Tiểu luận Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế theo pháp luật

MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT,DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ3 1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật3 2. Các trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật3 3. Khái niệm diện thừa kế4 4. Khái niệm hàng thừa kế4 II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ 1. Diện thừa kế5 a. Căn cứ xác định diện thừa kế5 b. Người không được quyền hưởng di sản, người từ chối quyền hưởng di sản, người bị truất quyền hưởng di sản7 2. Hàng thừa kế9 a. Bản chất pháp luật về hàng thừa kế9 b. Hưởng di sản thừa kế theo trình tự hàng12 3. Thừa kế thế vị13 a. Khái niệm13 b. Bản chất pháp luật về thừa kế thế vị13 III. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ14 IV. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ19 1. Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế19 2. Về thừa kế thế vị20 3. Về nhường quyền hưởng di sản thừa kế21 4. Cần ban hành quy định của pháp luật về những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại21 V. KẾT LUẬN22

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế theo pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sau Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự (BLDS) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, tạo lập hành lang pháp lý cho các cá nhân khi thực hiện quyền thừa kế. Được quy định tại phần thứ tư, bao gồm 4 chương, 56 điều, từ Điều 631 đến Điều 687 của BLDS năm 2005 chế định thừa kế đã tạo chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ thừa kế, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Hiện nay các tranh chấp về thừa kế có xu hướng ngày càng gia tăng và trở nên phức tạp hơn. Sự nhận thức không đầy đủ về pháp luật của cá nhân, sự áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cấp Tòa án là những yếu tố làm cho các vụ kiện gặp nhiều khó khăn, thời gian giải quyết kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến truyền thống đạo đức tốt đẹp vốn có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, một trong những khó khăn vướng mắc lớn khi áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp thừa kế chính là vấn đề xác định sao cho đúng về diện và hàng thừa kế. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích, kiến nghị làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế trong chế định thừa kế theo pháp luật là cần thiết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế. MỤC LỤC Trang I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT, DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ………………………………………………………….3 1. Khái niệm thừa kế theo pháp luật………………………………………………..3 2. Các trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật………………………………3 3. Khái niệm diện thừa kế……………………………………………………………4 4. Khái niệm hàng thừa kế…………………………………………………………...4 II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ 1. Diện thừa kế………………………………………………………………………..5 a. Căn cứ xác định diện thừa kế……………………………………………………...5 b. Người không được quyền hưởng di sản, người từ chối quyền hưởng di sản, người bị truất quyền hưởng di sản…………………………….7 2. Hàng thừa kế……………………………………………………………………….9 a. Bản chất pháp luật về hàng thừa kế……………………………………………..9 b. Hưởng di sản thừa kế theo trình tự hàng………………………………………12 3. Thừa kế thế vị…………………………………………………………………….13 a. Khái niệm………………………………………………………………………13 b. Bản chất pháp luật về thừa kế thế vị…………………………………………...13 III. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ………………………………………......14 IV. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ……………………………………………………19 1. Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế………………………19 2. Về thừa kế thế vị…………………………………………………………………20 3. Về nhường quyền hưởng di sản thừa kế………………………………………..21 4. Cần ban hành quy định của pháp luật về những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại……………………………….21 V. KẾT LUẬN………………………………………………………………………...22 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT, DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ Khái niệm thừa kế theo pháp luật Tại Điều 674 BLDS quy định: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Như vậy, nếu thừa kế theo di chúc là nhằm chuyển di sản của người chết cho người thừa kế theo ý chí của người lập di chúc thì thừa kế theo pháp luật là việc phân chia di ản theo ý chí của Nhà nước. Các trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật Theo quy định tại Điều 675 BLDS 2005 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng với những trường hợp sau đây: Không có di chúc: Đây là trường hợp theo quy định của pháp luật thì người để lại di sản có năng lực chủ thể trong việc lập di chúc nhưng người này lại không thực hiện quyền lập di chúc, do đó không có di chúc, di sản được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ . Di chúc không hợp pháp: Người để lại di sản có để lại di chúc nhưng di chúc đó vi phạm các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo luật định. Trường hợp này, di chúc bị coi là vô hiệu nên di sản được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ. Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc: cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, trong trường hợp này, di chúc sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ . Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản: Trường hợp này người thừa kế vi phạm vào khoản 1 Điều 643 và người lập di chúc không biết hành vi của người thừa kế này hoặc người thừa kế theo di chúc từ chối quyền nhận di sản thừa kế. Phần di sản không được định đoạt trong di chúc: Người để lại di sản có nhiều di sản nhưng họ chỉ định đoạt một phần nhất định trong tổng số di sản họ để lại, phần di sản không được định đoạt trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ. Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực: Nếu di chúc có một phần không có hiệu lực thì chỉ phần di sản liên quan đến phần di chúc bị vô hiệu được chia theo pháp luật cho diện và hàng thừa kế của họ. Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. Khái niệm diện thừa kế Diện thừa kế là khái niệm được đề cập dưới góc độ khoa học pháp lý, tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật thì chưa được đề cập tới. Ta có thể hiểu: Diện thừa kế là phạm vi những người có thể được hưởng di sản do người chết để lại được xác định một trong ba quan hệ (quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng) với người để lại di sản. Khái niệm hàng thừa kế Như chúng ta đã biết, khi thừa kế theo pháp luật thì di sản của người chết phải được dịch chuyển cho những người thân thích của người đó. Tuy nhiên, trong số những người đó thì mức độ gần gũi, thân thích của mỗi người đối với người chết là khác nhau. Theo trình tự hưởng di sản thừa kế thì người nào có mức độ gần gũi nhất với người chết sẽ được hưởng di sản mà người đó để lại, nhiều người có cùng một mức độ gần gũi với người chết sẽ cùng được hưởng di sản của người đó. Khi không có người gần gũi nhất thì những người có mức độ gần gũi tiếp theo sẽ được hưởng di sản của người chết để lại. Như vậy, không phải tất cả những người trong diện những người thừa kế theo pháp luật đều được thừa kế cùng một lúc. Để những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hưởng di sản theo trình tự trước, sau căn cứ vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết, pháp luật về thừa kế đã xếp những người đó theo từng nhóm khác nhau. Mỗi một nhóm đó được gọi là một hàng thừa kế theo pháp luật. Vậy hàng thừa kế theo pháp luật là nhóm những người có cùng mức độ gần gũi với người chết và theo đó họ cùng được hưởng ngang nhau đối với di sản thừa kế mà người chết để lại. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ Diện thừa kế Căn cứ xác định diện thừa kế Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ hôn nhân: Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Như vậy, chỉ coi là quan hệ hôn nhân giữa một người nam và một người nữ khi họ kết hôn hợp pháp. Sau khi kết hôn, vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau và một trong những quyền của vợ chồng được pháp luật thừa nhận là “Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của luật về thừa kế” (Khoản 1 Điều 31 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). Để có thể được pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp thì việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định (Điều 9_Điều kiện kết hôn và Điều 10_Những trường hợp cấm kết hôn Luật Hôn nhân và Gia đình 2000). Quan hệ hôn nhân là cơ sở để xác định chủ thể trong các quan hệ sở hữu về tài sản, về nghĩa vụ,… một trong các quan hệ về tài sản là quyền thừa kế của nhau khi vợ hoặc chồng chết trước. quyền thừa kế của vợ chồng còn được bảo về bằng pháp luật, khi vợ hoặc chồng chết trước dù đã có di chúc là truất quyền thừa kế của vợ hoặc chồng còn sống. Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống: Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ (Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối cới con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại; cụ đối với chắt nội và chắt ngoại) hoặc bàng hệ (không trực tiếp sinh ra nhau nhưng có cùng một nguồn gốc chung: ví dụ như quan hệ giữa anh chị em ruột và ngược lại). Pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha làm mẹ của con. Quyền thừa kế của con không phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha đẻ, mẹ đẻ. Diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ nuôi dưỡng: Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa những người nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng, là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Quan hệ nuôi dưỡng được thể hiện giữa anh chị em ruột đối với nhau trong hoàn cảnh mồ côi cha mẹ hoặc còn nhưng không có khả năng lao động, không có năng lực hành vi dân sự. Quan hệ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, chắt nội, ngoại (Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình). Quan hệ nuôi dưỡng giữa cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng. Cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ, chồng luật không quy định có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau, nhưng trong trực tế, cha dượng, mẹ kế với con riêng của của vợ, chồng đã thể hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha mẹ con theo Điều 679 BLDS 2005, họ được hưởng thừa kế của nhau. Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Việc xác định quan hệ nuôi dưỡng thông qua sự kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do luật hôn nhân và gia đình quy định (Điều 68 và Điều 69). Ý nghĩa: Xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật trước hết để xác định những người có quyển hưởng di sản. Sau nữa là loại trừ những trường hợp không thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc thuộc nhưng không có quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Phạm vi những người thừa kế theo pháp luật được xác định dựa trên 3 mối quan hệ như đã trình bày ở trên. Ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng có tình độc lập tương đối, vì quan hệ này là tiền đề của quan hệ kia. Tuy nhiên, từng quan hệ được xác định theo quy định của pháp luật giữa người để lại di sản với người thừa kế. Chỉ có sự xác định diện những người thừa kế theo quy định pháp luật chuẩn xác mới ngăn chặn được sự mất đoàn kết trong dòng tộc và có tác dụng giáo dục ý thức sống, ý thức pháp luật cho những người thuộc diện thừa kế. Người không được quyền hưởng di sản, người từ chối quyền hưởng di sản, người bị truất quyền hưởng di sản Trong quan hệ thừa kế, những người là vợ hoặc chồng, con… của người chết hoặc những người được chỉ định trong di chúc là những người được hưởng thừa kế của người chết. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp họ đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, trái với thuần phong mĩ tục của nhân dân Việt Nam, xâm hại đến danh dự, uy tín, tính mạng, sức khỏe của bố, mẹ, anh, chị, em, vợ, chồng,… Người có những hành vi như vậy không xứng đáng được hưởng di sản thừa kế của người mà họ đã xâm phạm tới. Theo đó, khoản 1 Điều 643 quy định những trường hợp không được quyền hưởng di sản: “a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản”. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền tự định đoạt của người có di sản, người này vẫn có thể được hưởng nếu biết nhưng vẫn viết di chúc cho họ được hưởng. Người từ chối nhận di sản: được quy định tại khoản 2 Điều 642 BLDS : “Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản”. Quyền từ chối nhận di sản của người thừa kế được pháp luật thừa nhận với điều kiện việc từ chối nhận di sản không nhằm chốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản cũng cần có điều kiện về thời gian: “Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng, kể từ thời điểm mở thừa kế…” Tuy nhiên người từ chối nhận di sản có quyền từ chối theo các mức độ kác nhau, họ có thể chỉ từ chối quyền hưởng di sản được chia theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng di sản được chia theo pháp luật và ngược lại. Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật (như: Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, em ruột…) mà không nhất thiết phải nêu lý do, người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình. Tuy nhiên, do pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là “truất” nên hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng người lập di chúc không cho người thừa kế nào hưởng di sản theo di chúc thì người đó là người bị truất quyền. Theo quan điểm này thì có hai cách truất quyền khác nhau: + Người bị truất quyền hưởng di sản trực tiếp: Là việc người lập di chúc tuyên bố một cách minh bạch trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản trừ trường hợp Điều 669. + Người bị truất quyền hưởng di sản gián tiếp: Là việc người lập di chúc chỉ định một hoặc nhiều người để hưởng toàn bộ di sản nhưng lại không nói gì đến những  người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định. Khi đó người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản không được nói rõ. Tuy nhiên theo quan điểm này thì người bị truất quyền hưởng di sản không mất tư cách người thừa kế mà họ có được do luật định. Hàng thừa kế Bản chất pháp luật về hàng thừa kế Hàng thừa kế thứ nhất Gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng và ngược lại: Vợ sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của chồng và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ coi là vợ chồng nếu hai bên nam nữ kết hôn hợp pháp. Đối với quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng cần lưu ý: Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế (khoản 2 Điều 680 BLDS 2005). Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản (Khoản 3 Điều 680 BLDS 2005). Đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/3/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này, người chồng, người vợ được hươnhr thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại. Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và ngược lại: Cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ được thừa kế theo pháp luật của nhau không chỉ là quy địnhb của pháp luật thừa kế Việt Nam mà còn của hầu hết các nước trên thế giới. Con đẻ được hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ không kể là con trong giá thú hay con ngoài giá thú và ngược lại. Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại: Về phía gia đình cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi. Cha đẻ, mẹ đẻ của người nuôi con nuôi cũng không được thừa kế của người con nuôi đó. Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi đó không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó, cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật. Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì, cậu ruột như người không làm con nuôi người khác. Quan hệ thừa kế giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế: Nếu có quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con thì được hưởng thừa kế tài sản của nhau và còn được hưởng thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 677 và Điều 678 BLDS 2005. Hàng thừa kế thứ hai Gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, am ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Quan hệ thừa kế giữa ộng nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại và ngược lại: Ông bà nội là người sinh ra cha của cháu, ông bà ngoại là người sinh ra nẹ của cháu. Nếu cháu (ruột) chết thì ông bà nội, ông bà ngoại ở hàng thừa kế thứ hai của cháu và ngược lại. Trên thực tế có trường hợp ông bà chết nhưng cha mẹ cháu không được hưởng thừa kế mặc dù vẫn còn sống (bị truất quyền, không có quyền hưởng di sản), trong trường hợp này, cháu ruột của ông bà cũng không được hưởng di sản vì không thuộc hàng thừa kế của ông bà. Xuất phát từ lý do đó, pháp luật có quy định cháu ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông bà nếu ông bà chết. Quan hệ thừa kế giữa anh chị ruột với em ruột và ngược lại: Anh, chị, em ruột là hàng thừa kế thứ hai của nhau. Anh, chị, em ruột có thể cùng cha mẹ, cùng cha hoặc cùng mẹ. Do vậy, không phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú, nếu anh, chị ruột chết trước em ruột thì em ruột được hưởng thừa kế của anh chị ruột và ngược lại. Con riêng của vợ, con riêng của chồng không phải là anh chị em ruột của nhau. Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của on đẻ người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng thứ hai của nhau. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh chị em ruột mình. Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của người đã làm con nuôi người khác đó. Hàng thừa kế thứ ba Gồm cụ nội, cụ ngoai của người chết; Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Quan hệ thừa kế giữa cụ nội với chắt nội, giữa cụ ngoại với chắt ngoại và ngược lại: Cụ nội là người sinh ra ông hoặc bà nội của người đó, cụ ngoại là người sinh ra ông hoặc bà ngoại của người đó. Trong trường hợp cụ nội, cụ ngoại mất không có người thừa kế là con, cháu hoặc có người thừa kế nhưng họ đều từ chối hoặc bị truất quyền hưởng thừa kế thì chắt sẽ được hưởng di sản của cụ. Quan hệ thừa kế giữa bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột và ngược lại: Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột là anh chị em ruột của bố hoặc mẹ của cháu. Khi cháu ruột chết, anh chị em ruột của bố, mẹ thuộc hàng thừa kế thứ ba của cháu và ngược lại. Ý nghĩa: Quy định về na hàng thừa kế thep pháp luật đã là một bước tiến trong quá trình lập pháp ở nước ta và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người thùa kế có quan hệ thân thuộc, gần gũi với người để lại di sản. Đặc biệt, quyền sở hữu tài sản của công dân được mở rộng nhóm khách thể thuộc quyền sở hữu cá nhân bao gồm không những tư liệu sinh hoạt mà còn là tư liệu sản xuất không bị hạn chế về khối lượng và giá trị. Hưởng di sản thừa kế theo trình tự hàng Khi chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được nhận di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước hoặc còn nhưng từ chối quyền thừa kế hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế (nguyên tắc hàng trước được ưu tiên). Khi tất cả các hàng thừa kế đều không còn người thừa kế thì di sản thuộc về Nhà nước (Khoản 2 Điều 676 BLDS 2005). Thừa kế thế vị Khái niệm Theo quy định tại Điều 635 BLDS 2005 thì người thừa kế là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người thừa kế không còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Để dảm bảo quyền lợi cho những người có quan hệ huyết thống trực hệ trong phạm vi gần gũi, Điều 677 BLDS 2005 quy định về thừa kế thế vị như sau: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Ý nghĩa: Pháp luật quy định về thừa kế thế vị nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, các chắt của người để lại di sản một cách trực tiếp, do đó, quy đinh này là phù hợp với đạo lý và thực tiễn nước ta hiện nay, tránh tình trạng di sản của ông bà àm các cháu lại không được hưởng lại để cho người khác hưởng. Bản chất pháp luật về thừa kế thế vị Một người cha (mẹ) có bao nhiêu người con thì bấy nhiêu người con đó (cháu của ông bà) sẽ được hưởng thừa kế thế vị của ông bà nếu cha mẹ chết trước ông bà. Tất cả những người con này chỉ được hưởng một suất thừa kế mà lẽ ra cha hoặc mẹ của những người này được hưởng