Vai trò của tòa án hiến pháp Liên Bang Đức trong giải quyết các vụ kiện chính phủ

Một số nhận xét - Việc xác định vị trí pháp lý của TAHPLB vừa là cơ quan xét xử, vừa là một thiết chế hiến định độc lập với các thiết chế khác ở CHLB Đức đã giúp TAHPLB dễ dàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp. Hoạt động bảo hiến vừa đảm bảo quyền lực tối cao của Hiến pháp, vừa đảm bảo sự kiểm soát quyền lực nhà nước. Mọi vi phạm Hiến pháp đều phải được xử lý, bất kể người vi phạm là cá nhân hay chủ thể nào khác. Luật TAHPLB đã tạo ra nhiều cơ chế để củng cố tính độc lập của TAHPLB, bao gồm các quy định về thẩm quyền và cách thức tổ chức, vận hành. - Việc trao cho TAHPLB thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện Hiến pháp của công dân nhằm bảo vệ các quyền cơ bản, chống lại sự xâm phạm từ phía Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. TAHPLB là cơ quan xét xử, do vậy, phán quyết của Tòa có giá trị hơn nhiều so với việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo qua con đường hành chính, nhất là khi công dân kiện các cơ quan nhà nước. Thẩm quyền này được TAHPLB sử dụng thường xuyên. Số lượng vụ việc giải quyết khiếu kiện Hiến pháp của công dân CHLB Đức trên thực tế cho thấy mức độ quan trọng của nó trong tương quan với các thẩm quyền khác của TAHPLB.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của tòa án hiến pháp Liên Bang Đức trong giải quyết các vụ kiện chính phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ KIỆN CHÍNH PHỦ1 1 Tóm tắt: Ngày 15/3/2017, Toà án Hiến pháp Liên bang Cộng hòa Liên bang Đức đã tiến hành phiên xử đầu tiên xem xét đơn kiện của ba tập đoàn năng lượng lớn nhất nước này là E.ON, RWE và Vattenfall kiện Chính phủ Đức, vì quyết định của Chính phủ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân tại nước này. Tại các phiên xử, các thẩm phán của Toà án Hiến pháp Liên bang sẽ phải đưa ra phán quyết liệu quyết định này của Chính phủ có phù hợp với Luật Cơ bản (Hiến pháp) Đức hay không. Nếu phán quyết của Toà án Hiến pháp Liên bang cho rằng đơn kiện của các tập đoàn năng lượng là đúng, các tập đoàn này có quyền yêu cầu Chính phủ phải đền bù thiệt hại (số tiền lên tới hàng tỷ euro) nếu vẫn muốn đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Đây không phải là lần đầu tiên, Chính phủ Đức bị kiện ra trước Tòa án Hiến pháp Liên bang với lý do hành động của Chính phủ được coi là vi hiến. Đâu là các cơ sở pháp lý để Tòa án Hiến pháp Liên bang phán xử các việc làm của Chính phủ Đức? VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN HIẾN PHÁP LIÊN BANG ĐỨC Phạm Trí Thức* Abstract: On 15 March, 2017, the Federal Constitutional Court of the Federal Republic of Germany launched its first trial of the three largest energy corporations - E.ON, RWE and Vattenfall, against the the German government because of the Government's decision to shut down all nuclear power plants in the country. At the trial, the judges of the Federal Constitutional Court had to decide whether the decision of the Government is in line with the Basic Law (the Constitution) of Germany. If the Federal Constitutional Court ruled that the lawsuits of the energy corporations were correct, they were entitled