Thực hiện quyền của người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật

- Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, cần nghiên cứu bổ sung quyền lựa chọn bác sĩ. Bệnh nhân có quyền lựa chọn bác sĩ hoặc các nhân viên y tế thích hợp với nhu cầu trị bệnh của mình. Bệnh nhân có quyền tham khảo ý kiến với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế khác khi thấy cần. Trong thực tế, các dịch vụ phẫu thuật hiện nay ở các bệnh viện lớn đã sử dụng quyền này. - Bổ sung quyền than phiền, khiếu nại của người bệnh. Bệnh nhân có quyền được giải quyết một cách công bằng, nhanh chóng và khách quan mọi than phiền của mình đối với cơ sở điều trị, phác đồ trị liệu, bác sĩ hoặc các người cung cấp dịch vụ y tế khác. Các than phiền này bao gồm thời gian chờ đợi quá lâu, giờ giấc không thích hợp, cách đối xử của nhân viên y tế, tiện nghi của cơ sở điều trị. - Việc giữ bí mật thông tin cho bệnh nhân rất khó thực hiện ở một số tình huống tại bệnh viện. Ví dụ, không phải bác sĩ nào cũng có đủ trình độ, kỹ năng để giải thích cho một bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh mà người bệnh không bị sốc ; hoặc bệnh nhân có thể có những suy nghĩ tiêu cực mà 7 Đinh Thị Thanh Thủy, Bảo đảm quyền của người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh - Một số vấn đề pháp lý, tlđd. đạo đức bác sĩ không cho phép họ gây hại bệnh nhân. Bởi vậy, nhiều bác sĩ chọn giải pháp là giải thích cho người nhà. Trong khi đó, người nhà lại không tôn trọng quyền giữ bí mật thông tin cho bệnh nhân. Do đó, các quy định pháp luật cần phải cụ thể hơn để áp dụng cho nhiều trường hợp, giúp bệnh viện có cách ứng xử phù hợp, bệnh nào thì cho bệnh nhân biết, bệnh nào thì chỉ cho người nhà biết.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện quyền của người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Tóm tắt: Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đặt ra mục đích bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; giảm phiền hà cho người bệnh; giúp người bệnh dễ dàng tiếp cận các dịch vụ khám, chữa bệnh; xác định nền tảng cho sự phát triển y học vì quyền lợi của người bệnh và là cơ sở pháp lý để điều chỉnh mối quan hệ giữa người bệnh với người hành nghề và với cơ sở khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, Luật đã bộc lộ một số nhược điểm cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tế và củng cố quyền lợi của người sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh. Nguyễn Thúy Hà* * ThS. Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu Lập pháp. Abstract The Law on Medical Examination and Treatment of 2009 set out the purpose of ensuring and protecting the legitimate rights and interests of patients; improving the quality of medical examination and treatment; reducing troubles for patients; helping the patients easily access medical examination and treatment services; determining the foundation for the development of medicine for the benefits of the patients and is also the legal basis for the relationship between patients and practitioners and medical examination and treatment establishments. However, for a period of law enforcement, the Law has revealed a number of shortcomings needing to be amended to better appropriate with the practices and strengthening the rights of users of medical examination and treatment services. Thông tin bài viết: Từ khóa: bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm y tế Lịch sử bài viết: Nhận bài : 18/10/2018 Biên tập : 26/03/2019 Duyệt bài : 07/03/2019 Article Infomation: Keywords: protection, health care, medical examination and treatment, health insurance Article History: Received : 18 Oct. 2018 Edited : 26 Mar. 2019 Approved : 07 Mar. 2019 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 là văn bản pháp lý cao nhất quy định quyền và nghĩa vụ của người bệnh, chủ thể chính của hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Người bệnh, theo quy định tại Điều 2 của Luật “là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh”. Quyền của người bệnh được quy định tại Mục I Chương 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Luật quy định 07 