Trước những tồn tại nêu trên, CN NHCT Đống Đa phải hết sức nỗ lực để giảm thiểu những tồn tại đó. Tuy nhiên, trong những năm tới, môi trường kinh doanh tiền tệ sẽ khắc nghiệt hơn nhiều: Đó là kỷ nguyên mới của hội nhập kinh tế toàn cầu, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, thêm vào đó Việt Nam sẽ gia nhập AFTA, do đó sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cơ sở vật chất hiện đại hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, CN NHCT Đống Đa phải cố gắng hơn nữa để duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh doanh hàng năm nên ngoài việc làm tốt các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ trả tiền lương hàng tháng qua máy rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh và kịp thời bằng các thiết bị thanh toán hiện đại nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác, dịch vụ thu chi tiền mặt ngay tại đơn vị khách hàng mà còn khai thác thêm các dịch vụ mới để giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và thuận lợi trong công việc hàng ngày.
23 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
báo cáo tổng hợp
i- giới thiệu chung về chi nhánh ngân hàng công thương khu vực đống đa.
1.Quá trình hình thành và phát triển:
1.1. Giai đoạn từ năm 1955 đến năm1966:
- Tiền thân của chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Đống Đa là phòng doanh nghiệp ô chợ dừa của chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội. Lúc đó do ông: Phan Văn Quảng làm trưởng phòng, trụ sở đóng tại 289 Phố Hàng Bột ( Nay đổi tên là phố Tôn Đức Thắng). Khoảng từ 1957-1959 Phòng doanh nghiệp ô chợ dừa được nâng cấp thành chi điếm nghiệp vụ ngân hàng nhà nước khu vực Đống Đa. Trụ sở được chuyển về số nhà 173 Phố Khâm Thiên, do ông: Phan Văn Quảng làm quyền trưởng chi điếm. Số lượng cán bộ công nhân viên lúc này chỉ có khoảng dưới 50 người với các tổ nghiệp vụ như: Tổ tín dụng công thương nghiệp, ( bao gồm cả tín dụng thủ công nghiệp và tín dụng nông nghiệp, tổ kế toán, tổ thu phát và đại lý tiết kiệm số03, số10 và các bàn tiết kiệm.
Từ năm 1959 đến năm 1962 trụ sở của chi điếm chuyển về 237-239 Phố Khâm Thiên. Do ông Dương Văn Tố làm trưởng chi điếm với cơ cấu hoạt động như trên. Trong thời gian này tổ tín dụng công nghiệp của chi điếm đã được Ngân hàng Nhà nước công nhận là tổ lao động XHCN đầu tiên của ngành Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội với thành tích nổi bật lúc đó là tổ tín dụng quản lý tốt các xí nghiệp có thành tích trong sản xuất kinh doanh, hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao phó và là tổ tín dụng đã có phân tích hoạt động kinh tế, tài vụ giúp các xí nghiệp nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Năm 1962 tổ tín dụng công thương nghiệp đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3. Cuối 1962 ông Lê Ban về làm trưởng chi điếm được khoảng 6 tháng thì đầu 1963 ông Trương Đức Thắng được Ngân hàng Nhà nước Trung ương quyết định về giữ chức trưởng chi điếm nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước khu vực Đống Đa. Đến 1964 trụ sở chính được chuyển về 187 phố Tây Sơn hiện nay ( Trước đây gọi là Phố Nam Đồng), lúc này cơ cấu tổ chức của chi điếm đã có phòng kế toán, các tổ nghiệp vụ, quỹ tiết kiệm trung tâm và các bàn tiết kiệm với tổng số cán bộ công nhân viên đã lên tới khoảng 120 người.
1.2. Giai đoạn năm 1967 đến 1987:
* Từ năm 1966 - 1968 ông Võ Cận làm trưởng chi điếm. Thời kỳ này Mỹ năm bom bắn phá miền Bắc rất ác liệt, số lượng cán bộ công nhân viên Ngân hàng có ít mà công việc chuyên môm lại nhiều, ngoài ra còn phải đảm bảo công tác tự vệ chiến đấu, tập quân sự, trực phòng không bảo vệ cơ quan . Mọi người đều cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
* Từ 1968 đến năm 1972 ông Phạm Hành giữ chức quyền trưởng chi điếm.
* Từ 1972 đến 1975 ông Lại Nguyên Hoành giữ chức trưởng chi nhánh. Lúc này cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã có các phòng nghiệp vụ như : Phòng kế toán, phòng tín dụng công nghiệp, phòng tín dụng thương nghiệp, phòng tổ chức- hành chính, phòng ngân quỹ, quỹ tiết kiệm trung tâm và các bàn tiết kiệm.
* Từ 1975 đến 1976 ông Lê Thu được bổ nhiệm làm trưởng chi nhánh. Ông làm được khoảng 6 tháng thì bị bệnh chết.
* Từ 1976 đến 1979 ông Nguyễn Khắc Cung được bổ nhiệm trưởng chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa.
* Từ năm 1979 đến 1983 ông Nguyễn Đức Nhượng giữ chứ quyền trưởng chi nhánh. Trong những năm công tác tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa, ông đã mở thêm một số địa điểm cho cơ quan như ngôi nhà 40 M2 ở phường Cát Linh, nay là phòng giao dịch Cát Linh, Quỹ tiết kiệm 30 và khu nhà tập thể, nhà làm việc tại đường Láng Hạ hiện nay, Quỹ tiết kiệm 33 ở đầu ngõ Thông Phong, Quỹ tiết kiệm 42 ở Trung Tự, Quỹ tiết kiệm 78 ở Kim Liện, hiện nay là Phòng giao dịch Kim Liên, và kho chứng từ ở phường Phương Liệt nay là Quỹ tiết kiệm 45 thuộc chi nhánh NHCT Thanh Xuân.
