Sự phổ biến của chủ nghĩa hợp hiến và nhà nước pháp quyền như một chuẩn mực quốc tế

Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, một trong những đặc điểm nổi bật của đời sống pháp lý thế giới là sự phổ biến chủ đề nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến. Quá trình này bắt đầu ở châu Âu từ những năm 70 của thế kỷ XX và được diễn ra gần như khắp thế giới. Ngày nay, nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến trở thành những xu hướng, giá trị và chuẩn mực chung của xã hội đương đại - được tạo bởi ba yếu tố không thể tách rời: tôn trọng, bảo vệ quyền con người, dân chủ và nhà nước pháp quyền. Có thể nói rằng, sự phổ biến của nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến cũng là sự lên ngôi của mô hình tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên nền tảng dân chủ và tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Sự phổ biến này chứng tỏ sức hấp dẫn của một mô hình đã được kiểm nghiệm và trở thành một giá trị phổ quát được thừa nhận rộng rãi bởi gần như mọi quốc gia và định chế quốc tế

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự phổ biến của chủ nghĩa hợp hiến và nhà nước pháp quyền như một chuẩn mực quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành những cơ chế hạn chế quyền lực nhà nước, nhằm bảo đảm dân chủ, quyền con người. Từ chỗ chỉ được vận dụng tại một số quốc gia, ngày nay, hai tư tưởng này được thừa nhận và áp dụng một cách rộng rãi ở đa số các quốc gia, trong tổ chức và vận hành của các định chế khu vực và quốc tế như một dạng chuẩn mực của xã hội đương đại. SỰ PHỔ BIẾN CỦA CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN NHƯ MỘT CHUẨN MỰC QUỐC TẾ Nguyễn Văn Quân* Abstract: The rule-of-law and the constitutionalism are closely interlinked, which forms mechanisms restricting the state power, aims at ensuring the democracy and the human rights. From its applicability in a few countries, today these two thoughts are widely accepted and applied in most of the countries, in the organization and performance of regional institutions and national ones as a standard formality of the contemporary society. Thông tin bài viết: Từ khóa: chủ nghĩa hợp hiến; nhà nước pháp quyền; pháp quyền quốc tế; chuẩn mực quốc tế Lịch sử bài viết: Nhận bài: 20/03/2017 Biên tập: 11/07/2017 Duyệt bài: 18/07/2017 Article Infomation: Keywords: the constitutionalism; rule-of-law state; international rule of law; international standards Article History: Received: 20 Mar. 2017 Edited: 11 Jul. 2017 Appproved: 18 Jul. 2017 * TS, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiểu một cách khái quát nhất, chủ nghĩa hợp hiến (constitutionalism) là “truyền thống pháp lý gắn liền với ý tưởng, theo đó việc thực hiện quyền lực bị giới hạn bởi một thỏa ước cơ bản giữa kẻ cai trị và người bị trị, với sự bảo vệ các quyền 1 Raoul Charles van Caenegen, An Historical Introduction to Western Consti tutional Law, Cambridge, Cambridge University Press, 1995, p. 80 2 Jean Leclaire, L’avènement du constitutionnalisme en Occident: fondements philosophiques et contingences his- toriques, R.D.U.S. 41/2011, p. 163. của những người bị cai trị, xác định rõ nghĩa vụ và thẩm quyền của kẻ cai trị”1. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa hợp hiến gắn liền với sự chuyển đổi từ nhà nước độc đoán, tùy tiện sang nhà nước pháp quyền2 (từ “government of men” sang “government of laws”): từ chỗ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 10 Số 15(343) T8/2017 nhà nước với quyền lực mang tính chuyên quyền, tùy tiện mang bản chất thần thánh chuyển sang chế độ chính trị được thiết lập dựa trên một khế ước xã hội - được ghi nhận trong một văn kiện là Hiến pháp. Nói cách khác, đó là sự khẳng định của một nhà nước phục tùng luật pháp. Như vậy, chủ nghĩa hợp hiến và nhà nước pháp quyền có mối quan hệ chặt chẽ với nhau3. Sự phổ biến của chủ nghĩa hợp hiến vì vậy gắn liền với sự phổ biến của tư tưởng về nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền thường được hiểu như một dạng nguyên tắc, chuẩn mực trong tổ chức quyền lực nhà nước ở cấp độ quốc gia. Trung tâm của nhà nước pháp quyền là mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật: Nhà nước quản lý bằng pháp luật, phục tùng pháp luật và pháp luật mà nhà nước phải phục tùng chứa đựng một số thuộc tính nội tại, vượt lên trên sức mạnh của chính nhà nước. Nghĩa là, trong nhà nước pháp quyền, pháp luật có vai trò thống trị, nhưng nội dung của pháp luật phải được định hướng theo lẽ phải, sự đúng đắn và lẽ công bằng. Trong mô hình nhà nước này “luật pháp không chỉ là công cụ hoạt động của nhà nước mà còn là phương tiện giới hạn sức mạnh của chính quyền”4. Quan hệ giữa pháp luật và chính quyền có đặc trưng hai chiều, pháp luật cho phép chính quyền hành động nhưng đồng thời cũng đề ra nghĩa vụ cho chính quyền đó. Như vậy, nhà nước pháp quyền buộc chính quyền phải phục tùng một tổng thể các nguyên tắc tối thượng và đến từ bên ngoài nó, áp đặt lên nhà nước 3 Xem: Đào Trí Úc, Giáo trình Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2015, tr. 105. 