Một số kiến nghị
Thứ nhất, cần tăng cường phối hợp
liên ngành giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo
với các bộ, ngành khác về công tác đảm
bảo quyền được hưởng giáo dục cơ bản
một cách thực chất, làm rõ hơn vai trò,
trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan
như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Thứ hai, cần chú trọng đến tính hợp lý
trong việc quy định về phân cấp quản lý
trong lĩnh vực giáo dục. Bộ Giáo dục &
Đào tạo cần tiếp tục phân cấp, phân quyền,
phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị
sự nghiệp trong quá trình giải quyết các
công việc có liên quan. Về phía các sở giáo
dục, phòng giáo dục và các trường, cần
nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công
tác tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát
hoạt động giáo dục tại địa phương và cơ sở
giáo dục do mình phụ trách.
Thứ ba, cần quy định rõ ràng trong
Luật giáo dục về vấn đề chịu trách nhiệm
khi có sai phạm xảy ra. Có thể thấy rõ, đối
với những hạn chế trong việc bảo đảm
quyền được hưởng giáo dục được đề cập
đến ở trên, nguyên nhân chung cơ bản và
quan trọng nhất đó là không có cá nhân hay
tổ chức có thẩm quyền nào đứng ra chịu
trách nhiệm trước những hành vi gây ảnh
hưởng hay xâm phạm đến quyền được giáo
dục. Nói cách khác, trách nhiệm của chủ
thể chưa được quy định rõ. Nếu bổ sung
được quy định này vào Luật giáo dục thì
việc thực hiện các biện pháp bảo đảm
quyền giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ tư, cần xây dựng chính sách, cơ
chế hỗ trợ của nhà nước theo hình thức hợp
tác công - tư kết hợp để phát triển giáo dục
ngoài công lập. Nói cách khác, là hỗ trợ
phát triển giáo dục ở các trường mầm non,
trường tiểu học tư thục nhằm giảm thiệt
thòi cho trẻ em tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất, nơi đông dân cư, vùng có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và vùng đồng
bào dân tộc.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm quyền được hưởng giáo dục cơ bản trong pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017
116
Bảo đảm quyền được hưởng giáo dục cơ bản
trong pháp luật Việt Nam
Ensuring basic educational rights according to Vietnamese laws
ThS. Nguyễn Vân Trang,
Trường Đại học Sài Gòn
Nguyen Van Trang, M.A.,
Saigon University
Tóm tắt
Quyền được hưởng giáo dục cơ bản là một quyền con người. Bài viết trình bày những quy định của
pháp luật Việt Nam trong việc bảo đảm quyền được hưởng giáo dục cơ bản của người dân, phân tích và
đánh giá thực trạng thi hành pháp luật để từ đó đưa ra một số kiến nghị về mặt pháp lý nhằm nâng cao
hiệu quả đảm bảo quyền này.
Từ khóa: an sinh xã hội, quyền con người, giáo dục, pháp luật.
Abstract
Human rights include the right to basic education. This article presents the provisions of Vietnamese
laws in ensuring the right to basic education, analyzing and evaluating the current situation of law
enforcement, thus making recommendations on the legal aspects of the law in order to improve the
efficiency of ensuring this right.
Keywords: social security, human rights, education, laws.
1. Quyền được hưởng giáo dục cơ bản
– quyền con người
Trước hết, cần phải hiểu “Nhu cầu học
tập cơ bản là những kỹ năng học tập cần
thiết như (biết chữ, biết diễn đạt bằng lời
nói, biết đếm số, và giải quyết vấn đề) và
những nội dung học tập cơ bản (như kiến
thức, kỹ năng, giá trị và thái độ) cần thiết
của con người để có thể sống, phát triển
đầy đủ năng lực của mình, sống và làm việc
có nhân phẩm, tham gia đầy đủ quá trình
phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống,
đưa ra quyết định và tiếp tục học tập” [Điều
1, UDHR]. Do vậy, quyền được hưởng giáo
dục cơ bản là một quyền con người, đồng
thời là điều kiện không thể thiếu để thực
hiện những quyền con người khác.