* Từ năm 1983 đến 1987 ông Lê Anh Hào giữ chức trưởng chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa. Các phòng ban đã có một số đổi mới như: Bộ phận kiểm soát được hình thành trực thuộc phòng tín dụng, bộ phận tổng hợp được quyết định thành phòng tổng hợp, phòng ngân quỹ được đổi tên là phòng kho quỹ. Quỹ tiết kiệm trung tâm và các bàn tiết kiệm được thành lập thành phòng tiết kiệm.
1.3. Giai đoạn từ năm 1987 đến nay.
* Từ năm 1987 đến năm1999 ông Nguyễn Xuân Sinh giữ chức giám độc chi nhánh NHCT Đống Đa. Trong đó từ năm 1987 - 1993 NHCT Đống Đa đã chuyển sang hoạt động kinh doanh như mọi doanh nghiệp khác và ngày càng hoà nhập phát triển vững vàng trên công tác kinh doanh tiền tệ của mình. Lúc này hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã hình thành các ngân hàng thương mại, và kèm theo đó là sự phân chia khách hàng cho từng hệ thống ngân hàng chuyên doanh.
Mô hình tổ chức các phòng ban đã có thêm tổ vi tính trực thuộc phòng kế toán, số lượng cán bộ công nhân viên đã có lúc lên tới 310 người.
Đầu năm 1994 bộ phận kiểm tra nằm tại phòng tín dụng được quyết định thành lập phòng kiểm soát, năm 1995 Tổ thanh toán quốc tế được quyết định thành lập, đến năm 1997 được nâng cấp lên thành phòng kinh doanh đối ngoại, cũng trong năm 1997 Tổ vi tính được quyết định nâng lên thành phòng thông tin điện toán. Cũng đầu năm 1994 trụ sở của Chi nhánh được xây dựng 5 tầng ngay sát cạnh trụ sở 187 Tây Sơn, đến đầu năm 1995 thì khánh thành và cơ quan chuyển sang làm việc tại ngôi nhà mới. Tổng số cán bộ công nhân viên trong thời gian này có lúc lên tới 360 người.
* Từ tháng 02 năm 1999 đến tháng 09/99 ông Nguyễn Viết Mạnh được bổ nhiệm giám đốc Chi nhánh NHCT Đống Đa. Trong thời gian này NHCT Việt Nam đã đưa chương trình MIXAX vào thay thế chương trình SAMIT lỗi thời và thay đổi hệ thống tài khoản kế toán...
* Từ tháng 10/1999 đến nay Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm giám đốc NHCT Đống Đa, cũng là người phát huy được truyền thống tốt đẹp của 13 vị giám đốc trước đây.
2. Chi tiết về địa điểm giao dịch của chi nhánh:
Tổ chức bộ máy kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa gồm : Trụ sở chính ở số 187 phố Tây Sơn- Phường Quang Trung - Đống Đa - Hà Nội.
Mạng lưới hoạt động: 02 phòng Giao dịch và 16 Quỹ tiết kiệm cơ sở.
danh sách điạ điểm cụ thể 02 phòng giao dịch và 16 quỹ tiết kiệm
STT
Tên Quỹ
Địa Chỉ
1
phòng GD Kim Liên
Số nhà 89 Lương Đình Của - Phường Kim Liên- Đống Đa - HN.
2
Phòng GD Cát Linh
Số nhà 17- Ngõ Hàng Bột- Phường Cát Linh- Đống Đa- HN
3
QTK29
Số nhà 135- Phố Hồ Đắc Di- Phường Nam Đồng- Đống Đa- HN
4
QTK30
Số nhà 94- Phố Láng Hạ- Phường Láng Hạ- Đống Đa-HN
5
QTK32
Số nhà 89 Lương Đình Của- Phường Kim Liên- Đống Đa- HN
6
QTK33
Số nhà 61A- Phố Tôn Đức Thắng- P. Quốc Tử Giám-Đống Đa- HN
7
QTK34
Số nhà 142 Lê Duẩn Phường Khâm Thiên - Đống Đa- HN
8
QTK35
Số nhà 02- Ngõ 366 Phố Tây Sơn Phường Ngã Tư Sở Đống Đa- HN
9
QTK36
Số nhà 17- Ngõ Hàng Bột - Phường Cát Linh- Đống Đa- HN
10
QTK37
Số nhà 17 - Phố Khâm Thiên- Phường Thổ Quan- Đống Đa – HN
11
QTK38
111 Tây Sơn- Phường Quang Trung - Đống Đa-HN
12
QTK39
33 Phương Mai- Phường Phương Mai- Đống Đa-HN
13
QTK41
Số 02- Trần Quý Cáp - Phường Văn Miếu - Đống Đa- HN
14
QTK42
Số nhà 87 - Đặng Văn Ngữ- Phường Trung Tự - Đống Đa-HN
15
QTK43
Số 187 Tây Sơn Phường Quang Trung- Đống Đa-HN
16
QTK46
Số nhà 10 - Đường Nguyễn Trãi- Phường Ngã Tư Sở- Đống Đa- HN
17
QTK48
C5 Hoàng Cầu Phường Ô Chợ Dừa- Đống Đa- HN
18
QTK49
Nhà B- Làng Sinh Viên Hacino - Quận Thanh Xuân -HN
3. Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
P. Kiểm soát
P. TC- HC
P. Kinh doanh
P. KT- TC
P. KD-ĐN
P. TT- ĐT
P. Nguồn vốn
P. TT- KQ
P. Giao dịch
PGD Kim Liên
PGD Cát Linh
Tổ Bảo Hiểm
* Tổng số cán bộ công nhân viên trong các phòng ban và tổ Bảo Hiểm: 296 người.
