Ba là, Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng và tính chuyên nghiệp của các lực lượng tham gia du lịch; tăng cường tổ chức tập huấn về du lịch cộng đồng cho cộng đồng dân cư tại các bản làng, các điểm du lịch. Tổ chức các lớp học cộng đồng bồi dưỡng kỹ năng về dịch vụ du lịch, các lớp học tiếng nước ngoài dành cho người dân địa phương. Các dịch vụ cần được triển khai hiệu quả hơn như: quà lưu niệm, ăn uống, giải trí, trải nghiệm các nghề nông nghiệp, thủ công nghiệp.
Bốn là, tiếp tục đấy mạnh việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Tuyên Quang và đẩy mạnh việc hạp tác trong phát triển du lịch. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt là tại các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Trong đó cần coi trọng nội dung, hỉnh thức quảng bá phù hợp với từng nhóm đối tượng du khách cụ thể; đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Thủ đô Hà Nội.
Tính bền vững trong việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng là một thách thức lớn không chỉ trong thời điểm hiện nay, mà còn cả trong tương lai nếu không có những giải pháp đồng bộ, phù hợp. Trong thời gian tới tỉnh Tuyên Quang cần tiếp tục quy hoạch lại các vùng du lịch, chú trọng phát triển và tái tạo lại các giá trị văn hóa của các dân tộc đã bị mai một và hướng dẫn người dân làm du lịch một cách bền vững.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang để phát triển du lịch cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO
ISSN: 2354 -1431
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang để phát triển du lịch cộng đồng
Hoàng Thị Trang11* Ngựyễn Mai Chinha
° Trường Đại học Tân Trào
Email: hoangtrangcdtq@gmail.com
Thông tin bài viết
Tóm tắt
Ngày nhận bài:
15/10/2019
Ngày duyệt đăng:
10/12/2019
Trước xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào dân tộc thiểu số ưên địa bàn tinh Tuyên Quang là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết góp phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào ngày càng được nâng cao, qua đó giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, vấn đề đặt ra là cần đánh giá đúng thực
Từ khóa:
Hội nhập; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
trạng để đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
thống; dân tộc thiểu sổ; đời sống văn hóa tinh thần
Khái quát về văn hóa truyền thống và tiềm năng du lịch của tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có 6 huyện, 1 thành phố; 138 xã, phường, thị trấn. Là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, Tuyên Quang có những đặc trưng văn hóa riêng mang đậm nét văn hóa của vùng miền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiên trúc, tín ngưỡng,... có 22 dân tộc cư trú, ở mỗi cộng đồng các dân tộc thiểu số đều có những nét văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời, tạo nên những sắc thái riêng biệt và trở thành những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đóng góp cho kho tàng vãn hóa của cả nước, nhiều phong tục tập quán hết súc độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Dao, Mông..., đây là nguồn tài nguyên giá trị, dồi dào để phát triển du lịch. Bên cạnh đó là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên đẹp được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch theo hướng đa dạng, độc đáo. Trong đó, tỉnh tập trung vào 4 loại hình chính là du lịch lịch sử - văn hóa; du lịch tâm linh; du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng và du lịch lễ hội.
Tuyên Quang có nhiều lễ hội và sinh hoạt vãn hóa đặc sắc, có ở hầu hết các dân tộc, ở địa phương, các lễ hội truyền thống mang đậm những giá trị vãn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang: Lễ hội Lồng tông của đồng bào Tày (Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình); Le hội Nhảy lừa của dân tộc Pà Thèn (Lâm Bình), Dao đỏ Na Hang), Cao Lan (Yên Sơn); Le hội Cầu mùa của đồng bào Tày xã Tân Trào (Sơn Dương); Lễ hội Đình Giếng Tanh của dân tộc Cao Lan (Yên Sơn); Lễ hội Động Tiên - Chợ quê (Hàm Yên); Lễ hội Đua thuyền ưên sông Lô và lễ hội rước Mầu (TP Tuyên Quang)... [6], các lễ hội đã và đang góp phần tích cực vào việc duy trì, bảo tồn bản sắc vãn hóa của các dân tộc trôn địa bàn tỉnh. Ngày 31-10-2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 3820/QĐ- BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phỉ vật thể quốc gia; Hát Páo dung và Nghi lễ Cấp sắc của người Dao tại Tuyên Quang đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 13-10-2015, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 3465/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hát Sình ca của người Cao Lan tỉnh Tuyên Quang đã được đưa vào danh mục là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tạo ấn tượng với các điểm du lịch tại Na Hang, Lâm Bình với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với nhiều điểm đến hấp dẫn như danh thắng Cọc Vài, hang Khuoi Pin, danh thắng 99 ngọn núi, ruộng bậc thang Hồng Thái....