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
năm 1948 khẳng định: “Mọi người đều có
quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải
miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và trung
học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt
buộc. Giáo dục kỹ thuật dạy nghề phải đến
được với mọi người và giáo dục đại học
hay cao hơn phải theo nguyên tắc công
bằng cho bất cứ ai có khả năng” [Điều 26].
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy,
quyền được hưởng giáo dục cơ bản gắn
liền với quyền được phổ cập giáo dục của
công dân. Nói cách khác, đó là sự bảo đảm
NGUYỄN VÂN TRANG
117
tất cả mọi công dân tối thiểu phải đạt trình
độ giáo dục ở một bậc đào tạo nhất định.
Mặc dù giáo dục tiểu học không đồng
nghĩa với giáo dục cơ bản, nhưng có sự gắn
kết chặt chẽ giữa hai khái niệm đó.
2. Quy định pháp luật hiện hành về
bảo đảm quyền được hưởng giáo dục
cơ bản ở Việt Nam
Ngay từ những ngày đầu của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đảng và
chính phủ đã xác định rõ giáo dục là quốc
sách hàng đầu, là điều kiện cơ bản để phát
triển con người, phát triển xã hội. Trong
bản Hiến pháp đầu tiên (1946) được Quốc
hội thông qua ngày 9/11/1946, quyền được
hưởng giáo dục cơ bản được chính thức
thừa nhận là quyền của công dân. Điều 15
của bản Hiến pháp ghi rõ: “Nền sơ học1
cưỡng bách và không học phí. Ở các
trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu
số có quyền học bằng tiếng của mình. Học
trò nghèo được Chính phủ giúp”. Tiếp nối
tinh thần này, các bản Hiến pháp lần lượt
ra đời sau đó (1959, 1980, 1992) đã có các
quy định cụ thể hơn về quyền được giáo
dục tại các Điều 33, Điều 60 và Điều 59.
Theo đó, việc đảm bảo quyền được học tập
của công dân đã được quy định rõ ràng
hơn, từ việc Nhà nước từng bước thực hiện
chế độ giáo dục cưỡng bách (Hiến pháp
1959), từng bước thực hiện giáo dục phổ
thông bắt buộc (Hiến pháp 1980) tiến đến
khẳng định giáo dục tiểu học là bắt buộc và
miễn phí. Đặc biệt, quyền được học tập của
nhóm đối tượng yếu thế là trẻ em tàn tật,
người khuyết tật đã được ghi nhận trong
Hiến Pháp 1992, và mới đây nhất là Hiến
pháp 2013.
Thể chế hóa các quy định của Hiến
pháp, ngày 02/12/1998, Quốc hội ban hành
Luật giáo dục 1998, quy định các nội dung
liên quan đến hệ thống giáo dục quốc dân,
trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo,
người học cũng như quản lý nhà nước
trong lĩnh vực giáo dục. Trải qua 7 năm
thực hiện, năm 2005, Luật giáo dục mới
được ban hành, thay thế cho luật giáo dục
1998, và sau đó được sửa đổi bổ sung năm
2009. Trong đó, quyền được hưởng giáo
dục cơ bản của công dân được quy định
như sau: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của
công dân. Mọi công dân không phân biệt
dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ,
nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn
cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học
tập” [Điều 10]. Học tập bao gồm học văn
hóa và học nghề. Giáo dục mầm non, giáo
dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở
đều là bậc giáo dục bắt buộc.
