Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật - Bài 7: Luật dân sự - Đào Ngọc Báu

a. Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc • Những người dù theo di chúc không được hưởng di sản hoặc được hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật thì khi chia di sản những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. • Những người thuộc đối tượng này bao gồm:  Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;  Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. b. Thừa kế thế vị Thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu sẽ được thay thế vào vị trí của cha mẹ cháu để hưởng di sản thừa kế; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được thay thế vào vị trí của cha mẹ chắt để hưởng di sản thừa kế.

pdf32 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật - Bài 7: Luật dân sự - Đào Ngọc Báu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1v2.4014108218 Giảng viên: Ths. Đào Ngọc Báu BÀI 7 LUẬT DÂN SỰ 2v2.4014108218 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Giúp học viên nắm được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. • Học viên được trang bị kiến thức liên quan đến quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự. • Học viên nắm được các quy định của pháp luật liên quan đến quyền thừa kế và có thể vận dụng những kiến thức ấy trong việc phân chia thừa kế trong thực tế. 3v2.4014108218 CẤU TRÚC NỘI DUNG 7.1. Khái niệm Luật Dân sự 7.2. Quyền sở hữu 7.3. Nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm nhân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự. 7.4. Quyền thừa kế 4v2.4014108218 7.1. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ 7.1.1. Đối tượng điều chỉnh 7.1.2. Phương pháp điều chỉnh 5v2.4014108218 7.1.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH • Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong đời sống xã hội:  Quan hệ tài sản được Luật Dân sự điều chỉnh là quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một tài sản nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất cho tiêu dùng và sinh hoạt.  Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến quyền nhân thân của mỗi cá nhân, đó là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác như quyền đối với họ tên, hình ảnh, bí mật đời tư, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. • Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. 6v2.4014108218 7.1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH Luật Dân sự sử dụng phương pháp bình đẳng thỏa thuận và phương pháp tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm để điều chỉnh các quan hệ pháp luật đó, thể hiện: • Luật Dân sự chỉ thừa nhận những giao dịch được thực hiện trên cơ sở bình đẳng giữa các bên, nếu có sự áp đặt ý chí hoặc ra lệnh thì giao dịch đó bị coi là vô hiệu. Trong khuôn khổ pháp luật, nhà nước trao cho các chủ thể quyền tự định đoạt và tự nguyện tham gia vào các quan hệ dân sự, lựa chọn đối tác, xác lập cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ cũng như áp dụng các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm. • Nhà nước công nhận sự thỏa thuận của các bên nếu những thỏa thuận đó không trái quy định của pháp luật. 7v2.4014108218 7.2. QUYỀN SỞ HỮU 7.2.1. Khái niệm quyền sở hữu 7.2.2. Bảo vệ quyền sở hữu 7.2.3. Chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu ở nước 8v2.4014108218 7.2.1. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU • Quyền sở hữu là những quyền năng dân sự của một chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với một tài sản cụ thể. • Căn cứ phát sinh quyền sở hữu:  Từ hợp đồng giao dịch dân sự;  Theo quy định của pháp luật;  Theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo thời hiệu. 9v2.4014108218 7.2.1. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) • Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. • Căn cứ phát sinh quyền chiếm hữu:  Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;  Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;  Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;  Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định.  Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định. 10v2.4014108218 7.2.1. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU (tiếp theo) • Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. • Quyền định đoạt là quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. 11v2.4014108218 7.2.2. BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU Khi quyền sở hữu bị xâm hại, chủ sở hữu có thể tự mình hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ quyền sở hữu: • Đòi lại tài sản; • Yêu cầu chủ thể khác chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu; • Yêu cầu bồi thường thiệt hại. 12v2.4014108218 7.2.3. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VÀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY • Chế độ sở hữu là một chế độ pháp lý bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định hình thức sở hữu đối với của cải vật chất mà trước hết là các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng và các tài sản khác. • Hình thức sở hữu là cách thức chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản trong một chế độ sở hữu. 13v2.4014108218 7.2.3. