Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy
định của pháp luật
- Cần có sự thống nhất trong việc quy định
tài sản hình thành trong tương lai giữa BLDS
năm 2015 và các luật chuyên ngành. Đảm bảo
cho các loại tài sản, bao gồm cả nhà ở đã được
nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa có giấy
chứng nhận quyền sở hữu cũng có thể tham gia
vào các giao dịch bảo đảm.
- Cần quy định nhà ở đang là đối tượng của
hợp đồng mua bán, thuê mua đang trong quá
trình thực hiện (nghĩa là hợp đồng đã phát sinh
hiệu lực và các bên đang tiến hành thực hiện việc
thanh toán tiền, bàn giao, sang tên đăng ký biến
động), cũng cần được ghi nhận là tài sản hình
thành trong tương lai và bên mua được dùng làm
tài sản bảo đảm trong hai trường hợp:
Một là, nếu nhà ở chưa thanh toán xong tiền
thì được thế chấp để trả tiền cho chính nhà ở đó;
Hai là, nếu nhà đã thanh toán xong tiền
nhưng bên mua chưa hoàn tất thủ tục sang tên thì
được thế chấp để bảo đảm cho các khoản vay
khác của chủ thể.
- Khoản 1 Điều 325 BLDS năm 2015 cần
được hướng dẫn theo hướng không coi tài sản
hình thành trong tương lai gắn liền với đất cũng
là “tài sản bảo đảm” mà chỉ cho phép xử lý
cùng với tài sản bảo đảm để đảm bảo sự bình
đẳng giữa các chủ nợ cùng nhận bảo đảm một
tài sản này.
- Trong thời gian tới, cần sớm sửa đổi, bổ
sung các quy định của Luật thi hành án dân sự
về trình tự, thủ tục và những quy định pháp lý
đặc thù cần thiết liên quan đến việc tổ chức thi
hành các loại bản án, quyết định liên quan đến
tài sản hình thành trong tương lai. Ngoài ra, cần
quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật đặc biệt là các quy định về tài sản
hình thành trong tương lai cho các chấp hành
viên và các cơ quan thi hành án dân sự để trang
bị cho chấp hành viên và các cơ quan thi hành án
dân sự những kiến thức cần thiết về tài sản hình
thành trong tương lai, đáp ứng được yêu cầu
khách quan và đòi hỏi thực tế công tác thi hành
án dân sự hiện nay
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
56
Pháp luật hiện hành chưa có quy định riêng,
áp dụng cho giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình
thành trong tương lai nên đang phải áp dụng các
quy định chung như những loại tài sản thông
thường khác. Vì vậy, trên thực tiễn, loại giao
dịch này gặp nhiều vướng mắc từ việc xác định
tài sản, giao kết hợp đồng cho đến xử lý tài sản.
Dùng tài sản hình thành trong tương lai để bảo
đảm cho nghĩa vụ dân sự đã được ghi nhận tại
khoản 3 Điều 295 của BLDS năm 20152. Đây
không là giao dịch mang tính truyền thống và
chúng không xuất phát từ nền tảng lý luận kinh
điển nào nên khi áp dụng trong thực tiễn gặp
phải những lúng túng nhất định. Những lúng
túng này phát sinh không chỉ từ phía bản thân
các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch bảo đảm
mà còn từ phía các tổ chức công chứng, cơ quan
đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan thi hành án
và đặc biệt từ phía các cơ quan quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này. Những bất cập đó là nguyên
nhân gia tăng chi phí giao dịch và tiềm ẩn rủi ro
không chỉ cho các bên tham gia giao dịch mà
cho cả cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ
quan tư pháp và hệ thống bổ trợ tư pháp. Do vậy,
điều kiện của tài sản được tham gia giao dịch
bảo đảm, quy trình, thủ tục liên quan đến giao
Tóm tắt: Dùng tài sản hình thành trong tương lai để bảo đảm cho nghĩa vụ dân sự đã được ghi
nhận tại khoản 3 Điều 295 của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015. Đây không là giao dịch mang tính
truyền thống và chúng không xuất phát từ nền tảng lý luận kinh điển nào nên khi áp dụng trong thực
tiễn gặp phải những lúng túng nhất định. Những lúng túng này phát sinh không chỉ từ phía bản thân
các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch bảo đảm mà còn từ phía các tổ chức công chứng, cơ quan
đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan thi hành án và đặc biệt từ phía các cơ quan quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này. Qua bài viết này, tác giả chỉ ra một số vướng mắc phát sinh trong thực tiễn áp
dụng như: Xác định tài sản hình thành trong tương lai là đối tượng của giao dịch bảo đảm, mâu
thuẫn trong quy định giữa BLDS năm 2015 và luật chuyên ngành, trong xử lý tài sản hình thành trong
tương lai Từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp để tiếp tục hoàn thiện chế định này.
