M Ụ C L Ụ C
LỜI MỞ ĐẦU .
PHẦN I: GIỚI THIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Mục đích và ý nghĩa
2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2008 – 2009 15
1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu các năm 2008, 2009
và định hướng xuất khẩu năm 2010
1.1 Tình hình các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: kim ngạch và thị trường
1.2 Nhu cầu thế giới và năng lực cung ứng của Việt Nam:
cơ hội xuất khẩu và phát triển thị trường
1.2.1 Xu hướng nhu cầu của thế giới trong giai đoạn 2008-2009
1.2.2 Năng lực cung ứng của Việt Nam
1.3 Cạnh tranh và các rào cản thương mại
1.4 Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam và
các Hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực
1.4.1 Chính sách phát triển xuất khẩu của Việt Nam 2008-2009
1.4.2 Các hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực
1.5 Đánh giá xu hướng hàng hóa xuất khẩu
1.6 Đánh giá xu hướng thị trường xuất khẩu
1.6.1 Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam
vào một số thị trường chính (sử dụng mô hình trọng lực
1.6.2 So sánh giữa tiềm năng và thực tế xuất khẩu của Việt Nam với từng thị trường
2. Đánh giá năng lực doanh nghiệp xuất khẩu và các nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh
2.1 Năng lực sản xuất xuất khẩu (border-in)
2.2 Năng lực tiếp cận thị trường thế giới (border-out)
2.3 Lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu:
Các yếu tố quyết định thành công trong cạnh tranh
2.4 Tác động của việc gia nhập WTO và các khu vực mậu dịch tự do (FTA)
đối với một số ngành hàng xuất khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu
2.4.1 Tác động tích cực
2.4.2 Tác động tiêu cực
PHẦN III: DỰ BÁO VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ
1. Dự báo chung về xu hướng thị trường xuất khẩu
1.1 Tiêu dùng của khối OECD sụt giảm
1.2 Sự trỗi dậy của các thị trường Châu Á
2. Dự báo về tổng kim ngạch và tốc độ tăng trưởng 2010
3. Dự báo về xu hướng sản phẩm và thị trường xuất khẩu cụ thể cho giai đoạn 2010-2011
4. Dự báo về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020
5. Các khuyến nghị thay đổi cần thiết về chính sách nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu
5.1 Khuyến nghị về các chính sách của Nhà nước
5.2 Khuyến nghị về chính sách xúc tiến xuất khẩu
5.3 Khuyến nghị về hàng hóa xuất khẩu và thị trường mục tiêu
5.4 Khuyến nghị về việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (Global value chain)
5.5 Khuyến nghị chương trình hành động
PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ MÔ HÌNH TRỌNG LỰC
PHỤ LỤC 2: MÔ TẢ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TRUNG BÌNH TRƯỢT
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP BAN ĐẦU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
L Ờ I M Ở Đ Ầ U
Giai đoạn 20 năm đổi mới vừa qua, tính từ năm 1988 đến năm 2008, đã đánh dấu bước tiến đầy ấn tượng về tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cả về kim ngạch và khối lượng hàng hóa cũng như cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên tổng GDP của Việt Nam đã tăng từ 30% vào đầu thập kỷ 1990 lên đến 70% vào năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong toàn giai đoạn này khoảng 19%/năm cùng với cơ cấu mặt hàng đã có tay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàm lượng giá trị công nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm trong từng ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Mặc dù quá trình thay đổi này diễn ra với tốc độ còn khiêm tốn nhưng đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững hoạt động xuất khẩu và ổn định kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong năm 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến hàng loạt các thị trường xuất khẩu quan trọng của nước ta.
Bên cạnh những thành tựu ấn tượng đã đạt được, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009 cũng bộc lộ những yếu điểm có tính chất chiến lược bắt buộc chúng ta phải có những quyết sách để đặt nền móng cho phát triển xuất khẩu bền vững trong giai đoạn phát triển kinh tế 20112020.
Những yếu điểm này đã tồn tại trong một thời gian dài nhưng không được chủ động giải quyết tận gốc bằng các chính sách phù hợp và đồng bộ từ bên trong, cộng với những ảnh hưởng từ các biến động mới trong xu hướng phát triển của thương mại quốc tế, đã đặt chúng ta trước sự lựa chọn hoặc tiếp tục con đường như hiện nay với kết quả nhãn tiền là hiệu quả của đầu tư sản xuất cho xuất khẩu có xu hướng giảm dần hoặc phải tìm ra và hiện thực hóa những nhân tố thành công nhằm:
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này đã giảm mạnh. Những phân
tích gần đây cho thấy, nền kinh tế Hoa Kỳ chuyển biến chậm chạp, các nước EU
chưa thấy có dấu hiệu phục hồi, còn nền kinh tế Nhật Bản được dự đoán sẽ tăng
26
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 63
trưởng âm trong năm 2009 (‐5,8%)27. Rõ ràng, với những dự báo về sự phục hồi
kinh tế và tốc độ tăng nhập khẩu của Hoa Kỳ và Nhật Bản trong ít nhất 2‐3 năm
tới như vậy, chúng ta có thể thấy Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt
động xuất khẩu nếu tiếp tục chỉ tập trung vào những thị trường lớn nhất này.
Vậy, vấn đề đặt ra lúc này là Chính phủ phải có những định hướng đúng đắn
để có thể chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng tích cực để một
mặt vẫn duy trì được những thị trường xuất khẩu truyền thống, mặt khác tìm
kiếm những thị trường tiềm năng khác nhằm hạn chế rủi ro khi xảy ra những
biến động kinh tế như hiện nay.
1 . 2 S ự t r ỗ i d ậ y c ủ a c á c t h ị t r ư ờ n g C h â u Á
Được coi là nền kinh tế tiêu dùng lớn nhất thế giới, từ 15 năm nay, người
tiêu dùng Mỹ chi khoảng 9.500 tỷ USD mỗi năm cho tăng trưởng kinh tế thế
giới. Tuy nhiên, khủng hoảng toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm thay đổi
đáng kể mức tiêu dùng cá nhân của Hoa Kỳ. Tài liệu của Cục Dự trữ liên bang
Hoa Kỳ (FED) cho thấy, chỉ trong ba tháng cuối năm ngoái, các hộ gia đình Hoa
Kỳ mất tới 5.100 tỷ USD, tương đương 9% giá trị tài sản. Đây là sự mất mát chưa
từng có trong suốt 57 năm FED theo dõi số liệu này và cũng là quý thứ 6 liên
tiếp giá trị tài sản của các hộ gia đình Mỹ đi xuống. Hiện nay, người tiêu dùng
Mỹ bắt đầu tiết kiệm. Nếu tỷ lệ tiết kiệm năm 2007 đạt 0% thì vào tháng 1/2009
tỷ lệ này là 5%. Người tiêu dùng Mỹ, khách hàng lớn nhất của các nhà xuất
khẩu châu Á, có vẻ như đang thay đổi cơ bản thói quen mua sắm của họ, mua
những hàng hóa ít đắt tiền hơn và thiết yếu hơn.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là, nếu Mỹ không còn giữ vị trí quốc gia tiêu
dùng số 1 thế giới nữa thì quốc gia hay vùng lãnh thổ nào sẽ thế chân Mỹ? Tạp
chí Kinh doanh Harvard (HBR) ngày 27/08/2009 đưa ra 2 kịch bản cho thị
trường thế giới đến năm 2020 như sau:
1. Kịch bản 1: Châu Á có thể nổi lên như một trung tâm tiêu dùng mới.
Trung Quốc và Ấn Độ đều có trên 1 tỷ dân, với thu nhập ở mức trung,
mỗi hộ gia đình có thể đạt mức thu nhập 20.000 USD/năm. Con số này
có thể cho thấy khả năng về một sự bùng nổ trong tiêu dùng tại các
quốc gia này trong tương lai gần. Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế
tiêu dùng lớn thứ 3 của thế giới (sau EU và Hoa Kỳ), còn Ấn Độ là thứ 5
(sau Nhật Bản) vào năm 2020. Khi đó, 3 trong số 5 nền kinh tế tiêu dùng
lớn nhất thế giới sẽ thuộc về Châu Á và Châu Á sẽ nổi lên như một
trung tâm tiêu dùng đơn cực của thế giới.