Là vùng đất giàu bàn sắc văn hóa truyền thống cùa các dân tộc, cùng với nhiều điếm sinh thái hấp dẫn, địa phương đã và đang làm tốt công tác đưa di sàn văn hóa các dân tộc trong phát triển du lịch cộng đồng. Đã có nhiều hộ gia đình phát triển dịch vụ homestay, tập trung chủ yếu tại các huyện Lâm Bình, Sơn Dương, Na Hang, Yên Sơn với một số điểm như: điểm du lịch Làng văn hóa-du lịch thôn Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương). Ngày 28/6/2017, ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định số 718/QĐ-UBND về việc công nhãn điểm du lịch địa phương tình Tuyên Quang năm 2017, đã công nhận các điểm du lịch trên địa bàn huyện Lâm Bình như sau: 1. Điểm du lịch thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm; 2. Điểm du lịch thôn Nà Đông, xã Thượng Lâm; 3. Điểm du lịch thôn Nà Muông, xã Khuôn Hà; 4. Điểm du lịch thôn Nặm Đíp, xã Lăng Can; tỉnh đang triển khai thực hiện các Đe án Bảo tồn kiến trúc nhà sàn truyền thống dân tộc Tày gắn với khu di tích lịch sử Kim Bình; xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái (Na Hang)... những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc được hội tụ từ trang phục, nhà ở, ẩm thực, dân ca đã trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo. Du lịch cộng đồng phát triển không chỉ thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển mà còn góp phần vào công tác bảo tòn những nét văn hóa bản địa.
Thực trạng khai thác giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu sổ ở Tuyên Quang nhằm phát triển du lịch cộng đông
Ngày 18/5/2013, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ra Kết luận số 125-KL/TU về Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sẳc dân tộc, Nghị quyết đã chi rõ: “Cùng với việc hội nhập vào “xa lộ” văn hóa của quốc tế và nước nhà, mỗi dân tộc, mỗi địa phương trong tinh phải biết nâng niu, giữ gìn, bảo tồn những nét độc đáo riêng có của dân tộc và địa phương mình để lưu giữ được truyền thống văn hóa do cha ông để lại..[1, tr. 143].
Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI (2015) xác định: “chú trọng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tọc gắn với phát triển du lịch...” [2, tr.l 19].
Ngày 23-6-2016, ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Ke hoạch so 51/KH-UBND về phát triển du lịch tình Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, khôi phục các lễ hội, làng nghề truyền thống; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, nhất là đặc sản của địa phương phục vụ phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu du lịch” [4, tr.2].
Ở những huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Đảng bộ, chính quyền, các ban ngành đã chủ động xây dựng, ban hành những chính sách để phát triển du lịch cộng đồng như huyện Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương... bước đầu thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến thưởng ngoạn thắng cảnh đẹp và bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Tỉnh chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ phát triển du lịch cộng đồng phải đi đôi với gìn giữ không gian văn hóa đặc sắc của dân tộc, giữ nguyên hiện trạng, cảnh quan, kiên trúc truyền thống... không để các hộ xây dựng, chỉnh trang nhà cửa, các công trình phụ không đúng với bản sắc truyền thống, làm phá vỡ cảnh quan, môi trường xung quanh.
