Trong tương lai, cần nghiên cứu ban hành đạo
luật riêng về tư pháp người chưa thành niên, bởi
vì, các quy định của pháp luật về tư pháp đối với
tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật đã có nhưng
lại nằm rải rác tại nhiều đạo luật như Bộ luật hình
sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2016, Luật thi
hành án hình sự năm 2010, Luật trẻ em năm
2016 . Các đạo luật này do các cơ quan soạn
thảo khác nhau nên không tránh khỏi có những
quy định chưa thống nhất. Trong bối cảnh Việt
Nam đang tiến hành cải cách tư pháp, hoàn thiện
hệ thống pháp luật, cần xây dựng mô hình hệ
thống tư pháp cho người chưa thành niên,
+ Nghiên cứu ban hành quy định pháp luật về
nghề công tác xã hội trong đó quy định rõ vai trò,
vị trí, nhiệm vụ của cán bộ xã hội; tiêu chuẩn thực
hành nghề công tác xã hội; quy định theo dõi giám
sát chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
đưa các quy định về chức năng nhiệm vụ của cán
bộ xã hội trong các lĩnh vực cụ thể, đặc biệt trong
việc bảo vệ, hỗ trợ trẻ em bị lạm dụng, xâm hại,
bóc lột, trẻ em tiếp xúc với hệ thống tư pháp vào
các văn bản pháp luật liên quan.
+ Nghiên cứu ban hành quy định pháp luật
về quản lý và sử dụng internet , trong đó quy định
cụ thể việc quản lý các trang web, các trò chơi
trực tuyến (game online), giúp việc khai thác
hiệu quả các thành tựu công nghệ thông tin, phát
huy khả năng tư duy, sáng tạo của giới trẻ, đồng
thời hạn chế những tiêu cực của loại hình thông
tin, giải trí này.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo đảm thực hiện quyền trẻ em thông qua hoạt động của cơ quan lập pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI
6
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN LẬP PHÁP
Đỗ Thị Thu Hằng1
Trần Văn Duy2
Tóm tắt: Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (Convention on the Rights of the child) được Đại hội
đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết số 44/25 ngày 20/11/1989 (sau đây gọi tắt là công ước
CRC) quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Việt Nam là nước
đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước này vào ngày 20 tháng 2 năm
1990. Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) là phù hợp với xu thế và bản chất
của Nhà nước Việt Nam. Để triển khai tận tâm những cam kết quốc tế đó, Quốc hội Việt Nam là hiện
thân của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Thông qua hoạt động lập pháp của mình, đường
lối, chính sách nhất quán về bảo vệ quyền trẻ em được thể chế hóa ngày càng hoàn thiện, đầy đủ. Bài
viết này tổng kết những thành tựu và hạn chế trong công tác lập pháp ở Việt Nam về bảo đảm thực
hiện quyền trẻ em khi Việt Nam tham gia công ước CRC, tìm kiếm những biện pháp của mình để thực
hiện các quyền chung của tất cả trẻ em.
Từ khóa: Quyền trẻ em, cơ quan lập pháp, tiếp cận quyền con người, quyền công dân
Nhận bài: 08/9/2017; Hoàn thành biên tập: 27/9/2017; Duyệt đăng: 28/11/2017.
Abstract: Convention on the Rights of the child is passed by the United Nations General Assembly
under Resolution No. 44/25 dated November 2,1989 (CRC in short) regulating civil, political,
economic, social, cultural rights of the child. Vietnam is the first country in ASIA and the second
country in the world ratifying this Convention on February 20,1990. Vietnam joined the CRC that is
suitable with the trend and nature of Vietnam country. To wholeheartedly implement those
commitments, Vietnam’s National Assembly is the highest representative agency of the people. Through
its legislative activity, consistent guideline, policy on children protection are institutionalized more
comprehensively. This article summarizes results and limitations in legislative activity in Vietnam on
ensuring implementation of children rights when Vietnam joins CRC, finding its measures to implement
general rights of all children.
Keywords: children rights, legislative agency, accessing human rights, citizen rights.
Date of receipt: 08/9/2017; Date of revision: 27/9/2017; Date of approval: 28/11/2017.
1. Thành công cơ bản trong việc bảo đảm
thực hiện quyền trẻ em thông qua hoạt động
của cơ quan lập pháp
Thứ nhất, hoạt động xây dựng pháp luật ngày
càng hoàn thiện nhằm bảo đảm thực hiện quyền
trẻ em.
Trong những năm qua, nhằm thể chế hoá các
quan điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện Công ước CRC
đã ký kết từ năm 1990, Quốc hội đã ban hành, bổ
sung, sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng, như: Luật
Trẻ em năm 2016; Luật Giáo dục năm 2005; Luật
Phòng, chống mua bán người năm 2011; Bộ Luật
Hình sự năm 2015; Bộ luật Dân sự năm 2015; Bộ
luật Lao động năm 2012; Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014; Luật Phòng chống bạo lực gia
đình năm 2007 và một số luật, pháp lệnh khác
quy định nhiều nội dung trực tiếp hoặc gián tiếp
về việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khỏi bị
bạo lực, xâm hại. Trên cơ sở đó, Chính phủ và các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương
đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để
chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung này3.
Các văn bản này là cơ sở pháp lý, căn cứ quan
trọng để các bộ, ngành, cơ quan hữu quan và ủy
ban nhân dân các cấp chỉ đạo triển khai và tổ chức
các hoạt động phòng ngừa, bảo vệ, trợ giúp trẻ
em khỏi bị bạo lực, xâm hại.
1 Thạc sỹ, Học viện Tư pháp
2 Tiến sỹ, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam
Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
7
Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, một
số địa phương trong cả nước đã ban hành nhiều
văn bản để hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em nói chung và phòng, chống
bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng; lồng ghép các
mục tiêu về trẻ em, trong đó có mục tiêu về
phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em vào Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân về Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, các
quyền và nghĩa vụ học tập; quyền và nghĩa vụ
lao động; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức
khỏe trẻ em,... đều được cụ thể hóa trong các luật
như: Luật trẻ em năm 2016; Luật giáo dục năm
2005; Luật phòng, chống mua bán người năm
2011; Bộ luật hình sự năm 2015; Bộ luật dân sự
năm 2015; Bộ luật lao động năm 2012; Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014; Luật phòng chống
bạo lực gia đình năm 2007. Các quyền liên quan
đến phụ nữ và trẻ em, đã được quy định trong
nhiều văn bản quy phạm pháp luật, góp phần
quan trọng vào những thành tựu về bảo đảm và
thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em. Luật
Bình đẳng giới cùng với các quy định về quyền
được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em;
chế độ đối với lao động liên quan trẻ em, đặc biệt
trẻ em gái,... đã tạo điều kiện để trẻ em thực hiện
tốt vai trò người công dân, người lao động; đồng
thời, góp phần phòng, chống các tệ nạn xã hội,
các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân
phẩm phụ nữ, trẻ em.
Các quyền cơ bản của trẻ em như: quyền
được chăm sóc sức khỏe; quyền được học tập,
được phát triển; quyền được vui chơi, giải trí;...
đều được cụ thể hóa trong các quy định của
pháp luật.
Các quyền nhân thân và đảm bảo quyền nhân
thân, Quốc hội đã quy định khá cụ thể trong
nhiều văn bản pháp luật. Trong nhóm các quyền
này, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là
quyền tự do cá nhân của trẻ em đặc biệt quan
trọng, được các bản Hiến pháp nước ta quy định.
Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm trẻ em. Ðể bảo đảm thực
thi những quy định đó, Quốc hội đã ban hành
nhiều văn bản pháp luật liên quan nhiều đến các
quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân của trẻ em.
Thứ hai, cơ quan lập pháp đã ký kết, tham
gia, thông qua nhiều văn bản pháp luật - đảm bảo
tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia.
Quan điểm của Việt Nam khi tham gia vào
các điều ước quốc tế về quyền con người là coi
việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi nhân quyền là
quyền và nghĩa vụ quan trọng nhất của tất cả các
quốc gia. Mọi quốc gia đều phải chịu trách nhiệm
trong việc xây dựng hệ thống pháp luật trong
nước phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của
luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương của
Liên Hợp quốc, có tính đến tình hình của từng
nước cụ thể, để bảo đảm rằng người dân được
thụ hưởng quyền con người một cách tốt nhất.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia Tuyên ngôn
thế giới về quyền con người năm 1948 và đã ký,
phê chuẩn 7 trong số 9 công ước cơ bản về quyền
con người. Việt Nam cũng đã ký và phê chuẩn 2
Nghị định thư tùy chọn của Công ước về quyền
của trẻ em là Nghị định thư về sự tham gia của
trẻ em vào xung đột vũ trang (Việt Nam phê
chuẩn ngày 20/12/2001) và Nghị định thư tùy
chọn của Công ước về quyền của trẻ em, về việc
buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và khiêu dâm
trẻ em (Việt Nam phê chuẩn ngày 20/12/2001).
