Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự quốc tế

Thay cho lời kết Theo luật quốc tế về quyền con người, nếu quốc gia không thực thi quyền con người ở cả cấp độ trong nước và quốc tế (bao gồm không thực thi nghĩa vụ truy tố, xét xử tội phạm) thì quốc gia phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhân quyền quốc tế55. Điều này có nghĩa là người thực hiện hành vi vi phạm quyền con người và bị coi là tội phạm quốc tế có thể không bị trừng phạt. Về phương diện này, Luật Hình sự quốc tế bổ sung, tăng cường bảo vệ quyền con người bằng quy định về trách nhiệm hình sự cá nhân và thiết lập Tòa án Hình sự quốc tế để đảm bảo công lý được thực hiện cho nạn nhân. Bên cạnh đó, một số quyền con người là tuyệt đối, không thể bị tước bỏ trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, các quyền cơ bản của cá nhân bị truy tố trước Tòa án Hình sự quốc tế cần được bảo vệ. Tuy nhiên, phân tích ở trên cho thấy, không thể khẳng định, Tòa án Hình sự quốc tế có đủ khả năng bảo vệ các quyền con người cho bị cáo. Bởi lẽ, các tòa này được tự do lựa chọn những điều khoản nào trong luật nhân quyền mà họ phải áp dụng. Hơn nữa, do định kiến với tội ác quốc tế hoặc do sự thiếu hợp tác của các quốc gia, bị cáo có khả năng bị vi phạm quyền được suy đoán vô tội hoặc bị giam giữ không có cơ sở, kéo dài thời gian tạm giam, không có cơ hội được trình bày bằng chứng để có thể được miễn hoặc giảm trách nhiệm

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ Lê Thị Anh Đào TS. Khoa Pháp luật quốc tế - Đại học Luật Hà Nội. Thông tin bài viết: Từ khóa: quyền con người, hình sự quốc tế, tòa án hình sự quốc tế, tội phạm quốc tế. Lịch sử bài viết: Ngày nhận bài : 20/02/2020 Biên tập : 05/03/2020 Duyệt bài : 12/03/2020 Article Infomation: Keywords: Human rights; international criminal; international criminal court; international crime. Article History: Received : 20 Feb. 2020 Edited : 05 Mar. 2020 Approved : 12 Mar. 2020 Tóm tắt: Luật Hình sự quốc tế là một công cụ để bảo vệ và tăng cường sự tôn trọng quyền con người, nhưng quyền con người cũng có thể bị vi phạm khi tiến hành các thủ tục tư pháp. Bài viết phân tích điểm cân bằng giữa việc bảo vệ quyền con người và vi phạm quyền con người trong Luật Hình sự quốc tế, đồng thời đề xuất biện pháp khắc phục. Abstract: The international criminal law is a tool for protection and enhancement of human rights from a punitive perspective. However, the human rights might be violated once judicial procedures are conducted. This article provides analysis of the balance between the protection of human rights and violations of human rights in the international criminal law and recommended solutions. 1. Luật Hình sự quốc tế bảo vệ quyền con người 1.1. Quy định trách nhiệm hình sự cá nhân đối với tội phạm quốc tế Với tính chất là các quy phạm điều chỉnh chủ yếu mối quan hệ giữa các quốc gia, Luật Hình sự quốc tế (LHSQT) hướng đến các cá nhân. Trong khi Luật Quốc tế về quyền con người trao quyền cho các cá nhân, Luật Hình sự quốc tế đặt ra các quy định cấm hành vi vi phạm các quyền con người, đồng thời xác định hình phạt đối với những cá nhân thực hiện hành vi vi phạm các quy định cấm này. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, LHSQT bảo vệ quyền con người. Mục đích của trừng phạt người phạm tội là bảo vệ các giá trị chung của quyền con người đã được toàn thể cộng đồng quốc tế thừa nhận. So sánh các tội phạm quốc tế với các quyền con người cơ bản cho thấy rõ hơn LHSQT bảo vệ các giá trị và lợi ích thuộc về quyền con người. Số 7(407) - T4/20204 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1 Ý kiến tư vấn về dùng hoặc đe dọa dùng vũ khí hạt nhân, Báo cáo của ICJ năm 1996, đoạn 25; Ý kiến tư vấn về các hệ quả pháp lý của việc xây dựng một bức tường ở lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, Báo cáo của ICJ năm 2004, đoạn 106; Vụ việc liên quan đến các hoạt động vũ trang trên lãnh thổ Congo (Democratic Republic of the Congo v. Uganda), Báo cáo của ICJ năm 2005, đoạn 216; Nghị quyết số 237 năm 1967 của Hội đồng bảo an, UN Doc. A/237/1967 (1967). 2 Nghị quyết số 1312 (XIII) của Đại hội đồng UN, UN Doc. A/38/49 (1958), đoạn 7. 