Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân - Thực trạng và một số kiến nghị

Thứ năm, thường xuyên thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền TCTT của công dân nhằm bảo đảm quyền TCTT cho công dân. Các quy định của pháp luật về quyền TCTT của công dân sẽ trở thành pháp luật “trên giấy” nếu như không được tổ chức thực hiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu thực hiện pháp luật mà không có khâu kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật thì việc thực hiện pháp luật cũng không mang lại hiệu quả, thậm chí trở nên hình thức. Do vậy, hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền TCTT của công dân được coi là tiêu chí quan trọng để bảo đảm quyền TCTT của công dân. Bên cạnh những quy định pháp luật về xác định địa vị pháp lý của chủ thể thực hiện quyền TCTT, trách nhiệm của đối tượng chịu sự cung cấp thông tin, cần có những quy định để xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát phát hiện những hành vi của cá nhân người có thẩm quyền không tạo điều kiện, hoặc cản trở công dân thực hiện quyền TCTT, xác định trách nhiệm, xử lý hành vi đối với những cá nhân, cơ quan không thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin; đồng thời, nâng cao năng lực, trách nhiệm của những cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền TCTT của công dân. Dự thảo Luật TCTT (Dự thảo 2 năm 2015) đã đưa ra các phương án và các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền TCTT. Về vấn đề này, cần bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp. Cần giao cho các cơ quan chuyên trách có thẩm quyền thanh tra, xử lý vi phạm nhưng cũng phải huy động các cơ quan giám sát như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, cần phát huy vai trò giám sát của xã hội và nhân dân trong việc bảo đảm quyền TCTT của công dân. Đó là hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hiệp hội, cộng đồng dân cư, giám sát của cơ quan báo chí và giám sát trực tiếp của công dân. Thứ sáu, phát triển hệ thống dữ liệu quốc gia về cung cấp thông tin. Như đã phân tích, yếu tố bảo đảm thực hiện quyền TCTT rất quan trọng là kinh phí và phương tiện vật chất. Quyền TCTT của công dân được bảo đảm thực chất khi hạ tầng thông tin đồng bộ, và phát triển vì hiện nay phương tiện phổ biến và hiệu quả nhất cho công dân tìm kiếm, khai thác thông tin là công nghệ thông tin. Do vậy, phải ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia tương ứng với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Xây dựng dữ liệu về những thông tin thuộc bí mật của Nhà nước, những thông tin hạn chế, những thông tin được cung cấp theo yêu cầu; đồng thời, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục cung cấp thông tin, bảo đảm thông tin được cung cấp cho công dân nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân - Thực trạng và một số kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BAÃO ÀAÃM QUYÏÌN TIÏËP CÊÅN THÖNG TIN CUÃA CÖNG DÊN - THÛÅC TRAÅNG VAÂ MÖÅT SÖË KIÏËN NGHÕ Hoàng MinH Hội* Nhu cầu sử dụng thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, phản ứng linh hoạt, kịp thời với những thay đổi của xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ công từ phía Nhà nước ngày càng trở nên cấp bách. Đối với người dân và doanh nghiệp, quyền tiếp cận thông tin (TCTT) là phương tiện để bảo vệ và tổ chức thực hiện các quyền khác. Quyền TCTT còn là công cụ để nhân dân chủ động tham gia quản lý nhà nước và xã hội, giám sát hoạt động và phản biện các chính sách của Nhà nước. Là quyền hiến định nhưng trên thực tế việc bảo đảm quyền TCTT của công dân đang tồn tại những bất cập. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận, thực tiễn và kiến nghị một số giải pháp tiếp tục bảo đảm quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay. 1. Khái niệm, nội dung và các yếu tố bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966 đã khẳng định mọi người đều có quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức, phương pháp tuỳ theo sự lựa chọn của họ. Thiếu thông tin sẽ tạo cơ hội cho các “thói hư” trong cơ quan nhà nước (CQNN) xuất hiện như tham nhũng, lạm quyền, vô trách nhiệm của một số cán bộ, công chức, dẫn đến nguy cơ xâm hại đến các quyền con người. Quyền được thông tin dùng để chỉ quyền của công chúng được biết thông tin của Nhà nước một cách chủ động, công khai từ phía Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền. Về nội dung của quyền, quyền TCTT của cá nhân bao gồm quyền tìm kiếm, thu thập và sử dụng thông tin nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin. Trong xã hội văn minh, dân chủ, đa chiều, quyền TCTT là một trong những quyền cơ bản của cá nhân. Ở Việt Nam, quyền TCTT được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyềnTCTTViệc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Trước đó, Điều 14 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: Nhà nước, các CQNN, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có trách nhiệm công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp cũng khẳng định quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an 11 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(309) T3/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT * TS. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Quan niệm chung được thừa nhận hiện nay, bảo đảm được hiểu là “làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết”1. Ý kiến khác cho rằng, bảo đảm là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân, tổ chức) phải làm cho quyền và lợi ích của chủ thể bên kia chắc chắn thực hiện được, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường. Đặt trong một ngữ cảnh để hiểu rõ nội hàm khái niệm bảo đảm, Từ điển Luật học diễn giải: Nhà nước có trách nhiệm “bảo đảm cho các quyền công dân đã được ghi trong các đạo luật phải được thực thi, phải tạo điều kiện cho công dân hưởng các quyền đó. Trường hợp có sự vi phạm đến các quyền của công dân thì phải áp dụng các biện pháp để loại trừ. Cán bộ, công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp họ không hành động để bảo vệ quyền lợi ích của công dân”2. Từ những cách tiếp cận trên đây, có thể hiểu bảo đảm quyền TCTT của công dân là việc Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được tìm kiếm, thu thập và sử dụng thông tin nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin theo đúng quy định của pháp luật. Về nội dung, bảo đảm quyền TCTT của công dân là việc các CQNN, người có thẩm quyền tôn trọng, bảo vệ và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quyền TCTT của công dân. Các CQNN, người có thẩm quyền phải tôn trọng quyền TCTT của công dân thông qua việc ghi nhận các quyền của công dân được thể hiện trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật. Thông tin ngày càng bùng nổ cũng xuất hiện nguy cơ người dân bị “chìm” trong những thông tin “rác thải” với những thông tin thiếu chính xác, thiếu trung thực, hay có có những thông tin “bẩn” phản ánh sai sự thật, bịa đặt3. Các CQNN, người có thẩm quyền phải bảo vệ quyền TCTT, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền đó đồng thời có các biện pháp phòng ngừa, tránh sự xâm phạm từ phía các chủ thể khác. Các CQNN và người có thẩm quyền phải có trách nhiệm và thi hành những biện pháp để bảo vệ quyền TCTT của công dân; đồng thời, phải tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quyền TCTT. Các yếu tố bảo đảm: Bảo đảm quyền TCTT có các yếu tố bảo đảm thực hiện như pháp lý, kinh tế, xã hội. Pháp luật được coi là yếu tố cơ bản, quan trọng hàng đầu vì nó được coi là phương tiện, công cụ để công dân sử dụng và bảo vệ quyền lợi của mình khi quyền bị xâm phạm. Chính vì vậy, muốn bảo đảm tốt quyền TCTT, nhiệm vụ trước hết phải hoàn thiện pháp luật có chất lượng tốt, đầy đủ, đồng bộ. Yếu tố về kinh tế (kinh phí), quyền TCTT tạo ra nền tảng vật chất cần thiết để công dân hiện thực hóa quyền TCTT của mình. Yếu tố xã hội thể hiện trình độ dân trí, ý thức pháp luật và môi trường dân chủ xã hội tiến bộ có tác động to lớn đến hoạt động bảo đảm quyền TCTT của công dân. 2. Thực trạng bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân hiện nay Ở góc độ lập pháp, quyền TCTT của công dân được thừa nhận là quyền hiến định và ngày càng được coi trọng. Nếu như Hiến pháp năm 1992 khẳng định công dân “được quyền TCTT” thì Hiến pháp năm 2013 đã khắc phục tư tưởng ban phát đó bằng việc khẳng định công dân có quyền TCTT. Thay đổi này thể hiện thái độ tôn trọng quyền con 12 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 05(309) T3/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 1 Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội, 1999, tr. 36. 