Nội dung của các đạo luật được ban hành đã
cố gắng đến mức tối đa nội luật hóa các cam kết
của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về
quyền con người. Cụ thể là trong từng đạo luật
đều có quy định có tính nguyên tắc, trường hợp
các quy định của luật trái với các quy định của
điều ước quốc tế thì ưu tiên thực hiện điều ước
quốc tế. Đồng thời, Quốc hội cũng tuân thủ quy
định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật là các quy định của nội luật không làm cản
trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3 Chính phủ ban hành 06 Nghị định, 01 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 03 Chỉ thị, 12 Quyết định; Bộ Lao động -
Thương binh Xã hội ban hành 03 Thông tư; Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành 02 Chỉ thị, 01 Quyết định; Bộ Tư pháp ban hành
01 Quyết định; Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch ban hành 02 Thông tư, 04 Quyết định; các bộ, ngành phối hợp ban hành 06 Thông
tư liên tịch và 01 Nghị quyết liên tịch về các vấn đề liên quan đến phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
8
Về cơ bản, các đạo luật của Quốc hội ban
hành đã phát huy hiệu lực, hiệu quả, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm
nghèo, thực hiện bình đẳng giới,... được người
dân ghi nhận, bạn bè quốc tế khẳng định.
Thứ ba, thành lập Tòa án Gia đình và người
chưa thành niên ở tòa án nhân dân cấp tỉnh và
cấp huyện nhằm thiết lập một thiết chế chuyên
trách về tư pháp người chưa thành niên.
Quốc hội là cơ quan có vai trò then chốt trong
việc đảm bảo quyền của trẻ em, nhất là hoạch
định khuôn khổ pháp lý, đồng thời là cơ quan
giám sát thúc đẩy chính phủ trong việc thực thi
chính sách pháp luật đã ban hành và đại diện kết
nối với người dân, lắng nghe ý kiến phản hồi của
người dân về những chính sách được triển khai:
Trong lĩnh vực đảm bảo quyền của trẻ em, Quốc
hội Việt Nam đã ban hành luật bảo vệ và chăm
sóc và giáo dục trẻ em, cam kết tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật, lồng ghép
quyền trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em
trong quá trình xây dựng pháp luật và giám sát
thực hiện chính sách bảo vệ thúc đẩy quyền của
trẻ em. Trong năm 2014, Quốc hội Việt Nam đã
thông qua Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm
2014 cùng với sửa đổi đồng bộ các quy định về
tố tụng trong các bộ luật như: Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,
Bộ luật tố tụng hành chính năm 2015 tạo hành
lang pháp lý thiết lập một thiết chế chuyên trách
về tư pháp người chưa thành niên. Việc thành lập
Tòa án gia đình và người chưa thành niên ở Tòa
án nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện hướng tới bảo
đảm quyền trẻ em ngày một tốt hơn.
Thứ tư, thiết lập cơ chế giám sát quyền trẻ
em độc lập.
Là quốc gia đang phát triển, phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam nhận thức
rằng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để trẻ em
Việt Nam có được thêm cơ hội thụ hưởng các
quyền chính đáng và vốn có của mình một cách
bình đẳng; được chăm sóc, bảo vệ toàn diện về
mọi mặt.
Việt Nam được ghi nhận là nước đi tiên
phong phê chuẩn Công ước Quyền trẻ em và tích
cực thực hiện các quyền trẻ em, Việt Nam đang
từng bước xây dựng được một cơ chế giám sát
thực hiện quyền trẻ em độc lập. Đây cũng là trách
nhiệm của các quốc gia thành viên khi ký công
ước nhằm đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và để
thúc đẩy việc thực hiện phổ quát các quyền của
trẻ em. Do đặc điểm dễ bị tổn thương của trẻ nhỏ
hơn so với người lớn và cần bảo vệ các em khỏi
bạo lực, bóc lột, phân biệt đối xử và xao nhãng,
vì vậy một cơ quan chuyên trách về trẻ em sẽ
giúp tăng nhận thức về quyền trẻ em và tăng
cường ưu tiên xã hội và chính trị.