3.1. Ban lãnh đạo gồm: Giám đốc và 03 phó giám đốc: 04 người
- Ban lãnh đạo :
+ Chịu trách nhiệm điều hành việc sử dụng vốn trong kinh doanh theo phương án sử dụng đảm bảo phát triển vốn. Thực hiện phương án phân phối lợ nhuận sau khi nộp các khoản cho ngân sách theo qui định.
+ Chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc huy động và sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh. Cử người thực hiện việc quản lý nguồn vốn đầu tư liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác.
+ Chịu trách nhiệm vất chất đối với những thiệt hại do lỗi chủ quan gây ra cho doanh nghiệp.
+ Xây dựng các định mức phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh trình Ngân hàng Công Thương Trung ương thông qua và đăng ký với cơ quan tài chính nhà nước .
+ Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của nhà nước .
- Giám đốc : Là đại diện pháp nhân của ngân hàng và có quyền điều hành cao nhất trong ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo công tác của các phòng ban.
- Các phó giám đốc: Là những người giúp việc cho giám đốc, được phân công phụ trách theo từng mảng công việc khác nhau tuỳ theo quyền hạn và chức năng mà họ được giao.
3.2. Các phòng nghiệp vụ:
a). Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh gồm 39 người. Đây là phòng quyết định phần lớn thu nhập của ngân hàng, là nơi tiến hành cho vay đối với các tổ chức kinh tế công, nông thương nghiệp và tư nhân cá thể. Phòng kinh doanh chia làm 04 tổ: Tín dụng thương nghiệp quốc doanh, tín dụng công nghiệp quốc doanh, tín dụng ngoài quốc doanh và tổ tổng hợp.
Phòng kinh doanh thực hiện các chức năng sau:
+ Thực hiện công tác thẩm định và đầu tư vốn ngắn hạn, trung dài hạn cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các phương án, dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất... đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam.
+ Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh như: Mở thư tín dụng, dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán...
+ Thực hiện tốt quy trình của Ngân hàng Công Thương Việt Nam đề ra từ khi giải ngân đến khi thu hết nợ của khoản vay.
+ Thương xuyên phân tích tình hình tài chính của khách hàng trên cơ sở đó để có hướng đầu tư phù hợp.
+ Thực hiện các hoạt động thu hút khách hàng...
+ Lập các báo cáo tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Thành phố Hà Nội và Ngân hàng Công Thương Việt Nam ( Định kỳ và đột xuất).
+ Phối kết hợp với phòng Kế toán- Tài chính, Kinh doanh đối ngoại trên cơ sở đó đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng hạn.
b). Phòng kinh doanh đối ngoại: gồm 16 người.
+Thực hiện nghiệp vụ L/C nhập khẩu và xuất khẩu
+Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác như: Nhờ thu, CAD
+Phối hợp với phòng kinh doanh thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất và cho vay thế chấp bộ chứng từ theo quy định hiện hành của NHCT Việt Nam.
+Phối hợp với phòng kinh doanh thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh bằng ngoại tệ trong nước và bảo lãnh ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định hiện hành của Việt Nam.
+Nhận và thông báo bảo lãnh theo yêu cầu của nước ngoài
+Tư vấn cho khách hàng những vấn đề có liên quan tới các nghiệp vụ trên
+Thực hiện các nghiệp vụ khác theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Chi nhánh
+Thực hiện các quy định về chế độ chứng từ kế toán ngoại tệ
+Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong ngày có liên quan đến ngoại tệ
+Quản lý các hồ sơ tài khoản tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh của khách hàng bằng ngoại tệ
+Thực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí theo nghiệp vụ phát sinh trong ngày và theo định kỳ.
+Quản lý theo dõi các tài khoản điều chuyển vốn bằng ngoại tệ với NHCT Việt Nam và tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của NHCT Đống Đa tại các Ngân hàng khác
+Thực hiện nghiệp vụ thanh toán nhận và chuyển tiền ra nước ngoài
+Thực hiện nghiệp vụ: Bảo lãnh, nhờ thu séc ngoại tệ, thanh toán séc du lịch, chi trả kiều hối.
c). Phòng kế toán - tài chính: gồm 48 người.
+Thực hiện các nghiệp vụ kế toán - thanh toán: Thanh toán điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán chuyển tiền,...
+Lưu giữ các tài khoản tiền gửi, tiền vay của các tổ chức kinh tế và cá nhân
+Thực hiện tính lãi: Lãi tiền vay, tiền gửi
+Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tại quầy ( Hiện đại hoá Ngân hàng)
+Nghiệp vụ thanh toán các khoản chi tiêu nội bộ: Tiền lương, thuế, các chi phí hành chính, BHXH, BHYTế, các chi phí khác
+Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tiết kiệm (Tính lãi các loại tiền gửi tiết kiệm ...)