Từ khóa: Bảo đảm, nghĩa vụ, tài sản, tương lai.
Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018
Abstract: Using the assets formed in the future to secure civil obligations has been recognized
in paragraph 3 of Article 295 of the Civil Code (CC) 2015. This is not a traditional transaction and
it does not originate from any basis theories. So when it was applied in practice there are some
certain blanknesses. These diffidences arise not only from the parties involved in the transaction
but also from notary organizations, security transaction registries, enforcement agencies and
specially from from the state management agencies in this field. In this article, the author pointed
out some problems arising in the practical application such as: Determine future assets that are
subject to security transactions, conflicts between regulation CCC 2015 and laws, specialized in the
processing of property formed in the future ... From that, the author proposed proposals and solutions
to improve this regulation.
Keywords: Assurance, obligations, assets, future.
Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ BẰNG TÀI SẢN
HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
Hồ Thị Vân Anh1
1 Tiến sỹ, Phó Trưởng khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật - Đại học Huế
2 Xem Điều 295 của BLDS năm 2015.
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
57
dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm
cũng phải cụ thể hơn, chặt chẽ hơn so với các
loại tài sản bảo đảm thông thường khác để hạn
chế các rủi ro và đảm bảo được nguyên tắc của
giao dịch bảo đảm là có thể xử lý được tài sản
thế chấp để thu hồi nợ.
Trong bối cảnh BLDS năm 2015 đã có hiệu
lực, việc tiếp tục xác định những yếu tố đặc thù
của tài sản hình thành trong tương lai trong các
giao dịch bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các
bên trong giao dịch này, đăng ký giao dịch bảo
đảm, công chứng các hợp đồng bảo đảm liên
quan đến loại tài sản này, từ đó chỉ ra các vướng
mắc và đưa ra lộ trình thực hiện cũng như tiếp
tục đề xuất hướng hoàn thiện vấn đề pháp lý này
có ý nghĩa quan trọng.
1. Một số vấn đề vướng mắc
1.1. Xác định tài sản hình thành trong
tương lai là đối tượng của giao dịch bảo đảm
theo quy định của pháp luật
Ở Pháp, việc thế chấp tài sản hình thành
trong tương lai đã được đề cập tại Sắc lệnh số
55-22 bàn hành ngày 04/01/1955 và đã đưa vào
BLDS Pháp tại các Điều 2130 và 2133. Pháp
luật Nhật Bản mới quy định về việc dùng tài
sản hình thành trong tương lai làm tài sản bảo
đảm trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam, tài
sản hình thành trong tương lai là đối tượng của
giao dịch bảo đảm chính thức được ghi nhận tại
khoản 5 Điều 2 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP
ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về
bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng với
tên gọi “thế chấp tài sản hình thành từ vốn
vay”3. Tuy nhiên, trước năm 2006, BLDS năm
1995 còn hiệu lực và BLDS này không thừa
nhận khái niệm “tài sản hình thành trong
tương lai” hay “tài sản hình thành từ vốn vay”.
Các điều 326 - 328 BLDS năm 19954 chỉ thừa
nhận tài sản bảo đảm gồm: vật có thực; tiền,
giấy tờ trị giá được bằng tiền; các quyền về
tài sản.