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VÀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (tiếp theo) Các chế độ sở hữu ở nước ta hiện nay: • Chế độ sở hữu toàn dân là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định chủ thể, khách thể, nội dung và phương pháp thực hiện quyền sở hữu của toàn dân. • Chế độ sở hữu tập thể là tổng thể các quy phạm pháp luật về sở hữu tập thể. • Chế độ sở hữu tư nhân là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về sở hữu tư nhân. 14v2.4014108218 7.2.3. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU VÀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (tiếp theo) Các hình thức sở hữu ở nước ta hiện nay: • Sở hữu nhà nước; • Sở hữu tập thể; • Sở hữu tư nhân; • Sở hữu chung (bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất); • Sở hữu của tổ chức chính trị – xã hội; • Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. 15v2.4014108218 7.3. NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ DÂN SỰ 7.3.1. Nghĩa vụ dân sự 7.3.2. Vi phạm nghĩa vụ dân sự 7.3.3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm nghĩa vụ dân sự 16v2.4014108218 7.3.1. NGHĨA VỤ DÂN SỰ • Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi chung là bên có quyền). • Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự:  Hợp đồng dân sự;  Hành vi pháp lý đơn phương;  Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;  Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;  Thực hiện công việc không có ủy quyền. 17v2.4014108218 7.3.2. VI PHẠM NGHĨA VỤ DÂN SỰ • Vi phạm nghĩa vụ dân sự là hành vi của chủ thể có nghĩa vụ nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó. • Các yếu tố cấu thành vi phạm nghĩa vụ dân sự:  Mặt khách quan của vi phạm nghĩa vụ dân sự:  Hành vi trái pháp luật;  Thiệt hại thực tế;  Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế.  Mặt chủ quan của vi phạm nghĩa vụ dân sự: Lỗi trong vi phạm nghĩa vụ dân sự là lỗi suy đoán, tức là một người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì mặc nhiên bị coi là có lỗi. (Nguyên tắc: Khi áp dụng trách nhiệm dân sự không cần phải xác định lỗi của người gây thiệt hại cũng như trạng thái lỗi của người đó). 18v2.4014108218 7.3.2. VI PHẠM NGHĨA VỤ DÂN SỰ (tiếp theo)  Chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự : Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự là những tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:  Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.  Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu tài sản của người đó không đủ để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.  Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường (trường hợp này chỉ là bù đắp tổn thất đã phát sinh mà không phải là truy cứu trách nhiệm pháp lý).  Khách thể của vi phạm nghĩa vụ dân sự: Là các quan hệ nghĩa vụ phát sinh dựa trên các căn cứ được quy định trong Bộ luật Dân sự. 19v2.4014108218 7.3.3. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ DÂN SỰ • Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là sự cưỡng chế của nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra cho phía bên kia. • Đặc điểm của trách nhiệm dân sự:  Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự luôn gắn với tài sản.  Hậu quả bất lợi do trách nhiệm dân sự mang lại có thể áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nhưng cũng có thể áp dụng đối với người khác. 20v2.4014108218 7.3.3. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ DÂN SỰ (tiếp theo) • Các loại trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ:  Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự;  Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:  Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi thiệt hại xảy ra do hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.  Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi thiệt hại xảy ra bởi hành vi không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. 21v2.4014108218 7.4. QUYỀN THỪA KẾ 7.4.1. Khái niệm quyền thừa kế 7.4.2. Các hình thức thừa kế 7.4.3. Phân chia di sản thừa kế 22v2.4014108218 7.4.1. KHÁI NIỆM QUYỀN THỪA KẾ • Thừa kế là việc chuyển dịch di sản của người đã chết cho người còn sống gọi là thừa kế. • Quyền thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ dân sự liên quan đến việc chuyển dịch di sản và quyền tài sản của người chết cho người khác còn sống. • Với tư cách là quyền của cá nhân Quyền thừa kế chính là quyền của mỗi người được lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. 23v2.4014108218 7.4.2. CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ 24v2.4014108218 a. Thừa kế theo di chúc • Khái niệm: Là việc chuyển di sản của người đã chết cho người khác còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. • Điều kiện có hiệu lực của di chúc:  Về chủ thể: Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.  Về nội dung: Không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.  