Thu hút sự tham gia của khu vực tư
Trong lúc ngân sách nhà nước còn
phải dàn trải cho những chương trình, dự án
lớn, việc dành một lượng tài chính khổng
lồ, việc mở cửa thông thoáng cho khu vực
tư nhân tham gia vào hoạt động hỗ trợ, can
thiệp trẻ tự kỷ là cần thiết. Khi xác định nhu
cầu thực tế đủ lớn để thành lập các trường
chuyên biệt, Nhà nước nên vận động khu
vực tư tham gia giải quyết nhu cầu đó, tạo
cơ chế thuận lợi về thủ tục hành chính, giảm
nhẹ điều kiện kinh doanh, ưu đãi thuế, ưu đãi
tiếp cận tín dụng, năng lượng và các nguồn
lực khác để chúng phát triển. Điều này vừa
có thể tránh vi phạm cam kết quốc tế, giảm
nhẹ gánh nặng ngân sách nhà nước, nhưng
cũng đồng thời đáp ứng nguyện vọng của
các cộng đồng thiện nguyện và hoạt động
xã hội.
Thu hút sự tham gia của khu vực tư
vào giải quyết các vấn đề chung của xã hội là
một xu thế chung của thế giới. Nó hoàn toàn
phù hợp với quan điểm xây dựng nhà nước
kiến tạo mà chúng ta đang hướng tới. Đồng
thời nó tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, sòng
phẳng giữa các cơ sở can thiệp, trị liệu. Kết
quả của việc cạnh tranh này, sẽ là giá cả dịch
vụ can thiệp sớm giảm với chất lượng tăng
lên, qua đó, trẻ em mắc chứng tự kỷ được hỗ
trợ tốt hơn và sẵn sàng hơn trong việc thực
hiện quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục của trẻ em mắc chứng tự kỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bài viết luận giải về quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập của trẻ tự kỷ
và gợi mở những cách thức tuân thủ cam kết quốc tế phù hợp với điều
kiện thực tế của Việt Nam.
BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM MẮC CHỨNG TỰ KỶ
Ngô Vĩnh Bạch Dương*
Abstract:
This article provides the discussions of the rights to inclusive
education for the autistic children. It also presents recommendations
for compliance with the international convention under current
context of Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tự kỷ; rối loạn phổ tự kỷ;
giáo dục đặc biệt; giáo dục hòa
nhập; quyền tiếp cận giáo dục;
quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập;
Công ước Quyền người khuyết tật
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 01/09/2017
Biên tập: 10/11/2017
Duyệt bài: 23/11/2017
Article Infomation:
Keywords: autism; autism spectrum
disorder; special education;
inclusive education; right to
education; right to inclusive
education; CRPD
Article History:
Received: 01 Sep. 2017
Edited: 10 Nov. 2017
Appproved: 23 Nov. 2017
* Viện Nhà nước và Pháp luật.
1. Nhận dạng việc giáo dục trẻ mắc chứng
tự kỷ
Tự kỷ là một khuyết tật phát triển
và tồn tại suốt đời. Bản chất khuyết tật và
những biểu hiện của tự kỷ được ghi nhận
tường minh trong các văn kiện của Liên
1 Đại hội đồng LHQ, A/RES/62/139, WHO, International Classification of Diseases- ICD-10-CM, F84.0
hiệp quốc (LHQ) cũng như các tài liệu tham
chiếu chuyên môn chính thức của Tổ chức Y
tế thế giới1.
Yếu kém về các kỹ năng xã hội, rối
loạn ngôn ngữ hoặc không có ngôn ngữ, các
hành vi lặp lại khác thường làm cho người
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 23(351) T12/2017
tự kỷ gặp khó khăn trong cuộc sống, giao
tiếp, tự phục vụ bản thân, nhận diện các mối
nguy hiểm cũng như trong học tập kỹ năng
mới. Khác với người mang khuyết tật hữu
hình, vẻ bề ngoài bình thường của người
mắc chứng tự kỷ làm cho họ khó được chấp
nhận, thông cảm với tình trạng sức khỏe
tâm thần của mình. Những ứng xử kỳ lạ, bất
thường cũng có thể đem đến nguy hiểm cho
người xung quanh hoặc chính bản thân họ.
Với những hạn chế do khuyết tật gây
ra, người khuyết tật nói chung và người mắc
chứng tự kỷ rất khó tiếp thu tri thức. Việc
học của họ không thể giống với các bạn
bè đồng lứa, họ cần những hình thức giáo
dục phù hợp với đặc điểm riêng của mình.
Việc phân tích, đánh giá nhu cầu giáo dục
đặc biệt (special education needs - SEN) của
người khuyết tật đã hình thành nên hệ thống
giáo dục đặc biệt (special education) khắp
thế giới với những chuyên ngành cụ thể, phù
hợp với từng nhóm, dạng tật. Trên cơ sở xác
định nhu cầu giáo dục đặc biệt, nhóm các
học sinh được xác định để cung cấp các dịch
vụ giáo dục khác nhau hoặc bổ sung phù
hợp với những nhu cầu đó.
Chương trình giáo dục đặc biệt có thể
được thực hiện theo các phương thức: Giáo
dục hòa nhập (inclusive education) - giáo
dục chung người khuyết tật với người không
khuyết tật trong cơ sở giáo dục; Giáo dục
chuyên biệt - (segrerated education) giáo
dục dành riêng cho người khuyết tật trong
cơ sở giáo dục; Giáo dục bán hòa nhập -
kết hợp giữa giáo dục hòa nhập và giáo dục
chuyên biệt cho người khuyết tật trong cơ sở
giáo dục2. Hình thức bán hòa nhập này còn
có tên gọi là giáo dục hội nhập (intergrated
education).
Đối với nhóm học sinh có chứng tự
kỷ, từ những đặc điểm cốt lõi của khuyết tật
là yếu kém về giao tiếp, cảm xúc, một số
2 Định nghĩa của các phương thức này được sử dụng theo Luật Người khuyết tật năm 2010, Điều 2.