Các huyện đã tổ chức cho các hộ dân tham quan, học tập kinh nghiệm, làm du lịch cộng đồng tại một số tỉnh bạn; tổ chức các lóp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng làm du lịch cộng đồng; hoàn thành việc chinh trang khuôn viên nhà cửa, thành lập các đội văn nghệ, tổ chức tập luyện các tiết mục để phục vụ khách du lịch; hoàn thành xây dựng bàn đồ, tua, tuyến du lịch, tập huấn hướng dẫn viên du lịch, bổ sung dịch vụ du lịch như: chèo thuyền kayak, xe đạp, xe máy, bè màng, câu cá,... phục vụ du khách.
Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, người dân đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, tập trung vào các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, giới thiệu các sản phẩm truyền thống, đặc sản của địa phương, của đồng bào dân tộc đến với khách du lịch. Nhờ đó, hoạt động du lịch, nhất là du lịch cộng đồng ở một số làng, bản của đồng bào dân tộc thiểu số bước đầu đã đem lại những kết quà tích cực, giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn thu ổn định cho đồng bào, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, khơi dậy ý thức bảo vệ và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Tỉnh đã chú trọng tổ chức cuộc thi thiết kế các mẫu quà tặng lưu niệm đặc trưng về du lịch Tuyên Quang. Ngày 17-7-2017, úy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi “Thiết kế sản phẩm lưu niệm du lịch” và “Sáng tác biểu trung (logo), khẩu hiệu (slogan) du lịch” tỉnh Tuyên Quang năm 2017.
Đa dạng hóa các hình thức trài nghiệm du lịch. Trài nghiệm, thưởng thức các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian của các dân tộc như: hát Sình Ca của dân tộc Cao Lan, hát Páo Dung của dân tộc Dao, hát Cọi, Then của dân tộc Tày... Các câu lạc bộ hát then, hát Sình ca ngày càng tăng, hoạt động của các câu lạc bộ ngày càng quy củ, chất lượng, góp phần giữ gìn và phát huy bàn sắc văn hóa độc đáo, riêng biệt của từng dân tộc và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân và du khách.
Khách đến thăm nhà dân, được tìm hiểu những nét đẹp bản sắc văn hoá, phong tục tập quán và cuộc sống của người dân địa phương. Trải nghiệm du lịch cộng đồng với ngôi nhà sàn cổ hàng trăm năm tuổi của dân tộc Tày. Được thưởng thức các món ăn truyền thống của người dân bản địa với thịt chua, mắm cá ruộng, xôi ngũ sắc, cơm lam chấm muối vừng, sắn nướng, rượu men lá, trà giảo cổ lam, rau dớn, bánh gai...Tham gia các hoạt động đốt lửa trại, giao lưu vói đồng bào dân tộc ở địa phương và tham gia nhiều trò chơi truyền thống như tung còn, đẩy gậy, kéo co... tham gia các dịch vụ khác như đi xe đạp, xe máy, xe trâu thăm quan bản làng; du thuyền thăm quan các điểm danh thắng trên lòng hồ sinh thái, trèo thuyền kayak hoặc có thể cắm trại trong rừng nguyên sinh... Các hoạt động trải nghiệm bình dị, mộc mạc trong cuộc sống thường nhật nhưng lại rất sinh động, được tìm hiểu những bản sắc văn hoá, phong tục tập quán và trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
Truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày Na Hang, Lâm Bình; dệt thổ cẩm cùa người Dao đỏ Hàm Yên, Chiêm Hóa, Lâm Bình được lưu giữ và bảo tồn... để nghề dệt truyền thống trang phục của người Tày, Dao đỏ không bị mai một những người phụ nữ cao tuổi có nhiều kinh nghiệm đã tích cực truyền dạy lại cách may, thêu thùa trang phục truyền thống cho thế hệ trẻ. Hằng năm, các địa phương thường tổ chức các cuộc liên hoan, trình diễn trang phục của các dân tộc nhằm khôi phục và giữ gìn bàn sắc vãn hóa truyền thống của các dân tộc.