BLDS năm 2005 mới thực sự định hướng
khái niệm này tại Điều 320 như sau: “Vật dùng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện
có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật
hình thành trong tương lai là động sản, bất động
sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm
nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm
được giao kết và được phép giao dịch”5. Nghị
định số 63/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm
2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, khái
niệm “tài sản hình thành trong tương lai” một
lần nữa được cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 4: “tài
sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở
hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ
được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao
kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm
cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao
kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao
kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên
bảo đảm”6. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày
22 tháng 2 năm 2010 quy định như sau: “tài sản
hình thành trong tương lai gồm: a) Tài sản được
hình thành từ vốn vay; b) Tài sản đang trong giai
đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp
pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; c)
Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải
đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao
kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được
đăng ký theo quy định của pháp luật”7.
Để tổ chức thực hiện quy định trong BLDS và
các nghị định nói trên, thời gian qua Bộ Tư pháp,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ ngành
khác ban hành nhiều văn bản hướng dẫn quy trình
công chứng, đăng ký và xử lý tài sản bảo đảm hình
thành trong tương lai đặc biệt là nhóm tài sản
thuộc các dự án kinh doanh bất động sản.
3 Xem khoản 5 Điều 2 Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về bảo đảm tiền
vay của các tổ chức tín dụng.
4 Xem Điều 326, 327, 328 BLDS năm 1995.
5 Xem Điều 320 của BLDS năm 2005.
6 Xem khoản 2 Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo
đảm.
7 Xem Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2010.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
58
Như vậy, trước đây tại khoản 2 Điều 320
BLDS năm 20058 có đề cập đến khái niệm này
nhưng nội hàm chỉ bó hẹp trong phạm vi tài sản
là vật hình thành trong tương lai “Vật hình
thành trong tương lai là động sản, bất động sản
thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm
nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm
được giao kết”, ngay cả tại Điều 4 Nghị định
163/2006/NĐ-CP cũng chỉ quy định: “Vật hình
thành trong tương lai là vật chưa tồn tại hoặc
chưa hình thành đồng bộ vào thời điểm xem xét.
Vật hình thành trong tương lai bao gồm cả vật
đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao
dịch nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch mới
thuộc sở hữu của các bên”. Tuy nhiên, những
điều luật này chỉ mới dừng lại ở giới hạn khái
niệm “tài sản hình thành trong tương lai”9 trong
phạm vi tài sản là đối tượng của giao dịch dân
sự bảo đảm nên chưa mang tính khái quát. Mặt
khác, việc quy định như thế có thể dẫn đến
những cách hiểu khác nhau trong nhận thức lý
luận cũng như thực tiễn áp dụng đồng thời chưa
bao hết nội hàm “tài sản hình thành trong
tương lai”. Chính vì vậy, hiện nay với các quy
định cụ thể trong BLDS năm 2015 về khái niệm
“tài sản hình thành trong tương lai” đã đảm
bảo tính khái quát và rõ ràng hơn về khái niệm
này. Khoản 2 Điều 108 BLDS năm 2015 quy
định về tài sản hình thành trong tương lai theo
hình thức liệt kê, theo đó, tài sản hình thành
trong tương lai bao gồm: Tài sản chưa hình
thành; tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác
lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập
giao dịch10.
Tuy nhiên, quy định như trên của BLDS năm
2015 lại có bất cập. Cách quy định của BLDS
năm 2015 lại gây khó hiểu khi so sánh điểm b
khoản 1 và khoản 2 của cùng Điều 10811. Theo
khoản 1, tài sản hiện có trước hết là căn cứ vào
thực trạng của tài sản, tài sản đã hình thành, đồng
thời “chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác
lập giao dịch”. Hệ quả của quy định tại khoản 2
là: Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập
quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao
dịch thì sẽ coi là tài sản hình thành trong tương
lai. Vậy nếu chủ thể không xác lập quyền sở hữu
tài sản sau khi thời điểm xác lập giao dịch thì tài
sản có được coi là tài sản hình thành trong tương
lai hay không.