4 Jacques Chevallier, L’Etat de droit, 5e éd. Nxb. Montchrestien, 2010, p. 18. 5 Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Bảo hiến, chủ nghĩa lập hiến và nhà nước pháp quyền, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 1-2(210-211), 2012, tr. 10-16. 6 Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Tlđd. 7 Claude Lefort, Droits de l’homme et Politique, in Libre n° 7, 1980, Nxb. Payot, p. 25-26. 8 Jacques Chevallier, Tlđd. 9 Claude Lefort, Tlđd. một cách có tính ràng buộc và cưỡng chế. Những nguyên tắc này trao cho nhà nước tư cách để hành động và nó cũng xác định các phương thức chính quyền có thể sử dụng: chính quyền không được áp đặt những gì không được định liệu từ trước. Nội dung trọng tâm của nhà nước pháp quyền về cơ bản là ý niệm về sự giới hạn quyền lực nhà nước, tôn trọng và bảo đảm quyền con người5. Để chống lại sự tùy tiện của công quyền, có thể xâm hại quyền tự do cơ bản của công dân, phải có được sự thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, đặt các thiết chế quyền lực trong sự ràng buộc của Hiến pháp và pháp luật, kiểm soát quyền lực, bảo đảm sự phân quyền, sự độc lập của Tòa án, bảo đảm tính minh bạch của pháp luật6. Chính sự đề cao, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật là cách thức để tạo ra “một sự đối lập với quyền lực nhà nước bằng pháp luật”7. Trong các phương diện của giới hạn quyền lực nhà nước, phải kể đến vấn đề bảo vệ quyền con người8. Nhà nước pháp quyền bao hàm quan niệm về mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước, quan niệm này là nền tảng của hệ thống pháp luật. Không chỉ sức mạnh của nhà nước tìm thấy những giới hạn của nó trong các quyền cơ bản được thừa nhận của các cá nhân, và tạo ra khả năng “một sự đối lập với quyền lực nhà nước bằng pháp luật”9, mà hơn thế, tự thân sức mạnh của nhà nước có mục đích để bảo đảm các quyền con người. Có nghĩa là, nhà nước pháp quyền là thiết chế có mục đích bảo đảm các quyền tự do của công dân, ngăn ngừa và chống lại NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 11Số 15(343) T8/2017 sự lạm dụng quyền lực có thể có từ chính nhà nước. Học thuyết nhà nước pháp quyền được hình thành và phát triển ban đầu tại một số quốc gia Tây Âu10 (Đức, Pháp, Anh...), sau đó dần được du nhập, phổ biến ra các quốc gia, khu vực khác, từng bước được quốc tế hóa và được thừa nhận như một nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. 1. Sự du nhập, phổ biến nhà nước pháp quyền trên thế giới 1.1. Ghi nhận nhà nước pháp quyền trong các Hiến pháp mới Sự thừa nhận nhà nước pháp quyền một cách hiển nhiên ở khắp mọi nơi như một hệ quy chiếu tất yếu đối với các quốc gia cho thấy rõ rằng, nhà nước pháp quyền đã trở thành một dạng “giáo lý”. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là xem xét liệu hệ quy chiếu này có mang tích thực chất hay không. Bởi vì, ở một số nơi, do thiếu vắng điều kiện cần thiết cho nhà nước pháp quyền nảy nở và phát triển, việc tuyên bố thừa nhận nhà nước pháp quyền chỉ mang tính hình thức, như một khẩu hiệu chính trị hơn là pháp lý thực định. Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX, thuật ngữ “nhà nước pháp quyền" được sử dụng phổ biến tại châu Âu. Điều 2 Hiến pháp Bồ Đào Nhà năm 1976 quy định: Cộng hòa Bồ Đào Nha là một nhà nước pháp quyền dân chủ, được thiết lập dựa trên chủ 10 Về sự hình thành và phát triển của ba học thuyết cơ bản về nhà nước pháp quyền và so sánh, đối chiếu giữa ba học thuyết này. Xem: Luc Heuschling, Etat de droit: Rechtsstaat: Rule of Law, Nxb. Dalloz-Sirey, 2002. 11 Hiến pháp Bồ Đào Nha 1976. Xem: truy cập ngày 02/4/2017. 12 Hiến pháp Tây Ban Nha 1978. Xem: truy cập ngày 02/4/2017. 13 Điều 1 Hiến pháp Liên bang Nga 1993. Nguồn: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà nội, Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia, Nxb. Hồng Đức, H., 2012, tr. 388. quyền nhân dân, tính đa nguyên về biểu đạt và tổ chức chính trị, dựa trên tôn trọng các quyền và tự do cơ bản...11; Khoản 1 Điều 1 Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1978 quy định: Tây Ban Nha là một nhà nước pháp quyền, xã hội và dân chủ, chủ trương tự do, công lý, bình đẳng và đa nguyên chính trị như là các giá trị tối cao của hệ thống pháp luật12. Tiếp đó, vào đầu những năm 1990, Hiến pháp mới của đa số các nước thuộc khối XHCN cũ và các nước đang phát triển đều ghi nhận tiêu chuẩn nhà nước pháp quyền và củng cố chuẩn mực này bằng một hệ thống các quy định cụ thể. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những khoảng cách nhất định giữa các tuyên bố mang tính chính trị với thực tiễn áp dụng các chuẩn mực của nhà nước pháp quyền. Nếu căn cứ vào các văn bản pháp lý chính thức của các quốc gia này, chúng ta có thể thấy rõ sự thừa nhận nhà nước pháp quyền như một tiêu chuẩn trong tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước. Hiến pháp các nước Đông Âu như Hungary, Bulgary, Rumani, Cộng hòa Séc, Slovakia, Albania và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ quy định một cách trọng thể nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Ví dụ, Điều 1 Hiến pháp Liên bang Nga 1993 tuyên bố: “Liên bang Nga là một nhà nước liên bang, dân chủ và pháp quyền có hình thức chính thể cộng hòa”13. Các ghi nhận, tuyên bố tương tự có thể tìm thấy trong Hiến pháp các quốc gia khác. Ở đây, nhà nước pháp quyền được thể hiện dưới hai phương diện nội dung và hình NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 12 Số 15(343) T8/2017 thức14. Về hình thức, nhà nước pháp quyền được thể hiện ở trật tự các quy phạm, với nguyên tắc về tính tối cao của Hiến pháp15. Về mặt nội dung, nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi luật pháp phải chứa thuộc tính căn bản nhất là tôn trọng, bảo vệ quyền và tự do của công dân. Đối với các nước châu Âu, sự công nhận chuẩn mực nhà nước pháp quyền còn thể hiện qua việc tán thành và phê chuẩn các văn kiện pháp lý về các quyền căn bản do các định chế của Liên minh châu Âu đề ra. Sau khi khối các nước XHCN sụp đổi, các nước Đông Âu mong muốn tìm lại chỗ đứng của mình trong các quốc gia châu Âu (bằng cách tham gia Ủy hội châu Âu - Council of Europe16 hoặc trở thành thành viên của Liên minh châu Âu), các tiêu chí về nhà nước pháp quyền, dân chủ và quyền con người được xem như là một giá trị chung được các nước châu Âu cùng chia sẻ và cam kết bảo vệ. Ví dụ: Điều 2 Hiến pháp Ba Lan quy định: Cộng hòa Ba Lan là một nhà nước dân 14 Về cơ bản, nhà nước pháp quyền gắn liền với các nguyên tắc sau đây : (1) Nguyên tắc phân chia quyền lực; (2) Nguyên tắc hiệu lực pháp lý cao nhất của Hiến pháp; (3) Nguyên tắc tính thống nhất của hệ thống pháp luật; (4) Nguyên tắc cơ quan hành pháp và tư pháp phải chấp hành hiến pháp và văn bản lập pháp; (5) Nguyên tắc an toàn pháp luật và bảo vệ sự tin cậy vào pháp luật; (6) Nguyên tắc tương xứng; (7) Các đảm bảo đối với việc bảo vệ pháp luật; (8) Nguyên tắc bảo đảm giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án; (9) Nguyên tắc nghĩa vụ giải trình của nhà nước; (10) Nguyên tắc trách nhiệm nghe ý kiến... Xem: G. de Q. WALKER,The Rule of Law: Foundation of Constitutional Democracy, Melbourne University Press, 1988. 15 Hiến pháp Liên bang Nga có hiệu lực pháp lý cao nhất, được áp dụng trực tiếp trên toàn thể lãnh thổ Liên bang Nga. Các đạo luật và những văn bản pháp luật khác được áp dụng ở Liên bang Nga không được mâu thuẫn với Hiến pháp Liên bang. 16 Ủy hội Châu Âu là tổ chức quốc tế hướng tới hội nhập châu Âu. Ủy hội được thành lập năm 1949 và nhấn mạnh đặc biệt tới các tiêu chuẩn pháp lý, quyền con người, dân chủ, pháp quyền và hợp tác văn hóa. Ủy hội có 47 thành viên gồm phần lớn các quốc gia thuộc châu Âu (27 nước thành viên của Liên minh châu Âu và phần lớn các quốc gia ngoài Liên minh khác như Nga, Ucraina). 17 Xem: Hiến pháp Ba Lan 1997 (bản tiếng Anh): truy cập ngày 04/7/2017. 18 Xem: Hiến pháp Cộng hòa Séc 1992: truy cập ngày 04/7/2017. 19 Điều 18: Cộng hòa Trung Phi là một nhà nước pháp quyền, có chủ quyền, không thể phân chia, thế tục và dân chủ. 20 Lời nói đầu của Hiến pháp Benin: Thông qua bản Hiến pháp này, chúng tôi long trọng tuyên bố quyết tâm thiết lập một nhà nước pháp quyền, dựa trên chế độ dân chủ đa nguyên. Trong đó, các quyền và tự do cơ bản của con người, phẩm giá và công lý được bảo đảm, bảo vệ và phát huy như là điều kiện cần thiết cho sự phát triển thực thụ và hài hòa của mỗi người dân Benin trong phương diện vật chất, văn hóa và tinh thần. 21 Lời nói đầu Hiến pháp Mali: Nhân dân Mali, với truyền thống đấu tranh anh dũng, cam kết trung thành với lý tưởng của những người đã hy sinh vì bị đàn áp đã ngã xuống một cách vinh quang cho sự ra đời của nhà nước pháp quyền và nền dân chủ đa nguyên. chủ pháp quyền và thực hiện những nguyên tắc công bằng xã hội. Và Hiến pháp nước này cũng liệt kê chi tiết các quyền cơ bản (từ điều 30 đến 8617). Tương tự, Cộng hòa Séc cũng ghi nhận nguyên tắc pháp quyền tại Điều 1 và 9 Hiến pháp 199218... Hiện tượng tương tự cũng diễn ra tại các nước châu Phi. Tiến trình dân chủ hóa thể hiện trước hết bởi sự sụp đổ của các chế độ độc tài, kèm theo đó là việc ghi nhận đưa nhà nước pháp quyền vào trong các văn bản lập pháp, ví dụ các bản Hiến pháp Cộng hòa Trung Phi năm 198619, Hiến pháp Benin năm 199020, Mali năm 199121 Sự dẫn chiếu tới tiêu chuẩn nhà nước pháp quyền không chỉ dừng lại như một dạng quy định mang tính hình thức trong các bản Hiến pháp mới được thông qua, mà còn thể hiện ở tổ chức kiểm tra tính hợp hiến của luật và việc liệt kê các quyền tự do dân chủ cơ bản. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại các nước châu Á và Trung Đông, tuy có chậm hơn. Tuy nhiên, phải thấy rằng các tuyên NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 13Số 15(343) T8/2017 bố trang trọng này bản thân nó không đủ để chứng thực cho sự tồn tại của nhà nước pháp quyền đích thực. Do thiếu vắng các điều kiện cần thiết như ở phương Tây, nên các cơ chế của nhà nước pháp quyền khó có thể nảy nở. Ở nhiều quốc gia, vì lý do thiếu vắng các nội dung bảo đảm, việc khẳng định nhà nước pháp quyền như một chuẩn mực của tổ chức nhà nước chủ yếu là các dạng tuyên bố mang tính chính trị nhiều hơn là pháp lý. Ví dụ, tại các nước châu Phi và châu Á, sự thiếu vắng hệ thống tư pháp độc lập và tình trạng tham nhũng trong bộ máy công quyền là trở ngại lớn cho việc thực hiện nhà nước pháp quyền. 1.2. Nhà nước pháp quyền - một nguyên tắc căn bản của Liên minh châu Âu Sự phổ biến của nhà nước pháp quyền thể hiện rõ nhất ở châu Âu. Theo đó, nhà nước pháp quyền dần được xem như một nguyên tắc nền tảng trong tổ chức và vận hành của Liên minh châu Âu. Xu hướng “khu vực hóa nhà nước pháp quyền” này trước tiên được định hình ở cấp độ toà án. Theo Toà án nhân quyền Strasbourg, nhà nước pháp quyền chịu sự chi phối, điều chỉnh bởi pháp luật phải đảm bảo cho mọi người an ninh cũng như khả năng thụ hưởng các quyền và tự do mà Công ước châu Âu về nhân quyền đặt ra22. Trong khi đó, Tòa án Luxembourg quan niệm rằng Cộng đồng châu Âu là một “cộng đồng về pháp luật ”23. Xu hướng này đồng thời được thể hiện qua các văn bản được thông qua ở cấp độ Cộng đồng châu Âu. Ngoài ra, sự dẫn chiếu tới nhà nước pháp quyền được thể hiện 22 Phán quyết ngày 8/11/2007 của Tòa án nhân quyền châu Âu (Lelièvre kiện Nhà nước Bỉ). Lelièvre c/Belgique. Xem: 23 Phán quyết ngày 22/4/1986 của Tòa án Công lý Luxembourg: Đảng Xanh chống lại Nghị viện Châu Âu (Arrêt de la Cour de justice, Les Verts, affaire 294/83 (23 avril 1986). 24 Hiến chương Liên minh châu Âu về các quyền cơ bản, ký tại Nice ngày 7/12/2000. 25 Xem Hiệp ước về Liên minh châu Âu (Hiệp ước Lisbone). (bản tiếng Anh), truy cập ngày 20/6/2017). trong Hiệp ước Amsterdam 1997 với việc đưa ra điều kiện kết nạp thành viên mới hoặc tạm đình chỉ tư cách thành viên đối với các quốc gia không tuân thủ các nguyên tắc dân chủ và nhà nước pháp quyền. Lời mở đầu Hiến chương Nice 200024 tuyên bố: “Liên minh châu Âu dựa trên nguyên tắc dân chủ và nhà nước pháp quyền”. Điều 2 Hiệp ước về Liên minh châu Âu 2009 chỉ rõ: Liên minh châu Âu được hình thành dựa trên các giá trị của sự tôn trọng phẩm giá con người, tự do, dân chủ, bình đằng, nhà nước pháp quyền cũng như tôn trọng nhân quyền25. Như vậy, nhà nước pháp quyền được xem như một trong những trụ cột của Liên minh châu Âu, dù sự diễn giải có thể chứa đựng một số đặc thù xuất phát từ cấu trúc liên minh (khác với nhà nước đơn nhất). Việc xây dựng và cấu trúc Liên minh châu Âu minh chứng rõ cho tính phổ biến của nhà nước pháp quyền. Từ sau Thế chiến thứ hai, nền hòa bình bền vững ở châu Âu một phần dựa trên sự tán thành và công nhận của các quốc gia thành viên đối với cùng một mô hình tổ chức chính trị, dựa trên dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền. Đó cũng chính là nền tảng của xây dựng Liên minh châu Âu trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Bởi thế, các nước Trung và Đông Âu muốn tham gia Ủy hội châu Âu thì phải thừa nhận các cơ chế của nhà nước pháp quyền. Tại Hội nghị Copenhagen, các quốc gia tham dự đã khẳng định rằng, “nền dân chủ đa nguyên và nhà nước pháp quyền là nền tảng để đảm bảo việc tuân thủ tất cả các NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 Số 15(343) T8/2017 quyền con người và các tự do cơ bản”. Hiến chương Paris cho một Châu Âu mới26 thông qua ngày 21/11/1990 khẳng định: Quyền con người, dân chủ và nhà nước pháp quyền tạo ra điều kiện cho “tự do, công lý và hòa bình” vốn là mục tiêu của châu Âu mới sau Chiến tranh lạnh. 2. Quốc tế hóa nhà nước pháp quyền: nhà nước pháp quyền như một giá trị, tiêu chuẩn chung của cộng đồng quốc tế Từ địa vị một tiêu chuẩn, giá trị mang tính quốc gia và khu vực, vào đầu những năm 