3 Lord, C., & McGee, J. P., Educating children with autism, National Research Council, National Academy Press,
Washington DC, USA 2001, trang 12.
học sinh có thể dễ bị kích động, phá phách
hoặc có những hành động vô kỷ luật, dễ làm
phiền học sinh khác, nhu cầu giáo dục đặc
biệt của họ sẽ có thể cần đến một cách tiếp
cận giáo dục thay thế hơn là những gì áp
dụng cho học sinh không mắc chứng tự kỷ.
Điều này dẫn đến khuynh hướng tách nhóm
tự kỷ ra thành các lớp, trường chuyên biệt
hoặc chỉ dành một thời gian ngắn để học
chung với các bạn cùng lứa, còn lại họ được
tổ chức học ở các phòng, lớp riêng theo mô
hình bán hòa nhập. Tuy vậy, thực tiễn giáo
dục đặc biệt trên thế giới cho thấy, tính hiệu
quả của giáo dục hòa nhập là cao nhất đối
với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói
riêng.
Trong giáo dục hoà nhập, trẻ khuyết
tật được học ở môi trường bình thường, học
ở trường gần nhà nhất và với bạn bè cùng
lứa tuổi. Chương trình và phương pháp ở
đây sẽ được điều chỉnh, đổi mới cho phù hợp
với nhu cầu, năng lực của các em. Trẻ em
được giao lưu, tương tác với các bạn bình
thường, làm cho các em phát triển toàn diện
hơn và thích ứng tốt hơn với môi trường
xã hội. Điều này cũng có tác dụng tích cực
đối với cả những trẻ không khuyết tật trong
phát triển toàn diện về nhân cách và ứng xử
xã hội.
Giáo dục, cho đến nay, được xem là
hình thức chính của việc điều trị khuyết tật
tự kỷ, vì nó cải thiện các kỹ năng hoặc kiến
thức - không chỉ tri thức học thuật mà còn
các kỹ năng xã hội, kỹ năng thích ứng với
tình huống, ngôn ngữ và truyền thông; giảm
các vấn đề về hành vi; nó giúp trẻ phát triển
tính độc lập và trách nhiệm cá nhân3.
Không chỉ là biện pháp hay phương
thức điều trị, hỗ trợ, giáo dục còn là một
quyền quan trọng của trẻ em mắc chứng tự
kỷ. Điều này được khẳng định trong pháp
luật quốc gia và quốc tế.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 23(351) T12/2017
2. Giáo dục hòa nhập là quyền con người
Giáo dục hòa nhập, như đã nêu, là một
phương thức điều trị khuyết tật tự kỷ quan
trọng. Nhưng đồng thời, nó còn là quyền
con người được các văn kiện pháp lý quốc
tế ghi nhận.
Người khuyết tật, trong đó có người
mắc chứng tự kỷ, được coi là nhóm thiểu
số lớn nhất thế giới4 và cũng là một trong
những nhóm dễ bị tổn thương nhất, vì tình
trạng khuyết tật khiến họ đã và đang phải
chịu những thiệt thòi trên tất cả phương diện
của đời sống xã hội, trong đó phải kể đến
lĩnh vực học tập.
Sự phát triển của luật quốc tế đã nhìn
nhận đối với tình trạng khuyết tật là một vấn
đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế, và
xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp
cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân
quyền. Theo nghĩa đó, các quốc gia phải có
nghĩa vụ bảo đảm người khuyết tật có được
cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và
có một cuộc sống giống như thành viên khác.
Thừa nhận việc loại trừ học sinh khuyết tật
khỏi hệ thống trường học phổ thông là một
vấn đề lớn toàn cầu, không thuần túy là đi
ngược lại các giá trị đạo đức, nó còn là việc
vi phạm quyền con người theo luật nhân
quyền quốc tế. Quyền tiếp cận giáo dục của
người khuyết tật, vì vậy chính là quyền tiếp
cận giáo dục hòa nhập.
Công ước LHQ về Quyền người
khuyết tật (CRPD) năm 2006 khẳng định,
người khuyết tật cần được đảm bảo quyền
giáo dục hoà nhập ở các cấp, bất kể tuổi tác,
không phân biệt đối xử và trên cơ sở bình
đẳng về cơ hội. Các quốc gia thành viên cần
đảm bảo rằng: “Người khuyết tật không bị
loại khỏi hệ thống giáo dục phổ thông vì lý
do khuyết tật, và trẻ em khuyết tật không bị
loại khỏi giáo dục tiểu học bắt buộc, hoặc
4 Gary L Albrecht, Encyclopedia of Disability, SAGE Publication, Volume 5, 2005, trang 2294.
5 Công ước LHQ về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2006, Điều 24.2.a.
6 Công ước LHQ về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2006, Điều 24.2.b.
7 Công ước LHQ về quyền trẻ em (CRC) 1989, Điều 23.3.
giáo dục trung học, trên cơ sở sự khuyết
tật”5 và "Người khuyết tật có thể tiếp cận
giáo dục hòa nhập tiểu học và trung học cơ
sở, có chất lượng và miễn phí trên cơ sở bình
đẳng với những người khác trong cùng cộng
đồng mà họ sinh sống"6.
Mặc dù CRPD là công cụ ràng buộc
pháp lý đầu tiên bảo vệ quyền tiếp cận giáo
dục hoà nhập, nhưng ý tưởng này, thực ra
đã được thể hiện trong các văn kiện quốc tế
mang tính chất khuyến nghị hoặc bắt buộc
đã được thông qua trước đó.
Công ước về Quyền trẻ em (CRC)
1989 là điều ước duy nhất có chứa các điều
khoản về giáo dục hòa nhập cho trẻ em và
thanh niên có khuyết tật. Công ước này quy
định các quốc gia thành viên công nhận trẻ
em có khuyết tật về tinh thần hay thể chất
được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy
đủ trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá,
thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện
cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng.