3 Điều 50 Công ước Genève I (1949) vể cải tiến tình trạng của những người bị thương và những người ốm của quân lực tại chiến trường; Điều 51 Công ước Genève II (1949) về cải tiến tình trạng của những người bị thương, những người ốm, và những người bị đắm tàu của quân lực trên biển; Điều 130 Công ước Genève III (1949) liên quan đến cách đối xử với tù binh chiến tranh; Điều 147 Công ước Genève IV (1949) về sự bảo vệ thường dân vào thời chiến. 4 Điều 3 chung được công nhận là luật tập quán (Xem Military and Paramilitary Activities on the territory of Nicaragua (Nicaragua v. USA), ICJ 1986, đoạn. 218), trong đó quy định về cách đối xử tối thiểu phải dành cho những người được bảo vệ trong cả các cuộc xung đột quốc tế và không có tính chất quốc tế. 5 Điều 3.1(a) (b) Công ước Geneva (I), (II), (III), (IV). 6 Erdemovic´ (IT-96-22-A), ngày 7/10/1997, đồng ý kiến riêng của thẩm phán McDonald và thẩm phán Vohrah, đoạn 21. 7 Điều 7 Quy chế ICC. 8 Report of the International Law Commission on the work of its 49th session, UN Doc. A/52/10 (1997), đoạn 76; Kayishema and Ruzindana (ICTR-95-1-T), 21 May 1999, đoạn. 88. - Tội ác chiến tranh: đây là loại tội phạm vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, bởi vì có những quyền tự nhiên của con người phải được bảo vệ trong hoàn cảnh xung đột vũ trang cũng như trong thời bình. Điều này đã được khẳng định bởi Tòa án công lý quốc tế (ICJ)1 và Hội đồng bảo an2. Đặc biệt, mỗi Công ước trong bốn Công ước Genève năm 1949 đều có một điều khoản xác định “vi phạm nghiêm trọng”. Công ước nghiêm cấm giết người, tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo và quy định trách nhiệm hình sự cá nhân3. Điều 3 chung Công ước Genève năm 1949 đã được công nhận là tập quán, trong đó quy định về cách đối xử tối thiểu phải dành cho những người được bảo vệ trong các cuộc xung vũ trang4. Điều 3 cấm: “xâm phạm đến tính mạng và toàn vẹn thân thể, nhất là hành động giết hại dưới mọi hình thức, gây thương tật, đối xử tàn ác, tra tấn và nhục hình”; “tuyên án và thi hành án mà không có phán quyết trước đó được tuyên bởi một tòa án được thành lập hợp thức, có khả năng bảo đảm tư pháp5. Điều khoản này cũng nhắc lại rằng, quyền sống, quyền không bị tra tấn hay đối xử vô nhân đạo và quyền được bảo đảm xét xử công bằng là những quyền cơ bản của con người và không được phép vi phạm trong bất kỳ trường hợp nào. - Tội ác chống lại loài người: Cộng đồng quốc tế đã thừa nhận tội ác chống lại loài người là “tội phạm đặc biệt ghê tởm, bởi vì loại tội phạm này xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, làm nhục hoặc hạ thấp nghiêm trọng nhân phẩm của một hoặc nhiều người”6. Do sự vô nhân đạo đối với nạn nhân nên những tội ác này còn phủ nhận quyền của những nạn nhân được thừa nhận là con người. Chính khái niệm “tội ác chống lại loài người” đã hàm ý rằng, có những quyền cơ bản của con người phải được bảo vệ bằng hình phạt trong luật hình sự quốc tế. Do đó, việc ghi nhận tội phạm chống lại loài người cũng là bảo vệ quyền con người cơ bản7. - Tội diệt chủng: Công ước năm 1948 về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng (CPPCG) là “một điều ước nhân quyền tinh túy”8 và đặc biệt. Bởi lẽ, Công ước không quy định trực tiếp về quyền con người mà thay vào đó, quy định về trách nhiệm hình sự của thủ phạm và xét xử hành vi phạm tội trước tòa án quốc tế9. 1.2. Thành lập Tòa án Hình sự quốc tế Theo cách tiếp cận truyền thống của luật pháp quốc tế, các quốc gia có trách nhiệm chung là ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm quyền con người xảy ra trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, việc không điều tra các vi phạm đó chỉ dẫn đến trách nhiệm của quốc gia mà không dẫn đến trách nhiệm hình sự của cá nhân10. Trong khi đó, tội phạm quốc tế thường được thực hiện trên quy mô lớn hoặc bởi những nhóm người mà quốc gia không thể kiểm soát. Những tội ác này nếu không bị điều tra và khởi tố bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia và theo luật pháp quốc gia. Do đó, thủ phạm không bị trừng phạt và điều này làm mất đi mọi khả năng tác động răn đe của LHSQT cũng như tính xác thực của quyền con người. Mặc dù đã có một số nỗ lực nhằm phát triển quyền tài phán của các quốc gia vượt ra khỏi biên giới quốc gia (ví dụ như thiết lập quyền tài phán phổ cập) nhưng cơ chế thực thi truyền thống của LHSQT đã không thể ngăn chặn và trừng phạt các vi phạm thô bạo quyền