1.2. Mâu thuẫn giữa Bộ luật dân sự năm
2015 và các luật chuyên ngành
Theo khoản 2 Điều 10812 BLDS năm 2015
quy định về tài sản hình thành trong tương lai,
có thể chỉ ra những đặc điểm của tài sản hình
thành trong tương lai như sau:
Đặc điểm thứ nhất: Đó có thể là tài sản chưa
hình thành hoặc đã hình thành. Tài sản “hình
thành” tức là đã tồn tại như một thực thể mà mọi
người đều có thể nhận dạng, gọi tên và khai thác
theo đúng tính năng, công dụng của nó. Ví dụ:
Nhà ở, công trình xây dựng đã hoàn thành xong
và đã được đưa vào sử dụng nhưng chủ sở hữu
chưa xác lập quyền sở hữu tài sản,
Đặc điểm thứ hai: Tài sản đó chưa xác lập
quyền sở hữu cho chủ thể xác lập giao dịch; đó
có thể xác lập quyền sở hữu lần đầu hoặc xác lập
quyền sở hữu kế tục cho chủ thể của giao dịch
bảo đảm. Sự xác lập quyền sở hữu lần đầu được
hiểu là tài sản đang hình thành và khi hình thành
thì lần đầu tiên mới xác định được chủ sở hữu
của tài sản là ai, ví dụ như ngôi nhà được xây
xong Sự xác lập quyền sở hữu kế tục được
hiểu là nhà ở đã hình thành và đã có chủ sở hữu,
nay đang trong quá trình dịch chuyển quyền sở
hữu cho chủ thể mới, ví dụ: Nhà ở đã có giấy
chứng nhận quyền sở hữu và đang được bán cho
người khác. Người mua đã ký kết hợp đồng mua
bán, đang thực hiện các nghĩa vụ để có thể trở
thành chủ sở hữu tiếp theo của nhà ở, thì có khả
năng dùng nhà ở này để thực hiện việc bảo đảm,
việc bán lại cho người khác dưới khía cạnh là nhà
8 Xem khoản 2 Điều 320 BLDS 2005.
9 Xem Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
10 Xem khoản 2 Điều 108 BLDS năm 2015.
11 Xem khoản 2 của cùng Điều 108 BLDS năm 2015.
12 Xem khoản 2 Điều 108 BLDS năm 2015.
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
59
ở hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, đối với
các loại nhà ở mà luật quy định chủ thể giao dịch
phải đứng tên chủ sở hữu của tài sản được bán,
tặng cho, thế chấp thì sẽ không bao gồm tài
sản hình thành trong tương lai.
Đặc điểm thứ ba: Hai yếu tố trên phải được
xét tại thời điểm xác lập giao dịch, nghĩa là tài
sản đã hình thành hoặc chưa hình thành và chưa
xác lập quyền sở hữu cho chủ thể của giao dịch
bảo đảm. Thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm
chính là thời điểm các bên ký kết giao dịch bảo
đảm (đối với giao dịch được giao kết dưới hình
thức văn bản) hoặc thỏa thuận xong nội dung cơ
bản của giao dịch bảo đảm (đối với giao dịch
được giao kết dưới hình thức lời nói), trừ trường
hợp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa
thuận khác13.
Tuy nhiên, Theo quy định của khoản 4 Điều
3 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, nhà,
công trình xây dựng hình thành trong tương lai
là nhà, công trình xây dựng đang trong quá
trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa
vào sử dụng14. Theo quy định của khoản 19
Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014, nhà ở hình thành
trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình
đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa
vào sử dụng15.
