Báo cáo tổng hợp Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

- Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25 tháng 09 năm 2002 của Bộ Tài chính về chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. - Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. - Ngày công lao động kỹ thuật được tính theo đơn giá xây dựng cơ bản khu vực thành phố Hồ Chí Minh ban hành theo Quyết định số 103/2006/QĐ-UBNDTP và 104/2006/QĐ-UBNDTP ngày 14 tháng 7 năm 2006 của UBND Tp. Hồ Chí Minh. - Chi phí xử lý chất thải: 6.000.000 đồng/m3 nước thải sinh hoạt, 10.000.000 đồng/m3 nước thải y tế, 4.000.000 đồng/m3 nước cấp. - Kinh phí thực tế thực hiện các dự án tương tự.

doc173 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3185 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: VI.2.1.1. Sở Tài nguyên và Môi trường - Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và trình lên UBND Tỉnh phê duyệt. - Xây dựng các biện pháp cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch về bảo vệ môi trường của UBND Tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường, báo cáo UBND Tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Xây dựng chương trình theo dõi biến động tài nguyên và môi trường: xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc các thành phần môi trường; xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu về môi trường; xác định các yếu tố môi trường cần theo dõi, quan trắc và chế độ quan trắc; lập kế hoạch quan trắc hàng năm; xây dựng quy trình kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực; phân nguồn xả thải đối với từng vùng, từng khu vực trong tỉnh phù hợp với sức chịu tải của môi trường. - Đề xuất và trình lên UBND Tỉnh về các biện pháp bảo vệ, cải thiện môi trường nhằm phòng chống và khắc phục hậu quả của các sự cố môi trường trên địa bàn Tỉnh. - Tổ chức thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường do UBND Tỉnh và Bộ Tài nguyên & Môi trường ủy quyền. - Cấp và thu hồi các loại giấy phép về môi trường theo phân cấp và được UBND Tỉnh ủy quyền. - Tuyên truyền phổ biến, giáo dục kiến thức và pháp luật về bảo vệ môi trường; thông tin kịp thời các diễn biến về môi trường trong tỉnh; định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo với UBND tỉnh các nội dung hoạt động bảo vệ môi trường của các Sở, Ngành có liên quan. - Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại về bảo vệ môi trường. Xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề xuất UBND Tỉnh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh. - Phối hợp với các Sở, Ngành chức năng tổ chức thu lệ phí về bảo vệ môi trường theo của pháp luật. - Thực hiện các chương trình quan hệ quốc tế và hợp tác với các tỉnh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao. VI.2.1.2. Sở Tài chính Sở Tài chính chịu trách nhiệm bảo đảm ngân sách đã được duyệt cho công tác bảo vệ môi trường. VI.2.1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét các kế hoạch, dự án về bảo vệ môi trường và đảm bảo kế hoạch đầu tư cho các công trình, dự án đã được xét duyệt. VI.2.1.4. Sở Khoa học Công nghệ Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường nghiên cứu và ứng dụng các đề tài, dự án khoa học công nghệ về bảo vệ môi trường. Tham gia tư vấn khoa học công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. VI.2.1.5. Sở Xây dựng Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về quy hoạch phát triển đô thị, công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, chỉ đạo Ngành về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý các hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải, quy hoạch, thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh, quy hoạch xây dựng và quản lý các công trình công cộng, công viên, cây xanh. VI.2.1.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm về quản lý, bảo vệ môi trường ở các công trình thủy lợi, khai thác nước ngầm, cung cấp nước sạch ở vùng nông thôn, chống xói mòn đất, quản lý các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản. VI.2.1.7. Sở Công nghiệp Sở công nghiệp có trách nhiệm lồng ghép BVMT trong quy hoạch phát triển công nghiệp cho toàn tỉnh. VI.2.1.8. Sở Y tế Sở Y tế chịu trách nhiệm về công tác phòng dịch và vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn chính quyền các cấp, lãnh đạo, các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực hiện công tác phòng dịch, vệ sinh môi trường, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra giám sát công tác thu gom vận chuyển, xử lý và tiêu hủy các chất thải y tế. VI.2.1.9. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh. VI.2.1.10. Sở Giao thông Vận tải Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý các phương tiện giao thông đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong kiểm soát ô nhiễm giao thông. VI.2.1.11. Sở Giáo dục và Đào tạo Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về công tác giáo dục môi trường theo các biện pháp, nội dung phù hợp với các cấp trong trường phổ thông, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc phổ cập kiến thức môi trường cho các đối tượng khác trong tỉnh. VI.2.1.12. Sở Công an Thành lập lực lượng cảnh sát môi trường có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng đến môi trường. VI.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND Thành phố, thị xã và các huyện - Tổ chức thực hiện các văn bản, pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung ương và Tỉnh trong phạm vi địa phương. - Phối hợp cùng với các Sở, Ngành tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở địa phương. - Phối hợp với Sở Xây dựng, chỉ đạo các phòng, ban chức năng của các huyện, thị tổ chức quy hoạch, triển khai công tác thoát, xử lý nước thải, vận chuyển, thu gom, xử lý rác, phát triển cây xanh, vệ sinh môi trường. Phối hợp cùng các Sở và cơ quan chuyên môn tổ chức thực hiện việc phòng chống, khắc phục thiên tai, bão lụt, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở địa phương. Thành lập và chỉ đạo các đơn vị vệ sinh môi trường địa phương. Đảm bảo thu gom, xử lý rác sinh hoạt trong địa bàn đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường. - Tham gia cùng các Sở, ngành thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các về bảo vệ môi trường và trong việc giải quyết các khiếu nại tố cáo có liên quan đến lĩnh vực môi trường ở địa phương. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường. Định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất báo cáo kịp thời về các diễn biến môi trường tại địa phương với UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và môi trường. - Xử phạt hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. VI.2.3. Các tổ chức cơ quan, đoàn thể Các cơ quan thông tin đại chúng chịu trách nhiệm phản ánh trung thực các sự việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường và biểu dương các cá nhân, đơn vị có thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường. Các tổ chức có nhiệm vụ phát động các phong trào bảo vệ môi trường (trồng cây xanh, ngày chủ nhật xanh, cải thiện môi trường các khu vực bị ô nhiễm), khảo sát xây dựng những công trình sạch đẹp, tuyên truyền cổ động vệ sinh môi trường. CHƯƠNG VII LẬP BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP GẮN LIỀN VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VII.1 CƠ SỞ DỮ LIỆU Các bản đồ chuyên đề phục vụ Dự án “Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020” được xây dựng dựa vào các nguồn cơ sở dữ liệu sau: - Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp. - Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010, tỷ lệ 1:50.000. - Các báo cáo chuyên đề thuộc khuôn khổ dự án. - Kết quả quan trắc, phân tích mẫu môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí do Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện. + Đợt 1: từ 06/10/2006 đến 22/10/2006. + Đợt 2: từ 29/11/2006 đến 15/12/2006. - Các thông tin, tài liệu liên quan. VII.2. PHẦN MỀM SỬ DỤNG Việc số hóa cơ sở dữ liệu, chồng ghép lớp và xây dựng các bản đồ chuyên đề được thực hiện trên phần mềm GIS là Mapinfo và Microstation. VII.3. CÁC BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ Các bản đồ chuyên đề phục vụ Dự án “Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020”: 1. Bản đồ hành chính. 2. Bản đồ vị trí quan trắc, lấy mẫu. 3. Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt. 4. Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm. 5. Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường không khí. 6. Bản đồ định hướng quy hoạch môi trường. VII.4. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VII.4.1. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt Cơ sở dữ liệu tính toán là các kết quả 2 đợt quan trắc, phân tích chất lượng nước mặt tại 15 điểm tại tỉnh Đồng Tháp trong năm 2006 (Phần 2, Phụ lục 1) Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt được xây dựng dựa trên việc tính toán chỉ số chất lượng môi trường nước WQI (Water Quality Index) như sau: Bước 1: Lựa chọn thông số và tiêu chuẩn chất lượng nước. Các chỉ tiêu chất lượng nước được lựa chọn để đánh giá là những chỉ tiêu quan trọng và có tính đại diện là BOD5, COD, DO, Tổng coliform (các chỉ tiêu phân tích đã được phê duyệt trong đề cương Dự án). Tiêu chuẩn áp dụng là TCVN 5942 – 1995 (cột A) đối với nước mặt (sông, hồ…). Bước 2: Tính toán chỉ số Index: Bước 3: Đánh giá mức độ ô nhiễm theo thang ô nhiễm: Chỉ số WQI Mức ô nhiễm < 1,0 Không ô nhiễm [1,0 – 2,5) Ô nhiễm nhẹ [2,5 – 5,0) Ô nhiễm trung bình ≥ 5,0 Ô nhiễm nặng Bước 4: Thể hiện mức độ ô nhiễm lên bản đồ bằng màu sắc nhất định Không ô nhiễm : Xanh lá cây Ô nhiễm nhẹ : Xanh lục Ô nhiễm trung bình : Vàng Ô nhiễm nặng : Đỏ Bước 5: Ứng dụng phần mềm Mapinfo để thể hiện các kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước mặt lên bản đồ. VII.4.2. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm Cơ sở dữ liệu tính toán là các kết quả 2 đợt quan trắc, phân tích chất lượng nước ngầm tại 7 điểm tại tỉnh Đồng Tháp trong năm (Phần 3, Phụ lục 1). Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường nước ngầm được thể hiện dạng biểu đồ cột. Các cột chỉ tiêu chất lượng nước được tô màu khác nhau được so sánh với cột tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. Bước 1: Lựa chọn thông số và tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm Thông số lựa chọn: pH, Fe, Mn (là các thông số đặc trưng cho chất lượng nước ngầm). Tiêu chuẩn áp dụng là TCVN 5944 – 1995 đối với chất lượng nước ngầm. Bước 2: Chuẩn hóa các giá trị pH, Fe, Mn theo TCVN 5944 – 1995 đối với chất lượng nước ngầm. Các giá trị Fe, Mn được chuẩn hóa theo TCVN 5944 – 1995 với các giới hạn trên lần lượt là 5 mg/L và 0,5 mg/L được quy ước có giá trị là 1 đơn vị. Kết quả phân tích giá trị pH các mẫu nước ngầm ở Đồng Tháp đều có giá trị < 8,5 (là giá trị ngưỡng trên của TCVN 5944 – 1995). Do đó, giá trị pH được chuẩn hóa theo TCVN 5944 – 1995 với ngưỡng giới hạn dưới là 6,5 được quy ước có giá trị là 1 đơn vị. Như vậy, sau khi chuẩn hóa, so sánh các giá trị pH với cột chuẩn, nếu cao hơn là đạt, thấp hơn là không đạt so với tiêu chuẩn. Bước 3: Ứng dụng phần mềm Mapinfo thể hiện các kết quả tính toán lên bản đồ dưới dạng biểu đồ cột. VII.4.3. Thành lập bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường không khí: Cơ sở dữ liệu tính toán là các kết quả 2 đợt quan trắc, phân tích chất lượng không khí tại 15 điểm tại Đồng Tháp trong năm 2006 (Phần 1, Phụ lục 1) Bản đồ hiện trạng chất lượng môi trường không khí được thể hiện dạng biểu đồ cột. Các cột chỉ tiêu chất lượng không khí được tô màu khác nhau được so sánh với cột tiêu chuẩn chất lượng không khí. Bước 1: Lựa chọn thông số và tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí Lựa chọn thông số: Qua kết quả phân tích cho thấy môi trường không khí tại tỉnh Đồng Tháp còn tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm bởi các khí SO2, NO2, CO, THC, hay tiếng ồn. Tuy nhiên, cũng có 1 số điểm có hàm lượng bụi tổng vượt tiêu chuẩn cho phép và tiếng ồn tương đối. Do đó, chúng tôi chọn 2 thông số là hàm lượng bụi tổng và tiếng ồn để biểu diễn chất lượng môi trường không khí cho tỉnh Đồng Tháp. Tiêu chuẩn chất lượng không khí áp dụng là TCVN 5937 - 2005 và TCVN 5949 - 1998. Bước 2: Chuẩn hóa các giá trị hàm lượng bụi và tiếng ồn theo TCVN 5937 - 2005 và TCVN 5949 – 1998 Giá trị bụi tổng được chuẩn hóa theo TCVN 5937 – 2005 (Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí xung quanh) với giới hạn hàm lượng bụi (0,3mg/L) được quy ước có giá trị là 1 đơn vị. Giá trị tiếng ồn được chuẩn hóa theo TCVN 5949 – 1995 với giới hạn tiếng ồn (75 dB) được quy ước có giá trị là 1 đơn vị. Bước 3: Ứng dụng phần mềm Mapinfo thể hiện các kết quả tính toán lên bản đồ dưới dạng biểu đồ cột. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua các cuộc khảo sát, nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đã giúp đưa ra cách nhìn nhận đúng hơn về hiện trạng môi trường Tỉnh trong hiện tại cũng như có tầm nhìn đến năm 2020. Các kết luận có thể rút ra được từ quá trình khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp: 1. Hiện trạng môi trường đất Tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh có 4 loại đất chính: Đất cát, đất phù sa, đất phèn, đất xám. Trong đó, đất phù sa là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong tổng diện tích đất toàn tỉnh, chiếm 56,85%. Nhìn chung, đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã tác động đến môi trường đất khá lớn, trong đó chủ yếu là: - Tác động từ hoạt động trong nông nghiệp: Hoạt động phun xịt hóa chất thuốc bảo vệ thực vật một cách bừa bãi vào cây trồng đã làm gia tăng lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất làm ảnh hưởng đến tính vật lý, hóa học và cả hệ sinh thái tồn tại trong môi trường đất. Quá trình thau chua rửa phèn trong nông nghiệp không góp phần làm thay đổi tính chất lý hóa của đất, làm đất bị giảm tính kết dính dẫn đến tình hình dễ sạt lở tại bờ sông. - Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản và khai thác đất trên địa bàn tỉnh góp phần làm thay đổi kết cấu đất làm đất dễ bị dịch chuyển và dễ xảy ra tình trạng sụt lún. - Nước thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã góp phần làm gia tăng các chất ô nhiễm trong môi trường đất. Nước thải trên địa bàn huyện không được thu gom và quản lý chặt chẽ, đi vào môi trường đất làm gia tăng các chất ô nhiễm vào môi trường đất. - Việc phân bố và sử dụng đất không đã làm không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hoạt động kinh tế, đồng thời làm ảnh hưởng đến môi trường đất. - Môi trường đất còn tiếp nhận một lượng khá lớn các chất ô nhiễm, độc hại từ quá trình phân hủy các chất thải rắn. 2. Hiện trạng môi trường không khí Môi trường không khí trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu là bị ô nhiễm do bụi và độ ồn tại một số khu vực sản xuất, trục giao thông quan trọng và nơi khai thác khoáng sản. Các khu vực sản xuất gạch có sự xuất hiện của HF với nồng độ vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Các thành phần chất ô nhiễm khác có nồng độ nhỏ, nằm trong giới hạn cho phép. - Môi trường không khí trên địa bàn tỉnh hiện nay chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các hoạt động giao thông của các phương tiện di chuyển qua lại trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là tại các tuyến đường chưa được bêtông hóa có hàm lượng bụi rất lớn vào mùa nắng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh. - Hoạt động sản xuất từ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng đến môi trường không khí của tỉnh. Đặc biệt là các lò sản xuất gạch hàng ngày thải ra một lượng khí thải chứa các chất độc hại vào môi trường không khí nhưng các chủ cơ sở vẫn chưa quan tâm đến việc xử lý nguồn ô nhiễm do cơ sở gây ra. - Hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sét) cũng là nguyên nhân làm gia tăng lượng bụi có trong môi trường không khí. Các phương tiện khai thác cũng như vận chuyển đất cát từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ gây bụi mù mịt trên các tuyến đường. - Quá trình phân hủy chất thải rắn tại bãi rác trên địa bàn tỉnh làm phát sinh mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi trường không khí tại các khu vực xung quanh. 3. Hiện trạng môi trường nước - Hiện nay do tình hình cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh còn thiếu nên người dân phải tự khoan giếng sử dụng. Tình hình này đã làm giảm mực nước ngầm và làm nguồn nước ngầm có dấu hiệu bị cạn kiệt. - Nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nuôi cá hoặc từ các làng nghề sản xuất tinh bột là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực, gây khó khăn cho việc cấp nước sinh hoạt cho người dân. Bên cạnh đó, hiện nay toàn bộ nước thải sinh hoạt tại khu đô thị tỉnh Đồng Tháp đều đổ trực tiếp ra môi trường, trong đó nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra sông, các khu đô thị khác (thị trấn) thì nước thải được thấm tự nhiên hoặc chảy ra kênh rạch. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải cao hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Điều này đã làm cho chất lượng nước mặt tại hầu hết các kênh rạch trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe của người dân. - Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng góp phần làm gia tăng các chất độc vào môi trường nước sông. Quá trình thau chua rừa phèn của người dân đã làm các độc chất chứa trong đất bị cuốn trôi vào môi trường nước, làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm. 4. Hiện trạng quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn Vấn đề quản lý chất thải rắn đang là một vấn đề nan giải của tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay các huyện thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp mới chỉ có bãi rác tập trung ở các thị xã và thị trấn và chưa có phương pháp xử lý rác hiệu quả. Theo ước tính thì tổng lượng rác thải ra toàn tỉnh ước tính 400 tấn/ngày. Tuy nhiên chỉ thu gom được khoảng 52% của lượng thải trên trong ngày. Số rác thải còn lại chủ yếu ở khu vực dân cư nông thôn, ở các chợ xã. Người dân thải bỏ xuống kênh, rạch hoặc các chỗ trũng sau nhà. Điều này làm gia tăng các