Bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 theo quy định của pháp luật Việt Nam

Một là, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc sử dụng pháp luật tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Trong trường hợp bản thân người bệnh bị gán tin giả, tin sai sự thật gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, căn cứ Điều 11 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), người bệnh có thể tự bảo vệ bằng cách yêu cầu tổ chức, cá nhân đưa tin giả, tin sai sự thật phải đính chính, gỡ bỏ thông tin, đồng thời yêu cầu người đưa tin giả, tin sai sự thật phải xin lỗi, cải chính công khai. Trong trường hợp, nếu có đầy đủ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015, thì người bệnh có quyền cầu Tòa án buộc các đối tượng có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời, tùy theo mức độ xâm phạm, người bệnh có danh dự, nhân phẩm bị xúc phạm có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, ra quyết định xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đối tượng có hành vi vi phạm. Hai là, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi lợi dụng dịch vụ mạng xã hội để xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng của người bị nhiễm Covid-19. Theo đó, trong trường hợp các đối tượng cố tình lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người bệnh hoặc cố tình cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt về người bệnh nhằm gây hoang mang trong nhân dân, cần bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính phạt tiền, khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Nếu hành vi xâm phạm của các đối tượng đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải áp dụng trách nhiệm hình sự để xử lý.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 theo quy định của pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Hiện nay, đại dịch Covid 19 dường như đã xuất hiện ở hầu hết tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều này đã để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ về tính mạng, sức khỏe của con người mà còn hủy hoại nền kinh tế ở các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện các hoạt động và biện pháp phòng, chống dịch thì vấn đề bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 là một trong những vấn đề quan trọng và cần phải được thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả. 1. Sự cần thiết bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid 19 Bệnh viêm đường hô hấp cấp - Coronavirus disease 2019 (Covid-19) là một đại dịch truyền nhiễm được gây ra bởi virus SARS-CoV-2, một chủng mới của virus Corona gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có khả năng lây lan từ người sang người. Covid-19 bắt đầu bùng phát từ tháng 11 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 31/01/2020, Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh Covid- 19 là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây bảO VỆ QUYỀN LợI CỦA NGườI bị NHIỄM COVId-19 THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Trần Linh Huân* * ThS. Khoa Luật Thương mại – Trường Đại học Luật TP. HCM. Thông tin bài viết: Từ khóa: Covid-19, người bị nhiễm Covid-19, bảo vệ quyền lợi. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 07/04/2020 Biên tập : 09/042020 Duyệt bài : 10/04/2020 Article Infomation: Key words: Covid-19, people infected with Covid-19, protection of the rights. Article History: Received : 07 Apr. 2020 Edited : 09 Apr. 2020 Approved : 10 Apr. 2020 Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích, đánh giá về sự cần thiết bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19; xác định các quyền của người bị nhiễm Covid-19 và những bất cập trong việc thực hiện các quyền này; đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 theo quy định của pháp luật Việt Nam. Abstract: This article is focused on analysis and assessment of the need to protect the rights of people infected with Covid-19; identification of the rights of people infected with Covid-19 and of inadequacies in the exercise of these rights; recommendations to improve the effectiveness of the protection of the rights of people infected with Covid-19 in accordance with the law of Vietnam Số 7(407) - T4/202046 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT quan ngại toàn cầu và đến tối ngày 11/3/2020 chính thức công bố căn bệnh Covid-19 do chủng mới của virus corona gây ra là đại dịch toàn cầu. Tại Việt Nam, theo Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Covid-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A1. Ngày 01/04/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký Quyết định số 447/QĐ-TTg công bố dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước và tiến hành thực hiện các biện pháp cánh ly xã hội. Tính đến ngày 06/04/2020, tổng số trường hợp mắc Covid-19 được ghi nhận tại Việt Nam là 245 trường hợp, trong đó có 