con người. Chính vì vậy, các Tòa án Hình sự quốc tế đã được thành lập. Ví dụ, Tòa án Hình sự quốc tế về Nam tư cũ (ICTY) và Toà án Hình sự quốc tế về Rwanda (ICTR) được thành lập phù hợp với các nguyên tắc và mục tiêu của Liên hợp quốc (UN) về thúc đẩy và khuyến khích tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người11. Quy chế Rome quy định thành lập Tòa án Hình sự quốc tế thường trực (ICC) với thẩm quyền xét xử và trừng phạt thủ phạm của những vi phạm nghiêm trọng nhất về quyền con người khi pháp luật quốc gia thất bại trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Lý do việc thành lập ICC là nhằm chấm dứt sự miễn trừ đối với những người vi phạm nghiêm trọng quyền con người, để bảo vệ các quyền cơ bản. Thiết lập một cơ chế thường trực để truy tố tội phạm quốc tế là một bước quan trọng làm cho LHSQT tế đạt được hiệu quả răn đe thực sự và làm cho quyền con người được tôn trọng hơn12. Thậm chí, một số người cho rằng, hợp tác quốc gia với ICC là một cách để thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia theo luật quốc tế về quyền con người13. Tuy nhiên, lịch sử quyền con người cũng cho thấy sự hồ nghi nhất định đối với hệ thống tư pháp hình sự. Các văn kiện pháp lý về quyền con người thường có các điều khoản về bảo vệ cá nhân trong tố tụng hình sự (TTHS). Một mặt, quyền con người cần có luật hình sự để được bảo vệ một cách hiệu quả. Mặt khác, quyền con người cũng có thể bị vi phạm khi toà án thực hiện các thủ tục tư pháp hình sự. Do đó, thách thức đặt ra ở đây là phải tìm được sự cân bằng giữa hai lợi ích có tính cạnh tranh này. 5Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 9 Điều 4 CPPCG (1948) 10 Xem, ví dụ Süheyla Aydin v. Turkey (25660/94), ECtHR ngày 24/52005. 11 Điều 1(3) Hiến chương UN. 12 Điều 8 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR). 13 A. L. Ciampi, ‘State Cooperation with the ICC and Human Rights’, in M. Politi and F. Gioia (eds), The international Criminal Court and National Jurisdictions, Aldershot: Ashgate Publishing Limited, 2008, p.108. 2. Bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự quốc tế Lịch sử phát triển quyền con người cho thấy xu hướng bảo vệ các bị cáo đối mặt với hình phạt. Do đó, nhiều quyền cơ bản đã sớm được pháp luật ghi nhận để đạt được sự bảo vệ đó. Tuy nhiên, ý tưởng trao quyền cho tội phạm quốc tế đã gặp nhiều ý kiến phản đối bởi tính chất và hậu quả của tội phạm này. Điều này cho thấy khó khăn trong việc đảm bảo xét xử công bằng cho các bị cáo trong các phiên tòa hình sự quốc tế. Hiến chương của Toà án quân sự quốc tế (IMT) ghi nhận quyền của các bị cáo được đảm bảo quyền xét xử công bằng14. Sau đó, các quyền cơ bản của một cá nhân trong TTHS đã được quy định trong UDHR15, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)16 và các văn kiện nhân quyền khu vực. 2.1. Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự quốc tế Trong báo cáo về việc thành lập ICTY, Tổng thư ký UN đã lưu ý rằng, “điều quan trọng là tòa án quốc tế phải hoàn toàn tôn trọng các chuẩn mực được quốc tế công nhận liên quan đến quyền của bị cáo và các chuẩn mực này được quy định tại Điều 14 Công ước năm 1966 về quyền dân sự chính trị (ICCPR)17. Trên cơ sở đó, quy chế của cả hai tòa án adhoc và các Công ước Genève năm 1949 đều quy định về các bảo đảm và các quyền tương tự cho những người bị buộc tội18, trong đó các quyền con người căn bản phải được tôn trọng trong mọi hoàn cảnh19. Hiện nay, việc bảo đảm những quyền con người cơ bản đã được áp dụng trong tố tụng tại phiên tòa của Tòa án Hình sự quốc tế, cũng như trong thủ tục TTHS của quốc gia. Thẩm phán tham gia phiên toàn của tòa án quốc tế phải đảm bảo phiên tòa công bằng được tiến hành đối với bất kỳ bị cáo nào được đưa ra trước tòa. Những đảm bảo này phải được giải thích theo tiêu chuẩn tiên tiến được cập nhật thường xuyên. Trong việc giải thích các quyền của bị cáo, ICTR đã tuyên bố rằng, các phiên tòa phải áp dụng ICCPR như một phần của luật quốc tế nói chung. Tuy nhiên, tòa không phải áp dụng các điều ước quốc tế khu vực hoặc luật án lệ được phát triển bởi các cơ quan nhân quyền khu vực bởi vì chúng không ràng buộc đối với tòa án20. ICTY cũng bác bỏ việc áp dụng án lệ của Tòa án nhân quyền châu Âu (ECHR) và cho rằng, “ở một số khía cạnh nhất định, ICTY có thể so sánh với Số 7(407) - T4/20206 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 14 Điều 16, Hiến chương của Toà án quân sự quốc tế đi kèm với thỏa thuận về truy tố và trừng phạt các tội phạm chiến tranh chủ đạo của trục châu Âu ký tại London ngày 8/8/1945, IHL.NSF/FULL/350?OpenDocument. 