27 Japan: Country Analysis Report ‐ In‐depth PESTLE Insights, August 2009
64 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
2. Kịch bản 2: Xu hướng tiêu dùng thế giới có thể trở thành đa cực. Giả sử
Trung Quốc và Ấn Độ vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như hiện
nay nhưng chính phủ các nước này lại muốn duy trì tỷ lệ tiết kiệm cao
và tỷ lệ tiêu dùng thấp. Khi đó, Hoa Kỳ, EU và Nhật vẫn sẽ duy trì vị trí
trong nhóm 3 nền kinh tế có tỷ lệ tiêu dùng lớn nhất thế giới, nhưng với
tốc độ tăng trưởng chậm dần. Sau đó mới đến vị trí của Trung Quốc và
Ấn Độ28.
Trong 2 kịch bản trên, dù thị trường tiêu dùng thế giới phát triển theo
hướng đơn cực hay đa cực, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn sẽ nổi lên như những
trung tâm tiêu dùng mới do lợi thế về dân số và tốc độ tăng trưởng ổn định
trong nhiều năm. Ngoài ra, cũng phải kể đến một số quốc gia mới nổi khác
trong khu vực Châu Á như Indonesia và Malaysia. Kịch bản HBR đưa ra cũng
trùng với dự báo của các nhà nghiên cứu kinh tế khác trên thế giới. Trang thông
tin chuyên về các vấn đề kinh doanh và thị
trường của 215 quốc gia trên thế giới cũng đưa ra dự báo về tốc độ tăng trưởng
mạnh mẽ trong kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ trong giai
đoạn 2010‐2015.
B I Ể U Đ Ồ 6 . D ự b á o t ố c đ ộ t ă n g k i m n g ạ c h n h ậ p k h ẩ u m ộ t s ố n ư ớ c t r ê n t h ế g i ớ i
g i a i đ o ạ n 2 0 1 0 – 2 0 1 5
0
5
10
15
20
25
20
10
20
11
20
12
20
13
20
14
20
15
Tố
c
độ
tă
ng
k
im
n
gạ
ch
n
hậ
p
kh
ẩu
(%
)
Trung Quốc
Ấn Độ
Nhật Bản
Mỹ
Nguồn:
28 ‐now/2009/08/trend‐to‐watch‐shifting‐consum.html
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 65
Đồ thị trên cho thấy, cùng là những nền kinh tế lớn, chịu ảnh hưởng nặng
nề từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, trong khi Hoa Kỳ và Nhật Bản đang dần
phục hồi ở tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 4‐5% thì Trung Quốc và Ấn Độ đã
vươn lên mạnh mẽ ở mức 18‐23% trong năm 2010 và tiếp tục duy trì ở mức 17‐
19% trong các năm tiếp theo. Điều này, ngoài hai nguyên nhân đã đề cập ở trên
là quy mô dân số và tăng trưởng ổn định trong nhiều năm, còn được giải thích
bằng một nguyên nhân nữa là sự xuất hiện của một tầng lớp dân cư mới, đặc
biệt là ở Trung Quốc. Tầng lớp dân cư sinh này ra và lớn lên trong điều kiện vật
chất đầy đủ, không bị ràng buộc bởi tâm lý tiết kiệm của thế hệ trước, bị ảnh
hưởng bởi phong cách tiêu dùng Âu ‐ Mỹ, đang dần từng bước biến Trung
Quốc thành xã hội tiêu dùng.
Diễn biến trên thị trường quốc tế như vậy ảnh hưởng như thế nào đến
chiến lược xuất khẩu của Việt Nam? Khi thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới
được dự đoán là quốc gia láng giềng với mình, Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội này
như thế nào? Đây là bài toán lớn, đặt ra cả cơ hội và thách thức cho hàng xuất
khẩu của Việt Nam. Cho tới nay, dường như Việt Nam chưa có sự chuẩn bị cho
sự dịch chuyển trong cơ cấu tiêu dùng, cũng như sự trỗi dậy của người Trung
Quốc dưới góc độ là một thị trường to lớn. Do đó, trong thời gian tới, chúng ta
nên có nghiên cứu về vấn đề này.
2 . D Ự B Á O V Ề T Ổ N G K I M N G Ạ CH V À T Ố C Đ Ộ T Ă N G T R Ư Ở N G 2 0 1 0
Để có thể dự báo một cách tổng quát nhất về tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam trong năm 2010, báo cáo nghiên cứu sử dụng dự báo mà Quỹ tiền tệ quốc
tế (IMF) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đưa ra về tốc độ tăng trưởng GDP
của Việt Nam trong năm 2010, căn cứ vào hệ số của mô hình để dự báo về tăng
trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010.
Có hai kịch bản dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2010.
Cả hai kịch bản đều tính đến việc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tiếp tục có ảnh
hưởng tới nền kinh tế của Việt Nam (mặc dù nền kinh tế Việt Nam được đánh
giá là đã chạm đáy khủng hoảng đầu năm 2009). Nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu
ảnh hưởng từ việc biến động giá cả thế giới, thay đổi trong cơ chế vay vốn
(trong và ngoài nước) và việc Việt Nam có đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa
sản phẩm được hay không.
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo lạc quan hơn so với
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với tốc độ tăng trưởng dự báo cho năm 2010 là 6,5%.
Dự báo này của ADB được đưa ra trên cơ sở giả định rằng Chính phủ sẽ không
66 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
đưa thêm chính sách nới lỏng tài khóa trong năm tới và Ngân hàng Trung ương
sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Ngoài ra, dự báo này cũng được tính
toán trên cơ sở trong năm 2010, việc thiếu hụt ngoại tệ sẽ được giải quyết thông
qua cơ chế tỷ giá linh động và tăng cung ngoại tệ trên thị trường.
B Ả N G 8 . D ự b á o v ề t ă n g t r ư ở n g k i m n g ạ c h x u ấ t k h ẩ u c ủ a V i ệ t N a m t r o n g n ă m 2 0 1 0
Đơn vị: %
Dự báo của IMF Dự báo ADB
Tăng trưởng GDP 5,3 6,5
Tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu 6,36 7,8
Nguồn: Dự báo tăng trưởng GDP của IMF và ADB
Bên cạnh đó, trang web đã đưa ra dự báo
về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2010 như trong đồ thị dưới đây:
B I Ể U Đ Ồ 7 . D ự b á o t ố c đ ộ t ă n g k i m n g ạ c h x u ấ t k h ẩ u c ủ a V i ệ t N a m g i a i đ o ạ n 2 0 0 0 – 2 0 1 0
Nguồn: Marketlineinfo:
Dự báo này lạc quan hơn dự báo của IMF và ADB khi cho rằng, xuất khẩu
của Việt Nam, sau đợt suy giảm vào năm 2009 với tổng kim ngạch còn 52 tỷ USD
(tăng trưởng ‐24% so với năm trước), sang đến năm 2010 sẽ có sự phục hồi nhẹ,
tăng lên 59 tỷ USD (tăng trưởng 8%). Con số này còn kém xa con số tính toán của
dự báo này về tình hình xuất khẩu năm 2008 (72 tỷ USD) và vẫn kém hơn con số
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 67
xuất khẩu thực tế của Việt Nam năm đó (62,7 tỷ USD). Tuy nhiên, theo đánh giá
của nhóm nghiên cứu, dù tồn tại sự khác nhau về con số dự báo, điểm chung của
các dự báo này là đều đưa ra kịch bản phục hồi nhẹ cho xuất khẩu Việt Nam vào
năm 2010. Theo nhóm tác giả, sự phục hồi nhẹ theo những dự báo này là hoàn
toàn khả thi do sự phục hồi của các nền kinh tế lớn ‐ các nhà nhập khẩu lớn sau
khủng hoảng. Dự báo này cũng trùng với tính toán của nhóm nghiên cứu theo
phương pháp trung bình trượt ở phần sau khi cho rằng xuất khẩu của Việt Nam
trên các thị trường chính năm 2010 đều tăng so với năm 2009.
