Hoàn thiện quy định về công bố thông tin trong dự thảo luật chứng khoán

Bốn là, Khoản 1 Điều 103 Dự thảo Luật xác định: “Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán gồm tất cả các nhà đầu tư, là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ đầu tư chứng khoán”. Khoản 3 Điều này xác định: “Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán được triệu tập hàng năm hoặc bất thường nhằm xem xét và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán”. Như vậy, Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán được triệu tập hàng năm nhằm xem xét và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán. Nên về nguyên tắc, phải coi quyết định của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán được triệu tập hàng năm là các thông tin định kỳ cần phải công bố. Tuy nhiên, trong Điều 125 Dự thảo Luật khi quy định về nội dung CBTT của quỹ đại chúng thì điều này hoàn toàn không có. Vì vậy, cần phải bổ sung nội dung này vào phần quy định về nghĩa vụ CBTT của quỹ đại chúng. Năm là, quy định về nội dung CBTT của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng chưa chính xác. Bởi lẽ, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo Dự thảo Luật là một loại của quỹ đầu tư chứng khoán và được tổ chức dưới hình thức CTCP theo quy định của Luật Doanh nghiệp để đầu tư chứng khoán10. Theo Luật Doanh nghiệp, ĐHĐCĐ của CTCP có hai loại: ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường11. Khoản 1 Điều 126 Dự thảo Luật quy định: “Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán CBTT định kỳ về công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đối với các nội dung sau đây: .Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên”. Tuy nhiên, trong toàn bộ Điều 126 Dự thảo Luật không đề cập đến việc thông qua “Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường” của Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Vậy nếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có tiến hành ĐHĐCĐ bất thường và có thông qua Nghị quyết thì nội dung này có cần phải CBTT không? Rõ ràng đây là sự thiếu sót của Dự thảo Luật vì Nghị quyết của ĐHĐCĐ ảnh hưởng rất nhiều đến công ty.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định về công bố thông tin trong dự thảo luật chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRONG DỰ THẢO LUẬT CHỨNG KHOÁN (SỬA ĐỔI) Tóm tắt: Trong Dự thảo lần 4 Luật Chứng khoán (sửa đổi), quy định về hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, như về tên của một số điều khoản, nguyên tắc công bố thông tin, nội dung của các thông tin cần công bố của các chủ thể có nghĩa vụ công bố thông tin... Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định trong nội dung công bố thông tin nhằm bảo vệ hiệu quả hơn nữa nhà đầu tư và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững. Phan Phương Nam* * TS. Phó trưởng Khoa Luật thương mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Abstract In the version 4 of the Bill of Law on Securities (amendment), there are a number of unreasonable provisions on information disclosure in the stock market, such as the names of articles and principles of information disclosure of the information contents to be disclosed by the entities that are obliged to disclose the information. Therefore, it is required to review for further improvement of the provisions on information disclosure so that it is to more effectively protect the investors and to facilitate to stably develop the stock market. Thông tin bài viết: Từ khóa: công bố thông tin, đối tượng công bố thông tin, nội dung thông tin công bố. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 19/08/2019 Biên tập : 26/08/2019 Duyệt bài : 29/08/2019 Article Infomation: Keywords: information disclosure; subjects to disclose information; contents of information disclosure. Article History: Received : 19 Aug. 2019 Edited : 26 Aug. 2019 Approved : 29 Aug. 2019 1. Dẫn nhập Trên thị trường chứng khoán (TTCK), thông tin đóng vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, thông tin là cơ sở rất cần thiết cho nhà đầu tư khi quyết định mua, bán chứng khoán. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố mà vấn đề bất 1 Nguyễn Văn Vân (2010), “Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư chứng khoán là cá nhân trong điều kiện toàn cầu hóa tài chính - tiền tệ”, Báo cáo tổng kết Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.88. 2 Sông Trà (2018), Tăng tính minh bạch của thị trường chứng khoán, báo Nhân dân, https://www.nhandan.com.vn/ chungkhoan/item/36797602-tang-tinh-minh-bach-cua-thi-truong-chung-khoan.html, truy cập ngày 12/08/2019. cân xứng thông tin vẫn đã, đang diễn ra trên TTCK nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng1. Sự bất cân xứng thông tin xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư mà còn tạo ra hệ quả lâu dài về niềm tin đối với TTCK2. Mà “niềm tin là một thứ khó gây BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 32 Số 17(393) T9/2019 dựng, song lại dễ mất”3, vì thế, nếu để “niềm tin” bị mất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. Xác định được tầm quan trọng của thông tin trên, pháp luật về chứng khoán và TTCK của các quốc gia đều có những quy định điều chỉnh vào hoạt động công bố thông tin (CBTT) trên TTCK nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch thông tin, tạo điều kiện cho sự phát triển của TTCK4. Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Chứng khoán năm 2010 đã có những quy định cơ bản về hoạt động CBTT cho TTCK. Luật đã xác định về chủ thể, nội dung thông tin cần công bố, phương thức CBTT trên TTCK. Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn những điểm hạn chế như: chưa bao quát hết tất cả chủ thể có thông tin và thông tin cần phải công bố, các nội dung thông tin cần công bố còn chưa đầy đủ, bao quát hết các thông tin mà TTCK cần để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công việc quản lý. Dự thảo Luật Chứng khoán lần 4 (Dự thảo Luật) đang cố gắng khắc phục các tồn tại này5. 2. Đánh giá và kiến nghị hoàn thiện những quy định công bố thông tin của Dự thảo Luật Dự thảo Luật đã dành toàn bộ Chương VIII với 10 Điều để quy định về CBTT. Nhìn chung, Dự thảo Luật đã có những tiến bộ nhất định so với Luật Chứng khoán hiện hành khi quy định về CBTT ở những điểm sau: Một là, Dự thảo Luật xác định nhiều hơn các đối tượng có nghĩa vụ CBTT như: 3 Xem Phạm Duy Nghĩa (2009), Giáo trình Luật kinh tế, Chương 10 Phần 3: “CTCP và TTCK: Cuộc trường chinh hướng tới xã hội cổ đông”, Nxb. Công an nhân dân, tr.266. 4 Trần Trọng Nguyên, Đàm Thanh Tú, Bùi Thị Hà Linh (2019), Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Tổng quan nghiên cứu và đề xuất mô hình, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, Số 202 - tháng 3/2019, tr.45. 5 Dự thảo Luật Chứng khoán lần 4, đăng trên: =1&LanID=1721, truy cập ngày 15/08/2019. cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;... để đảm bảo tính bao quát và hợp lý của quy định, xác định chính xác hơn Luật hiện hành về các chủ thể có thông tin. Hai là, Dự thảo Luật dành riêng một điều để quy định về “Nguyên tắc CBTT”. Cách làm này theo chúng tôi là đúng, vì nó thể hiện được những nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ của hoạt động CBTT mà các chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện nhằm đảm bảo cho hoạt động CBTT đạt được hiệu quả. Ba là, những nội dung thông tin cần công bố được Dự thảo Luật xác định chi tiết hơn, cụ thể hơn cho từng nhóm đối tượng so với Luật hiện hành. Điều này tạo điều kiện cho những chủ thể có nghĩa vụ CBTT dễ áp dụng, dễ thực hiện nghĩa vụ hơn cũng như tạo sự minh bạch, rõ ràng khi áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước. Bên cạnh những thành công trên, theo