Ngày 25/11/2014, Quốc hội đã thông qua
Luật Nhà ở có hiệu lực vào ngày 01/7/2015 đã
giải thích rất cô đọng và ngắn gọn về khái niệm
nhà ở hình thành trong tương lai là “nhà ở đang
trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được
nghiệm thu đưa vào sử dụng”. Thông qua quy
định về điều kiện thực hiện giao dịch bảo đảm
bằng nhà ở hình thành trong tương lai, luật cũng
cho thấy thế nào là nhà ở đang trong quá trình
xây dựng. Theo đó, nếu đối với dự án nhà ở hình
thành trong tương lai thì phải có những giấy tờ
cần thiết thể hiện nhà ở sẽ hình thành gồm: hồ sơ
dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt
và giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho
thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đối với nhà ở hình thành trong tương lai được
xây dựng trong dự án thì phải xây xong phần
móng; đối với nhà ở hình thành trong tương lai
do tổ chức, cá nhân xây dựng trên thửa đất ở hợp
pháp của mình thì vào thời điểm xác lập giao
dịch đã có giấy phép xây dựng.
Như vậy, khái niệm tài sản hình thành trong
tương lai của BLDS năm 2015 có sự khác biệt
với khái niệm nhà ở và công trình xây dựng hình
thành trong tương lai của Luật Nhà ở năm 2014
và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Đó
là ngay cả khi nhà ở, công trình xây dựng đã hình
thành nhưng chưa xác lập quyền sở hữu tại thời
điểm chủ thể xác lập giao dịch thì vẫn được coi
là tài sản hình thành trong tương lai.
Từ đó, có thể nhận diện nhà ở hình thành
trong tương lai là đối tượng của giao dịch bảo
đảm như sau:
Thứ nhất, nhà ở hình thành trong tương lai
đang trong quá trình xây dựng (yếu tố đang trong
quá trình xây dựng được xác định trên cơ sở đáp
ứng những quy định cụ thể của pháp luật như có
hồ sơ dự án, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê
duyệt,) hoặc đã hoàn thành việc xây dựng
nhưng chưa được đưa vào sử dụng. Quy định này
loại trừ những tài sản đã hiện hữu có được do
mua bán, tặng cho, thừa kế, trao đổi,..nhưng chưa
hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu.
Thứ hai, nhà ở hình thành trong tương lai
dùng vào việc bảo đảm sẽ thuộc quyền sở hữu
của bên thế chấp nhưng hiện tại chưa có giấy
chứng nhận quyền sở hữu. Tức nhà ở cụ thể này
chưa từng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu trước đây(16).
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014,
nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang
13 Xem TS. Vũ Thị Hồng Yến, Nhận diện nhà ở hình thành trong tương lai là tài sản thế chấp theo Luật Nhà ở và
BLDS hiện hành, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tháng 3 năm 2018.
14 Xem khoản 4 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
15 Xem khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014.
16 Xem ThS. Huỳnh Anh, Một số vấn đề pháp lý về thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại Ngân hàng Thương
mại, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp điện tử, tháng 7 năm 2017.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
60
trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được
nghiệm thu đưa vào sử dụng17. Vậy đối với
những nhà ở đã xây dựng xong, đã được nghiệm
thu đưa vào sử dụng nhưng chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu và hồ sơ đề nghị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận đã được nộp thì có được thế chấp dưới dạng
nhà ở hình thành trong tương lai không?
Trước đây, theo Nghị định số 163/2006/NĐ-
CP của Chính phủ, “Tài sản hình thành trong
tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành
tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm”18 và theo
Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, tài sản bảo đảm là
tài sản hình thành trong tương lai bao gồm “Tài
sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng
ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao
dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo
quy định của pháp luật”19. Với các quy định này,
nhà ở hình thành trong tương lai có thể được hiểu
là bao gồm “tài sản đã hình thành” và “chưa có
giấy chứng nhận quyền sở hữu”. Trong thực tiễn,
có những trường hợp nhà ở đã hình thành và đã
được sử dụng từ lâu nhưng vì lý do này hay lý do
khác mà không được cấp giấy chứng nhận quyền
sở hữu. Nếu căn cứ vào quy định trên để xác định
đây là nhà ở hình thành trong tương lai thì vô lý,
không phù hợp. Trường hợp này, theo Luật Nhà ở,
bên mua không thể thực hiện giao dịch bảo đảm
dưới dạng nhà ở hình thành trong tương lai bởi
pháp luật quy định nhà ở đã được nghiệm thu đưa
vào sử dụng (nghĩa là nhà đã hình thành theo quy
định của Luật Nhà ở), thì phải có giấy chứng nhận
quyền sở hữu thì mới được thế chấp. Bởi thực tế
trong trường hợp này nhà ở đã hình thành ổn định.