2 Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội., 1999, tr. 28. 3 Xem: Đào Trí Úc, Thực tiễn và những yêu cầu thúc đẩy TCTT để xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trong sách: “TCTT: pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”, Khoa Luật ĐHQGHN, Nxb ĐHQGHN, Hà Nọi, 2011, tr.495. người, đặt người dân ở vị trí chủ thể của quyền, tích cực, chủ động trong việc sử dụng các quyền đó. Hiến pháp khẳng định việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, biểu tình và TCTT theo quy định của pháp luật. Theo đó, những hoạt động lập pháp tiến tới pháp điển hóa và ban hành một đạo luật về quyền TCTT đang được tiến hành tích cực, khẩn trương4. Trách nhiệm của CQNN ngày càng được nâng cao, ngày càng có nhiều thông tin trên các lĩnh vực mà người dân có quyền tiếp cận. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, thực hiện chủ trương cải cách hành chính, nhiều thông tin trên các lĩnh vực quản lý hành chính được công bố công khai trên các trang thông tin điện tử của các CQNN bảo đảm sự tiện lợi cho người dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Nhiều văn bản quy định về trình tự, thủ tục công bố công khai thông tin đã tạo hành lang pháp lý để các dự án luật được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc được tham vấn ý kiến công chúng rộng rãi để người dân có thể tham gia góp ý kiến. Nhân dân được xem truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội; xem Quốc hội thảo luận tập thể, công khai những vấn đề quan trọng của đất nước. Công dân hoàn toàn có thể tiếp cận với các thông tin Chính phủ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua các trang tin điện tử của các cấp chính quyền. Hình thức công khai thông tin hoạt động của các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành trên các trang thông tin điện tử đã giải quyết được phần nào nhu cầu TCTT của người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được trên đây, thực tiễn bảo đảm quyền TCTT của công dân hiện nay có những bất cập: Quyền TCTT của công dân chưa thực sự được bảo đảm vì hiện nay pháp luật chưa xác định hết trong bộ máy nhà nước những cơ quan nào phải công bố, công khai thông tin. Vì chưa xác định được quyền và nghĩa vụ của CQNN trong việc cung cấp thông tin cho người dân dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, hoặc tình trạng che giấu, bưng bít thông tin, lợi dụng việc nắm giữ thông tin để trục lợi cá nhân, gây ra tình trạng bất bình đẳng trong việc thụ hưởng thông tin. Người dân không có thông tin nên không thực hiện được quyền giám sát và phản biện xã hội. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng, “ở chừng mực nào đó, chính sự thiếu công khai, minh bạch trong các hoạt động của nhà nước, thiếu thông tin đầy đủ và xác thực về các hoạt động thực tiễn của công quyền trên thực tế đã đặt nhân dân với tính cách là người chủ quyền lực ra ngoài các quan hệ quyền lực”5. Pháp luật quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của CQNN trong một số lĩnh vực trong khi chưa có nhiều quy định coi trọng quyền này của công dân, nội hàm của quyền TCTT chưa rõ. Việc thể chế hoá quyền TCTT được ghi nhận trong văn kiện của Đảng, trong Hiến pháp thành các quy định của luật và các văn bản pháp quy còn chậm và chưa có tính hệ thống. Trong Nhà nước pháp quyền, công dân có quyền được làm những gì mà pháp luật không cấm. Theo nguyên tắc đó, những thông tin nào không thuộc thông tin bí mật, hay hạn chế tiếp cận thì công dân có quyền khai thác, sử dụng miễn là hoạt động này không làm phương hại 13 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(309) T3/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 