Báo cáo tổng hợp tại Xí nghiệp 26. 3 - Bộ quốc phòng

Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 3 Chương II: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 5 Chương II: Tổ sản xuất của doanh nghiệp. 11 Chương IV: Bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 27 Chương V: Kế hoạch và phương hướng phát triển doanh nghiệp. 31 Chương VI: Quản trị nhân lực doanh nghiệp. 41 Chương VII: Quản trị kỹ thuật. 64 Chương VIII: Quản trị Tài chính. 72 Chương IX: Quản trị vật tư kỹ thuật. 82 Chương X : Quản trị tác nghiệp sản xuất. 92 Một số ý kiến đóng góp 101 Kết luận

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tổng hợp tại Xí nghiệp 26. 3 - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng cho việc lập kế hoạch chất lượng các sản phẩm giày sản xuất tại Xí nghiệp 26.3. Định nghiã và giải thích: Lập kế hoạch chất lượng: Là các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu cầu chất lượng cũng như việc áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng. Việc lập kế hoạch chất lượng bao gồm: Lập kế hoạch chất lượng sản phẩm: Xác định, cân nhắc và phân loại mức độ quan trọng của các đặc trưng chất lượng cũng như thiết lập các mục tiêu, yêu cầu chất lượng và những điều kiện buộc phải thực hiện. Lập kế hoạch quản lý và tác nghiệp: Chuẩn bị cho việc áp dụng Hệ thống chất lượng, bao gồm công tác tổ chức và lập tiến độ thực hiện. Chuẩn bị kế hoạch chất lượng và đề ra những qui định về cải tiến chất lượng. Kế hoạch chất lượng: Là Tài liệu nêu biện pháp thực hiện, nguồn lực và trình tự hoạt động gắn liền với chất lượng cho một sản phẩm cụ thể. KHCL – Kế hoạch chất lượng. Nội dung: KháI quát: Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hệ thống quản lý chất lượng do đó Công ty phải xây dựng một kế hoạch chất lượng tức là lựa chọn một cách thức kết hợp các công việc, nguồn lực và trình tự công việc cụ thể để đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của một sản phẩm. Nói tóm lại việc lập một kế hoạch chất lượng là việc thống nhất giữa các phòng ban, đơn vị trong Công ty về cách thức kết hợp những công việc, nguồn lực và thứ tự ưu tiên công việc để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Kết quả của quá trình lập kế hoạch chất lượng được đúc kết lại trong một bản kế hoạch chất lượng. Như vậy lập kế hoạch chất lượng là một quá trình, còn kế hoạch chất lượng là một bằng chứng ghi lại cơ cấu, kết quả của quá trình lập kế hoạch chất lượng. Các yêu cầu của việc lập kế hoạch chất lượng: Lập kế hoạch chất lượng là quá trình thực hiện để xác định các nội dung sau: Phác thảo kế hoạch chất lượng Xác định việc kiểm soát các nguồn lực và các kỹ năng cần thiết để đạt được chất lượng theo yêu câù. Cập nhật xoá các kỹ thuật kiểm soát, kiểm tra và thử nghiệm cần thiết. Xác định các yêu cầu đo lường đặc biệt. Nêu rõ các tiêu chuẩn chấp nhận. Xác định các phương pháp kiểm tra thích hợp. Xác định và chuẩn bị về hồ sơ chất lượng. Các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch chất lượng: Bao gồm các giai đoạn: Xác định các yêu cầu chất lượng. Chuyển các yêu cầu thành các yếu tố có thể kiểm soát được. Thiết lập hệ thống đo lường và kiểm soát. Lập Tài liệu hệ thông chất lượng. Thay đổi các quá trình. Xác định các yêu cầu chất lượng: Công ty cần phải xác định các yêu cầu chất lượng của sản phẩm sao cho phù hợp và thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Việc xác định các yêu cầu chất lượng để thoả mãn nhu cầu khách hàng phải thông qua các thông tin thu thập được từ ý kiến phản hồi của khách hàng. Đội ngũ cán bộ thị trường của Công ty phải được đào tạo thích hợp để thực hiện công tác điều tra nhu cầu của khách hàng. Khi đã nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Công ty có thể xác định được các yêu cầu chất lượng và từ đó có thể tạo ra những sản phẩm có những đặc tính phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Các yêu cầu chất lượng này được thực hiện bằng văn bản cụ thể, đó có thể là các tiêu chuẩn kỹ thuật, các hợp đồng, đơn đặt hàng của khách hàng.. Chuyển các yêu cầu thành các yếu tố có thể kiểm soát được: Khi đã nắm bắt được yêu cầu của khách hàng, Công ty phải chuyển các yêu cầu này thành các yếu tố kiểm soát được. Ví dụ khách hàng có ý kiến một số sản phẩm giày da sĩ quan nam do Công ty sản xuất Hậu bị lệch thì Công ty phải kiểm soát được yếu tố này bằng cách kiểm tra độ chính xác của thiết bị gò hậu và kiểm tra giám sát người công nhân thực hiện công đoạn này tuân thủ các hường dẫn công việc. Thiết lập các hệ thống kiểm tra và kiểm soát: Để kiểm soát được các yêu cầu chất lượng thì Công ty phải có một hệ thống kiểm tra và kiểm soát thích hợp. VD: Để kiểm soát được hiện tượng lệch Hậu thì Công ty xây dụng qui định công đoạn sau phải kiểm tra công soạn trước đó hoặc nếu cần thiết thì phải thiết lập một vị trí kiểm tra sau công đoạn đó . Lập Tài liệu hệ thống: Việc đạt được các yêu cầu chất lượng phù hợp là nhờ vào việc xây dựng các hướng dẫn làm việc, các qui trình, qui định có tính hệ thống và nhất quán. Khi Công ty có đủ hệ thống Tài liệu phù hợp thì chỉ cần thực hiện đúng với hệ thống Tài liệu thì Công ty sẽ có đầy đủ khả năng để đạt được các yêu cầu chất lượng đã xác định. Thay đổi quá trình: Việc tạo ra chất lượng thoả mãn nhu cầu của khách hàng có thể dẫn tới việc thay đổi một số quá trình trong dây chuyến sản xuất cũng như trong quá trình khác như: mua hàng, tiêu thụ sản phẩm hoặc quá trình chuyển giao hàng hoá cho khách hàng… Do vậy Công ty cần phải xác định và thay đổi một số quá trình cho phù hợp. Khi thay đổi quá trình, Công ty phải chú ý đến con người trực tiếp và gián tiếp có ảnh hưởng đến quá trình đó. Và như vậy, Công ty phải có sự đào tạo và bố trí thích hợp với nhân viên của mình đối với những quá trình được thay đổi. Việc thay đổi quá trình cũng có thể dẫn tới việc thay đổi máy móc, thiết bị sản xuất, vì vậy Công ty cần phải có những kế hoạch thích hợp liên quan đến máy móc, thiết bị sản xuất. Ví dụ như kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, kế hoạch mua sắm đầu tu trang thiết bị… Tóm lại, việc lập kế hoạch chất lượmg là việc phân tích và thực hiện các yếu tố đã nêu ở trên. Ngoài ra việc xác định các chi phí có liên quan để đạt được các yêu cầu chất lượng cũng là một trong những yêu cầu của lập kế hoạch chất lượng. II. QUẢN TRỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ: Máy móc thiết bị là các yếu tố đầu vàocủa một doanh nghiệp sản xuất, là phương tiện chuyển giao công nghệ. Các doang nghiệp cần lập kế hoạch về máy móc thiết bị để đưa vào kế hoạch sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải có kế hoạch về nhu cầu máy móc thiết bị với số máy cần có trong năm và số máy thiết bị cần bổ xung năm kế hoạch. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phân loại đượcthời gian của máy móc thiết bị và phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị về mặt số lượng thời gian và tình hình sử dụng sản xuất của máy móc thiết bị. Số lượng máy móc hiện có của Xí nghiệp: STT TÊN THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG 1 Máy 1 kim juky 100 2 Máy 2 kim 14 3 Máy vắt sợi 1 kim 9 4 Máy thùa Juky 6 5 Máy đính Juky 8 6 Máy đính bộ Juky 8 7 Máy dập cúc 10 8 Máy Kansai 7 9 Máy nén khí 4 10 Máy đo vải 1 11 Máy dán đường may 5 12 Máy cắt di động 7 13 Máy cắt tĩnh 5 14 Giác mẫu 2 15 Máy chặt bàn thuỷ lực 5 16 Máy bồi vải VN 1 17 Máy cắt vòng LX 3 18 Máy gò mũi 8 19 Máy gò mang 6 20 Máy gò hậu 7 21 Máy khâu hút 4 22 Máy lưu hoá chân không 3 23 Máy ép đế 7 24 Băng tải dàn lạnh 1 25 Máy mài đế cao su 8 26 Máy may trụ 1 kim 4 27 Máy cán TQ 1 28 Máy cán luyện kín( Nhật) 2 29 Máy chặt thuỷ lực 2 30 Máy chặt cơ 2 31 Máy ép đế Hàn Quốc 2 32 Khuôn đế giầy da 20 33 Máy Svít( Tiệp Khắc) 25 34 Khuôn máy Svít 30 Với khối lượng máy móc thiết bị lớn, việc quản lý cũng như công tác bảo dưỡng là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Xí nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại nhằm mục tiêu giảm chi phí, tăng năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Tình hình thực hiện công tác quản lý máy móc của Xí nghiệp trong năm 2001: - Thực hiện tốt công tác quản lý máy móc thiết bị theo đúng quy trình của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và quy định của Công ty. Ban hành các quy định, nội quy, chế độ vận hành máy móc thiết bị để công nhân thực hiện. - Thực hiện việc sửa chữa máy móc thiết bị, thay thế, bảo dưỡng định kỳ đảm bảo cho sản xuất. - Lập sổ theo dõi giờ hoạt động của máy móc, thường xuyên kiểm tra việc vệ sinh, thay dầu mỡ…và tình trạng của máy móc để có kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo sản xuất. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT SẢN XUẤT TRONG XÍ NGHIỆP: Việc chuẩn bị kỹ thuật trong Xí nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng. Để đạt được năng suất lao động cao thì máy móc phải hiện đại, công nghệ phải phù hợp. Do đó, Xí nghiệp đã không ngừng tìm hiểu và đầu tư những công nghệ hiện đại của nứơc ngoài. Để cho máy móc thiết bị luôn hoạt động có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu về sản lượng được đề ra, Xí nghiệp đã thiết lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị rất chi tiết và cụ thể. Mọi hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc đều do phân xưởng cơ điện chịu trách nhiệm. Hàng ngày, máy móc luôn được sự giám sát của các xưởng trưởng và của ban kỹ thuật cơ điện, nếu có tình trạng hỏng đột suất, công nhân điều hành máy sẽ thông báo cho xưởng trưởng, từ đó ban kỹ thuật cơ điện sẽ có cách thức khắc phục để đảm bảo tiến độ sản xuất. Do công tác chuẩn bị, bảo dưỡng máy móc thiết bị luôn được quan tâm đúng mức, nên Xí nghiệp không xảy ra những sự cố lớn. Điều này cũng một là yếu tố tích cực giúp cho Xí nghiệp luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Công ty giao cũng như hoàn thành đúng hạn các hợp đồng khai thác. CHƯƠNG VIII QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH. * * * Hoạt động Tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Nói cách khác, Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Hoạt động Tài chính doanh nghiệp cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh đóng một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, hoạt động này nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp hay tăng trưởng và phát triển. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm : Vốn cố định, Vốn lưu dộng và Vốn chuyên dùng khác( quỹ Xí nghiệp, Vốn xây dựng cơ bản…). Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế Tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước. Việc phân tích tình hình Tài chính sẽ giúp cho nhà quản trị nắm được thực trạng hoạt động Tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố đến tình hình Tài chính. Nội dung chủ yếu phân tích tình hình Tài chính bao gồm: + Đánh giá kháI quát tình hình Tài chính. + Phân tích tình hình và khả năng thanh toán. + Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng Tàisản lưu động. + Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng Tàisản cố định. + Phân tích khả năng sinh lời của Xí nghiệp. Để tiến hành phân tích tình hình Tài chính, cần sử dụng nhiều Tàiliệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các Báo cáo Tài chính. Báo cáo Tài chính rất hữu ích đối với việc Quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những người muốn tìm hiểu về tình hình Tài chính và kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được tại thời điểm báo cáo. Sau đây, xin giới thiệu 2 báo cáo Tài chính chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Xí nghiệp 26- 3 Bộ Quốc Phòng. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2001. Tháng 12 năm 2001. ( Đơn vị tính:VNĐ) TÀISẢN Đầu năm Cuối năm A. TSLĐ VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN I. Tiền 1.Tiền mặt tại quỹ( gồm cả ngân phiếu) 2. Tiền gửi ngân hàng II. Các khoản đầu tư Tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu Phải thu của khách hàng Trả trước cho người bán Phải thu nội bộ Các khoản phải thu khác IV. Hàng tồn kho 1. Hàng mua đang đi trên đường 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 5. Thành phẩm tồn kho 6. Hàng hoá tồn kho Hàng gửi bán Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V.TSLĐ khác Tạm ứng Chi phí trả trước Chi phí chờ kết chuyển Tài sản thiếu chờ sử lý VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN TSCĐ Tài sản cố định hữu hình Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế Tài sản cố định thuê Tài chính Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế Tài sản cố định vô hình Nguyên