15 Điều 1 và Điều 10 UDHR. 16 Điều 9, Điều 14, Điều 15 ICCPR, trên 17 Báo cáo của Tổng thư ký về các khía cạnh thành lập một tòa án quốc tế về việc truy tố những người chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế được thực hiện trên lãnh thổ Nam Tư (cũ), UN DOC S/25704 (1993), đoạn 106. 18 Điều 21 Quy chế ICTY, Điều 20 Quy chế ICTR; Xem thêm, Điều 3 chung (1)(d) các Công ước Genève (I), (II), (III), và (IV) năm 1949; Điều 75, Nghị định thư không bắt buộc (I) và Điều 6 Nghị định thư không bắt buộc (II) năm 1977 của các Công ước Genève năm 1949. 19 Điều 4(2) ICCPR; Điều 15(2) ECHR; Điều 27(2) Công ước Châu Mỹ về quyền con người (AmCHR); Điều 22(2) Công ước chống tra tấn (CAT); Điều 1 CPPCG (1948). 20 Barayagwiza, (ICTR-97-19), Decision, ngày 3/11/1999. một tòa án quân sự - tòa có quyền hạn chế về thủ tục tố tụng và các quy tắc khoan dung hơn về chứng cứ”21. Khác với ICTY và ICTR, Quy chế ICC quy định chi tiết hơn về quyền của nghi phạm và của bị cáo22. Quy chế ICC không công nhận bất kỳ văn kiện nhân quyền quốc tế nào là nguồn luật được áp dụng tại ICC, mà chỉ tuyên bố, “việc áp dụng và giải thích luật theo Điều 21 phải phù hợp với quyền con người đã được quốc tế công nhận”23. Việc Quy chế Rome không đề cập đến một văn kiện cụ thể nào đã tạo ra tình hình tương tự như với các tòa án Hình sự quốc tế khác. Quyền con người thường được ICC giải thích mở rộng bằng phương pháp mục đích luận và ICC còn viện dẫn đến các tiền lệ của ECHR và Tòa án nhân quyền Liên châu Mỹ để củng cố phán quyết24. Như vậy, khó có thể khẳng định rằng, các tòa án quốc tế có đủ khả năng bảo vệ cao nhất cho bị cáo, bởi vì các tòa này được tự do lựa chọn những điều khoản nào trong luật nhân quyền mà họ phải áp dụng. 2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự quốc tế Quyền của bị cáo bắt nguồn từ một nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là suy đoán vô tội. Nguyên tắc này được nêu tại Điều 14 (2) ICCPR và được thừa nhận tại Điều 66 Quy chế ICC, Điều 20 (3) Quy chế ICTR và Điều 21 (3) Quy chế ICTY. Theo quy định này, các cơ quan công quyền có nghĩa vụ phải loại bỏ “định kiến về kết quả của một phiên tòa”25. ECHR đã phán quyết rằng, quy định này yêu cầu các công chức không được “tuyên bố chính thức rằng ai đó có tội”26, trừ khi có quyết định của tòa án. Tuy nhiên, chuyển đổi cách giải thích này sang trật tự quốc tế là khá khó khăn. Vấn đề đầu tiên, ai được coi là “công chức” trong luật pháp quốc tế? Ngay cả khi giả định rằng các cơ quan chính của UN có thể được coi là “công chức” thì vấn đề tiếp theo nảy sinh là việc xem xét một nghị quyết của Hội đồng Bảo an, trong đó khẳng định trách nhiệm của một hoặc một số người đối với tội phạm quốc tế. Ví dụ, trong Nghị quyết số 1034, “cần lưu ý rằng [ICTY] đã ban hành [...] bản cáo trạng chống lại các nhà lãnh đạo người Serbia ở Bosina là Radovan Karadzic và Ratko Mladic” về trách nhiệm trực tiếp và cá nhân của họ vì phạm tội ác chống lại người Hồi giáo Bosnia ở thị trấn Srebrenica”27. Việc ban hành Nghị quyết này bị coi là vi phạm giả định vô tội. Bởi vì, Nghị quyết số 1034 không sử dụng thuật ngữ “bị cáo” khi đề cập đến trách nhiệm của hai nhà lãnh đạo người Serbia ở Bosina. Ngăn chặn định kiến đối với các loại tội ác này là khá khó khăn. Các quốc gia, các nạn nhân và báo chí thường chỉ rõ những người phải chịu trách nhiệm trước khi có bất cứ tòa án nào có cơ hội để đưa ra phán quyết về nội dung của vụ án. Ở cấp quốc gia, bị cáo có khả năng khởi kiện để yêu cầu điều chỉnh lại 7Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 21 Tadic’ (IT-94-1), Decision on the Prosecutor’s Motion Requesting Protective Measures for Victims and Witnesses, ngày 10/8/1995, đoạn 28. 22 Điều 55, Điều 66, Điều 67 Quy chế ICC. 23 Điều 21(3) Quy chế Rome. 24 Lubanga (ICC-01/04-01/06), ngày 10/2/2006 đoạn 12 và Lubanga (ICC-01/04-01/06), ngày 15/3/2006, đoạn 97. 25 Bình luận chung về Điều 14 ICCPR. Xem UN Doc. A/39/40 (1984), tr.143–147. 26 Krause v. Switzerland, ECHR 1978, đoạn 37; Allenet de Ribemont v. France, ECHR 1995, đoạn 37–41. 