chúng tôi, Dự thảo Luật cũng có những hạn chế nhất định sau: Thứ nhất, việc xác định vị trí và nội dung trong quy định về nguyên tắc CBTT còn chưa hợp lý. Một là, Dự thảo Luật cần thay đổi trong sắp xếp một số điều khoản khi quy định về CBTT. Theo đó, nguyên tắc trong hoạt động CBTT cần xác định là nội dung đầu tiên khi quy định về hoạt động CBTT. Bởi lẽ nguyên tắc được đưa ra nhằm làm nền BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 33Số 17(393) T9/2019 tảng cơ bản, làm cơ sở cho những hoạt động nhất định nên nguyên tắc CBTT sẽ chi phối đến toàn bộ các quy định của hoạt động này. Vì lẽ đó, quy định về nguyên tắc cần được đưa vào điều đầu tiên trong chương này6. Hai là, nội dung trong quy định về “nguyên tắc CBTT” còn thiếu. Trong đó, khoản 1 Điều này quy định “Việc CBTT phải đầy đủ, chính xác, kịp thời”. Thực chất quy định này là kế thừa từ Luật Chứng khoán hiện hành. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, cần bổ sung thêm vào quy định này cụm từ “dễ tiếp cận”, nhằm đảm bảo khả năng dễ tiếp cận thông tin của nhà đầu tư (thông qua các quy định về phương thức CBTT do Bộ Tài chính quy định chi tiết). Thứ hai, tên gọi Điều 119 Dự thảo Luật là chưa chính xác. Tên Điều 119 Dự thảo Luật là “Đối tượng CBTT”. Tuy nhiên khoản 2 Điều 119 quy định: “Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, thời hạn, phương thức, ngôn ngữ CBTT của từng đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”. Như vậy là không tương thích giữa tên điều luật và nội dung. Có hai cách xử lý: i) thay đổi tên điều này thành “Đối tượng CBTT, nội dung thông tin công bố, thời gian, phương thức và ngôn ngữ sử dụng khi CBTT” hoặc ii) quy định một điều mới với tên gọi: “Nội dung thông tin công bố, thời gian, phương thức và ngôn ngữ sử dụng khi CBTT” và chuyển khoản 2 Điều 119 thành nội dung của điều luật mới. Chọn phương án thứ nhất sẽ hợp lý và thuận lợi hơn so với phương án hai. Thứ ba, có sự nhầm lẫn khi quy định về nội dung CBTT của một số chủ thể có nghĩa vụ CBTT. Điều này thể hiện qua: Theo quy định, công ty đại chúng có nghĩa vụ CBTT bất thường khi “thông 6 Điều này đã được Dự thảo Luật áp dụng trong Mục II Chương III quy định về quản trị công ty đại chúng đã xác định ngay tại Điều đầu tiên của mục II là “Nguyên tắc quản trị công ty đại chúng”. 7 Điểm c khoản 2 Điều 121 Dự thảo Luật. 8 Khoản 1 Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2014. qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) theo quy định của Luật Doanh nghiệp”7. Điều này là không hợp lý. Bởi lẽ, theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, ĐHĐCĐ của công ty cổ phần (CTCP) có hai loại là ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường8. Theo đó, điểm d khoản 1 Điều 121 Dự thảo Luật đã xác định một trong các nội dung mà Công ty đại chúng phải CBTT định kỳ là “Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên”. Điều này có nghĩa là điểm c khoản 2 Điều 121 Dự thảo Luật quy định Công ty đại chúng phải CBTT bất thường là “quyết định của ĐHĐCĐ bất thường theo quy định của Luật Doanh nghiệp”. Tuy nhiên, vì thiếu cụm từ “bất thường” nên đã làm cho quy định tại điểm c khoản 2 Điều 121 Dự thảo luật trở nên không chính xác và làm cho người đọc hiểu là công ty đại chúng phải CBTT bất thường bất cứ khi nào có quyết định của ĐHĐCĐ. Cần bổ sung cụm từ trên để đảm bảo tính chính xác và hợp lý trong quy định. Hai là, theo quy định của Luật Doanh nghiệp, ngoài CTCP thì công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) cũng được quyền phát hành trái phiếu. Điều 14 Dự thảo Luật quy định điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng cũng không quy định chỉ có CTCP mới có thể chào bán trái phiếu ra công chúng. Nhưng tại điểm c khoản 1 Điều 122 Dự thảo Luật xác định một trong các nội dung CBTT của tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng chỉ là “Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên” trong khi điều này chỉ phù hợp với tổ chức phát hành là CTCP. Còn nếu tổ chức phát hành là công ty TNHH thì đây phải là “quyết định của Hội đồng thành viên định kỳ”. Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung cụm từ “hoặc quyết định của Hội đồng thành viên định kỳ” vào quy định này. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 34 Số 17(393) T9/2019 Ba là, quy định về nội dung CBTT của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chưa chính xác. Theo Điều 72 Dự thảo Luật, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có thể tồn tại dưới hình thức công ty TNHH, CTCP. Vậy nếu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tồn tại dưới hình thức công ty TNHH thì làm sao các công ty này lại có nghĩa vụ phải CBTT đối với “Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên”9. Vì vậy, điểm đ khoản 1 Điều 124 Dự thảo Luật nên điều chỉnh theo hướng bổ sung cụm từ “nếu có” sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra, khoản 2 Điều 124 Dự thảo Luật nên bổ sung thêm một nội dung cần phải công bố nằm trong nội dung công bố bất thường là: “Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường hoặc Nghị quyết (quyết định) của Hội đồng thành viên bất thường hoặc quyết định của Chủ sở hữu công ty hoặc quyết định của Chủ tịch công ty”. Bởi lẽ các thông tin này là những thông tin không phải xuất hiện theo định kỳ nhưng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của các công ty. Bốn là, Khoản 1 Điều 103 Dự thảo Luật xác định: “Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán gồm tất cả các nhà đầu tư, là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ đầu tư chứng khoán”. Khoản 3 Điều này xác định: “Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán được triệu tập hàng năm hoặc bất thường nhằm xem xét và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán”. Như vậy, Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán được triệu tập hàng năm nhằm xem xét và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán. Nên về nguyên tắc, phải coi quyết định của Đại hội nhà đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán được triệu tập hàng năm là các thông tin định kỳ cần phải công bố. Tuy nhiên, trong Điều 125 Dự thảo Luật khi quy định về nội dung CBTT của quỹ đại chúng thì điều này hoàn toàn không có. Vì vậy, cần phải bổ sung nội 9 Điểm d khoản 1 Điều 124 Dự thảo Luật. 10 Điều 115 Dự thảo Luật. 11 Khoản 1 Điều 136 Luật Doanh nghiệp năm 2014. dung này vào phần quy định về nghĩa vụ CBTT của quỹ đại chúng. Năm là, quy định về nội dung CBTT của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng chưa chính xác. Bởi lẽ, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo Dự thảo Luật là một loại của quỹ đầu tư chứng khoán và được tổ chức dưới hình thức CTCP theo quy định của Luật Doanh nghiệp để đầu tư chứng khoán10. Theo Luật Doanh nghiệp, ĐHĐCĐ của CTCP có hai loại: ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường11. Khoản 1 Điều 126 Dự thảo Luật quy định: “Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán CBTT định kỳ về công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đối với các nội dung sau đây: ...Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên”. Tuy nhiên, trong toàn bộ Điều 126 Dự thảo Luật không đề cập đến việc thông qua “Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường” của Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Vậy nếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có tiến hành ĐHĐCĐ bất thường và có thông qua Nghị quyết thì nội dung này có cần phải CBTT không? Rõ ràng đây là sự thiếu sót của Dự thảo Luật vì Nghị quyết của ĐHĐCĐ ảnh hưởng rất nhiều đến công ty. Thứ tư, Dự thảo Luật Chứng khoán chưa bao quát hết các nội dung mà các chủ thể có nghĩa vụ CBTT phải công bố. Khoản 1 Điều 119 Dự thảo Luật xác định rất