+Kiểm tra, kiểm soát, cân đối các báo cáo hàng ngày
+Kiểm tra, kiểm soát tính lãi tiền vay, phí thanh toán
+Thực hiện các giao dịch, tư vấn khách hàng...
d). Phòng thông tin điện toán: gồm 07 người.
+Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán điện toán: Nhập các dữ liệu, cập nhật các chứng từ, lên cân đối hàng ngày
+Truyền thanh toán bù trừ hàng ngày
+Sử dụng, áp dụng các phần mềm ứng dụng
+Duy trì, bảo dưỡng các hệ thống máy chủ và mạng nội bộ
+Thực hiện chương trình tiền lương và ATM
e). Phòng Tiền tệ- Kho quỹ: gồm 32 người.
Thực hiện quyết định số 152/QĐ-NHCT ngày 06/09/2004 của HĐQT-NHCT Việt Nam.
+Đảm bảo an toàn kho quỹ, tổ chức các dây lưu động, thu chi tiền mặt, giấy tờ có giá khác.
+Thực hiện các nghiệp vụ điều chuyển tiền tới các Quỹ tiết kiệm, tới các Ngân hàng khác, điều chuyển về NHNH và ngược lại.
+Xuất, nhập, bảo quản các giấy tờ có giá khác, (khế ước vay, tài sản thế chấp, cầm cố).
+Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt tại quầy theo chương trình hiện đại hoá Ngân hàng.
+Lập các báo cáo, điện báo, báo biểu tháng, quý về tình hình tiền mặt, tài sản thế chấp... và hỗ trợ các Teller.
f). Phòng nguồn vốn: gồm 81 người.
+Là phong tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh về công tác huy động vốn tiền gửi dân cư.
+Tổ chức thực hiện việc huy động vốn thông qua các Quỹ tiết kiệm.
+Thực hiện quy trình nghiệp vụ huy động vốn theo quyết định số 265/QĐ-NHCT9 ngày 24/06/1999 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
+Thực hiện các tiếp thị, thu hút khách hàng...
+Tiến hành kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ huy động vốn.
+Lập các báo cáo, báo biều về hoạt động huy động vốn.
g). Phòng giao dịch Cát Linh và Phòng giao dịch Kim Liên:
-Phòng giao dịch Cát Linh gồm 13 người. Phòng giao dịch Kim Liên gồm 11 người. Hai phòng giao dịch này có các chức năng sau:
+Huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế và dân cư theo chế độ thể lệ quy định hiện hành.
+Cho vay đối với các thành phần kinh tế theo đúng chế độ, thể lệ quy định và hướng dẫn của NHCT Việt Nam
+Tổ chức hạch toán, kế toán kịp thời, đầy đủ chính xác các nghiệp vụ phát sinh về tiền tệ, tín dụng, thanh toán theo đúng chế độ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.
+Đảm bảo an toàn công tác thu chi tiền mặt và quản lý các loại chứng từ, ấn chỉ có giá theo đúng quy định.
+Quản lý an toàn tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc.
h). Phòng kiểm tra- kiếm soát: gồm 08 người.
+Xây dựng và thực hiện giám sát, kiêm tra các hoạt động nghiệp vụ của Chi nhánh theo chương trình, kế hoạch được Giám đốc phê duyệt về việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ về quản lý kinh doanh (Tín dụng, kế toán, tiết kiệm, kho quỹ)
+Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm soát, kiến nghị với Giám đốc.
+Tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân...
+Tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức, triểm khai việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong đơn vị. Tham mưu cho Giám đốc giải quyết các việc phát sinh...
+Có quyền yêu cầu các phòng ban và cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra cung cấp tài liệu thông tin để thực hiện nhiệm vụ...
+Thực hiện công tác pháp chế của HĐQT và hướng dẫn của Tông Giám đốc NHCT Việt Nam.
+Làm đầu mối khi có các đoàn kiểm tra, kiểm toán, thanh tra đến làm việc tại đơn vị và tham mưu với Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện các đề xuất và kiến nghị của đoàn.
+Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao thuộc lĩnh vực kiểm tra nội bộ.
i). Phòng Tổ chức- Hành chính: gồm 31 người.
+Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Ban lãnh đạo, sắp xếp nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ.
+Thực hiện việc quy hoạch, bổ nhiệm, điều động cán bộ, nâng bậc lương, thực hiện các chế độ như: BHXH, BHYTế và các quyền lợi khác của người lao động.
+Tổ chức các buổi Hội nghị, họp hành của Chi nhánh. Mua sắm trang thiết bị, tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh.
+Tổ chức công tác bảo vệ tại trụ sở và các Quỹ tiết kiệm, tổ chức vận chuyển, áp tải việc đưa đón tiền đi đến các Quỹ tiết kiệm và điều chuyển.
k). Tổ nghiệp vụ Bảo hiểm: gồm 06 người.
+Thực hiện các nghiệp vụ đại lý Bảo hiểm ( Đại lý Bảo hiểm với Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam).
+Thực hiện các việc thu hút khách hàng để tăng các hợp đồng Bảo hiểm.
4. Các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đang cung cấp:
4.1. Mở tài khoản và nhận tiền gửi:
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi miễn phí, tiên gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của cá nhân và các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước bằng đồng VN.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng VN và ngoại tệ.
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
- Rút tiền tự động, thanh toán đơn trên máy ATM, thẻ rút tiền mặt.
- Gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi tại các điểm giao dịch một cửa của Chi nhánh và trong hệ thống nhanh chóng, chính xác và an toàn.
4.2. Hoạt động tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung hạn và dài hạn
- Đồng tài trợ đối với những dự án có quy mô lớn và thời gian hoàn vốn dài.
- Bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bảo lãnh của bên thứ ba, bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh giao nhận hàng...
- Các chương trình cho vay vốn ưu đãi
4.3. Dịch vụ kho quỹ:
- Nhận thu và kiểm đếm tiền mặt tại các điểm giao dịch của Chi nhánh và trụ sở của khách hàng
- Nhận giữ tiền và các giấy tờ quan trọng
4.4. Dịch vụ Ngân hàng Quốc tế:
- Thanh toán quốc tế:
+ Thư tín dụng (L/C) NHCT Đống Đa phát hành, thông báo, xác nhận, chiết khấu và thanh toán thư tín dụng
+ Nhờ thu: trả ngay(D/P) và nhờ thu trả chậm (D/A)
+ Nhận và phát hành các loại bảo lãnh với nước ngoài.
+ Chuyển tiền bằng điện (TTR).
+ Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối.
- Thanh toán thẻ tín dụng, séc du lịch, ETC.
- Dịch vụ ngoại hối.
4.5. Dịch vụ thanh toán điện tử:
Các tổ chức kinh tế và cá nhân có thể nộp tiền mặt vào bất cứ điểm giao dịch nào của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa hoặc sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như : Séc, Uỷ nhiệm thu, Uỷ nhiệm chi, Thẻ tín dụng ... Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa sẽ thực hiện chuyển tiền qua hệ thống thanh toán nhanh nhất cho khách hàng.
II- khái quát hoạt động của ngân hàng:
Trong những năm vừa qua, nhìn chung hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa khá ổn định và phát triển. Các khách hàng thường xuyên đã có nhiều đơn vị đi vào làm ăn ổn định, một số đơn vị mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, thiết bị, sản phẩm đã có uy tín trên thị trường.
Hoạt động của Chi nhánh ngày càng tăng trưởng về nguồn vốn và dư nợ, đã thay đổi về cơ cấu vốn, đó là tỉ trọng tiền gửi doanh nghiệp tăng trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng lên so với tổng dư nợ và so với cùng kỳ năm trước. Tính đến 31/12/2001, chỉ tiêu huy động vốn chỉ đạt 2093 tỷ đồng (113%), chỉ tiêu dư nợ đạt 1522 tỷ đồng (152%), chỉ tiêu lợi nhuận đạt 114% so với cùng kỳ năm trước.
1. Hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, là hoạt động đem lại thu nhập chính cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất do môi trường pháp lý chưa đồng bộ, tính chất khách hàng phức tạp. Vì vậy để đảm bảo an toàn vốn vay, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã rất nghiêm túc trong việc thực hiện thể lệ, quy trình nghiệp vụ tín dụng, bảo đảm 100% các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do sử dụng tiền sai mục đích, nhưng ngân hàng cũng hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn, giúp các doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh...
Vì vậy doanh số cho vay và thu nợ đều tăng so với năm trước, nhất là trong năm 2001, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1522 tỷ đồng, tăng 512 tỷ (152%) so với năm trước. Trong đó:
Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế: ngành Công nghiệp chiếm 23.6%, ngành Xây dựng chiếm 8.2%, ngành giao thông vận tải chiếm37.3%, ngành thương nghiệp chiếm 15.7%, còn các ngành khác chiếm 14.7% tổng số dư nợ.
Phân theo thời hạn vay vốn, tỉ trọng cho vay ngắn hạn chiếm47% tổng dư nợ, Chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Tỉ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm 43% tổng dư nợ, trong đó cho vay các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 91%, trong năm Chi nhánh đã thẩm định và cho vay mới 21 dự án, giúp các doanh nghiệp đầu tư cải tiến quy trình công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; giải ngân 7 dự án của hợp đồng tín dụng đã ký năm trước, cho vay đồng tài trợ với công ty Tài chính Bưu Điện...
Ngoài ra Chi nhánh còn cho vay có hiệu quả các chương trình Việt - Đức, chương trình Đài Loan, cho vay xuất nhập khẩu, cho vay theo chương trình chỉ định của Chính phủ với tổng số dư nợ 12 tỷ đồng, cho vay sinh viên của 5 trường Đại học trên địa bàn với số sinh viên là 377 sinh viên và dư nợ là 222 triệu đồng.
Cùng với các nghiệp vụ kinh doanh, Chi nhánh ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa đã thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh như: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng. Tổng dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12/2001 là 313 tỷ VND.