Công ước này yêu cầu các quốc gia ʺTrên
cơ sở thừa nhận các nhu cầu đặc biệt của
trẻ em khuyết tật, sự giúp đỡ dành cho trẻ
em khuyết tật phải được cung cấp miễn phí,
bất kỳ khi nào có thể, tính đến khả năng tài
chính của cha mẹ hay những người khác
chăm sóc trẻ em khuyết tật và sẽ được trù
tính sao cho đảm bảo rằng trẻ em khuyết tật
được tiếp cận hiệu quả và được giáo dục,
đào tạoʺ7.
Ngoài CRC 1989, trước khi có CRPD
2006, các văn kiện quốc tế chỉ mang tính
chất khuyến nghị chứ không ràng buộc nghĩa
vụ đối với các quốc gia. Chẳng hạn, Tuyên
bố thế giới về giáo dục cho mọi người: Đáp
ứng nhu cầu học tập cơ bản năm 1990 của
UNESCO đã nêu rằng "cần phải thực hiện
các bước cần thiết để tiếp cận bình đẳng
trong tiếp cận giáo dục tới mọi loại người
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
25Số 23(351) T12/2017
khuyết tật như là một phần không thể tách
rời của hệ thống giáo dục"8.
Đại hội đồng LHQ năm 1993 đã thông
qua Quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng cơ
hội cho người khuyết tật, khuyến nghị rằng
"giáo dục cho người khuyết tật cần phải là
một phần không thể tách rời của việc lập kế
hoạch giáo dục quốc gia, xây dựng khung
chương trình đào tạo và việc tổ chức các
trường học"9; "Giáo dục ở các trường học
chính thống cần cung cấp thông dịch viên
và các dịch vụ hỗ trợ thích hợp khác" và
"Hình thức tiếp cận phù hợp và các dịch
vụ hỗ trợ, được thiết kế nhằm đáp ứng nhu
cầu của người khuyết tật, phải được cung
cấp đầy đủ"10. Tuy nhiên, Quy tắc này cũng
thừa nhận rằng, "trong trường hợp hệ thống
trường học phổ thông chưa đủ đáp ứng nhu
cầu của tất cả những người khuyết tật, giáo
dục đặc biệt có thể được coi là giải pháp,
nhưng là nhằm mục đích chuẩn bị cho học
sinh có thể học tập trong hệ thống trường
phổ thông"11.
Tuyên bố Salamanca của UNESCO
năm 1994 nêu rõ, các trường phổ thông phải
bảo đảm chất lượng giáo dục cho tất cả học
sinh, kể cả học sinh khuyết tật, mà không
phân biệt dựa trên yêu cầu hỗ trợ cao hơn
mà họ có thể cần tới: "Những người có nhu
cầu học vấn đặc biệt phải được tiếp cận với
các trường học phổ thông và chúng phải
có khả năng đáp ứng những nhu cầu này";
"Các trường học phổ thông với định hướng
bao dung này là phương tiện hiệu quả nhất
để chống lại thái độ phân biệt, tạo ra các
cộng đồng chào đón, xây dựng một xã hội
hòa nhập và đạt được sự giáo dục cho mọi
người"12.
8 UNESCO, Tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi người: Nhu cầu học tập cơ bản, 1990, Điều 3.5.
9 Đại hội đồng LHQ Resolution 48/96 Standard Rules on the Equalization of Opportunities for Persons with Disabilities
(A/RES/48/96), 20.12.1993, Quy tắc 6.1.
10 Đại hội đồng LHQ Resolution 48/96, tlđd, Quy tắc 6.2.
11 UNGA Resolution 48/96, tlđd, Quy tắc 6 (8).
12 UNESCO, Hội nghị thế giới về giáo dục đặc biệt: Tiếp cận và bình đẳng, Tuyên bố Salamanca và Khung hành động về
Giáo dục đặc biệt, Salamanca, 7-10.6.1994, đoạn 2 và 3.
13 UNESCO, World Declaration on Education for All: Meeting Basic Learning Needs.
14 Công ước LHQ về quyền của người khuyết tật (CRPD) năm 2006, điều 24.2.c,d,e.
Đặc biệt, Diễn đàn giáo dục thế giới
(World Education Forum) tổ chức ở Dakar,
Senegal năm 2000 đã ra Tuyên bố thế giới về
giáo dục cho mọi người nhấn mạnh rằng, hệ
thống giáo dục phải mang định hướng hòa
nhập và đáp ứng linh hoạt với hoàn cảnh và
nhu cầu của tất cả người học13.
Đến năm 2006, dựa trên những tiền đề
này, CRPD 2006 đã ràng buộc pháp lý đối
với khái niệm "giáo dục hòa nhập", được
công nhận là phương tiện duy nhất để đảm
bảo quyền được học tập - với tính cách là
một quyền con người, cho tất cả học sinh,
kể cả người khuyết tật. Bởi lẽ, việc loại trừ
hoặc ngăn cản bất kỳ một ai đó ra khỏi hệ
thống giáo dục phổ thông, dù họ có thể được
học riêng, đều là một sự vi phạm quyền
được học tập của họ. Nói cách khác, CRPD
đưa đến một cách nhìn mới về quyền tiếp
cận giáo dục hay quyền được học tập, thực
ra là quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập.
Để thực hiện quyền tiếp cận giáo dục
hòa nhập, CRPD 2006 quy định các quốc gia
phải tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết
tật trên cơ sở nhu cầu cá nhân người khuyết
tật; cung cấp trợ giúp cần thiết trong hệ
thống giáo dục phổ thông để được giáo dục
hiệu quả; cung cấp các biện pháp trợ giúp
cá biệt hóa có hiệu quả, trong môi trường
thể hiện sự phát triển xã hội và khoa học kỹ
thuật cao nhất, phù hợp với mục đích hoà
nhập trọn vẹn14.