to claim the compensations from the government (up to billions of euros) in case the Government wants to closure of nuclear power plants. This is not the first time the German government has been sued before the Federal Constitutional Court on the grounds that the government's actions are unconstitutional. What are the legal grounds for the Federal Constitutional Court to adjudicate the German Government's actions? Thông tin bài viết: Từ khóa: Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức; Chính phủ Đức; tài phán hiến pháp; bảo vệ hiến pháp; vụ kiện chính phủ. Lịch sử bài viết: Nhận bài: 20/09/2017 Biên tập: 19/10/2017 Duyệt bài: 26/10/2017 Article Infomation: Keywords: the Federal Constitutional Court; the German government; Constitutional jurisdiction; Constitution protection; lawsuits against the government. Article History: Received: 20 Sep. 2017 Edited: 19 Oct. 2017 Appproved: 26 Oct. 2017 * ThS. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyên Thành** ** Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp 1 Bài viết từ kết quả nghiên cứu tại CHLB Đức của Đoàn Công tác Viện Nghiên cứu Lập pháp, tháng 7/2017. KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 58 Số 21(349) T11/2017 1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Tòa án Hiến pháp Cộng hòa liên bang Đức 1.1 Vị trí pháp lý của Tòa án Hiến pháp liên bang Luật Tòa án Hiến pháp liên bang (TAHPLB)2 của Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức được công bố lần đầu tiên vào ngày 12/3/1951, có hiệu lực thi hành từ ngày 17/4/1951. Đạo luật này được sửa đổi, bổ sung ngày 11/8/1993 và gần đây nhất là Điều 11 được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 22/12/2010. Luật TAHPLB quy định về vị trí, tổ chức và hoạt động của TAHPLB3 CHLB Đức. Theo pháp luật CHLB Đức, TAHPLB có hai chức năng: Chức năng là cơ quan xét xử: TAHPLB là một cơ quan có chức năng xét xử như các Tòa án khác (theo các Điều 92, 93, 94, 97 Luật Cơ bản (Grundrechte)4. Điều 92 câu 1 Luật Cơ bản qui định: “Quyền xét xử được trao cho thẩm phán”. Điều 97 Khoản 1 Luật Cơ bản ghi: “Khi xét xử, thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo luật (Gesetze)”. Chức năng thứ hai - chức năng của một cơ quan hiến định độc lập: Theo Luật Cơ bản và theo Điều 1 Khoản 1 Luật TAHPLB, TAHPLB là một thiết chế hiến định (Verfassungsorgan) giống như các thiết chế khác ở Liên bang như Quốc hội Liên bang (Bundestag), Hội đồng Liên bang (Bundesrat), Tổng thống Liên bang (Bundespräsident) và Chính phủ Liên bang (Bundesregierung). Về nguyên tắc, các thiết chế này là ngang hàng nhau, 2 Gesetz über das Bundesverfassungsgericht (BVerfGG). 3 Tòa án Hiến pháp Liên bang: Bundesverfassungsgericht 4 Luật Cơ bản còn được gọi là Hiến pháp CHLB Đức. 5 Trên bình diện Liên bang còn có 5 Tòa án tối cao của Liên bang (Điều 95 Hiến pháp), đó là: Toà án Tư pháp Liên bang, Toà án Hành chính Liên bang, Toà án Lao động Liên bang, Toà án Tài chính Liên bang và Tòa án Xã hội Liên bang. Ngoài ra còn có Tòa án Sáng chế Liên bang với tư cách là một Tòa án Liên bang xét xử ở cấp sơ thẩm (theo Điều 96 khoản 1 của Hiến pháp). Ở các Bang có các Tòa án Hiến pháp của Bang và năm lĩnh vực tư pháp nêu trên có Tòa án cấp Bang, cấp vùng và cấp địa phương ở các Bang. kiểm soát và cân bằng quyền lực, không cơ quan nào cao hơn cơ quan nào. Các Tòa án Tối cao Liên bang (Bundesgerichthofs)5 trong hệ thống các cơ quan tư pháp (Rechtsprechung) không có được vị trí này như TAHPLB. Hai chức năng này tạo nên vị trí độc lập của TAHPLB trong hoạt động xét xử theo thẩm quyền tại các Điều 93, Điều 100, Điều 21 Khoản 2, Điều 41 khoản 2, Điều 61, Điều 93 khoản 1 số 4b Luật TAHPLB. 