giá Giá trị hao mòn luy kế II.Các khoản đầu tư Tài chính dài hạn III. Chi phí XD cơ bản dở dang IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 1.257.372.999 1.271.786 1.271.786 8.818.020 3.200.000 4.000.000 1.618.020 1.247.283.193 436.580.205 14.783.592 563.752.150 232.167.246 11.168.831.282 11.168.831.282 11.168.831.282 16.721.806.713 -5.552.975.431 9.509.461.757 2.477.330 2.477.330 47.000.000 27.000.000 20.000.000 9.457.884.427 4.347.157.388 15.189.718 812.487.437 2.983.066.884 1.299.965.000 2.100.000 2.100.000 18.262.337.806 18.262.337.806 18.262.337.806 27.279.177.064 -9.016.839.258 Tổng Tài sản ( A + B ) 12.426.204.281 27.771.799.563 NGUỒN VỐN ĐẦU NĂM CUỐI NĂM A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn Vay ngắn hạn Nợ dàI hạn đến hạn trả Phải trả cho người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Phải trả công nhân viên Phải trả cho các đơn vị nội bộ Các khoản phải trả, phải nộp khác II. Nợ dài hạn III. Nợ khác Chi phí trả trước TàIsản thiếu chờ xử lý Nhận ký quỹ, ký cược dàI hạn B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Nguồn vốn- quỹ Nguồn vốn kinh doanh Chênh lệch đánh giá lại Tàisản Chênh lệch tỷ giá Quỹ phát triển kinh doanh Quỹ dự trữ Lãi chưa phân phối Quỹ khen thưởng phúc lợi II. Nguồn kinh phí Quỹ quản lý của cấp trên Nguồn kinh phí sự nghiệp 875.542.148 875.542.148 203.549.691 8.000.000 141.219.317 517.090.713 5.682.427 11.550.662.133 11.550.662.133 11.168.831.282 402.360.921 -20.530.070 9.402.971.362 9.402.971.362 387.126.058 200.000.000 347.182.832 8.466.383.807 2.278.665 18.368.828.201 18.368.828.201 18.262.337.806 28.834.000 77.571.681 84.714 Tổng nguồn vốn (A + B ) 12.426.204.281 27.771.799.563 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2001 Phần I – Lãi, Lỗ. (Đvt: VNĐ) CHỈ TIÊU MÃ SỐ KỲ NÀY KỲ TRƯỚC LUỸ KẾ TỪ ĐẦU NĂM 1 2 3 4 5 TỔNG DOANH THU 01 28.333.793.054 28.333.793.054 Trong đó: - Doanh thu hàng xuất khẩu 02 0 - Doanh thu hàng quốc phòng 23.331.604.603 23.331.604.603 Các khoản giảm trừ ( 03 = 05 + 06 + 07) 03 + Giảm giá hàng bán 05 + Hàng bán bị trả lại 06 + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK phải nộp 07 Doanh thu thuần ( 10 = 01 – 03) 10 28.333.793.054 28.333.793.054 2. Giá vốn hàng bán 11 24.231.492.287 24.231.492.287 Trong đó: - Giá vốn hàng QP 19.103.879.725 3. Lợi nhuận gộp ( 20 = 10 – 11) 20 4.102.300.767 4.102.300.767 4. Chi phí bán hàng 21 491.466.460 491.466.460 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 3.533.262.626 3.533.262.626 6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 77.571.681 77.571.681 Trong đó: Lợi nhuận hàng QP 412.580582 412.580582 7. Thu nhập hoạt động Tài chính 31 0 8. Chi phí hoạt động Tài chính 32 9. LN thuần từ hoạt động Tài chính (31 – 32) 40 0 0 10. Các khoản thu nhập bất thường 41 18.185.000 18.185.000 11. Chi phí bất thường 42 18.185.000 18.185.000 12. Lợi nhuận bất thường (50 = 41 – 42) 50 0 13. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 30 + 40 +50 ) 60 77.571.681 77.571.681 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 70 15. Lợi nhuận sau thuế ( 80 = 60 – 70 ) 80 77.571.681 77.571.681 PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC MÃ SỐ CÒN PHẢI SỐ PHÁT SINH TRONG KỲ LUỸ KẾ TỪ ĐẦU NĂM CHỈ TIÊU SỐ NỘP ĐẦU KỲ SỐ PHẢI NỘP SỐ ĐÃ NỘP SỐ PHẢI NỘP SỐ ĐÃ NỘP 1 2 3 4 5 6 7 Thuế Thuế GTGT hàng bán nội địa Thuế GTGT hàng nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế xuất, nhập khẩu Thuế thunhập doanh nghiệp Trong đó: Nộp ngân sách nhà nước Nộp Quốc Phòng Thu trên vốn Thuế Tàinguyên Thuế nhà đất Tiền thuê đất Các loại thuế khác Các khoản phải nộp khác Nộp BHXH Nộp BHYT Nộp Khấu hao cơ bản Nộp Quỹ đầu tư tập trung 10 11 12 13 14 15 15.1 15..2 16 17 18 19 20 30 31 32 33 34 329.004.459 329.004.459 2.171.944.926 231.196.446 34.679.465 1.906.069.015 329.004.459 329.004.459 2.171.944.926 231.196.446 34.679.465 1.906.069.015 329.004.459 329.004.459 2.171.944.926 231.196.446 34.679.465 1.906.069.015 329.004.459 329.004.459 2.171.944.926 231.196.446 34.679.465 1.906.069.015 Tổng cộng 40 2.500.949.385 2.500.949.385 2.500.949.385 2.500.949.385 I . ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH: Trước hết cần so sánh tổng số Tàisản và tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm. Bằng cách này sẽ thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Từ Bảng cân đối kế toán: Tổng số Tàisản cuối kỳ so với đầu năm tăng thêm 15.345.595.242 đồng ( 27.771.799.563 – 12.426.204.281 ) cho thấy doanh nghiệp đã co nhiều cố gắng trong việc huy động vốn trong kỳ. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Bên cạnh việc huy động vốn và sử dụng vốn, khả năng tự bảo đảm về mặt Tài chính và mức độ tự độc lập về mặt Tài chínhcũng cho thấy một cách kháI quát tình hình Tài chính của doanh nghiệp. Tỉ suất Tàitrợ = Nguồn vốn CSH / Tổng số NV. Tỷ suất Tàitrợ đầu năm là: 0,93 (11.550.662.133/12.426.204.281). Cuối năm chỉ còn: 0,66 (18.368.828.201/27.771.799.563 ). Tuy nhiên, xét về số tuyệt đối, cả vốn chủ sở hữu và công nợ đều tăng lên. Sở dĩ tỷ suất Tàitrợ giảm là do tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (159 % ) thấp hơn tốc độ tăng công nợ phải trả (1074 % ). Tỷ xuất thanh toán hiện hành = Tổng TSLĐ / Tổng nợ ngắn hạn. Về tỷ xuất thanh toán hiện hành, đầu năm là: 1,44 (1.257.372.999 / 875.542.148 ), cuối năm chỉ còn :1,01 (9.509.461.757 /9.402.971.362). Tuy nhiên chúng đều lớn hơn 1, tỷ xuất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn( phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp và tình hình Tài chính của doanh nghiệp là bình thường. Tỷ suất thanh toán = Tổng số vốn bằng tiền / TổngTSLĐ của vốn lưu động Đầu năm là: 0,001 (1.271.786 / 1.257.372.999) và cuối năm là: 0.00026 (2.477.330 / 9.509.461.757 ) cho thấy lưọng tiền mặt tại quỹ của Xí nghiệp nhỏ, chứng tỏ không có tình trạng tồn đọng vốn SX. II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN: Để phân tích cơ cấu Tàisản cần lập bảng phân tích sau: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀISẢN Đầu năm Cuối năm CN so với ĐN Chỉ tiêu Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) TSLĐ và ĐTNH Tiền Đầu tư Tài chính ngắn hạn Các khoản phải thu Hàng tồn kho TSLĐ khác Chi sự nghiệp TSCĐ và ĐTDH TàIsản cố định Đầu tư Tài chính dàI hạn Chi phí XDCB dở