quyền cơ bản mà người bệnh được hưởng, bao gồm: quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; quyền được tôn trọng bí mật riêng tư; quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 39Số 7(383) T4/2019 khám bệnh, chữa bệnh; quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh; quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh; quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên. Hiện nay, trong chương trình trị liệu cho người bệnh, ngoài bác sĩ y khoa còn có các nhà chuyên môn khác, đó là các điều dưỡng viên, tâm lý gia, chuyên viên xã hội, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, Người bệnh được xem là những người tiếp nhận dịch vụ y tế (receiver), còn bác sĩ và các nhà chuyên môn khác là những người cung cấp dịch vụ y tế (provider). 1. Thực trạng thực hiện quyền của người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân về bản chất là mối quan hệ không tương xứng. Người thầy thuốc là đại diện cho một ngành khoa học chuyên biệt, khoa học liên quan đến mạng sống của con người. Người bệnh phải chấp nhận mối quan hệ phụ thuộc để mong được điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, vượt qua những đau đớn, lo âu. Người bệnh luôn mong muốn nhận được sự chăm sóc y tế cũng như được chia sẻ sự hiểu biết về bệnh tật mà mình đang mang và lo lắng, băn khoăn về hướng điều trị, tiên lượng diễn tiến bệnh. Hiện nay, tại các cơ sở y tế của nước ta, do tình trạng quá tải bệnh nhân, cơ sở hạ tầng bệnh viện xuống cấp, máy móc chuyên dụng thiếu thốn, thầy thuốc phải làm việc quá sức, đã làm cho người dân chưa được hưởng những quyền chính đáng, tối thiểu mà lẽ ra một người bệnh nào cũng phải được hưởng. Đó là quyền được thăm khám cẩn thận, chính xác; quyền được cung cấp thông tin và tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, được nằm điều trị trong điều kiện tốt, được chăm sóc chu đáo, đầy đủ, kịp thời Mặt khác, việc không đủ nhân lực, không đủ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, không được đào tạo về tâm lý... nhưng vẫn phải tiếp nhận nhu cầu khám chữa bệnh quá mức, quá khả năng nên dễ xảy ra xung đột giữa thầy thuốc và bệnh nhân, khiến cả hai bên cùng chịu nhiều áp lực, thiệt thòi. Ngành y tế đã luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhưng vẫn còn một số biểu hiện của thái độ ban ơn, thiếu tinh thần trách nhiệm, vô cảm trước nỗi đau của người bệnh, hoặc chỉ chú tâm vào y thuật mà coi nhẹ đạo đức ngành y, cư xử thiếu văn hóa với người bệnh và gia đình người bệnh. Đồng thời, thủ tục thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) còn rườm rà, gây khó khăn, phiền hà khiến cho người bệnh không được điều trị kịp thời; quy định về chế độ thanh toán BHYT cho người bệnh còn nhiều vướng mắc là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng quyền lợi của người bệnh chưa được đảm bảo. Các quy định về quyền của người bệnh đã được quy định từ Điều 7 đến Điều 13 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, tuy nhiên, các quy định này trong thực tế chưa được thi hành hiệu quả. Đây là nguyên nhân chủ yếu cản trở việc thực thi quyền được tôn trọng, được đối xử y tế và thụ hưởng các dịch vụ, cơ sở vật chất y tế của người dân. 1.1 Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, thì người bệnh có quyền được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh. Bác sĩ cần giải thích, cung cấp thông tin về bệnh tật và quá trình điều trị cho bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhân. Việc cung cấp thông tin này tùy thuộc vào mức độ cần thiết để phối hợp chứ không bắt buộc đến mức phải cung cấp cụ thể thành phần, tác dụng của từng thuốc. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 40 Số 7(383) T4/2019 Tuy nhiên, do điều kiện hiện nay và tình trạng quá tải bệnh viện, nên bác sĩ có rất ít thời gian cho bệnh nhân. Theo một thông tin trên báo chí1, nếu một ngày, bác sĩ khám 80 bệnh nhân thì mỗi bệnh nhân sẽ chỉ có 6 phút. Nếu dành 5 phút cho giao tiếp và 1 phút cho chuyên môn thì bệnh nhân “sẽ chết trong sự hài lòng”. Nếu dành 1 phút cho giao tiếp, 5 phút cho chuyên môn thì bệnh nhân “sẽ khỏi bệnh trong bức xúc”. 