Trẻ em, người tàn tật, người nghèo là
nhóm đối tượng thường xuyên gặp hạn chế
trong việc tiếp cận với giáo dục cơ bản, bởi
vậy Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm
đến nhóm đối tượng đặc biệt này. Khoản 2,
Điều 26 Luật giáo dục ghi rõ: “Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những
trường hợp có thể học trước tuổi đối với
học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở
tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh
ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số,
học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém
phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ
côi không nơi nương tựa, học sinh trong
diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà
nước, học sinh ở nước ngoài về nước;
những trường hợp học sinh học vượt lớp,
học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em
người dân tộc thiểu số trước khi vào học
lớp một”. Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp
luật khác cũng được ban hành nhằm đảm
bảo một cách tối đa quyền được học tập
cho mọi công dân.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC HƯỞNG GIÁO DỤC CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT VI T NAM
118
em số 25/2004/QH11 quy định trẻ em có
quyền được học tập bậc tiểu học trong các
cơ sở giáo dục công lập không phải trả học
phí. Quyết định số 239/QĐ-TTg, ngày
9/2/2010 khẳng định mục tiêu phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015.
Chính sách phổ cập giáo dục tiểu học quy
định trẻ em 6 tuổi phải được học lớp 1; học
sinh học tại trường, lớp tiểu học công lập
không phải đóng học phí. Mặt khác, nhằm
tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ em trong
các hộ gia đình nghèo, trẻ em là người dân
tộc thiểu số ở các vùng khó khăn, trẻ em
không nơi nương tựa được tiếp cận giáo
dục cơ bản, Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách miễn, giảm học phí và các chính
sách ưu đãi khác, như Quyết định
85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh bán
trú và trường phổ thông dân tộc bán trú;
Quyết định 12/2013/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 24/1/2013 về chính
sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn; Quyết định 36/2013/QĐ-TTg
ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở
khu vực có điều kiện kinh tế, xã hôi đặc
biệt khó khăn.
Luật người khuyết tật số
51/2010/QH12 là một trong những văn bản
quan trọng quy định về giáo dục đối với
người khuyết tật, là nền tảng giúp cho các
cơ quan nhà nước triển khai các chính
sách, hoạt động cần thiết để xây dựng nền
giáo dục phù hợp đối với nhóm đối tượng
này, nhằm đảm bảo cho người khuyết tật
có thể được đáp ứng nhu cầu học tập như
những người bình thường khác; được hỗ
trợ và tạo điều kiện cần thiết để có thể
tham gia học tập và hòa nhập cộng đồng,
trong đó: Phương thức giáo dục chủ yếu
đối với người khuyết tật là giáo dục hòa
nhập, tức là, giáo dục chung người khuyết
tật và người không khuyết tật trong cơ sở
giáo dục [Khoản 4, Điều 2]. Đây được xem
là mô hình giáo dục hiệu quả và hoàn thiện
nhất đối với người khuyết tật. Việc được
học tập tại môi trường bình thường, gần gia
đình, bạn bè sẽ giúp trẻ gần gũi với người
thân, bạn bè, không còn cảm giác bị tách
biệt ra khỏi xã hội, giảm những mặc cảm,
tự ti về khiếm khuyết của mình. Tuy nhiên,
cũng tùy vào các dạng tật và mức độ
khuyết tật mà các học sinh khuyết tật có
thể được hưởng quyền giáo dục theo hai
phương thức giáo dục chuyên biệt và giáo
dục bán hòa nhập. Ngoài ra, để thực hiện
Luật Người khuyết tật và các văn bản
hướng dẫn thực hiện Luật Người khuyết
tật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
các chính sách hỗ trợ về giáo dục người
khuyết tật (người dạy và người học); đẩy
mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lí giáo dục và giáo viên có kĩ năng
giáo dục trẻ khuyết tật; tăng cường cơ sở
vật chất cho học sinh khuyết tật tiếp cận
được, trang thiết bị dạy học đặc thù nhằm
nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng
công tác giáo dục trẻ khuyết tật.