Ngân hàng và cả cơ quan công chứng đều gặp lúng
túng trong trường hợp này.
Việc không thống nhất trong cách tiếp cận
giữa “tài sản hình thành trong tương lai” trong
BLDS năm 2015 và “nhà ở hình thành trong
tương lai” trong Luật Nhà ở 2014 và Luật Kinh
doanh bất động sản năm 2014 sẽ là khó khăn trong
quá trình thực thi quy định này trên thực tế.
1.3. Xử lý tài sản hình thành trong tương
lai trong thi hành án dân sự
BLDS năm 2015 đã bổ sung nhiều quy định
mới về khái niệm tài sản hiện có và tài sản hình
thành trong tương lai và các quy định mới khác
có liên quan đến các chế định pháp lý về tài sản
hình thành trong tương lai như quy định về phạm
vi nghĩa vụ được bảo lãnh (Điều 293); bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trong tương lai (Điều 294);
tài sản bảo đảm (Điều 295) và phạm vi bảo lãnh
(Điều 336). Ngoài ra, tài sản hình thành trong
tương lai cũng được quy định tại các văn bản
pháp luật chuyên ngành như: Luật Nhà ở năm
2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014,
Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015
của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về
trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự
án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong
tương lai
Việc xuất hiện nhiều văn bản pháp luật mới
quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên
trong các giao dịch dân sự, thương mại, kinh tế
đặc biệt là các giao dịch liên quan đến bất động
sản, tín dụng, ngân hàng đã thúc đẩy các giao
dịch có liên quan đến tài sản hình thành trong
tương lai phát triển, đồng thời cũng phát sinh
những tranh chấp và kết quả tranh chấp được
thể hiện bằng những bản án, quyết định của Tòa
án hoặc quyết định giải quyết của trọng tài
thương mại có liên quan đến tài sản hình thành
trong tương lai. Theo đó, thực tiễn thi hành án
dân sự cũng phát sinh các việc thi hành án liên
quan đến tài sản hình thành trong tương lai. Tuy
nhiên, khi thi hành các vụ việc thi hành án liên
quan đến tài sản hình thành trong tương lai, các
cơ quan thi hành án dân sự hiện đang gặp phải
rất nhiều khó khăn sau đây:
Thứ nhất, pháp luật thi hành án dân sự còn
thiếu các quy định cần thiết điều chỉnh việc thi
hành án đối với tài sản hình thành trong tương
lai. Trình tự, thủ tục và các nội dung có tính đặc
thù để tổ chức thi hành các loại án này lại chưa
được luật hóa trong Luật thi hành án dân sự và
17 Xem khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014.
18 Xem Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
19 Xem Nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
61
các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều này dẫn
đến khó khăn rất lớn cho các cơ quan thi hành
án dân sự khi phải xử lý các vấn đề có liên quan
đến tài sản hình thành trong tương lai. Ví
dụ: Theo Quyết định số 04/2015/QĐST-DS
ngày 20/8/2015 của TAND huyện X tuyên: Chị
Trần Thị L phải thanh toán trả chị Nguyễn Thị
H số tiền: 800.000.000đ. Qua xác minh điều
kiện thi hành án chị L có tài sản là chiếc xe ô tô
có giá trị khoảng 2.000.000.000đ hiện vẫn đang
sử dụng. Tuy nhiên, chiếc xe ô tô hiện đang bị
thế chấp tại Ngân hàng Z bằng một hợp đồng
“thế chấp tài sản hình thành trong tương lai” từ
trước khi có bản án với giá trị vay là
1.000.000.000đ20. Theo Điều 90 Luật thi hành
án dân sự: “Trong trường hợp người phải thi
hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài
sản nhưng không đủ để thi hành án, chấp hành
viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người
phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá
trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo
đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án”21. Tuy
nhiên, việc xác định giá trị của chiếc xe ô tô tại
thời điểm ký kết hợp đồng thế chấp và xác định
khấu hao của tài sản tại thời điểm thi hành án lại
là một bài toán khó đối với chấp hành viên và
cơ quan thi hành án dân sự.