nếu còn sống. Tương tự như vậy, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì (tất cả) chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Mối liên hệ giữa thừa kế thế vị và hàng thừa kế: Quan hệ thừa kế theo hàng nói chung và quan hệ thừa kế thế vị nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ thừa kế thế vị không phải là quan hệ thừa kế theo trình tự hàng nhưng hàng thừa kế là căn cứ để xác định quan hệ thừa kế thế vị trong trường hợp con của người để lại di sản là người được hưởng thừa kế theo hàng nhưng đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Theo quy định hàng thừa kế thứ hai Điều 676 và thừa kế thế vị Điều 677 thì cháu thuộc diện thừa kế của ông bà nội, ông bà ngoại. Vậy khi nào cháu nội, cháu ngoại được hưởng thừa kế thế vị và khi nào được hưởng thừa kế theo hàng? Các cháu được hưởng thừa kế thế vị khi bố mẹ các cháu đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản (Điều 677). Các cháu được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai khi những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hoặc còn nhưng họ bị truất, bị tước quyền hưởng di sản thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế (khoản 3 Điều 676). THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ Trong những năm qua, do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, các tranh chấp dân sự ngày càng có chiều hướng gia tăng. Trong số đó, các tranh chấp về thừa kế chiếm một tỉ lệ đáng kể và chủ yếu xoay quanh việc chia di sản thừa kế. Đây là những tranh chấp đòi hỏi công bằng về quyền lợi nên cần phải xác định một cách thấu tình đạt lý, vì thế, đòi hỏi các cấp Tòa án có thẩm quyền phải xác định đúng những người được hưởng quyền thừa kế và theo thứ tự ưu tiên nhất định, tránh trường hợp nhầm lẫn để đảm bảo quyền lợi của đương sự. Một vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu khi giải quyết tranh chấp thừa kế là việc xác định diện và hàng thừa kế. Nếu xác định sai về những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật sẽ không giải quyết dứt điểm vụ mà còn dây dưa kéo dài. Ngoài việc xác định đúng người thừa kế theo pháp luật, Tòa án nhân dân các cấp phải kết hợp hài hòa giữa lý luận và thựa tiễn để có sự linh hoạt, mềm dẻo, nhằm ổn định đời sống, trật tự xã hội. Những năm gần đây, hiệu quả xét xử của Tòa án nhân dân các cấp ngày càng được nâng cao. Thực tế xét xử của Tòa án nhân dân các cấp đã cố gắng trong việc nâng cao trình đọ, bám sát các quy định của Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật của các ngành có liên quan đến việc xác định đúng đắn trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, còn nhiều quy định trong Bộ luật Dân sự chưa thực sự phù hợp với thực tế và chưa rõ ràng khiến các Tòa án gặp khó khăn khi áp dụng. Đôi khi do cách hiểu của những người áp dụng pháp luật nên dẫn đến những quan điểm khác nhau trong cùng một vụ án. Song cách hiểu nào cũng phải dựa trên tinh thần của điều luật và xác định bản chất của điều luật quy định như thế nào để tránh bị sai sót, nhầm lẫn. Ví dụ: Bản án sơ thẩm số 62/ DSST/ 2001 ngày 20/6/2001 của Tòa án nhân dân Quận Thanh Khê và bản án phúc thẩm số 01/ DSPT/ 2001 ngày 05/10/2001 của Tòa án nhân dân Thành Phố Đà Nẵng tước quyền thừa kế của bà Võ Thị Xuân do hành vi giả mạo di chúc, vi phạm điểm a Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005. Bà Võ Thị Xuân đã làm bản di chúc giả có nội dung là: Bà Bùi Thị Út (mẹ bà Xuân) để lại di chúc cho và Xuân hưởng toàn bộ di sản. Bà Xuân đã làm di chúc có dấu xác nhận giả (do cơ quan công an thẩm định) nhằm không cho ông Võ Ngọc Khôi (chồng bà Út) và những người thừa ké khác được hưởng di sản thừa kế. Với hành vi đó, 2 bản án trên quyết định và Xuân bị tước quyền hưởng di sản là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, bài viết dăng trên báo tạp chí Tòa án nhân dân số 04 (tháng 2/2004) của tác giả Liên Hương_thẩm phán TAND thành phố Đà Nẵng cho rằng: “Muốn xác định bản di chúc đó có phải do bà Út lập ra, cần phải xác định chữ kí của bà Út tại bản di chúc giả. Mới chỉ căn cứ vào kết quả giám định chữ kí, con dấu, người xác nhận di chúc là giả mà khẳng định di chúc giả là không có căn cứ pháp luật”. Với quan điểm của mình, tác giả Liên Hương đã không đồng ý với quyết định của 2 bản án trên. Vì vậy, đã có nhiều quan điểm phản hồi với cách hiểu hoàn toàn phù hợp của tác giả Phan Như Phương_TAND thành phố Đà Nẵng và Lê Minh Hiếu_TAND huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (dăng trên báo tạp chí TAND SỐ 13/7/2004) đã bác bỏ quan điểm trên của Liên Hương và đại đa số ý kiến đồng tình với quyết định của Tòa án là tước quyền thừa kế của ba Xuân là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, việc xác định chữ kí của và Út tại thời điểm phát sinh tranh chấp là không thể thực hiện được vì bà Út đã mất quá lâu, không để lại bút tích. Do vậy, chỉ còn phương án giám định chữ kí và con dấu xác nhận của người xác nhận di chúc. Kết quả của cơ quan Công An cho thấy chữ kí và con dấu xác nhận đều là giả và như vậy, liêu chữ kí của bà Út trong bản di chúc có thể là thật được không? Ngoài ra, tác