3. Những thách thức của giáo dục hòa
nhập ở Việt Nam
3.1 Khó khăn về thể chế
Xác định tiếp cận giáo dục hòa nhập
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
26 Số 23(351) T12/2017
là quyền của người khuyết tật cũng như mọi
trẻ em không khuyết tật khác đã hình thành
nên những nghĩa vụ rất nặng nề đối với các
quốc gia. Điều luôn khó khăn trong thực
hiện giáo dục hòa nhập, đó là nguồn lực, đặc
biệt ở các nước đang phát triển. Hệ thống
các trường phổ thông cần một lượng kinh
phí khổng lồ để xây dựng các phòng hỗ trợ
trị liệu cho học sinh khuyết tật, mà tự kỷ chỉ
là một trong rất nhiều các dạng tật có trong
các học sinh. Đồng thời với nó là lực lượng
giáo viên giáo dục đặc biệt phù hợp với các
dạng tật đó mà việc đào tạo không thể hoàn
tất ngay lập tức. Quyền tiếp cận giáo dục
hòa nhập của người khuyết tật nói chung và
người mắc chứng tự kỷ nói riêng đã gây ra
nhiều tranh cãi trong giới làm chính sách,
giới học thuật và cả những người hoạt động
xã hội, không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên
toàn thế giới.
Một mặt, để đáp ứng quyền này, các
trường công lập sẽ phải gấp rút bổ sung lực
lượng giáo viên có chuyên môn giáo dục
đặc biệt mà không phải lúc nào địa bàn của
họ cũng xuất hiện học sinh khuyết tật. Việc
đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo hàng loạt sẽ
gây lãng phí lớn. Hơn nữa, các dạng khuyết
tật hết sức khác nhau từ khuyết tật trí tuệ,
tâm thần đến những khuyết tật hữu hình như
khiếm thị, khiếm thính, vận động, khó có
cơ sở trường lớp nào có thể có đội ngũ giáo
viên đầy đủ và sẵn sàng đón nhận các học
sinh ở tất cả các dạng khuyết tật, con số này
thậm chí có thể lên đến hàng trăm người.
Ngoài ra, ở nhiều nước, hệ thống các trường
chuyên biệt hùng hậu vốn dĩ được đầu tư
tốt cả cơ sở vật chất lẫn nhân sự từ lâu đời
và nhiều trong số đó thành lập mang mục
đích từ thiện, sẽ hoạt động như thế nào khi
mà giáo dục chuyên biệt chỉ là sự lựa chọn
thứ ba trong việc đáp ứng nhu cầu giáo dục?
Bởi vậy, nghĩa vụ "tạo điều kiện hợp lý cho
15 David Marshall, Craig Goodall, The Right to Appropriate and Meaningful Education for Children with ASD, Journal
of Autism and Developmental Disorders, Vol 45, Nr. 10, 2015, tr. 3162.
16 David Marshall, Craig Goodall, The Right to Appropriate and Meaningful Education for Children with ASD, tlđd,
tr. 3166.
người khuyết tật trên cơ sở nhu cầu cá nhân"
để thực hiện quyền giáo dục hòa nhập trong
Điều 24 khoản 2 điểm b của CRPD 2006 bị
chỉ trích khá nhiều, thậm chí ngay cả trong
giới làm giáo dục đặc biệt15.
Mặt khác, về phía cộng đồng dân cư,
việc trong lớp của con mình có những học
sinh khuyết tật có thể gây ra những quan
ngại nhất định. Đặc biệt, các học sinh mắc
chứng tự kỷ có thể gây mất trật tự, quậy phá
và làm phiền các bạn cùng lớp. Việc đưa
học sinh tự kỷ vào lớp học thông thường có
thể ảnh hưởng đến quyền của các học sinh
khác. Điều này dẫn đến các trường và phụ
huynh muốn trẻ mắc chứng tự kỷ học tập
ở những môi trường chuyên biệt với những
giáo viên có kỹ thuật chuyên biệt chứ không
phải những lớp học bình thường.
Cũng cần lưu ý rằng, với nhiều dạng
khuyết tật, đặc biệt là khuyết tật tự kỷ, học
tập chính là phương thức điều trị, là cách để
chăm sóc sức khỏe tâm thần và trí tuệ cho
người khuyết tật. Khi đó, giáo dục đặc biệt
được áp dụng với những quy trình nghiêm
ngặt và tốn thời gian, chẳng hạn với trị liệu
hành vi, trị liệu âm ngữ với những trường
hợp tự kỷ nặng có thể lên đến 20 giờ học
tập gồm 1 thầy - 1 trò. Trong những trường
hợp như vậy, việc đưa trẻ vào lớp học bình
thường là điều không tưởng và có hại đối
với chính học sinh đó. Nhiều nhà giáo dục
cho rằng, thực hiện quyền được giáo dục
bằng cách cung cấp các dịch vụ giáo dục
cho người khuyết tật mà khả năng hòa nhập
thấp, khả năng tiếp thu kiến thức quá chênh
lệch so với các bạn cùng lớp, đến một nơi
chất lượng cao, thiết thực và sẵn có quan
trọng hơn là cố gắng đưa các học sinh này
vào hoạt động giáo dục chính thống theo
hình thức giáo dục hòa nhập16.
Nghĩa vụ "tạo điều kiện hợp lý cho
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
27Số 23(351) T12/2017
người khuyết tật trên cơ sở nhu cầu cá nhân"
để thực hiện quyền tiếp cận giáo dục hòa
nhập trong CRPD 2006 được xem là chống
lại Điều 23 khoản 3 của CRC 1989. Theo
CRC 1989, việc cung cấp các dịch vụ giáo
dục, đào tạo miễn phí phù hợp với nhu cầu
đặc biệt của người khuyết tật "bất kỳ khi
nào có thể, tính đến khả năng tài chính của
cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ
em khuyết tật". Các tổ chức bênh vực người
khuyết tật chỉ trích rất nhiều quy định này
bởi vì từ ngữ của nó tạo ra các quyền dựa
vào các nguồn lực sẵn có "khi nào có thể".
