Báo cáo Tổng quan về cảng Sài Gòn- Khánh Hội

CẢNG SÀI GÒN : Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn ở tọa độ 10 độ 50’ vĩ bắc và 106 độ 45’ kinh tuyến đông cách cửa biển 45 dặm (83 km). Với điều kiện vi trí địa lý, địa hình và thiên nhiên thuận lợi là một ưu thế của cảng,bên cạnh đó cảng nằm ở trung tâm T.P Hồ Chí Minh, một đầu mối giao thông quốc tế, một trung tâm văn hóa du lịch và giao dịch quốc tế của cả nước. Thực dân pháp xây dựng Cảng Sài Gòn nhằm phục vụ vận chuyển binh lính, phương tiện chiến tranh đến Việt Nam – Đông Dương, đồng thời khai thác, chuyên chở nguyên liệu, tài nguyên từ đây ra đi. Qua hai thời kì thực dân cũ và mới, do nhu cầu thống trị và xâm lược, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã xây dựng và trang bị cho cảng một cơ sở vật chất khá hiện đại, gồm hệ thống bến bãi, kho hàng, thiết bị xếp dỡ. Nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng tăng và cần thiết, thực dân Pháp đã mở rộng cảng xuống khu vực Khánh Hội vào đầu thế kỉ XX, khu vực này dài trên 1km. Sau khi miền Nam được giải phóng 30/04/1975, đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, Cảng Sài Gòn được tiếp quản bởi chính quyền cách mạng. Ngày 23/07/1975 Cảng Sài Gòn được thành lâp và trực thuộc cục Hàng Hải - Bộ Giao Thông Vận Tải và Bưu Điện. Tháng 08/2008 công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn có 13 công ty Cảng trực thuộc: ã Cảng Nhà Rồng Khánh Hội ã Cảng Tân Thuận ã Cảng Tân Thuận II ã Công ty Lai Dắt Tàu Biển ã Công ty Cơ Khí Và Dịch Vụ Hàng Hải ã Công ty Xây Dựng Công Trình Cảng ã Công ty Vận Tải Và Dich Vụ Hàng Hải Khánh Hội ã Chi nhánh Cảng Sài Gòn tại Bà Rịa Vũng Tàu ã Chi nhánh Cảng Sài Gòn tại Thành Phố Hải Phòng ã Chi nhánh Cảng Sài Gòn tại Đà Lạt ã Xí nghiệp Xếp Dỡ Dịch Vụ Cảng Sài Gòn ã Văn phòng đại diện Cảng Sài Gòn tại Hà Nội

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3007 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng quan về cảng Sài Gòn- Khánh Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẢNG NHÀ RỒNG KHÁNH HỘI 1.1. SƠ LƯỢC VỀ CẢNG NHÀ RỒNG – KHÁNH HỘI 1.1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Cảng Nhà Rồng Khánh Hội là một trong những công ty thành viên của Cảng Sài Gòn, do đó lịch sử của Cảng Nhà Rồng Khánh Hội gắn liền với lịch sử của Cảng Sài Gòn. Lời giới thiệu của Tổng giám đốc Cảng Sài Gòn Cảng Sài Gòn trong hệ thống Cảng biển của ngành Hàng hải Việt nam là một cảng có sản lượng và năng suất xếp dỡ cao nhất trong cả nước. Với lịch sử hơn 130 năm, có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước, Cảng Sài Gòn đã được Chủ tịch nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động về những thành tích xuất sắc từ năm 1986 đến năm 1995, đóng góp một phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động phục vụ cho lĩnh vực rộng lớn gồm các khu vực Tp. HCM, các vùng lân cận và đồng bằng sông Mekong với tổng sản lượng hàng hóa hơn 20 triệu tấn, Cảng Sài Gòn có vai trò và nhiệm vụ quan trọng phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế nói chung cho toàn khu vực phía nam của đất nước. Theo chính sách của Nhà nước và các ngành, Cảng Sài Gòn đã được sự hỗ trợ của các cơ quan và cộng đồng tạo điều kiện thuận lợi để cảng phát triển hơn nữa và duy trì vai trò hoạt động của mình trong khu vực và trên thế giới. Với định hướng này, Cảng Sài Gòn mong nhận được sự hỗ trợ và hợp tác nhiều hơn nữa của khách hàng cho lợi ích chung. Những yêu cầu và ý kiến đóng góp của khách hàng luôn là động lực giúp Cảng Sài Gòn cải thiện và phát triển nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Trân trọng kính chào, Tổng Giám đốc ( Đã ký ) Lê Công Minh Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3.860.000 m2 vào gồm 5 khu vực: Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa. Khu vực Nhà Rồng (vị trì cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài. Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km with 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài. Khu vực Chợ Cá: 3 cầu tàu và 2 bến. Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475.000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu: Bến Nhà Rồng (428 m) Bến Khánh Hội (1,264 m) Bến Tân Thuận (866.5 m) và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông. Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 570.000 m2 gồm 5 bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2.830 m cầu tàu, 250.000 m2 bãi, và 80.000 m2 kho hàng. Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển mới của ngành Hàng hải Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. CẢNG SÀI GÒN :Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn ở tọa độ 10 độ 50’ vĩ bắc và 106 độ 45’ kinh tuyến đông cách cửa biển 45 dặm (83 km). Với điều kiện vi trí địa lý, địa hình và thiên nhiên thuận lợi là một ưu thế của cảng,bên cạnh đó cảng nằm ở trung tâm T.P Hồ Chí Minh, một đầu mối giao thông quốc tế, một trung tâm văn hóa du lịch và giao dịch quốc tế của cả nước. Thực dân pháp xây dựng Cảng Sài Gòn nhằm phục vụ vận chuyển binh lính, phương tiện chiến tranh đến Việt Nam – Đông Dương, đồng thời khai thác, chuyên chở nguyên liệu, tài nguyên từ đây ra đi. Qua hai thời kì thực dân cũ và mới, do nhu cầu thống trị và xâm lược, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã xây dựng và trang bị cho cảng một cơ sở vật chất khá hiện đại, gồm hệ thống bến bãi, kho hàng, thiết bị xếp dỡ. Nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng tăng và cần thiết, thực dân Pháp đã mở rộng cảng xuống khu vực Khánh Hội vào đầu thế kỉ XX, khu vực này dài trên 1km. Sau khi miền Nam được giải phóng 30/04/1975, đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, Cảng Sài Gòn được tiếp quản bởi chính quyền cách mạng. Ngày 23/07/1975 Cảng Sài Gòn được thành lâp và trực thuộc cục Hàng Hải - Bộ Giao Thông Vận Tải và Bưu Điện. Tháng 08/2008 công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn có 13 công ty Cảng trực thuộc: Cảng Nhà Rồng Khánh Hội Cảng Tân Thuận Cảng Tân Thuận II Công ty Lai Dắt Tàu Biển Công ty Cơ Khí Và Dịch Vụ Hàng Hải Công ty Xây Dựng Công Trình Cảng Công ty Vận Tải Và Dich Vụ Hàng Hải Khánh Hội Chi nhánh Cảng Sài Gòn tại Bà Rịa Vũng Tàu Chi nhánh Cảng Sài Gòn tại Thành Phố Hải Phòng Chi nhánh Cảng Sài Gòn tại Đà Lạt Xí nghiệp Xếp Dỡ Dịch Vụ Cảng Sài Gòn Văn phòng đại diện Cảng Sài Gòn tại Hà Nội Ngoài ra còn có các khối phòng ban trực thuộc tham mưu cho tổng giám đốc Cảng. Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 570.000 m2 gồm 4 bến cảng (Nhà Rồng - Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2.830 m cầu tàu, 250.000 m2 bãi, và 80.000 m2 kho hàng. Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội là một trong 13 thành viên của công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn và là một trong 3 cảng thành phần. đây là đơn vị xếp dỡ chủ lực của công ty TNHH MTV cảng Sài Gòn. Sản lượng hàng hóa xếp dỡ và doanh thu chiếm khoảng 40% toàn cảng trong 1 năm. Ngày 16/5/2009, TP.HCM bắt đầu chuyến di dời các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra cảng Hiệp Phước ( Nhà Bè ) và sau đó sẽ hình thành nên 1 Khu đô thị cảng Hiệp Phước hiện đại. Ngoài ra cũng trong tháng 5/2009, TP.HCM đã bắt đầu nạo vét luồng Soài Rạp (trong hệ thống sông Đồng Nai) sâu đến 9m trong năm 2010 để khi cảng Hiệp Phước đưa vào hoạt động sẽ có thể đón các tàu 50.000 tấn (DWT) và sau 2010 sẽ nạo vét sâu đến hơn 12m để có thể đón các tàu 70.000 tấn (DWT) qua đó có thể nâng công suất của cảng Hiệp Phước lên đến 250 triệu tấn/1 năm. Dự kiến đây sẽ là khu cảng hiện đại nhất Việt Nam cùng với cảng Cát Lái và Cái Mép-Thị Vải Trong tương lai, cụm cảng ở (Cái Mép)-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và cảng Hiệp Phước với năng lực đón tàu 50.000-70.000 tấn cập cảng sẽ là cảng nước sâu chính của khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, ra Hiệp Phước, nơi đất đai rộng rãi, có luồng tàu biển Soài Rạp đang được TPHCM nạo vét sâu đến -9,5m và sắp tới là -12m, Cảng Sài Gòn sẽ có điều kiện tốt hơn để phát triển. Hiện tại khu cảng chính của Cảng Sài Gòn là Cảng Nhà Rồng và Khánh Hội ở trong nội thành đã không còn đất để mở rộng trong khi hàng hóa về cảng ngày một tăng. Luồng tàu biển Lòng Tàu dẫn vào 2 cảng này chỉ sâu khoảng -8,5m, các tàu lớn rất khó ra, vào. Hơn nữa, trục giao thông đường bộ chính lưu thông hàng hóa của cảng là đường Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh luôn trong tình trạng quá tải. Tại Hiệp Phước, Cảng Sài Gòn đã được TPHCM giao 100ha đất để xây dựng cảng mới. Khu cảng này sẽ có 3 cầu cảng dài khoảng 800m, có khả năng thay thế Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội tiếp nhận hàng hóa với sản lượng hàng hóa thông qua hàng năm ước đạt 8,7 triệu tấn (tương đương lượng hàng đang được Cảng Nhà Rồng và Khánh Hội tiếp nhận). Cảng Sài Gòn phấn đấu đến cuối năm 2010 sẽ đưa 200m cầu cảng trong 800m cầu này vào hoạt động. Đến lúc đó, việc tiếp nhận hàng hóa ở Cảng Nhà Rồng - Khánh Hội sẽ dần được chuyển ra Hiệp Phước. Giai đoạn 2 của Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước còn đang trong giai đoạn làm thủ tục cấp đất. Tuy nhiên, Cảng Sài Gòn đã có kế hoạch xây dựng tại đây 1.000m cầu cảng với khả năng tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn hàng hóa/năm. Con số này đã được tính trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của TPHCM và khu vực phía Nam trong những năm tới. Không chỉ có Cảng Sài Gòn mới di dời ra khỏi nội thành TPHCM. Theo quy hoạch di dời hệ thống cảng biển trên sông Sài Gòn và Nhà máy Đóng tàu Ba Son do Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng-kỹ thuật biển (Portcoast) lập, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2005, sẽ có 5 đơn vị phải di dời trước năm 2010 đó là Cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Cảng Rau Quả, Cảng Tân Thuận Đông và Nhà máy Đóng tàu Ba Son. Sau đó là các cảng còn lại như Bến Nghé, Bông Sen… Đến nay, Tân Cảng đã hoàn thành công tác này và cũng giống như Cảng Sài Gòn, Tân Cảng di dời ra Cát Lái vẫn thuộc TPHCM. Chỉ có Nhà máy Đóng tàu Ba Son ra Cái Mép - Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Cảng Tân Thuận Đông cũng di dời ra Hiệp Phước còn Cảng Rau Quả sẽ tiến hành chuyển đổi công năng tại chỗ. Vẫn là Cảng Sài Gòn của hơn 100 năm qua: Không chỉ ra Hiệp Phước mà Cảng Sài Gòn còn liên doanh, liên kết với nhiều tập đoàn cảng biển lớn trong và ngoài nước để xây dựng cảng nước sâu, cảng container lớn ở Cái Mép-Thị Vải nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thu hút lượng hàng trung chuyển từ các nước trong khu vực. Đó là Cảng quốc tế SP-PSA do Cảng Sài Gòn liên doanh với Tập đoàn Cảng biển PSA (Singapore) và Vinalines, Cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) do Cảng Sài Gòn liên doanh với Vinalines và Tập đoàn Maersk (Đan Mạnh), Cảng container quốc tế Sài Gòn-SSA do Cảng Sài Gòn liên doanh với Tập đoàn SSA (Hoa Kỳ)… Tuy nhiên, như khẳng định của ông Lê Công Minh, chỉ có phần di dời ra Hiệp Phước, Cảng Sài Gòn mới đúng là Cảng Sài Gòn của hơn 100 năm qua. Tại Hiệp Phước, Cảng Sài Gòn vẫn tập trung phát triển các loại hình bốc xếp hàng xá như phân bón, khoai mì sắt lát và nhiều nông sản khác. 1.1.2. CẢNG NHÀ RỒNG KHÁNH HỘI Tên công ty : Cảng Nhà Rồng Khánh Hội Tên giao dịch : Khanh Hoi Stevedoring Company (Handling pteration at Khanh Hoi Terminal, HCM City) Cơ quan chủ quản : Công Ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn (Sai Gon Port) Trụ sở làm việc chính : 157 Nguyễn Tất Thành, Q4, Tp HCM Điện thoại: 84.08.39404122 (Giám Đốc) 84.08.39404224 (Phòng Khai Thác) Fax : 84.0838259086 Email : khcontainer@hcm.vnn.vn 1.1.3. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA CẢNG PHƯƠNG TIỆN XẾP DỠ CHÍNH PHƯƠNG TIỆN SỐ LƯỢNG (CHIẾC) I. CẦN TRỤC 1. CẨU KIROV 2 2. CẨU KONE 2 3.CẨU LIBERR 1 4. CẨU MANITONOC 1 5. CẨU GOTTNALD 4 6. CẨU RMG 2 7. CẨU KC61AT 1 8. CẨU KC63 2 9. CẨU MANTONOC 60 1 10. CẨU PH15 1 TỔNG 17 II. XE NÂNG 1. RS KALMAR 6 (cont có hàng) 2. RS KALMAR 2 (cont rỗng) 3. TCM 25T 2 (cont 20") 4. TCM 2.5T - 10T 8 TỔNG 18 III. ĐẦU KÉO 1. CAPACITI 7 2. TERBERG 5 3. KAMAZ 45 1 4. KAMAZ 99 1 5. MAZ 46 1 6. MAZ 47 1 HỆ THỐNG KHO, BÃI, CẦU TÀU VÀ PHAO NEO BUỘC TÀU BÃI DIỆN TÍCH (m2) SỨC CHỊU (T/m2) HÀNG GIỮA CÁC KHO 33891 6210 BH/CONT RTG 12477 6210 CONT C 8377 6210 CONT CƠ GIỚI 2522 6210 CONT BÃI NHÀ RỒNG 15000 6210 CONT 3K 3840 6210 CONT 8K 2800 6210 CONT 9 2160 6210 CONT 10 2160 6210 CONT 11 2160 6210 CFS 12 2160 6210 CONT 13 2160 6210 CONT KHO KÍCH THƯỚC (m) DIỆN TÍCH (m2) HÀNG CHÚ THÍCH 1 2160 BÁCH HÓA CHO THUÊ 2 2160 BÁCH HÓA 3 1360 BÁCH HÓA 4 72 x 30 2160 BÁCH HÓA 4K 70 x 40 2800 BÁCH HÓA 5 72 x 30 2160 BÁCH HÓA 6 72 x 30 2160 BÁCH HÓA 7 72 x 30 2160 BÁCH HÓA 8 72 x 30 2160 BÁCH HÓA 11 72 x 30 2160 CFS 1K 3600 VỎ CONT CẦU TÀU CHIỀU DÀI (m) ĐỘ SÂU (m) K1 95 -82 K2 100 -82 K3 100 -82 K4 116 -82 K5 128 -87 K6 117 -10 K7 112 -10 K8 140 -10 K9 95 -82 K10 95 -82 M1 95 -82 M2 95 -82 M3 95 -9 M4 95 -82 BẾN PHAO CỰ LY (m) CAO ĐỘ ĐÁY KÍ HIỆU CÔNG TRÌNH THEO PHAO KÍ HIỆU CÔNG TRÌNH THEO KHAI THÁC 1A - 1B BO/1 90 -7 1B - 5 B1 165 -8 5 - 7A B5 225 -10 7A - 7B B7 202 -10 7B - 9A B7/9 38 -6 9A - 9B B9 205 -10 9B - 11A B9/11 55 -6 11A - 11B B11 205 -10 11B - 13 B13 102 -9 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CẢNG SÀI GÒN: 1.2.