1.2 Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư Điều 8 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định quyền của người bệnh được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Thông tin này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền được giữ bí mật thông tin đời tư của bệnh nhân hiện nay còn nhiều hạn chế. Có nhiều đơn vị còn cung cấp thông tin bệnh tật của bệnh nhân cho các nhà kinh doanh dược phẩm và các tổ chức bảo hiểm tư nhân. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, điều này phải có sự đồng ý của bệnh nhân bằng văn bản và mức độ tiếp cận cũng phải được xem xét kỹ lưỡng. Thực tế cho thấy, không quá khó để biết thông tin của một bệnh nhân nào đó, bởi các y, bác sĩ có thói quen không giải thích trực tiếp cho người bệnh mà thường trao đổi với thân nhân người bệnh khi phát hiện bệnh nhân bị bệnh lý ác tính hoặc bệnh hiểm nghèo. Mục đích của việc giải thích cho thân nhân người bệnh trong trường hợp này là để phối hợp điều trị và giúp hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân tốt hơn. Thân nhân người bệnh lại thường là người dễ loan truyền thông tin. 1 ThS. BS. Nguyễn Trung Cấp trả lời độc giả báo điện tử Trí thức trẻ và soha.vn tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: Bác sĩ bị đánh: Lỗi tại ai? ngày 13/3/2018. 2 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và Chỉ thị 10/CT-BYT của Bộ Y tế ngày 26/12/2017 về tăng cường hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế. 3 Trích phát biểu của BS. Khuất Thị Hải Oanh tại Hội thảo giới thiệu báo cáo “Cải thiện chất lượng chăm sóc trong bệnh viện ở Việt Nam thông qua kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV”, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), Hà Nội, 29/2/2018. 1.3 Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh Điều 9 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định, người bệnh không bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc ép buộc khám, chữa bệnh. Người bệnh được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng; không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội. Quy định này đặc biệt có ý nghĩa đối với bệnh nhân là người đồng tính, người nhiễm HIV/AIDS Trong thực tế, kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn đang là một trong những rào cản đối với những bệnh nhân là người đồng tính, những người chung sống với HIV/AIDS Mặc dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực và ban hành nhiều chính sách, quy định2 nhằm làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử, nhưng vấn đề này trong các cơ sở y tế vẫn chưa được đề cập và quan tâm đến một cách có hệ thống. Sự kỳ thị liên quan đến bệnh nhân HIV tại cơ sở y tế thường bắt nguồn từ nỗi lo sợ bị nhiễm HIV qua các tiếp xúc thông thường, cho dù nhân viên y tế đã có sự hiểu biết nhất định. Bằng cách xác định xem bệnh nhân nào có HIV và tìm cách hạn chế tiếp xúc với họ, nhân viên bệnh viện thường bắt buộc người bệnh phải xét nghiệm HIV, xếp bệnh nhân có HIV vào những buồng riêng, giường riêng, đánh dấu vào hồ sơ của bệnh nhân hay vào đồ vải, quần áo của bệnh nhân, họ coi đây là những biện pháp hợp lý để tự bảo vệ. Nhưng “thực ra, các biện pháp này không dựa trên cơ sở y học và chính là các dạng phân biệt đối xử với các bệnh nhân có HIV, tách biệt họ ra khỏi các bệnh nhân khác, tạo nên tâm lý sợ hãi cho tất cả mọi người và khiến cho bệnh nhân có HIV cảm thấy bị kỳ thị”3. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 41Số 7(383) T4/2019 1.4 Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh Điều 10 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định quyền được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị. Như vậy, khi vào một bệnh viện để khám bệnh thì người bệnh phải được biết mình bệnh gì và hướng điều trị ra sao. Song một số nơi chưa thực hiện quyền này cho người bệnh một cách đầy đủ. Nguyên nhân khách quan có thể là do bệnh nhân quá đông, nên bác sĩ không có thời gian để giải thích đến nơi đến chốn. Khi có sai sót về chuyên môn hoặc có hậu quả xảy ra cho bệnh nhân, điều đầu tiên mà những người có trách nhiệm buộc phải xem xét đến không phải là vấn đề chuyên môn điều trị, kỹ thuật khám, chữa bệnh mà là quyền của bệnh nhân có bị xâm phạm hay không. Cụ thể, bệnh nhân có được giải thích đầy đủ, hiểu và đồng ý với hướng điều trị hay không. Tiếp đó, họ mới xem xét tới chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ hành nghề. Sau đó mới đến quá trình chăm sóc và điều trị người bệnh. Nghị định số 96/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh có quy định xử phạt bác sĩ về việc không cung cấp thông tin bệnh tật cho bệnh nhân nhưng quy định này chỉ áp dụng cho các cơ sở y tế tư nhân. Còn đối với công chức, viên chức trong bệnh viện công thì sẽ bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, việc xác định hành vi vi phạm là rất khó bởi trong phòng khám chỉ có bác sĩ với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân nói bác sĩ không giải thích nhưng bác sĩ nói là đã giải thích đầy đủ thì 4 Duy Tính, Minh bạch: Quyền của người bệnh, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh 17/11/2013. cũng khó xác minh. Nếu người bệnh phải chứng minh được là bác sĩ không giải thích cho mình thì rõ ràng là không thể. 1.5 Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh Điều 11 của Luật quy định chỉ cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản. Như vậy, cơ sở điều trị có quyền không trả hồ sơ bệnh án nhưng sẵn sàng cung cấp bản tóm tắt bệnh án cho bệnh nhân. Bản tóm tắt bệnh án vẫn đầy đủ thông tin cần thiết, kể cả những kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Do vậy, bệnh viện này có thể dựa vào bản tóm tắt bệnh án của bệnh viện kia để thực hiện những bước điều trị tiếp theo. Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta, việc bệnh nhân yêu cầu cơ sở điều trị cung cấp bản tóm tắt bệnh án cho mình còn ít xảy ra, do quy định của Luật chưa được phổ biến rộng rãi và cũng do thói quen khám chữa bệnh của người dân. Chỉ một số ít bệnh viện đã chủ động cung cấp hình ảnh chẩn đoán, các kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân, ngay cả khi bệnh nhân không yêu cầu. Tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia như Anh, Mỹ, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, pháp luật của các quốc gia này đều xác định rõ thông tin trong hồ sơ bệnh án là tài sản của bệnh nhân, nhưng cơ sở điều trị có quyền giữ những thông tin đó để bảo vệ quyền riêng tư cho bệnh nhân và phục vụ các mục đích nghiên cứu, khảo sát y học4. Nhưng nguyên tắc chung là bệnh nhân, luật sư đại diện bệnh nhân, người hay tổ chức được bệnh nhân ủy quyền đều có quyền làm văn bản yêu cầu cơ sở điều trị BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 42 Số 7(383) T4/2019 cung cấp bản sao toàn bộ chi tiết hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân, bao gồm toàn bộ các văn bản, ghi chú, chẩn đoán, quá trình điều trị, tiên lượng bệnh, các kết quả xét nghiệm, toa thuốc, các hóa đơn viện phí... Nếu bệnh nhân thay đổi nơi điều trị, họ có thể yêu cầu nơi điều trị cũ chuyển hồ sơ bệnh án của mình sang nơi điều trị mới. Luật Tiếp cận hồ sơ bệnh án của Vương quốc Anh năm 1988 quy định rõ, các công ty nơi bệnh nhân làm việc, các công ty bảo hiểm hoặc các tổ chức nào đó nếu muốn được cung cấp hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đều phải được sự đồng ý của bệnh nhân. Cơ sở điều trị phải để bệnh nhân xem qua hồ sơ bệnh án trước khi cung cấp cho bên thứ ba nếu bệnh nhân yêu cầu. Thông thường ở các nước, bệnh nhân sẽ nhận hồ sơ bệnh án trong vòng 30 ngày kể từ ngày yêu cầu. Tuy nhiên, tùy trường hợp mà cơ sở điều trị có quyền từ chối cung cấp nếu nhận thấy việc này có thể gây bất lợi cho sức khỏe tâm thần và thể chất của bệnh nhân, có thể khiến bệnh nhân tự làm hại mình hoặc làm hại người khác. Trong trường hợp này, cơ sở điều trị phải có văn bản trả lời, giải thích rõ ràng cho bệnh nhân hiểu. 1.6 Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Điều 12 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định người bệnh có quyền từ chối thực hiện các xét nghiệm hoặc sử dụng thuốc, áp dụng các thủ thuật và phương pháp điều trị, nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản. Riêng trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A và mắc bệnh tâm thần