27 Security Council Resolution 1034, UN Doc. S/1995/1034 (1995), đoạn 7. các tuyên bố vi phạm giả định vô tội. Tuy nhiên, một biện pháp khắc phục như vậy không tồn tại ở cấp độ quốc tế. Tại phiên tòa của Tòa án Hình sự quốc tế, hầu hết các thảo luận liên quan đến giả định vô tội đã tập trung vào vấn đề phóng thích tạm thời và tạm giam để điều tra. Như là một hệ quả của nguyên tắc suy đoán vô tội, các văn kiện về quyền con người đều ghi nhận bị cáo có quyền được phóng thích trong lúc chờ phiên tòa xét xử28. Do đó, việc tạm giam bắt buộc trước khi có phiên tòa xét xử là trái với luật quốc tế về quyền con người29. Nhưng Các Quy tắc về thủ tục và chứng cứ (RPE) của các tòa án hình sự quốc tế vận hành trên cơ sở tạm giam là nguyên tắc và phóng thích là ngoại lệ30. Mặc dù một số thẩm phán phản đối thực tiễn này đã tuyên bố rằng việc phóng thích tạm thời phải là nguyên tắc và việc tạm giam chỉ nên duy trì trong các trường hợp hết sức cần thiết31, nhưng dường như khi bị cáo chuyển sang các tòa án hình sự quốc tế để xét xử, thì bị cáo vẫn bị giam giữ trong suốt thời gian xét xử và việc phóng thích tạm thời chỉ được ban cấp cho một vài trường hợp ngoại lệ32. Việc giam giữ tạm thời có thể được biện minh trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như, khi bị cáo có khả năng bỏ trốn hoặc khi bị cáo cố gắng can thiệp vào các cuộc điều tra bằng cách thay đổi bằng chứng hoặc gây áp lực cho nhân chứng33. Giam giữ tạm thời được áp dụng chỉ khi không có các biện pháp khác (ví dụ như bảo lãnh hoặc quản chế). Tại các tòa án hình sự quốc tế, lập luận chính chống lại việc phóng thích tạm thời là sự thiếu hợp tác từ phía các quốc gia và nguy cơ bị cáo sẽ thoát khỏi việc bị xét xử bằng cách trốn sang một quốc gia không hợp tác. Tuy nhiên, cơ sở cho việc giam giữ tạm thời tiến triển theo thời gian và việc giam giữ chính đáng có thể trở nên độc đoán khi cơ sở để biện minh cho việc tạm giữ đó không còn tồn tại. Vì lý do này, việc giam giữ tạm thời phải được xem xét lại một cách thường xuyên34. Nếu việc giam giữ là để tránh bất kỳ sự can thiệp nào của bị cáo đối với các cuộc điều tra thì việc tạm giam trước khi xét xử sẽ không còn cơ sở nữa khi các cuộc điều tra đã chấm dứt. Thời gian là một vấn đề cốt lõi trong tố tụng hình sự quốc tế. Điều 9 (3) và Điều 14 (3) (c) ICCPR đều yêu cầu về thời gian xét xử không chậm trễ, đặc biệt là khi bị cáo đã bị giam giữ tạm thời35. Điều 14 ICCPR không nêu rõ giới hạn thời gian xét xử Số 7(407) - T4/20208 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 28 Các quan điểm kết luận của Ủy ban nhân quyền về Argentina, ngày 3/11/2000, UN Doc. CCPR/CO/70/ARG, đoạn 10; Các quan điểm kết luận của Ủy ban nhân quyền về Italy, 24/4/2006, UN Doc. CCPR/C/ITA/CO/5, đoạn 14; Wemhoff v. Germany, ECHR 1968, đoạn12. 29 Ilijkov v. Bulgaria, ECHR 2001, đoạn 84-85. 30 Điều 65(A) RPE của ICTY; Điều 65(A) RPE của ICTR; Điều 118 RPE của ICC. 31 Hadzihasanovic et al. (IT-01-47), Thông cáo báo chí ngày 13/11/2001. 32 Các con số chủ yếu về các vụ tại ICTY xem trên pro- coview; về ICTR xem trên về ICC xem tại Jean-Pierre Bemba Gombo (ICC-01 / 05-01 / 08-475). 33 Michael and Brian Hill v. Spain (526/1993), Report of the Human Rights Committee, vol. 2, UN Doc. A/52/40, đoạn 12.3. 34 Shafiq v. Australia (1324/2004), ngày 31/10/2006, Report of the Human Right Committee, vol. 2, UN Doc. A/62/40, đoạn 7.2. 35 Report of the Human Rights Committee, vol. 1, UN Doc. A/62/40 (2007), đoạn 72. nhưng độ dài thời gian tổng thể phải là hợp lý. Tính hợp lý được đánh giá dựa trên từng trường hợp cụ thể, có tính đến sự phức tạp của vụ án, hành vi của bị cáo và sự nỗ lực của chính quyền. Các vụ án được giải quyết tại các tòa án quốc tế đặc biệt phức tạp nên các phiên tòa ở cấp quốc tế có thể đòi hỏi nhiều thời gian hơn ở cấp trong nước nhưng trên thực tế tổng thời gian xét xử tại các tòa án quốc tế dường như vượt quá yêu cầu mà luật quốc tế về quyền con người đã đặt ra. Một số chậm trễ có thể là do hành vi của bị cáo nhưng trong một số trường hợp, sự chậm trễ là do công tố viên hoặc chính tòa án gây ra. Ví dụ, sự chậm trễ trong việc chỉ định thẩm phán và xét xử do nghỉ Giáng sinh36. Hệ quả là, hầu hết các bị cáo đã bị giam giữ vài năm và thậm chí, một số bị cáo đã chết trước