Hậu quả pháp lý khi không có
bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu
tư đối với khách hàng trong mua bán, thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai
Khi không có bảo lãnh nghĩa vụ tài
chính của chủ đầu tư đối với khách hàng
trong mua bán, thuê mua nhà ở hình thành
trong tương lai thì các bên chịu hậu quả pháp
lý như thế nào đang là vấn đề có các ý kiến
trái chiều. Có ý kiến cho rằng, khi không
có bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu
tư đối với khách hàng trong mua bán, thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai thì hợp
đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương
lai bị vô hiệu vì vi phạm nguyên tắc mua bán
nhà ở hình thành trong tương lai5. Ngược lại,
có ý kiến cho rằng, hợp đồng mua bán nhà ở
hình thành trong tương lai không bị vô hiệu
trong trường hợp nghĩa vụ tài chính của chủ
đầu tư đối với khách hàng mua nhà ở hình
thành trong tương lai không được bảo lãnh
vì không vi phạm điều cấm của pháp luật và
không vi phạm hình thức hợp đồng. Theo
chúng tôi, quan điểm của các nhà làm luật
về hậu quả pháp lý khi không có bảo lãnh
nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với
khách hàng trong mua bán, thuê mua nhà
ở hình thành trong tương lai chưa được thể
hiện rõ. Do vậy, không có cơ sở pháp lý chắc
chắn để hiểu theo ý kiến thứ nhất hay ý kiến
thứ hai. Trên thực tế, không ít dự án không
thực hiện bảo lãnh. Vì vậy, để áp dụng pháp
luật một cách thống nhất, các nhà làm luật
cần thể hiện quan điểm một cách cụ thể, rõ
ràng. Chúng tôi cho rằng, cần quy định riêng
một điều luật về hậu quả pháp lý của bảo
lãnh. Theo đó, quy định về hợp đồng vô hiệu
cần được coi là biện pháp đảm bảo thực hiện
mục đích này. Trong các trường hợp khác,
khi chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hình
thành trong tương lai mà không được bảo
lãnh nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng,
chỉ nên sử dụng biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính6. Trên cơ sở này, chúng tôi đề
nghị chỉnh sửa quy định về hậu quả pháp
lý khi không tuân thủ quy định về bảo lãnh
theo hướng như sau:
“Trong trường hợp không có bảo lãnh
nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với
khách hàng trong mua bán, thuê mua nhà ở
hình thành trong tương lai mà không được
bên mua đồng ý, chủ đầu tư dự án nhà ở bị xử
phạt vi phạm hành chính.
Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở
hình thành trong tương lai chỉ bị vô hiệu khi
nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư không được
bảo lãnh trong trường hợp bên bán không
giao được nhà ở cho bên mua khi đến hạn và
bên mua yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu”
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người mua, người thuê mua khi bảo lãnh mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với bên mua, bên
thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai tại các dự án đầu tư
nhà ở là quy định mới được Luật Kinh doanh bất động sản năm
2014 bổ sung, nhằm bảo vệ quyền lợi của bên mua, bên thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai trước các rủi ro từ giao
dịch đối với nhà ở chưa có vào thời điểm giao dịch. Do lần đầu
quy định về vấn đề này, nên quy định của Luật còn một số điểm
chưa phù hợp. Bài viết luận giải, phân tích và đề xuất hướng
khắc phục các điểm chưa phù hợp này.
Châu Thị Khánh Vân*
* TS. Phó trưởng Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật TP. Hồ Chí Minh.