thì không được phép từ chối điều trị. Người bệnh được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với chỉ định của người hành nghề, trừ trường hợp bắt buộc theo quy định. Hiện nay, có rất nhiều trường hợp, dù người bệnh biết rõ bệnh viện tuyến dưới không đủ điều kiện để chữa trị bệnh, song khi đề nghị được cho chuyển tuyến thì bệnh viện tìm đủ mọi lý do để giữ chân bệnh nhân ở lại. Và trong nhiều trường hợp, chỉ đến khi người bệnh lâm vào tình thế nguy kịch thì bệnh viện mới vội vàng gọi xe cấp cứu cho chuyển tuyến. Không chỉ riêng bệnh nhân tuyến dưới bị làm khó, bệnh nhân có bảo hiểm y tế (BHYT) khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến Trung ương muốn chuyển sang bệnh viện cùng tuyến cũng vô cùng khó khăn và đã có không ít hậu quả xảy ra. Lý do bệnh viện hạn chế cho bệnh nhân BHYT chuyển tuyến điều trị chính là cơ chế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh. Chi phí cho người bệnh chuyển tuyến vượt quá cao, trong khi số tiền mà BHYT thanh toán chỉ theo mức quy định, còn rất khiêm tốn, và phải chờ cấp bù. 1.7 Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. Như vậy, nếu người đại diện của người bệnh không đồng ý khám, chữa bệnh thì bệnh viện không được thực hiện đối với người bệnh. Chỉ trong trường hợp cấp cứu, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 43Số 7(383) T4/2019 2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền của người sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Thứ nhất, tình trạng quá tải bệnh viện đang là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay trong ngành y. Nó có thể làm giảm chất lượng khám, chữa bệnh, dẫn đến nguy cơ tăng tai biến, nhiễm trùng, nảy sinh thái độ và hành vi tiêu cực của nhân viên y tế. Thực tế cho thấy lâu nay, bệnh nhân dường như đã quá quen với tình trạng quá tải và xem đó như một khó khăn không thể tránh khi phải đến bệnh viện, đặc biệt là với những người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Ngành y tế đã đưa ra các giải pháp như: các cơ sở có số lượt khám bệnh tăng phải tăng số bàn khám để bảo đảm tối đa không quá 65 bệnh nhân/bàn khám5, điều tiết tăng nhân lực cho phòng khám vào các giờ cao điểm để bảo đảm bác sỹ có thời gian khám, tư vấn cho người bệnh. Tăng cường điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày, chỉ định người bệnh điều trị nội trú theo đúng quy định, tăng cường công tác chăm sóc, chống nhiễm khuẩn để giảm số ngày điều trị nội trú. Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho những người hành nghề y, nhất là đối với các cơ sở y tế tuyến dưới, nhằm tạo dựng niềm tin cho người dân, hạn chế tình trạng bệnh nhân đổ dồn về các bệnh viện tuyến trung ương, gây ra tình trạng quá tải. Từ đó, góp phần giảm áp lực trong việc khám bệnh, chữa bệnh đổ dồn vào các thành phố lớn. Mô hình bệnh viện vệ tinh hướng về cơ sở, giảm quá tải bệnh viện sẽ là giải pháp cơ bản chủ yếu để những người dân ở địa phương 5 Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/8/2018 đã quy định định mức tối đa về số lượt khám là 65 lượt bệnh nhân/1 bác sĩ/1 ngày. 6 Đinh Thị Thanh Thủy, Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế tư nhân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 4 (301) năm 2017. được thụ hưởng dịch vụ khám, chữa bệnh kỹ thuật cao, thụ hưởng quyền của người bệnh ngay tại quê hương mình. Khi mà hầu hết người dân đều tham gia BHYT, thì việc bảo vệ quyền của người dân phải theo hướng tăng cường quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT. Cần tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở; yêu cầu tuyến y tế cơ sở phải làm tốt công tác dự phòng, nâng cao sức khỏe, quản lý, theo dõi, điều trị các bệnh không lây nhiễm, phát hiện sớm bệnh tật để giảm tỷ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những biện pháp chỉ đạo thường nhật của ngành y tế. Cần thiết phải luật hóa các quy định phù hợp với thực tiễn khám chữa bệnh ở nước ta, ví dụ như quy định về việc người dân có quyền khám chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào, được thanh toán BHYT 100% ở ngay nơi mình khám chữa bệnh, quy định về chuẩn hóa các cơ sở y tế kể cả về nhân lực, trang