1.2 Cơ cấu của Tòa án Hiến pháp liên bang Theo Điều 2 Khoản 1 và Khoản 2 Luật TAHPLB thì TAHPLB có hai Hội đồng xét xử (Zwei Senaten) chuyên biệt, mỗi Hội đồng xét xử gồm có 8 Thẩm phán, trong đó có một Chánh án (hay Chủ Tòa). Khi xét xử, lá phiếu của Chánh án cũng chỉ có giá trị như lá phiếu của các Thẩm phán khác. Nếu tỷ lệ đồng ý với phán quyết chỉ là 50/50, phán quyết không có giá trị. Hội đồng xét xử thứ nhất có nhiệm vụ xét xử các vụ việc liên quan đến việc xâm phạm các quyền cơ bản của công dân, xâm hại quyền con người từ phía Nhà nước, được qui định trong Luật Cơ bản theo Điều 14 Khoản 1 Luật TAHPLB, gọi chung là các khiếu kiện Hiến pháp (Verfassungsbeschwerde). Cụ thể hơn, nếu Quốc hội ban hành một đạo luật trong đó có các điều khoản vi phạm các quyền cơ bản của công dân, xâm hại quyền con người, mọi công dân đều có quyền gửi đơn yêu cầu TAHPLB kiểm tra tính hợp hiến của các điều khoản của đạo luật đó, nhưng KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 59Số 21(349) T11/2017 với một điều kiện là công dân đó đã phải trải qua các lần xét xử theo đạo luật này từ các cấp Tòa án trước đó. Khi TAHPLB xem xét, TAHPLB không phải là Tòa án cấp trên của các Tòa án khác, mà là một Tòa độc lập, chuyên biệt, chỉ kiểm tra bản án của các Tòa án đã xử trước đó, xem các bản án đó có phù hợp với các quy định của Hiến pháp hay không. Hội đồng xét xử thứ hai có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề còn lại thuộc thẩm quyền theo Điều 14 Khoản 2 Luật TAHPLB. Các vấn đề này chủ yếu là các tranh chấp giữa các thiết chế nhà nước hoặc theo khuyến nghị xem xét của ¼ số lượng các đại biểu Quốc hội về một vấn đề nào đó (các đảng đối lập trong Quốc hội cũng có quyền kiến nghị TAHPLB xem xét những vấn đề mà Đảng mình cho là chưa hợp hiến). Mỗi một Hội đồng xét xử có 3 - 4 Ban, mỗi Ban có từ 3 - 4 Thẩm phán. Các Ban này thường chỉ giải quyết các đơn liên quan đến các nội dung mà TAHPLB đã xem xét trước đây, còn các nội dung mới thì phải để Hội đồng xét xử chuyên biệt giải quyết. Khi giải quyết các đơn, các Ban ít khi mời đương sự (đương sự, luật sư, người làm chứng) để lấy lời khai hay chất vấn (mỗi năm, trong tất cả các phiên xét xử của các Ban thuộc TAHPLB chỉ có khoảng 25 phiên là có mời đương sự, luật sư, người làm chứng). Các Ban xét xử kín và phán quyết phải được 100% các Thẩm phán đồng ý. Nếu có một Thẩm phán không đồng ý với phán quyết, vụ việc phải chuyển lên Hội đồng xét xử chuyên biệt để giải quyết. 