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CẢNG KHÁNH HỘI: BAN BẢO HỘ LAO ĐỘNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KHAI THÁC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT BAN KINH DOANH KHAI THÁC BAN TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG HÀNH CHÍNH BAN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH TẾ ĐỘI BẢO VỆ TỔ VẬT TƯ TỔ SỮA CHỮA CÁC TỔ XE, CẦN CẨU CHUYÊN DÙNG ĐỘI KHAI THÁC CONT ĐỘI CƠ GIỚI CÁC TỔ NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT BÃI CONT KHO CFS KHO HÀNG CÁC TỔ KHO HÀNG TỔ KẾT TOÁN TÀU 1.2.2. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG PHÒNG BAN 1.2.2.1. BAN TÀI CHÍNH – KÊ TOÁN Chức năng: Tham mưu cho giám đốc Cảng về công tác quản lý tài chính kế toán, quản lý sử dụng hiệu quả tài sản cố định, các nguồn vốn trong phạm vi quản lý của công ty. Tham mưu cho giám đốc Cảng về tổ chức công tác tài chính kế toán và kế toán phù hợp với sản xuất kinh doanh của đơn vị. Nhiệm vụ: Lập sổ sách ghi chép kế toán phản ánh kip thời, đầy đủ, chính xác và trung thực toàn bộ tài sản, nguồn vốn, kết quả hoat động sản xuất kinh doanh của công ty đúng theo chế độ hiện hành của nhà nước. Tính toán, phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản doanh thu, công nợ, các khoản phải nộp ngân sách, nộp cấp trên (nếu có), thanh toán đúng hạn các khoản công nợ phải thu, phải trả, kể cả nợ công nhân viên của công ty. Xác định và phản ánh kịp thời, chính xác đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản định kì theo đúng pháp lênh kế toán thống kê của nhà nước ban hành, đồng thời chuẩn bị đầy đủ kịp thời các thủ tục, tài liệu cần thiết cho việc sử lý các khoản mất mát, thiếu hụt tài sản cố định, vật tư, tiền vốn. Đề xuất các biện pháp giải quyết đúng với chế độ quy định của nhà nước và cơ quan quản lý cấp trên. Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định của nhà nước và của cấp trên. Tổ chức và lưu trữ bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ gìn bí mật các số liệu kế toán, phục vụ kịp thời cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý cấp trên trong công tác kiểm tra, kiểm soát khi có yêu cầu. Phổ biến thi hành đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, thể lệ tài chính kế toán của nhà nước và các quy định của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán. Giúp giám đốc công ty phân tích các hoạt động kinh tế, đánh giá đúng tình hình kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đề ra các biện pháp thiết thực để thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý tốt các khoản mua bán (giá thành), triệt để tiết kiệm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tiền vốn, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty và cho toàn cảng. Thừa ủy quyền của giám đốc công ty đại diện làm việc với cơ quan tài chính, ngân hàng, cơ quan cấp trên và cơ quan chức năng về những việc có liên quan đến công tác tài chính của công ty. Được thẩm quyền yêu cầu các bộ phận trực thuộc công ty chuyển đầy đủ kịp thời những hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến công tác tài chính kế toán định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra nội bộ các bộ phận trên. Giám sát, kiểm tra thông qua các báo cáo kế toán, các hợp đồng kinh tế và các tài liệu chứng từ thanh toán như: tiền lương, tiền thưởng, thu chi tiền mặt, thu chi tiền gửi ngân hàng trước khi thực hiện. 1.2.2.2. BAN TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG - HÀNH CHÍNH. Chức năng: Là ban tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty trong các lĩnh vực tổ chức, lao động tiền lương, an toàn lao động và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác này. Giúp việc cho giám đốc trong công tác hành chính quản trị, phục vụ tiếp đón khách đến giao dịch công tác tại công ty. Nhiệm vụ: Tổ chức, bố trí, sắp xếp bộ máy tổ chức, dây chuyền sản xuất hợp lý. Sắp xếp lực lượng lao động phù hợp với chức danh ngành nghề đào tạo phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của cảng. Nghiên cứu đề xuất nhu cầu tuyển dụng đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên của cảng. Quản lý cán bộ nhân viên theo phân cấp, đề xuất giải quyết tốt các chế độ chính sách hưu trí, nghỉ việc và các chế độ khác. Thực hiện đúng các quy định trong xử lý kỷ luật các vi phạm đúng với pháp luật và luật lao động. Tham mưu giám đốc bố trí, đề bạt cán bộ, theo dõi giới thiệu cán bộ có năng lực để tạo nguồn bổ sung cho cảng, cho công ty theo sự phân cấp. Quản lý ngày công lao động, kiểm tra nội quy, kỷ luật lao động, thời gian làm việc tại công ty. Theo dõi chấm công cho điểm, tính toán lương khoán cho khối lượng sản xuất trực tiếp và lương cho lực lượng gián tiếp một cách công bằng hợp lý. Giải quyết lập thủ tục, thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp và một số chế độ khác cho người lao động. Quản lý các phương tiện, xe cộ phục vụ hành chính trong Cảng. Tổ chức phục vụ tiếp khách, phục vụ hội họp của cảng. Lưu chuyển công văn, hồ sơ, quản lý con dấu, lưu trữ hồ sơ bảo mật. Kiểm tra các bộ phận trong công ty về việc chấp hành các quy định trong công tác quản trị hành chính, bảo mật. 1.2.2.3. BAN KINH DOANH KHAI THÁC Chức năng: Tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức khai thác có hiệu quả các phương tiện thiết bị bến bãi của công ty. Nhiệm vụ: Tham mưu cho giám đốc trong công việc tổ chức, thực hiện chỉ tiêu, sản lượng kê hoạch sản xuất kinh doanh được giao. Nghiên cứu đề xuất với cảng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm được giao phù hợp với chức năng nhiệm vụ và khả năng thực tế, tham gia ý kiến xây dựng chiến lược phát triển chung toàn cảng. Đề xuất, tổ chức tiếp thị mở rộng thị trường, khách hàng, nguồn hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Tiếp nhận kế hoạch tàu vào cầu cảng, phao neo, lập kế hoạch, phương án xếp dỡ cụ thể, giải phóng tàu nhanh, an toàn người, phương tiện, hàng hóa, đảm bảo tốt số lượng và chất lượng hàng xuất nhập khẩu qua cảng của công ty. Khai thác hiệu quả các thiết bị, bến bãi, kho hàng và các dịch vụ khác tại công ty. Theo dõi điều hành, quản lý hệ thống vi tính của công ty. Quản lý, sử dụng các phương tiện được trang bị hệ thống kho hàng, bến bãi, cầu cân bảo đảm an toàn, hiệu quả, đúng với các quy trình quy định của công ty, của cảng. 1.2.2.4. BAN THƯƠNG VỤ Chức năng Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng, theo dõi, thực hiện hợp đồng được phân cấp và công tác quản lý thu cước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt công tác này. Nhiệm vụ Đề xuất xây dựng biểu giá cước thống nhất trong toàn cảng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tham gia xây dựng các hợp đồng kinh tế với khách hàng, chủ tàu phù hợp với pháp luật đem lại lợi ích cho công ty, cho cảng. Tính các loại cước phí bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng, các hóa đơn cước phí cơ giới, kho hàng. Quản lý hóa đơn tài chính và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, các khiếu nại bồi thường hư hỏng, mất mát hàng hóa. Báo cáo chuyên môn cho giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên. Quản lý và lưu giữ hồ sơ nghiệp vụ. 1.2.2.5. ĐỘI KHAI THÁC CONTAINER Chức năng: Là tổ chức quản lý, điều hành, sản xuất, khai thác container của công ty. Nhiệm vụ: Tổ chức quản lý theo mô hình tiên tiến, vi tính hóa dây chuyền sản xuất tạo mọi thuận lợi tối đa cho khách hàng. Tổ chức thực hiện các công đoạn xếp dỡ nhanh chóng, chính xác và khoa học, giao thẳng hoặc từ tàu xuống bãi và ngược lại theo lịch trình kế hoạch đã được định sẵn, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng với các phương tiện xếp dỡ chuyên dùng hiện đại. Tổ chức sắp xếp, lưu giữ container tại bãi và kho riêng được cập nhật định vị bằng quy trình vi tính hóa, giúp cho việc quản lý thuận tiện dễ dàng. Thực hiện các dịch vụ đóng gói, rút ruột hàng hóa container khi có nhu cầu. Quan hệ tốt với hải quan và giải quyết nhanh chóng các thủ tục hàng hóa container qua cảng tạo thuận lợi cho khách hàng và đại lý đến nhận và gửi hàng. Theo dõi và báo cáo kết quả hàng ngày theo quy định cho các bộ phận có liên quan trong công ty cũng như khi cảng yêu cầu. Tổ chức kiểm tra thực hiện các quy định về an toàn bảo hộ lao động trong đội hoặc các đơn vị khác đến tăng cường. Thừa ủy quyền giám đốc được điều động phương tiện cơ giới khi có nhu cầu sử dụng. 1.2.2.6. KHO HÀNG Chức năng: Là đơn vị quản lý hàng hóa xuất nhập, lưu trữ qua kho, qua bãi. Nhiệm vụ: Tổ chức giao nhận hàng hóa nhanh chóng, chính xác bảo đảm số lượng và chất lượng. Chất xếp đúng kỹ thuật, quy cách theo lô, bill tàu và độ thông thoáng cần thiết. Bảo quản hàng hóa và các phương tiện, dụng cụ kho hàng bến bãi. Tổng kết, đối chiếu, báo cáo số liệu hàng hóa qua kho bãi do mình quản lý cho các bộ phận có liên quan của công ty. Khai thác tối đa diện tích kho, bãi thuộc đơn vị do mình quản lý. 1.2.2.7. KHO CFS Nhiệm vụ: Tổ chức giao nhận hàng hóa nhanh chóng, chính xác, đảm bảo số lượng và chất lượng. Chất xếp đúng kỹ thuật, quy cách theo lô, bill bảo đảm khoảng cách thông thoáng an toàn hàng hóa. Bảo quản giữ gìn hàng hóa tốt. Báo cáo cập nhật số lượng hàng hóa qua mạng vi tính. Làm tốt, đầy đủ các quy trình, quy phạm chất xếp và các quy định về an toàn và kỷ luật lao động. 1.2.2.8. BÃI CONTAINER Nhiệm vụ: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị xếp dỡ bảo đảm vận hành tốt Chất xếp đúng sơ đồ định vị và kế hoạch lập ra. Chất xếp riêng các container lạnh và các hàng đặc biệt ra khu vực riêng có các nhân viên chuyên môn chăm sóc, theo dõi. Báo cáo cập nhật số lượng container trên sơ đồ định vị vào mạng vi tính để theo dõi. Chấp hành nội quy kỷ luật an toàn lao động, bảo dưỡng an toàn về người, phương tiện, hàng hóa, không để hư hỏng, mất mát và làm vừa lòng khách hàng. 1.2.2.9. ĐỘI CƠ GIỚI CÁC TỔ LÁI XE, CẦN CẨU CHUYÊN DỤNG: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đội trưởng. Thực hiện nhiệm vụ chuyên chở, xếp dỡ hàng hóa theo phương án kế hoạch sản xuất đối với hàng hóa xuất nhập hoặc chở hàng chạy đường dài. Thực hiện đúng các quy trình quy phạm kỹ thuật, công nghệ xếp dỡ và các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong sản xuất, giữ gìn và bảo quản phương tiện. Quản lý lái xe trong tổ. 1.2.2.10. CÁC TỔ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ( SỮA CHỮA, VẬT TƯ) Thực hiện các chức trách nhiệm vụ chuyên môn được giao, phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. Chấp hành các quy định an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy. Tổ chức bảo vệ tài sản, vật tư trang thiết bị kỹ thuật được giao. Quản lý nhân viên thuộc quyền. 1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CẢNG TRONG 2 NĂM 2007-2008 BẢNG KÊ KHAI SẢN LƯỢNG HÀNG NHẬP KHẨU(ĐV: TẤN) MẶT HÀNG NĂM 2007 NĂM 2008 SO SÁNH NHẬP NGOẠI SẢN LƯỢNG TỶ TRỌNG (%) SẢN LƯỢNG TỶ TRỌNG (%) SỐ TƯƠNG ĐỐI SỐ TUYỆT ĐỐI CONTAINER 90834 6.16 139073 6.13 53.1 48239 HÀNG TRONG CONTAINER 609561 41.3 867954 38.2 42.4 258393 HÀNG KHÁC XÁ 113600 7.7 44086 1.94 (61.2) -69514 KIM KHÍ 106921 7.25 176215.2 7.77 64.8 69294.2 PHÂN BÓN (BAO) 207229 14.04 130454 5.75 (37) -76775 PHÂN BÓN XÁ 132516 8.98 184682.8 8.14 39.4 52166.8 THỰC PHẨM GIA XÚC XÁ 18213 1.23 544332.9 24 2888.7 526119.9 HÀNG KHÁC 196838 13.34 181048 7.98 (8) -15790 TỔNG 1475712 100 2267845.9 100 53.7 792133.9 NHẬP NỘI CONTAINER 154217 73.46 209539 15.96 35.9 55322 HÀNG TRONG CONTAINER 16890 8.05 1026881 78.23 5979.82 1009991 KIM KHÍ 18515 8.82 31157.1 2.37 68.28 12642.1 PHÂN BÓN (BAO) 6782 3.23 21566.4 1.64 217.99 14784.4 HÀNG KHÁC 13535 6.45 23498 1.79 73.61 9963 TỔNG 209939 100 1312641.5 100 525.25 1102702.5 (Nguồn: Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội) Nhận xét: Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên ta thấy tổng doanh thu năm 2008 đạt 144.6% so với năm 2007, tăng 44,6% tương ứng 73,119,090,796 VNĐ. Bên cạnh đó, chi phí năm 2008 đạt 134,8% so voi năm 2007, tăng 34.8% tương ứng 57,475,674,859 VNĐ. Lợi nhuận năm 2008 tăng một cách đáng kể đạt 1210% so với năm 2007, tăng 1310% tương ứng 15,643,415,937 VNĐ. Có thể thấy rằng, năm 2007 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, thời cơ và vị trí mới của đất nước đang đặt lên vai các doanh nghiệp cảng biển trách nhiệm mới thật lớn lao. Đối với Cảng Sài Gòn hiện nay, đó là yêu cầu phải khai thác triệt để tiềm năng sẵn có, đồng thời tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia tầm