Cũng liên quan đến vấn đề này, xuất
phát từ quan điểm coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu, Thủ tướng chính phủ đã
phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010 và Kế hoạch hành động quốc
gia giáo dục cho mọi người giai đoạn
2003-2015 nhằm mục tiêu tạo bước
chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục,
thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho
các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các
vùng còn nhiều khó khăn. Ở Hội nghị
Trung ương 9 khóa XI, Ban chấp hành
trung ương đã thông qua Nghị quyết 29-
NGUYỄN VÂN TRANG
119
NQ/TW với nội dung đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục đào tạo; trong đó nghị
quyết đã đề ra mục tiêu cụ thể là hoàn
thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng
phổ cập giáo dục trong những năm tiếp
theo, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ
sau năm 2020. Mới đây nhất, nhằm tiếp tục
thực hiện các chủ trương, mục tiêu của
Nghị quyết 29-NQ/TW đại hội Đảng lần
thứ XII cũng đã đề ra các nhiệm vụ: Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố
cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng
coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực
của người học; hoàn thiện hệ thống giáo
dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo
dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã
hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản
lý giáo dục và đào tạo, bảo đảm dân chủ,
thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách
nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục và đào
tạo; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và
đào tạo; đổi mới chính sách, cơ chế tài
chính, huy động sự tham gia đóng góp của
toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để
phát triển giáo dục và đào tạo..
Có thể nói, những quy định pháp luật
và chính sách của Việt Nam về quyền được
hưởng giáo dục cơ bản khá đầy đủ và hợp
lý, phù hợp với các công ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia và ký kết. Điều đó cho
thấy Chính phủ Việt Nam đã và đang giành
rất nhiều sự quan tâm đến việc đảm bảo
quyền giáo dục cơ bản của mọi công dân.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó cần có
sự thống nhất trong nhận thức và hành
động của toàn Đảng và toàn dân. Thực tế
khảo sát cho thấy việc thực thi các chính
sách, pháp luật nói trên còn gặp nhiều sai
phạm. Nói cách khác, nhiều quy định của
pháp luật về quyền giáo dục cơ bản chưa
thể đi vào thực tế do thiếu vắng những cơ
chế bảo đảm hiệu quả.
3. Đánh giá thực trạng bảo đảm
quyền giáo dục cơ bản ở Việt Nam
Sau một thời gian thực hiện chính sách
đảm bảo giáo dục tối thiểu, mạng lưới giáo
dục ở Việt Nam đã được tăng cường. Việt
Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu
học vào năm 2000, phổ cập giáo dục trung
học cơ sở vào năm 2010. Trong giai đoạn
2001-2010, tỷ lệ nhập học tinh tăng nhanh,
trong đó mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 72% lên
98%, tiểu học từ 94% lên 97%, trung học
cơ sở từ 70% lên 85%, trung học phổ thông
từ 33% lên 50% [1, tr.10]. Năm 2012, tỷ lệ
học sinh trong độ tuổi đi học mẫu giáo 5
tuổi đạt 98,6%, tiểu học đạt 97,4%, trung
học cơ sở trên 85,5%, trung học phổ thông
đạt 54,4%; tỷ lệ trẻ khuyết tật đi học đạt
58,4%; tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân đạt
56,1 người; tỷ lệ người biết chữ trong độ
tuổi từ 15 tuổi trở lên đạt 98,25% [3, tr.97]
Công bằng xã hội trong giáo dục đã được
cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho
trẻ em gái, trẻ em dân tộc thiểu số, con em
gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Giáo
dục ở vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt. Đến năm học
2012-2013, có 16,32% học sinh dân tộc
thiểu số trong tổng số trẻ em cả nước đi
học, nghĩa là tỷ lệ này lớn hơn tỷ lệ người
dân tộc thiểu số trên tổng dân số cả nước
(13,8%) [1, tr.15]. Có thể thấy, đây là một
kết quả đáng ghi nhận của Chính phủ Việt
Nam trong nỗ lực đảm bảo quyền được
giáo dục cơ bản cho mọi công dân. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên
vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
Một là, Trong thời gian vừa qua tỷ lệ
tuyển sinh vào tiểu học (lớp 1) trong cả
nước nhìn chung lớn hơn 100%, năm học
BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC HƯỞNG GIÁO DỤC CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT VI T NAM
120
2012-2013 đạt tỉ lệ 103,88% [1, tr.19], điều
đó cho thấy còn một số trẻ em 7 tuổi, 8
tuổi, thậm chí cả trẻ em 9 tuổi, 10 tuổi, mới
nhập học lớp 1. Nguyên nhân của tình
trạng này là do một số phụ huynh chưa
quan tâm đến việc cho con em đi học đúng
độ tuổi, một số trẻ em sức khoẻ yếu, phụ
huynh lo ngại không cho con em đi học lúc
6 tuổi, ở một số vùng núi trẻ em không có
giấy khai sinh, việc xác định tuổi gặp rất
nhiều khó khăn, bên cạnh đó có cả sự thiếu
quan tâm của lãnh đạo một số địa phương.
