Bảo đảm quyền lợi cho người yếu thế trong quan hệ hợp đồng

Kiến nghị Từ những vấn đề nêu trên, để bảo vệ người yếu thế trong quan hệ hợp đồng cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết cần bổ sung, hoàn thiện pháp luật dân sự, TTDS nhằm tạo thuận lợi cho người yếu thế dễ dàng hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Cụ thể như sau: - Đối với quy định tại Điều 405 về hợp đồng mẫu, Điều 406 về điều kiện giao dịch chung, trước mắt, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao cần giải thích làm rõ các vấn đề được nêu ở trên. Về lâu dài, các điều luật này cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn nhằm bảo vệ bên yếu thế. - Bổ sung quy đinh của Luật TTDS về trách nhiệm chứng minh trước tiên thuộc bên đưa ra hợp đồng mẫu, đưa ra điều kiện giao dịch chung về các vấn đề bên yếu thế nêu ra, yêu cầu giải quyết. - Bổ sung BLDS năm 2015 quy định: Người thừa kế thuộc đối tượng là “người yếu thế” là người “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi” được hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc. - Bổ sung BLDS năm 2015 quy định: Đối với trường hợp, đương sự do sự thiếu hiểu biết mà giao kết, ủy quyền cho người khác giao kết dẫn đến không đưa lại lợi ích nào cho chính họ, người thân, hoặc người thứ ba khác như mục đích của giao kết ban đầu thì có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn bộ. - Để tạo thuận lợi cho những người hoạt động thực tiễn nhận thức và vận dụng được đầy đủ những quy định của pháp luật liên quan đến người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự nên chăng trong Bộ luật, luật có giải thích rõ khái niệm người yếu thế trong quan hệ dân sự nói chung, trong quan hệ hợp đồng nói riêng

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm quyền lợi cho người yếu thế trong quan hệ hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI YẾU THẾ TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG Tóm tắt: Để bảo đảm quyền lợi cho người yếu thế trong quan hệ hợp đồng, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết cần bổ sung, hoàn thiện pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự nhằm tạo thuận lợi cho người yếu thế dễ dàng hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Tưởng Duy Lượng* * Nguyên Phó chánh án, Tòa án Nhân dân tối cao. Abstract It is required to implement a series of synchronous measures in order to ensure the interests of the disadvantaged party in the contractual relationship. First of all, it is to review and improve the civil law and civil procedure legislation so that it is to provide favorable conditions for the disadvantaged party to protect their rights once they are infringed. Thông tin bài viết: Từ khóa: Người yếu thế; bảo đảm quyền lợi người yếu thế; quan hệ hợp đồng. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 17/05/2018 Biên tập : 28/06/2018 Duyệt bài : 02/07/2018 Article Infomation: Keywords: disadvantaged party; assurance of interests of disadvantaged party; contractual relationship. Article History: Received : 17 May 2018 Edited : 28 Jun 2018 Approved : 02 Jul. 2018 1. Quan niệm về người yếu thế trong quan hệ hợp đồng Theo một nghĩa chung nhất thì những đối tượng được coi là người yếu thế là những đối tượng mà trong những hoàn cảnh giống nhau khi tham gia vào một quan hệ xã hội, quan hệ lao động, quan hệ pháp luật những đối tượng này luôn gặp những bất lợi hơn so với những đối tượng khác trong cùng một hoàn cảnh. Nói cách khác, những đối tượng này phải thực hiện theo một cách hoàn toàn bất lợi với họ trong quan hệ đó. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, xem xét và quan hệ mà họ tham gia người ta có thể xếp nhóm người nhất định, chủ thể nhất định thuộc đối tượng là những người yếu thế. Ví dụ, người khuyết tật, người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người thuộc nhóm giới tính khác (đồng tính, song tính, chuyển giới- LGBTI), người cao tuổi trong mối quan hệ giữa chính quyền với người dân thì người dân luôn luôn ở vị thế yếu thế hơn, giữa người lao động với người sử dụng lao động thì người lao động thường ở vị thế yếu hơn trong quan hệ lao động-hợp đồng lao động. Điều đó cho thấy, tùy theo tiêu chí, phạm THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 48 Số 21(397) T11/2019 vi và mục tiêu cần nghiên cứu mà việc xác định người yếu thế, nhóm người được coi là yếu thế sẽ khác nhau. Như vậy, sẽ có rất nhiều nhóm người có thể được xếp vào diện nhóm người yếu thế xuất phát từ tuổi tác, từ những khiếm khuyết, hạn chế về thể chất, tâm thần, nên thường gặp khó khăn bất lợi trong cuộc sống, trong quan hệ xã hội. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa một người bình thường, có đủ năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì sẽ không là người yếu thế trong những quan hệ nhất định. Trong một quan hệ xã hội nhất định, dù thuộc trường hợp nào (nhóm người, một người), những đối tượng này gặp những thiệt thòi, bất lợi thì khi đó phải xác định họ là người yếu thế. Từ phân tích nêu trên có thể rút ra hai nhận xét sau: Một là, khi tham gia quan hệ hợp đồng, không phải những nhóm người mà xã hội coi là yếu thế mới bị yếu thế và cũng không đồng nhất khi họ thuộc nhóm người được coi là yếu thế sẽ luôn yếu thế; Hai là, trong quan hệ xã hội nói chung, có chủ thể là người bình thường và vị thế của họ bình đẳng với các chủ thể khác, nhưng trong những quan hệ hợp đồng cụ thể, có thể họ lại là người yếu thế. Do đó, trong quan hệ hợp đồng, để xác định có bên nào là bên yếu thế hay không phải xem xét nó trong mối quan hệ cụ thể giữa hai bên. 2. Thực tiễn tranh chấp hợp đồng liên quan đến người yếu thế - Một trong những trường hợp thường gặp trong các vụ tranh chấp di sản thừa kế mà người để lại di sản theo di chúc (là một loại giao dịch) đã không dành cho những người được coi là người yếu thế hưởng một phần di sản. Các đối tượng đó là con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Trong trường hợp này, các Tòa án đều vận dụng Điều 644 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 (Điều 669 BLDS năm 2005) để cho họ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Trường hợp người lập di chúc chỉ cho các đối tượng nêu trên được hưởng ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, Tòa án sẽ chia di sản cho họ đủ 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Chúng tôi cho rằng, quy định hiện hành của pháp luật dân sự mới chỉ tính đến yếu tố đạo lý và mối quan hệ trách nhiệm, nghĩa vụ của người để lại di sản (dù tính toán này là đúng và cần thiết) chứ chưa tính đến yếu tố cần bảo vệ người yếu thế. Bởi lẽ, trong số các đối tượng mà BLDS đề cập tới dù đã có thành phần người yếu thế nhưng chưa phải là tất cả. Ngoài đối tượng vị thành niên, người già (bố, mẹ người để lại di sản trong nhiều trường hợp họ cũng là người già), đối tượng là người đã thành niên, BLDS mới chỉ tính tới người không có khả năng lao động để tự nuôi mình, mà chưa tính đến đối tượng ít nhiều còn khả năng lao động nhưng hạn chế do “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi” thu nhập của họ thường rất thấp và bấp bênh, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. - Đối với những giao dịch, hợp đồng được xác lập mà một bên là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện dẫn đến những người yếu thế bị thiệt hại bị khởi kiện thì đều được các Tòa án thụ lý, giải quyết. Tùy diễn biến quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng, yêu cầu của mỗi bên và diễn biến trong quá trình tố tụng, Tòa án đều có quyết định phù hợp. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 49Số 21(397) T11/2019 Thực tiễn cho thấy, khó khăn mà Tòa án thường gặp trong quá trình giải quyết đối với những trường hợp nêu trên là: khoảng cách từ thời điểm xác lập, thực hiện với thời điểm dẫn đến tranh chấp thường khá xa nhau, trong khi việc thu thập tài liệu, chứng cứ để có thể kết luận, khi giao kết, thực hiện hợp đồng, các đối tượng này ở trong tình trạng “mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện” dẫn đến họ bị thiệt hại là rất phức tạp. Vì vậy, để có đủ căn cứ kết luận, tại thời điểm giao kết, thực hiện hợp đồng, các chủ thể này đang ở trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự là không đơn giản. Trong pháp luật tố tụng cũng chưa có những quy định nhằm hỗ trợ cho những đối tượng này. Do đó, những người đại diện cho họ phải thực hiện tất cả những gì mà luật tố tụng yêu cầu như các chủ thể khác trong quá trình chứng minh. Và chỉ khi có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh thì quyền lợi của các đối tượng này mới được bảo vệ. Như vậy, pháp luật tố tụng hiện hành, một mặt tiếp cận trên tinh thần bình đẳng, ngang bằng không có sự ưu ái nào về nghĩa vụ chứng minh; mặt khác, vô tình đã đặt các đối tượng yếu thế nêu trên ở thế không thuận lợi trong tố tụng. Bởi lẽ, bình đẳng thực sự chỉ xuất hiện khi cả hai bên trong cùng một vị thế, có cùng một điều kiện về khả năng, sức mạnh (sức mạnh thể chất, tinh thần, trí tuệ, kinh tế, khả năng nhận thức, hiểu biết). Một khi có sự chênh lệch đáng kể những yếu tố nêu trên thì bình đẳng chỉ còn tồn tại trên lý thuyết. Vì vậy, cần phải tiếp cận một cách biện chứng, toàn diện, cụ thể phán ánh tính đặc thù của đối tượng trong quá trình xây dựng pháp luật tố tụng mới tạo ra sự bình đẳng thực sự cho các chủ thể này, đó là điều cần tính đến. - Bên cạnh những đối tượng có những hạn chế hoặc có khiếm khuyết dẫn đến bị yếu thế khi tham gia quan hệ hợp đồng, trong quan hệ hợp đồng cũng có những chủ thể hoàn toàn bình thường về thể chất, tinh thần, không phải vị thành niên, không phải người già (tức không phải những đối tượng mà xã hội thường xếp họ vào nhóm yếu thế) nhưng khi tham gia quan hệ hợp đồng thuộc những trường hợp hợp đồng đó là những hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thì họ lại trở thành người yếu thế. Sở dĩ phát sinh tình trạng này là do: hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra. Trong trường hợp này, một bên đã có quyền đưa ra điều kiện giao dịch chung, những điều khoản của hợp đồng theo ý mình (đó là chưa tính tới điều kiện giao dịch chung, các hợp đồng theo mẫu sẽ được sử dụng cho rất nhiều tình huống, thường rất dài dòng và phức tạp, nhiều khi rất khó hiểu), còn bên kia ở vị thế yếu hơn nên những đối tượng này không có nhiều lựa chọn, đó là cơ sở phải xác định bên tham gia ký vào hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung là bên yếu thế. Trong thực tiễn có rất nhiều loại hợp đồng theo mẫu như: hợp đồng mua bán nhà đất, mua bán căn hộ chung cư do nhà đầu tư đưa ra; hợp đồng tín dụng; các loại hợp đồng bảo đảm do các tổ chức tín dụng đưa ra (hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh...); hợp đồng bảo hiểm... hoặc loại giao dịch có quy định điều kiện giao dịch chung mà phổ biến nhất trong lĩnh vực vận chuyển, kinh doanh hàng hóa. Mặc dù pháp luật dân sự hiện hành đã có những quy định nhằm bảo vệ người yếu THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 50 Số 21(397) T11/2019 thế trong trường hợp tham gia vào hợp đồng mẫu như: khoản 2 và 3 Điều 405, Điều 406 BLDS năm 2015. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, trong lĩnh vực mua bán nhà, đất, có rất nhiều trường hợp nhà đầu tư vi phạm hợp đồng, đặc biệt là vi phạm về thời gian giao nhà hoặc chất lượng nhà không đúng như quảng cáo, trong hợp đồng; có trường hợp nhà đầu tư vi phạm nghiêm trọng, dù đã thu một phần, thậm chí đã thu phần lớn tiền của người mua nhưng không thực hiện được dự án hoặc thực hiện được nửa chừng, nhưng rất ít trường hợp người mua nhà khởi kiện đến tòa án hoặc trọng tài. Thực tế đó chỉ ra ba vấn đề: Một là, Nhà nước chưa xây dựng được cơ chế hiệu quả kiểm soát tài chính của nhà đầu tư, nên tiềm ẩn rủi do cho bên yếu thế. Tất cả các trường hợp nhà đầu tư vi phạm nghiêm trọng, tạo nên những điểm nóng thì tại thời điểm diễn ra tranh chấp nhà đầu tư đã mất khả năng thanh khoản. Hai là, giải quyết tranh chấp bằng hình thức tài phán chưa mang lại hiệu quả cao cho người yếu thế do liên quan đến quá trình ra phán quyết, thi hành phán quyết, khả năng tài chính của bên phải thi hành án. Ba là, pháp luật tố tụng cũng chưa có quy định tạo thuận lợi cho đối tượng yếu thế trong tố tụng. Vì vậy, mặc dù là bên yếu thế, ngươi mua vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ về chứng minh giống như người bán – bên có thế mạnh trong quan hệ hợp đồng theo mẫu. Do sự thiếu rõ ràng trong quy định của pháp luật dân sự dẫn đến nhận định không thống nhất trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân. Ví dụ, trong vụ án tranh chấp Hợp đồng mua, bán căn hộ giữa nguyên đơn Bà Lê thu Hồng và bị đơn Công ty cổ phần đầu tư xây dựng BC (sau đay gọi tắt Công ty). Ngày 20/6/2011 bà Hồng ký hợp đồng số 181/HDMBCHCC/CHTT1/B2.108.2011 mua căn hộ chung cư với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng BC. Theo hợp đồng, Công ty cam kết đến hết ngày 31/12/2011 sẽ giao nhà. Bà Hồng đã nộp tiền đúng thời hạn, nhưng Công ty vi phạm thời hạn giao nhà. Bà Hồng khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng, trả lại số tiền đã nộp, và tiền phạt vi phạm hợp đồng. Phía Bị đơn, Công ty thừa nhận bà Hồng nộp tiền đúng thời hạn, đề nghị được gia hạn thời hạn giao nhà, chậm nhất là ngày 30/9/2013, không đồng ý trả lại tiền. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 78/2013/ DS-ST ngày 20/8/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn – bà Lê thu Hồng; buộc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng BC trả cho bà Lê thu Hồng số tiền là 1.095.000.000đ (Một tỷ không trăm chín mươi lăm triệu đồng), gồm số tiền bà Hồng đã đóng và lãi phạt. Do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng BC kháng cáo, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Tại bản án phúc thẩm số 416/2014/ DSPT ngày 26/3/2014 của Tòa án nhân dân thành phố HCM quyết định chấp nhận yêu cầu kháng cáo cùa Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng BC, sửa một phần bản án sơ thẩm. Theo đó, không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn – bà Lê thu Hồng, về việc yêu cầu hủy bỏ Hợp đồng mua bán căn hộ số 181/HĐMBCHCC/CHTT1/B2.108.2011 ngày 20/6/2011, được ký giữa bà với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng BC; Hợp đồng mua bán căn hộ số 181/HĐMBCHCC/CHTT1/ B2.108.2011 lập ngày 20/6/2011, giữa bên bán là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng BC và bên mua là bà Lê thu Hồng vẫn còn hiệu lực. Các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đây là vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán mà hai bên ký kết hợp đồng theo THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 51Số 21(397) T11/2019 mẫu, thì phải dựa trên các quy định của pháp luât về hợp đồng mẫu, từ đó đối chiếu với hợp đồng mà hai bên đã ký kết để xem xét giải quyết. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật, tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm đã có cách tiếp cận khác nhau khi giải quyết vụ án dẫn đến đường lối giải quyết hoàn toàn khác nhau. Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng các quy định trên cơ sở hợp đồng mẫu do cơ quan nhà nước ban hành có nội dung bên mua được chấm dứt (hủy bỏ) hợp đồng khi bên bán chậm giao nhà để bảo vệ bên mua, nhằm bảo vệ bên yếu thế. Ngược lại, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: Hợp đồng mua bán căn hộ là sự thỏa thuận bình đẳng của hai bên khi xác lập hợp đồng; bên mua không phản đối khi ký kết vào hợp đồng mẫu; trong hợp đồng không có nội dung bên bán vi phạm hợp đồng (chậm giao nhà) có quyền hủy bỏ hợp đồng, là bên bán đã hoàn toàn đồng ý các điều khoản của hợp đồng. Nếu đi sâu tìm hiểu thực tế thực hiện các hợp đồng theo mẫu nói chung, đặc biệt là hợp đồng mua bán nhà, mua bán căn hộ theo mẫu thì bên mua luôn ở vị thế yếu thế, nhưng không phải mọi trường hợp đều được bảo vệ thỏa đáng. Nguyên nhân là do quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) chưa chú ý đầy đủ, đúng mức đến việc bảo vệ người yếu thế trong quan hệ dân sự nên còn thiếu vắng hoặc chưa đủ độ mạnh (về biện pháp, về cơ chế đơn giản trong xử lý, về trách nhiệm của bên có thế mạnh) gây khó khăn cho cả người yếu thế, cơ quan công quyền, cơ quan tài phán trong giải quyết khi xảy ra tranh chấp. 3. Kiến nghị Từ những vấn đề nêu trên, để bảo vệ người yếu thế trong quan hệ hợp đồng cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết cần bổ sung, hoàn thiện pháp luật dân sự, TTDS nhằm tạo thuận lợi cho người yếu thế dễ dàng hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Cụ thể như sau: - Đối với quy định tại Điều 405 về hợp đồng mẫu, Điều 406 về điều kiện giao dịch chung, trước mắt, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao cần giải thích làm rõ các vấn đề được nêu ở trên. Về lâu dài, các điều luật này cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn nhằm bảo vệ bên yếu thế. - Bổ sung quy đinh của Luật TTDS về trách nhiệm chứng minh trước tiên thuộc bên đưa ra hợp đồng mẫu, đưa ra điều kiện giao dịch chung về các vấn đề bên yếu thế nêu ra, yêu cầu giải quyết. - Bổ sung BLDS năm 2015 quy định: Người thừa kế thuộc đối tượng là “người yếu thế” là người “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi” được hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc. - Bổ sung BLDS năm 2015 quy định: Đối với trường hợp, đương sự do sự thiếu hiểu biết mà giao kết, ủy quyền cho người khác giao kết dẫn đến không đưa lại lợi ích nào cho chính họ, người thân, hoặc người thứ ba khác như mục đích của giao kết ban đầu thì có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn bộ. - Để tạo thuận lợi cho những người hoạt động thực tiễn nhận thức và vận dụng được đầy đủ những quy định của pháp luật liên quan đến người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự nên chăng trong Bộ luật, luật có giải thích rõ khái niệm người yếu thế trong quan hệ dân sự nói chung, trong quan hệ hợp đồng nói riêng THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 52 Số 21(397) T11/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_dam_quyen_loi_cho_nguoi_yeu_the_trong_quan_he_hop_dong.pdf