cỡ khu vực và châu lục. Trong năm 2007, CSG đồng loạt cải tiến kỹ thuật, quy trình khai thác hàng rời, quản lý cầu cân điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhiên liệu, điều hành sản xuất, cải tiến quy trình giao nhận, bảo quản hàng hóa…. Việc thay đổi này làm chi phí tăng lên một cách đáng kể, trong khi đó, thị trường của cảng vẫn chưa được mở rộng, dẫn đến lợi nhuận sụt giảm đáng kể (-1,194,093,728) VND. Trong năm 2008, giá nhiên liệu tăng, tiền lương, điện nước, chi phí sữa chữa tăng làm chi phí tăng. Tuy nhiên công ty đã dần kiếm được nhiều khách hàng và mở rộng thị trường, đồng thời tạo được uy tín trên thị trường ngoài nước, dẫn đến doanh thu tăng 44.6% so với năm 2007, điều này giúp lợi nhuận tăng vọt (tăng 1310% so với năm 2007). Lãnh đạo Cảng Sài Gòn cho biết, tính từ đầu năm 2008 đến ngày 24/3, Cảng Sài Gòn đã giải phóng được 441 lượt tàu, gồm 310 lượt tàu chở hàng nhập và 131 lượt tàu chở hàng xuất. Bốc xếp được gần 3 triệu tấn hàng hóa các loại, đạt 23,8% kế hoạch năm 2008 và bằng 123,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi tổng lượng hàng nhập ngoại (đã bốc xếp) là 1.783.050 tấn (đạt 27,4% và bằng 138,6%) thì hàng xuất ngoại chỉ 214.508 tấn (đạt 10,7% và bằng 51,1%). Cục Thống kê TP.Hồ Chí Minh cũng cho biết, ước tính trong quý 1/2008, kim ngạch xuất khẩu của các DN trên địa bàn thành phố đạt trên 5,1 tỷ USD (tăng gần 26,8%) và kim ngạch nhập khẩu là 4,1 tỷ USD, tăng 16,9% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là sữa và sản phẩm sữa, nhiên liệu, nguyên phụ liệu may, sắt thép, phụ liệu giầy dép 1.4. TÌM HIỂU MẶT HÀNG BAO TẠI CẢNG NHÀ RỒNG - KHÁNH HỘI 1.4.1. CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ LÀM HÀNG BAO 1.4.1.1. CẨN CẨU Cần cẩu bánh xích Cần cẩu bánh hơi Cần cẩu ôtô 1.4.1.2. XE NÂNG TCM 2.5T - 10T: 8 (Chiếc) 1.4.1.3. LƯỚI LÀM HÀNG VÕNG LƯỚI: Chiều ngang 1m, chiều dài 2m. Chuyên dùng vận chuyển xi măng. Trọng tải 1T. VÕNG LƯỚI HÌNH VUÔNG: Trọng tải dưới 4T, diện tích 3m2 hoặc 4m2. dùng vận chuyển gạo, cám dừa…… DÂY SILIN: Chiều dài dây là 12m, lúc làm hàng là 6m. Trọng tải tối đa 1T. Dùng vận chuyển phân bón. PALLET: Trọng tải 1T, dùng để đưa hàng vào kho. 1.4.2. NHỮNG LOẠI HÀNG BAO HÀNG NHẬP: Phân bón, cám dừa, xi măng, bột mì…. HÀNG XUẤT: Chủ yếu là gạo. 1.4.3. NHỮNG BƯỚC CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG BAO NHẬP HÀNG: Khi tàu cập cảng, cảng sẽ sắp xếp thời gian làm hàng và thông báo với chủ hàng, sau đó chủ hàng sẽ cử người tới giám sát quá trình làm hàng của cảng và tàu, hàng sau khi được xếp dỡ xuống sẽ lên phương tiện chuyển thẳng đến chủ hàng hoặc lưu kho ở cảng nếu như chủ hàng có nhu cầu. HÀNG TRÊN TÀU THIẾT BỊ XẾP DỠ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN KHO HÀNG Ở CẢNG CƠ SỞ SẢN XUẤT XUẤT HÀNG: CẢNG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN THIẾT BỊ XẾP DỠ HÀNG TÀU Khi hàng sẵn sàng để xếp lên tàu, cảng sẽ thông báo ngày giờ làm hàng với chủ hàng, chủ tàu, khi làm hàng, hàng sẽ được xếp lên tàu dưới sự dám sát của cảng và người của chủ tàu. Khi hoàn thành công việc xếp dỡ, tàu đợi lệnh xuất phát và rời cảng. CHƯƠNG II: QUY TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CẢNG THEO LUẬT HÀNG HẢI 2.1. DIỄN TẢ QUY TRÌNH HÀNG BAO: 2.1.1. Tại hầm tàu: ●Khi tàu cập cảng,sau khi nắp mở hầm hàng được mở và cho thông gió hầm hàng.Công nhân dưới hầm hàng phân thành nhiều nhóm,mỗi nh1om gồm có 2 người có sức khỏe như nhau,mỗi nh1om lấy ở 1góc hàng tạo nên nhiều điểm lấy hàng,hàng lấy giữa hầm ra xung quanh theo lớp,không moi sâu quá 5bao (đối với hàng bao) ● Lập mã hàng bằng sling(dây nilông ,dây dứa),tải trọng cho phép mỗi dây 1,5 tấn,dây được đấu nối với nhau tạo thành 1dây liền kín.dây được đặt ở vị trí tương đối bằng phẳng,đọan nối của dây phải đặt phìa dưới mã hàng,xếp từng bao theo chồng ngay ngắn.số bao tùy thuộc vào trọng lượng bao và tải trọng cho phép của dây(thông thường khoảng 25-30 bao\dây,5 lớp 6 hàng.hai mã liền nhau cho 1kéo ●Cách xếp bao:công nhân có thể sử dụng 3cách buộc mã hàng để xếp hàng(mối buộc đại hàn,mối xiết và mối cánh bướm)thông thường sử dụng cách sau:công nhâ xếp các bao chồng vào 1 nhánh dây,sau khi xếp khoảng5 lớp 3 hàng (15bao),thì bắt chéo nhau phải nằm ở phía dưới và sát với chồng hàng vừa xếp.sau đó căng dây xếp chồng khác nhưng lúc này cả 2 nhánh dây đều nằn dưới bao hàng cách nhau từ 200-400m và cách đều 2 đầu của bao hàng.sau khi đã xếp 3 chồng còn lại của mã hàng (15bao) thì luồn đầu dây phần thứ nhất với phần vừa xếp tạo thành tai treo móc cẩu 2.1.2. Thao tác cẩu hàng: ● Sau khi mã hàng thành lập xong,người đánh tín hiệu cho cần trục đưa bộ móc cẩu thích hợp xuống hầm hàng(bộ móc nét). ● Công nhân móc tai treo móc cẩu mã hàng vào bộ móc nét trên cẩu trục.cần trục căng cáp để kiểm tra,nếu mã hàng không được thắt chặt do dây không dồb khít thì dùng 1 thanh gỗ đập nhẹ vào các bao hàng ở phía dưới có 1 nhánh dây để nó tụt xuống thắt chặt dây lại ● Khi cấu hàng phải từ từ ,tránh va lắc. thành lập mã hàng ở nhiều điểm không ảnh hưởng đến việc lập các mã hàng sau đó 2.1.3. Tại phương tiện chuyên chở: ● Khi mã hàng đã được hạ thấp cách sàn phương tiện chuyên chở (xe ôtô.xà lan cập mạn…) khỏang 0.4m và mã hàng đã ổn định,không xoay lắc,côngnhân mới vào đẩy vào vị trí chất xếp. ● Khi làm việc với ôtô mỗi xe bố trí từ 2 trở lên,để khiêng các bao vào vị trí chất xếp và chỉnh lại ngay ngắn vị trí trên xe. ● Khi làm việc với ghe va xà lan,bố trí 5 đến 10 người,cứ 2 người 1 nhóm thao tác chuyển hàng vào nơi xếp,sau đó móc dây để cẩu về nơi lập mã hàng. ● Khi làm việc với xe nâng hoặc xe thớt, khi cần trục đặt ổn định mã hàng xuống mâm hoặc thớt xe chuyển tải,2 công nhân giữ chặt dây tại mối xiết,tháo dây khỏi móc cẩu,bẻ gập dây khóa không cho mã hàng bị sút đổ trong quá trình vận chuyển 2.1.4. Tại kho: ● Công nhân chia thành từng nhóm ,mỗi nhóm 4 người xếp hàng cho mâm chuyển tảiở đống hàng.Nhóm 4 người dỡ hàng từ mâm lên ôtô. ● Xếp hàng theo từng hàng từng dãy,xếp cách tường kho(khỏang 0.5-0.7m)đầu các bao hướng vào đống hàng,trước khi xếp phải kê lót cẩn thận để đảm bảo chất lượng hàng hóa.trong kho xếp hàng không quá 5 bao,chồng nọ tiếp trồng kia tạo thế bậc thang để nâng dần độ cao xếp hàng. 2.1.5. Xếp hàng xuống tàu hoặc xà lan : (hàng được tập kết từ ôtô xuống xà lan) ● Do xà lan có mạn khô (mạn nổi) không cao lắm do vậy ôtô được bố trí vuông góc với cầu cảng,bánh xe sau cách mép cầu khỏang 0.4-0.5m.