Hai là, tỷ lệ trẻ em nghèo, người
khuyết tật không đi học, hoặc bỏ học còn ở
mức cao. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể
đến là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn,
nghèo đói khiến người dân không quan tâm
nhiều đến học tập. Mặc dù Nhà nước đã có
chính sách hỗ trợ học phí, miễn giảm học
phí đối với nhóm đối tượng này, nhưng
nhìn chung mức hỗ trợ còn thấp. Bên cạnh
đó, theo quy định của luật, học sinh cấp
tiểu học ở các trường công lập không phải
nộp học phí. Tuy nhiên, có những chi phí
khác như chi phí đi lại, đồng phục, tài liệu
học tập do nhà trường và địa phương đề
ra thì phụ huynh và học sinh vẫn phải chi
trả. Bởi vậy, cho dù đã được hỗ trợ, nhiều
trẻ em, người nghèo vẫn phải bỏ học để đi
làm, nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho
bản thân và gia đình.
Ngoài nguyên nhân nghèo đói, khó
khăn về khoảng cách từ nơi ở đến trường
học, cơ sở vật chất thiếu thốn, xuống cấp
nghiêm trọng; sách, giáo trình không phù
hợp với năng lực của học sinh, bất đồng
ngôn ngữ trong dạy và học, thiếu giáo viên
đặc biệt là giáo viên ở các vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn... cũng là
những nguyên nhân khiến cho học sinh
chán học, dẫn đến bỏ học.
Ba là, mặc dù mục tiêu phổ cập giáo
dục về cơ bản đã đạt được, nhưng chất
lượng giáo dục chưa cao, không đồng đều
giữa các khu vực, các địa phương, và nhìn
chung là chưa thực sự đáp ứng được yêu
cầu xã hội. Tỷ lệ trẻ đến lớp đạt mức cao
nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng; thấp
nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
và ở các tỉnh Tây Nguyên [1, tr.53]. Hiện
tượng học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ
sở nhưng trình độ học vấn chỉ tương đương
với học sinh tiểu học khá phổ biến, nhất là
ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Chất lượng đào tạo thấp, dẫn đến chất
lượng học sinh yếu kém, sau khi tốt nghiệp
không vận dụng được các kiến thức đã học
vào thực tiễn đời sống lao động. Nguyên
nhân chủ yếu của hiện tượng này là trình
độ chuyên môn của giáo viên chưa đáp ứng
yêu cầu, chương trình học không phù hợp.
Trong những năm gần đây, chương trình,
sách giáo khoa được thay đổi liên tục nhằm
đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện đại. Tuy
nhiên, hiệu quả của nó không được như
mong muốn. Cả người dạy và người học
đều gặp nhiều khó khăn trước những đổi
thay ấy. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, việc
thực hiện xã hội hóa giáo dục một cách
máy móc, khiên cưỡng, thiếu định hướng
đã khiến cho giáo dục ngày càng bị thương
mại hóa, xa dần các mục tiêu giáo dục
được luật định trong Luật giáo dục 2013.