1990, nhà nước pháp quyền dần có được sự thừa nhận ở cấp độ quốc tế và được ghi nhận một cách long trọng trong hàng loạt văn bản pháp luật quốc tế. Từng được các nước Phương Tây sử dụng như một vũ khí chính trị và ý thức hệ để đối chọi lại mô hình tổ chức chính trị - pháp lý của các nước XHCN27, sự sụp đổ của khối XHCN cũng đánh dấu sự thắng thế, áp đặt của nhà nước pháp quyền không chỉ ở từng quốc gia cụ thể mà cả trong đời sống quốc tế - tuân thủ nhà nước pháp quyền trở thành một nghĩa vụ của các quốc gia và định chế quốc tế. 2.1. Sự thừa nhận bởi các thể chế quốc tế Chính trên sân khấu châu Âu và cụ thể hơn là trong khuổn khổ “Hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu” (CSCE, tiền thân của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu - OSCE) tiến trình thừa nhận sự quốc tế hóa nhà nước pháp quyền được bắt đầu. Trong khi văn kiện của CSCE được thông qua tại Helsinki ngày 01/8/1975 mới chỉ hạn chế ở việc đưa ra một trong các nguyên tắc điều 26 Hiến chương Paris cho một Châu Âu mới hay còn gọi là Hiến chương của Tổ chức An ninh và hợp tác Châu ÂU (OSCE) được thông qua ngày 21/11/1990. 27 Jacques Chevallier, L’Etat de droit, Sđd. tr. 118. 28 Hiệp ước Helsinki 1975: truy cập ngày 04/7/2017. 29 Xem: truy cập ngày 04/7/2017. 30 Document of the Copenhagen meeting of Conference on the human dimension of the CSCE. Xem: org/odihr/elections/14304?download=true. chỉnh quan hệ tương hỗ giữa các quốc gia là “tuân thủ quyền con người và các tự do căn bản, bao gồm cả tự do tư tưởng, tư do tín ngưỡng và tôn giáo” (Nguyên tắc VII28), thì đến Hội nghị Vienna (1986 - 1989) đã đưa vào một quan niệm mới là “tầm vóc nhân loại” (Human Dimension29). Trong văn bản thông qua ngày 29/6/1990 tại Hội nghị Copenhagen của CSCE, các quốc gia tham dự đã thừa nhận rằng “nền dân chủ đa nguyên và nhà nước pháp quyền là nền tảng để đảm bảo việc tuân thủ tất cả các quyền con người và các tự do cơ bản”30. Và Hiến chương Paris 1990 khẳng định: “quyền con người, dân chủ và nhà nước pháp quyền” tạo ra điều kiện cho “tự do, công lý và hòa bình”, vốn là mục tiêu hướng tới của một Châu Âu mới hậu Chiến tranh lạnh. Như vậy, tại châu Âu, nhà nước pháp quyền được thừa nhận một cách rõ ràng như một thành tố không thể tách rời của bộ ba gồm: dân chủ, quyền con người và nhà nước pháp quyền. Theo đó, nhà nước pháp quyền được đặt ra như một phương tiện để bảo vệ quyền con người và đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi về mặt dân chủ; và nhà nước pháp quyền chỉ thể hiện rõ mọi ý nghĩa của nó trong mối quan hệ tương hỗ với hai vấn đề còn lại. Sự áp đặt này được mở rộng ra trên bình diện quốc tế, nhất là trong khuôn khổ các hoạt động được Liên hiệp quốc (LHQ) bảo trợ. Tuyên bố chung của Hội nghị về quyền con người, diễn ra tại Vienna vào tháng 6 năm 1993 nhắc lại rằng: “Các quốc gia cần tăng cường các thể chế quốc gia và nền móng liên quan để duy trì nhà nước pháp NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 15Số 15(343) T8/2017 quyền”31, nhằm tạo ra “những điều kiện cho phép mỗi người thụ hưởng các quyền mang tính phổ thông và các tự do cơ bản”. Như vậy, châu Âu đã đi xa hơn Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền 1948 và các Công ước liên quan của LHQ, khi nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà nước pháp quyền với vấn đề dân chủ và nhân quyền. Sau đó, cách tiếp cận này được nhắc lại trong Nghị quyết ngày 18/02/1994 của LHQ32 về tăng cường nhà nước pháp quyền và trong “Nghị trình vì dân chủ hóa” được Tổng thư ký LHQ thông qua ngày 17/12/199633. Từ năm 1993, nhà nước pháp quyền được đưa ra trong hàng loạt nghị quyết của LHQ34, thậm chí cả trong Tuyên bố thiên niên kỷ ngày 08/9/2000 và Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu 2005 ngày 16/9/2005, trong đó các quốc gia tái khẳng định “cam kết bảo vệ và quảng bá một cách tích cực các quyền con người, nhà nước pháp quyền và dân chủ, mà các bên biết rằng chúng phụ thuộc lẫn nhau, cũng cố, hỗ trợ nhau và là một phần của các giá trị và nguyên tắc mang tính cơ bản, phổ cập và không thể phân chia của LHQ”35 (part 119), đặt một tựa đề riêng có tên là “nhà nước pháp quyền” (part, 134). Tiếp sau Tuyên bố này, vấn đề “nhà nước pháp quyền” ở cấp độ quốc gia và quốc tế đã được ghi vào các phiên họp tiếp theo trong nghị trình của Đại Hội đồng LHQ, và là đối tượng của một loạt các báo cáo của Tổng thư 31 Vienna Declaration and Programme of Action, UN Doc A/CONF.157/24 (1993), Part I, chap. III, sect. II, para. 69. 32 A/RES/48/132, le 18 février 1994, Renforcement de l’Etat de droit. 33 Nghị trình vì dân chủ hóa của Liên hiệp quốc, xem : www.un.org/fr/events/democracyday/pdf/An_agenda_for_democ- ratization.pdf, truy cập ngày 4/7/2017. 