dang Ký quỹ, ký cược dàI hạn 1.257.372.999 1.271.786 - 8.818.020 1.247.283.193 - - 11.168.831.282 11.168.831.282 - - - 10,1 0,01 - 0,07 10,02 89,9 89,9 - - - 9.509.461.757 2.477.330 - 47.000.000 9.457.884.427 2.100.000 - 18.262.337.806 18.262.337.806 - - - 34,2 0,009 - 0,17 34,06 0,007 - 65,8 56,8 - - - 8.252.088.758 1.205.544 - 38.181.980 8.210.601.234 - - 7.093.506.524 7.093.506.524 - - - 756 194 - 533 758 - - 164 164 - - - TỔNG CỘNG TÀISẢN 12.426.204.281 100 27.771.799.563 100 15.345.595.282 223,5 Bảng phân tích Tàisản cho thấy, TSCĐ và ĐTDH cuối năm tăng lên so với đầu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối, trong đó chủ yếu là Tàisản cố định. ĐIều này sẽ là một thuận lợi nếu Xí nghiệp sử dụng hợp lý và có hiệu quả TSCĐ. Ngược lại hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm, bởi vì TSCĐ lưu chuyển chậm. TSLĐ và ĐTNH cuối năm tăng nhanh so với đầu năm cả về số tuyệt đối và số tương đối, trong đó số Tiền tại quỹ tăng chậm ( Tốc độ tăng 95%) trong khi Các khoản phải thu( tốc độ tăng 433%) và Hàng tồn kho( tốc độ tăng 658 %) tăng nhanh. Do vậy, sang năm sau Xí nghiệp cần phải có những biện pháp tích cực trong việc tiêu thụ hàng tồn kho để giảm lượng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu,tránh tình trạng bi chiếm dụng vốn trong kinh doanh. BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN Đầu năm Cuối năm CN so với ĐN Chỉ tiêu Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%) Nợ phải trả Nợ ngắn hạn Nợ dàI hạn Nợ khác Nguồn VCSH Nguồn vốn-quỹ Nguồn kinh phí 875.542.148 875.542.148 - - 11.550.662.133 11.550.662.133 - 7,05 7,05 - - 92,95 92,95 9.402.971.362 9.402.971.362 - - 18.368.828.201 18.368.828.201 - 33,9 33,9 - - 66,1 66,1 - 8.527.429.214 8.527.429.214 - - 6.818.166.068 6.818.166.068 - 1074 1074 - - 159 159 Cộng 12.426.204.281 100 27.771.799.563 100 15.345.595.282 223,5 Bảng phân tích cho thấy, mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm tăng lên so với đầu năm cả về số tuyệt đối( tăng 6.818.166.068 đồng) và số tương đối (đạt 159 %). Nhưng về tỷ trọng trong tổng số nguồn vốn lại giảm xuống ( từ 92,95% đầu năm giảm xuống còn 66,1% cuối năm). Trong khi nợ phải trả tăng thêm 8.527.429.214 đồng hay 1074 % so với đầu năm. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã tăng cường đi chiếm dụng vốn. III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN So với đầu năm So với đầu năm Các khoản phải thu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch % Các khoản phải trả Đầu năm Cuối năm Chênh lệch % Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Các khoản phải thu khác Tạm ứng 3.200.000 4.000.000 1.618.020 - 27.000.000 - 20.000.000 2.100.000 23.800.000 - 18.381.980 2.100.000 843,8 - 952,4 - Vay ngắn hạn Phải trả cho người bán Tiền đặt trước cho người mua Phải nộp ngân sách Phải trả CNV Phải trả khác Vay dàI hạn Nhận ký quỹ, ký cược dàI hạn - 203.549.691 8.000.000 - 141.219.317 5.682.427 - - - 387.126.058 200.000.000 - 347.182.832 2.278.665 - - - 183.576.367 192.000.000 - 205,6 -3.403.762 - - - 109,2 2500 - 245,8 40,1 - - Cộng 8.818.020 49.100.000 44.281.980 556,8 Cộng 358.451.435 936.587.555 372.172.811 261,3 Từ bảng phân tích tình hình thanh toán, cho thấy: So với đầu năm các khoản phải thu tăng thêm là: 44.281.980 đồng. Trong đó, người mua chiếm dụng tăng thêm 23.800.000 đồng, các khoản phải thu khác tăng thêm 18.381.980 đồng, tạm ứng tăng 2.100.000 đồng. Doanh nghiệp cần phảI có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc thu hồi nợ đọng. Để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình Tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả = Tổng số nợ phải thu * 100 Tổng số nợ phải trả Tỷ lệ này đầu năm là: 2,5 ( 8.818.020 / 358.451.435 ) và cuối năm là: 5,2 ( 49.100.000/ 936.587.555 ); cho thấy cuối năm Xí nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều hơn năm trước. IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH: Phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản cố định: Sức sản xuất của TSCĐ = Tổng doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức sản xuất của TSCĐ = 28.333.793.054 / 18.262.337.806 = 1,55 Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng nguyên giá bình quânTSCĐ đem lại 1,55 đồng doanh thu thuần. Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận thuần Nguyên giá bq TSCĐ Sức sinh lời của TSCĐ = 77.571.681 / 18.262.337.806 = 0,004 Chỉ tiêu mức sinh lời TSCĐ cho biết một động nguyên giá bq TSCĐ đem lại 0,004 đồng lợi nhuận thuần. Nghĩa là tuy cường độ sử dụng TSCĐ cao nhưng nhưng chưa đem lại hiệu quả như mong đợi. Phân tích hiệu quả sử dụng Tàisản lưu động: Sức sản xuất của VLĐ = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Sức sản xuất của Vốn LĐ = (28.333.793.054 /(9.509.461.757/4))= 11,92 Sức sản xuất của vốn lưu động cho biết, một đồng vốn lưu động đem lại 11,92 đồng doanh thu thuần. Sức sinh lời của Vốn LĐ = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân Sức sinh lời của vốn lưu động = (77.571.681 / (9.509.461.757/4)) = 0,033 Chỉ tiêu này phản ánh, một đồng vốn lưu động làm ra 0,033 đồng lợi nhuận. Nhận xét chung: Nhìn chung, Xí nghiệp đã có nhiều tiến bộ trong khâu nâng cao chất lượng, đầu tư thêm trang thiết bị nhà xưởng do đó doanh thu tăng hơn so với năm ngoáI nhưng lại còn nhiều yếu kếm trong việc thu hồi, quay vòng vốn dẫn đến một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SX của Xí nghiệp giảm hơn so với năm trước. CHƯƠNG IX QUẢN TRỊ VẬT TƯ KỸ THUẬT * * * Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong bất kì loại hình sản xuất nào. Nếu thiếu nó, cung cấp không đầy đủ, không kịp thời sẽ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn, ngừng trệ và không thể hoàn thành tiến độ được. Chính vì điều này, nguyên vật liệu có một vị trí quan trọngđối với các quá trình sản xuất. I. Đánh giá công tác mua sắm, dự trữ, cấp phát và sử dụng vật tư trong sản xuất. 1 . Đặc điểm nguyên vật liệu: Do mỗi loại nguyên vạt liệu có công dụng khác nhau nên để làm tốt công tác quản lývà sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả Xí nghiệp đã phân loại ra làm một số loại chủ yếu sau để dễ dàng quản lý. Nguyên vật liệu chính: Gồm các loại da, vải , cao su Về Da: Xí nghiệp chủ yếu mua da thuộc ở cácđơn vị sau; Cơ sở thuộc da Hưng