Để đảm bảo an tòan cho ngừoi và hàng hóa,pjía sau giữa gầm xe ôtô và xà lan giăng lưới an tòan.Nếu mép cảng không có gờ chắn thì phải dùng các khúc gỗ lớn chèn bánh xe lại,xe ôtô phải tắt máy và chèn thắng tay. ● Bố trí 2 công nhâ trên xe ôtô kéo các bao hàng phía sau xe thả xuống hầm và xà lan.Chú ý khi đứng trên nắp bửng phía sau xe phải chú ý sợi xích đảm bảo an toàn.Khi 1 phần bao hnàg được thả xuống xà lan,tạo 1 khoảng trống trên phía sau xe ,tiếp tục bố trí thêm công nhân để chuyển các bao cho ngay ngắn.Lưu ý công nhân không được đứng ở vị trí nơi các bao hàng thả xuống.Để các bao hàng không bị rách vỡ,khi thả phải nhẹ nhàng. 2.1.6. Kỹ thuật chất xếp và bảo quản: ● Không tiến hành xếp dỡ khi trời mưa ● Không dùng móc móc vào thân bao khi chất xếp hàng hóa ● Không kéo lê tên mặt đất,sàn xe ● Khi chất xếp ngoài trời phải kê lót cao ráo,bao che kín đáo,chắc chắn 2.1.7. An toàn lao động: Kiểm tra công cụ xếp dỡ trước khi công tác Xe ở vị trí xếp dỡ phải tắt máy,kéo thắng tay và tài xế ra khỏi cabin Trong điều kiện hai xe đậu sát nhau,công nhân không được bước qua lại giữa 2 xe và không đứng giang 2 chân giữa 2 xe để làm hàng Không xếp quá số bao đã quy định . Việc lấy hàng bao phải từ trên xuống,không moi ngag giữa chồng bao. Chỉ đóng hầm hàng khi không còn người dưới hầm. Khi cần trục đang hoạt động khôn gđi lại bên dưới vùng nguy hiểm của cần trục. Sau khi xuống ca phải kiểm tra bảo quản công cụ mag hàng đúng quy định Lưu ý: Tùy theo cần cẩu tàu hoặc cần cẩu bờ dùng để xếp dỡ hàng,việc bố trí các xe ôtô có thể được xếp vuông góc hoặc song song cầu cảng. Khoảng cách 2 xe đậu gần nhau tùy theo tầm với của cần cẩu tại cảng,theo sự bố trí của trực ban hiện trường. Điều 47. An toàn, trật tự, vệ sinh trên tàu thuyền 1. Tất cả các loại tàu thuyền phải ghi rõ tên hoặc số hiệu, nơi đăng ký theo quy định. 2. Thuyền trưởng của tàu thuyền có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự và vệ sinh trên tàu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Ngoài thuyền viên thuộc định biên thuyền bộ và hành khách đi theo tàu, chỉ những người có nhiệm vụ do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền giới thiệu mới được lên tàu khi neo đậu trong vùng nước cảng biển; đối với tàu nước ngoài còn phải có Giấy phép xuống tàu của Bộ đội Biên phòng cửa khẩu cảng. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm về việc để những người không có trách nhiệm lên tàu. 4. Khi tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển, cấm thực hiện các hành vi sau đây: a) Kéo còi hay dùng loa điện để thông tin, trừ trường hợp để phát tín hiệu cấp cứu hoặc kéo còi chào theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; b) Nạo ống khói hoặc xả khói đen; c) Cọ rửa hầm hàng hoặc mặt boong làm nhiễm bẩn môi trường; d) Bơm xả các loại nước bẩn, cặn bẩn, chất thải, dầu hoặc hợp chất có dầu và các loại chất độc hại khác; đ) Vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu xuống nước hoặc cầu cảng; e) Để bừa bãi các trang thiết bị, tài sản ở trên mặt cầu cảng; g) Gõ rỉ, sơn tàu làm nhiễm bẩn môi trường; h) Tiến hành các việc sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa được Cảng vụ hàng hải cho phép; i) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh - chữa cháy vào các mục đích không phù hợp; k) Bơi lội hoặc làm mất trật tự ở trong cảng. Điều 48. Đổ rác, xả nước thải và nước dằn tàu 1. Tàu thuyền khi hoạt động trong cảng phải thực hiện chế độ đổ rác, bơm xả nước bẩn và nước dằn tàu theo quy định và chỉ dẫn của Cảng vụ hàng hải. 2. Doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ vệ sinh tàu thuyền tại cảng phải bố trí phương tiện để tiếp nhận rác thải, nước bẩn từ tàu thuyền và được thu phí dịch vụ theo quy định. Điều 49. Hoạt động thể thao và diễn tập quân sự Việc tổ chức các cuộc thi đấu thể thao, diễn tập quân sự và các hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng biển thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ được tiến hành sau khi Giám đốc Cảng vụ hàng hải chấp thuận bằng văn bản. Điều 50. Vận chuyển người, hàng hóa và hoạt động nghề cá trong vùng nước cảng biển. 1. Tàu thuyền vận chuyển người, hàng hóa ở trong vùng nước cảng biển phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. 2. Việc cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong vùng nước cảng biển tuân theo quy định của pháp luật có liên quan và phải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải cho phép. Điều 51. Trách nhiệm của thuyền trưởng khi bốc dỡ hàng hóa, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền 1. Trước khi tiến hành các hoạt động bốc dỡ hàng hoá, sửa chữa và vệ sinh tàu thuyền, thuyền trưởng có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết về bảo đảm an toàn hàng hải, bảo hộ lao động và phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định có liên quan của pháp luật. 2. Thuyền trưởng chỉ được phép cho đóng nắp hầm hàng hoặc cho người xuống hầm hàng sau khi đã kiểm tra và bảo đảm chắc chắn không có tình trạng bất trắc xẩy ra. 3. Trong quá trình làm hàng, nếu phát hiện thấy những dấu hiệu không an toàn, thuyền trưởng hoặc người điều hành hoạt động bốc dỡ hàng hoá phải đình chỉ ngay công việc để xử lý. 4. Khi xẩy ra tai nạn lao động ở trên tàu, thuyền trưởng phải nhanh chóng tổ chức cấp cứu người bị nạn, tiến hành các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả phát sinh tiếp theo và phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan. Điều 52. Bảo đảm trật tự, an toàn trong vùng đất cảng 1. Giám đốc doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động đối với lực lượng bảo vệ cảng, phù hợp với quy định có liên quan của pháp luật và điều kiện thực tế tại cảng do doanh nghiệp mình quản lý, khai thác. 2. Căn cứ yêu cầu quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biên phòng, hải quan tại cảng biển được sử dụng cổng cảng để phục vụ nhiệm vụ của mình sau khi đã thoả thuận với doanh nghiệp cảng. 3. Tất cả mọi người, phương tiện khi được phép vào hoạt động trong vùng đất cảng phải chấp hành đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam. 2.2. PHÒNG, CHỐNG CHÁY, NỔ VÀ PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Kiểm tra công tác PCCC tại Cảng Nhà Rồng Khánh Hội. Trong Tuần lễ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ năm 2009, để tăng cường công tác PCCC, sáng ngày 19/03/2009, cán bộ quản lý cơ sở kết hợp với  đại diện các Ban chỉ đạo PCCC, Ban kinh doanh khai thác, Đội trưởng kho hàng, ban bảo hộ lao động và cán bộ an toàn PCCC đã tiến hành kiểm tra an toàn PCCC tại Cảng Nhà Rồng Khánh Hội .  