4 Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30/5/2014 của Quốc hội về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2014 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, Dự án Luật TCTT đã được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 10, khóa XIII. Tháng 1/2016, tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận Dự án Luật TCTT. 5 Đào Trí Úc, Báo cáo Tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài KX 04-02: “Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” thuộc Chương trình khoa học xã hội cấp Nhà nước KX04 (2001-2005) “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, Hà Nội, 2006, tr. 291. đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội. Về nguyên tắc, những tài liệu không chính thức của các CQNN, nếu không thuộc phạm vi không được công bố, cũng cần phải công khai hoặc được cung cấp cho công chúng nhưng yêu cầu này chưa được đáp ứng. Biên giới xác định thông tin thuộc dạng bí mật và không bí mật mong manh. Người dân ở thế bị động, chờ đợi trong khi nhu cầu thông tin hàng ngày là rất lớn. Bảo đảm quyền TCTT theo nghĩa phổ quát cần có đủ những quy định bảo đảm quyền thông tin của công dân để “phủ” lên và làm lành mạnh những quan hệ kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và hơn nữa quyền TCTT của người dân phải được bảo đảm thực hiện trên các lĩnh vực của đời sống. Những thông tin hạn chế cung cấp và những thông tin có tính chất bí mật không được công bố là những thông tin thuộc bí mật của Nhà nước, thông tin về đời tư của cá nhân, thông tin liên quan đến bí quyết kinh doanh, thông tin trong hoạt động tố tụng, thông tin về bí mật công tác. Trên thực tế, tiêu chí phân biệt các thông tin nào là mật và không mật (như đã phân tích là không rõ ràng), cho nên, ở một số trường hợp phân biệt thông tin mật, hay không mật và mật ở cấp độ nào tùy thuộc ý chí chủ quan của người đang nắm giữ thông tin. Pháp luật cũng chưa xác định những thông tin nào là hạn chế tiếp cận như thông tin về bí mật đời tư, gia đình gồm những quyền gì hoặc chưa có quy định cụ thể về những thông tin nào được coi là bí mật trong công vụ, công tác, hay những thông tin trong tố tụng ở khâu nào, liên quan đến vấn đề gì, thuộc tội phạm nào thì cần được hạn chế tiếp cận. Hình thức và phương pháp công bố, công khai thông tin chưa thực sự đa dạng, phong phú, chủ yếu theo các hình thức truyền thống như đăng Công báo, đăng báo, họp báo, tổ chức hội nghị, niêm yết công khai, phát trên phương tiện truyền thông Các hình thức cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân chưa nhiều như công dân tham gia đối thoại, gửi kiến nghị, thỉnh cầu đến hoạt động của Nhà nước, hoặc nếu có quy định của pháp luật thì cũng chưa tổ chức thực hiện hiệu quả trên thực tế. Ví dụ, theo nội dung Quy chế Dân chủ ở cơ sở, nhân dân chỉ có quyền yêu cầu, đề nghị các cá nhân, tổ chức thực hiện các yêu cầu về kiến nghị giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Nhà nước nhưng lại thiếu biện pháp trách nhiệm hoặc chế tài xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đó nếu không thực hiện đúng các quy định. Trong Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn hiện hành có 11 nội dung chính quyền cấp xã phải công khai cho người dân biết, đồng thời xác định rõ hình thức công khai, nhưng Pháp lệnh lại đang “thiếu vắng những quy định bảo đảm tính minh bạch trong việc công khai. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều địa phương thực hiện đối phó. Có nơi, dán thông báo nhiều trang trên bản tin có lưới bảo vệ khiến người dân và các tổ chức quan tâm khó quan sát được”6. Nhiều quy định pháp luật chưa xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải cung cấp thông tin cũng như chưa có quy định hình thức, biện pháp xử lý với các CQNN vi phạm các quy định về công khai thông tin và hoạt động của các CQNN. Trong điều kiện thông tin bùng nổ với sự đa dạng về thông tin trên các lĩnh vực của cuộc sống, nhu cầu thông tin và quyền TCTT của công dân cần phải được đáp ứng; tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực “thông