thiết bị Thứ hai, tạo cơ chế thuận lợi và khuyến khích sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới y tế tư nhân, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng công tác y tế, công tác phục vụ người bệnh nói chung6. Đồng thời, phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của mạng lưới y tế tư nhân để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Thứ ba, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ, đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ dịch vụ y tế tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế, để họ yên tâm điều trị bệnh. Thứ tư, Luật Khám, chữa bệnh năm BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 44 Số 7(383) T4/2019 2009 hiện hành không điều chỉnh các dịch vụ y tế như chăm sóc sức khỏe sinh sản, phẫu thuật thẩm mỹ, y tế dự phòng Đây là các dịch vụ y tế không phải là khám bệnh, chữa bệnh và chưa có pháp luật điều chỉnh. Vì vậy, cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, làm cơ sở cho việc quy định trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan cũng như bao quát được hết các hoạt động cung ứng dịch vụ y tế. Đồng thời, khái niệm “người bệnh” cần được thay thế bằng khái niệm “người sử dụng dịch vụ y tế” để bao hàm được đầy đủ những người có sử dụng dịch vụ. - Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, cần nghiên cứu bổ sung quyền lựa chọn bác sĩ. Bệnh nhân có quyền lựa chọn bác sĩ hoặc các nhân viên y tế thích hợp với nhu cầu trị bệnh của mình. Bệnh nhân có quyền tham khảo ý kiến với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế khác khi thấy cần. Trong thực tế, các dịch vụ phẫu thuật hiện nay ở các bệnh viện lớn đã sử dụng quyền này. - Bổ sung quyền than phiền, khiếu nại của người bệnh. Bệnh nhân có quyền được giải quyết một cách công bằng, nhanh chóng và khách quan mọi than phiền của mình đối với cơ sở điều trị, phác đồ trị liệu, bác sĩ hoặc các người cung cấp dịch vụ y tế khác. Các than phiền này bao gồm thời gian chờ đợi quá lâu, giờ giấc không thích hợp, cách đối xử của nhân viên y tế, tiện nghi của cơ sở điều trị. - Việc giữ bí mật thông tin cho bệnh nhân rất khó thực hiện ở một số tình huống tại bệnh viện. Ví dụ, không phải bác sĩ nào cũng có đủ trình độ, kỹ năng để giải thích cho một bệnh nhân biết rõ tình trạng bệnh mà người bệnh không bị sốc; hoặc bệnh nhân có thể có những suy nghĩ tiêu cực mà 7 Đinh Thị Thanh Thủy, Bảo đảm quyền của người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh - Một số vấn đề pháp lý, tlđd. đạo đức bác sĩ không cho phép họ gây hại bệnh nhân. Bởi vậy, nhiều bác sĩ chọn giải pháp là giải thích cho người nhà. Trong khi đó, người nhà lại không tôn trọng quyền giữ bí mật thông tin cho bệnh nhân. Do đó, các quy định pháp luật cần phải cụ thể hơn để áp dụng cho nhiều trường hợp, giúp bệnh viện có cách ứng xử phù hợp, bệnh nào thì cho bệnh nhân biết, bệnh nào thì chỉ cho người nhà biết. - Quyền của người sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh được cung cấp “thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp khiếu nại của người bệnh khi xảy ra các sự cố y khoa. Một hồ sơ bệnh án tóm tắt không thể là chứng cứ pháp lý để chứng minh sai sót từ người hành nghề, hay là chứng cứ trước cơ quan tố tụng. Vì vậy, cần thiết sửa đổi quy định này theo hướng người sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh có quyền được xem hồ sơ bệnh án và được cung cấp bản sao lục hồ sơ nếu có yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật quy định khác7. Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã định hướng những giải pháp tăng cường quyền của người dân khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đó là: thiết lập hệ thống sổ sức khoẻ điện tử đến từng người dân; thực hiện cập nhật các thông tin, chỉ số sức khoẻ khi đi khám sức khoẻ, chữa bệnh; quản lý bệnh tật, tiêm chủng, hồ sơ sức khoẻ người dân gắn với quản lý thẻ BHYT. Các nội dung này cần phải được thể chế hóa trong các quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 45Số 7(383) T4/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_hien_quyen_cua_nguoi_su_dung_dich_vu_kham_benh_chua_ben.pdf
Tài liệu liên quan