Qua công tác kiểm tra thực tế, công tác PCCC nơi đây được ban lãnh đạo cảng quan tâm đúng mức, chấp hành và thực hiện đúng nội quy, quy định về an toàn phòng cháy… về khoảng cách an toàn phòng cháy được đảm bảo, hàng hóa được sắp xếp thông thoáng, cơ sở có trang bị hệ thống phương tiện chữa cháy và hồ sơ quản lý công tác PCCC đầy đủ, công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên hàng tháng. Tuy nhiên, để đảm bảo và thực hiện tốt hơn công tác PCCC trong thời gian tới, cần phải tiếp tục duy trì công tác PCCC đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ hống phương tiện chữa cháy như trang bị hệ thống chữa cháy và báo cháy tự động, sắp xếp hàng hóa thành từng loại riêng biệt, và phải thực hiện nghiêm công tác vệ sinh công nghiệp.  Cán bộ an toàn PC&CC làm việc với Ban chỉ đạo Cảng Nhà Rồng sau khi kiểm tra an toàn PC&CC   Cảng Nhà Rồng Khánh Hội có diện tích 150.000 m2 với tổng số 10 kho, trong đó kho hàng lẻ (CFS) được xem là kho trọng điểm với lưu lượng hàng hóa ra vào thường xuyên và chứa được  khối lượng hàng hóa khoảng 250 tấn. Cảng Nhà Rồng Khánh Hội là một trong những cơ sở trọng điểm về PCCC vì vậy việc tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC sẽ giúp an toàn và đảm bảo hơn. Điều 53. Trách nhiệm của doanh nghiệp cảng và tàu thuyền về phòng, chống cháy, nổ 1. Thuyền trưởng các tàu thuyền hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống cháy, nổ. 2. Trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng và của tàu thuyền phải luôn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng hoạt động và phải được đặt đúng nơi quy định. 3. Tại tất cả những nơi dễ cháy, dễ nổ hoặc tại các khu vực, địa điểm khác trong cảng và ở trên tàu thuyền phải có dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn theo quy định của pháp luật. 4. Những người làm nhiệm vụ tại nơi dễ cháy, dễ nổ trên tàu thuyền và trong cảng phải được huấn luyện thành thạo nghiệp vụ phòng, chống cháy, nổ. 5. Khi tiếp nhận nhiên liệu cần phải: a) Chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị dập cháy, ngăn ngừa nổ; b) Đóng kín các cửa mạn ở phía có tàu cấp nhiên liệu; c) Chấp hành mọi quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu; d) Bố trí người thường trực ở trên boong và ngay tại nơi tiếp nhận nhiên liệu. 6. Nghiêm cấm việc sử dụng các trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ của cảng và của tàu thuyền vào các mục đích khác. 7. Nghiêm cấm tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên boong, hầm hàng, buồng máy, nếu chưa được Cảng vụ hàng hải cấp phép. 8. Khi tiếp nhận nhiên liệu, cấm tiến hành những việc sau đây: a) Cho tàu thuyền khác cập mạn; b) Bơm nhiên liệu qua các loại ống, vòi hoặc khớp nối không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; c) Tiếp nhận nhiên liệu khi trên tàu còn có khách (đối với tàu chở khách). 9. Việc cấp phép sửa chữa và vệ sinh tàu hoặc thực hiện các hoạt động hàng hải khác trong vùng nước cảng mà xét thấy có thể ảnh hưởng đến phương án phòng, chống cháy, nổ thì trước khi quyết định, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải lấy ý kiến chuyên môn của cơ quan chuyên trách về phòng, chống cháy, nổ ở địa phương. Điều 54. Phối hợp tổ chức phòng chống cháy, nổ tại cảng 1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan phòng, chống cháy, nổ chuyên trách ở khu vực quản lý của mình, xây dựng các phương án phòng, chống cháy, nổ cần thiết cho tàu thuyền hoạt động ở khu vực đó theo quy định có liên quan. 2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải là người chịu trách nhiệm chỉ huy các hoạt động cấp cứu tàu thuyền bị cháy, nổ ở trong vùng nước cảng cho đến khi người chỉ huy có thẩm quyền của lực lượng phòng, chống cháy, nổ chuyên trách có mặt tại hiện trường. 3. Giám đốc doanh nghiệp cảng là người chịu trách nhiệm chỉ huy hoạt động ngăn ngừa sự cố cháy, nổ xẩy ra trong vùng đất cảng cho đến khi người chỉ huy có thẩm quyền của lực lượng phòng, chống cháy, nổ chuyên trách có mặt tại hiện trường. Điều 55. Yêu cầu đối với tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác Ngoài các quy định có liên quan của pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường, tất cả các loại tàu dầu và tàu chở hàng nguy hiểm khác khi hoạt động tại cảng biển còn phải chấp hành nghiêm chỉnh những yêu cầu dưới đây: 1. Cấm hai tàu cập mạn nhau cùng một lúc bốc, dỡ loại hàng dễ cháy hoặc dễ nổ, trừ trường hợp cấp và nhận nhiên liệu giữa hai tàu thuyền và chuyển tải. 2. Tất cả các loại tàu chở dầu hoặc các loại hàng hoá nguy hiểm khác chỉ được phép tiến hành bốc, dỡ hàng hoá ở những khu vực đã được công bố. Cấm các loại tàu thuyền quy định tại khoản này neo đậu ở những nơi không được chỉ định. 3. Ở các khu vực quy định tại khoản 2 Điều này phải được trang bị các trang thiết bị phòng chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết. Trong suốt thời gian bốc, dỡ hàng hoá, tất cả các trang thiết bị này phải liên tục được duy trì ở tình trạng sẵn sàng hoạt động. 4. Việc bốc, dỡ và bảo quản các loại hàng hoá dễ cháy, dễ nổ hoặc hàng hoá nguy hiểm khác phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy tắc an toàn kỹ thuật hiện hành. 5. Khi tiến hành lắp ráp các thiết bị bơm dầu khí, xăng, dầu, khí hóa lỏng, cặn dầu thì thuyền trưởng và các bên liên quan phải cử đại diện để cùng kiểm tra, giám sát. 6. Khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến việc bơm dầu hoặc việc bốc dỡ các loại hàng nguy hiểm khác, thuyền trưởng phải dừng ngay việc bơm dầu hoặc bốc, dỡ hàng hóa và kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả; đồng thời phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng liên quan để triển khai việc phối hợp cứu trợ. Điều 56. Yêu cầu về phòng ngừa ô nhiễm môi trường 1. Tất cả các tổ chức, cá nhân, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường. 2. Ngoài các quy định ở khoản 1 Điều này, tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển còn phải chấp hành những yêu cầu dưới đây: a) Tất cả các van và thiết bị của tàu thuyền mà chất độc hại có thể thoát ra ngoài đều phải được đóng kín, đưa về trạng thái ngừng hoạt động, niêm phong kẹp chì và phải có biển thông báo tại chỗ. Việc tháo bỏ niêm phong hoặc việc bơm thải các chất thải, nước bẩn qua những van hoặc thiết bị quy định tại khoản này chỉ được thực