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 31/12/2003 đạt 2040 tỷ đồng , tăng so với 31/12/2002 là 194 tỷ đồng, tăng so với kế hoạch là 1,3% . Trong đó : Dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng 45% tổng dư nợ và đầu tư, dư nợ ngoại tệ chiếm 17% tổng dư nợ. Nợ quá hạn và nợ liên quan đến vụ án chiếm tỉ trọng 0,55% tổng dư nợ , so cuối năm 2002 giảm 0,1%
Về cho vay ngắn hạn: Trong năm 2003, CN NHCT Đống Đa đã cho vay ngắn hạn vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có kết quả, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp có đủ vốn nhập nguyên liệu cho sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, các sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh trên thị trường: Như săm lốp của nhà máy cao su Sao vàng, các sản phẩm về cáp điện của công ty cơ điện Trần Phú, các sản phẩm về sơn của công ty sơn tổng hợp Hà Nội, các sản phẩm bóng đèn huỳnh quang, phích nước của công ty bóng đèn phích nước rạng đông . Đầu tư có hiệu quả cho nhiều doanh nghiệp với mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội, đầu tư vốn cho các công trình theo chỉ định của chính phủ, đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ , tạo việc làm cho người lao động
Chi nhánh luôn chủ động đầu tư cho vay trung dài hạn giúp các doanh nghiệp đổi mới day truyền công nghệ , nâng coa chất lượng sản phẩm, hạ giả thành , đầu tư bổ sung lò đúc kéo đồng, lò đúc can nhôm liên tục và cac dự án hoàn thiện thiết bị công nghệ sản xuất dây và cáp nhôm , dây và cáp đồng , dây đồng mềm bọc nhựa PVC của công ty cơ điện Trần Phú, các dự án truyền hình cáp hữu tuyến giai đoạn 1 tại HN đã được UBND Thành phố phê duyệt đang chính thức bắt đầu thực hiện.. Năm 2003 , CN NHCT Đống Đa đã tích cực đôn đốc và cùng phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý thu hồi nợ quá hạn và tồn đọng, tỉ lệ nợ quá hạn khó đòi hiện là 0,55% . Nợ quá hạn thu được tại chi nhánh là 974 triệu đồng > Nợ khoanh và rủi ro là 6 tỷ 845 triệu
2. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại.
Hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh gồm: nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và nghiệp vụ chi trả kiều hối.
- Về thanh toán quốc tế:
L/C nhập khẩu khoảng trên 300 món năm 2002, năm 2003 mở L/C nhập khẩu là 357 món, trị giá 41.394.647 USD, thanh toán hàng nhập khẩu 1258 món , trị giá 50.500.894 USD
L/C xuất khẩu khoảng 20 món.
Số chênh lệch thiếu ngoại tệ của Chi nhánh phải mua của ngân hàng Công thương Việt Nam và các tổ chức khác để đảm bảo nhu cầu thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Về nghiệp vụ mua bán ngoại tệ: Mua bán ngoại tệ chủ yếu thông qua các đơn vị sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thanh toán, nhập khẩu, đầu tư tín dụng. Hoạt động nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ năm 2003 ngày cang phát triển, thu phí năm 2003 dạt 3 tỷ 928 triệu đòng , doanh số mua các loại ngoại tệ là 33.066.612 USD , daonh số bán các loại ngoại tệ 33.143.149 USD
- Về nghiệp chi trả kiều hối: Đã phục vụ khách hàng lĩnh tiền và mua bán ngoại tệ thuận lợi. Khách hàng, sau khi làm thủ tục, được lĩnh tiền ngay tại quầy, không phải qua phòng tiền tệ kho quỹ như trước đây. Doanh số chi trả kiều hối trong năm là 491 món trị giá 1.199.330 USD
Hoạt động kinh doanh đối ngoại tuy chiếm một tỉ trọng nhỏ trong hoạt động của ngân hàng nhưng cũng góp phần đa dạng hoá các hoạt động của Ngân hàng và tăng thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh.
Gần đây, hoạt động kinh doanh đối ngoại đã khăc phục được khó khăn, đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác các nguôc ngoại tệ có giá cả hợp lý, đảm bảo nhu cầu thanh toán của khách hàng và đã góp phần vào kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, lợi nhuận do kinh doanh ngoại tệ đem lại chiếm 3% tổng lợi nhuận của Chi nhánh. Nhìn chung công tác kinh doanh ngoại tệ đã tạo được niềm tin cho khách hàng và ngày càng có nhiêù khách hàng tới mở tài khoản thanh toán và giao dịch ngoại tệ tại Chi nhánh.
3. Công tác tiền tệ kho quỹ:
Công tác thu chi tiền mặt nội tệ, ngoại tệ, ngân phiếu của tổ chức kinh tế qua quỹ ngân hàng đã tăng lên đáng kể có ngày lên tới 20 tỷ đồng, đã đảm bảo được tính kịp thời, không để tiền đọng, không để khách hàng phải chờ đợi, đảm bảo việc kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xảy ra mất mát, hư hang, đảm bảo an toàn kho quỹ. Trong năm 2003, công tác tiền tệ – kho quỹ luôn được từng bước nâng cao chất lượng, chị em kiểm ngân và thủ quỹ tiết kiệm nêu cao tính liêm khiết trả lại tiền thừa cho khách, trong năm 2003 tổng số tiền thừa cho khách là 291 món , với số tiền là 600.089 ngàn đòng , trong năm doanh số tiền mặt đạt: Thu la 3091 tỷ đồng , chi là 3193 tỷ đồng
4. Công tác kế toán tài chính:
Doanh số thanh toán qua CN NHCT Đống Đa năm 2001 đạt 130,5% so với năm 2000, trong đó thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 73,92% tổng doanh số thanh toán. Doanh số thanh toán năm 2003 đạt 51.118 tỷ đồng, khối lượng chứng từ gồm 024.546 món, so với năm 2002 tăng 6.091 tỷ đồng bằng 113% . Trong đó doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 37.970 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 74%
Tính đến nay, tổng số tài khoản giao dịch là 4155 tài khoản, tăng 194 tài khoản so với năm trước. Trong đó số tài khoản tiền gửi là 2639 tài khoản, tài khoản của doanh nghiệp là 427, tàI khoản ngoài quốc doanh là 729, tài khoản tư nhân cá thể là 1453. Tài khoản cho vay là 820 tài khoản.