6 Quyền hạn của Tòa án Hiến pháp đối với một đạo luật được cho là vi hiến: (1) Tuyên bố một đạo luật vi hiến và không có hiệu lực thi hành; (2) Vô hiệu một đạo luật trong một thời hạn nhất định; (3) Tuyên bố rằng đạo luật có giá trị thi hành đến một thời hạn nhất định; (4) Gây áp lực cho Quốc hội Liên bang, Hội đồng Liên bang hoặc Chính phủ Liên bang để tiến hành sửa đổi đạo luật có dấu hiệu vi hiến. Ở các Tòa chuyên biệt hay ở các Ban, khi xét xử, nếu Thẩm phán không đồng ý với phán quyết của các Thẩm phán khác thì có quyền làm văn bản lý giải vì sao mình không đồng ý. Có những phán quyết tuy đã có sự đồng thuận tuyệt đối, nhưng bản án vẫn ghi rõ tỷ lệ đồng thuận (ví dụ: 4/4) để nhấn mạnh sự đồng thuận đó (dù luật không quy định phải ghi). 1.3 Thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp liên bang Thẩm quyền của Tòa án này được qui định cụ thể ở nhiều Điều khác nhau trong Luật Cơ bản như Điều 93, Điều 100, Khoản 2 Điều 21, khoản 2 Điều 41, Điều 61, khoản 1 số 4b Điều 93... Trong các quy định này, thẩm quyền quan trọng nhất của Tòa án Hiến pháp gồm: Quyền tuyên bố một đạo luật là vi hiến nếu đạo luật đó trái với Luật Cơ bản (Điều 100 khoản 1)6; Quyền giải thích Hiến pháp (Điều 93 khoản 1 số 2); Quyền giải quyết xung đột thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Liên bang (Điều 93 khoản 1 số 1); Quyền giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa liên bang và tiểu bang (Điều 93 khoản 1 số 3 và số 4); Quyền giải quyết khiếu kiện liên quan đến bầu cử (Wahlprüfungsverfahren) (Điều 41 khoản 2); giải quyết việc cấm một Đảng phái nào đó hoạt động (Parteiverbotsverfahren - Điều 21 Khoản 2), Khiếu kiện Tổng thống (Điều 61 khoản 2); và đặc biệt là Quyền giải quyết khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân khi bị cơ quan công quyền xâm phạm các quyền cơ bản quy định từ Điều 1 đến Điều 19 (Verfassungsbeschwerde - Điều 93 khoản 1 số 4a). KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 60 Số 21(349) T11/2017 Theo số liệu thống kê thực tế công bố tại website7 của TAHPLB thì số lượng các vụ việc được giải quyết của TAHPLB Đức từ 7/9/1951 đến 31/12/2007 là: đã thụ lý 169.502 vụ việc, trong đó có tới 163.374 vụ việc (chiếm tới 96,37%) là các khiếu kiện Hiến pháp của cá nhân (Verfassungsbeschwerde). Những năm gần đây, trung bình mỗi năm TAHPLB nhận khoảng 10.000 đơn, thụ lý 6.000 đơn (có những Đơn kèm Hồ sơ dày từ 700 - 1.000 trang A4) 8. Điều này cho thấy đa phần các vụ việc xét xử trên thực tế của TAHPLB là giải quyết khiếu kiện Hiến pháp. Số lượng vụ việc giải quyết khiếu kiện Hiến pháp của công dân cho thấy mức độ quan trọng của TAHPLB trong việc bảo vệ các quyền công dân cơ bản, chống lại sự xâm phạm từ phía Nhà nước. Tính độc lập khi xét xử của từng thành viên trong Hội đồng xét xử (Entscheidungen im Senat) được quy định rõ ràng. Theo Điều 15 Khoản 2 câu 1 Luật TAHPLB, khi xét xử, Hội đồng xét xử phải có ít nhất 6 trên tổng số 8 Thẩm phán tham gia và quyết định theo nguyên tắc quá bán (Einfach Mehrheit). Khi xét xử, các thẩm phán hoàn toàn độc lập. Chánh án TAHPLB chỉ là chức danh về hành chính, được thay đổi luân phiên và không có quyền được chỉ đạo các Thẩm phán khác khi xét xử. Phán quyết của TAHPLB có hiệu lực ràng buộc đối với các thiết chế hiến định của Liên bang, các Tiểu bang cũng như tất cả các Tòa án và cơ quan hành chính. TAHPLB hoạt động độc lập với hành chính. Theo Điều 94 Khoản 1 câu 3 Luật 7 Nguồn: truy cập ngày 18/7/2017. 