3 . D Ự B Á O V Ề X U HƯ Ớ N G S Ả N P HẨ M V À T H Ị T R Ư Ờ N G X U Ấ T K H Ẩ U C Ụ T H Ể C H O G IA I Đ O Ạ N
2 0 1 0 - 2 0 1 1
Để có một dự báo về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới từng thị
trường đối tác trọng điểm trong thời gian tới, báo cáo sử dụng phương pháp
trung bình trượt (moving average), căn cứ vào dãy số liệu 14 năm đối với từng
thị trường để dự đoán về kim ngạch xuất khẩu tương ứng với từng thị trường
trong năm 2010. Báo cáo áp dụng cả ba phương pháp của trung bình trượt là
phương pháp trung bình trượt giản đơn, trung bình trượt có tính đến sai lệch
tuyệt đối của kim ngạch xuất khẩu qua các năm và trung bình trượt tính đến sai
lệch tương đối của kim ngạch xuất khẩu qua các năm.
Ở mỗi một phương pháp (nêu trên), nhóm chuyên gia nghiên cứu tiến
hành tính toán sai số giữa dự báo và thực tiễn kim ngạch xuất khẩu qua các năm
1998‐2008, từ đó tính độ lệch chuẩn ở cả ba phương pháp.
B Ả N G 9 . Đ ộ l ệ c h c h u ẩ n g i ữ a t h ự c t i ễ n v à d ự đ o á n c á c n ă m 1 9 9 8 - 2 0 0 829
Độ lệch chuẩn
Thị trường
Phương pháp 1 Phương pháp 2 Phương pháp 3
Ấn Độ 7109,4 3008,8 4615,9
Australia 695537,9 164022,4 242672,9
ASEAN 2243843,9 283200,7 765981,3
EU 2463119,7 242815,6 908683,6
Hàn Quốc 110821,0 28060,0 50299,7
Hoa Kỳ 5356637,1 332532,2 1655929,4
Nhật Bản 1886548,0 389641,3 864981,8
Trung Quốc 588131,4 257696,7 270003,4
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
29 Giải thích cụ thể về ba phương pháp của trung bình trượt được trình bày cụ thể trong Phụ lục 2
68 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
Như vậy, ở tất cả các thị trường được nghiên cứu trong các năm 1998‐2008,
độ lệch chuẩn theo phương pháp thứ 2 được xác định là nhỏ nhất. Báo cáo lựa
chọn phương pháp thứ 2 để tính dự báo kim ngạch xuất khẩu cho năm 2010 và
kết quả được trình bày trong bảng sau đây:
B Ả N G 1 0 . D ự b á o x u ấ t k h ẩ u c ủ a V i ệ t N a m t r o n g n ă m 2 0 1 0 t ớ i m ộ t s ố t h ị t r ư ờ n g c h í n h
Đơn v ị : T r iệu USD
Thị trường Dự báo xuất khẩu năm 2010
Ấn Độ 682
Australia 4.797,1
ASEAN 11.881,2
EU 14.625
Hàn Quốc 2.761
Hoa Kỳ 15.768
Nhật Bản 12.235,2
Trung Quốc 5.950,2
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
Khảo sát ý kiến do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức tháng 11 năm 2009 đã
thu được một số dự báo về tình hình thị trường nhập khẩu của thế giới và cơ
hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Theo đó, trong 2‐3 năm tới, các thị trường
truyền thống của Việt Nam vẫn sẽ có xu hướng tiếp tục nhập khẩu các mặt hàng
đang là thế mạnh của Việt Nam như: dệt may, da giày, gạo, máy tính và sản
phẩm điện tử, dầu thô, cao su… Ngoài ra, một số mặt hàng như: đồ gỗ, hóa
chất, đồ gốm sứ, thủy hải sản… cũng có nhiều tiềm năng mở rộng thị trường
xuất khẩu. Cụ thể, cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam ở một số thị trường lớn
như sau:
Thị trường Trung Quốc: Dự báo trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tăng cường
nhập khẩu những mặt hàng như mạng tích hợp và tổ hợp vi điện tử; dầu thô;
tấm màn hình tinh thể lỏng; quặng sắt; chất dẻo sơ chế; thiết bị xử lý số liệu tự
động và bộ kiện; thép; xăng dầu; thiết bị mạch bảo vệ đóng ngắt và linh kiện;
đồng vật liệu và phôi. Trong đó, dầu thô, quặng sắt và xăng dầu được dự báo là
có tốc độ tăng nhập khẩu cao (60‐70% trong giai đoạn 2010‐2012 và 80‐ 85%
trong giai đoạn 2013‐2015). Tuy nhiên, trong số các mặt hàng này, chỉ có một số
ít mặt hàng thuộc nhóm mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Còn lại,
những mặt hàng Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam sẽ bao gồm 20
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 69
mặt hàng chính30: (1). Động vật sống, sản phẩm động vật; (2). Sản phẩm thực
vật, nông sản; (3). Dầu,mỡ động thực vật; (4). Thực phẩm, đồ uống, rượu, thuốc
lá; (5). Khoáng sản; (6). Hóa chất; (7). Chất dẻo và chế phẩm, cao su; (8). Da và
chế phẩm, va li túi xách; (9). Gỗ và chế phẩm; (10). Bột giấy, giấy; (11). Nguyên
liệu dệt và sản phẩm; (12). Giày dép,mũ, ô dù, hoa nhân tạo; (13). Chế phẩm từ
khoáng chất, đồ gốm sứ, kính; (14). Vàng bạc, đá quý, ngọc trai, đồ trang sức;
(15). Kim loại và chế phẩm; (16). Sản phẩm cơ điện; (17). Xe cộ, tàu thuyền và
thiết bị vận tải; (18). Thiết bị quang học, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc khí; (19). Vũ
khí, thuốc nổ; (20). Tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm, đồ cổ. Một số mặt hàng
như khoáng sản, hóa chất, da và chế phẩm, nguyên liệu dệt và sản phẩm, giày
dép, mũ ô dù, hoa nhân tạo, chế phẩm từ khoáng chất, đồ gốm sứ, kính, sản
phẩm cơ điện được dự báo có tốc độ tăng cao hơn cả, tuy nhiên cũng chỉ từ 20‐
40%; các mặt hàng khác tốc độ tăng chỉ từ 2‐10% trong 3 năm tới và 8‐15% trong
giai đoạn 2013 ‐ 2015.
Thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng cường nhập khẩu các mặt hàng may mặc, giày
dép các loại, chế biến nông sản thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức
khỏe và sắc đẹp, công nghệ thông tin (máy tính, các loại máy có công nghệ
như máy ghi hình…), đồ nội thất, dụng cụ thể thao để phục vụ cho nhu cầu
trong nước.
Giai đoạn 2013‐2015, khả năng kinh tế Hoa Kỳ sẽ hồi phục và tỷ lệ thất
nghiệp có thể quay về mức khoảng trên 5%. Như vậy, chi tiêu tiêu dùng chiếm
70% nền kinh tế có khả năng được hồi phục và tăng trưởng. Cùng với khả năng
mở rộng và phát triển sản xuất, cũng như quen thị trường, các dự án đầu tư của
Hoa Kỳ đi vào hoạt động, các nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sẽ
tăng và một số nhóm hàng mới sẽ xuất hiện như cơ khí, công nghệ. Dựa trên dự
báo của các nhà kinh tế Hoa Kỳ về kinh tế Hoa Kỳ và khả năng xuất khẩu của
các doanh nghiệp Việt Nam, Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ
đã ước tính kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong các giai đoạn
như sau:
30 Cục XTTM (2009), Kết quả khảo sát ý kiến Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài tháng 11/ 2009
70 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
B Ả N G 1 1 . D ự b á o k i m n g ạ c h x u ấ t k h ẩ u c ủ a V i ệ t N a m s a n g H o a K ỳ
Mức tăng trưởng bình quân hàng năm
TT Tên mặt hàng
2010- 2012 2013- 2015
1 Dệt may 2%-3% 3%-5%
2 Da giày 12%-14% 12%-14%
3 Đồ gỗ và nội thất -2% 2%-5%
4 Nông sản -1% 3%-5%
5 Thủy hải sản - 3% 2%-4%
6 Các mặt hàng CN, thủ CN khác và mặt hàng khác 8%-10% 10%-12%
7 Dầu mỏ, khí đốt, hóa dầu -8% 2%-4%
8 Các sản phẩm cơ khí, công nghệ 3%-5% 5%-8%
Nguồn: Cục XTTM (2009), Kết quả khảo sát ý kiến Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài tháng 11/ 2009
Thị trường Nhật Bản: Những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất sang Nhật
Bản đều nằm trong những mặt hàng Nhật Bản sẽ tăng cường nhập khẩu trong
giai đoạn sắp tới.