Nhiều cơ sở giáo dục đã đặt lợi nhuận lên
trên chất lượng, biến giáo dục thành một
ngành kinh doanh. Tình trạng bất công,
lệch lạc trong giáo dục, vì vậy ngày càng
có xu hướng phổ biến. Quyền được giáo
dục cơ bản chưa thực sự được đảm bảo.
Bốn là, hiện tượng trục lợi ngân sách
nhà nước dành cho giáo dục còn phổ biến.
Trong lĩnh vực này, tham nhũng chủ yếu
xảy ra ở các đơn vị được thụ hưởng ngân
NGUYỄN VÂN TRANG
121
sách nhà nước và được giao quản lý các tài
sản của nhà nước (cơ quan quản lý giáo
dục các cấp, trường học, lãnh đạo trường
học). Hiện tượng tham nhũng phổ biến
chủ yếu là vi phạm các nguyên tắc quản lý
tài chính, ngân sách để trục lợi, như: chi
tiêu tiền của trường học không đúng mục
đích, trái nguyên tắc; thu tiền không nhập
quỹ, không vào sổ sách; lợi dụng sơ hở
trong chính sách và sự quản lý lỏng lẻo của
Nhà nước, làm khống chứng từ để chia
nhau; khai tăng chi phí xây dựng trường
học, giá mua sách giáo khoa, mua sắm các
thiết bị, vật tư trường học, mua đắt hơn giá
thị trường, hai bên thông đồng với nhau để
ghi giá vào hóa đơn cao hơn giá thanh toán
thực tế hoặc người mua hàng chiếm đoạt
tiền hoa hồng...
Xem giáo dục là quốc sách hàng đầu
để xây dựng và phát triển đất nước, mỗi
năm, Việt Nam đã đầu tư một nguồn ngân
sách đáng kể cho giáo dục. Số liệu từ Vụ
Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài
chính) cho biết, tổng nguồn ngân sách nhà
nước dành cho lĩnh vực giáo dục đào tạo
năm 2015 là 224.826 tỷ đồng, chiếm
khoảng 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên với việc quản lý, sử dụng ngân
sách nhà nước còn nhiều lỗ hổng như đề
cập ở trên thì hiệu quả mang lại là chưa
tương xứng. Mục tiêu chi ngân sách không
đạt được, công bằng xã hội nói chung và
công bằng, bình đẳng trong tiếp cận giáo
dục nói riêng không được đảm bảo [5] bởi
tham nhũng tác động đặc biệt tới người
nghèo và nhóm người dễ bị tổn thương nhất
trong xã hội. Những nhóm người này phụ
thuộc nhiều vào dịch vụ công và không có
đủ điều kiện để chi trả cho các khoản thu
ngoài quy định để tiếp cận giáo dục.
Nguyên nhân của tình trạng trục lợi
ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo
dục có nhiều, nhưng trước hết là do hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật chưa
đồng bộ, quy định chế tài xử lý hành vi
tham nhũng chưa đủ mạnh, quá trình thực
hiện quản lý vẫn còn lỗ hổng, sơ hở, lỏng
lẻo. Việc phân cấp mạnh cho địa phương,
việc tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo
dục là xu hướng tốt. Song mặt trái của nó
cũng có nhiều liên quan đến công tác
phòng chống tham nhũng, bởi tổ chức bộ
máy, đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát nhìn chung còn mỏng, chưa có
nhiều kinh nghiệm, dẫn tới việc bỏ sót các
vụ vi phạm trong quản lý và sử dụng ngân
sách cho giáo dục. Trách nhiệm của chủ
thể chưa được xem xét theo luật định. Hậu
quả của nó là tình trạng yếu kém trong điều
hành quản lý giáo dục ở các cấp kéo dài,
ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi
Quyền được giáo dục cơ bản của công dân.