34 Rule of Law trong bản tiếng Anh hoặc l’Etat de droit trong các bản tiếng Pháp, mặc dù hai quan niệm về nhà nước pháp quyền này không hoàn toàn tương đồng nhau. 35 Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu của LHQ 2005. Xem: 36 World Summit Outcome Document, supra note 2, para. 11. Xem thêm para. 21, 24(b). Xem: 37 Nghị quyết ngày 28/11/1991 Hội đồng châu Âu với chủ đề “Quyền con người, dân chủ và phát triển”. ký LHQ và nhiều nghị quyết liên quan. Được hiểu ở hai phương diện hình thức và nội dung, nhà nước pháp quyền trở thành một chủ đề ưu tiên trong các thảo luận của LHQ, trong mối quan hệ với vấn đề quyền con người và dân chủ, ba chủ đề được xem là có một quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau (Nghị quyết ngày 04/12/2006 của LHQ). Văn kiện của Hội nghị thượng đỉnh thế giới năm 2005 do LHQ tổ chức cũng tuyên bố: Quản trị tốt và nhà nước pháp quyền ở cấp độ quốc gia và quốc tế là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế bền vững, phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo36. Sự áp đặt mô hình nhà nước pháp quyền cũng là sản phẩm của các sức ép từ các thể chế quốc tế đối với các quốc gia không gian hậu Xô viết (các quốc gia chuyển đổi) và các nước đang phát triển. Ví dụ, các thể chế châu Âu và tài chính quốc tế đã hết sức khuyến khích, ưu đãi việc du nhập các nguyên tắc và cơ chế của nhà nước pháp quyền, thông qua các đề án hỗ trợ, hợp tác giữa các tổ chức này với các quốc gia khác. Chính quyền các nước Trung và Đông Âu khi tham gia Ủy hội châu Âu buộc phải công nhận các cơ chế của nhà nước pháp quyền được ghi rõ trong hiệp ước sáng lập của tổ chức này. Cũng vậy, Liên minh châu Âu đã xác định nhà nước pháp quyền như là một trong các cơ chế trong chính sách hợp tác đối với các nước đang phát triển37 và hỗ trợ chuyển đổi tại khu vực NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 16 Số 15(343) T8/2017 Đông Âu thông qua Đề án Phare38 và Tacis39. Ngoài ra, có thể kể đến sức ép từ phía các thiết chế tài chính quốc tế, ví dụ, Ngân hàng Thế giới cũng đã đặt điều kiện nhận tài trợ với các cam kết về cải tổ chính trị, trong đó xây dựng nhà nước pháp quyền có một vị trí quan trọng. Từ năm 1989, Ngân hàng Thế giới đã xem pháp quyền (rule of law) là một thành tố quan trọng của “quản trị tốt” (good governance40). Vào thời điểm đó, vấn đề này chủ yếu được quan tâm ở phương diện kinh tế và phát triển: bằng cách khuyến nghị thông qua các giải pháp mang xu hướng tự do, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh một mặt về sự cần thiết của các thiết chế công hiệu quả để dẫn dắt phát triển kinh tế, mặt khác nhấn mạnh việc tuân thủ một số đòi hỏi của trật tự chính trị. Theo Ngân hàng Thế giới, quản trị tốt bao gồm: an ninh của công dân được bảo đảm và việc tuân thủ luật pháp được bảo đảm, nhất là thông qua sự độc lập của cơ quan xét xử (pháp quyền), các cơ quan công quyền quản lý một cách minh bạch, các nhà lãnh đạo chính trị phải giải trình về hoạt động của họ (trách nhiệm giải trình và khả năng quy trách nhiệm), sự tham gia của công chúng vào hoạt định chính sách được đề cao41. Cách đặt vấn đề này được LHQ tái sử dụng, nhất là trong khuôn khổ Chương trình phát triển của LHQ (PNUD)42 và các tổ chức quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác 38 Đề án Phare của Liên minh châu Âu nhằm vận động cho sự phục hồi kinh tế của Balan và Hungary thông qua các cải cách thể chế và thị trường. Xem: truy cập ngày 04/7/2017. 39 Đề án Tacis (Technical Assistance to the Commonwealth of Independant States-CEI) của Liên minh châu Âu nhằm hỗ trợ chuyên môn cho các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập. Đề án này hướng tới thiết lập các điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trường và tăng cường dân chủ tại các nước thuộc Liên Xô (cũ). Xem: press-release_MEMO-92-54_en.htm, truy cập ngày 04/7/2017. 40 Xem: Nguyễn Văn Quân, Nguồn gốc và sự phát triển của quản trị tốt, trong: Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn, Quản trị tốt: lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, H., 2017, tr. 74-90. 41 Xem: Nguyễn Đức Lam, Quản trị tốt: những chuẩn mực chung, trong: Vũ Công Giao, Nguyễn Hoàng Anh, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn, Quản trị tốt: lý luận và thực tiễn, Sđd, tr. 53-69. 42 UN Development Programme, Governance for Sustainable Human Development (UNDP, New York, January 1997), at 43 Simon Chesterman, An international rule of law? Americain Journal of Comparative Law, Vol. 56/2008. p. 356. và phát triển kinh tế (OECD) và UNESCO. 