Abstract:
The guarantee of the financial obligations of the investor to the
buyer or the lessee of housing formed in future at the housing
investment projects is a new regulation supplemented by the
Law on Real Estate Business of 2014, aimed at protecting the
interests of the buyer and the lessee of housing formed in future
against the risks arising from the transactions with houses yet
available at the time of transaction. Due to the first regulation
on this matter, the provisions of the Law still have some
inappropriate aspects. This article provides the discussions,
analysis of and also solutions to overcome these inappropriate
contents.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: bảo lãnh; nhà ở hình thành
trong tương lai; mua bán, thuê mua nhà
ở hình thành trong tương lai.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 19/07/2017
Biên tập : 14/09/2017
Duyệt bài : 22/09/2017
Article Infomation:
Keywords: guarantee; housing formed in
future; transactions; leasing of housing
formed in future
Article History:
Received : 19 Jul. 2017
Edited : 14 Sep. 2017
Approved : 22 Sep. 2017
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI MUA, NGƯỜI THUÊ MUA
KHI BẢO LÃNH MUA BÁN, THUÊ MUA NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
Trong thời gian qua, trên thị trường
mua bán bất động sản, không ít trường hợp
người mua, thuê mua nhà ở hình thành trong
tương lai không nhận được nhà ở, do bên
bán không hoàn thành xong việc xây dựng,
hoặc đã hoàn thành xong, nhưng nhà ở
không đáp ứng các yêu cầu như thỏa thuận,
thậm chí vi phạm pháp luật đến mức không
được nghiệm thu và vì vậy không được cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, mặc
dù người mua nhà đã trả gần như, thậm chí
là toàn bộ số tiền cho bên bán. Các rủi ro
này xuất phát từ nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan. Các yếu tố mang tính chủ quan
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 7(359) T4/2018
phổ biến dễ nhận thấy như: bên bán không
đủ năng lực tài chính để thực hiện việc xây
dựng, bên bán không sử dụng tiền ứng trước
từ người mua nhà ở hình thành trong tương
lai để thực hiện dự án nhà ở đúng mục đích,
nên không thể hoàn thành việc xây dựng
nhà Các yếu tố mang tính khách quan bao
gồm: sự kiện bất khả kháng, điều kiện, hoàn
cảnh thay đổi cơ bản so với thời điểm ký kết
hợp đồng làm cho việc thực hiện nghĩa vụ
trở nên không thể thực hiện được nếu không
thay đổi thỏa thuận cho phù hợp với điều
kiện mới, hoàn cảnh mới. Để bảo vệ quyền
lợi cho người mua nhà ở hình thành trong
tương lai, bên cạnh các quy định mang tính
phòng ngừa1, pháp luật cần đưa ra các quy
định nhằm khắc phục hậu quả khi xảy ra rủi
ro, bảo vệ người mua nhà ở hình thành trong
tương lai. Quy định về bảo lãnh nghĩa vụ
tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng
mua nhà ở hình thành trong tương lai trong
các dự án đầu tư kinh doanh nhà ở mới được
bổ sung vào Luật Kinh doanh bất động sản
(KDBĐS) chính là nhằm mục đích này.
1. Quy định về bảo lãnh nghĩa vụ tài chính
của chủ đầu tư đối với khách hàng mua
nhà ở hình thành trong tương lai
1.1 Chủ thể
Tham gia vào quan hệ bảo lãnh gồm
các chủ thể: bên bảo lãnh, bên được bảo
lãnh, bên nhận bảo lãnh.
- Bên bảo lãnh: Bên bảo lãnh là các
ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực
hiện bảo lãnh. Các ngân hàng này được công
bố bởi Ngân hàng Nhà nước (Điều 56 Luật
KDBĐS). Các ngân hàng thương mại có đủ
năng lực thực hiện bảo lãnh theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước là các ngân hàng
thương mại được Ngân hàng Nhà nước cho
phép thực hiện bảo lãnh ngân hàng tại Giấy
phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn
1 Ví dụ, để ngăn ngừa rủi ro, Luật KDBĐS nước ta đã có các quy định về vốn tối thiểu khi KDBĐS theo hình thức đầu
tư xây dựng bất động sản nói chung và nhà ở nơi riêng, quy định nhằm kiểm soát việc huy đông và sử dụng tiền ứng
trước từ người mua nhà ở hình thành trong tương lai ).
bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và
hoạt động (điểm d khoản 1 Điều 12 Thông
tư số 07/2015/ TT-NHNN ngày 25/06/2015
của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo
lãnh ngân hàng (sau đây gọi là Thông tư 07).