Điều này là một nghĩa vụ của luật nhân
quyền quốc tế nhưng vô hình trung, nó lại
trao một khả năng trốn tránh nghĩa vụ đó,
các quốc gia sẽ có thể không phân bổ nguồn
lực cho giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt
với lý do là "không sẵn có"17.
Theo quan điểm pháp lý, không có
sự đồng thuận cao về việc định nghĩa khái
niệm "giáo dục hòa nhập". Ngay cả CRPD
2006 cũng không đưa ra một định nghĩa rõ
ràng. Tuy nhiên, điều chắc chắn là nó không
phải giáo dục tại các trường học chuyên
biệt dành riêng cho trẻ khuyết tật, đặc biệt
là khi những người khuyết tật từ chối học
tại trường đó mà lại không có một lựa chọn
khác ở các trường phổ thông đại trà. Dưới
góc độ pháp lý, quyền tiếp cận giáo dục hòa
nhập chỉ đơn giản là trao cơ hội nhập học vào
các trường học phổ thông cho trẻ em khuyết
tật mà không phụ thuộc các nhu cầu đặc biệt
của họ. Không trẻ nào bị loại tra khỏi trường
vì lý do khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh
thần. Giáo dục hòa nhập công nhận rằng tất
cả trẻ em đều khác nhau về các đặc điểm cá
17 Rachele Cera, National Legislations on Inclusive Education and Special Educational Needs of People with Autism in
the Perspective of Article 24 of the CRPD, in trong Fina, V.D. Cera, R. Protecting the Rights of People with Autism in
the Fields of Education and Employment: International, European and National Perspectives, Springer International
Publishing, Cham 2015, trang 88.
18 Văn phòng Cao ủy LHQ về quyền con người (OHCHR), The right to education of persons with disabilities. Report of
the Special Rapporteur on the Right to Education, 19.2.2007, đoạn 9.
19 Văn phòng Cao ủy LHQ về quyền con người (OHCHR), Thematic study on the right of persons with disabilities to
education (UN Doc A/HRC/25/29), 18/12/2013, đoạn 7.
20 Nghị quyết của Quốc hội số 84/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc phê chuẩn Công ước của LHQ về quyền của người
khuyết tật, điều 1.
nhân nhưng giống nhau về quyền đi học. Ý
tưởng về nền giáo dục hòa nhập xuất phát
từ thực trạng một số trẻ em, vì những khiếm
khuyết hoặc các hoàn cảnh khác, có nhu cầu
giáo dục đặc biệt, hạn chế họ được hưởng
lợi từ giáo dục phổ thông dành cho trẻ em ở
cùng độ tuổi. Bằng cách tính đến sự đa dạng
giữa người học, chế độ giáo dục hòa nhập
được đặt thành một khái niệm pháp lý nhằm
chống lại thái độ phân biệt đối xử, góp phần
tạo ra các cộng đồng nhân ái và chào đón,
đạt được mục tiêu "giáo dục cho mọi người"
cũng như nâng cao chất lượng và hiệu quả
của giáo dục cho những người học không có
khuyết tật18.
Theo Văn phòng Cao ủy LHQ về
quyền con người (OHCHR), việc đưa giáo
dục hòa nhập thành một quyền con người
vào CRPD 2006 là "một quá trình công
nhận: (a) nghĩa vụ xoá bỏ những rào cản hạn
chế hoặc cấm tham gia, và (b) nhu cầu thay
đổi văn hoá, chính sách và thực hành của các
trường chính thống để đáp ứng nhu cầu của
tất cả học sinh, kể cả những người có khuyết
tật". Mục tiêu này đòi hỏi sự phù hợp giữa
phong cách và tỷ lệ học tập khác nhau và
đảm bảo chất lượng giáo dục thông qua các
chương trình học phù hợp, sắp xếp tổ chức,
chiến lược giảng dạy, sử dụng nguồn lực và
hợp tác giữa các cộng đồng19. Đương nhiên,
trong quá trình sắp xếp và hợp tác ấy, nhà
nước phải đóng vai trò chủ đạo.
Việt Nam đã ký kết CRPD từ năm
2007, phê chuẩn Công ước này từ năm 201420
và thừa nhận giáo dục hòa nhập được coi
là một phương thức chủ yếu, bên cạnh giáo
dục bán hòa nhập và giáo dục chuyên biệt để
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
28 Số 23(351) T12/2017
giáo dục người khuyết tật21. Quyền tiếp cận
giáo dục không được minh định trong Luật
Người khuyết tật năm 2010, nhưng nó được
nhắc đến như việc "được học văn hóa, học
nghề" bên cạnh các quyền khác22. Đáng lưu
ý là Luật Người khuyết tật năm 2010 không
coi giáo dục hòa nhập là quyền, mà chỉ nhìn
nhận nó là một trong các phương thức giáo
dục người khuyết tật. Giáo dục bán hòa nhập
và giáo dục chuyên biệt vẫn được nhắc tới
như là một trong những lựa chọn của người
khuyết tật hoặc được thực hiện trong trường
hợp chưa đủ điều kiện để người khuyết tật
học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập
và Nhà nước khuyến khích họ tham gia học
tập theo phương thức giáo dục hòa nhập23.
Điều này có sự không tương thích với Điều
24 của CRPD năm 2006 dù theo khá sát với
nội dung của giáo dục đặc biệt, mức giáo
dục hòa nhập chỉ nên áp dụng cho những
học sinh không có khoảng cách quá xa về
khả năng nhận thức so với bạn bè cùng trang
lứa. Nó cũng phù hợp với điều kiện mà giáo
dục đặc biệt ở Việt Nam còn chưa phát triển.
Các dịch vụ giáo dục đặc biệt chưa thể có
được tại các trường phổ thông và khi đó, lựa
chọn các trường chuyên biệt hoặc hình thức
bán hòa nhập là cần thiết.