Về hình thức: Di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được thừa nhận nếu không thể lập di chúc bằng văn bản hoặc tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật. 7.4.2. CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ (tiếp theo) 25v2.4014108218 • Người lập di chúc và quyền của người lập di chúc:  Những người sau đây có quyền lập di chúc:  Người đã thành niên và không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức.  Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được lập di chúc nếu có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.  Quyền của người lập di chúc:  Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;  Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;  Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;  Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;  Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. 7.4.2. CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ (tiếp theo) a. Thừa kế theo di chúc 26v2.4014108218 b. Thừa kế theo pháp luật • Khái niệm thừa kế theo pháp luật: Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. • Thừa kế theo pháp luật xảy ra trong các trường hợp sau đây:  Người chết không để lại di chúc.  Di chúc để lại không hợp pháp (không có hiệu lực pháp luật).  Mọi tổ chức, cá nhân được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc đều không còn tồn tại hoặc đã chết cùng thời điểm hoặc trước người để lại di sản.  Tất cả những người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc nhưng thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật hoặc những người này từ chối quyền hưởng di sản.  Di chúc không định đoạt hết tổng số di sản để lại hoặc có một phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực hoặc tài sản không chia được theo di chúc (do tổ chức, cá nhân được hưởng thừa kế không còn tồn tại, từ chối nhận di sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản). 7.4.2. CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ (tiếp theo) 27v2.4014108218 • Người thừa kế theo pháp luật: Những người trong diện thừa kế mới được hưởng di sản thừa kế. Việc hưởng di sản được xác định theo hàng thừa kế. • Diện thừa kế bao gồm:  Quan hệ hôn nhân hình thành trên cơ sở kết hôn giữa vợ và chồng.  Quan hệ huyết thống hình thành trên cơ sở cùng dòng máu về trực hệ như cụ – ông bà – cha mẹ – con – cháu – chắt.  Quan hệ nuôi dưỡng hình thành trên cơ sở nuôi con nuôi được pháp luật thừa nhận. Như vậy, con nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau như quan hệ giữa con đẻ và cha mẹ đẻ. Trong trường hợp con riêng và cha dượng, mẹ kế có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì cũng được hưởng di sản thừa kế của nhau. 7.4.2. CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ (tiếp theo) b. Thừa kế theo pháp luật (tiếp) 28v2.4014108218 Hàng thừa kế: • Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ (chồng), cha, mẹ (đẻ, nuôi), con (đẻ, nuôi) và tùy từng trường hợp có thể bao gồm con riêng, cha dượng, mẹ kế của người chết. • Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: Ông, bà (nội, ngoại); anh, chị, em (ruột) của người chết hoặc cháu ruột của người chết mà người chết là ông, bà (nội, ngoại). • Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: Cụ (nội, ngoại); bác, chú, cô, cậu, dì (ruột) của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác, chú, cô, cậu, dì (ruột), chắt ruột của người chết mà người chết là cụ (nội, ngoại). b. Thừa kế theo pháp luật (tiếp) 7.4.2. CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ (tiếp theo) 29v2.4014108218 7.4.3. PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ • Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. • Di sản chỉ được chia cho những người thừa kế sau khi đã thanh toán chi phí cho mai táng và các nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ khi người lập di chúc còn sống như tiền công lao động, tiền bồi thường thiệt hại, tiền thuế,... • Người thừa kế có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là cá nhân thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Nếu người thừa kế là tổ chức thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. 30v2.4014108218 7.4.3. PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ (tiếp theo) 31v2.4014108218 a. Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc • Những người dù theo di chúc không được hưởng di sản hoặc được hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật thì khi chia di sản những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. • Những người thuộc đối tượng này bao gồm:  Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;  Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. 7.4.3. PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ (tiếp theo) 32v2.4014108218 b. Thừa kế thế vị Thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu sẽ được thay thế vào vị trí của cha mẹ cháu để hưởng di sản thừa kế; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được thay thế vào vị trí của cha mẹ chắt để hưởng di sản thừa kế. 7.4.3. PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ (tiếp theo)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_ly_luan_nha_nuoc_va_phap_luat_bai_7_luat_dan_su_da.pdf
Tài liệu liên quan