khi có phán quyết cuối cùng37. Chiến lược hoàn thiện của các tòa án quốc tế adhoc không cải thiện tình hình. Việc các tòa án quốc tế chuyển một vụ án tới cơ quan tài phán quốc gia theo Điều 11 bis RPE của các tòa án adhoc đã làm tăng thêm thời gian tố tụng và tạo thành sự bất lợi chỉ với các bị cáo - những người vẫn bị giam giữ một khi vụ án của họ được chuyển sang tòa án quốc gia và quá trình tố tụng phải bắt đầu lại. Ví dụ, vụ án Mejakic đã được chuyển đến Bosnia & Herzegovina38. Tất cả các bị cáo đã bị tạm giam vài năm tại ICTY nhưng khi kiểm tra tính hợp lý của việc tạm giam họ, tòa án quốc gia đã từ chối xem xét thời gian những người đó bị giam giữ trước khi vụ án được chuyển giao39. Về cơ bản, quy định của Điều này là trái với các giải thích về quyền con người, trong đó nêu rõ thời hạn được xem xét để đánh giá tính hợp lý của việc giam giữ các bị cáo là kể từ ngày bị bắt40. Hơn nữa, lập luận của Tòa án Hiến pháp Bosnia & Herzegovina dựa trên nguy cơ bị cáo bỏ trốn41 là không thỏa đáng. Bởi vì, các tòa án quốc gia có các phương tiện để đảm bảo sự hiện diện của bị cáo tại phiên tòa. Do đó, hầu hết các bị cáo đã mất nhiều năm bị giam giữ tại ICTY mà không được xét xử, một số đã tự nguyện từ bỏ và không có cơ hội được trả tự do khi vụ án của họ được chuyển sang tòa án quốc gia. Ngay cả khi số lượng thời gian này được khấu trừ từ bản án cuối cùng thì việc kéo dài thời gian tạm giam vẫn vi phạm các quyền cơ bản của bị cáo. Một vấn đề khác liên quan đến quá trình tuyên án. Một nguyên tắc của luật hình sự là bị cáo không buộc phải làm chứng chống lại chính mình42 nhưng phải được đảm bảo cơ hội trình bày tất cả các bằng chứng để có thể 9Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 36 Barayagwiza (ICTR-97-19), Decision, 3 November 1999 đoạn 68. 37 Xem vụ truy tố cựu Tổng thống Serbia, S. Milosevic, (IT-02-54); Schabas, The UN International Criminal Tribunals, tr.521- 522. 38 Mejakic´ et al. (IT-02-65-AR11bis.1), Decision on Joint Defence Appeal against Decision on Referral under Rule 11bis, ngày 7/4/2006. 39 Tòa án Hiến pháp của Bosnia và Herzegovina, Željko Mejakic´ and Dušan Fuštar (AP 2499/06), đệ đơn kháng cáo chống lại Phán quyết của Tòa án Bosnia và Herzegovina, Số H-KRN-06/200 ngày 27/6/2006, và Phán quyết của Tòa án Bosnia và Herzegovina, số H-KRN-06/200 ngày 09/6/2006 và ngày 20/10/2006. 40 Nevmerzhitsky v. Ukraine, ECHR 2005, đoạn 134. 41 Tòa án Hiến pháp của Bosnia và Herzegovina, Kháng cáo của Željko Mejakic´ and Dušan Fuštar (AP 2499/06), ngày 20/10/2006, đoạn19. 42 Điều 14(3)(g) ICCPR. 43 Tadic´ (IT-94-1-T), ngày 14/7/1997. được miễn hoặc giảm trách nhiệm của họ. Thực tế, việc phán xét tội phạm và việc tuyên án các bị cáo không phải là các phiên điều trần riêng biệt nên điều này dường như vi phạm nguyên tắc thứ hai nêu trên. Ban đầu, các phiên điều trần riêng biệt được tổ chức tại ICTY43 nhưng RPE đã được sửa đổi để cho phép xác định phạm tội và bản án trong một phán quyết duy nhất44. Quy chế ICC quy định về một phán quyết duy nhất nhưng cho phép một phiên điều trần riêng về việc tuyên án nếu bị đơn hoặc Công tố viên đặc biệt yêu cầu điều đó45. Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa một phiên điều trần duy nhất hoặc các phiên điều trần riêng biệt phụ thuộc chủ yếu vào truyền thống pháp lý được xem xét. Các quốc gia theo truyền thống common law thường ủng hộ các phiên điều trần riêng biệt, tòa án của các quốc gia theo truyền thống civil law thường đưa ra phán quyết kết tội và kết án trong cùng một bản án. Đối với Tòa án Hình sự quốc tế, cả hai truyền thống pháp lý đều thích hợp. 2.3. Kiểm soát vi phạm quyền con người trong tố tụng hình sự quốc tế Tòa án Hình sự quốc tế là tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ quyền con người trong TTHS quốc tế. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là một bị cáo có thể đệ đơn lên cơ quan nhân quyền quốc tế để chống lại Tòa án Hình sự quốc tế vì đã vi phạm các quyền cơ bản của bị cáo hay không? Câu trả lời là không, vì trong trường hợp này, chủ thể vi phạm là một tổ chức liên quốc gia, trong khi cơ chế của các cơ quan nhân quyền quốc tế chỉ hướng tới các quốc gia thành viên của các văn kiện liên quan46. Luật án lệ của các cơ quan nhân quyền quốc tế cũng chỉ rõ rằng, về phương diện chủ thể, chúng chỉ có thẩm quyền đối với các quốc gia thành viên47. Trên thực tế, một số bị cáo trước Tòa án Hình sự quốc tế đã cố gắng kiến nghị tới các cơ quan nhân quyền quốc tế để chống lại các quốc gia thành viên Điều ước quốc tế về quyền con người và có quan hệ với Tòa án Hình sự quốc tế. ECHR đã phán quyết rằng, quốc gia vẫn phải chịu trách nhiệm về vi phạm Công ước châu Âu về quyền con người khi ủy quyền hoặc hợp tác với các tổ chức liên quốc gia48. Trong khi bị canh giữ tại cơ sở tạm giam của UN ở Lahay, cựu Tổng thống Nam Tư Milosevic đã nộp đơn chống lại Hà Lan. Milosevic lập luận rằng, là quốc gia mà ICTY tiến hành thủ tục tố tụng nên Hà Lan chịu trách nhiệm về việc ICTY vi phạm các quyền cơ bản của Milosevic49. Đơn đệ trình Số 7(407) - T4/202010 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 44 Điều 85 và Điều 87 RPE của ICTY và ICTR. 45 Điều 76(2)(3) Quy chế ICC (2. Trừ khi Điều 65 được áp dụng và trước khi kết thúc việc xét xử, Hội đồng sơ thẩm tự mình có thể, và theo yêu cầu của Trưởng Công tố hoặc của bị cáo, phải mở một phiên tòa riêng để xem xét bất kỳ chứng cứ hoặc ý kiến bổ sung nào liên quan đến bản án phù hợp với quy định của Quy tắc về thủ tục và chứng cứ. 46 Điều 1 Nghị định thư không bắt buộc của ICCPR; Điều 1 Công ước châu Âu về quyền con người. 47 Report of the Working Group on Arbitrary Detention, UN Doc. E/CN.4/2003/8 (2002), para. 60; Confédération Française Démocratique du Travail v. the European Communities and alternatively their member states, ECHR 1978. 48 Bosphorus Hava Yollari Tuzim Ve Ticaret AS (Bosphorus Airways) v. Ireland, ECHR 2005, đoạn 155-156. 49 Milosevic´ v. The Netherlands, ECHR 2002. 50 Naletilic´ v. Croatia, ECHR 2000. 11Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT đã bị ECHR bác bỏ với lý do là người nộp đơn đã không sử dụng hết tất cả các biện pháp khắc phục tại chỗ trước khi nộp đơn lên Tòa. Việc bác bỏ thủ tục này (trên cơ sở áp dụng yêu cầu về việc đã vận dụng hết các biện pháp khắc phục tại chỗ) khó có thể che giấu sự khó khăn và dè dặt của ECHR khi giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên Công ước châu Âu về quyền con người và các tòa án hình sự quốc tế. Một bị cáo khác tại ICTY là Naletilic. Naletilic đã đệ đơn lên ECHR để phản đối việc Croatia chuyển bị cáo sang tòa án quốc tế để xét xử. Trong trường hợp này, ECHR đã công nhận sự khác biệt giữa chế độ pháp lý về dẫn độ sang một quốc gia thứ ba với chế độ chuyển giao cho các tòa án hình sự quốc tế. ECHR kết luận rằng, quy chế và các quy tắc tố tụng của tòa án quốc tế đã đưa ra “tất cả các bảo đảm cần thiết bao gồm cả bảo đảm về sự vô tư và độc lập”50. Trường hợp này có thể được so sánh với luật án lệ về “nguyên tắc bảo vệ tương đương”; theo đó, khi một tổ chức bảo vệ quyền con người và với tổ chức đó, một quốc gia thành viên đang hợp tác thì có thể cho rằng không có vi phạm nào xảy ra51. Một ví dụ khác liên quan đến việc ECHR từ chối đơn thỉnh cầu của hai nguyên đơn từ Kosovo. Nguyên đơn yêu sách rằng, các quốc gia thành viên của ECHR tham gia trong KFOR (một lực lượng gìn giữ hòa bình do NATO lãnh đạo) và lực lượng NATO ở Kosovo sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động và sự thiếu trách nhiệm của họ đối với sự vi phạm các quyền được bảo vệ bởi Công ước. Đáng lưu ý là trong vụ việc này, ECHR đã không từ chối các thỉnh cầu trên cơ sở thiếu thẩm quyền theo lãnh thổ (rationae loci), mà là theo chủ thể (rationae personae). ECHR kết luận như sau: Do các hoạt động được tiến hành trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng Bảo an UN theo Chương VII Hiến chương UN, nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế và bởi vì tính hiệu quả của các hoạt động đó dựa vào sự hỗ trợ từ các quốc gia thành viên nên Công ước châu Âu về quyền con người không thể được hiểu theo cách mà sẽ đặt các hành vi và sự thiếu trách nhiệm của các bên ký kết dưới sự giám sát của tòa án, bởi vì các hành vi đó vốn đã được bảo đảm bởi nghị quyết của Hội đồng Bảo an UN và xảy ra trước hoặc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đó52. Tuy nhiên, do ICTY và ICTR được thành lập trên cơ sở nghị quyết của Hội đồng Bảo an UN, nên quan điểm nêu trên dường như đặt ra một ngoại lệ đối với nguyên tắc quốc gia phải chịu trách nhiệm khi hợp tác với một tổ chức quốc tế. Trong