Nhận thức được bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội truyền thống của các các dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập, từ năm 2010, huyện Lâm Bình đã tổ chức khôi phục lại Le hội nhảy lừa của dân tộc Pà Thèn. Các lễ hội được phục dựng góp phàn tích cực vào việc giáo dục cho thế hệ trẻ biết giữ gìn và phát huy những giá trị, nét đẹp văn hoá truyền thống độc đáo cùa các dân tộc.
Các sở, ban ngành, đoàn thể đã tích cực quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lọi thế và sàn phẩm du lịch về homestay, lễ hội nhảy lừa, lễ hội lồng tông, hát then... trên Facebook, Youtube bằng tiếng Anh, Pháp; hoàn thành xây dựng website du lịch; vận động nhân dân duy trì gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Mặc dù khai thác giá trị văn hóa truyền thống cùa các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang nhằm phát triển du lịch giàu triển vọng nhưng vẫn tồn tại nhiều khó khăn cần giải quyết, khi hạ tầng giao thông và cơ sờ vật chất du lịch ở một số điểm du lịch cộng đồng còn khó khăn, kinh phí hỗ trợ, đầu tư, công tác xã hội hóa các hoạt động du lịch phục vụ khách còn nhiều hạn chế.
Nhận thức về du lịch của đồng bào dân tộc còn chưa được đầy đủ, nguồn nhân lực tham gia làm du lịch chưa được đào tạo bài bản, kỹ năng giao tiếp ứng xử, tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch chưa cao, trình độ ngoại ngữ chưa cao; hầu hết các hộ kinh doanh mới chỉ dừng lại ở hai hình thức: thưởng thức ẩm thực dân tộc và giao lưu văn nghệ. Mức cung cấp các dịch vụ ăn, uống, đi lại còn nhỏ lè, thiếu chuyên nghiệp, bài bản.
Các làng bản ngày càng bị bê tông hóa, lói sóng văn hóa trong các bản làng ngày càng kinh hóa, các khu di tích sinh thái thiếu thốn về cơ sở vật chất cho hoạt động khám phá; văn hóa truyền thống ngày càng mai một do những yếu tố văn hóa ngoại lai xâm nhập tác động đến thế hệ trẻ trong việc lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc. Không gian truyền thống nhà sàn đã mất dần nhất là những khu định cư mới Hên quan đến việc xây dựng các công trình thủy điện.
Một số nghề thủ công truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã được khôi phục nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất các mặt hàng lưu niệm quà tặng du lịch đặc trưng của tỉnh, số sản phẩm lưu niệm nhập về từ nơi khác về; trang phục truyền thống của một số đồng bào dân tộc đã được thay thế bằng các loại vải nhập khẩu hay trang phục may sẵn...
Nguyên nhân của những hạn chế đó là do hạ tầng thiếu đồng bộ, địa hình phức tạp, đường giao thông không thuận lợi, thường xuyên phải hứng chịu nhũng tác động tiêu cực tù thiên tai. Bên cạnh đó, ở một số noi, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn duy trì một vài hủ tục lạc hậu là rào cản lớn cho phát triển du lịch, đội ngũ nhân lực trình độ còn hạn chế, trình độ dân trí không đồng đều... Nhìn chung, hoạt động du lịch của Tuyên Quang chưa có được sức hấp dẫn đối với du khách; ít có những đoàn khách lổn; thời gian lưu trú của khách du lịch không dài, các mô hình du lịch cộng đồng ở các địa phương bước đầu nhận được sự ủng hộ, vào cuộc của chính quyền địa phương và khách tham quan du lịch nhưng vẫn còn mang tính tự phát chưa được đầu tư nhiều để mang lại hiệu quả cao.
Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ờ Tuyên Quang nhằm phát triển du lịch cộng đồng
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, Đảng bộ về xây dựng, phát triển văn hóa; giáo dục về di sàn văn hóa và Luật Di sàn văn hóa; tổ chức các hội nghị tuyên truyền pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch tới các doanh nghiệp, tổ chúc, cá nhân hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩhh vực du lịch trên địa bàn tình; Tuyên truyền, vận động đồng bào xóa bỏ các luật tục lạc hậu. Đổi mới phương thức quảng bá xúc tiến du lịch thông qua các phương tiện truyền thông điện tử như: truyền hình, internet, mạng xã hội; đài phát thanh, phát hành các ấn phẩm giói thiệu về con người, lịch sử văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh.
Hai là, gắn kết chặt chẽ việc phát triển du lịch cộng đồng với bào tồn, phát huy các giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn tình. Khai thác một số lễ hội, phong tục tập quán truyền thống của các dân tộc để xây dựng các sàn phẩm du lịch đặc trưng. Hướng dẫn đồng bào dân tộc cách bảo tồn và duy trì bản sắc văn hóa của dân tộc mình và địa phương như: lễ hội, làng nghề, phong tục, tập quán, kiến trúc nhà ở; xây dựng, khôi phục các làng văn hóa gắn với du lịch cộng đồng. Tập trung vào trang phục, ẩm thực, kiến trúc, cảnh quan...
Ba là, Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng và tính chuyên nghiệp của các lực lượng tham gia du lịch; tăng cường tổ chức tập huấn về du lịch cộng đồng cho cộng đồng dân cư tại các bản làng, các điểm du lịch. Tổ chức các lớp học cộng đồng bồi dưỡng kỹ năng về dịch vụ du lịch, các lớp học tiếng nước ngoài dành cho người dân địa phương. Các dịch vụ cần được triển khai hiệu quả hơn như: quà lưu niệm, ăn uống, giải trí, trải nghiệm các nghề nông nghiệp, thủ công nghiệp.
Bốn là, tiếp tục đấy mạnh việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Tuyên Quang và đẩy mạnh việc hạp tác trong phát triển du lịch. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đặc biệt là tại các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Trong đó cần coi trọng nội dung, hỉnh thức quảng bá phù hợp với từng nhóm đối tượng du khách cụ thể; đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Thủ đô Hà Nội...
Tính bền vững trong việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng là một thách thức lớn không chỉ trong thời điểm hiện nay, mà còn cả trong tương lai nếu không có những giải pháp đồng bộ, phù hợp. Trong thời gian tới tỉnh Tuyên Quang cần tiếp tục quy hoạch lại các vùng du lịch, chú trọng phát triển và tái tạo lại các giá trị văn hóa của các dân tộc đã bị mai một và hướng dẫn người dân làm du lịch một cách bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (2015), Văn kiện Đảng bộ tinh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2015, tập VII, Tuyên Quang.
Đảng bộ tình Tuyên Quang (2015), Văn kiện Đại hội Đại biếu Đảng bộ tinh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020, Tuyên Quang.
Luật số 32/2009/QH12 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ dung một số điều của luật Di sản văn hóa.
ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2016), Ke hoạch số 51/KH-UBND về phát triển du lịch tình Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020, Tuyên Quang.
Nhiều tác giả (2009), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.
Preserving and promoting the values of traditional culture of ethnic minorities in Tuyen Quang to develop community based tourism
Hoang Thi Trang, Nguyen Mai Chinh
Article info
Abstract
Recieved:
15/10/2019
Accepted:
10/12/2019
Facing the current integration trend, the issue of preserving and promoting the values traditional culture among ethnic minorities in Tuyen Quang province is an important and urgent duty which contributes to the cultural and the spiritual life of the people has been increasingly unproved, thereby preserving and promoting the cultural identity of the ethnic communities in the province. The given question is to evaluate
Keywords:
Integration; preserve, promote the values of traditional culture;
ethnic minorities;
cultural and spiritual life.
the true situation to propose appropriate solutions to preserve and promote the values of traditional culture of ethnic minorities.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_ton_va_phat_huy_gia_tri_van_hoa_truyen_thong_cac_dan_toc.docx
- 4_hoang_thi_trang_et_al_7517 (1)_2280302.pdf