Thái - HCM, Doanh nghiệp tư nhân Hồng Hà, Công ty Giầy Gia Định. Về vải: vải sử dụng trong ngành có sự khác biệt riêng nên Xí nghiệp đã ký hợp đồng với Công ty 20 ( một doanh nghiệp thuộc quân đội) để mua các loại vải bạt vải mộc chéo, vải lót… Cao su: Xí nghiệp thường mua của Binh đoàn 15 – Bộ Quốc Phòng, nếu trong thơi gian thiếu cao su mà binh đoàn 15 không thể đáp ứng nội thì xí nghiệp thường ký hợp đồng với các doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH Trường Sinh, Công ty Cao su Đường sắt. Nguyên vật liệu phụ, hoá chất, phế liệu thu hồi: Các nguyên vật liệu phụ này xí nghiệp thường mua dài hạn của các cơ sở chuyên sản xuất. Riêng chỉ may, Xí nghiệp đẵ đặt mua tại nơi sản xuất ở nước ngoài nhằm đảm bảo chất lượng, mầu sắc, độ bền, độ dai… phù hợp với loại sản phẩm sản xuất. Hoá chất đặc biệt có sự quản lý của nhà nược nên Xí nghiệp đã đặt mua dài hạn tại Công ty hoá chất – Bộ Thương Mại. 2. Công tác quản lý nguyên vật liệu và định mức nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng và nó có ảnh rất lớn đến uy tín của Xí nghiệp. Do đó , việc xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, căn cứ vào định mức đã được quy định củ Công ty và Bộ Quốc Phòng. Một số định mức của các sản phẩm chủ yếu: ĐỊNH MỨC GIẦY DA SĨ QUAN NAM THẤP CỔ Định mức nhân công 5,7 đôi/ người/ ca STT TÊN NGUYÊN LIỆU ĐVT ĐỊNH MỨC GHI CHÚ 1 Da Boxcal nam (30x30) Pia 1,96 2 Lót suốt + lót hậu(25x25) - 1,93 3 Da mặt đế (25x25) - 0,73 4 Vải bạt 3 cỏ úa K0,85 Mét 0,09 5 Vải phin cỏ úa k0,8 - 0,012 6 chỉ may mũ giầy polyeste - 40 7 Keo dán đế G40 Kg 0,02 8 Mủ cao su 60% - 0,056 9 Nước sử lý - 0,006 10 Chất đóng rắn - 0,0003 11 Phomex K0,95 (1,5 ly) Mét 0,046 12 Đinh đóng gót dài 3,2 cm Kg 0,015 13 Chỉ khâu hút xe 3 sợi polyeste - 0,0015 14 Tuluen - 0,027 15 Độn sắt Cái 2 16 ôrê nhôm sơn đen 04 - 12,1 17 Hộp carton 29x 18x11 cm - 1 18 Xi đen Kg 0,013 19 Dây giầy đen dẹt rộng 4ly, dài 50 cm Đôi 2 20 Giấy HDSD 10x7 cm Tờ 1 21 Túi đựng GHDSD 15x10cm Cái 1 22 Mác Công ty Đôi 1 23 Băng dính Cuộn 0,003 24 Axit stearic Kg 0,006 25 Bột nhẹ - 0,2 26 Cao su tổng hợp - 0,09 27 Lưu huỳnh - 0,004 28 Phòng não D - 0,006 29 Than đen - 0,1 30 Than trắng - 0,02 31 Xúc tiến D - 0,0026 32 Xúc tiến N - 0,0032 33 Nhựa thông - 0,005 34 Crếp loại 1 - 0,15 35 ôxit kẽm - 0,045 36 Đinh gò Kg 0,001 ĐỊNH MỨC GIẦY DA SĨ QUAN NỮ Định mức nhân công 6 đôi/ người/ ca STT TÊN NGUYÊN LIỆU ĐVT ĐỊNH MỨC GHI CHÚ 1 Da Boxcal (30x30) nữ Pia 1,55 2 Vải lót chữ TK1,4 Mét 0,105 3 Vải simily K1,4 - 0,028 4 Vải bạt 3 khổ 0,85m - 0,0115 5 Mủ cao su 60% Kg 0,045 6 Keo đế - 0,028 7 Mặt công nghiệp Đôi 1 8 Đế giầy - 1 9 Nước sử lý Kg 0,018 10 Chất đóng rắn - 0,0012 11 Dây giầy O5 mm Đôi 1 12 Vải phin cỏ úa Mét 0,059 13 Phomex K0,95(1,3 ly) - 0,046 14 chỉ may mũ giầy polyeste - 15 15 Dây tăng cường cổ + hậu Kg 0,002 16 Lót tẩy giọt nước - 0,0028 17 Đinh ghim chữ U Cái 2 18 Tuluen Kg 0,025 19 Mác Công ty Đôi 1 20 Đing gò 1,5 cm Kg 0,002 21 Ôdê nhôm O4 mm Cái 16,1 22 Đũa chống Đôi 1 23 Xi bóng Kg 0,013 24 Hộp carton 28x16,5x0,9 cm Cái 1 ĐỊNH MỨC GIẦY VẢI CAO CỔ Định mức nhân công 14,8 đôi/ người /ca. STT TÊN NGUYÊN LIỆU ĐVT ĐỊNH MỨC GHI CHÚ 1 Vải bạt 4x4 K0,85 Mét 0,28 2 Vải chéo mộc K0,87 - 0,348 3 Vải Katê mầu cỏ úa K1,05 m - 0,087 4 Dây viền bản rộng 1,5 cm - 1,31 5 Crếp loại 1 Kg 0,28 6 Tẩy mút 3x30x900mm Tấm 0,17 7 Bột nhẹ Kg 0,365 8 ôxit kẽm - 0,02 9 A xit stearic - 0,01 10 Phòng não D - 0,002 11 Paraphin - 0,003 12 Than đen - 0,025 13 Xúc tiến M - 0,003 14 Xúc tiến D - 0,002 15 Lưu huỳnh - 0,0045 16 Xăng A92 Lít 0,015 17 Mủ cao su 60% Kg 0,035 18 Dây giầy ống dẹt sợi Pêcô Đôi 1 19 Chỉ may 20/3 Mét 45 20 Ôdê nhôm 05 Cái 24,15 21 Ôdê đồng thoát khí - 4,02 22 Keo DINO Kg 0,003 23 Giấy bao gói Gr 0,0003 24 Dầu tiêu tùng Kg 0,0035 25 Silicol kg 0,001 Như vậy với sản lượng một ngầy, tổng mức nguyên vật liệu được xay dựng là: Xưởng Giầy vải có 54 CN sản xuất trực tiếp được chia làm 2 tổ làm 2 ca đứng máy lưu hoá. 4 CN còn lại có nhiệm vụ cắt via, bốc xếp. Xưởng giầy da có 91 CN sản xuất trực tiếp chia lầm 2 tổ. Tổ 1 có 44 CN: May mũ giầy , tổ 2 có 44 CN: Gò ráp, hoàn thiện Giầy da, 3 CN còn lại có nhiệm vụ cắt via, bốc xếp. Tổ nào có công suất dài nhất quyết định toàn bộ năng suất của Xưởng đó. Ví vậy: Xưởng giầy vải: Khâu lưu hoá quyết định năng suất của xưởng. Xưởng giầy da khâu Gò ráp, hoàn thiện quyết định năng xuất của toàn chuyền. Do vậy khi tính toán kế hoạch tác nghiệp và điều độ ta cần phải chú trọng khâu này. Thời gian sản xuất là từng ngày với công suất = (công suất một người) * (tổng số công nhân của xưởng). + Công suất Xưởng giầy da (với loại giầy da SQ nam TC): 5,7 * 44 = 250,8 đôi/ngày. Da đen Boxcal (30x30) nam = 250,8 *1,96 = 492 Pia. Đinh đóng gót dài 3,2 cm = 0,015 *250,8 = 4 kg. Dây giầy đen dẹt rộng 4 ly dài 50 cm = 250,8 *2 = 501,6 đôi. + Công suất Xưởng giầy da( với loại giầy da SQ nữ) : 6 * 44 = 264 đôi/ngày. Da Boxcal (30x30) nữ = 1,55 *264 = 409,2 Pia. chỉ may = 15 *264= 3960 mét. + Công suất xưởng giầy vải( với loại giầy vải cao cổ): 14,8 *25 = 370 đôi/ ngày. Vải bạt 4x4 K0,85 = 0,28 * 370 = 103,6 mét. Keo DINO = 0,003 * 370 = 1,2 kg. Do nhu cầu có thể tăng lên trong điều kiện có nhu cầu cao, mà định mức nguyên vật liệu cũng như nhu cầu nguyên vật liệu cho một sản phẩm là lớn, nên Xí nghiệp cần có sự quản lý đúng đắn. Bởi khâu này rất quan trọng ở đầu vào, nếu không đáp ứng được nhu cầu sẽ dẫn đến ngưng sản xuất, không đẩm bảo thời hạn giao hàng. CHƯƠNG X QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP SẢN XUẤT * * * Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu hệ thống đặt ra. Quản trị sản xuất có các mục tiêu là: Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng, giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra, rút ngắn thời gian sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP VÀ ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP 26 – 3 BỘ QUỐC PHÒNG. Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất các mặt hàng đặc chủng phục vụ Quân đội, nên hàng năm Xí nghiệp chỉ phải sản xuất theo nhiệm vụ của cấp trên giao với yêu cầu sản xuất các mặt hàng theo quy định cục chuyên ngành. Do vậy, Xí nghiệp chỉ đặc biệt trú trọng là: làm sao sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu về chất lượng và số lượng để kịp giao hàng. Muốn đạt những yêu cầu trên, Xí nghiệp tự xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Hiện nay xí nghiệp được đặt tại khu công nghiệp Sài Đồng, một địa điểm rất phù hợp với ngành sản xuất công nghiệp, ngay sát đường Quốc lộ 5, rất thuận lợi cho việc phân phối sản phẩn đi các tỉnh khác. Diện tích phục vụ cho sản xuất là: 20.000 m2 với 3 phân xưởng lớn: xưởng may, xưởng giầy vải, xưởng giầy da và 4 tổ sản xuất nhỏ: tổ chuẩn bị, tổ cán, tổ bồi, tổ cơ điện. Nhìn chung, cách bố trí của xí nghiệp là khá phù hợp với loại hình sản xuất. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP VÀ ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP ĐƯỢC DIỄN RA NHƯ SAU: Hiện xí nghiệp có hai loại nguồn hàng: đơn hàng do Công ty giao và đơn hàng do xí nghiệp ký kết với các đơn vị có nhu cầu. Tuy nhiên hai loại hàng này cũng tương đồng nhau về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng. Do vậy xí nghiệp có thể cùng sản xuất trên một loại máy móc. 1.1 Những căn cứ lập kế hoạch tác nghiệp. Với đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là sản xuất theo Công ty giao và một số là đơn đặt hàng do Xí nghiệp khai thác được. Nên việc qui định rõ tiêu chuẩn của sản phẩm về kích thước mẫu mã cũng như định mức nguyên phụ liệu đều phải tính toán rõ dàng, chi tiết cho từng loại hàng. Từ đó việc lập kế hoạch tác nghiệp chính xác được căn cứ vào định mức của Công ty cũng như các điều khoản của hợp đồng và căn cứ vào thực lực của nội bộ Xí nghiệp cụ thể là: Ban Tổ chức sản xuất căn cứ vào hợp đồng sản xuất, số lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng từ đó xác định tiến độ sản xuất mà dây chuyền phải thực hiện. Căn cứ vào thời gian tập kết nguyên phụ liệu là một lần hay nhiều lần và mỗi lần cách nhau bao nhiêu lâu từ đó có cách lập kế hoạch vật tư cho sản xuất thích hợp, ngoài ra còn dựa vào tính chất nguyên phụ liệu Căn cứ vào tài liệu kỹ thuật qua đó xác định năng suất. Căn cứ quan trọng chính là công suất của máy móc thiết bị, năng lực của công nhân từ đó xác định nhiệm vụ cho các khâu các tổ một cách tương ứng với khả năng. Từ căn cứ về tiến độ giao hàng về vật tư về năng suất máy móc thiết bị và năng suất của công nhân công tác kế hoạch tác nghiệp có nhiệm vụ tổng hợp tính toán chính xác nhiệm vụ của từng phân xưởng, từng khâu, từng tổ từng công nhân trong từng thời điểm sản xuất. Nhằm đảm bảo tính kế hoạch ngay từ lúc nhận lệnh sản xuất cho đến lúc hoàn thành hết đơn hàng. Dây chuyền liên tục hoạt động tuần tự theo kế hoạch các khâu các tổ mỗi công nhân hoạt động nhịp nhàng nhờ nhận được nhiệm vụ chính xác cụ thể có sự tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở kế hoạch về vật tư cung cấp đầy đủ cho sản xuất về cơ sở định mức về tiến độ sản xuất. Trong một kỳ sản xuất, Xí nghiệp nhận rất nhiều đơn hàng khác nhau từ Công ty hay của khách hàng, do đó kế hoạch tác nghiệp càng phải căn cứ vào những vấn đề đã nêu trên để có thể đảm bảo trong một thời gian doanh nghiệp có thể thực hiện được nhiều đơn hàng mà không gây rối loại về sản xuất không làm chậm tiến độ giao hàng. 1.2 Quá trình xây dựng kế hoạch tác nghiệp Hàng tháng trước ngày 25, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý do Công ty giao và xí nghiệp tự khai thác, Ban TCSX cân đối năng lực, xây dựng kế hoạch sản xuất cho tháng sau trình Giám đốc Xí nghiệp phê duyệt và gửi về Phòng TCSX kiểm tra, Tổng hợp báo cáo Giám đốc Công ty phê duyệt giao nhiệm vụ cho các bộ phận theo chức năng. - Nếu trường hợp do yêu cầu sản xuất gấp của khách hàng, Phòng KD - XNK hoặc do nhu cầu khác của khách hàng …thì Phòng TCSX phối hợp với Ban TCSX cân đối năng lực, giao kế hoạch bổ xung cho Xí nghiệp thực hiện. - Căn cứ vào thông báo kế hoạch sản xuất đã được Giám đốc Công ty phê duyệt: + Phòng KD – XNK lập nhu cầu vật tư trình Giám đốc Công ty phê duyệt ( Đối với kế hoạch quý, năm). + Ban TCSX Xí nghiệp 26 – 3 lập phiếu giao kế hoạch sản xuất của tháng( hoặc kế hoạch bổ xung) cho các Xưởng thực hiện. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất Ban TCSX giao, các Xưởng tự lập yêu cầu vật tư, công cụ dụng cụ sản xuất gửi về cho Ban TCSX, nhu cầu vật tư phụ tùng thay thế sửa chữa thường xuyên gửi về Ban KT – CĐ cân đối, tổng hợp trình Giám đốc Xí nghiệp phê duyệt. * Đáp ứng yêu cầu: Sau khi được Ban giám đốc Công ty phê duyệt nhu cầu vật tư cho kế hoạch sản xuất, Phòng KD – XNK tiến hành mua hàng. Trên cơ sở nhu cầu vật tư Ban TCSX, Ban KT – CĐ xây dựng được Ban Giám đốc Xí nghiệp duyệt, cán bộ vật tư tiến hành tiếp nhận và khai thác vật tư, công cụ, dụng cụ đảm bảo dủ cho nhu cầu. Ban KT – CĐ, căn cứ vào KHSX được phê duyệt đảm bảo đủ năng lực thiết bị, yếu tố kỹ thuật cho hoạt động của các Xưởng. * Định mức sản xuất: Do Phòng KT - CĐ, Ban KT – CĐ xây dựng theo từng thời kỳ, phối hợp với Ban TCSX giao xuống các Xưởng thực hiện. 1.3 Nội dung của công tác lập kế hoạch tác nghiệp trong dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp. Khi nhận đơn đặt hàng của khách hàng đồng thời cũng nhận từ khách hàng những yêu cầu của sản phẩm như kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng… phòng kỹ thuật xử lý bằng những nghiệp vụ kỹ thuật như: làm mẫu, xây dựng định mức nguyên vật liệu, định mức lao động; để từ đó Ban Tài chính thống kê hoạch toán và tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đó Ban TC SX và các xưởng trưởng của từng phân xương có yêu cầu sản xuất xây dựng kế hoạch tác nghiệp cho từng loại sản phẩm. Phòng kỹ thuật nghiên cứu cách đi sơ đồ ghép bao nhiêu cỡ vào một sơ đồ (một bàn trải) nhằm đảm bảo tiết kiệm nguyên phụ liệu một cách tốt nhất. Do đó phòng kỹ thuật phải biết chính xác khổ vải (da). Bằng những thao tác kỹ thuật tạo ra những mẫu cứng( là mẫu không thể thay đổi như mẫu bìa, nhựa..) phục vụ cho những khâu sản xuất, tạo ra mẫu trình cho khách hàng kiểm tra mẫu mã trước khi quyết định sản xuất hàng loạt theo đúng đơn hàng, tất cả phải ứng với mẫu ban đầu gửi kèm theo đơn hàng hay hợp đồng. Giai đoạn này phòng kỹ thuật phải ra những sản phẩm phục vụ cho công tác kế hoạch tác nghiệp như bảng định mức sản phẩm sản xuất cho một sản phẩm để từ đó Ban TC SX tính định mức cho toàn đơn hàng và lập kế hoạch tác nghiệp cho các khâu trên dây chuyền và nhiệm vụ cơ bản được đặt ra là sản xuất số