Kể từ năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực nhằm cải thiện luật pháp và chính
sách để thúc đẩy việc thực hiện Công ước quyền
trẻ em. Các nguyên tắc về quyền trẻ em đã được
thể hiện trong Hiến pháp năm 2013, văn bản
pháp luật cao nhất và các văn bản pháp luật khác
và trên cơ sở đó nhiều chính sách và chương
trình đã được xây dựng và triển khai nhằm thực
hiện các quyền của trẻ em. Những cải cách trong
xây dựng chính sách, pháp luật trong thời gian
qua, đặc biệt là cải cách Luật Trẻ em năm 2016,
sẽ mang lại cơ hội lớn để Việt Nam tiếp tục đà
phát triển này và quan trọng hơn là biến những
cam kết của mình thành những hành động thực
tiễn nhằm bảo vệ quyền trẻ em.
2. Những điểm còn tồn tại trong việc bảo
đảm thực hiện quyền trẻ em thông qua hoạt
động của cơ quan lập pháp
Mặc dù về cơ bản, pháp luật nước ta không
mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân
quyền và bảo đảm thực hiện quyền trẻ em thông
qua hoạt động của cơ quan lập pháp trên thực tế
là phù hợp, thậm chí ở mức tiến bộ, so với thông
lệ quốc tế; tuy nhiên, trong việc bảo đảm thực
hiện quyền trẻ em thông qua hoạt động của cơ
quan lập pháp ở nước ta hiện nay vẫn còn một số
vấn đề tồn tại nhất định.
Thứ nhất, về nhận thức của cán bộ, công
chức, đại biểu dân cử
Thực tế cho thấy, hiểu biết về bảo đảm thực
hiện quyền trẻ em thông qua hoạt động của cơ
quan lập pháp ở nước ta hiện nay còn hạn chế,
dẫn đến có những hành động vô ý vi phạm các
quyền hợp pháp, bảo đảm thực hiện quyền trẻ
em. Sự hạn chế như vậy có nguyên nhân từ công
tác tuyên truyền, giáo dục về nhân quyền chưa
thường xuyên.
Thứ hai, sự tham gia của các cơ quan thông
tin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền và
Soá 6/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
9
đấu tranh chống vi phạm nhân quyền còn
mờ nhạt.
Thứ ba, cơ chế bảo đảm thực hiện quyền trẻ
em thông qua hoạt động của cơ quan lập pháp
chưa hiệu quả: Hiện nay, nước ta vẫn chưa có
một cơ quan chuyên trách về vấn đề thúc đẩy và
bảo vệ bảo đảm thực hiện quyền trẻ em thông
qua hoạt động của cơ quan lập pháp; chưa có một
quy chế chặt chẽ trong việc xử lý các tố cáo và vi
phạm nhân quyền.
Thứ tư, sự thiếu hụt các nguồn vật chất. Mặc
dù đòi hỏi ở mức độ khác nhau, song việc bảo
đảm thực hiện quyền trẻ em thông qua hoạt động
của cơ quan lập pháp nào cũng không thể tách
rời các điều kiện vật chất. Những khó khăn về
kinh tế là một trong những rào cản để bảo đảm
các điều kiện để thực thi về quyền trẻ em của cơ
quan lập pháp.
Thứ năm, Việt Nam chưa có một cơ chế
giám sát quyền trẻ em độc lập, vấn đề này, đã
được Ủy ban của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ
em liên tục đề cập trong hai phiên họp đánh giá
tính hình thực hiện Công ước quyền Trẻ em tại
Geneva lần lượt vào năm 2003 và 2012. Một cơ
chế độc lập sẽ giúp giám sát hiệu quả hơn các
cam kết cũng như việc thực hiện quyền trẻ em
của các cơ quan nhà nước khác nhau. Cơ chế này
cũng hỗ trợ trẻ em tham gia vào việc đưa ra các
quyết định quan trọng.
3. Một số giải pháp tiếp tục thực hiện, bảo
đảm thực hiện quyền trẻ em thông qua hoạt
động của cơ quan lập pháp
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ, thúc
đẩy và phát triển bảo đảm thực hiện quyền trẻ em
thông qua hoạt động của cơ quan lập pháp.