4. Một số kiến nghị
Thứ nhất, cần tăng cường phối hợp
liên ngành giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo
với các bộ, ngành khác về công tác đảm
bảo quyền được hưởng giáo dục cơ bản
một cách thực chất, làm rõ hơn vai trò,
trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan
như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội
Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Thứ hai, cần chú trọng đến tính hợp lý
trong việc quy định về phân cấp quản lý
trong lĩnh vực giáo dục. Bộ Giáo dục &
Đào tạo cần tiếp tục phân cấp, phân quyền,
phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị
sự nghiệp trong quá trình giải quyết các
công việc có liên quan. Về phía các sở giáo
dục, phòng giáo dục và các trường, cần
nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công
tác tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát
BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC HƯỞNG GIÁO DỤC CƠ BẢN TRONG PHÁP LUẬT VI T NAM
122
hoạt động giáo dục tại địa phương và cơ sở
giáo dục do mình phụ trách.
Thứ ba, cần quy định rõ ràng trong
Luật giáo dục về vấn đề chịu trách nhiệm
khi có sai phạm xảy ra. Có thể thấy rõ, đối
với những hạn chế trong việc bảo đảm
quyền được hưởng giáo dục được đề cập
đến ở trên, nguyên nhân chung cơ bản và
quan trọng nhất đó là không có cá nhân hay
tổ chức có thẩm quyền nào đứng ra chịu
trách nhiệm trước những hành vi gây ảnh
hưởng hay xâm phạm đến quyền được giáo
dục. Nói cách khác, trách nhiệm của chủ
thể chưa được quy định rõ. Nếu bổ sung
được quy định này vào Luật giáo dục thì
việc thực hiện các biện pháp bảo đảm
quyền giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ tư, cần xây dựng chính sách, cơ
chế hỗ trợ của nhà nước theo hình thức hợp
tác công - tư kết hợp để phát triển giáo dục
ngoài công lập. Nói cách khác, là hỗ trợ
phát triển giáo dục ở các trường mầm non,
trường tiểu học tư thục nhằm giảm thiệt
thòi cho trẻ em tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất, nơi đông dân cư, vùng có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và vùng đồng
bào dân tộc.
Thứ năm, cần bổ sung các quy định
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát hoạt động thực thi pháp luật về
bảo đảm quyền được hưởng giáo dục cơ
bản trong hệ thống giáo dục quốc dân,
đồng thời phải có chế tài và tăng mức phạt
vi phạm để nâng cao tính răn đe. Bên cạnh
đó, phải đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và
nâng cáo tính trách nhiệm cho đội ngũ
thanh tra, kiểm tra trong ngành giáo dục.
Chú thích:
1
Theo kiến trúc của nền giáo dục phổ thông
Pháp – Việt, hệ thống giáo dục phổ thông có 3
bậc với học trình là 13 năm, trong đó Bậc
Tiểu Học có 6 năm:
- Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin)
- Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)
- Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire)
- Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère
année)
- Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è
année) (9)
- Lớp Nhất (Cours Supérieur) Ba lớp đầu còn
được gọi là bậc sơ học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Báo cáo quốc gia
giáo dục cho mọi người 2015 của Việt Nam,
Hà Nội,
nguồn:
/002327/232770vie.pdf.
2. Unicef (1999), Bộ Tài liệu Tuyên truyền và
Giáo dục cơ bản, phần 1.
3. Viện Khoa học Lao động và xã hội & Cơ quan
Hợp tác Phát triển Quốc tế Cộng Hòa Liên
Bang Đức (2013), Phát triển hệ thống an sinh
xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội.
Ngày nhận bài: 07/7/2017 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20/8/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_dam_quyen_duoc_huong_giao_duc_co_ban_trong_phap_luat_vie.pdf