giả Liên Hương còn đưa ra quan điểm phải xác định bà Xuân là có hành vi lập di chúc giả thì mới đủ căn cứ. Thế nhưng, trong phạm vi một vụ án dân sự thì việc xác định hành vi giả mạo là không thể thực hiện được. Nhưng bà Xuân là người trực tiếp cung cấp bản di chúc. Nếu do vô tình bà cung cấp thì tại sao bà lại khăng khăng từ chối thẩm định chữ kí và con dấu ở cấp cao hơn? Hơn nữa, hành vi của bà Xuân giả mạo di chúc nhằm không cho ông Võ Ngọc Khôi và những người khác được hưởng di sản thừa kế là trái với ý chí của bà Út. TANDTC đã có công văn số 1995 ngày 7/ 8/ 2003 trả lời khiếu nại của bà Võ Thị Xuân với nội dung 2 bản án cấp dưới xử đúng và bà Xuân phải có nghĩa vụ chấp hành. Pháp luật nước ta từ trước chưa bao giờ quy định con dâu, con rể được thừa kế di sản của bố mẹ chồng, bố mẹ vợ. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều vụ án lại có nguyên đơn là con dâu, con rể kiện đòi chia di sản thừa kế của bố mẹ chồng, bố mẹ vợ với lý do người chồng, người vợ của người đi kiện đã chết, nên họ là người thừa kế đương nhiên của người đó. Với cách hiểu như vậy là không đúng. Bởi lẽ, ở đây cần phân biệt tranh chấp thừa kế di sản của bố mẹ chồng, người vợ đã chết đó chứ không phải xác định người chồng, người vợ đó được hưởng thừa kế của người chồng, người vợ của mình đã chết. Do vậy, phải hiểu rõ trong trường hợp bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ để lại di sản, nếu người chồng hoặc người vợ đó đã chết thì những người con của họ mới được hưởng quyền thừa kế thế vị của ông bà nội, ông bà ngoại để lại. Do hiểu không đúng, nhiều Tòa án không đề cập đến người con của người đã chết hoặc nếu có đề cập thì lại xếp những người con đó vào vị trí là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong khi đó lại đưa người còn sống là vợ hoặc chồng của người chết với tư cách là nguyên đơn kiện chia di sản thừa kế của bố mẹ đẻ của người chết. Có Tòa án trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án thừa kế đã ghi lời khai của những người thừa kế, trong đo có sự từ chối hoặc nhượng quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho một người thừa kế khác. Lẽ ra pahir đưa những người thừa kế đó tham gia tố tụng để Tòa án xem xét chấp nhận hay không chấp nhận sự tự nguyện đó. Nhưng khi thấy họ từ chối quyền lợi thừa kế thì loại họ ngay ra khỏi vụ án, không xếp họ tham gia tố tụng với tư cách nào cả. Điều này dẫn đến trường hợp tại Tòa án sơ thẩm, những người có ý kiến khước từ thừa kế, nhượng kỉ phần thừa kế cho người khác nhưng sau đó lại thay đổi ý kiến. Vì không được tham gia tố tụng nên họ cũng không được quyền kháng cáo bản án sơ thẩm mà phải khiếu nại TANDTC. Vì vậy, bài học rút ra từ thực tiễn xét xử là Tòa án cấp sơ thẩm cần lưu ý đến việc điều tra lỹ lưỡng để xác định đúng đắn hàng thừa kế ngay từ ban đầu để đưa họ vào tham gia tố tụng, cho dù có người từ chối hay thỏa thuận nào đó nhằm đảm bảo cho thủ tục tố tụng trước khi xem xét các nội dung liên quan đến việc tranh chấp về thừa kế mới có thể giải quyết vụ án đúng pháp luật. Trên thực tế, có trường hợp 2 vợ chồng sống với nhau trong một thời gian dài nhưng vẫn không có con do người chồng không có khả năng có con. Không bàn bạc với chồng, người vợ tự ý đi thụ tinh nhân tạo và sinh ra một đứa bé. Lúc 2 vợ chồng còn sống hòa thuận thì không nói đến làm gì. Đến lúc khi ông bà nội mất mới biết trước khi chết ông bà có để lại di chúc cho đứa cháu đích tôn do ông bà cứ nhầm tưởng rằng đó là giọt máu của con trai ông bà. Lúc này, vợ chồng xích mích và dẫn đến ly hôn. Trong trường hợp này, đứa bé sẽ được xác định như thế nào? Đứa bé có phải là con chungc ủa 2 vợ chồng trong thời kì hôn nhân còn tồn tại không? Nếu xet vế lý thì đứa bé đó hoàn toàn không phải là máu mủ của người chồng mà do người vợ thụ tinh nhân tạo. Việc xác định tư cách đứa trẻ rất quan trọng, bởi lẽ, nếu xet đứa trẻ là con chung của vợ chồng thì việc hưởng di sản của ông bà nội sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. Nhưng xét về mặt truyền thống thì không thể xem đứa bé là con của người chồng được. Bởi lẽ người vợ không hề bàn bạc với người chồng về việc đi thụ tinh. Theo như vậy, ta có thể cho rằng, đứa bé đó không được coi là con chung của 2 vợ chồng. Bởi lẽ, trong trường hợp thụ tinh nhân tạo, tinh trùng được lấy từ người chồng để thụ tinh thì đó mới là con đẻ của người chồng. Cũng có đứa bé khi được thụ tinh nhân tạo không phải từ tinh trùng của người chồng nhưng được sự đồng ý thỏa thuận của cả hai vợ chồng thì đứa bé đó vẫn được xem là con chung. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người vợ tự ý đi thụ tinh nhân tạo nên đứa bé sẽ được xem là con riêng của người vợ. Do vậy, dù di chúc của ông bà nội để lại có hợp pháp đi nữa thì đứa bé đó vẫn không được hưởng thừa kế theo di chúc. Bởi lúc lập di chúc, ông bà nội đã nhầm tưởng do không biết đứa bé đó được sinh ra theo phương pháp thụ tinh nhân tạo và không có chút máu mủ gì. Vì thế, dù di chúc có hợp pháp về hình thức nhưng nội dung có sự nhầm lẫn nên đứa bé đó không được hưởng toàn bộ di sản do ông bà để lại. Một thực trạng nữa được đặt ra, đó là việc con chết nhưng định đoạt toàn bộ tài sản cho vợ con mà lại “quên mất” cha mẹ mình. Ví dụ: Bà Phạm Thị Phụng và ông Đặng Đình Hiếu kết hôn năm 1964, có 2 người con chung là anh Đặng Quang Dũng và anh Đặng Xuân Hòa. Anh Hòa có vợ là chị Trần Giang Hương và có 2 người con chung là Đặng Bình Minh và Đăng Anh Khôi. Do ung thư gan nên anh Hòa đã qua đời vào tháng 7/ 2007, có để lại di chúc định đoạt toàn bộ tài sản cho chị Hương và 2 con. Tài sản chung của anh Hòa và chị Hương là 720 triệu đồng. Qua sự kiện trên, ông Hiều và bà Phụng đồng khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội yêu cầu chia di sản của anh Hòa. Tòa đã giải quyết: Xác định di sản của anh Hòa là : 720 triệu : 2 = 360 triệu. Bà Phụng và ông Hiếu vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế (Điều 669 BLDS) là: ông Hiếu = bà Phụng = (360 triệu : 5) x 2/3 = 48 triệu đồng. Di sản còn lại của anh Hòa được chia theo di chúc cho chị Hương và 2 con: [360 triệu – (48 triệu x 2)] : 3 = 88 triệu đồng. Như vậy, tình huống trên, tuy bố mẹ anh Hòa không bị anh Hòa truất quyền thừa kế một cách trực tiếp (không ghi trong di chúc) nên 2 ông bà vẫn được hưởng 2/3 suất thừa kế chia thep pháp luật. Nhưng giả sử rằng di sản của anh Hòa còn một phần chia theo pháp luật (phần của di chúc bị vô hiệu) thì ông Hiếu và bà Phụng vẫn là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất hưởng di sản của anh Hòa. Nếu hiểu 2 ông bà bị anh Hòa truất quyền hưởng di sản thì 2 ông bà chỉ được hưởng theo quy định tại Điều 669 mà thôi, không được hưởng phần di sản chia theo pháp luật. Hơn nữa, phpas luật thừa kế không có quy định nào là truất quyền thừa kế giàn tiếp cả. Do vậy, cách hiểu như vậy là hoàn toàn không đúng với bản chất của việc truất quyền thừa kế theo di chúc đồng thời cũng không hiểu về pháp luật thừa kế hiện hành. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ DIỆN VÀ HÀNG THỪA KẾ Về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế Điều 679 BLDS 2005 quy định: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Ðiều 676 và Ðiều 677 của Bộ luật này.” Trên tinh thần của Điều 679 thì tiêu chí để xác định con riêng với bố dượng, mẹ kế có được hưởng thừa kế hay không là dựa vào quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau. Nếu hai phía không có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau thì không được hưởng thừa kế của nhau. Tuy nhiên, “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng” là một phạm trù rất trừu tượng, không thể xác định một cách cụ thể, rõ ràng. Đặc biệt hiểu như thế nào là chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như cha con, mẹ con? Quy định này còn rất chung chung nên trong thực tiễn áp dụng nhiều khi rất khác nhau và do cách hiểu của các nhà áp dụng pháp luật. Tình trạng này tồn tại là do không có cơ sở, tiêu chí để xác định thế nào là quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Điều đó cũng do không thống nhất về căn cứ đánh giá thời gian nuôi dưỡng, mức độ nuôi dưỡng, chăm sóc như thế nào. Bên cạnh đó, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng một chiều có được xem như là ha con, mẹ con để được hưởng thừa kế không? Xét đến quan hệ nuôi dưỡng không nhất thiết phải quy định điều kiện họ cùng chung sống với nhau. Bởi trên thực tế, nhiều trường hợp người con riêng ở xa nhưng vẫn chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ kế với tấm lòng yêu thương thật sự. Vậy họ có được coi là quan hệ nuôi dưỡng, chăm sóc không? Về mặt đạo đức thì ngĩa vụ chăm sóc, thương yêu, nuôi dưỡng nhau không bắt buộc lúc nào cũng phải thể hiện bằng vật chất. Cũng có trường hợp, khi người để lại di sản chết, vì không muốn cho con riêng hưởng di sản nên những người khác không thừa nhận quan hệ nuôi dưỡng đã có. Trong trường hợp này thì quyền lợi của người là cha dượng, mẹ kế, con riêng sẽ được đảm bảo bằng biện pháp nào? Pháp luật đã không quy định cụ thể và thiết nghĩ đây là điều cần thiết phải bổ sung để tránh gây ra tình trạng điều luật được hiểu không thống nhất để đảm bảo quyền lợi cho người được hưởng di sản thừa kế. Về thừa kế thế vị Khoản 1 Điều 643 quy định về hành vi của người không có quyền hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản. Vấn đề đặt ra, trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cúng thời điểm với người để lại di sản nhưng người con đó khi còn sống lại bị kết án về một trong những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 643 thì cháu có được hưởng thừa kế thế vị không? Pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, nhưng theo cách hiểu từ trước đến nay và suy luận trên tinh thần điều luật thì con của người đó không được hưởng thừa kế thế vị. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cháu của người để lại di sản, thiết nghĩ cần quy định cho cháu được hưởng thừa kế thế vị trong trường hợp cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống đã bị kết án về một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 643. Vì xét theo quan hệ thân thuộc, cháu không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi độc lập của cha hoặc mẹ. Do vậy, cần bổ sung trường hợp những người bị tước quyền thừa kế theo Điều 643 thì cháu họ vẫn được hưởng quyền thừa kế thế vị trừ khi chính con cháu họ cũng vi phạm Khoản 1 Điều 643. Về nhường quyền hưởng di sản thừa kế BLDS chưa quy định về người nhường quyền thừa kế mà chỉ quy định người từ chối quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại. Trong thực tiễn, giải quyết tranh chấp về thừa kế, nhiều trường hợp người thừa kế nhường kỷ phần thừa kế của mình cho người thừa kế khác. Trong trường hợp này, Tòa án vẫn chấp nhận cho họ được nhường kỷ phần bởi trong quan hệ dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự là quyền luôn luôn được tôn trọng và là nguyên tắc của luật Dân sự (Điều 4). Khi người thừa kế từ chối quyền hưởng di sản thừa kế thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luậtcho những người thừa kế khác. Còn khi người thừa kế nhường kỷ phần thừa kế của mình cho người thừa kế khác thì về mặt pháp lý, người nhưởng kỷ phàn đã nhận phần di sản của mình và đã nhường lại cho người khác (với tư cách là tặng, cho người khác). Để có cơ sở pháp lý, cần thiết nên có quy định về vấn đề nhượng kỷ phần thừa kế, cụ thể: Người thừa kế có thể nhường quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho những người khác. Việc nhường quyền hưởng di sản phải được ;ập thành văn bản, có công chứng, chứng thực. Người được nhường quyền hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại trogn phạm vi di sản mà mình được nhường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Cần ban hành quy định của pháp luật về những người thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại Pháp luật thừa kế hiện hành của nước ta chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trong xã hội phát triển, nhiều người ngày càng muốn sinh con theo phương pháp khoa học hiện đại. Do vậy, vấn đề công nhận cha cho những đứa bè sinh theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm hết sức quan trọng. Điều đó không chỉ mang lại quyền lợi cho những đứa bé đó mà còn có ý nghĩa về tình thương yêu, có ý nghĩa trong việc hình thành nhân cách đứa bé. Ngược lại, nếu xảy ra tranh chấp xuất phát từ vấn đề này sẽ hình thành những suy nghĩ không tốt cho những đứa bé đó. Vì vậy, việc bổ sung vấn đề thuộc diện thừa kế được sinh ra theo phương pháp khoa học hiện đại một cách cụ thể là cần thiết. Có như vậy, khi phát sinh tranh chấp về thừa kế liên quan đến những người này thì mới được giải quyết một cách thỏa đáng. KẾT LUẬN Chế định quyền thừa kế trong BLDS đã kết tinh những thành tựu của khoa học pháp lý nhân loại góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp đã ăn sâu vào tiềm thức và lưu truyền qua bao đời của dân tộc Việt Nam. Những quy định về diện và hàng thừa kế trong BLDS 2005 đã đánh dấu sự phát triển của pháp luật thừa kế ở nước ta, điều đó được thể hiện qua những phương diện: Thứ nhất, quan hệ thừa kế là loại quan hệ pháp luật về tài sản. Quan hệ đó là hệ quả của quan hệ sở hữu đồng thời cũng là căn cứ xác lập quyền sở hữu của công dân. Tính chất hai chiều của quan hệ thừa kế đã tạo điều kiện cho sự hình thành các quan hệ về tài sản khác. Nếu giải quyết được triệt để quan hệ thừa kế thì sẽ củng cố được mắt xích quan trọng trong chuỗi các quan hệ tài sản khác mà diện và hàng thừa kế theo pháp luật đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Thứ hai, diện những người thừa kế được mở rộng theo số lượng hàng thừa kế thep pháp luật đã đảm bảo cho việc chia di sản thừa kế của công dân được thực hiện triệt để nhất. Thứ ba, quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân được pháp luật bảo vệ không những ở nội dung những quy phạm mà còn được thực hiện trên thực tế. Thứ tư, tạo sự chủ động cho cơ quan xét xử trong quá trình áp dụng những quy phạm pháp luật về thừa kế để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, các nhà áp dụng pháp luật cần hiểu đúng tinh thần của điều luật, xác định chính xác những người thuộc diện và hàng thừa kế được hưởng di sản để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người thừa kế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO **************************** Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2009. Lê Đình Nghị, giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb.GDVN, Hà Nội, 2010. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ Luật Dân Sự, Nxb. Trẻ TPHCM, 2001. TS.Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, 2008. Bộ Luật Dân Sự của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Nxb.LĐ, Hà Nội, 2011. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nxb.LĐ, Hà Nội, 2011. Phan Thị Kim Chi, Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân Sự 2005, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2006. Nguyễn Đình Toàn, Cần quy định bổ sung về thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế, Dân chủ và Pháp luật, Bộ tư pháp số 8/2009, trang 46-48. Website: www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn www.danluat.thuvienphapluat.vn www.nclp.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBI T7852P L7898N di7879n th7915a k7871 theo php lu7853t.doc
Tài liệu liên quan