Trước mắt, cần tập trung xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật bảo đảm các quyền con
người về dân sự, chính trị; các quyền về kinh tế,
xã hội và văn hóa; quyền của nhóm đối tượng dễ
bị tổn thương trong xã hội như quyền trẻ em,
quyền phụ nữ; quyền của công dân cao tuổi
Để làm được điều đó, cần có sự nghiên cứu và
tổng kết toàn diện và sâu sắc hệ thống pháp luật
hiện hành, có sự phân tích, so sánh đối chiếu với
các quy định quốc tế về quyền con người mà
Việt Nam đã tham gia.
Trên cơ sở các quan điểm về xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm thực
hiện quyền trẻ em thông qua hoạt động của cơ
quan lập pháp đặt ra trong thời gian tới, các quy
phạm pháp luật về các bảo đảm thực hiện quyền
trẻ em thông qua hoạt động của cơ quan lập
pháp cần được cụ thể và rõ ràng hơn trong các
luật chuyên ngành, đảm bảo đồng bộ trong hệ
thống pháp luật.
Thứ hai, trong nhà nước pháp quyền không
chỉ bảo vệ quyền lợi của người dân nói chung mà
xuất phát từ đặc thù về thể chất, tâm lý, quyền
lợi của trẻ em, phụ nữ, công dân cao tuổi cũng
như những người bị khuyết tật phải được coi là
đối tượng ưu tiên trong việc bảo vệ, yêu cầu đặt
ra cho việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi
của nhóm đối tượng này là: Không được có bất
kỳ sự phân biệt đối xử nào trong các quy định
của pháp luật; quyền lợi của họ phải được bảo
đảm trên thực tế.
Thứ ba, xây dựng chế độ trách nhiệm của
cán bộ, công chức nhà nước và hoàn thiện cơ chế
kiểm tra, giám sát bảo đảm nhân dân tham gia
thực sự công việc nhà nước.
Trước mắt và trong thời gian tới đối với cán
bộ, công chức nhà nước trong mối quan hệ với
nhân dân (quan hệ cá nhân và Nhà nước) đòi hỏi
xây dựng chế độ trách nhiệm bảo đảm mỗi cán
bộ, công chức nhà nước có thể phát huy hết năng
lực cá nhân; đồng thời, xác định cụ thể trách
nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức nhà
nước trong quá trình thực thi công vụ, giảm
thiểu nguy cơ có thể xâm phạm quyền của công
dân. Theo đó, pháp luật phải cụ thể hóa mối
quan hệ giữa cá nhân, công dân với Nhà nước.
Nhà nước là tổ chức công quyền, nghĩa là người
làm công, mang quyền lực được ủy quyền từ
nhân dân, do đó xác định cụ thể các quyền của
công dân theo hướng công dân có quyền được
làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm,
còn cán bộ, công chức nhà nước chỉ được phép
làm những gì mà luật pháp quy định. Đồng thời,
trách nhiệm của Nhà nước là phải tôn trọng, bảo
đảm thực hiện quyền con người và công dân
cũng phải làm tròn những nghĩa vụ phát sinh từ
việc hưởng thụ các quyền do Hiến pháp và pháp
luật quy định.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
10
Quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và
công dân bảo đảm tính ràng buộc hai chiều, trước
hết nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ,
công chức là phục vụ nhân dân, chứ không phải
“làm quan cách mạng”. Trong điều kiện nước ta
hiện nay, đòi hỏi chuyển mạnh từ “nền hành chính
cai trị sang nền hành chính phục vụ”.
Thứ tư, tăng cường sự giám sát của Quốc
hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với thực thi
quyền trẻ em, cụ thể:
+ Chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các
Đoàn Đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc
hội tăng cường giám sát việc thực hiện Luật trẻ
em năm 2016. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013
và Công ước CRC, Luật trẻ em năm 2016 quy
định 25 nhóm quyền của trẻ em. Việc tăng số
quyền của trẻ em thể hiện sự quan tâm của Nhà
nước và xã hội đối với thế hệ tương lai của đất
nước và cũng là phù hợp với Công ước CRC.