lượng bao nhiêu của đơn hàng trong một ngày công chính là chia nhỏ đơn đặt hàng theo thời gian vừa đảm bảo đúng tiến độ vừa phát huy hết công suất của dây chuyền.Theo tỷ lệ ghép cỡ một bàn trải theo nguyên tắc tiết kiệm tối đa đầu cây đầu tấm tiết kiệm nguyên phụ liệu và để đảm bảo đúng tiến độ phòng kỹ thuật phải cung cấp đầy đủ chính xác các loại sơ đồ ghép cỡ về số lượng để khâu cắt có thể thực hiện nhiệm vụ. Trên dây chuyền đang sản xuất thì phòng kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ số lượng sơ đồ các loại khác nhau cho Tổ chuẩn bị cắt đồng thời cũng phải cung cấp mẫu cứng cho xưởng may.Sơ đồ là một loạt tấm giấy được vẽ các loại mẫu ghép cỡ nhằm phục vụ cho công đoạn cắt hàng loạt. Mẫu cứng là những là nhựa cứng có hình dạng những chi tiết sản phẩm, nhằm phục vụ cho việc kiểm tra các bán thành phẩm tạo ra là những chi tiết riêng lẻ của bàn cắt có đúng với tiêu chuẩn không Do tính chất của sản xuất là phải đảm bảo tính đồng bộ nguyên phụ liệu cung cấp cho sản xuất. Nếu một chi tiết nào đó của sản phẩm gặp vấn đề thì dây chuyền cũng không thể hoạt động, không thực hiện được sản phẩm đó. Tức là kế hoạch tác nghiệp đến từng khâu không thể thực hiện được. Lúc này công tác điều độ đóng vai trò giám sát theo dõi có biện pháp khắc phục kịp thời: có thể ngưng sản xuất mã hàng đó chuyển sang sản xuất mã hàng khác nhằm đảm bảo tính liên tục cho sản xuất, mặt khác phát hiện ra sai sót ở khâu nào để có điều chỉnh thích hợp. 1.4 Thực trạng công tác điều độ sản xuất ở Xí nghiệp 26 – 3 : ( Nội dung chính của phần điều độ dã được giới thiệu ở Chương III – Quy trình tạo thành sản phẩm). Điều độ sản xuất trong dây chuyền là một công tác phức tạp, bởi đặc trưng của sản xuất giầy là sản xuất với khối lượng lớn dây chuyền được bố chí tuần tự theo từng công đoạn: kế hoạch tác nghiệp được giao ra đưa vào thực hiện thường xuyên gặp nhiều vấn đề nảy sinh do tính không đồng bộ của nguyên phụ liệu, hoăc vấn đề phát sinh khi sản xuất hàng loạt. Do đó công tác điều độ sản xuất đảm bảo trách nhiệm điều độ lấy lại sự cân bằng cho sản xuất làm cho quá trình thực hiện kế hoạch tác nghiệp được diễn ra bình thường không gây gián đoạn sản xuất. Công tác điều độ sản xuất là một loạt những công việc gồm chuẩn bị đầy đủ kịp thời điều kiện cho sản xuất của từng khâu trên dây chuyền, đồng thời theo dõi đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tác nghiệp từ đó phát hiện sự mất cân đối cũng như những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất lập tức có những giải pháp kịp thời điều độ lấy lại cân bằng cho quá trình sản xuất. Công tác điều độ được bắt đầu ngay từ khi nhận lệnh sản xuất. Do đặc trưng của hoạt động sản xuất của Xí nghiệp 26. 3 là sản xuất theo lệnh của cấp trên và cũng có một số là Xí nghiệp ký được với các bộ ngành thuộc quân đội, công an, lực lượng vũ trang nên Xí nghiệp phải lo từ khâu đầu đến khâu cuối cùng là hoàn thiện sản. Mà muốn sản xuất được diễn ra liên tục nguyên phụ liệu phải đảm bảo đồng bộ. Vì vậy công tác điều độ phải tiến hành công tác cân đối nguyên phụ liệu, nhanh chóng chặt chẽ nhằm phát hiện sự không đồng bộ nguyên phụ liệu để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Từ việc đảm bảo đầy đủ tư liệu sản xuất, đối tượng sản xuất cho dây chuyền hoạt động đến việc đảm bảo đầy đủ điều kiện sản xuất cho từng khâu trong dây chuyền: Cung cấp đầy đủ các loại sơ đồ cho tổ chuẩn bị để thực hiện được nhiệm vụ của kế hoạch tác nghiệp giao cho từng ca trong một ngày. Người điều độ trong từng ca sản xuất của xưởng cung cấp đầy đủ những mẫu cứng của sản phẩm và những sơ đồ cho xưởng nhằm giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ một cách đầy đủ nhất. Cung cấp cho phân xưởng may tài liệu kỹ thuật các bước thực hiện công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm theo đúng như dây chuyền sản xuất đã được Ban kỹ thuật CĐ chi tiết. Cung cấp cho phân xưởng giầy da, giầy vải những tài liệu về kỹ thuật về nghiệp vụ sản xuất giầy cũng như trang thiết bị, máy móc. Do đặc tính của khâu này là vừa sản xuất thủ công vừa sản xuất theo dây chuyền nên công tác điều độ cần phải cung cấp đầy đủ những yêu cầu cần thiết, nếu không sẽ làm giảm tiến độ giao hàng. Điều quan trọng vẫn là đảm bảo tiến độ đã đặt ra trong từng khâu, từng bộ phận để tiến độ của dây chuyền không bị gián đoạn nhằm hoàn thành tốt kế hoạch tác nghiệp của toàn dây chuyền đúng thời gian cho các đơn đặt hàng diễn ra cùng một lúc. Vì thế mà việc chỉ đạo tiến độ sản xuất theo thời gian được diễn ra theo lịch trình lập sẵn trên cơ sở của kế hoạch tác nghiệp. Trong từng khâu có mỗi lịch trình riêng đối với từng mặt hàng mà các khâu trong dây chuyền phải đảm bảo kịp tiến độ thời gian. Để thực hiện điều độ sản xuất của các khâu theo tiến độ thời gian phải dựa trên kế hoạch tác nghiệp để thực hiện điều độ sản xuất cho các khâu thực hiện đúng tiến độ từng bước một để một ca sản xuất xuất sang khâu khác đúng số lượng, chất lượng của kế hoạch tác nghiệp, nói cách khác là đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ của kế hoạch tác nghiệp. Đánh giá chung Với dây chuyền sản xuất đồng bộ nhưng không phải lúc nào cũng hoàn hảo đặc biệt với ngành sản xuất giầy. Điều tất yếu là nhiều khâu sẽ gặp nhiều sự cố trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình khi đó sẽ làm gián đoạn sản xuất. Có thể do nguyên phụ liệu lỗi, do máy móc thiết bị hư hỏng do sai lệch từ khâu trước thì ít nhưng khi chuyển sang khâu tiếp theo thì không thể thực hiện được bởi tính chất của sản xuất hàng loạt. Tất cả có thể sẽ không ăn khớp với chuẩn ban đầu. Cũng do tính chất của sản xuất hàng loạt có những mã hàng những chi tiết của từng sản phẩm khá phức tạp chỉ phát sinh khi đi vào thực hiện. Lúc này nảy sinh ra hiện tượng có tổ sản xuất một cách bình thường có tổ sản xuất khó khăn không thể hoàn thành nhiệm vụ. Khi ấy công tác điều độ có vai trò điều độ lại nhiệm vụ của từng khâu cân bằng sản xuất giữa các tổ nhằm đảm bao cho sản xuất liên tục thực hiện đúng tiến độ của khâu đó không gấy gián đoạn sản xuất cho khâu sau. Vì vây công tác điều độ chính là kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tác nghiệp phát hiện ra những mất cân đối nảy sinh giữa các khâu công tác điều độ lấy lại sự cân bằng cho sản xuất giải quyết mâu thuẫn của kế