8 Số liệu do ông Wolker Batzke, TAHPLB Đức, cung cấp cho Đoàn Công tác của Viện Nghiên cứu Lập pháp, tháng 7/2017. 9 Theo Điều 5 Khoản 1 Luật Thẩm phán Đức, người có đủ năng lực pháp lý là người phải hoàn thành kỳ thi quốc gia thứ hai về luật (2. Juristisches Staatsexamen) hoặc là Giáo sư Luật (Professor der Rechte) tại một trường Đại học ở Đức. Cơ bản và Điều 3 Khoản 3 Luật TAHPLB, thì TAHPLB không bị giám sát công vụ (keine Dienstaufsicht), không bị sự chỉ đạo công tác xét xử từ bên ngoài (keine Dienstweg), không bị phụ thuộc vào các cơ quan hành chính trong việc trả lương, có ngân sách riêng độc lập (eigenerHaushalt) về việc trả lương thẩm phán. Theo Điều 1 Khoản 3 Luật TAHPLB, TAHPLB có quyền ban hành Điều lệ hoạt động riêng, tự quyết về tổ chức của mình. 1.4 Các quy định về Thẩm phán Tòa án Hiến pháp liên bang Tiêu chuẩn Thẩm phán: Theo Điều 94 Khoản 1 Luật Cơ bản, Điều 3, Điều 98 Luật TAHPLB, Thẩm phán TAHPLB phải có những tiêu chuẩn sau: là người có từ 40 tuổi trở lên; có đủ năng lực về pháp lý9; không đồng thời là thành viên của Quốc hội Liên bang, Hội đồng Liên bang, Chính phủ Liên bang cũng như bất cứ cơ quan nào của Bang. Thẩm phán TAHPLB hành nghề độc lập, trung thực, có thể là đảng viên hay không theo một đảng chính trị nào đó, nhưng đó là việc riêng của ông ta. Khi xét xử, Thẩm phán không phải theo quan điểm của đảng chính trị nào. Quy trình bầu Thẩm phán: Thẩm phán TAHPLB được bầu theo quy định tại khoản 1 câu 2 Điều 94, Điều 51, 52 Luật Cơ bản, Điều 7 và Điều 5 Luật TAHPLB. Một nửa số Thẩm phán được bầu từ Hội đồng bầu Thẩm phán (Richterwahlausschuss) của Quốc hội Liên bang, một nửa là từ Hội đồng Liên bang theo nguyên tắc bầu đa số tiêu chuẩn (phải đạt được 2/3 số thành viên tán thành). KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 61Số 21(349) T11/2017 Nhiệm kỳ Thẩm phán: Nhiệm kỳ của Thẩm phán là 12 năm. Theo quy định tại Điều 4 Luật TAHPLB và Luật Thẩm phán10, Thẩm phán TAHPLB không được tái cử. Tuổi tối đa của một Thẩm phán là 68, khi đủ tuổi phải về hưu, ngay cả khi chưa hết nhiệm kỳ. Chế độ lương: Lương của Chánh án TAHPLB vào khoảng 11.000 Euro/tháng (thấp hơn lương của Tổng thống và Thủ tướng Đức). Mức thấp hơn khoảng 10% là lương Phó Chánh án. Thẩm phán có lương thấp hơn Phó Chánh án cũng khoảng 10% 11. 2. Tòa án Hiến pháp Liên bang Cộng hòa Liên bang Đức với những vụ kiện Chính phủ Ngày 15/3/2017, TAHPLB CHLB Đức đã tiến hành phiên xử đầu tiên xem xét đơn kiện của ba tập đoàn năng lượng lớn nhất nước này là E.ON, RWE và Vattenfall kiện Chính phủ Đức, vì quyết định của Chính phủ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân tại nước này12. Tại phiên tòa, các Thẩm phán của TAHPLB sẽ 10 Luật Thẩm phán của Đức lần đầu tiên được công bố ngày 8/9/1961, tại Công báo số 1 năm 1961 từ trang 1665, có hiệu lực thi hành ngày 1/7/1962. Đạo luật này được sửa đổi, bổ sung, được công bố lần thứ hai ngày19/4/1972, đăng trên Công báo số 1 năm 1972, từ trang 713. Theo quy định chung ở Đức, một người sau khi hoàn thành kỳ thi quốc gia thứ hai về luật sẽ được nhận một chứng nhận kết thúc quá trình đào tạo luật chính thức (die voll-juristische Ausbildung) có tên là chứng nhận Assessor, đây là điều kiện cần để một người có thể hành nghề luật như luật sư, thẩm