Trong những năm qua, Chính phủ đã
ban hành Kế hoạch hành động quốc gia giáo
dục cho mọi người giai đoạn 2003-2020; Các
Bộ, ngành đã ban hành 02 Thông tư quan
trọng: Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-
BGDĐT-BLĐTBXH ngày 31/12/2012 Quy
định về điều kiện, thủ tục thành lập, hoạt
động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm Hỗ
trợ phát triển giáo dục hòa nhập và Thông
tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-
BLĐTBXH-BTC ngày 28/12/2013 quy định
chính sách về giáo dục đối với người khuyết
tật. Các văn bản trên là cơ sở pháp lý để thực
hiện những chính sách hỗ trợ người khuyết
tật tiếp cận các cơ hội học tập ở nhiều cấp
21 Luật Người khuyết tật năm 2010, Điều 28.
22 Luật Người khuyết tật năm 2010, Điều 4.d.
23 Luật Người khuyết tật năm 2010, Điều 28.
học và trình độ đào tạo; ưu đãi đối với nhà
giáo, cán bộ quản lý tham gia chăm sóc, giáo
dục trẻ khuyết tật.
Tuy vậy, ngay chính trong hoạt động
giáo dục đặc biệt này cũng phát sinh nhiều
điểm mà pháp luật chưa quy định hoặc tiêu
chuẩn hóa. Ngành giáo dục đặc biệt còn non
trẻ, mới được Bộ Giáo dục và đào tạo cho
triển khai đào tạo và chưa đủ chuyên gia. Bộ
cũng chưa thể làm ngay việc quản lý chất
lượng giáo viên của các trung tâm giáo dục
đặc biệt đang được mở ra ào ạt để phục vụ
số lượng ngày càng tăng của các trẻ gặp khó
khăn, trong đó có tự kỷ.
Tiêu chuẩn giáo viên cũng như các
điều kiện thành lập các trung tâm, cơ sở giáo
dục hòa nhập được quy định trong Thông
tư số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH,
nhưng nó cũng có thể được áp dụng các
quy định về điều lệ trường mầm non của
Bộ Giáo dục và đào tạo theo Quyết định
số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008
và Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày
30/12/2010 sửa đổi, bổ sung Quyết định số
14/2008/QĐ-BGDĐT. Đây là một sự chồng
chéo, gây ra những bất cập như thẩm quyền
cho phép thành lập chẳng hạn, mặc dù họ
có thể cùng triển khai những hoạt động giáo
dục đối với trẻ tự kỷ.
3.2 Dịch vụ giáo dục đặc biệt còn
chưa phát triển
Việc giáo dục hòa nhập tại các trường
phổ thông, theo đánh giá của các chuyên gia
cũng rất khó khăn và dường như chỉ đổ lên
vai các giáo viên chủ nhiệm. Quy mô lớp
đông, chương trình nặng đã là một áp lực
lớn, nhận thêm giáo dục hòa nhập cho một
số trẻ khuyết tật với hàng loạt các nghĩa vụ
riêng, trong lúc bản thân họ chưa được đào
tạo sâu, là một gánh nặng quá lớn. Các giáo
viên thường không muốn tiếp nhận các học
sinh khuyết tật này, đặc biệt các cháu có
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
29Số 23(351) T12/2017
chứng tự kỷ, tăng động, khuyết tật học.
Ngoài ra, sự bất hợp tác, đôi khi là phá phách
của học sinh khuyết tật, tạo ra sự bất an cho
các phụ huynh của học sinh bình thường. Họ
thường gây áp lực để nhà trường chuyển các
học sinh khuyết tật sang lớp khác. Vô hình
trung, điều này cũng lại tạo ra tình trạng
phân biệt đối xử người khuyết tật. Chính vì
vậy, Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT
của Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 22/5/2006
Ban hành Quy định về giáo dục hoà nhập
dành cho người tàn tật, khuyết tật, tuy được
đánh giá là những quy định tốt nhưng lại
không có điều kiện thực tế để thực hiện24.
Mục tiêu thực hiện quyền tiếp cận
giáo dục hòa nhập có thể đạt được bằng
cách điều chỉnh giáo dục theo nhu cầu của
người khuyết tật. Loại những người tự kỷ
nói riêng và người khuyết tật nói chung khỏi
quá trình giáo dục hòa nhập sẽ làm gia tăng
những hành vi và thái độ tiêu cực đối với
họ như kỳ thị, bắt nạt, phân biệt đối xử. Các
trường phổ thông có thể sẽ cần đến việc hợp
tác, thuê mướn các chuyên gia trị liệu hành
vi, trị liệu ngôn ngữ, trị liệu vận động, tâm
lý từ các cơ sở bên ngoài để đáp ứng nhu cầu
đặc biệt của trẻ em. Cố nhiên, để giáo dục
hòa nhập đúng nghĩa là quyền thì nhà nước
phải là người chi trả hoặc huy động từ cộng
đồng để chi trả cho các dịch vụ này. Đây lại
là điều mà Việt Nam chưa thể làm được.
Một thực tế đặt ra là, để theo học được
các lớp, trường theo chương trình giáo dục
hòa nhập, trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự
kỷ nói riêng cần được can thiệp sớm để học
được những kỹ năng, kiến thức tối thiểu.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trẻ khuyết tật
tại Việt Nam thường chỉ nhận được giáo dục
theo chuẩn thấp và tách biệt, trong khi rất
24 Nguyên Phong, Vùng xám trong quản lý điều trị tự kỷ, Tạp chí Ngày nay, số 74, trang 11.
25 Eric Rosenthal, Quyền của trẻ em khuyết tật tại Việt Nam - Đưa luật pháp của Việt Nam phù hợp với Công ước LHQ
về Quyền của Người khuyết tật, UNICEF 2009, trang 35.
26 PGS,TS. Nguyễn Xuân Hải, Trưởng khoa Giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, trong bài: Lúng túng trong
giáo dục đặc biệt: Cần kiên trì và đột phá, Báo Tuổi trẻ 24/12/2015.
27 Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, 2015.
28 Nguyên Phong, tài liệu đã dẫn, trang 11.
nhiều trẻ em khác không được giáo dục gì.