nhiều chủ thể có nghĩa vụ CBTT. Sau đó, trong các Điều 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128 Dự thảo Luật đã lần lượt xác định nhiều nội dung của một số chủ thể được liệt kê tại khoản 1 Điều 119 Dự thảo Luật cần phải CBTT. Tuy nhiên, có những chủ thể sau: cổ đông sáng lập trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng; người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo quy định... và người có liên quan của người nội bộ; nhóm nhà đầu tư BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 35Số 17(393) T9/2019 nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng chưa được Dự thảo Luật xác định các nội dung thông tin cơ bản cần phải công bố. Theo chúng tôi, Dự thảo Luật nên có những quy định cơ bản về các chủ thể này để sau đó Bộ Tài chính quy định cụ thể hơn. Ví dụ: “Những chủ thể... trước khi thực hiện hoạt động làm thay đổi tỷ lệ sở hữu trước đó về chứng khoán có liên quan thì có nghĩa vụ phải CBTT theo quy định của Bộ Tài chính”. Quy định này nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ quy định cụ thể cho Bộ Tài chính thực hiện cho hợp lý, thể hiện được tính bao quát của Dự thảo Luật khi quy định về vấn đề này. Ngoài ra, việc xác lập nghĩa vụ cơ bản trong CBTT của chủ thể này sẽ là tiền đề quan trọng trong việc đưa ra hình thức xử lý khi các chủ thể vi phạm nghĩa vụ CBTT theo quy định. Phát triển TTCK minh bạch không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn cần sự nỗ lực của tất cả các chủ thể tham gia TTCK để TTCK thật sự là kênh đầu tư hấp dẫn, huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu trên, điều quan trọng là bảo đảm độ cân xứng thông tin trên TTCK, làm cho tính công khai, minh bạch thông tin trên TTCK ngày càng rõ nét, tạo dựng và duy trì được lòng tin của nhà đầu tư cách tiếp cận đối với Luật Thanh niên. Đạo luật về Chương trình thanh niên 2001 của Ireland quy định về (1) Vai trò của Chính phủ, (2) Vai trò của các tổ chức tình nguyện đối với việc thực hiện chương trình thanh niên; (3) Quy trình lập nội dung cho các chương trình thanh niên và (4) Ngân sách dành cho chương trình thanh niên17. Như vậy, thay vì quy định các quyền và nghĩa vụ của thanh niên, các quốc gia nêu trên tập trung vào việc thiết lập chính sách thanh niên, thiết lập các cơ quan kể cả thuộc chính phủ hay không thuộc chính phủ để thực hiện chính sách thanh niên, và quy định các vấn đề ngân sách nhằm thực hiện các chính sách đó. Như vậy, các đạo luật này tập trung vào việc thiết lập cơ chế và đảm bảo làm sao để cơ chế đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục đích của chính sách thanh niên tại các quốc gia đó. Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thanh niên, dường như các quốc gia này đều 17 Youth Work Act 2011. chia sẻ một đồng thuận ngầm rằng, thanh niên cũng là con người và công dân, nên sẽ được hưởng các quyền con người và quyền công dân mà pháp luật quy định. Đồng thời, nếu một công dân trong độ tuổi thanh niên thuộc vào một nhóm dễ tổn thương nào đó, người đó sẽ được hưởng các bảo vệ đặc biệt đối với nhóm này. Bởi đã có các luật khác quy định, quyền và nghĩa vụ của thanh niên không phải là vấn đề mà đạo luật thanh niên cần điều chỉnh. 4. Kiến nghị Với cách tiếp cận nêu trên, chúng tôi cho rằng, Luật Thanh niên không nên quy định các quyền và nghĩa vụ của thanh niên. Thay vào đó, Luật này nên tập trung vào thiết lập các cơ chế nhằm thực thi hiệu quả chính sách thanh niên. Bởi suy cho cùng, nếu không có cơ chế hiệu quả để thực hiện, thì chính sách và luật cũng chỉ là những mảnh giấy có ngôn từ đẹp nhưng không có giá trị thực tiễn HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT ... (Tiếp theo trang 31) BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 36 Số 17(393) T9/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_quy_dinh_ve_cong_bo_thong_tin_trong_du_thao_luat.pdf
Tài liệu liên quan