Hiện nay, CN NHCT Đống Đaông nghệ thanh toán không dùng tiền mặt đang không ngừng được đổi mới và nâng cao chất lượng bằng hệ thống tin học hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.
Phòng kế toán đã luôn đổi mới phong cách giao dịch với khách hàng, luôn tận tuỵ chu đáo với mọi khách hàng. Công tác thanh toán bù trừ, điện tử và chuyển tiền phải trả luôn đảm bảo tính nhanh gọn, chính xác.
Chi nhánh cũng đã cung cấp thêm các dịch vụ như dịch vụ trả tiên lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên qua máy rút tiền tự động, dịch vụ thu tiền mặt ngay tại đơn vị khách hàng…Ngoài ra ngân hàng cũng đã tiến hành khai thác thêm các dịch vụ mới để giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và thuận tiện trong công việc hàng ngày, công tác thanh toán tiền gửi dân cư đảm bảo an toàn bí mật.
Đã có sự phối hợp tôt giữa phòng kinh doanh và hai phòng giao dịch trong việc thu nợ, thu nãi tiền gửi được kịp thời, chính xác, bảo đảm các báo cáo hàng tháng, quý kịp thời.
5. Công tác thông tin điện toán:
Phòng thông tin điện toán đã hoàn thành tốt công tác cập nhật chứng từ, báo cáo quyết toán năm chính xác, phục vụ kịp thời cho ban lãnh đạo chi nhánh và các phòng ban trong cơ quan.
Đã phối hợp với phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức hành chính viết chương trình phần mềm ứng dụng về lương mới phục vụ cho công tác chi trả lương cho cán bộ nhân viên.
Bảo dưỡng toàn bộ máy tính và máy in cùng các thiết bị khác, phân công cán bộ kỹ thuật lắp đặt các máy PC để các phòng ban có đủ phương tiện làm việc.
Thay thế toàn bộ máy vi tính có tốc độ xử lý cao và phần lớn các chương trình ứng dụng trong công tác hạch toán, kế toán ngân hàng.
Chấp hành tốt các quy định về sử dụng và bảo quản trang thiết bị.
6. Công tác kiểm tra:
Đã tiến hành công tác kiểm tra nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ tiền tệ kho quỹ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và công tác pháp chế. Qua kiểm tra, nhìn chung các nghiệp vụ chấp hành tốt quy chế đề ra, tuy nhiên còn một số sai sót nhưng đã được kiến nghị sửa chữa ngay.
7. Công tác bảo hiểm nhân thọ
Đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác loại hình dịch vụ , đã quản lý chăm sóc khách hàng , mở rộng quan hệ với khách hàng. Kết quả năm 2003 đạt được : Số hợp đồng khai thac đưọc 22 hợp đồng, tổng số tiền bảo hiểm là 550 triệu đồng , tổng số tiền hoa hồng thưởng là 42.633.555 đồng
8. Các mặt công tác khác:
Ngoài ra công tác tổ chức hành chính, công tác thi đua khen thưởng, hoạt động của các tổ chức đoàn thể…cũng đã có những đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Công tác tổ chức hành chính : Phục vụ tốt các cuộc hội nghị của chi nhánh, xây dựng sửa chữa phòng giao dịch Cát Linh, nhà làm việc cho quỹ tiết kiệm 43, mua sắm trang thiết bị cần thiết.
Công tác thi đua: Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước trong năm 2003 đã đề ra các đợt thi đua. Từng phong trào thi đua ngắn ngày với nhiều hình thức hoạt động có sơ kết khen thưởng kịp thời động viên phong trào, thực hiện quyết định tặng thưởng”Huy chương vì sự nghiệp ngân hàng” của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Các hoạt động phong trào có sự kết hợp giữa chính quyền, Công đoàn và Đoàn thanh niên như tổ chức hội thi kiểm ngân giỏi, hội thi văn nghệ toàn hệ thống.
III-Đánh giá:
Sau 12 năm hoạt động, CN NHCT Đống Đa đã đạt được những kết quả đáng kể thể hiện ở kết quả kinh doanh cũng như trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên.