B Ả N G 1 2 . D ự b á o k i m n g ạ c h x u ấ t k h ẩ u c ủ a V i ệ t N a m s a n g N h ậ t B ả n
Mức tăng trưởng bình quân hàng năm
TT
Tên mặt hàng
2012- 2012 2013- 2015
1 Dệt may 10% 15%
2 Giày da 10% 15%
3 Dầu thô 5% 7%
4 Đồ gỗ 10% 10%
5 Gốm sứ 10% 10%
6 Dây điện 7% 10%
Nguồn: Cục XTTM (2009), Kết quả khảo sát ý kiến Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài tháng 11/ 2009
Thị trường EU: Mỗi thành viên trong EU có nhu cầu với hàng nhập khẩu khác
nhau và do đó, thị phần cho hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ khác nhau.
Thị trường Đức: sẽ nhập khẩu những mặt hàng: giày dép, dệt may, cà phê, đồ
gỗ, đồ da, cao su thiên nhiên, máy móc thiết bị văn phòng, hàng chất dẻo, hàng
gốm sứ. Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức như giày dép, dệt
may, máy móc thiết bị văn phòng dự báo sẽ giảm (lần lượt giảm 10%, 5% và
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 71
20%) trong khi các mặt hàng như cà phê, đồ gỗ, thủy sản, chất dẻo tăng mạnh
20‐30%, các mặt hàng như gốm sứ, cao su tăng 5‐10%.
Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ: nhóm hàng tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam trong giai
đoạn 2010‐2012 gồm: may mặc, sợi; sản phẩm chất dẻo; giày dép; cao su và các
sản phẩm từ cao su; gia vị (tiêu); đồ gỗ; máy móc thiết bị phụ tùng; linh kiện
điện tử; thép và sản phẩm từ thép; máy, phụ tùng cơ khí. Mức tăng trưởng
trưởng bình quân đạt 10‐15%/năm.
Thị trường Bỉ: 10 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Bỉ đều là những mặt hàng
xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.
B Ả N G 1 3 . D ự b á o k i m n g ạ c h x u ấ t k h ẩ u c ủ a V i ệ t N a m s a n g B ỉ
Mức tăng trưởng bình quân hàng năm
TT
Tên mặt hàng
2012- 2012 2013- 2015
1 Thuỷ hải sản 5-7% 3-5%
2 Giày dép 2-4% 5-7%
3 Cà phê 8-12% 15%
4 Valy, túi xách các loại 7-9% 10%
5 Hàng may mặc 10-13% 11%
6 Đồ gỗ gia dụng 17-20% 18%
7 Đá xây dựng 7-9% 10%
8 Ghế & các loại đệm ghế 12% 15%
9 Hàng tiêu dùng ,CN nhẹ &TCMN 10% 17%
10 Kim cương 5-7% 6%
Nguồn: Cục XTTM (2009), Kết quả khảo sát ý kiến Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài tháng 11/ 2009
Với một số thị trường nhỏ khác, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng nằm
trong nhóm các mặt hàng trên, tuy tốc độ tăng trưởng cao nhưng kim ngạch
xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn.
Ở thị trường châu Phi, Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang Nigeria những
mặt hàng như: sản phẩm dệt may; máy tính, sản phẩm điện tử; săm lốp ô tô, xe
máy; sản phẩm sắt và thép, gạch ốp lát; gạo; thủy sản; thuốc tân dược; phụ tùng
ô tô, xe máy; sản phẩm cao su. Mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mỗi mặt
hàng bình quân đều từ 15‐20%.
Nam Phi cũng là một thị trường lớn và rất tiềm năng đối với xuất khẩu
Việt Nam. Căn cứ vào nhu cầu nhập khẩu của thị trường này, Việt Nam có thể
72 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
xuất khẩu dầu thô, thiết bị điện, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, hóa chất, sắt
thép, cao su, giấy, đồ sứ, giày da, đồ gỗ….
Với thị trường Nam Mỹ, Braxin là một đại diện nhập khẩu tiêu biểu của Việt
Nam. Dự đoán mức (tỷ lệ) tăng trưởng hàng năm (2010 – 2015) về nhóm hàng
có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Braxin không cao chỉ từ 5‐
10% trong 3 năm tới và 5‐15% trong 3 năm tiếp theo.
B Ả N G 1 4 . D ự b á o k i m n g ạ c h x u ấ t k h ẩ u c ủ a V i ệ t N a m s a n g B r a x i n
TT Sản phẩm
2010 – 2012
(Tỷ lệ tăng trưởng)
2013 – 2015
(Tỷ lệ tăng trưởng)
1 Giày dép Từ 5 đến 8 % Từ 5 đến 8 %
2 Cơ khí, hàng điện tử Từ 6 đến 10 % Từ 6 đến 10 %
3 Hàng dệt may Từ 5 đến 8 % Từ 5 đến 8 %
4 Cao su Từ 6 đến 15 % Từ 8 đến 18 %
5 Valy, túi sách Từ 5 đến 8 % Từ 5 đến 8 %
6 Săm lốp Từ 6 đến 15 % Từ 8 đến 18 %
7 Sản phẩm nhựa, đồ chơi trẻ em Từ 3 đến 5 % Từ 5 đến 7 %
8 Bánh kẹo, hàng thực phẩm Từ 3 đến 6 % Từ 5 đến 8 %
9 Hàng thủ công, mỹ nghệ Từ 6 đến 15 % Từ 8 đến 18 %
10 Hoá chất Từ 6 đến 15 % Từ 8 đến 18 %
11 Gốm, sứ Từ 6 đến 10 % Từ 8 đến 15 %
12 Các loại khác Từ 5 đến 10 % Từ 5 đến 10 %
Nguồn: Cục XTTM (2009), Kết quả khảo sát ý kiến Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài tháng 11/ 2009
Ngoài Braxin, Argentina cũng là một thị trường xuất khẩu mà Việt Nam
cần quan tâm trong khu vực Nam Mỹ. Ngày 17/8/2007, Tổng cục Hải quan
Argentina đã công bố Quyết định N°57/2007 về kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để
tránh hiện tượng gian lận thuế đối với hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc đối với
những sản phẩm không được hưởng ưu đãi thương mại xuất xứ từ Trung Quốc
và các nước và vùng lãnh thổ nhóm G.4 (Grupo 4) bao gồm: CHDCND Triều
Tiên, Hàn Quốc, Philippin, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan,
Đài Loan, Thái Lan, Singapore và Việt Nam với mục đích ngăn chặn hàng hóa
nhập khẩu từ các thị trường này vào Argentina. Những mặt hàng bị hạn chế
nhập khẩu bao gồm: Hàng dệt may, đồ chơi, túi xách, cặp, ví bằng vải hoặc
nhựa, xe đạp và phụ tùng, lốp xe, bánh xe, mũi giày, hàng công nghệ thông tin,
đồ điện tử, đồng hồ, hàng kim khí và dụng cụ. Như vậy, danh mục hàng xuất
khẩu của Việt Nam sang Argentina bị ảnh hưởng rất nhiều do những khó khăn
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 73
trong việc xuất khẩu những mặt hàng thuộc nhóm hạn chế trên. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Argentina những mặt hàng sau: dầu
và khí thiên nhiên, máy móc, xe động cơ, hóa chất hữu cơ, nhựa….
Tóm lại, bảng tổng hợp ý kiến cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại
nước ngoài cho thấy, trong thời gian ngắn hạn (2‐3 năm tới) cũng như trung hạn
(5‐6 năm tới), dự báo hàng xuất khẩu Việt Nam không những vẫn duy trì được
những mặt hàng truyền thống mà còn có cơ hội mở rộng danh mục hàng xuất
khẩu. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhìn chung cũng sẽ tăng đều
đặn qua các năm trên tất cả các nhóm hàng, ngoại trừ một số mặt hàng sẽ có tốc
độ tăng trưởng giảm như: đồ gỗ, nội thất; nông sản, thủy hải sản; dầu mỏ, khí
đốt, hóa dầu (thị trường Hoa Kỳ) hay giày dép, dệt may, máy móc thiết bị văn
phòng (thị trường Đức). Điều này được lý giải một mặt do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế dẫn tới sức cầu giảm, mặt khác do tác động từ những hàng
rào phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất nội địa của quốc gia nhập khẩu.