Thứ hai, tài sản hình thành trong tương lai
chưa hình thành ở thời điểm thi hành án. Trong
một số trường hợp, tài sản hình thành trong
tương lai được xác định trong bản án nhưng đến
quá trình thi hành án thì tài sản vẫn chưa hình
thành trên thực tế dẫn đến cơ quan thi hành án
dân sự không thể tổ chức thi hành. Ví dụ, Quyết
định số 29/2015/KDTM-ST ngày 17/9/2015 có
nội dung “Công ty TNHH T phải trả Ngân hàng
TMCP B số tiền 3.000.000.000 đồng và tiền lãi
chậm thi hành án theo Hợp đồng tín dụng số
3365/HĐTD-NH. Nếu Công ty TNHH T không
trả được nợ thì Ngân hàng TMCP B có quyền
đề nghị cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền kê biên, phát mãi 02 căn hộ chung cư là
tài sản hình thành trong tương lai tại địa chỉ số
33D quận X”22 . Tuy nhiên, khi cơ quan thi hành
án dân sự tiến hành xác minh theo quy định thì
được biết dự án xây căn hộ chung cư tại địa chỉ
số 33D quận X mới chỉ có biên bản nghiệm thu
đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà, cơ
quan thi hành án dân sự đã không thể tổ chức
thi hành án theo đúng nội dung Quyết định của
Tòa án.
Thứ ba, pháp luật thi hành án dân sự còn
thiếu các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thi
hành đối với bản án, quyết định có liên quan đến
tài sản hình thành trong tương lai, đồng thời thiếu
sự liên kết, ràng buộc chặt chẽ giữa pháp luật thi
hành án dân sự với các lĩnh vực pháp luật chuyên
ngành có liên quan đến tài sản hình thành trong
tương lai nên việc tổ chức thi hành đối với các
loại bản án, quyết định này còn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc.
Thứ tư, Điều 325 BLDS năm 2015 quy định
về thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế
chấp tài sản gắn liền với đất như sau:
1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất
mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và
người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả
tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất
mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở
hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền
sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền,
nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên
thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài
sản gắn liền với đất được chuyển giao cho
người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác23.
20
370437.html
21 Xem Điều 90 Luật thi hành án dân sự.
22
lai-370437.html.
23 Xem Điều 325 BLDS năm 2015.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
62
Theo khoản 1 Điều 325 BLDS năm 2015 có
thể hiểu, nếu thế chấp quyền sử dụng đất mà
không thế chấp tài sản là công trình xây dựng hình
thành trong tương lai gắn liền với đất thì đến thời
điểm xử lý tài sản nếu công trình xây dựng đã
hoàn thành thì sẽ xử lý luôn cả tài sản gắn liền với
đất này. “Khoản 1 rất nguy hiểm cho những chủ
nợ không có biện pháp bảo đảm. Ví dụ, A thế chấp
quyền sử dụng đất cho B đồng thời A có chủ nợ
khác là C và D. Theo quy định trên, tài sản hình
thành trong tương lai gắn liền với đất là tài sản
bảo đảm và như vậy B sẽ được ưu tiên thanh toán
đối với cả tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất
(quyền lợi của C và D không được đảm bảo)”24.
Như vậy, sẽ không bình đẳng trong việc bảo vệ
quyền lợi chính đáng của cùng nhiều chủ nợ đối
với loại tài sản này khi xử lý thi hành án dân sự.
2. Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy
định của pháp luật
- Cần có sự thống nhất trong việc quy định
tài sản hình thành trong tương lai giữa BLDS
năm 2015 và các luật chuyên ngành. Đảm bảo
cho các loại tài sản, bao gồm cả nhà ở đã được
nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng chưa có giấy
chứng nhận quyền sở hữu cũng có thể tham gia
vào các giao dịch bảo đảm.
- Cần quy định nhà ở đang là đối tượng của
hợp đồng mua bán, thuê mua đang trong quá
trình thực hiện (nghĩa là hợp đồng đã phát sinh
hiệu lực và các bên đang tiến hành thực hiện việc
thanh toán tiền, bàn giao, sang tên đăng ký biến
động), cũng cần được ghi nhận là tài sản hình
thành trong tương lai và bên mua được dùng làm
tài sản bảo đảm trong hai trường hợp:
Một là, nếu nhà ở chưa thanh toán xong tiền
thì được thế chấp để trả tiền cho chính nhà ở đó;
Hai là, nếu nhà đã thanh toán xong tiền
nhưng bên mua chưa hoàn tất thủ tục sang tên thì
được thế chấp để bảo đảm cho các khoản vay
khác của chủ thể.
- Khoản 1 Điều 325 BLDS năm 2015 cần
được hướng dẫn theo hướng không coi tài sản
hình thành trong tương lai gắn liền với đất cũng
là “tài sản bảo đảm” mà chỉ cho phép xử lý
cùng với tài sản bảo đảm để đảm bảo sự bình
đẳng giữa các chủ nợ cùng nhận bảo đảm một
tài sản này.
- Trong thời gian tới, cần sớm sửa đổi, bổ
sung các quy định của Luật thi hành án dân sự
về trình tự, thủ tục và những quy định pháp lý
đặc thù cần thiết liên quan đến việc tổ chức thi
hành các loại bản án, quyết định liên quan đến
tài sản hình thành trong tương lai. Ngoài ra, cần
quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền, phổ
biến pháp luật đặc biệt là các quy định về tài sản
hình thành trong tương lai cho các chấp hành
viên và các cơ quan thi hành án dân sự để trang
bị cho chấp hành viên và các cơ quan thi hành án
dân sự những kiến thức cần thiết về tài sản hình
thành trong tương lai, đáp ứng được yêu cầu
khách quan và đòi hỏi thực tế công tác thi hành
án dân sự hiện nay.
Kết luận
Trong đời sống dân sự và kinh doanh, nhu
cầu sử dụng tài sản hình thành trong tương lai
để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là có
thực. BLDS năm 2015 đã tiếp tục thừa nhận và
điều chỉnh quan hệ này. Tuy nhiên, cần có một
hệ thống đầy đủ các quy định riêng, cụ thể điều
chỉnh các giao dịch bảo đảm bằng loại tài sản
này. Các quy định này phải thống nhất với các
luật chuyên ngành và phải bao quát đủ các khâu
từ việc xác định tài sản hình thành trong tương
lai, giao kết hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo
đảm cho đến xử lý tài sản. Các quy định đặt ra
phải đồng bộ với nhau và phải nêu được các
đặc thù của việc giao dịch bảo đảm bằng loại
tài sản này. Một khi các trình tự, thủ tục được
qui định cụ thể và chặt chẽ thì sẽ hạn chế được
các cách hiểu lệch lạc, giao dịch bảo đảm và
đăng ký giao dịch bảo đảm sẽ thông suốt, kiểm
soát và giảm thiểu được các rủi ro, đảm bảo
được mục đích của giao dịch bảo đảm là thu hồi
được nợ khi phải xử lý tài sản./.
24 Xem PGS.TS. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học, những điểm mới của BLDS 2015, Nxb Hồng Đức, tr.331.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_dam_thuc_hien_nghia_vu_bang_tai_san_hinh_thanh_trong_tuo.pdf