Trong năm 2001, tổng nguồn vốn huy động đạt 2093 tỷ, tăng 43 tỷ so với kế hoạch cả năm Trung ương giao, so với cùng kỳ năm trước tăng 243 tỷ(113%) trong đó tiền gửi dân cư đạt 1442 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2003 đạt 2706 tỷ đồng, tăng so với năm 31/12/2002 là 261 tỷ đồng ( tốc độ tăng 10,6% ) tăng so với kế hoạch là 4%. Trong năm 2003 chi nhánh đã có nhiều biện pháp để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động , mở thêm một quỹ tiết kiệm tại làng sinh viên Hacinco , phối hợp các ban của dự án , ban giải phóng mặt bằng của Quận để thu hút các khoản tiền đền bù, chi nhánh đã làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách phục vụ thuận lợi nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tiền gửi của dân cư và tổ choc kinh tế , vì vậy nguồn huy động ngày cang tăng trưởng vững chắc. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1522 tỷ, tăng 22 tỷ so với kế hoạch, so cùng kỳ năm trước tăng 521 tỷ(152%) trong đó tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chiếm 43%, cho vay các doanh nghiệp nhà nước chiếm 91%. Chỉ tiêu lợi nhuận cả năm vượt 13% so với kế hoạch. Trong năm qua chi nhánh đã tăng 750 tài khoản mới, trong đó có 10 tài khoản khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, đồng thời chi nhánh đã thẩm định và cho vay mới 21 dự án . Năm 2004 lãi thu được 73 tỷ , các chỉ tiêu Trung ương giao cho đạt vượt mức , tăng cương huy động vốn, điều chuyển vốn được 43 tỷ . Năm 95, 96 cho vay ngoài quốc doanh chiếm trên 52% , sau vụ án Minh Phụng thu hẹp cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh . Những năm gần đây tỉ lệ cho vay ngoài quốc doanh đã bắt đầu tăng lên do quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp
Nguồn huy động tiền gửi dân cư là một trong ba nguồn quan trọng , chiếm 65 % tổng nguồn của CN NHCT Đống Đa còn các nguồn khác từ các tổ chức kinh tế mở để thanh toán , mở LC … Những năm gần đây huy động vốn của ngân hàng có phần giảm sút do cơ chế , lãI suất chưa thực sự hấp dẫn ( nhất là năm 2004 : Tổng nguồn vốn huy động chỉ tăng 2 - 3 %, trong đó dư nợ tăng 22 - 25 % )
Mặt khác, ngân hàng có một đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, trách nhiệm cao và có ý thức phấn đấu vì sự nghiệp phát triển của CN NHCT Đống Đa. Ngân hàng đã dành một phần kinh phí đáng kể cho việc tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện có, kể cả việc học tập nghiệp vụ và trong lĩnh vực hiện đại hoá công nghệ ngân hàng phòng ngừa rủi ro, quản lý ngân hàng hiện đại, thanh toán quốc tế.
Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính. Vì vậy ngân hàng luôn luôn đảm bảo được sự cân đối cung cấp về vốn, đáp ứng nhu cầu thường xuyên của khách hàng.
Đối với các tổ chức trong và ngoài nước CN NHCT Đống Đa vẫn giữ được mối quan hệ thường xuyên trên nhiều lĩnh vực trước hết là mối quan hệ truyền thống như thanh toán xuất nhập khẩu, điều hoà vốn, đồng tài trợ dự án, trao đổi kinh nghiệm. Ngoài ra ngân hàng còn thường xuyên có các cuộc tiếp xúc hội thảo, tro đổi với các khách hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình ,CN NHCT Đống Đa đã dạt được nhiều thành tích nhất dịnh , vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 năm 1995, Huân chương lao động hạng 2 năm 1998 , Huân chưong lao động hạng nhất 2002 và dặc biệt ngân hàng còn đạt danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2003
Bên cạnh các kết quả đạt được, CN NHCT Đống Đa còn tồn tại một số thiếu sót cần phải khắc phục như sau:
- Nợ quá hạn và các khoản nợ khó đòi có tài sản thế chấp chờ xử lý có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, cần có biện pháp tiếp tục thu hồi.
- Lãi treo còn tồn đọng chủ yếu thuộc kinh tế ngoài quốc doanh chậm được thu hồi.
- Tỷ lệ sử dụng vốn chưa cao, mới sử dụng hết 54% nguồn vốn vào đầu tư cho vay.
- Do cạnh giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn về lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay và tỷ giá giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến thiếu nguồn ngoại tệ, không đáp ứng đủ nhu cầu nhập khẩu của khách hàng, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh đối ngoại.
- Phòng kiểm tra cần nhiều cán bộ giỏi , cần phải ngăn chặn nhiều rủi ro , sai sót gặp phải , kiểm tra thường xuyên phòng tín dụng , kế toán , kiểm tra 2 phòng giao dịch.
- Năm 2004 , cho vay vượt quá chỉ tiêu Ngân Hàng Công Thương cho phép , tiềm ẩn nhiều rủi ro , khách hàng mới , nợ quá hạn vượt mấy tỷ vốn .
- Năm 2003 CN NHCT Đống Đa dược chọn là ngân hàng duy nhất trong hoạt động hiện đại hoá ngân hàng nhưng không đạt hiệu quả , yếu tố con người , marketing không đạt hiệu quả bằng các chi nhánh khác như CN NHCT Ba Đình, Hoàn Kiếm do các ngân hàng này có lợi thế : Các đối tượng huy động là các doanh nghiệp , huy động tiền gửi dân cư chiếm tỉ lệ thấp .
Trước những tồn tại nêu trên, CN NHCT Đống Đa phải hết sức nỗ lực để giảm thiểu những tồn tại đó. Tuy nhiên, trong những năm tới, môi trường kinh doanh tiền tệ sẽ khắc nghiệt hơn nhiều: Đó là kỷ nguyên mới của hội nhập kinh tế toàn cầu, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, thêm vào đó Việt Nam sẽ gia nhập AFTA, do đó sẽ có nhiều ngân hàng nước ngoài với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cơ sở vật chất hiện đại hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, CN NHCT Đống Đa phải cố gắng hơn nữa để duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh doanh hàng năm nên ngoài việc làm tốt các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ trả tiền lương hàng tháng qua máy rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh và kịp thời bằng các thiết bị thanh toán hiện đại nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác, dịch vụ thu chi tiền mặt ngay tại đơn vị khách hàng mà còn khai thác thêm các dịch vụ mới để giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và thuận lợi trong công việc hàng ngày.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34743.doc