95 người khỏi bệnh2. Từ thực tế diễn biến tình hình dịch bệnh trong khoảng thời gian vừa qua, có thể thấy rằng trong các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh thì người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội bởi khi họ bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 thì họ không chỉ phải đối diện với nguy cơ rủi ro về vấn đề tính mạng, sức khỏe của bản thân, gia đình mà còn phải gánh chịu những thiệt hại về mặt kinh tế, cũng như phải chịu rất nhiều áp lực từ sự kỳ thị của một số đối tượng trong xã hội. Chính vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng, cấp thiết đòi hỏi Nhà nước và các chủ thể trong xã hội cần phải đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ và toàn diện. Bởi vì, khi quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 được đảm bảo thì điều này vừa bảo vệ được bản thân người bị nhiễm Covid-19, vừa góp phần nâng cao hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. 2. Các quyền của người bị nhiễm Covid- 19 theo quy định của pháp luật Việt Nam Hiện nay, các quyền của người bị nhiễm Covid-19 được ghi nhận trong Luật Khám, chữa bệnh năm 2009, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh phí đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và một số văn bản có liên quan khác. Theo đó, người bị nhiễm Covid-19 có các quyền sau: Một là, quyền được khám chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế3. Theo đó, người bị nhiễm Covid-19 sẽ được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh; được điều trị bằng phương pháp an toàn, hợp lý và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật; được kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh. Hai là, quyền được tôn trọng bí mật riêng tư. Người bệnh sẽ được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Các thông tin này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định4. Thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh5. 1 Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định: “Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm”. 2 Nhóm Phóng viên, “Covid-19 ngày 6/4: Thêm 4 bệnh nhân mới, nâng tổng số ca lên 245”, https://www.bao- giaothong.vn/tin-tuc-covid-19-ngay-64-tai-viet-nam-moi-nhat-hom-nay-d459881.html, truy cập ngày 06/04/2020. 3 Điều 7 Luật Khám, chữa bệnh năm 2009. 4 Điều 8 Luật Khám, chữa bệnh năm 2009. 5 Khoản 3 Điều 33 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 47Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Ba là, quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh. Người bệnh sẽ không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội và được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng6. Nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người bệnh7. Bốn là, quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh. Người bệnh được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị; được quyền chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh; được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của mình trong khám bệnh, chữa bệnh8. Năm là, quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Người bệnh sẽ được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh9. Sáu là, quyền được đại diện đối với người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì sẽ được người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh. Trong trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh10. Bảy là, quyền được miễn chi phí khám chữa bệnh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí. Vì vậy, những người được xác định bị nhiễm Covid- 19 sẽ được khám và điều trị miễn phí. Bên cạnh đó, khi người bị nhiễm Covid- 19 bị áp dụng biện pháp cách ly y tế còn được hưởng các chế độ sau11: (i) Được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi phát hiện, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. (ii) Được cấp không thu tiền: nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm, gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế theo định mức sử dụng cho người bị cách ly y tế do Bộ Y tế ban hành. (iii) Được miễn chi phí di chuyển từ nhà, từ cơ sở, địa điểm phát hiện người bệnh phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế hoặc từ cơ sở cách ly y tế này đến cơ sở cách ly y tế khác theo quyết định của người có thẩm quyền; được bảo đảm vận chuyển thuận lợi, an toàn và đúng quy định. (iv) Trường hợp người bệnh bị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang trong thời gian 6 Điều 9 Luật Khám chữa bệnh năm 2009 7 Khoản 5 Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 8 Điều 10 Luật Khám, chữa bệnh năm 2009. 9 Điều 11 Luật Khám, chữa bệnh năm 2009. 10 Điều 13 Luật Khám, chữa bệnh năm 2009. 