chất ô nhiễm vào môi trường đất và môi trường không khí, đặc biệt là môi trường nước. Ä Tầm nhìn đến năm 2020: Trong tương lai, tỉnh Đồng Tháp sẽ được sự đầu tư phát triển công nghiệp. Sự phát triển này sẽ kéo theo sự gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường. Theo dự báo nếu như vấn đề môi trường hiện nay trên địa bàn tỉnh không được giải quyết thì trong tương lai tỉnh phải gánh chịu những hậu quả từ các chất ô nhiễm này. Khi đó: - Môi trường nước ngầm sẽ bị cạn kiệt, tình hình nước ngầm bị nhiễm phèn và các nguyên tố kim loại nặng có thể làm thay đổi thành phần hóa học và độ cứng của nước gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. - Môi trường nước mặt sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khi đó, tất cả các hệ thống kênh rạch trên địa bàn tỉnh sẽ mất dần khả năng tự làm sạch và chứa đầy các tác nhân gây bệnh làm cho nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của người dân ngày càng trở nên khan hiếm. - Ngoài ra, môi trường đất, không khí cũng sẽ thay đổi thành phần, chất lượng do ảnh hưởng từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhất là tình hình sử dụng đất không trong các thành phần kinh tế và việc vệ sinh môi trường nông thôn sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng môi trường đất và không khí trên địa bàn tỉnh. KIẾN NGHỊ Để đạt mục tiêu cải tạo, bảo vệ môi trường tỉnh trong hiện tại cũng như trong tương lai, tỉnh cần: - Bước đầu cần thực hiện các chương trình trước mắt đã được đề ra nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường tại một số khu vực trong điểm của tỉnh. - Tiếp tục thực hiện các chương trình lâu dài nhằm phòng ngừa và cải tạo môi trường, giúp môi trường tỉnh được trong lành. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt các chương trình, tỉnh nên phối hợp với các tỉnh khác thực hiện một số dự án nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường của tỉnh: - Dự án: Đánh giá khả năng chịu tải của sông Tiền và sông Hậu. - Dự án: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng rừng ngập nước vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp duy trì, bảo tồn tính đa dạng sinh học trong khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bản nhận xét đề tài: Khảo sát mối tương quan giữa thành phần thủy sinh vật và điều kiện lý hóa tính của môi trường nước tại vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, Sở KH&CN, năm 2002. Bảng điều tra tổng hợp giếng khoan khai thác tầng sâu, Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2006. Bảng tổng hợp tình hình cấp phép khoan, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan, Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2006. Bảng tổng hợp tình hình hoạt động khai thác cát sông, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2006. Báo cáo 9 tháng đầu năm một số nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2006, Sở KH&CN, năm 2006. Báo cáo công tác 6 tháng đầu năm 2006 và chương trình kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo công tác quản lý Nhà về môi trường giai đoạn 2001-2005 và định hướng trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án khai thác cát san lấp trên lòng sông Tiền thuộc xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp (công suất 400.000 m3/năm), Công ty xây lắp và vật liệu xây dựng Đồng Tháp, năm 2007. Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng hệ thống thoát nước thị xã Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến năm 2010, Công ty cấp thoát nước và môi trường đô thị Đồng Tháp, năm 2005. Báo cáo đề tài bước đầu nghiên cứu một số giải pháp hạn chế cây mai dương (mimosa pigra) ở vườn quốc gia Tràm Chim, Vườn quốc gia Tràm Chim, năm 2001. Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Đồng Tháp thời kỳ đến năm 2010, UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2003. Báo cáo điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2006. Báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường 2005 và kế hoạch công tác 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường 9 tháng đầu năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo hoạt động Y tế năm 2005. Phương hướng, Kế hoạch năm 2006 của ngành Y tế Đồng Tháp, Sở y tế, năm 2002. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2005, và một số công tác trọng tâm năm 2006, Sở Xây dựng, năm 2005. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp tỉnh: Nghiên cứu và xác định thành phần và sự phong phú của động vật đất và bước đầu ghi nhận tác động của việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật đến động vật đất trên một số vùng sinh thái của tỉnh Đồng Tháp, Sở KHCN, năm 2001. Báo cáo nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khả năng chịu ngập úng của cây có múi, Sơ KH&CN, năm 2002. Báo cáo quan trắc môi trường 6 tháng đầu năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2006. Báo cáo quan trắc môi trường năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2005. Báo cáo quan trắc môi trường năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2005. Báo cáo quan trắc môi trường năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2005. Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2006 của ngành Y tế Đồng Tháp, Sở y tế, năm 2006. Báo cáo sơ kết các đề án bảo vệ môi trường, UBND huyện Tam Nông, năm 2005. Báo cáo sơ kết tình hình hoạt động Công nghiệp 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2006, Sở Công nghiệp, năm 2006. Báo cáo tháng 6/2006 và quý II/2006, Trung tâm y tế dự phòng, năm 2006. Báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị khai thác cát trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2006. Báo cáo tình hình ô nhiễm môi trường do nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2006. Báo cáo tình hình ô nhiễm MT và biện pháp xử lý chất thải trong làm bột chăn nuôi heo ở làng bột Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc (file + tài liệu đã in sẵn), UBND thị xã Sa Đéc, năm 2005. Báo cáo tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm 2001-2005. Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2006-2010, UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2005. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005, phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2006-2010, UBND tỉnh Đồng Tháp. Báo cáo tình hình sản xuất Lâm nghiệp đến qúy III năm 2006, BQLDA trồng rừng tỉnh, năm 2006. Báo cáo tình hình thực hiện Đề tài Khoa học Công nghệ, Sở KC&CN, năm 2003. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm. Nhiệm vụ giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2006. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và một số công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2006, Sở Xây dựng, năm 2006. Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển Kinh tế Xã hội thị xã Cao Lãnh đến năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2006. Báo cáo tóm tắt tổng kết pháp triển Nông nghiệp năm 2006, kế hoạch năm 2007, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2006. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2001-2010 và định hướng đến 2020, Sở Thương mại và Du lịch, ở Thương mại và Du lịch, năm 2002. Báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1999-2005 và định hướng giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2005. Báo cáo tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 1999-2005 và định hướng giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2005. Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai năm 2005, Ban Chỉ huy PVLB và TKCN, năm 2006. Báo cáo tổng kết đề tài: Khảo sát mối tương quan giữa thành phần thủy sinh vật và điều kiện lý hóa tính của môi trường nước tại vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, Sở KH&CN, năm 2002. Báo cáo tổng kết đề tài: Khảo sát mối tương quan giữa thành phần thủy sinh vật và điều kiện lý hóa tính của môi trường nước tại Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, Sở KH&CN, năm 2002. Báo cáo tổng kết đơn vị Tài nguyên và Môi trường năm 2005. Phương hướng, nhiệm vụ năm 2006, UBND huyện Tam Nông, năm 2006. Báo cáo tổng kết dự án: Xây dựng mô hình thâm canh lúa xuất khẩu, phát triển giao thông nông thôn và giải quyết nước sạch xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Sở KHCN, năm 2001. Báo cáo tổng kết giai đoạn 2003-2005. Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010, Sở Thương mại và Du lịch, năm 2005. Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Công nghiệp năm 2005 và nhiệm vụ kế hoạch năm 2006. Công trình công tác của Sở Công nghiệp năm 2006, Sở Công nghiệp, năm 2006. Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài: Nghiên cứu một số giải pháp diệt trừ cây mai dương (mimosa pigra. L) ở vườn quốc gia Tràm Chim, Vườn quốc gia Tràm Chim, năm 2004. Báo cáo tổng kết phát triển Kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Đồng Tháp năm 2006. Kế hoạch năm 2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2006. Báo cáo tổng kết sản xuất Nông nghiệp năm 2005, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2005. Báo cáo về công tác quản lý Nhà nước về Môi trường 6 tháng đầu năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2006. Chiến lược dài hạn và công trình hành động, quản lý và giảm nhẹ thiên tai tỉnh Đồng Tháp, Ban Chỉ huy PVLB và TKCN, năm 2006. Danh sách các dự án, cơ sở đã được thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên và Mô trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2005. Đề án phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2002-2010 và đến năm 2020, Sở Xây dựng, năm 2002. Đề án quản lý Nhà nước về tài nguyên khóang sản tỉnh Đồng Tháp (ban hành kèm theo quyết định số 26/2002/QĐ-UB ngày 23/5/2002 của UBND tỉnh Đồng Tháp), UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2002. Đề án xử lý ô nhiễm Môi trường do phát triển chăn nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2006. Đề án: Xử lý ô nhiễm Môi trường trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu dân cư tập trung huyện Tân Hồng giai đoạn 2006-2010, UBND huyện Tân Hồng, năm 2006. Đề tài ứng dụng thử nghiệm vi sinh vật hữu hiệu EM, Sở KH&CN, năm 2001. Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu xử lý chất thải rắn đập đá xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến năm 2010 định hướng đến năm 2025, Công ty cấp thoát nước và môi trường đô thị Đồng Tháp, năm 2005. Hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp năm 2005, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp. Hồ sơ tổng kiểm kê đất đai năm 2005 tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2005. Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ năm 2006, Sở KH&CN, năm 2006. Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ năm 2006-2010, Sở KH&CN, năm 2005. Kế hoạch phân bổ biên chế giường bệnh năm 2006, Sở y tế, năm 2005. Kế hoạch phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2006-2010, Sở Công nghiệp, năm 2006. Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bãi rác xử lý chất thải rắn huyện Tân Hồng năm 2006-2010, UBND huyện Tân Hồng, năm 2006. Kế hoạch tổng hợp năm 2007, Xí nghiệp cấp thoát nước và môi trường đô thị số 2, năm 2006. Kết quả điều tra các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thị xã Sa Đéc năm 2005, UBND thị xã Sa Đéc, năm 2006. Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn tỉnh Đồng Tháp (1999-2005), Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, năm 2005. Khảo sát ảnh hưởng của 2 biểu loại đất trên tốc độ phân hủy của thuốc trừ sâu Alpha Cypermethrin trong điều kiện phòng thí nghiệm, Sở KH&CN. Niên giám thống kê năm 2005 huyện Tam Nông, UBND huyện Tam Nông, năm 2006. Niên giám thống kê năm 2005 tỉnh Đồng Tháp, Cục thống kê, năm 2006. Phiếu kết quả kiểm định dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật, Trung tâm kiểm định TBVTV phía Nam, năm 1999. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, UBND tỉnh Đồng Tháp, tháng 8 năm 2007. Quản lý bền vững khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia Tràm Chim Tam Nông, Đồng Tháp, Việt Nam, UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 1996. Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp thời kỳ đến năm 2010, Sở Công nghiệp, năm 2003. Quy hoạch phát triển ngành Y tế đến năm 2010, Sở y tế, năm 2005. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thị xã Sa Đéc đến năm 2010, UBND tỉnh Đồng Tháp, năm 2004 Quy hoạch vùng phát triển cá tra, cá ba sa tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2004. Quyết định về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sa Đéc 05 năm 2006 – 2010, UBND thị xã Sa Đéc, năm 2006. Quyết định về việc ban hành về hoạt động khai thác cát sông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp. Số liệu cấp nước tính đến cuối 2006: m3 cấp nước ở các huyện/thị, số khách hàng có đồng hồ cấp nước ở các huyện/thị, số liệu dự kiến đến 2010, Cty TNHH - MTV cấp nước và môi trường đô thị, năm 2006. Số liệu về: diện tích nuôi trồng, sản lượng (số liệu tính đến ngày 15/09/2006), Chi cục Thủy sản, năm 2006. Tổng hợp thống kê tàu sông, Sở Giao thông vận tải, năm 2006. Tổng kết công tác năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ của đơn vị năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2005. PHỤ LỤC 1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP Phần 1: Kết quả phân tích chất lượng không khí Phần 2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Phần 3: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm Phần 4: Kết quả phân tích chất lượng nước thải PHẦN 1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Bảng 1.1: Vị trí lấy mẫu STT Thị xã/Huyện Ký hiệu mẫu Vị trí quan trắc Tọa độ Kinh độ Vĩ độ 1 Thị xã Sa Đéc KK–01 Ngã tư Bưu điện Thị xã Sa Đéc 105o46'01,7" 10o17'25,9" KK–02 Khu công nghiệp sản xuất gạch Tân Quy Tây 105o47'06,5" 10o16'39,5" KK–03 Khu vực bên trong khu công nghiệp Sa Đéc (SAĐEC IDICO) 105o45'21,8" 10o19'03,9" 2 Thị xã Cao Lãnh KK–04 Ngã tư Văn Nghệ 105o38'13,9" 10o27'23,8" KK–05 Trước Công ty TNHH Vĩnh Hoàn - Quốc lộ 30, P.11, Thị xã Cao Lãnh. 105o33'54,9" 10o30'14,2" KK–06 Khu vực cưa xẻ gỗ, Quốc lộ 30, Xã Mỹ Tâm, Thị xã Cao Lãnh. 105o36'53,5" 10o28'28,0" 3 Huyện Tân Hồng KK–07 Trước cổng UBND Huyện Tân Hồng 105o27'54,5" 10o52'14,1" 4 Huyện Hồng Ngự KK–08 Trước cổng chợ Hồng Ngự 105o20'30,5" 10o48'29,6" 5 Huyện Thanh Bình KK–09 Gần chợ Cái Tre - Thị trấn Thanh Bình 105o30'46,3" 10o32'58,5" 6 Huyện Tam Nông KK–10 Trung tâm Thị trấn Tràm Chim 105o33'36,8" 10o40'14,1" 7 Huyện Tháp Mười KK–11 Trước cổng UBND Thị trấn Mỹ An 105o50'55,7" 10o31'41,4" 8 Huyện Cao Lãnh KK–12 Trước Bưu điện Thị trấn Mỹ Thọ 105o41'45,7" 10o26'47,4" 9 Huyện Lấp Vò KK–13 Gần chợ Thị trấn Lấp Vò 105o31'21,6" 10o21'47,8" 10 Huyện Lai Vung KK–14 Trước chợ Lai Vung 105o39'33,1" 10o17'16,0" 11 Huyện Châu Thành KK–15 Khu dân cư Thị trấn Cái Tàu Hạ 105o49'36,2" 10o16'16,0" Bảng 1.2: Chất lượng không khí tỉnh Đồng Tháp đợt 1 (từ 06/10/2006 đến 11/10/2006) STT Kí hiệu mẫu Nhiệt độ Độ ẩm Tốc độ gió Hướng gió Độ ồn NO2 SO2 CO Bụi THC 0C % m/s Lệch so với hướng Bắc dBA mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 1 KK-01 29,6 66,2 1,7 120 67,0 0,025 0,043 0,6 0,18 0,05 2 KK-02 32,4 54,2 1,8 130 72,0 0,045 0,084 0,7 0,15 0,1 3 KK-03 27,7 83,0 0,6 125 69,0 0,032 0,087 0,08 0,20 0,2 4 KK-04 27,3 75,9 0,4 320 71,5 0,30 0,028 0,25 0,08 0,4 5 KK-05 32,6 55,4 0,2 310 72,5 0,045 0,097 0,5 0,08 0,5 6 KK-06 30,8 65,8 0,8 310 67,3 0,092 0,124 0,06 0,15 0,7 7 KK-07 29,3 61,7 1,4 70 64,2 0,043 0,087 0,10 0,22 0,4 8 KK-08 32,4 61,3 0,7 60 72,4 0,040 0,046 0,44 0,36 0,9 9 KK-09 26,4 76,0 0,5 75 69,6 0,037 0,042 2,5 0,21 1,1 10 KK-10 28,3 64,1 1,2 70 65,2 0,035 0,064 0,06 0,23 0,4 11 KK-11 24,5 84,2 0,2 250 60,1 0,055 0,023 0,2 0,28 0,6 12 KK-12 26,0 72,8 0,3 260 64,5 0,080 0,167 1,2 0,24 1,6 13 KK-13 28,1 74,4 0,4 45 66,3 0,023 0,047 0,46 0,22 0,3 14 KK-14 29,2 68,1 0,6 60 63,1 0,055 0,106 0,06 0,32 1,6 15 KK-15 28,4 70,5 0,3 70 67,2 0,080 0,086 0,08 0,28 0,7 TCVN 5937 – 2005 - - - - - 0,2 0,35 30 0,3 - TCVN 5949 – 1995 - - - - 75 - - - - - Bảng 1.3: Chất lượng không khí tỉnh Đồng Tháp đợt 2 (từ 20/11/2006 đến 25/11/2006) STT Kí hiệu mẫu Nhiệt độ Độ ẩm Tốc độ gió Hướng gió Độ ồn NO2 SO2 CO Bụi THC 0C % m/s Lệch so với hướng Bắc dBA mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 mg/m3 1 KK-01 27,8 81,3 0,8 260 66,5 0,08 0,055 1,2 0,12 0,7 2 KK-02 28,6 79,1 1,2 260 70,8 0,055 0,096 0,5 0,25 0,6 3 KK-03 32,0 66,7 1,8 280 72,4 0,045 0,012 0,12 0,18 1,2 4 KK-04 34,6 60,1 0,6 70 69,8 0,054 0,047 1,5 0,05 1 5 KK-05 29,7 68,6 2,1 120 68,2 0,125 0,056 0,08 0,09 0,8 6 KK-06 29,5 69,9 1,4 120 71,5 0,113 0,234 0,75 0,17 1,8 7 KK-07 33,1 60,7 0,7 70 65,8 0,087 0,125 0,56 0,26 2,1 8 KK-08 28,3 65,4 1,1 160 74,8 0,041 0,147 0,34 0,3 0,7 9 KK-09 33,6 62,9 0,8 160 70,1 0,110 0,069 3,4 0,19 2,4 10 KK-10 35,1 58,9 1,2 210 72,3 0,080 0,023 1,8 0,15 2,5 11 KK-11 36,0 55,4 0,6 260 61,1 0,423 0,154 0,9 0,07 1,9 12 KK-12 35,7 59,4 0,8 260 62,8 0,091 0,112 1,6 0,16 0,8 13 KK-13 27,1 74,4 1,5 70 64,7 0,056 0,063 0,79 0,12 0,9 14 KK-14 28,4 78,1 1,1 70 66,9 0,168 0,138 1,05 0,28 1,2 15 KK-15 31,0 64,3 1,8 120 69,8 0,172 0,075 1,01 0,22 1,5 TCVN 5937 – 2005 - - - - - 0,2 0,35 30 0,3 - TCVN 5949 – 1995 - - - - 75 - - - - - PHẦN 2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu STT Thị xã/Huyện Ký hiệu mẫu Vị trí quan trắc Tọa độ Kinh độ Vĩ độ 1 Thị xã Sa Đéc NM-01 Cầu Sa Đéc– Thị xã Sa Đéc. 105o45'43,9" 10o19'4,90" 2 Thị xã Cao Lãnh NM-02 Cầu Kênh Cụt – Thị xã Cao Lãnh. 105o37'18,5" 10o28'20,6" 3 Huyện Tân Hồng NM-03 Cầu Sa Rài – Trung tâm Thị trấn Sa Rài. 105o26'52,7" 10o52'52,3" 4 Huyện Hồng Ngự NM-04 Cầu Hồng Ngự – Trung tâm Thị trấn Hồng Ngự. 105o20'28,8" 10o48'12,5" 5 Huyện Thanh Bình NM-05 Cầu Cái Tre – Thị trấn Thanh Bình, Huyện Thanh Bình. 105o30'46,2" 10o32'58,4" NM-06 Cầu Cái Dầu – ấp Bình Chánh, Xã Bình Thành, Huyện Thanh Bình. 105o31'45,5" 10o32'45,9" 6 Huyện Tam Nông NM-07 Cầu Kinh Đường Gạo 2 – Thị trấn Tràm Chim, Huyện Tam Nông. 105o33'37,9" 10o40'13,9" NM-08 Ấp 1, Đường Trần Hưng Đạo – Thị trấn Tràm Chim, Huyện Tam Nông. 105o32'33,6" 10o40'31,0" 7 Huyện Tháp Mười NM-09 Cầu Tháp Mười – Thị trấn Tháp Mười, Huyện Tháp Mười. 105o50'49,8" 10o31'08,8" 8 Huyện Cao Lãnh NM-10 Cầu Đúc – Thị trấn Mỹ Thọ, Huyện Cao Lãnh. 105o41'42,4" 10o26'46,8" NM-11 Cầu Tân Trường – Xã Mỹ Hội, Huyện Cao Lãnh. 105o43'27,4" 10o23'24,8" 9 Huyện Lấp Vò NM-12 Cầu Lấp Vò – Thị trấn Lấp Vò, Huyện Lấp Vò. 105o31'21,6" 10o21'47,8" 10 Huyện Lai Vung NM-13 Cầu Hòa Long – Huyện Lai Vung. 105o39'30,4" 10o17'15,1" NM-14 Kênh Họa Đồ – Ấp Long Bửu, Xã Hòa Long, Huyện Lai Vung. 105o39'55,7" 10o17'07,6" 11 Huyện Châu Thành NM-15 Cầu Nha Mân – Huyện Châu Thành. 