phán, công chức, công tố viên hoặc tiếp tục nghiên cứu ở trường Đại học hay một Viện nghiên cứu. Tuy nhiên, để có được chứng nhận này, một người trung bình phải mất từ 9 đến 10 năm (theo thống kê của Bộ Tư pháp Đức, độ tuổi trung bình khi học Đại học Luật là 19 - 20 tuổi và kết thúc kỳ thi quốc gia thứ hai là khoảng 28-29 tuổi). Ngoài ra, muốn trở thành giáo sư đại học (Professor), ngoài việc có chứng nhận Assessor, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (Doktorarbeit), người có học vị tiến sĩ phải tiếp tục tích lũy nhiều điều kiện khác như: 1. Hoàn thành bậc sau tiến sĩ (Habilitation), bảo vệ thành công đề tài sau tiến sĩ (Habilitationsschrift); 2. Tích lũy đủ các công trình khoa học; 3. Tích lũy đủ kinh nghiệm giảng dạy và 4. Được một trường Đại học công nhận và bổ nhiệm (Xem thêm: Nigel Foster, Satish Sule, German LegalSystem and Laws, 3. Edition, Oxford, 2008, p. 86). 11 Số liệu do ông Wolker Batzke, TAHPLB Đức, cung cấp cho Đoàn Công tác của Viện Nghiên cứu Lập pháp, tháng 7/2017. Một con số khác, chúng tôi thu thập được là theo quy định của Luật về Thu nhập của thành viên TAHPLB (Gesetz über das Amtsgehalt der Mitglieder des Bundesverfassungsgerichts), lương của Chánh án TAHPLB tương đương với lương của Bộ trưởng, có thời điểm vào khoảng 15.500 Euro/tháng. Lương của Thẩm phán TAHPLB tương đương với lương của Chánh án Tòa án Tối cao (Nhóm BBesO R10) khoảng 12.503 Euro/01 tháng. 12 Sau thảm họa điện hạt nhân ở Fukushima (Nhật Bản), Chính phủ Đức đã quyết định từ bỏ điện hạt nhân, buộc các tập đoàn cung cấp năng lượng ở Đức phải có kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân quy mô lớn, đang đem lại nhiều lợi nhuận. Không những thế, Chính phủ Đức còn đánh thuế đối với nhiên liệu trong các lò phản ứng trong suốt thời gian nhiên liệu này tồn tại. phải đưa ra phán quyết liệu quyết định này của Chính phủ có phù hợp với Luật Cơ bản CHLB Đức hay không. Nếu phán quyết của TAHPLB cho rằng đơn kiện của các tập đoàn năng lượng là đúng, các tập đoàn này có quyền yêu cầu Chính phủ phải đền bù thiệt hại (số tiền lên tới hàng tỷ euro) nếu vẫn muốn đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Đây không phải là lần đầu tiên, Chính phủ Đức bị kiện ra trước TAHPLB với lý do hành động của Chính phủ được coi là vi hiến, mà trước đây, Chính phủ cũng từng là bị đơn trong nhiều vụ kiện ra TAHPLB. Ví dụ, các nghị sĩ thuộc các đảng đối lập trong Quốc hội CHLB Đức đã từng kiện Chính phủ khi cho rằng, Chính phủ đã không cung cấp đủ thông tin cần thiết cho các nghị sĩ. Chính phủ cho rằng, Chính phủ không cung cấp đủ thông tin vì lý do đó là những thông tin tối mật. TAHPLB đã yêu cầu Chính phủ làm rõ, thông tin loại nào thì được gọi là thông tin mật, thông tin nào là không mật, vì sao thông tin đó lại là thông tin mật hay không KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 62 Số 21(349) T11/2017 mật để TAHPLB xem xét từng trường hợp. Từ việc xem xét cụ thể này, những thông tin không được TAHPLB đánh giá là thông tin mật thì Chính phủ buộc phải cung cấp cho các nghị sĩ. Năm 2016 xảy ra một vụ việc liên quan đến hai cơ quan tình báo của CHLB Đức và Hoa Kỳ. Các nghị sĩ đối lập lại yêu cầu Chính phủ phải cung cấp thông tin minh bạch