11 Điều 2 Thông tư số số 32/2012/TT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý và sử dụng kinh đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế. Số 7(407) - T4/202048 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT cách ly mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh này sẽ được đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế nếu người bệnh có bảo hiểm y tế, trong trường hợp không có bảo hiểm y tế thì người bệnh phải tự thanh toán. (v) Trường hợp người bệnh bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì được miễn chi phí cho việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. (vi) Được cung cấp bữa ăn theo yêu cầu, phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Trường hợp người bị cách ly y tế là người thuộc hộ nghèo theo quy định thì được hỗ trợ tiền ăn theo mức 40.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly y tế. (vii) Được cơ sở thực hiện cách ly y tế cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, trong trường hợp người bị nhiễm Covid-19 là người lao động và phải ngưng việc thì sẽ được nhận tiền lương ngưng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012 với số tiền không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Như vậy, các quyền của người bị nhiễm Covid-19 đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định khá rõ ràng. Điều này tạo cơ sở pháp lý bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người bệnh trước tình trạng dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay ở nước ta. 3. Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của người bị nhiễm Covid-19 Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng lan rộng trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia châu Á và châu Âu, nhiều vấn đề pháp lý nổi bật được đặt ra liên quan đến quyền của người bị nhiễm Covid-19. Trong đó, một trong các quyền của người bị nhiễm Covid-19 bị xâm hại nhiều nhất là quyền được tôn trọng bí mật riêng tư và quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bệnh. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư và danh dự, nhân phẩm là một trong những quyền công dân cơ bản, quan trọng được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”. Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Ngoài ra, người làm lộ bí mật đời tư hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác với tính chất nghiêm trọng đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, theo tác giả, quyền tôn trọng bí mật riêng tư cá nhân và quyền tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người bị nhiễm Covid-19 luôn được pháp luật bảo vệ. Trong thời gian dịch bệnh vừa qua, mặc dù việc công bố danh tính của bệnh nhân và người liên quan đến dịch Covid-19 của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam đều đảm bảo tốt quyền của công dân khi danh tính của họ đều được viết tắt và ký hiệu bằng số như BN 1, BN 2... Một số cá nhân, đơn vị đưa đầy đủ tên tuổi, danh tính, địa chỉ của người bị nhiễm Covid-19 và người nghi nhiễm Covid-19 nhằm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian qua, xuất hiện tình trạng đời tư của người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 bị tung tin thất thiệt, nhiều trường hợp đã bị cộng đồng mạng săn lùng như “tội đồ” với nhiều suy diễn bình luận, công kích, thậm chí bị bịa chuyện để xuyên tạc. Nhiều ca ́nhân lơị duṇg sư ̣quan tâm cuả côṇg đôǹg đã tạo hàng trăm tài khoản mạng xã hội giả mạo đăng tải thông tin về tình trạng của người bệnh để câu tương tác. Khi các thông tin riêng tư của bệnh nhân bị mắc Covid-19 49Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT bị soi mói, công khai một cách trái pháp luật như vậy sẽ để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ đối với bản thân người bị nhiễm Covid-19 mà còn tạo ra sự bất ổn cho xã hội. Đối với bản thân của người bị nhiễm Covid-19, khi thông tin riêng tư bị tiết lộ trái phép thì không chỉ gây ảnh hưởng đến tiến trình điều trị bệnh do tâm lý hoang mang, lo sợ, thậm chí là bị stress mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và gia đình của họ. Đối với xã hội, khi các thông tin bí mật riêng tư về sức khỏe, đời sống của người bị nhiễm COVID-19 bị công khai trái phép sẽ dẫn đến tình trạng công kích, phân biệt đối xử, kỳ thị người mắc bệnh, từ đó ảnh hưởng nhất định tới tâm lý của những người đang ở mức độ nghi nhiễm và những người mang bệnh khác, khiến họ cảm thấy hoang mang, sợ hãi sự kỳ thị, xa lánh, từ đó trốn tránh và tự điều trị bệnh tại nhà thay vì đến cơ sở khám chữa bệnh12. Điều này sẽ tạo ra sự lây nhiễm chéo cao trong cộng đồng nếu bản thân họ bị nhiễm Covid-19 và không được phát hiện chữa trị kịp thời. Hơn nữa, vấn nạn này còn làm ảnh hưởng đến việc tìm kiếm, phát hiện người bệnh mới, khiến cho thông tin thống kê về số người mắc bệnh bị sai lệch, từ đó làm giảm hiệu quả của công tác phòng ngừa và chữa trị bệnh13. Chính vì vậy, cần phải có các giải pháp để điều chỉnh hài hòa vấn đề này nhằm bảo vệ hiệu quả quyền lợi chính đáng của người bị nhiễm Covid-19 và đồng thời bảo vệ sức khỏe của cồng đồng. Bên cạnh đó, quyền được khám, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế vẫn còn hạn chế. Theo quy định, người bệnh có quyền được tư vấn, giải thích về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với bệnh. Bác sĩ phải giải thích, cung cấp thông tin về bệnh tật và quá trình điều trị cho bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay do tình hình dịch bệnh phức tạp, số lượng người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 không ngừng tăng lên đã dẫn đến tình trạng quá tải bệnh viện, cơ sở cách ly. Trong khi đó, số lượng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động khám, chữa bệnh và cách ly hạn chế, một số bệnh viện xuống cấp, máy móc chuyên dụng thiếu thốn, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao không đủ để phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh trong tình trạng quá tải. Điều này dẫn đến quyền được thăm khám cẩn thận, chính xác; quyền được cung cấp thông tin, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh; quyền được nằm điều trị trong điều kiện tốt, được chăm sóc chu đáo, đầy đủ, kịp thời của người bệnh bị ảnh hưởng. Mặt khác, quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám, chữa bệnh cũng chưa được quan tâm và thực hiện một cách triệt để. Theo quy định, người bệnh không bị phân biệt, đối xử, kỳ thị, nhưng vì tâm lý sợ hãi do sợ lây nhiễm qua tiếp xúc nên một số nhân viên y tế tìm cách hạn chế tiếp xúc với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Một số trường hợp mặc dù chưa có kết luận nhiễm Covid-19 nhưng đã thực hiện xếp người bệnh vào những buồng riêng, giường riêng, đánh dấu vào hồ sơ của bệnh nhân và coi đây là những biện pháp hợp lý để tự bảo vệ. Trên thực tế, mặc dù đây là biện pháp phòng ngừa bệnh, đã tạo nên tâm lý sợ hãi cho tất cả mọi người và khiến cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 cảm thấy bị kỳ thị. Hơn nữa, quyền được lựa chọn trong khám, chữa bệnh của người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 cũng chưa được đảm bảo. 12 Mỹ Quyên, “Cần dừng việc công khai danh tính, hình ảnh bệnh nhân và người liên quan Covid-19”, https://thanhnien.vn/gioi-tre/can-dung-viec-cong-khai-danh-tinh-hinh-anh-benh-nhan-va-nguoi-lien-quan- covid-19-1193766.html, truy cập ngày 06/04/2020. 13 Nguyễn Phương Thảo, “Quyền giữ bí mật thông tin sức khỏe của người bệnh”, https://tapchitoaan.vn/bai- viet/nghien-cuu/quyen-giu-bi-mat-thong-tin-suc-khoe-cua-nguoi-benh?fbclid=IwAR2JXSVzks4IzvUsM- RIXhNIjHlaad0jHYGHv1dF4JHpg4njJp-NZP7JtL18, truy cập ngày 06/04/2020. Số 7(407) - T4/202050 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Theo quy định, người bệnh được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị cho phù hợp. Tuy nhiên, quyền này hiện một số nơi chưa được thực hiện một cách đầy đủ; điều này xuất phát từ việc do hiện nay số lượng người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 quá đông, nên bác sĩ không có đủ thời gian để giải thích cặn kẽ, chi tiết, cụ thể. Đồng thời, quyền miễn chi phí khám, chữa bệnh của người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 bị cách ly cũng chưa được thực thi đầy đủ. Theo quy định của pháp luật, nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được lấy từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn viện trợ, nguồn dự trữ quốc gia về phòng, chống dịch, các nguồn kinh phí khác. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số địa phương đã tiến hành chính sách thu phí đối với người bị nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 đến từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi được cách ly tập trung với nhiều lý do khác nhau1. Điều này là không phù hợp với quy định của pháp luật nói chung, Nghị quyết số 37 NQ-CP ngày 29/03/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng. Ngoài ra, một số quyền lợi chính đáng như quyền khiếu nại, quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền khiếu nại đối với những sai sót về chất lượng dịch vụ, hay về thái độ phục vụ của nhân viên y tế chưa được pháp luật quy định như là một quyền độc lập của người bệnh. Để bảo vệ có hiệu quả quyền lợi chính đáng của người bị nhiễm Covid-19, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau: Một là, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc sử dụng pháp luật tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Trong trường hợp bản thân người bệnh bị gán tin giả, tin sai sự thật gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, căn cứ Điều 11 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), người bệnh có thể tự bảo vệ bằng cách yêu cầu tổ chức, cá nhân đưa tin giả, tin sai sự thật phải đính chính, gỡ bỏ thông tin, đồng thời yêu cầu người đưa tin giả, tin sai sự thật phải xin lỗi, cải chính công khai. Trong trường hợp, nếu có đầy đủ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 584 BLDS năm 2015, thì người bệnh có quyền cầu Tòa án buộc các đối tượng có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại. Đồng