Mặc dù gần đây có nhiều cố gắng nhằm tạo
ra hệ thống giáo dục hòa nhập, còn thiếu
nhiều hỗ trợ kỹ thuật và tài chính và thiếu
cả số lượng giáo viên có trình độ đã qua đào
tạo25.
Các trường sư phạm đã bước đầu có
những khóa cử nhân giáo dục đặc biệt đầu
tiên ra trường nhưng con số này còn rất nhỏ
so với nhu cầu của thực tiễn. Ngoài ra, kỹ
năng thực hành của các cử nhân này còn hạn
chế. Đây cũng không phải là ngành thu hút
người học. Lý do kém hấp dẫn cũng là vì họ
không thể xin việc trong các trường công,
không có định danh nào cho “giáo viên đặc
biệt”, trong khi để gắn bó với công việc này
cần rất nhiều tâm huyết, lòng kiên nhẫn của
người thầy26.
Các dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho giáo
dục hòa nhập người khuyết tật như trị liệu
vận động, trị liệu âm ngữ cũng mới chỉ bắt
đầu được đào tạo với số lượng rất hạn chế
và không nhiều trong số đó đạt chuẩn quốc
tế. Thống kê của Hiệp hội phân tích quản
lý hành vi quốc tế (BCBA) cho thấy, ở Việt
Nam hiện tại chỉ có duy nhất 01 người có đủ
trình độ và điều kiện can thiệp hành vi đối
với trẻ tự kỷ một cách độc lập. Với khoảng
200 ngàn trẻ em mắc chứng tự kỷ ở Việt
Nam27, đây là một con số quá thấp28.
3.3 Nhận thức của cộng đồng về
khuyết tật tự kỷ
Nhận thức không đúng về tự kỷ và
phân biệt đối xử đối với họ, trong nhiều
trường hợp lại đến từ chính các cơ sở giáo
dục. Việc một nhóm phụ huynh trẻ tự kỷ
thành lập một lớp trong Trường Trung học
cơ sở Xã Đàn bằng nguồn lực tự túc bị giải
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
30 Số 23(351) T12/2017
tán sau một năm hoạt động tương đối hiệu
quả là một ví dụ minh họa khá tốt cho thái
độ đối với nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn
này cũng như nhận thức về nghĩa vụ pháp lý
trong bảo đảm quyền con người của Sở Giáo
dục Hà Nội29.
Nhận thức không đúng về tự kỷ là một
cơ hội tốt cho các biện pháp lừa bịp hoặc
thiếu cơ sở khoa học bùng phát. Các bài
thuốc gia truyền, các phương pháp y học cổ
truyền như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp,
cạo gió và gần đây có thêm cả khai mở luân
xa hay nhân điện đang được đồn đại, thậm
chí cả truyền thông chính thống tâng bốc
như những giải pháp kỳ diệu. Không thể phủ
nhận những thành tựu của y học cổ truyền,
các bài thuốc gia truyền trong việc trị liệu
phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, điều hòa
cảm giác, tuy nhiên đã có nhiều báo cáo trên
thế giới nói rằng, chúng không có tác dụng
đối với chứng tự kỷ. Các biện pháp chăm
sóc, can thiệp, trị liệu này gây ảo tưởng trong
giới phụ huynh và làm mất thời gian và tiền
bạc của họ cũng như cơ hội tiếp cận các dịch
vụ giáo dục đặc biệt của trẻ em. Trên các
diễn đàn chăm con tự kỷ và mạng xã hội,
các phụ huynh có con tự kỷ thực sự đều đã
kể mình từng gửi con theo các phương pháp
không được kiểm chứng, dù ở những mức
độ khác nhau. Điểm chung của họ là đã rất
tốn tiền để đổi lấy những hy vọng, dù là nhỏ
nhất cho con mình và chưa có một trường
hợp nào được xác định là thành công.
Đặc biệt, việc không hiểu đúng bản
chất tự kỷ có thể dẫn đến việc cách ly, kỳ thị
đối với trẻ mắc chứng tự kỷ và phụ huynh
của chúng. Các phụ huynh có thể bị chỉ trích
là thiếu quan tâm, vô trách nhiệm đối với
việc nuôi dạy con cái; trẻ tự kỷ có thể bị coi
là hư đốn, kênh kiệu và có thể bị tấn công
một cách vô cớ.
4. Một số giải pháp bảo đảm quyền tiếp
29 Dương Ngô, Ngày khai trường đặc biệt, Báo Đại biểu nhân dân, số 250, 6/9/2016, trang 5.
30 Ngô Dương, Việt Nam cần đưa “tự kỷ” vào Luật Người khuyết tật, Báo điện tử Infonet
dua-tu-ky-vao-luat-nguoi-khuyet-tat-post161428.info truy cập ngày 1/6/2017.
cận giáo dục của trẻ tự kỷ ở Việt Nam
4.1 Định danh tự kỷ trong Luật
Người khuyết tật
Điều hiển nhiên, gọi tên bệnh hay tật
hoàn toàn là công việc của các nhà chuyên
môn theo chuẩn mực chung của thế giới.
Pháp luật không thể đặt tên cho bệnh tật theo
sở thích của những người không làm chuyên
môn. Tuy nhiên, một định danh tường minh
và chính thức lại có thể chấm dứt những
tranh cãi không cần thiết và hạn chế được
những lạm dụng và rủi ro trong thực hiện và
áp dụng pháp luật. Bài học về gọi tên "bệnh
tả" hay "tiêu chảy cấp nguy hiểm" trong thời
gian 2008-2009 có thể là một gợi ý tốt cho
việc định danh bệnh. Theo mục đích này,
pháp luật cần có một một sự ghi nhận chính
thức tự kỷ là một dạng khuyết tật để việc bảo
vệ và bảo đảm các quyền của nhóm yếu thế
này có cơ sở pháp lý chắc chắn. Đây là điểm
mà Luật Người khuyết tật năm 2010 chưa
làm được30. Nó sẽ chấm dứt được việc tranh
cãi chữa hay không chữa được tự kỷ của các
lang băm và cũng đồng thời cổ vũ những
tìm tòi, phát hiện trong các nghiên cứu, thực
hành của cả giới lương y chân chính, các bác
sĩ và các nhà giáo dục.