về vụ việc. Sau khi xem xét hồ sơ và đánh giá các giải trình, TAHPLB xác định các thông tin về vụ việc là thông tin mật và Chính phủ không cung cấp cho các nghị sĩ là phù hợp. Việc Chính phủ CHLB Đức điều quân đội ra nước ngoài cũng đã bị các nghị sĩ kiện ra trước TAHPLB. Các nghị sĩ cho rằng, điều động quân đội ra nước ngoài là một việc hệ trọng, nên phải thông qua Nghị viện. Chính phủ khẳng định, điều động quân đội ra nước ngoài là thuộc thẩm quyền hành pháp của Chính phủ. Sau khi đánh giá đơn kiện và giải trình của Chính phủ, TAHPLB đã phán quyết: Thẩm quyền điều động quân đội Đức ra nước ngoài chưa được quy định trong các văn bản luật, nhưng quân đội CHLB Đức là quân đội của toàn thể nhân dân Đức. Vì thế, việc điều động quân đội Đức ra nước ngoài phải thuộc thẩm quyền của Quốc hội CHLB Đức. Gần đây nhất, với sự quyết đoán của Thủ tướng Angela Merkel, người đứng đầu Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) cầm quyền, Quốc hội Đức đã thông qua một đạo luật cho phép kết hôn đồng tính. Khi Luật này còn chưa có hiệu lực pháp lý, TAHPLB còn chưa nhận được văn bản luật chính thức thì đã nhận được đơn kiện của một công dân nữ cho rằng, đạo luật đó là vi hiến. Theo bà, những đứa con - kết quả của hôn nhân - phải có cả bố 13 Tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung ngày 13/6/2017 cho biết, riêng Tập đoàn năng lượng lớn nhất của Đức là E.ON đã đòi Chính phủ bồi thường 8 tỷ euro. + mẹ hợp theo tự nhiên. TAHPLB đã bác đơn, với lập luận, Luật này chưa có hiệu lực pháp lý, hơn nữa, khi có hiệu lực pháp lý, thì nó chỉ quy định về việc kết hôn (cho mọi người), mà không quy định gì về bố hay mẹ của những đứa con. Còn nếu họ nhận con nuôi, thì CHLB Đức đã có luật về con nuôi. Các đảng đối lập trong Quốc hội Đức cũng ngay lập tức có đơn kiện gửi lên TAHPLB, yêu cầu Chính phủ trì hoãn thi hành Luật này khi nó có hiệu lực, để tiếp tục thảo luận. TAHPLB bác đơn kiện, vì việc yêu cầu Chính phủ trì hoãn thi hành Luật không phải là công việc của TAHPLB. Chung quanh đạo luật này, TAHPLB còn nhận được rất nhiều thư góp ý kiến, chia sẻ quan điểm và đề nghị TAHPLB nên đình chỉ Luật này, nhưng các thư này đều không khởi kiện, nên TAHPLB không đưa các thư này vào Sổ Tiếp nhận đơn thư, mà chỉ đưa vào Sổ Giao dịch chung. Chính các vụ kiện, các công việc cập nhật như vậy nên TAHPLB luôn bám sát thời cuộc và đặc biệt là đưa ra ngay được các phán xử, phán quyết kịp thời và chính xác. Phán quyết của TAHPLB lại luôn là phán quyết cuối cùng, nên hiệu lực rất cao. Trong lịch sử, chưa bao giờ Chính phủ không tuân theo phán quyết của TAHPLB. Trở lại vụ các tập đoàn năng lượng lớn của Đức đang gửi đơn lên TAHPLB kiện Chính phủ, yêu cầu bồi thường 19 tỷ USD (15 tỷ euro) vì Chính phủ quyết định từ bỏ điện hạt nhân (hiện Chính phủ đã ban hành quyết định về việc các tập đoàn năng lượng Đức phải đệ trình Chính phủ lộ trình đóng cửa tất cả 17 nhà máy điện hạt nhân đang vận hành tại Đức)13. Ngay trước khi TAHPLB tiến KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 63Số 21(349) T11/2017 hành phiên xử đầu tiên, Chính phủ Đức đã đồng ý thảo luận với các tập đoàn năng lượng về việc chia sẻ gánh nặng chi phí khi phải đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trên