2.2. Hướng tới một dạng pháp quyền quốc tế? Chế độ pháp quyền ở cấp độ quốc gia được thiết lập dựa trên nguyên tắc sức mạnh nhà nước phải được sử dụng trong khuôn khổ pháp luật, bị điều chỉnh, hạn chế bởi pháp luật, một cách đương nhiên, logic đó sẽ được mở rộng ra cấp độ quốc tế. Theo đó, nhà nước phải phục tùng không chỉ các quy phạm theo nguồn gốc quốc gia, mà còn là các nguyên tắc, quy phạm của pháp luật quốc tế. Thông qua các quy phạm này, người ta thấy rõ những đường nét của một dạng “pháp quyền quốc tế”. Theo đó, pháp quyền quốc tế (international rule of law) có thể được hiểu trên 3 phương diện: thứ nhất, áp dụng các nguyên tắc pháp quyền trong quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế. Thứ hai, ưu tiên pháp luật quốc tế cao hơn pháp luật quốc gia (ví dụ, tính chiếm ưu thế của các công ước về quyền con người so với các quy phạm pháp luật quốc gia). Thứ ba, một hệ thống quy tắc pháp luật toàn cầu bao gồm các quy phạm tác động trực tiếp tới các cá nhân mà không cần thông qua sự trung gian của các thiết chế quốc gia đang hiện hữu43 (áp đặt đối với các nhà nước và hạn chế phần nào chủ quyền quốc gia). Cũng có thể hiểu rằng, khái niệm pháp quyền quốc tế đồng nghĩa với “sự thống trị NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17Số 15(343) T8/2017 của pháp luật” (thượng tôn pháp luật)44, tức là trong quan hệ quốc tế, quyền lực được dựa trên sự tuân thủ luật pháp và giới hạn trong khuôn khổ luật pháp, và luật pháp đó thể hiện bằng một tổng thể các quyền cơ bản được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, khái niệm pháp quyền có thể dẫn tới sự tuyệt giao với quan niệm cổ điển của luật quốc tế. Luật quốc tế vốn được xây dựng trên nguyên tắc của chủ quyền quốc gia, là sản phẩm của sự gặp gỡ của ý chí tối cao. Đây là một thứ pháp luật “liên nhà nước”, được tạo nên dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc gia. Như vậy, pháp luật quốc tế có một đặc trưng “giao ước”, vốn loại trừ nguyên tắc trật tự quy phạm (hierarchy of legal norms). Trong khi đó, nhà nước pháp quyền (theo nghĩa quốc gia) gắn liền với nguyên tắc trật tự quy phạm pháp luật. Hơn nữa, về mặt tố tụng, các thiết chế của luật quốc tế này không có được thẩm quyền trọn vẹn và các phương tiện cưỡng chế của nhà nước pháp quyền theo nghĩa quốc gia. Nếu nhìn nhận và đánh giá “pháp quyền quốc tế” dưới góc độ lý thuyết nhà nước pháp quyền quốc gia thì nó mới dừng lại ở những phác thảo ban đầu, xuất phát từ sự thiếu vắng các cơ chế hữu hiệu đảm bảo cho sự vận hành của nguyên tắc pháp quyền. Trên thực tế, các cơ chế bảo đảm của pháp quyền quốc tế đang từng bước được định hình. Về phương diện này, việc hình thành LHQ là một bước ngoặt cơ bản. LHQ tập trung gần như toàn bộ các quốc gia trên thế giới, như là một dạng “diễn đàn thế giới”, hay một dạng “dân chủ liên nhà nước”. Hội đồng bảo an LHQ trở thành cơ chế bảo đảm tính “pháp chế quốc tế”, nhất là trong sử dụng vũ lực. Hoạt động của LHQ là cơ sở cho một cơ chế pháp quyền dù chưa thật hoàn thiện, vì Hội đồng bảo an ít khi có khả năng đảm đương trách nhiệm được đặt ra trong Hiến chương. Ngay cả khi các nguyên tắc này không đủ sức giúp tránh các 44 Xem: Jacques Chevallier, L’Etat post-moderne, 4e édittion, Nxb. Lgdj, 2014, p.180. 45 Các trường hợp được liệt kê tại Chương VII của Hiến chương LHQ (sử dụng vũ lực). xung đột vũ trang thì việc hình thành LHQ ít ra cũng tạo được khởi đầu của một tiến trình, đóng góp vào việc quảng bá ý tưởng theo đó tranh chấp giữa các quốc gia phải được giải quyết một cách hòa bình. Trong trường hợp sử dụng vũ lực, chế độ pháp quyền là sự đảm bảo cho việc sử dụng vũ lực một cách đúng đắn, nói cách khác là phục vụ việc chính danh hóa của việc sử dụng vũ lực trong một số trường hợp hạn hữu. Bằng việc đóng góp vào thể chế hóa các quan hệ quốc tế bằng pháp luật, một trật tự pháp luật thực sự đã từng bước được tạo lập dưới sự bảo trợ của LHQ. Trật tự pháp luật này dựa trên nguyên tắc cơ bản “cấm sử dụng vũ lực”, ngoại trừ một số trường hợp hạn hữu được xác định rõ trong Hiến chương45. Có nghĩa rằng, việc tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền được quan niệm như một phương thức để điều chỉnh một cách hòa bình các quan hệ quốc tế. Trong cơ chế này, nhà nước phải phục tùng một thứ pháp luật cao hơn nhà nước và bị trói buộc trong khuôn khổ của thứ pháp luật này (dĩ nhiên cộng đồng quốc tế còn xa mới đạt tới lý tưởng này). Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy những bước đi được đầu tiên trên hành trình đó. Ví dụ, sự ra đời của Tòa án Hình sự quốc tế, Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án Nhân quyền châu Âu, Tòa án Công lý châu Âu, Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ, Tòa án Luật biển quốc tế Đây là những nền tảng cơ bản về mặt tài phán nhằm đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật ở cấp độ quốc tế. Dù đây chỉ là những bước đi đầu tiên nhưng phần nào đã minh chứng cho niềm tin tuyệt đối đối với pháp luật, vốn là trung tâm của việc xây dựng học thuyết nhà nước pháp quyền - học thuyết dựa trên niềm tin chắc chắn rằng, quyền lực phải bị ràng buộc bởi các quy tắc và sức mạnh là để duy trì, phục vụ luật pháp. Pháp quyền quốc tế còn hướng tới việc công nhận toàn bộ các quyền cơ bản của con người. Dĩ nhiên, sự đảm bảo thực NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 18 Số 15(343) T8/2017 thi, tôn trọng các quyền này không phải là hoàn hảo và đầy đủ trên thực tế. Nhưng ý tưởng, theo đó mọi cá nhân đều sở hữu một tổng thể các quyền - một dạng di sản chung của nhân loại mà mọi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ, tạo thành một sức mạnh giúp điều chỉnh các quan hệ quốc tế một cách hòa bình. Việc thành lập Tòa án Hình sự quốc tế ngày 17/7/199846 có thẩm quyền xét xử các vụ việc liên quan đến diệt chủng, tội ác chống lại nhân loại, tội phạm chiếm tranh đã cho thấy rằng, bất chấp những khó khăn cản trở, đây là bước tiến lớn “trên con đường tuân thủ ở cấp độ toàn cầu các quyền con người và nhà nước pháp quyền”47. Kết luận Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, một trong những đặc điểm nổi bật của đời sống pháp lý thế giới là sự phổ 46 Statute of the International Criminal Court (Rome Statute), UN Doc. A/Conf. 183/9 (17 July 1998), Art 1. Xem: https:// www.icc-cpi.int/nr/rdonlyres/ea9aeff7-5752-4f84.../rome_statute_english.pdf, truy cập 02/4/2017. 47 Phát biểu của Tổng thư ký LHQ Kofi Annan ngày 20/7/1998 nhân dịp thành lập Tòa án Hình sự quốc tế. (“La creation de la Cour est un gage d’espoir pour les générations à venir et un pas de géant sur la voix du respect universel des droits de l’homme et de l’Etat de droit”). biến chủ đề nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến. Quá trình này bắt đầu ở châu Âu từ những năm 70 của thế kỷ XX và được diễn ra gần như khắp thế giới. Ngày nay, nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến trở thành những xu hướng, giá trị và chuẩn mực chung của xã hội đương đại - được tạo bởi ba yếu tố không thể tách rời: tôn trọng, bảo vệ quyền con người, dân chủ và nhà nước pháp quyền. Có thể nói rằng, sự phổ biến của nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến cũng là sự lên ngôi của mô hình tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên nền tảng dân chủ và tôn trọng, bảo vệ quyền con người. Sự phổ biến này chứng tỏ sức hấp dẫn của một mô hình đã được kiểm nghiệm và trở thành một giá trị phổ quát được thừa nhận rộng rãi bởi gần như mọi quốc gia và định chế quốc tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adam Czarnota, Martin Krygier and Wojciech Sadurski (ed.), Rethinking the Rule of Law after Communisme, Nxb. Central European University Press, 2005. 2. Brian Z. Tamanha, On the Rule of Law: History, Politics, Theory, Nxb. Cambridge University Press, 2004. 3. Claude Lefort, Droits de l’homme et Politique, in Libre n° 7, 1980, Nxb. Payot. 4. Gianluggi Palombelle and Neil Walker (ed.), Relocating the Rule of Law, Hart Publishing, 2009. 5. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà nội, Tuyển tập Hiến pháp của một số quốc gia, Nxb. Hồng Đức, 2012. 6. Jacques Chevallier, L’Etat de droit, 5e éd. Nxb. Montchrestien, 2010. 7. Jacques Chevallier, L’Etat post-moderne, 4e edittion, Nxb. Lgdj, 2014. 8. Stéphane Beaulac, The Rule of Law Internationalized or the Internationalization of the Rule of Law, Allocution lors du congrès de l’Association internationale de méthodologie juridique intitulé « Globalisation du droit et professions juridiques », Aix-en-Provence, France, 17 juin 2010. 9. Pietro Costa, Danilo Zolo (Editors), The Rule of Law History, Theory and Criticism, Nxb. Springer, 2007. 10. Raoul Charles van Caenegen, An Historical Introduction to Western Consti tutional Law, Cambridge, Cambridge University Press, 1995. 11. Simon Chesterman, An international rule of law?, Americain Journal of Comparative Law, Vol. 56, 2008, p. 331-361. 12. Spencer Zifcak (ed.), Globalisation and the Rule of Law, Nxb. Routledge, 2005. 13. Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Bảo hiến, chủ nghĩa lập hiến và nhà nước pháp quyền, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp Số 1-2(210-211), 2012, tr. 10-16. 14. Đào Trí Úc, Giáo trình nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 2015. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19Số 15(343) T8/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_pho_bien_cua_chu_nghia_hop_hien_va_nha_nuoc_phap_quyen_nh.pdf
Tài liệu liên quan