tin đưa ra công chúng được đánh giá là rất chậm chạp, tản mạn, đôi khi là trái chiều và ít có sự tổng hợp, bình luận, đánh giá và đưa ra kết luận vấn đề để người dân nắm vững thông tin được tiếp cận. Đặc biệt là chưa đưa ra những khuyến nghị cho người dân về hậu quả kèm 14 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 05(309) T3/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 6 Hà Phong (2013), “Thiếu cơ chế giám sát và chế tài xử lý vi phạm”, truy cập ngày 14/12/2013. theo của thông tin. Trong các chính sách có liên quan đến thông tin chưa đề cao tính chịu trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong cung cấp thông tin nói chung và thông tin thất thiệt cho người dân nói riêng”7. Quyền TCTT của công dân chưa được bảo đảm tốt trên thực tế vì không ít cán bộ, công chức có thói quen giữ thông tin, coi thông tin là bí mật để vì mục đích cá nhân. Họ trốn tránh trách nhiệm, không cung cấp thông tin cho báo chí, hoặc muốn tránh những rủi ro từ việc cung cấp thông tin. Vì vậy, một bộ phận công chức chưa thực sự tôn trọng quyền TCTT của người dân. Tình hình này dẫn đến bất bình đẳng và công dân bị cản trở trong quá trình tìm kiếm thông tin. Cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí hiện chưa cụ thể, rõ ràng, chưa xác định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân cụ thể. Những bất cập nói trên của pháp luật đã dẫn đến thực tế người dân gặp nhiều khó khăn trong việc TCTT do các CQNN nắm giữ. Việc thiếu minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý nhà nước đã phần nào làm hạn chế sự tham gia của tổ chức, cá nhân vào hoạt động quản lý nhà nước với tính chất là người giám sát, phản biện và chưa có cơ chế để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình8. Có thể nhận diện một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên đây. Đó là các quy định về quyền TCTT đang tản mạn trong các lĩnh vực khác nhau, với nhiều cấp độ hiệu lực pháp lý như luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư trong đó không ít những quy định tồn tại ở dạng quy chế nên có giá trị pháp lý thấp. Nhiều văn bản pháp luật quy định quyền TCTT của công dân trong các lĩnh vực theo phương pháp liệt kê, mô tả nên chưa bao quát đầy đủ các lĩnh vực của cuộc sống, không phù hợp với nhu cầu TCTT của công dân. Qua khảo sát các văn bản pháp luật trên cho thấy, phần nhiều là những quy định mang tính chất phòng ngừa, bảo đảm công tác phòng chống tham nhũng có hiệu quả và làm trong sạch bộ máy nhà nước. Pháp luật thiếu các quy định về các trường hợp được từ chối cung cấp thông tin hay phải cung cấp thông tin và quy trình yêu cầu, cung cấp thông tin nên việc TCTT của người dân về quản lý hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân còn chưa rõ ràng. Cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí hiện chưa rõ ràng, chưa xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cụ thể cũng như các quy định về trách nhiệm giải trình của người đứng đầu hoạt động của Nhà nước. Một nguyên nhân khác là pháp luật chưa quy định những cơ quan nào có trách nhiệm cung cấp thông tin, với những hình thức, phương pháp cụ thể cùng với đó là thiếu đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên trách về cung cấp, phổ biến thông tin cho công dân (với những quy định rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức và trách nhiệm). Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền TCTT của công dân chưa chú trọng đúng mức. Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được quyền được cung cấp các thông tin có liên quan đến các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch đô thị, quản lý đất đai, môi trường Pháp luật quy định chế tài xử phạt nhưng hình như “chưa có cá nhân hay cơ quan nào chậm hoặc từ chối cung cấp thông tin cho báo chí bị xử phạt hay bị phê bình, nhắc nhở nghiêm khắc”9. 3. Một số kiến nghị tiếp tục bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân Thực trạng và nguyên nhân được phân tích trên đây cho thấy, bảo đảm quyền TCTT của công dân trong thời gian tới cần những 15 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(309) T3/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 7 Lương Văn Tuấn, Quyền TCTT ở Việt Nam hiện nay, ngày 12/11/2015. 