thời, tùy theo mức độ xâm phạm, người bệnh có danh dự, nhân phẩm bị xúc phạm có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, ra quyết định xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với đối tượng có hành vi vi phạm. Hai là, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các đối tượng có hành vi lợi dụng dịch vụ mạng xã hội để xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng của người bị nhiễm Covid-19. Theo đó, trong trường hợp các đối tượng cố tình lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của người bệnh hoặc cố tình cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt về người bệnh nhằm gây hoang mang trong nhân dân, cần bị áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính phạt tiền, khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Nếu hành vi xâm phạm của các đối tượng đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải áp dụng trách nhiệm hình sự để xử lý. 14 Các địa phương như Đà Nẵng, Bắc Ninh, Quảng Ninh... có chủ trương tiến hành thu phí đối với người tỉnh khác về cách ly tại địa phương (Nguồn: VTC Now: “Thu phí người cách ly tập trung do về từ vùng dịch: Có đúng luật”, https://www.msn.com/vi-vn/news/national/thu-ph%C3%AD- ng%C6%B0%E1%BB%9Di-c%C3%A1ch-ly-t%E1%BA%ADp-trung-do-v%E1%BB%81- t%E1%BB%AB-v%C3%B9ng-d%E1%BB%8Bch-c%C3%B3-%C4%91%C3%BAng-lu%E1%BA%ADt/ ar-BB12h3Nw?li=BBTsZmd, truy cập ngày 06/04/2020). 51Số 7(407) - T4/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP THỰC TIỄN PHÁP LUẬT Ba là, cần nghiên cứu sửa đổi Luật Khám, chữa bệnh năm 2009 theo hướng bổ sung quyền của người bệnh được khiếu nại và quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước và tình hình dịch bệnh. Theo đó, người bệnh có quyền khiếu nại về thời gian chờ đợi quá lâu, giờ giấc không thích hợp, cách đối xử của nhân viên y tế, tiện nghi của cơ sở điều trị Quyền khiếu nại của người bệnh phải được tiếp cận theo hướng là căn cứ phát sinh tranh chấp trong khám, chữa bệnh chứ không phải là khiếu nại hành chính và được giải quyết theo thủ tục khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng cần được ghi nhận với tư cách là quyền của người bệnh để mang tính đồng bộ và đảm bảo nâng cao trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh trong hoạt động khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện thực tiễn cho phép. Bốn là, tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ dịch vụ y tế tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế, để người bệnh yên tâm điều trị bệnh. Ngoài ra, phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ, nhất là đối với các cơ sở y tế tuyến dưới, nhằm tạo dựng niềm tin cho người dân, nhằm hạn chế tình trạng quá tải các bệnh viện tuyến cuối. Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật ở các địa phương, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bệnh trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nói riêng, phòng, chống dịch bệnh nói chung. Việc thực hiện chính sách phòng, chống dịch tại các địa phương phải đảm bảo tuân thủ đồng bộ, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật n 12 Bùi Thị Cần (2017), “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ”, tạp chí Lý luận Chính trị, (4), tr.111 - 116. 13 Đại sứ quán Anh, Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội), Viện Khoa học Môi trường và Xã hội, Hội thảo quốc tế “Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng ở trên thế giới và Việt Nam”, Hà Nội, ngày 03/10/2019. 14 Nguyễn Hữu Đễ (2014), “Tác động của các nhóm lợi ích đến việc ban hành chính sách”, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (12), tr. 10-18, nguồn: index.php/khxhvn/article/viewFile/23601/20179. 15 Lương Đình Hải (2015), “Tác động của nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (4), nguồn: nam-hien-nay-n50205.html. 16 Nhóm Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (2016), Báo cáo tổng quan “Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”, Hà Nội, tr. 96, nguồn: https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/23724/VN2035Vietnamese.pdf 17 Phương Thảo (2020), “Quốc hội “xi nhan” phải, cơ quan soạn thảo luật rẽ trái”, https://dantri.com.vn/xa-hoi/quoc-hoi-xi-nhan-phai-co-quan-soan-thao-luat-re-trai- 20200219191131487.htm, ngày 19/02/2020. 18 Phan Thị Thanh Thủy (2018), “Trách nhiệm giải trình trong quản trị công ty ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11 (363), tr. 23-29. 19 Ủy ban Pháp luật (Quốc hội khóa XIV), Báo cáo số 2687/BC-UBPL14 ngày 18/10/2019 “Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Hà Nội. 20 Ủy ban Pháp luật (Quốc hội khóa XIV), Báo cáo số 3042/BC-UBPL14 ngày 10/3/2020 “Một số vấn đề giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, Hà Nội. TRáCH NHIỆM GIảI TRÌNH... (Tiếp trang 36)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_ve_quyen_loi_cua_nguoi_bi_nhiem_covid_19_theo_quy_dinh_c.pdf
Tài liệu liên quan