toàn quốc. Chính phủ Đức cũng đã đề nghị các tập đoàn rút đơn kiện nếu muốn hai bên đi đến thống nhất về việc chia sẻ thiệt hại và khẳng định, Chính phủ kiên định với lập trường chính sách đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, không thay đổi trong mọi trường hợp, kể cả nếu phải đền bù cho các tập đoàn trong trường hợp thua kiện. Vụ kiện đang tiếp tục. Quá trình xem xét hồ sơ trước khi có kết luận cuối cùng sẽ kéo dài nhiều tháng và theo chúng tôi, nhiều khả năng TAHPLB sẽ ra phán quyết cho rằng, đơn kiện của các tập đoàn năng lượng là đúng và các tập đoàn này có quyền yêu cầu Chính phủ Đức đền bù thiệt hại. 3. Một số nhận xét - Việc xác định vị trí pháp lý của TAHPLB vừa là cơ quan xét xử, vừa là một thiết chế hiến định độc lập với các thiết chế khác ở CHLB Đức đã giúp TAHPLB dễ dàng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp. Hoạt động bảo hiến vừa đảm bảo quyền lực tối cao của Hiến pháp, vừa đảm bảo sự kiểm soát quyền lực nhà nước. Mọi vi phạm Hiến pháp đều phải được xử lý, bất kể người vi phạm là cá nhân hay chủ thể nào khác. Luật TAHPLB đã tạo ra nhiều cơ chế để củng cố tính độc lập của TAHPLB, bao gồm các quy định về thẩm quyền và cách thức tổ chức, vận hành. - Việc trao cho TAHPLB thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện Hiến pháp của công dân nhằm bảo vệ các quyền cơ bản, chống lại sự xâm phạm từ phía Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. TAHPLB là cơ quan xét xử, do vậy, phán quyết của Tòa có giá trị hơn nhiều so với việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo qua con đường hành chính, nhất là khi công dân kiện các cơ quan nhà nước. Thẩm quyền này được TAHPLB sử dụng thường xuyên. Số lượng vụ việc giải quyết khiếu kiện Hiến pháp của công dân CHLB Đức trên thực tế cho thấy mức độ quan trọng của nó trong tương quan với các thẩm quyền khác của TAHPLB. - Luật Cơ bản và Luật TAHPLB có một quy định rất quan trọng là Thẩm phán không được đồng thời là thành viên của Hạ viện, Thượng viện, Chính phủ liên bang, cũng như bất cứ cơ quan nào của bang. Quy định này ngoài việc phản ánh đúng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước, còn giúp Thẩm phán hoàn toàn vô tư và khách quan trong việc xét xử. Thẩm phán TAHPLB khi phán quyết chỉ tuân theo luật, không chịu bất cứ tác động nào từ phía bên ngoài, không chịu bất cứ sự chỉ đạo nào về mặt chính trị hay hành chính. Đây là tiêu chí, là đòi hỏi quan trọng nhất để đảm bảo tính độc lập của thẩm phán. Cũng vì vậy mà Thẩm phán TAHPLB không bị lệ thuộc vào những thay đổi chính trị do các cuộc bầu cử Quốc hội. Các Thẩm phán vẫn thực hiện công việc của mình không phụ thuộc vào việc thay đổi thành phần Quốc hội hay Chính phủ mới sau kỳ bầu cử. Thẩm phán cũng có được những bảo đảm đặc biệt như nhiệm kỳ kéo dài 12 năm, được trả mức lương cao, có nhiều đồng nghiệp là các chuyên gia pháp lý hỗ trợ, giúp đỡ trong công việc Những điều kiện này giúp Thẩm phán hoàn toàn yên tâm tập trung cho công việc một cách tốt nhất KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 64 Số 21(349) T11/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_toa_an_hien_phap_lien_bang_duc_trong_giai_quyet.pdf
Tài liệu liên quan