8 Hoàng Minh Hội, Lý luận và thực tiễn về quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Đề tài Cấp cơ sở, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, 2015 tr. 45. 9 ngày 20/01/2015. giải pháp đồng bộ và có tính khả thi. Bên cạnh việc có đầy đủ các quy định của pháp luật cần phải tổ chức thực hiện tốt trong cuộc sống. Nếu không tổ chức thực hiện tốt thì những quy định pháp luật đó mới chỉ tồn tại “trên giấy”. Vì vậy, tiếp tục bảo đảm quyền TCTT của công dân ở Việt Nam hiện nay cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau đây: Thứ nhất, bảo đảm tính đồng bộ trong nội dung của pháp luật về quyền TCTT. Pháp luật về quyền TCTT phải phù hợp với các quan điểm, chủ trương của Đảng, bảo đảm tính phù hợp với thực tế và ổn định; phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; tôn trọng thực hiện quyền con người; phù hợp với nguyên tắc tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền XHCN không ngừng bảo đảm và phát huy vai trò của nhân dân. Là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng pháp luật về quyền TCTT phải phù hợp, không thể “cao hơn” hay “thấp hơn” trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Pháp luật về quyền TCTT góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng lợi dụng quyền lực để tham nhũng, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân; đồng thời, pháp luật về quyền TCTT đóng vai trò là công cụ, phương tiện để công dân thực hiện các quyền công dân, quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Luật TCTT. Về hình thức của pháp luật, khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Luật TCTT, trình Quốc hội thông qua Luật. Luật này phải bảo đảm tính toàn diện. Ở cấp độ bao quát, Luật TCTT phải có đầy đủ các chế định pháp luật, bao gồm cả quy phạm về nội dung và quy phạm hình thức (quy phạm quy định về trình tự, thủ tục cung cấp, công bố thông tin). Ở cấp độ cụ thể, sau khi Luật TCTT được ban hành phải có đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện, để khi Luật này có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều kiện để có thể được tổ chức thực hiện. Như vậy, Luật TCTT sẽ khắc phục được những bất cập, không mâu thuẫn, chồng chéo, không triệt tiêu lẫn nhau, bảo đảm sự liên kết chặt chẽ, không tồn tại độc lập, riêng biệt mà được đặt trong một chỉnh thể, có sự ràng buộc và thống nhất; bảo đảm quyền TCTT của công dân và tổ chức. Luật TCTT phải bảo đảm tính đồng bộ, bảo đảm sự ăn khớp, nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật khác đang điều chỉnh về quyền TCTT như Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Lưu trữ, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước Luật TCTT phải loại bỏ sự chồng chéo trong hệ thống, tức là phải có sự thống nhất giữa các quy phạm, giữa các chế định pháp luật, tạo ra lo gic và nhất quán trong điều chỉnh pháp luật. Luật TCTT phải bảo đảm tính minh bạch và khả khi, chính xác, có mục đích rõ ràng của cơ quan ban hành là bảo đảm quyền khai thác, sử dụng thông tin của công dân. Các quy định của pháp luật phải phù hợp và phải bảo đảm dễ thực thi trong cuộc sống. Ngoài ra, kỹ thuật lập pháp hiện đại còn yêu cầu ngôn ngữ trong Luật TCTT phải trong sáng, đơn nghĩa, dễ hiểu, dễ thực hiện. Thứ ba, chú trọng công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về quyền TCTT. Quyền TCTT của công dân được bảo đảm không chỉ được thể hiện ở nội dung các quy phạm phù hợp với đường lối của Đảng, với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, được pháp điển hóa thành các đạo luật có giá trị hiệu lực pháp lý cao mà quan trọng hơn các quy định của pháp luật phải nhanh chóng đi vào cuộc sống, làm cho các đối tượng thực hiện pháp luật hiểu được nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật về quyền TCTT và thực hiện một cách nghiêm minh, tự giác. Muốn vậy, phải thường xuyên coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn sử dụng pháp luật cho các chủ thể. Nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền TCTT của công dân cần phải được thực hiện tự giác, với nhiều hình thức và phương pháp. 16 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 05(309) T3/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 05(309) T3/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền TCTT phải đạt hiệu quả, sâu rộng không chỉ đến các tầng lớp nhân dân, các tổ chức quần chúng mà còn đến cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác cung cấp thông tin. Quyền TCTT của công dân được bảo đảm thực hiện khi có đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ cung cấp thông tin giỏi chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ. Do vậy, phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin; phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác cung cấp, phổ biến thông tin, xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, có chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo điều kiện về phương tiện làm việc cho đội ngũ cán bộ này. Xây dựng, kiện toàn cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý, thu nhập ý kiến và phản hồi về tình hình triển khai thực hiện quyền TCTT, có cơ chế tiếp nhận và phản ánh, kiến nghị, và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo cho công dân. Thứ năm, thường xuyên thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền TCTT của công dân nhằm bảo đảm quyền TCTT cho công dân. Các quy định của pháp luật về quyền TCTT của công dân sẽ trở thành pháp luật “trên giấy” nếu như không được tổ chức thực hiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu thực hiện pháp luật mà không có khâu kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật thì việc thực hiện pháp luật cũng không mang lại hiệu quả, thậm chí trở nên hình thức. Do vậy, hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền TCTT của công dân được coi là tiêu chí quan trọng để bảo đảm quyền TCTT của công dân. Bên cạnh những quy định pháp luật về xác định địa vị pháp lý của chủ thể thực hiện quyền TCTT, trách nhiệm của đối tượng chịu sự cung cấp thông tin, cần có những quy định để xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát phát hiện những hành vi của cá nhân người có thẩm quyền không tạo điều kiện, hoặc cản trở công dân thực hiện quyền TCTT, xác định trách nhiệm, xử lý hành vi đối với những cá nhân, cơ quan không thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin; đồng thời, nâng cao năng lực, trách nhiệm của những cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền TCTT của công dân. Dự thảo Luật TCTT (Dự thảo 2 năm 2015) đã đưa ra các phương án và các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền TCTT. Về vấn đề này, cần bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp. Cần giao cho các cơ quan chuyên trách có thẩm quyền thanh tra, xử lý vi phạm nhưng cũng phải huy động các cơ quan giám sát như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, cần phát huy vai trò giám sát của xã hội và nhân dân trong việc bảo đảm quyền TCTT của công dân. Đó là hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hiệp hội, cộng đồng dân cư, giám sát của cơ quan báo chí và giám sát trực tiếp của công dân. Thứ sáu, phát triển hệ thống dữ liệu quốc gia về cung cấp thông tin. Như đã phân tích, yếu tố bảo đảm thực hiện quyền TCTT rất quan trọng là kinh phí và phương tiện vật chất. Quyền TCTT của công dân được bảo đảm thực chất khi hạ tầng thông tin đồng bộ, và phát triển vì hiện nay phương tiện phổ biến và hiệu quả nhất cho công dân tìm kiếm, khai thác thông tin là công nghệ thông tin. Do vậy, phải ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia tương ứng với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Xây dựng dữ liệu về những thông tin thuộc bí mật của Nhà nước, những thông tin hạn chế, những thông tin được cung cấp theo yêu cầu; đồng thời, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục cung cấp thông tin, bảo đảm thông tin được cung cấp cho công dân nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_dam_quyen_tiep_can_thong_tin_cua_cong_dan_thuc_trang_va.pdf
Tài liệu liên quan