hiện với sự đồng ý của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và có sự giám sát trực tiếp của nhân viên Cảng vụ hàng hải đó; b) Khi tiến hành bơm các loại nước bẩn, nước thải có dầu hoặc các chất có đặc tính nguy hiểm khác qua đường ống trên mặt boong phải bịt kín các lỗ thoát nước mặt boong và có khay hứng ở những khớp nối của ống dẫn; c) Tất cả các hoạt động liên quan đến việc bơm, xả dầu hoặc các chất nguy hiểm khác đều phải được ghi chép cụ thể vào nhật ký riêng và sẵn sàng xuất trình cho nhân viên cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kiểm tra khi cần thiết. Điều 57. Báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường tại cảng biển 1. Việc báo cáo sự cố ô nhiễm môi trường xẩy ra tại cảng biển phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, mọi tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển phải thực hiện các yêu cầu dưới đây: a) Nếu phát hiện nguy cơ hoặc hành vi gây ô nhiễm môi trường thì phải báo ngay cho Cảng vụ hàng hải; đồng thời, phải ghi rõ vào Nhật ký hàng hải về thời gian, địa điểm và đặc điểm của sự cố ô nhiễm đó. b) Nếu sự cố gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ tàu thuyền mình thì phải áp dụng ngay biện pháp ngăn ngừa hiệu quả, đồng thời kịp thời báo cáo cho Cảng vụ hàng hải. CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG CỦA CẢNG Ông Lê Công Minh, Giám đốc cảng Sài Gòn cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2009 đến nay, cảng đã bốc dỡ hơn 6 triệu tấn hàng (tăng 43% so với cùng kỳ 2008). Đặc biệt, vào trung tuần tháng 4, lượng tàu vào cảng lên tới 50 tàu. Trong khi đó, khả năng tiếp nhận tàu, bốc xếp của cảng có hạn với 25 tàu tại cầu cảng và các bến phao. Hiện tại, cảng có 29 tàu đang làm hàng và 13 tàu chờ vào cảng dẫn tới tình trạng quá tải. Một nguyên nhân khác được lãnh đạo cảng Sài Gòn lý giải cho việc tàu chờ cầu là cơ cấu mặt hàng đến cảng có thay đổi. Nếu trước đây tàu vào cảng là hàng bao, container, sắt, thép… thì những tháng đầu năm qua, 80% lượng hàng đến cảng là mặt hàng xá (hơn 3 triệu tấn, tăng gần 4 lần năm 2008) gồm khoai mì lát, cát (xuất khẩu), cám, thức ăn gia súc (nhập khẩu)… Trước tình hình trên, cảng Sài Gòn thừa nhận công tác tổ chức tiếp nhận tàu, xếp dỡ, đóng bao, giao nhận… còn nhiều thiếu sót nên chưa đáp ứng kịp tình hình gia tăng hàng hóa hiện nay. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cho rằng quá trình bốc dỡ hàng hóa khiến họ bị lỗ vì hao hụt quá cao, nhất là mặt hàng cám, thức ăn gia súc. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm, tỉ lệ hao hụt cám trung bình lên tới 1,4%. Ông Minh cho biết, các tàu hàng cám thường giao nhận hàng xá bằng giám định mớn nước. Cách tính này còn nhiều kẽ hở nên thường có sự chênh lệch giữa số lượng hàng thực tế với con số giám định (nhất là hàng từ tàu giao thẳng xuống sà lan). Hơn nữa, không ít lần cảng Sài Gòn phát hiện một số trường hợp gian lận của các phương tiện thủy như: thay đổi kết cấu hầm hàng, dùng đăng kiểm giả, bơm nước lacanh…; ngay cả nhận hàng bằng đường bộ cũng xảy ra tình trạng cố tình gian lận qua cân bởi các chủ xe, tài xế nhận hàng. CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT Trước tình hình trên cho thấy tại cảng Sài Gòn công tác tổ chức tiếp nhận tàu, xếp dỡ, đóng bao, giao nhận… còn nhiều thiếu sót nên chưa đáp ứng kịp tình hình gia tăng hàng hóa hiện nay. Giải quyết vấn đề này, cảng Sài Gòn trong những ngày tới cần huy động hết khả năng nhân lực, trang thiết bị xếp dỡ hàng, đầu tư thêm trang thiết bị mới để tăng năng suất giải phóng tàu… Đối với các chủ hàng, cảng Sài Gòn yêu cầu chuẩn bị tốt phương tiện tiếp nhận hàng hóa; nếu cần chấp nhận đưa một phần hàng hóa vào lưu kho bãi cảng để tăng năng suất xếp dỡ, giải phóng tàu. Đồng thời, cảng Sài Gòn còn khuyến cáo thời gian chờ tàu để chủ hàng chủ động… tìm cảng và các bến phao khác trong khu vực! CHƯƠNG V: KẾT LUẬN Hiện nay, cả nước ta có 17 cảng biển loại một, 23 cảng biển loại hai; 9 cảng biển loại ba với hơn 40km cầu bến (trong đó 30km bến tổng hợp, 14km bến chuyên dùng). Tuy nhiên, tính tổng thể của hệ thống cảng biển nước ta chưa cao dẫn đến tình trạng thừa năng lực ảo. Tại một số khu vực, việc phân khu chức năng chưa hợp lý dẫn đến năng lực kém. Công tác phối hợp trong xây dựng và quản lý cảng biển giữa các Bộ, ngành, Trung ương và địa phương thiếu đồng bộ. Những tháng đầu năm 2009, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cước vận tải biển giảm mạnh, hàng hóa khan hiếm, thời gian xếp và dỡ vận chuyển thường bị kéo dài gấp 3-5 lần so với đầu năm 2008. Điều này đã phát sinh nhiều chi phí do phải chờ đợi như tiền ăn, lương, phí cầu cảng, trả lãi ngân hàng, nhiên liệu, vật tư sửa chữa. Tuy nhiên, lượng hàng hóa qua các cảng khu vực TPHCM tăng đột biến. Chỉ trong bốn tháng đầu năm 2009, cảng Sài Gòn đã bốc dỡ gần 6,4 triệu tấn hàng, tăng 43% so cùng kỳ năm 2008. Trong khi đó, khả năng tiếp nhận tàu và bốc xếp của cảng có giới hạn, cùng lúc chỉ có thể tiếp nhận 25 tàu tại cầu cảng và các bến phao (có thời điểm lượng tàu vào cảng lên đến 50 chiếc) nên luôn bị quá tải. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần phải huy động hết khả năng nhân lực, trang thiết bị xếp dỡ hàng, đầu tư thêm thiết bị mới để tăng năng suất giải phóng tàu…đồng thời hệ thống cảng biển của Việt Nam cần phải phát huy cách thức tổ chức quản lý hiệu quả, hợp lý. Bên cạnh đó phải không ngừng cải thiện, nâng cấp hệ thống kho bãi cũng như phương tiện xếp dỡ, đào tạo cán bộ nâng cao tay nghề công nhân và có những chính sách ưu tiên lao động hợp lý để dần bắt kịp xu thế phát triển của vận tải biển quốc tế. CHƯƠNG VI: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CẢNG SÀI GÒN ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM: Trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình xếp dỡ hàng hóa tại cảng (phương tiện làm hàng,đồ bảo hộ lao động..) Trang bị đầy đủ các kiến thức về nghiệp vụ,thao tác trong quá trình làm hàng để không xảy ra tổn thất về hàng hóa và con người Thường xuyên có những buổi tập huấn,diễn tập phòng cháy chữa cháy cũng như cách phòng chống Thành lập ban giám sát thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện sai xót Có biện pháp chế tài,phạt tiền đối với những hành vi cẩu thả không nghiêm túc trong khi làm việc Tổ chức khen thưởng những cá nhân,tập thể thực hiện tốt trong công tác…..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccangSG.doc
Tài liệu liên quan