4 . D Ự B Á O V Ề K I M N G Ạ C H X U Ấ T K H Ẩ U C Ủ A V I Ệ T N A M Đ Ế N N Ă M 2 0 2 0
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp trung bình trượt để bước đầu tiến
hành dự báo về tình hình xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực (như hàng dệt
may, hàng da giày, hàng thủy sản…) trong khoảng thời gian 2010‐2020 như sau:
74 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 75
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sử dụng kết quả nghiên cứu từ trang web
để có được dự báo về tình hình xuất khẩu của
Việt Nam đến năm 2015. Theo đó, vượt qua khủng hoảng năm 2009, xuất khẩu
của Việt Nam sẽ tìm được đà tăng trưởng mới và kim ngạch cũng như tốc độ
tăng trưởng sẽ tăng lên đều đặn qua các năm. Đến năm 2015, dự tính kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt con số hơn 120 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng
trung bình 18%/ năm. Nhóm nghiên cứu sử dụng dự báo nhận thấy tính chính
xác trong dự báo này do cả lý do chủ quan và khách quan được nêu rõ trong dự
báo của trang web Về chủ quan, sự hỗ trợ từ
các hoạt động xúc tiến thương mại, các hiệp định thương mại và những cải tiến
từ bản thân doanh nghiệp xuất khẩu đã giúp nâng cao năng lực xuất khẩu của
doanh nghiệp, mở rộng thị trường và tăng kim ngạch. Về khách quan, kinh tế
phục hồi và gia tăng dân số tại nước nhập khẩu là nguyên nhân làm tăng cầu
nhập khẩu.
B I Ể U Đ Ồ 8 . D ự b á o t ố c đ ộ t ă n g k i m n g ạ c h x u ấ t k h ẩ u c ủ a V i ệ t N a m t ớ i n ă m 2 0 1 5
Nguồn: Marketlineinfo:
5 . C Á C K H U Y Ế N N G H Ị T H A Y Đ Ổ I C Ầ N T H I Ế T V Ề C H Í N H S Á C H N H Ằ M N Â N G C A O N Ă N G L Ự C
X U Ấ T KH Ẩ U
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, nhóm
nghiên cứu đưa ra một số khuyên nghị thay đổi cần thiết như sau:
76 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
- Khuyến nghị về các chính sách của Nhà nước
- Khuyến nghị về chính sách xúc tiến xuất khẩu
- Khuyến nghị về thị trường mục tiêu
- Khuyến nghị về việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
5 . 1 K h u y ế n n g h ị v ề c á c c h í n h s á c h c ủ a N h à n ư ớ c
Để nâng cao năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp, Nhà nước cần có
các chính sách phù hợp nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư, xuất
khẩu hàng hóa ra nước ngoài, cụ thể:
• Nhà nước cần sớm ban hành chính sách và cơ chế tín dụng xuất khẩu để
hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, xuất khẩu vào các thị trường mới hoặc
các thị trường nhiều rủi ro.
• Nhà nước nên đẩy mạnh cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy đầu
tư ra nước ngoài và buôn bán quốc tế, nhất là đầu tư vào những nước có
tiềm năng sản xuất hàng hóa không chỉ phục vụ thị trường nước sở tại
mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhằm tạo ra bộ phận kinh tế
mềm của nước ta ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
• Ngoài ra, Nhà nước cũng cần xây dựng bộ cơ sở dữ liệu thống nhất và
đầy đủ về các doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp
trong nước tìm hiểu thông tin về đối tác và/hoặc các doanh nghiệp nước
ngoài có cơ hội để tìm hiểu nguồn thông tin chính thống về đối tác Việt
Nam, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển kinh doanh trong
nước cũng như quốc tế, đồng thời giúp minh bạch hóa hệ thống thông
tin doanh nghiệp.
5 . 2 K h u y ế n n g h ị v ề c h ín h s á c h x ú c t i ế n x u ấ t k h ẩ u
Xúc tiến xuất khẩu được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất
trong quá trình tiếp cận thị trường của sản phẩm xuất khẩu. Công tác xúc tiến
xuất khẩu của Việt Nam tính đến năm 2009 được đánh giá là tương đối hiệu
quả. Các sự kiện xúc tiến xuất khẩu cấp quốc gia được tổ chức ngày càng
chuyên nghiệp hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh quốc tế gay gắt như hiện nay, công
tác xúc tiến xuất khẩu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, làm giảm tính cạnh tranh
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 77
của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế như đã chỉ ra ở phần 2 của báo
cáo nghiên cứu này. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế này, nhóm nghiên cứu
đề xuất một số khuyên nghị như sau:
• Nâng cao hiệu quả và chất lượng của các chương trình xúc tiến
thương mại cấp quốc gia, ưu tiên việc tuyên truyền, tìm kiếm hợp
đồng và khách hàng lớn, lâu dài, tránh việc chỉ tập trung vào bán
hàng trực tiếp tại các hội chợ triển lãm; Tiến tới xây dựng tiêu chí và
quy chế xây dựng gian hàng chuẩn quốc gia trong các sự kiện xúc tiến
xuất khẩu; Cải tiến công tác xúc tiến thương mại, không làm diện
rộng và tuyên truyền chung chung mà cần làm sâu từng trọng điểm,
chuyên ngành, chuyên đề sản phẩm; Nâng cao khả năng thu thập
thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan đại diện thương mại ở
nước nước ngoài, các tổ chức xúc tiến thương mại cũng như của
doanh nghiệp tham gia.
• Thay đổi, đổi mới cách tiếp cận thị trường truyền thống như tổ chức
các đoàn đi khảo sát thị trường nhằm mục đích nâng cao hiệu quả,
giảm chi phí... Nên áp dụng hình thức này với những thị trường mới,
kinh tế chưa phát triển, thiếu thông tin hoặc tháp tùng các đoàn cấp
cao của nhà nước đi công tác nước ngoài. Không nên tổ chức quá
nhiều đoàn xúc tiến thương mại theo cách tổ chức hội thảo giới thiệu
tiềm năng, tìm hiểu cơ hội giao thương vào một thị trường trong một
thời gian quá gần nhau vì nội dung mặt hàng giới thiệu của Việt Nam
đa phần là giống nhau (may mặc, giày dép, nông sản, thủ công mỹ
nghệ…). Nên kết hợp tham gia triển lãm quốc tế tại nước sở tại nhiều
hơn vì đây là cơ hội tốt để giao lưu với khách hàng, giới thiệu hàng
hóa Việt Nam, không chỉ có nước sở tại mà còn có các doanh nghiệp ở
nước khác tới tham dự.
• Các chương trình xúc tiến thương mại cần phải được xây dựng ổn định
trước 1‐2 năm để các doanh nghiệp trong và nước ngoài biết trước, lập
kế hoạch chủ động tham gia. Ngoài ra, việc duyệt kinh phí các chương
trình xúc tiến thương mại hàng năm nên theo cơ chế “mềm”, nghĩa là
không nhất thiết các chương trình phải được duyệt từ cuối năm trước,
mà trong năm nên có bổ sung cho phù hợp. Chương trình nào không
kịp thực hiện trong năm thì có thể chuyển sang năm sau, tránh việc buộc
phải thực hiện trước khi hết năm. Yêu cầu Bộ Công Thương chủ động
trao đổi với Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính sớm xác lập cơ chế sử dụng
78 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
kinh phí dành cho chương trình xúc tiến thương mại đối với các cơ quan
đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài.
• Xem xét việc thiết lập mục giới thiệu năng lực sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp trên trang web của Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến
Thương mại nhằm giới thiệu cho khách hàng quốc tế, khách hàng trong
nước cũng như cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài về doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước , từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả quảng bá hàng xuất khẩu của Việt Nam.