105o49'36,2" 10o16'16,0" Bảng 2.2: Chất lượng nước mặt tại Đồng Tháp đợt 1 (từ 06/10/2006 đến 11/10/2006) STT Thông số Đơn vị tính NM - 01 NM - 02 NM - 03 NM - 04 NM - 05 NM - 06 NM - 07 NM - 08 TCVN 5942–1995 Loại A Loại B 1 Nhiệt độ oC 27,6 28,5 28,4 27,4 28,3 28 29,1 29,4 - - 2 pH - 7,68 7,44 7,35 7,58 7,73 7,66 7,25 7,67 6 – 8,5 5,5 – 9 3 EC mS/cm 95,2 110,4 114,2 107,8 106,5 108,3 107,2 97,7 - - 4 TDS mg/L 52 46 46 51 49 49 51 51 - - 5 BOD5 mg/L 9 2 4 11 2 7 16 4 <4 <25 6 COD mg/L 25 5 9 19 7 31 39 8 <10 <35 7 DO mg/L 2,38 2,04 2,34 2,04 2,36 2,23 2,18 2,39 ≥6 ≥2 8 SS mg/L 167 264 126 134 42 34 46 84 20 80 9 Amônia mg/L 0,082 0,091 0,101 0,058 0,096 0,072 0,080 0,136 0,05 1 10 Nitrat mg/L 0,05 0,02 0,36 0,38 0,98 1,3 1,15 1,73 10 15 11 Nitrit mg/L 0,002 KPH 0,013 0,015 0,238 0,325 0,005 0,063 0,01 0,05 12 Clorua mg/L 2 5 16 10 9 7 6 4 - - 13 Phot phat mg/L 0,07 0,03 0,13 0,23 0,04 0,04 0,01 0,04 - - 14 Sắt tổng mg/L 2,76 1,18 2,12 2,49 0,89 0,96 0,51 0,95 1 2 15 Chì mg/L KPH 0,0006 KPH 0,0005 0,0009 0,0011 0,0006 0,0008 0,05 0,1 16 Độ đục NTU 150 252 92 127 32,7 29,9 35,6 68,7 - - 17 Tổng coliform MPN/100ml 930 24.000 240.000 11.000 11.000 46.000 24.000 24.000 5.000 10.000 Bảng 2.2: Chất lượng nước mặt tại Đồng Tháp đợt 1 (từ 06/10/2006 đến 11/10/2006) (tiếp theo) STT Thông số Đơn vị tính NM - 09 NM - 10 NM - 11 NM - 12 NM - 13 NM - 14 NM - 15 TCVN 5942–1995 Loại A Loại B 1 Nhiệt độ oC 28,7 28,1 28,5 28 28,3 29,1 29,4 - - 2 pH - 7,12 7,32 7,53 7,51 7,55 7,83 7,8 6 – 8,5 5,5 – 9 3 EC mS/cm 100,9 58,2 97,9 102,6 102,4 105,8 105,7 - - 4 TDS mg/L 47 48 42 55 52 51 52 - - 5 BOD5 mg/L 6 3 12 3 4 9 7 <4 <25 6 COD mg/L 9 8 26 6 9 27 21 <10 <35 7 DO mg/L 1,72 1,58 2,15 2,12 1,8 1,85 1,91 ≥6 ≥2 8 SS mg/L 26 32 28 156 108 134 126 20 80 9 Amônia mg/L 0,097 0,100 0,077 0,224 0,066 0,108 0,162 0,05 1 10 Nitrat mg/L 0,13 0,09 0,31 0,72 0,53 0,58 0,72 10 15 11 Nitrit mg/L 0,001 KPH 0,016 0,020 0,018 0,015 0,018 0,01 0,05 12 Clorua mg/L 17 2 3 6 5 5 4 - - 13 Phot phat mg/L 0,06 0,01 0,08 0,22 0,16 0,19 0,20 - - 14 Sắt tổng mg/L 1,01 1,44 3,29 3,08 2,35 3,09 2,32 1 2 15 Chì mg/L 0,0008 0,0012 0,0026 0,0041 0,0007 KPH 0,0002 0,05 0,1 16 Độ đục NTU 38,1 29,2 21,5 141 83,5 105 104 - - 17 Tổng coliform MPN/100ml 46.000 43.000 24.000 2.400.000 110.000 240.000 11.000 5.000 10.000 Bảng 2.3: Chất lượng nước mặt tại Đồng Tháp đợt 2 (từ 20/11/2006 đến 26/11/2006) STT Thông số Đơn vị tính NM - 01 NM - 02 NM - 03 NM - 04 NM - 05 NM - 06 NM - 07 NM - 08 TCVN 5942–1995 Loại A Loại B 1 Nhiệt độ oC 28,1 27,6 28,7 29,2 28 29,3 27,9 28,5 - - 2 pH - 7,41 7,2 7,54 7,61 7,47 7,59 7,36 7,25 6 – 8,5 5,5 – 9 3 EC mS/cm 85,6 127,5 107,2 127,9 97,3 85 176,2 107,8 - - 4 TDS mg/L 23 39 59 72 42 34 53 86 - - 5 BOD5 mg/L 3 3 6 9 2 3 4 3 <4 <25 6 COD mg/L 13 9 14 27 6 8 16 8 <10 <35 7 DO mg/L 2,56 2,17 3,22 2,11 2,09 2,36 2,22 2,49 ≥6 ≥2 8 SS mg/L 135 179 67 31 21 12 126 9 20 80 9 Amônia mg/L 0,130 0,290 0,090 0,210 1,640 2,390 0,140 0,090 0,05 1 10 Nitrat mg/L 0,14 0,01 1,26 0,57 2,62 1,73 0,09 0,73 10 15 11 Nitrit mg/L KPH 0,003 0,007 0,011 0,175 0,421 KPH 0,033 0,01 0,05 12 Clorua mg/L 2 10 7 13 3 5 6 11 - - 13 Phot phat mg/L 0,08 0,01 0,15 0,18 0,02 0,06 0,08 0,01 - - 14 Sắt tổng mg/L 2,81 0,96 1,84 2,34 0,36 0,74 0,97 0,54 1 2 15 Chì mg/L 0,0021 KPH 0,0008 0,0003 0,0003 KPH KPH 0,0016 0,05 0,1 16 Độ đục NTU 178 159 45 16,2 9,1 11,9 72,3 3,1 - - 17 Tổng coliform MPN/100ml 1.100 24.000.000 110.000 24.000 9.300 11.000 430.000 2.400 5.000 10.000 Bảng 2.3: Chất lượng nước mặt tại Đồng Tháp đợt 2 (từ 20/11/2006 đến 26/11/2006) (tiếp theo) STT Thông số Đơn vị tính NM - 09 NM - 10 NM - 11 NM - 12 NM - 13 NM - 14 NM - 15 TCVN 5942–1995 Loại A Loại B 1 Nhiệt độ oC 29 27,8 28,4 28 28,7 27,6 29 - - 2 pH - 7,03 7,11 7,41 7,64 7,34 7,93 7,82 6 – 8,5 5,5 – 9 3 EC mS/cm 99,3 45,1 67,7 105,9 111,4 92,7 87,3 - - 4 TDS mg/L 47 56 35 61 71 46 35 - - 5 BOD5 mg/L 6 7 8 5 11 6 4 <4 <25 6 COD mg/L 13 24 12 11 24 9 12 <10 <35 7 DO mg/L 2 1,69 1,97 2,54 2,66 1,99 2,1 ≥6 ≥2 8 SS mg/L 73 17 21 64 13 24 52 20 80 9 Amônia mg/L 0,130 0,260 0,930 1,270 0,810 3,780 0,040 0,05 1 10 Nitrat mg/L 1,29 0,24 0,05 1,03 0,65 0,29 0,88 10 15 11 Nitrit mg/L 0,002 0,005 KPH 0,141 0,024 0,012 0,029 0,01 0,05 12 Clorua mg/L 3 0,6 2 9 14 7 4 - - 13 Phot phat mg/L 0,05 0,18 0,02 0,04 0,18 0,06 0,17 - - 14 Sắt tổng mg/L 0,37 1,33 1,26 0,35 0,89 0,13 0,97 1 2 15 Chì mg/L 0,0012 0,0009 KPH 0,0004 0,0005 KPH KPH 0,05 0,1 16 Độ đục NTU 245 6,7 12,6 32,3 7,2 6,5 27,6 - - 17 Tổng coliform MPN/100ml 11.000 4.300 24.000 4.300.000 24.000 9.300 43.000 5.000 10.000 PHẦN 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu STT Thị xã/Huyện Ký hiệu mẫu Vị trí quan trắc Tọa độ Kinh độ Vĩ độ 1 Thị xã Cao Lãnh NN-01 Nước ngầm nhà ông Võ Văn Luễn - Tổ 33, Khóm 1, P, 11, Thị xã Cao Lãnh, 105o35'27,3" 10o28'48,9" NN-02 Nước ngầm nhà ông Huỳnh Văn Beo – Khu công nghiệp Trần Quốc Toản, Thị xã Cao Lãnh, 105o33'55,1" 10o30'14,2" 2 Huyện Tân Hồng NN-03 Nhà ông Nguyễn Tắng Kín – 93 Hùng Vương, Thị trấn Sà Rài 105o26'47,4" 10o52'47,3" 3 Huyện Tháp Mười NN-04 Nước ngầm nhà ông Lương Văn Kỷ – Ấp 3, Xã Mỹ Hòa, Huyện Tháp Mười, 105o49'38,3" 10o33'58,4" NN-05 Nước ngầm Trạm cấp nước Huyện Tháp Mười, 105o50'54,3" 10o31'12,7" 4 Huyện Cao Lãnh NN-06 Nước ngầm nhà ông Võ Duy Tích - Ấp Đông Mỹ, Xã Mỹ Hội, Huyện Cao Lãnh, 105o43'11,2" 10o24'12,0" 5 Huyện Châu Thành NN-07 Nước ngầm nhà ông Hồ Văn Hoàng - Ấp Tân Bình, Xã Tân Thuận, Huyện Châu Thành, 105o49'42,1" 10o16'07,1" Bảng 3.2: Chất lượng nước ngầm