hoạch tác nghiệp khi đưa vào thực hiện. Với kiểu bố chí dây chuyền tuần tự từ khâu đầu đến khâu cuối và do đặc trưng của ngành là phải đảm bảo đồng bộ trong sản xuất từng chi tiết của sản phẩm nên công tác kế hoạch tác nghiệp cũng phải quán triệt nguyên tắc đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối nhằm bảo đảm cho dây chuyền hoạt động có hiệu quả, phát huy hết công suất của máy móc thiết bị cũng như năng lực của công nhân. Điều quan trọng là đảm bảo đúng tiến độ giao hàng của các hợp đồng. Tính chất tuần tự của dây chuyền sản xuất, tính chất sản xuất hàng loạt và thường xuyên có sự phối hợp nhiều loại hàng nhưng có tính chất tương tự của các đơn giao hàng của Công ty và hàng kinh tế do Xí nghiệp khai thác được, chính những điều này đã tạo nên sự khác biệt trong công tác lập kế hoạch tác nghiệp của ngành không giống với các ngành khác. Kế hoạch tác nghiệp không phải chỉ quan tâm đến các việc chia nhỏ nhiệm vụ ra đều đặn cho các khâu mà phải tính toán nhiệm vụ cân đối giữa các khâu. Lúc đó dây chuyền mới có thể hoạt động nhịp nhành liên tục và khi có nhiều mã hàng tuỳ theo tiến độ mà lập kế hoạch tác nghiệp ưu tiên dây chuyền cho mã này hay cho mã khác, đó là sự ưu tiên về máy móc thiết bị, công nhân sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ giao hàng của mã này mà vẫn không ảnh hưởng đến mã kia. Vì thế trong kế hoạch tác nghiệp là hàng loạt những nội dung về nguyên phụ liệu về công suất máy móc thiết bị năng suất công nhân hay năng lực của toàn dây chuyền nói chung. Với kế hoạch tác nghiệp được lập ra khi vào thực hiện do tính chất phức tạp của từng công đoạn mà có thể nảy sinh ra những hiện tượng làm mất cân bằng trong sản xuất, cái cần có thì không có, cái có thì không cần. Từ đó công tác điều độ sản xuất phải điều chỉnh lại hợp lý, lấy lại thế cân bằng cho sản xuất, cũng do đặc tính của ngành cần phải có sự cân đối đồng bộ nguyên phụ liệu. Đây là hiện tượng thường phát sinh gây gián đoạn sản xuất khi nguyên phụ liệu không đồng bộ, thiếu vài chi tiết dù không quan trọng đều làm cho công đoạn lắp rắp không thực hiện được bán thành phẩm vẫn phải nằm chờ trong dây chuyền gây ách tắc dây chuyền, gián đoạn sản xuất. Mỗi khi hiện tượng đó xảy ra, cán bộ điều độ phải nắm rõ nguyên nhân để giải quyết kịp thời để dây chuyền tiếp tục hoạt động lấy lại cân bằng cho sản xuất. Do đó đảm bảo đúng tiến độ là một vấn đề quan trọng đối với toàn Xí nghiệp, mà đó lại là nhiệm vụ của hai công tác kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất. Vì vậy khi nhận bất kỳ một mã hàng nào các cán bộ phụ trách kế hoạch tác nghiệp phải nắm rõ tiến độ giao hàng để phân chia số lượng dây chuyền cũng như nghiên cứu để các mã hàng đảm bảo đúng tiến độ một cách nhịp nhàng, liên tục. Để tránh hiện tượng phải giãn ca sản xuất gây mất tính nhịp nhàng trong dây chuyền, cần phải có giải pháp kịp thời cho từng phân xưởng đối với từng mã hàng cụ thể. Thực tế đã cho thấy để hoàn thành kịp tiến độ một số mã hàng phân xưởng may đã phải làm thêm giờ đây là những vấn đề cần giải quyết trong tương lai do khi có nhiều mã hàng sản xuất cùng lúc sẽ gây khó khăn hơn cho việc đảm bảo kịp tiến độ giao hàng. Tóm lại hai công tác kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung, trong dây chuyền sản xuất của Xí nghiệp 26. 3 nói riêng, do vậy muốn sản xuất diễn ra cân đối nhịp nhàng liên tục thì phải nhận thức được về hai công tác này. Từ đó mới đảm bảo được tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng một cách khoa học và chủ động trong sản xuất. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP Để xây dựng Công ty 26 khang trang, hiện đại như ngày nay chính là sự cố gắng phấn đấu, nỗ lực không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty. Tuy nhiên , qua thời gian thực tạp tại Công ty, tôi xin có một số kiến nghị giúp Công ty có thể tham khảo và thực hiện nhằm duy trì và đẩy mạnh công suất của Công ty hơn nữa: 1. Tổ chức đào tạo cán bộ chuyên ngành, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng máy móc trang thiết bị hơn nữa nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. 2. Thực hiện chặt chẽ nội quy làm việc, quy trình công nghệ mới với từng loại lao động. 3. Xây dựng hệ thống thông tin giữa các bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất,các bộ phận sản xuất với nhau. KẾT LUẬN Trải qua 12 năm xây dựng và phát triển, Xí nghiệp đã gặp không ít những gian nan, thử thách, nhưng với sự quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng uỷ chỉ huy Công ty, ngành sản xuất giầy đã dần dần đi vào hoạt động có hiệu quả. Và đến nay, Xí nghiệp 26.3 có thể nói là đơn vị dẫn đầu Công ty với 2 ngành hàng trọng điểm có doanh thu cao và cũng là Xí nghiệp hàng đầu về sản xuất giầy da, giầy vải của các tỉnh phía Bắc phục vụ Quân đội. Để có được những thành quả trên Công ty 26 đã có những hình thức quản lý khá đúng đắn, điều này đã giúp sản phẩm của Công ty đạt được những chỉ tiêu chất lượng nhất định. Công ty đã và đang cố gắng chuyển mình , ngày càng mở rộng vai trò và uy tín của mình trên thị trường. Trong khoảng thời gian thực tập ngắn ngủi và do trình độ còn hạn chế nên bài báo cáo còn có những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo cùng toàn thể các cô chú trong Công ty giúp đỡ để bài báo cáo của tôi đạt kết quả tốt hơn. Để kết thúc đề Tàinày, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn: Phương Mai Anh và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong Ban Tổ chức Sản xuất, Ban Kỹ thuật Cơ điện, Ban Tài chính Thống kê và các cô chú trong Ban Giám đốc Xí nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại Xí nghiệp. Hà nội, tháng 6 năm 2002. Sinh viên Nguyễn Nhiệm Triều Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 3 Chương II: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 5 Chương II: Tổ sản xuất của doanh nghiệp. 11 Chương IV: Bộ máy quản lý của doanh nghiệp. 27 Chương V: Kế hoạch và phương hướng phát triển doanh nghiệp. 31 Chương VI: Quản trị nhân lực doanh nghiệp. 41 Chương VII: Quản trị kỹ thuật. 64 Chương VIII: Quản trị Tài chính. 72 Chương IX: Quản trị vật tư kỹ thuật. 82 Chương X : Quản trị tác nghiệp sản xuất. 92 Một số ý kiến đóng góp 101 Kết luận 102

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1147.doc
Tài liệu liên quan