• Nâng cao năng lực của các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài
là công tác rất quan trọng, yêu cầu từng bước phải có chiến lược nâng
cao năng lực của đội ngũ tham tán, tùy viên thương mại. Bằng cách
đạo tạo chuyên môn hóa đội ngũ thay nhau chuyên làm công tác này,
có chuyên môn cao về hoạt động thuơng mại quốc tế, nắm rõ luật lệ
chính sách thương mại mang tính toàn cầu, ngoại ngữ giỏi. Do vậy,
cần bổ sung thêm lực lượng cán bộ ở các cơ quan đại diện thương mại
ở nước ngoài để có thể có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát
nhu cầu thị trường.
• Tiếp tục triển khai thành lập các Trung tâm xúc tiến thương mại và giới
thiệu sản phẩm tại các thị trường trọng điểm để cung cấp thông tin hai
chiều cho các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp các nước sở
tại; Quảng bá hình ảnh quốc gia và thương hiệu sản phẩm của các
doanh nghiệp Việt Nam. Các trung tâm này giữ vai trò là cầu nối giữa
các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp sở tại, là địa chỉ tin cậy
của Việt Nam với các cơ quan nhà nước, các hiệp hội, doanh nghiệp Việt
Nam tại các thị trường này.
• Cần hoàn thiện và ban hành cơ chế tài chính ổn định cho hoạt động
xúc tiến thương mại, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của xúc tiến xuất
khẩu. Đây là cách thức hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu mà vẫn
tuân thủ theo các quy định của WTO là không hỗ trợ xuất khẩu một
cách trực tiếp. Hàng năm nhà nước cần phải cân đối một tỉ lệ ngân
sách nhà nước nhất định và ổn định cho hoạt động xúc tiến thương
mại. Kinh phí cần giao trực tiếp cho Bộ Công Thương, cơ quan được
nhà nước giao trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động xúc tiến
thương mại trên toàn quốc nhằm tăng tính chủ động và đảm bảo việc
điều hành kịp thời về thị trường, mặt hàng xuất khẩu theo sự biến
động liên tục của thực tiễn.
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 79
• Nâng cao hiệu quả của các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo
Nhà nước, Chính phủ… đi công tác nước ngoài. Cần sớm lập kế
hoạch về công tác xúc tiến thương mại và đầu tư và chuẩn bị đầy đủ
thông tin cần thiết để có thể cung cấp cho đối tác một cách chính xác
và hiệu quả.
• Cần kết hợp các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư và
xúc tiến du lịch trong các hoạt động mang tầm quốc gia tại các
thị trường.
5 . 3 K h u y ế n n g h ị v ề h àn g h ó a x u ấ t k h ẩ u v à t h ị t r ư ờ n g m ụ c t i ê u
Như đã phân tích trong phần dự báo về thị trường xuất khẩu, trong thời
gian tới, các quốc gia Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc sẽ trở thành một nền kinh
tế tiêu dùng mới nổi. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu nhập khẩu của
Trung Quốc sẽ tăng cao. Tình hình tương tự cũng sẽ xảy ra tại Ấn Độ hay
Indonesia. Như vậy, bên cạnh những khách hàng truyền thống với kim ngạch
nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, việc xuất hiện một loạt thị trường Châu
Á mới nổi rõ ràng là một tín hiệu tốt cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu sang các quốc gia và vùng lãnh thổ này, Việt Nam sẽ tận dụng được
lợi thế về khoảng cách địa lý và nhiều nét tương đồng về văn hóa. Do đó sẽ
mang lại một số thuận lợi trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Chính vì vậy, khuyến nghị của nhóm nghiên cứu đưa ra cho xuất khẩu Việt
Nam trong tương lai gần là hướng về thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và
Indonesia, cải thiện cơ cấu hàng xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của
các quốc gia này.
Với ba thị trường lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, Việt Nam nên chú trọng
các mặt hàng sau:
- Thị trường Hoa Kỳ: các mặt hàng như: dệt may, da giày, đỗ gỗ và sản
phẩm nội thất, nông sản, thủy hải sản, dầu mỏ, khí đốt…
- Thị trường Nhật Bản: dệt may, giầy da, dầu thô, đồ gỗ, gốm sứ,
dây điện…
- Thị trường EU: giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, đồ da, thủy hải sản,
cao su thiên nhiên, máy móc thiết bị văn phòng, hàng chất dẻo, hàng
gốm sứ…
Ngoài ba thị trường lớn này, cơ hội mở ra cho xuất khẩu Việt Nam ở các thị
trường mới nổi Châu Á gồm những mặt hàng sau:
80 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
- Trung Quốc: Động vật sống, sản phẩm động vật; Sản phẩm thực vật,
nông sản; Dầu, mỡ động thực vật; Thực phẩm, đồ uống, rượu, thuốc
lá; Khoáng sản; Hóa chất; Chất dẻo và chế phẩm, cao su; Da và chế
phẩm, va li túi xách; Gỗ và chế phẩm; Bột giấy, giấy; Nguyên liệu dệt
và sản phẩm; Giày dép,mũ, ô dù, hoa nhân tạo; Chế phẩm từ khoáng
chất, đồ gốm sứ, kính; Vàng bạc, đá quý, ngọc trai, đồ trang sức; Kim
loại và chế phẩm; Sản phẩm cơ điện; Xe cộ, tàu thuyền và thiết bị vận
tải; Thiết bị quang học, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc khí; Vũ khí, thuốc
nổ; Tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm, đồ cổ…
- Ấn Độ: Gạo, cà phê, hạt tiêu, đường, hóa chất, dầu thô…
- Indonesia: máy móc thiết bị, hóa chất, nhiên liệu, thực phẩm, gỗ và
các sản phẩm từ gỗ, vải sợi các loại, máy tính và sản phẩm linh kiện
điện tử…
5 . 4 K h u y ế n n g h ị v ề v iệ c t h a m g i a c h u ỗ i g i á t r ị t o à n c ầ u ( G l o b a l v a l u e c h a i n )
Hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản, dệt may, khi tham gia xuất
khẩu vẫn bị xếp vào nhóm hàng gia công, sơ chế hoặc nguyên liệu thô, tức là giá
trị thấp nên mặc dù khối lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị gia tăng không
nhiều, dẫn đến giá trị xuất khẩu không cao. Để nâng cao giá trị gia tăng cho
hàng xuất khẩu Việt Nam, các cơ quan nhà nước nên tập trung cho việc cung
cấp thông tin thị trường và thực hiện các chương trình xúc tiến mang tầm cỡ
quốc gia, tập trung vào chiến lược xây dựng thương hiệu đối với những mặt
hàng Việt Nam đã xuất khẩu và được thị trường thế giới chấp nhận như gạo, cà
phê, thủ công mỹ nghệ…; Từng bước thiết lập hệ thống phân phối tại các nước
và khu vực trên thế giới để mang lại giá trị xuất khẩu cao. Hiện nay, chúng ta
chưa có hệ thống phân phối nên các nhà sản xuất Việt Nam chỉ như các đại lý
sản xuất và cung cấp cho các nhà phân phối nước ngoài mà hoàn toàn không
chủ động và điều hành được giá xuất khẩu, trong khi Việt Nam có thể làm được
tốt hơn so với thực tế hiện tại.
5 . 5 K h u y ế n n g h ị ch ư ơ n g t r ì n h h àn h đ ộ n g
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 81
82 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 83
84 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 85
P H Ụ L Ụ C 1
MÔ TẢ MÔ HÌNH TRỌNG LỰC
M Ô H Ì N H T R Ọ N G L Ự C – G R A V I T Y M O D E l
Mô hình có dạng như sau:
Lnexp = βo+ β1 lnYi + β2lnYj + β3 D j + β4 tai + β5 Border + β6 lnPj + eij
Trong đó:
- Xij là kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường j
- Yi là GDP của Việt Nam
- Yj là GDP của nước mà chúng ta xuất khẩu hàng hóa
- Dj là khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và nước mà chúng ta xuất khẩu
hàng hóa. Biến khoảng cách được lấy căn bậc hai nhằm chuẩn hóa phân phối
của biến khoảng cách.
- Pj là dân số của nước j
- TA (Trade Agreement) là biến giả, nhận giá trị 1 nếu Việt Nam có hiệp
định thương mại song phương với nước mà chúng ta xuất khẩu hàng hóa, tại
thời điểm mà số liệu được thu thập, nhận giá trị 0 nếu Việt Nam không có
hiệp định thương mại song phương với các nước mà chúng ta xuất khẩu hàng
hóa, tại thời điểm mà số liệu được thu thập.