Luật trẻ em năm 2016 chú trọng những quy định
về độ tuổi trẻ em; xây dựng định nghĩa về các
hình thức bạo lực, xâm hại trẻ em; quy định trách
nhiệm và sự phối hợp của cơ quan quản lý Nhà
nước với các bộ, ngành hữu quan và chính quyền
các địa phương; ban hành chính sách, pháp luật
để bảo vệ lợi ích chính đáng cho mọi trẻ em (ưu
tiên nhóm trẻ em yếu thế trên cơ sở tiếp cận quyền
trẻ em)...
+ Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/01/2018 sẽ là công cụ để
nghiêm trị những hành vi sử dụng người dưới 16
tuổi vào mục đích khiêu dâm cũng như các hành
vi xâm hại tình dục đối với trẻ em. Nếu như, theo
BLHS năm 1999, mặc dù có ghi nhận các tội
hiếp dâm trẻ em (Điều 112), tội cưỡng dâm trẻ
em (Điều 114), tội giao cấu với trẻ em (Điều 115)
và tội dâm ô với trẻ em (Điều 116), song trong
điều luật cũng không ghi nhận hết những hành vi
xâm phạm đến trẻ em, nhất là tội dâm ô với trẻ
em. Do vậy việc xử lý loại tội phạm này còn
nhiều bất cập và còn bỏ lọt tội phạm. Tại điều
142 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi của Bộ luật
hình sư năm 2015, đã sửa đổi chính sách hình sự
đối với hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi.
Khi Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực thi
hành sẽ là công cụ để nghiêm trị những hành vi
vi phạm pháp luật đưa trẻ tham gia vào những
hành vi có mục đích khiêu dâm, xâm hại tình dục
đối với trẻ em và góp phần bảo vệ quyền con
người, quyền của trẻ em....
+ Tăng cường quan hệ hợp tác, phối hợp
liên ngành giữa các cơ quan tư pháp với cơ
quan phúc lợi xã hội thông qua việc quy định
vai trò của cán bộ xã hội trong việc hỗ trợ trẻ
em là nạn nhân, nhân chứng trong quá trình tố
tụng và trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá
việc thực hiện các biện pháp xử lý chuyển
hướng và việc thi hành các chế tài giáo dục tại
cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm
tội; triển khai thực hiện các quy định trong Luật
tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 để thành lập
hệ thống tòa án chuyên trách về trẻ em/người
chưa thành niên.
Trong tương lai, cần nghiên cứu ban hành đạo
luật riêng về tư pháp người chưa thành niên, bởi
vì, các quy định của pháp luật về tư pháp đối với
tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật đã có nhưng
lại nằm rải rác tại nhiều đạo luật như Bộ luật hình
sự năm 2015, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2016, Luật thi
hành án hình sự năm 2010, Luật trẻ em năm
2016. Các đạo luật này do các cơ quan soạn
thảo khác nhau nên không tránh khỏi có những
quy định chưa thống nhất. Trong bối cảnh Việt
Nam đang tiến hành cải cách tư pháp, hoàn thiện
hệ thống pháp luật, cần xây dựng mô hình hệ
thống tư pháp cho người chưa thành niên,
+ Nghiên cứu ban hành quy định pháp luật về
nghề công tác xã hội trong đó quy định rõ vai trò,
vị trí, nhiệm vụ của cán bộ xã hội; tiêu chuẩn thực
hành nghề công tác xã hội; quy định theo dõi giám
sát chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội;
đưa các quy định về chức năng nhiệm vụ của cán
bộ xã hội trong các lĩnh vực cụ thể, đặc biệt trong
việc bảo vệ, hỗ trợ trẻ em bị lạm dụng, xâm hại,
bóc lột, trẻ em tiếp xúc với hệ thống tư phápvào
các văn bản pháp luật liên quan.
+ Nghiên cứu ban hành quy định pháp luật
về quản lý và sử dụng internet , trong đó quy định
cụ thể việc quản lý các trang web, các trò chơi
trực tuyến (game online), giúp việc khai thác
hiệu quả các thành tựu công nghệ thông tin, phát
huy khả năng tư duy, sáng tạo của giới trẻ, đồng
thời hạn chế những tiêu cực của loại hình thông
tin, giải trí này.
(Xem tiếp trang 17)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_dam_thuc_hien_quyen_tre_em_thong_qua_hoat_dong_cua_co_qu.pdf