tại Đồng Tháp đợt 1 (từ 06/10/2006 đến 11/10/2006) STT Thông số Đơn vị tính NN - 01 NN - 02 NN - 03 NN - 04 NN - 05 NN - 06 NN - 07 TCVN (5944-1995) 1 pH 5,67 6,98 7,24 7,11 5,43 6,69 5,41 6,5-8,5 4 Độ cứng mg/L 430 1,090 1,020 170 200 860 400 300-500 5 Độ màu Pt-Co 5 19 81 0 0 11 0 5 - 50 6 Amôniac mg/L 14,16 0,58 0,21 0 0,11 0 0,32 - 7 Nitrat mg/L 0,23 1,12 0,08 1,26 0 0,96 0,15 45 8 Nitrit mg/L 0,031 0 0 0 0 0,043 0,001 - 9 Clorua mg/L 204 642 428 16 10 810 0,8 200-600 10 Sắt tổng mg/L 2,41 1,11 0,23 1,45 2,75 0,96 2,80 1-5 11 Chì mg/L 0,0012 0,0007 KPH 0,0011 0,0023 0,0006 KPH 0,05 12 As μg/L 0,15 KPH 0,31 KPH 1,22 0,56 0,05 50 13 Mangan mg/L 0,13 1,7 0,7 0 0,016 1,82 0,006 0,1-0,5 14 Tổng coliform MPN/100ml 9 <3 240 <3 110 24 9 3 Bảng 3.3: Chất lượng nước ngầm tại Đồng Tháp đợt 2 (từ 20/11/2006 đến 26/11/2006) STT Thông số Đơn vị tính NN - 01 NN - 02 NN - 03 NN - 04 NN - 05 NN - 06 NN - 07 TCVN (5944-1995) 1 pH 6,31 7,62 7,19 7,23 5,84 6,75 5,66 6,5-8,5 4 Độ cứng mg/L 270 790 970 80 260 510 420 300-500 5 Độ màu Pt-Co 10 15 58 0 0 0 0 5 - 50 6 Amôniac mg/L 10,72 0,78 0,19 0,10 0,05 0,16 0,39 - 7 Nitrat mg/L 1,07 2,76 0,63 0,59 0,05 1,14 0,37 45 8 Nitrit mg/L 0,005 KPH KPH KPH KPH 0,012 KPH - 9 Clorua mg/L 127 493 564 76 22 610 6 200-600 10 Sắt tổng mg/L 2,32 1,46 0,41 0,97 3,26 0,70 2,64 1-5 11 Chì mg/L 0,0031 0,0003 0,0009 0,0013 0,0027 KPH 0,0002 0,05 12 As μg/L 0,07 0,009 0,0002 0,0016 KPH 0,0011 KPH 50 13 Mangan mg/L 0,10 2,0 1,0 0,007 0,16 1,54 0,05 0,1-0,5 14 Tổng coliform MPN/100ml <3 <3 430 <3 240 9 110 3 PHẦN 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI Bảng 4.1: Vị trí lấy mẫu STT Thị xã/Huyện Ký hiệu mẫu Vị trí quan trắc Tọa độ Kinh độ Vĩ độ 1 Thị xã Sa Đéc NT-01 Nước thải sản xuất tinh bột nhà ông Lương Hữu Định – 75/5, ấp Tân Thuận, xã Tân Phú Đông 105o45'41,8" 10o17'13,1" NT-02 Nước thải Khu công nghiệp Sa Đéc 105o45'09,5" 10o19'17,8" 2 Thị xã Cao Lãnh NT-03 Nước thải dân cư tại Chợ Mỹ Ngãi – P,1, Thị xã Cao Lãnh 105o37'28,7" 10o28'10,8" 3 Huyện Lấp Vò NT-04 Nước thải nuôi cá tra của bà Nguyễn Thị Thúy Loan - Ấp An Hòa, Xã Định An, Huyện Lấp Vò, 105o29'46,7" 10o19'55,5" NT-05 Nước thải nuôi cá tra của ông Năm Thành - Xã Bình Thành, Huyện Lấp Vò, 105o29'34,8" 10o20'03,1" NT-06 Nước thải nuôi cá tra của ông Hùynh Văn Lâm - Ấp An Thạnh, Xã Bình Thành, Huyện Lấp Vò, 105o29'42,5" 10o19'55,7" Bảng 4.2: Chất lượng nước thải tại Đồng Tháp đợt 1 (từ 06/10/2006 đến 11/10/2006) STT Thông số Đơn vị tính NT - 01 NT - 02 NT - 03 NT - 04 NT - 05 NT - 06 TCVN 5945 – 2005 (A) TCVN 5942 – 1995 (A) 1 Nhiệt độ 0C 28,5 28,1 29,5 28,5 28,4 28,2 40 2 pH - 7,56 7,74 7,52 7,8 7,8 7,63 6 – 8,5 6 – 8,5 3 EC mS/cm 14,54x103 1,545 10,9 213 183,3 208 - - 4 TDS mg/L 1,907 742 490 102 88 100 - - 5 BOD5 mg/L 8,937 104 176 18 11 4 30 4 6 COD mg/L 10,830 135 221 34 46 18 50 10 7 DO mg/L 0,39 1,42 1,67 1,26 1,84 1,8 - 6 8 SS mg/L 2,437 147 84 86 145 127 50 20 9 Amôniac mg/L 0,15 12,59 4,63 0,86 0,86 0,91 5 0,05 10 Clorua mg/L 2,800 270 137 28 16 15 500 - 11 P Tổng mg/L 0,93 4,84 5,28 0,05 0,12 0,28 4 - 12 Sắt tổng mg/L 0,27 0,42 2,04 0,35 0,46 0,45 1 1 13 Chì mg/L 0,0012 0,0076 0,0013 0,0003 0,0004 0,0003 0,1 0,05 14 Cd mg/L <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,005 0,01 15 Dầu mỡ mg/L 1,57 3,64 0,44 0,33 0,44 0,79 5 0 16 Cr mg/L <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,2 0,1 17 Hg mg/L <0,001 0,0012 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,005 0,001 18 Tổng coliform MPN/100ml 2.400.000 110.000 2.400 110.000 430.000 210.000 3.000 5.000 Bảng 4.3: Chất lượng nước thải tại Đồng Tháp (từ 20/11/2006 đến 26/11/2006) STT Thông số Đơn vị tính NT - 01 NT - 02 NT - 03 NT - 04 NT - 05 NT - 06 TCVN 5945 – 2005 (loại A) TCVN 5942 – 1995 1 Nhiệt độ 0C 28,7 28,4 30,1 28,4 28,4 28,7 40 2 pH - 7,42 7,71 7,41 7,61 7,42 7,44 6 – 8,5 6 – 8,5 3 EC mS/cm 16,44x103 1463 1221 242 227 224 - - 4 TDS mg/L 2,314 712 514 142 94 86 - - 5 BOD5 mg/L 8,437 69 189 22 14 6 30 4 6 COD mg/L 9,761 157 245 36 24 11 50 10 7 DO mg/L 0,43 1,23 1,45 1,28 1,72 1,67 - 6 8 SS mg/L 2,143 276 107 56 51 46 50 20 9 Amôniac mg/L 0,17 10,43 5,27 0,91 0,78 0,94 5 0,05 10 Clorua mg/L 3,446 250 172 32 34 19 500 - 11 P Tổng mg/L 0,67 2,46 6,74 0,06 0,22 0,34 4 - 12 Sắt tổng mg/L 0,32 0,40 1,27 0,43 0,51 0,73 1 1 13 Chì mg/L 0,0016 0,0084 0,0023 0,0006 0,0005 0,0005 0,1 0,05 14 Cd mg/L <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,005 0,01 15 Dầu mỡ mg/L 2,41 1,23 0,51 0,34 0,45 0,64 5 0 16 Cr mg/L <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,2 0,1 17 Hg mg/L <0,001 0,0015 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 0,005 0,001 18 Tổng coliform MPN/100ml 2.100.000 240.000 9.300 210.000 430.000 240.000 3.000 5.000 PHỤ LỤC 2 CƠ SỞ KHÁI TOÁN KINH PHÍ Kinh phí thực hiện cho từng dự án được ước tính căn cứ vào các cơ sở sau (Nguồn kinh phí ước tính cho từng dự án chỉ là khái toán, mang tính chất tổng quát, khi thực hiện dự án kinh phí có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm và phương thức thực hiện): - Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-TNMT ngày 29 tháng 12 năm 2006 giữa Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường. - Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính – Bộ Khoa học Công nghệ về Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bố dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước. - Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25 tháng 09 năm 2002 của Bộ Tài chính về chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. - Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. - Ngày công lao động kỹ thuật được tính theo đơn giá xây dựng cơ bản khu vực thành phố Hồ Chí Minh ban hành theo Quyết định số 103/2006/QĐ-UBNDTP và 104/2006/QĐ-UBNDTP ngày 14 tháng 7 năm 2006 của UBND Tp. Hồ Chí Minh. - Chi phí xử lý chất thải: 6.000.000 đồng/m3 nước thải sinh hoạt, 10.000.000 đồng/m3 nước thải y tế, 4.000.000 đồng/m3 nước cấp. - Kinh phí thực tế thực hiện các dự án tương tự.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc141..doc
Tài liệu liên quan