86 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
- Border là biến giả, nhận giá trị 1 nếu Việt Nam có chung đường biên
giới với nước mà chúng ta xuất khẩu hàng hóa, nhận giá trị 0 nếu Việt Nam
không có chung đường biên giới với nước mà chúng ta xuất khẩu hàng hóa.
- eij là sai số có phân phối chuẩn với trung bình cộng bằng 0 và phương
sai không đổi.
K ế t q u ả p h â n t í c h s ử d ụ n g m ô h ì n h t r ọ n g l ự c
C h ỉ s ố c ủ a c á c b i ế n g i ả i t h í c h t r o n g m ô h ì n h t r ọ n g l ự c
Chỉ số Chỉ số thống kê t31 Khoảng tin cậy ở mức 95%
lnGDP 1,2 24,5 1,1 đến1,3
lnP -0,7 -12,4 -0,86 đến -0,62
Hiệp định thương mại 0,7 3,9 0,34 đến1,05
Biên giới 2,1 10,8 1,7 đến 2,5
Căn bậc hai khoảng cách 0,02 -6,0 -0,03 đến -0,01
Chỉ số chặn -12,6 -4,2 -6,7 đến -2,4
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu
31 Có tính chất thống kê ở mức trên 99%
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 87
P H Ụ L Ụ C 2
MÔ TẢ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO
TRUNG BÌNH TRƯỢT
P H Ư Ơ N G P H Á P T H Ứ N H Ấ T :
- Dự báo được đưa ra bằng cách tính trung bình cộng giản đơn của kim ngạch
xuất khẩu 3 năm liên tiếp trước đó.
B4 = [B3 + B2 + B1)]/3
Ở đó: + B4: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 4
+ B3: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 3
+ B2: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 2
+ B1: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 1
- Sai lệch được xác định là phần chênh lệch giữa kết quả dự báo và thực tế
diễn ra.
- Độ lệch chuẩn được xác định là bình phương của sai lệch qua các năm
P H Ư Ơ N G P H Á P T H Ứ H A I :
- Việc xác định kim ngạch dự báo cho năm thứ 4 sẽ được xác định căn cứ vào
kim ngạch xuất khẩu của 3 năm liên tiếp trước đó. Công thức cụ thể như sau:
88 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
B4 = B3 + [(B3‐B2) + (B2‐B1)]/2
Ở đó: + B4: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 4
+ B3: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 3
+ B2: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 2
+ B1: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 1
- Sai lệch được xác định là phần chênh lệch giữa kết quả dự báo và thực tế
diễn ra.
- Độ lệch chuẩn được xác định là bình phương của sai lệch qua các năm.
P H Ư Ơ N G P H Á P T H Ứ B A :
- Việc xác định kim ngạch dự báo cho năm thứ 4 sẽ được xác định căn cứ vào
kim ngạch xuất khẩu của 3 năm liên tiếp trước đó. Công thức cụ thể như sau:
B4 = B3+((B3‐B2)/B2+(B2‐B1)/B1)/2
Ở đó: + B4: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 4
+ B3: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 3
+ B2: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 2
+ B1: Kim ngạch xuất khẩu của năm thứ 1
- Sai lệch được xác định là phần chênh lệch giữa kết quả dự báo và thực tế
diễn ra.
- Độ lệch chuẩn được xác định là bình phương của sai lệch qua các năm.
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 89
P H Ụ L Ụ C 3
KẾT QUẢ KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP
BAN ĐẦU
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, trong năm 2009, Cục Xúc tiến thương
mại‐ Bộ Công Thương và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển đã
khảo sát 49 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. Nội dung khảo sát gồm
thông tin về các mặt hàng chủ lực của các doanh nghiệp, sự đánh giá của doanh
nghiệp về tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước cũng như những yếu tố
thuận lợi hoặc cản trở hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Nội
dung điều tra nhằm mục đích có cái nhìn tổng quan về điều kiện, tình hình xuất
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như những khó khăn và kiến nghị
của doanh nghiệp đối với nhà nước trong hoàn cảnh Việt Nam hội nhập thế
giới. Do thời gian hạn hẹp, lượng phiếu thu về trong năm 2009 mới chỉ dừng ở
con số 49, nên những thông tin nêu trong phụ lục này mang ý nghĩa tham khảo
ban đầu.
Trong nhóm doanh nghiệp được khảo sát có sáu loại hình kinh doanh
chính, trong đó doanh nghiệp dệt may chiếm tỷ lệ cao nhất 23,7%, thủ công mỹ
nghệ chiếm 27,1%, thủy sản chiếm 15,3% , cao su chiếm 11,9%, còn lại là thực
phẩm và đồ uống cùng là 6,8%, nông lâm sản là 3,4%. Ngoài ra còn một số
doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực khác như bóng thể thao, sản xuất hàng
gia dụng (số lượn phiếu nhỏ nên tỷ lệ % ít ý nghĩa).
Số năm trung bình hoạt động của các doanh nghiệp là 15 năm. Đa số các
doanh nghiệp đều tham gia hoạt động xuất khẩu (50,8% số doanh nghiệp trả
90 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
lời) ngay sau khi thành lập, từ sau 3‐5 năm có 33,9%. Trong đó, tham gia xuất
khẩu ngay sau khi thành lập ở doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và đồ uống
là 33,3%, các doanh nghiệp kinh doanh thủ công mỹ nghệ là 57,1%, doanh
nghiệp kinh doanh nông lâm sản là 100%, doanh nghiệp dệt may là 30.8%,
doanh nghiệp thủy sản là 77,8%, doanh nghiệp cao su là 66,7%.
Có 18/49 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung cấp trên thị trường thế giới trong
khi đó có tới 31/49 doanh nghiệp không tham gia những chuỗi cung cấp dạng này.
Cách thức mà các doanh nghiệp tham gia thị trường cung cấp khá đa dạng, như:
đặt văn phòng chi nhánh tại nước ngoài, trực tiếp là nhà sản xuất tham gia vào
chuỗi, cung ứng hàng cho các nhà hàng, siêu thị, cung cấp nguyên vật liệu, tham
gia bán lẻ vào các nhà hàng, quán ăn hay tham gia như một nhà cung cấp.
Dưới đây là một số thông tin thu được ban đầu:
Đ á n h g i á s ả n p h ẩ m c ạ n h t r a n h c ù n g l o ạ i t ừ n ư ớ c k h á c
Đối với hầu hết các tiêu chí so sánh, các doanh nghiệp trả lời đều đánh giá
sản phẩm trong nước tương đương với các sản phẩm đến từ nước ngoài về
nhiều mặt. Chất lượng và tính đa dạng mẫu mã sản phẩm của hàng hóa Việt
Nam được đánh giá là tốt hơn hẳn so với hàng hóa từ bên ngoài. Có đến 57,4%
doanh nghiệp khẳng định điều này. Các yếu tố khác như là giá cả, khả năng,
quy mô cung ứng cũng được xem là ưu thế hơn hàng ngoại. Tuy nhiên hoạt
động xúc tiến thương mại, dịch vụ bán hàng và các yếu tố khác của hàng nội
được đánh giá là kém hơn so với hàng ngoại. Nhưng nhìn chung lại, các doanh
nghiệp đều có cái nhìn khả quan về tính cạnh tranh của hàng trong nước.
C á c y ế u t ố t ạ o n ê n s ự t h à n h c ô n g c ủ a c á c s ả n p h ẩ m c ủ a d o a n h n g h i ệ p
B i ể u đ ồ t h ứ t ự c á c y ế u t ố t ạ o n ê n t h à n h c ô n g c h o s ả n p h ẩ m
82.4
100
47.1 50
56.9
41.2
13.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100%
Giá cả Chất
lượng
Thiết
kế/phát
triển sản
phẩm
Dịch vụ
đi kèm
Công
nghệ/ kỹ
thuật
Quảng
cáo, xúc
tiến
thương
mại
Yếu tố
khác
,
,
,
,
,
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 91
Theo sự đánh giá của các doanh nghiệp, để tạo nên sự thành công cho một
sản phẩm cần rất nhiều yếu tố như giá cả, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, quảng
cáo…, nhưng chất lượng, giá cả và công nghệ/kỹ thuật luôn là những yếu tố
hàng đầu. Chất lượng tốt, giá thành phải chăng luôn được mọi người tiêu dùng
trong nước cũng như ngoài nước đánh giá cao. Để có sản phẩm chất lượng tốt,
giá thành hạ thì việc đổi mới công nghệ, kỹ thuật là hết sức quan trọng. Bên
cạnh đó, các dịch vụ đi kèm với sản phẩm (khuyến mãi, bảo hành….) hay đổi
mới, phát triển sản phẩm hoặc quảng cáo, xúc tiến thương mại cũng là những
yếu tố rất cần thiết để tạp nên thành công cho sản phẩm xuất khẩu.