4.2 Đầu tư trọng điểm vào giáo dục
đặc biệt và trị liệu phục hồi chức năng
Ràng buộc với nghĩa vụ bảo đảm
quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập theo CRPD
không đồng nghĩa với xóa bỏ các phương
thức giáo dục chuyên biệt và bán hòa nhập.
Bởi lẽ, quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập là
bình đẳng cơ hội học tập nhưng tính chất bắt
buộc của nó là đối với Nhà nước chứ không
xóa bỏ quyền tự quyết của người khuyết tật
theo Điều 3 CRPD. Họ và người giám hộ
vẫn có quyền quyết định không học ở trường
học phổ thông mà lựa chọn trường chuyên
biệt hoặc học ở nhà, phù hợp với tình trạng
khuyết tật của họ. Dịch vụ giáo dục đặc biệt,
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
31Số 23(351) T12/2017
vì vậy, vẫn luôn tồn tại và ngày càng cần
phát triển mạnh hơn để đáp ứng các nhu cầu
giáo dục đặc biệt khác nhau và để cung cấp
cho chính giáo dục hòa nhập.
Tuy nhiên, việc đầu tư của Nhà nước
đối với giáo dục đặc biệt cần ưu tiên nhân
sự giáo dục đặc biệt và cơ sở vật chất tương
ứng cho các trường phổ thông, vì nếu các
trường phổ thông không có sẵn các dịch vụ
này, Việt Nam sẽ vi phạm Điều 24 CRPD.
Nếu đầu tư dàn trải, xây dựng các trung tâm
hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập hoặc các
trường chuyên biệt, Nhà nước sẽ có thể bị
lãng phí nguồn lực. Các hoạt động này nên
khuyến khích khu vực tư tham gia.
Việc đào tạo giáo viên giáo dục đặc
biệt trong các trường sư phạm cần tiếp cận
với những thông tin cập nhật hiện đại. Đồng
thời, chế độ đãi ngộ cần được ưu tiên bởi
tiếp xúc, dạy dỗ người khuyết tật vất vả hơn
nhiều lần so với học sinh bình thường. Trong
bối cảnh thiếu giáo viên, Nhà nước cần có
quy định cho phép các trường thuê các giáo
viên, nhân viên trị liệu bên ngoài trường và
tiến hành chi trả các chi phí thuê.
Đối với việc đào tạo các giáo viên
thường, cần thiết bổ sung những chuyên
đề, học phần bắt buộc về giáo dục đặc biệt
nói chung và tự kỷ nói riêng. Trẻ tự kỷ có
thể đem tới những khó khăn trầm trọng về
học tập và đã có những lo ngại rằng, trẻ em
không được hiểu và hỗ trợ đúng cách bởi các
giáo viên bình thường. Vì vậy, việc đào tạo
những học phần về tự kỷ cho các sinh viên
sư phạm là điều cần thiết. Chẳng hạn, ở Anh,
người ta đã đưa tự kỷ trở thành một học phần
bắt buộc trong các trường sư phạm31.
Đối với ngành y, chuyên ngành sức
khỏe tâm thần, tự kỷ, trị liệu hành vi, trị liệu
vận động cũng cần triển khai đào tạo. Đây
không những là một động thái đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, mà
còn bảo đảm tính sẵn có trong việc hỗ trợ trẻ
31 Dương Ngô (lược dịch), Anh đưa tự kỷ vào đào tạo cơ bản cho giáo viên, Báo điện tử Infonet ngày 18/07/2016, http://
infonet.vn/anh-dua-tu-ky-vao-dao-tao-co-ban-cho-giao-vien-post203990.info truy cập ngày 1/6/2017.
tự kỷ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung
trong các trường phổ thông; qua đó để "tạo
điều kiện hợp lý cho người khuyết tật trên cơ
sở nhu cầu cá nhân" trong thực hiện cam kết
bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập
của người khuyết tật.
4.3 Thu hút sự tham gia của khu vực tư
Trong lúc ngân sách nhà nước còn
phải dàn trải cho những chương trình, dự án
lớn, việc dành một lượng tài chính khổng
lồ, việc mở cửa thông thoáng cho khu vực
tư nhân tham gia vào hoạt động hỗ trợ, can
thiệp trẻ tự kỷ là cần thiết. Khi xác định nhu
cầu thực tế đủ lớn để thành lập các trường
chuyên biệt, Nhà nước nên vận động khu
vực tư tham gia giải quyết nhu cầu đó, tạo
cơ chế thuận lợi về thủ tục hành chính, giảm
nhẹ điều kiện kinh doanh, ưu đãi thuế, ưu đãi
tiếp cận tín dụng, năng lượng và các nguồn
lực khác để chúng phát triển. Điều này vừa
có thể tránh vi phạm cam kết quốc tế, giảm
nhẹ gánh nặng ngân sách nhà nước, nhưng
cũng đồng thời đáp ứng nguyện vọng của
các cộng đồng thiện nguyện và hoạt động
xã hội.
Thu hút sự tham gia của khu vực tư
vào giải quyết các vấn đề chung của xã hội là
một xu thế chung của thế giới. Nó hoàn toàn
phù hợp với quan điểm xây dựng nhà nước
kiến tạo mà chúng ta đang hướng tới. Đồng
thời nó tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, sòng
phẳng giữa các cơ sở can thiệp, trị liệu. Kết
quả của việc cạnh tranh này, sẽ là giá cả dịch
vụ can thiệp sớm giảm với chất lượng tăng
lên, qua đó, trẻ em mắc chứng tự kỷ được hỗ
trợ tốt hơn và sẵn sàng hơn trong việc thực
hiện quyền tiếp cận giáo dục hòa nhập
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
32 Số 23(351) T12/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_dam_quyen_tiep_can_giao_duc_cua_tre_em_mac_chung_tu_ky.pdf