình trạng chậm trể trong việc trả lương cho CNV. Trong phần hành kế toán NVL – CCDC nên để việc lập sổ chi tiết NVL – CCDC để kế toán nhà máy làm, rồi cuối tháng chuyển về phòng TC – KT công ty để kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho NVL – CCDC làm căn cứ đối chiếu kiểm tra với Sổ cái các tài khoản. Công ty nên sử dụng TK 159, TK 151 trong quá trình hạch toán NVL theo đúng Quyết định số QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. Chuẩn mực kế toán số 02 về hàng tồn kho cần được công ty đưa vào áp dụng trong niên độ kế toán tới. Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Vì đây là công cụ hữu hiệu giúp bảo toàn vốn lưu động, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, giá cả luôn biến động. Công ty nên nhập đầy đủ NVL cần dùng cho các nhà máy khác nhau tại kho nhà máy đó, để có thể cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất mà đỡ tốn chi phí và thời gian để vận chuyển từ nhà máy chính sang các nhà máy lẻ. Đồng thời công ty cũng nên xây dựng danh điểm vật tư, NVL để có thể quản lý chặt chẽ hơn. Việc trích khấu hao, kế toán nên trích khấu hao TSCĐ theo ngày, khi có sự tăng giảm TSCĐ từ ngày nào thì nên trích (không trích) khấu hao từ ngày đó. Điều này vừa phù hợp với chế độ mà công ty vừa quản lý TSCĐ một cách khoa học hơn, việc tính toán chi phí một cách chính xác hơn. Trong thời gian tới, công ty nên tạo điều kiện hơn nũa và khuyến khích nhân viên của mình đi học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng phức tạp của công ty. Để có thể giảm thiều công tác ghi chép mất nhiều thời gian, công ty nên áp dụng công nghệ điện tử với việc tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Bước đầu, công ty có thể sử dụng hình thức kế toán máy cơ bản bằng EXCEL, sau đào tạo cán bộ, tăng thêm nhân viên kế toán có trình độ am hiều phần mềm kế toán . Từ đó, áp dụng riêng phần mềm kế toán dành riêng cho công ty sản xuất là rất phù hợp và hiệu quả. Với kết nối giữa các nhân viên kế toán tại trử sở chính và kế toán tại các nhà máy, hằng ngày thông tin kế toán có thể cung cấp đến nhà quản trị, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp một cách nhanh nhất. KẾT LUẬN Trên đây là kết quả em đã thu được sau 7 tuần đầu thực tập tại CTCP Thực Phẩm Minh Dương. Tìm hiểu thực tế công tác hạch toán – kế toán em thấy rằng việc học lý thuyết ở trường là tiền đề, cơ sở, nền tảng giúp em có khả năng tiếp cận với các vấn đề thực tế nhanh hơn. Việc thực tập là cần thiết, giúp sinh viên sắp ra trường gắn lý thuyết với thực tế, rút ra những kinh nghiệm tạo bước đệm hoàn thành tốt công việc sau này. Công ty tổ chức công tác kế toán theo đúng chế độ quy định nhưng không phải máy móc mà được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như yêu cầu quản lý của công ty. Ở CTCP Thực Phẩm Minh Dương công tác hạch toán đã phát huy được vai trò quản lý kinh tế tài chính quan trọng của mình, đóng góp đáng kể vào sự thành công và phát triển chung của công ty từ trước đến nay. Với việc tiếp cận các chứng từ và sổ sách , báo cáo, quy trình làm việc của bộ máy kế toán công ty. Qua tìm hiểu về bộ máy kế toán và sự hoạt động của bộ máy, để bộ máy hoạt động tốt thì yêu cầu tất yếu là các nhân viên kế toán phải có trình độ vững vàng. Nhất là với tình hình khủng hoảng hiện nay, ngoài hiểu biết về nghiệp vụ, kế toán cần cập nhật liên tục chế độ mới, các chính sách kế toán mới vào tình hình thực tế của công ty. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo CTCP Thực Phẩm Minh Dương, chú kế toán trưởng, các cô chú, anh chị trong phòng TC – KT và một số phòng ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Đặng Thị Loan đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp này. DANH MỤC VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp CTCP : Công Ty Cổ Phần HTX : Hợp tác xã TSCĐ : Tài sản cố định NVL – CCDC : Nguyên vật liệu – Công cụ, dụng cụ KT : Kế toán TC – KT : Tài chính – kế toán CNV : Công nhân viên BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn GTGT : Giá trị gia tăng. NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM MINH DƯƠNG MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6645.DOC