Theo các doanh nghiệp, có nhiều yếu tố tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm,
hàng hóa. Dưới đây là bảng xếp hạng các yếu tố tạo nên thế mạnh cạnh tranh.
C á c y ế u t ố t ạ o n ê n t h ế m ạ n h c ạ n h t r a n h c h o s ả n p h ẩ m
0
10
20
30
40
50
60
70
Nguồn gốc,
xuất xứ
Chất lượng Sự đa dạng của
sản phẩm
Dịch vụ bán
hàng
Khả năng, quy
mô cung cấp
Các hoạt động
XTTM
Yếu tố khác
Chất lượng là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của sản
phẩm. Tuy nhiên để hàng hóa có sức cạnh tranh cao thì chất lượng thôi chưa đủ.
Theo các doanh nghiệp để vượt qua được đối thủ đến với thị trường rộng lớn
hơn và khó tính thì sự đa dạng của sản phẩm cũng như khả năng quy mô, cung
cấp hàng hóa của doanh nghệp mới là những yếu tố quyết định đầu tiên
(61,2%). Chất lượng của sản phẩm đứng thứ 3 (58%), các hoạt động xúc tiến
đứng thứ 4 (49%).
32,7
58 61,2
42
61,2
49
17,9
92 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
C á c k h ó k h ă n c á c d o a n h n g h i ệ p x u ấ t k h ẩ u g ặ p p h ả i
Việc tiếp xúc với thị trường xuất khẩu lần đầu tiên của các doanh nghiệp
thường là do đối tác tự tìm kiếm (67,4%), qua tiếp cận thông qua triển lãm
hội chợ (59,6%) hoặc qua các kênh thông tin hỗ trợ xuất khẩu (37%). Do đó
các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn khi tham gia thị trường xuất khẩu
thế giới.
Đ á n h g i á c á c y ế u t ố k h ó k h ă n t r ê n t h ị t r ư ờ n g x u ấ t k h ẩ u
27.5
42.9
12.8
53.3
71.1
39
13.5
42.9
Chính sách thuế, hạn ngạch
Quy định về y tế, an toàn
Quy định thương hiệu bản quyền
Quy định về chất lượng, kỹ thuật,…
Sự cạnh tranh
Dịch vụ vận tải, giá cước
Điều kiện trước bán hàng, sau bán hàng
Khá khăn khác
%
Qua biều đồ trên ta nhận thấy rõ các yếu tố gấy khó khăn cho sản phẩm
hàng hóa của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, sự
cạnh tranh của các hàng hóa khác là cản trở nhiều nhất (71,1%), các quy định về
chất lượng, kỹ thuật cũng là khó khăn không nhỏ (53,3%). Các quy định về y tế
và an toàn cũng là yếu tố gây cản trở nhiều trên thị trường xuất khẩu của doanh
nghiệp. Gần 40% số doanh nghiệp được hỏi cũng cho rằng dịch vụ vẩn tải và
giá cước cũng là cản trở với hàng xuất khẩu. Trong khi đó vấn đề thương hiệu,
bản quyền dường như không phải là một khó khăn lớn của doanh nghiệp trên
thị trường thế giới (12,8%).
,
,
,
,
,
,
,
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 93
TÀ I L I Ệ U T H A M K H Ả O
1. Bandyopadhyay (2009), Effects of “Export Promotion” and “Import Substitution”
on Poverty, Inequality and Growth in India: An analysis in ʺclosed loopʺ Input‐
Output framework, Văn phòng thống kê, Đại học KALYANI, Ấn Độ.
2. Boumellassa, Houssein & Valin Hugo (2008). Vietnam’s accession to WTO: Ex‐
post evaluation in a dynamic perspective. CEPPI working paper, no 2008‐31
December.
3. Bộ Công thương (2009) Báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động công nghiệp và
thương mại 11 tháng đầu năm 2009
4. Bộ Thương mại (2006) Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 5 năm 2006‐2010.
5. Bùi Ngọc Sơn (2009), Năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong điều
kiện kinh tế thị trường. Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông.
6. CISDOMA (2003) Xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ cho các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
7. Cục XTTM (2008) Báo cáo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ba năm
2006‐2008, Bộ Công thương.
8. David Camino (1992) Export Promotion Policies in Spain and other EEC
countries: System and the Performance.
9. Dollar, David (2002). Reform, growth and poverty in Vietnam. The paper
presented at the workshop on “Economic growth and Household welfare:
Policy lesson for Vietnam”, Hanoi 2001.
10. Đỗ Trọng Khanh (2008), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu
nhỏ và vừa của Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế và Tài chính lần 7, 26‐27/02/2008
94 BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 2009-2010
11. Eric Beinhocker & Elizabeth Stephenson, Trend to Watch: Shifting
Consumption Patterns, Harvard Business Review, 28 August 2009
12. Fukase, E. and W. Martin (1999a) The Effect of the United States’ Granting Most
Favored Nation Status to Vietnam, World Bank Policy Research Working
Paper 2219.
13. Fukase, E. and W. Martin (1999b) A Quantitative Evaluation of Vietnam’s
Accession to the ASEAN Free Trade Area, World Bank Policy Research
Working Paper 2220.
14. Gujarati D., N. (2003) Basic Econometrics, New York
15. Parker, S., Phan, Vinh Quang., and Ngoc Anh, Nguyen. Has the US‐Vietnam
Bilateral Trade Agreement led to higher FDI into Vietnam? International Journal
of Applied Economics, 2(2), September 2002, pp199‐223.
16. Phạm Thu Hương (2007) Xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam – Cơ hội và thách
thức khi hội nhập WTO, Nhà xuất bản Lý luận chính trị.
17. Tổng cục hải quan (2009) Tình hình triển khai dự án hiện đại hóa Hải quan,
Tổng cục Hải quan
18. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu
hóa, Nhà xuất bản lao động
19. VBF (2007) Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam: Có cấn phải kiểm
soát chặt, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam.
20. Verbeek (2004) A guide to modern Econometrics, Chichester, Wiley
21. Vnexpress (2009) Việt Nam tăng bậc trong xếp hạng chống tham nhũng, Báo
Vnexpress, ‐gioi/2009/11/3BA15C6A/ (lần truy
cập gần đây nhất 19/11/2009).
22. World Bank (2007) Export Promotion Agencies: What Works and What Doesn’t,
Policy Research Working Paper
PK=469382&piPK=64165421&menuPK=64166093&entityID=000016406_2007
0323095724 (lần truy cập gần đây nhất 13/11/1009).
Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) 95
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG ‐ XÃ HỘI
Ngõ Hòa Bình 4 ‐ Minh Khai ‐ Hai Bà Trưng ‐ Hà Nội
Điện thoại: (84‐4) 3 624 6921 ‐ Fax: (84‐4) 3 624 6915
BÁO CÁO XÚC TIẾN XUẤT KHẨU
2009 ‐ 2010
Chịu trách nhiệm xuất bản: HÀ TẤT THẮNG
Biên tập: ĐINH THANH HÒA
Trình bày: NGUYỄN THỊ HÀ
Bìa: TRẦN VĂN PHƯỢNG
Sửa bản in: TRẦN THANH THỦY
In 1.000 bản, khổ 20 x 28 cm tại Công ty Cổ phần in Thương mại ‐ Prima.
Số đăng ký kế hoạch xuất bản 1157‐2009/CXB/08‐415/LĐXH
Quyết định xuất bản số 800/QĐ‐NXBLĐXH.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC XUC TIEN XUAT KHAU-25052010.pdf