trường hợp này, kết luận đó sẽ ngăn cản bị cáo khởi kiện thành công ra ECHR. Vấn đề này có thể khác nếu liên quan đến ICC. Do ICC được thành lập trên cơ sở điều ước nên vẫn có thể áp dụng nguyên tắc truyền thống; theo đó, quốc gia vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các vi phạm xảy ra trong quá trình hợp tác của quốc gia với một tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, theo Điều 13(2) Quy chế ICC, Hội đồng Bảo an UN cũng có quyền đệ trình một vụ việc tới tòa. Do đó, tùy thuộc vào vụ việc, bị cáo sẽ bị phân biệt đối xử. Ví dụ, nếu vụ việc của bị cáo được 51 Bosphorus Hava Yollari Tuzim Ve Ticaret AS (Bosphorus Airways) v. Ireland, ECHR 2005, đoạn 165. 52 Behrami and Behrami v. France and Saramati v. France, Germany and Norway, ECHR 2007, đoạn 149. Hội đồng Bảo an đệ trình tới ICC, thì bị cáo sẽ không được viện dẫn ra trước các cơ quan nhân quyền việc vi phạm các quyền của bị cáo, trong khi về mặt lý thuyết, bị cáo khác sẽ có cơ hội đó. Cuối cùng, các phán quyết của tòa án quốc tế phải dựa vào quốc gia để thi hành án. Vì vậy, những người bị giam giữ trong các nhà tù quốc gia có quyền được hưởng sự bảo vệ của các văn kiện quốc tế về quyền con người mà quốc gia là thành viên và những người đó cũng có thể kiến nghị tới các cơ quan nhân quyền. Các quốc gia có quyền quyết định tiếp nhận vào lãnh thổ mình những người đã bị kết án, nếu không có quốc gia nào sẵn sàng tiếp nhận thì Hà Lan sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận vai trò này53. Một tình huống đặc biệt đã xảy ra trong vụ Ignace Bagilishema - người đã được tha bổng nhưng vẫn bị giam giữ vì không có quốc gia nào sẵn sàng cấp tị nạn cho bị cáo. Nhóm công tác về báo cáo giam giữ tùy tiện đã quyết định rằng “trường hợp này sẽ vẫn có thể được phép, vì việc giam giữ liên tục không phải do Tòa án Hình sự quốc tế mà là do sự không hợp tác từ phía các quốc gia” và trong tương lai, Nhóm sẽ giải quyết vấn đề về sự bất hợp tác đó của các quốc gia54. 3. Thay cho lời kết Theo luật quốc tế về quyền con người, nếu quốc gia không thực thi quyền con người ở cả cấp độ trong nước và quốc tế (bao gồm không thực thi nghĩa vụ truy tố, xét xử tội phạm) thì quốc gia phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan nhân quyền quốc tế55. Điều này có nghĩa là người thực hiện hành vi vi phạm quyền con người và bị coi là tội phạm quốc tế có thể không bị trừng phạt. Về phương diện này, Luật Hình sự quốc tế bổ sung, tăng cường bảo vệ quyền con người bằng quy định về trách nhiệm hình sự cá nhân và thiết lập Tòa án Hình sự quốc tế để đảm bảo công lý được thực hiện cho nạn nhân. Bên cạnh đó, một số quyền con người là tuyệt đối, không thể bị tước bỏ trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, các quyền cơ bản của cá nhân bị truy tố trước Tòa án Hình sự quốc tế cần được bảo vệ. Tuy nhiên, phân tích ở trên cho thấy, không thể khẳng định, Tòa án Hình sự quốc tế có đủ khả năng bảo vệ các quyền con người cho bị cáo. Bởi lẽ, các tòa này được tự do lựa chọn những điều khoản nào trong luật nhân quyền mà họ phải áp dụng. Hơn nữa, do định kiến với tội ác quốc tế hoặc do sự thiếu hợp tác của các quốc gia, bị cáo có khả năng bị vi phạm quyền được suy đoán vô tội hoặc bị giam giữ không có cơ sở, kéo dài thời gian tạm giam, không có cơ hội được trình bày bằng chứng để có thể được miễn hoặc giảm trách nhiệm Để khắc phục hạn chế này và đảm bảo không xảy ra vi phạm quyền con người trong tố tụng hình sự tại các phiên tòa thì cần tăng cường trách nhiệm tôn trọng các quyền của bị cáo. Chúng tôi cho rằng, nếu hình sự hóa trực tiếp các vi phạm quyền con người theo luật hình sự quốc tế là mức độ bảo vệ cao nhất đối với quyền con người, thì chỉ khi tôn trọng quyền con người của các bị cáo trong các phiên tòa hình sự quốc tế mới có thể đạt được khát vọng công lý đúng đắn n Số 7(407) - T4/202012 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 53 W. A. Schabas, An Introduction to the International Criminal Court, p.320. 54 Report of the Working Group on Arbitrary Detention, 16 December 2002, UN Doc. E/CN.4/2003/8, đoạn 52. 55 See, for example, Khashiyev v. Russia, Isayeva, Yusopova and Bazayeva v. Russia, ECHR 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_ve_quyen_con_nguoi_trong_luat_hinh_su_quoc_te.pdf
Tài liệu liên quan