- Bên được bảo lãnh: Bên được bảo
lãnh là chủ đầu tư dự án nhà ở - bên bán nhà
ở hình thành trong tương lai trong các dự án
KDBĐS (sau đây gọi là chủ đầu tư dự án
nhà ở). Chủ đầu tư dự án nhà ở phải có năng
lực tài chính theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật KDBĐS năm 2014,
chủ đầu tư dự án nhà ở phải có ít nhất 20 tỷ
đồng Việt Nam khi thành lập doanh nghiệp,
trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân đầu tư
dự án nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê
với quy mô nhỏ - dưới 20 tỷ đồng (không
tính tiền sử dụng đất). Để thực hiện dự án,
chủ đầu tư sử dụng đất do Nhà nước giao,
cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất phải có từ 1% - 3 % vốn đầu tư để
ký quỹ (Điều 42 Luật Đầu tư năm 2014 ) và
có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện
dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư
đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20
héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư
đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20
héc ta trở lên (khoản 2 Điều 14 Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Đất đai).
- Bên nhận bảo lãnh: Bên nhận bảo
lãnh là bên mua nhà ở hình thành trong
tương lai từ dự án đầu tư nhà ở. Bên mua
nhà ở là người có quyền sở hữu nhà ở tại
Việt Nam. Theo quy định của pháp luật, bên
mua nhà ở là tổ chức, cá nhân trong nước,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá
nhân nước ngoài có quyền nhập cảnh vào
Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 7(359) T4/2018
doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước
ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
đang hoạt động tại Việt Nam, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước
ngoài đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam.
1.2 Đối tượng, phạm vi bảo lãnh
Đối tượng bảo lãnh là nghĩa vụ tài
chính của chủ đầu tư dự án nhà ở đối với bên
mua, bên thuê mua nhà ở hình thành trong
tương lai. Các bên có quyền thỏa thuận về
phạm vi bảo lãnh. Tuy nhiên, phạm vi bảo
lãnh do các bên thỏa thuận phải bảo đảm
hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền
khác cho khách hàng theo hợp đồng mua
bán, thuê mua nhà ở (khoản 2, 3 Điều 56
Luật KDBĐS năm 2014). Số tiền này phải
được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai giữa
bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh về
việc chủ đầu tư phải hoàn lại tiền cho bên
mua, bên thuê mua khi chủ đầu tư vi phạm
nghĩa vụ bàn giao nhà ở theo tiến độ đã
cam kết với bên mua, bên thuê mua (điểm
b khoản 1 Điều 12 Thông tư 07). Pháp luật
KDBĐS không có điều luật riêng quy định
cụ thể về các khoản tiền ứng trước và các
khoản tiền khác là khoản tiền gì, mức tối đa
là bao nhiêu. Phân tích gián tiếp các điều
luật, có thể nhận thấy, tiền ứng trước là tiền
thanh toán cho giá trị căn nhà. Mức tối đa
số tiền mua nhà mà bên bán có quyền ứng
trước từ bên mua trước khi bàn giao nhà
không vượt quá 70% giá trị hợp đồng. Riêng
đối với trường hợp bên bán là doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, số tiền ứng trước
không được vượt quá 50% giá trị hợp đồng
(khoản 1 Điều 57 Luật KDBĐS năm 2014).
Vấn đề đặt ra là các bên có quyền thỏa thuận
phạm vi bảo lãnh vượt quá mức tiền ứng
trước này không. Như trình bày ở trên, Luật
KDBĐS năm 2014 cho phép các bên thỏa
thuận phạm vi bảo lãnh và chỉ quy định mức
tối thiểu phải được bảo lãnh. Thông tư 07
cũng không quy định về vấn đề này, mà chỉ
yêu cầu trong hợp đồng phải có thỏa thuận
về việc hoàn trả tiền khi bên bán vi phạm
nghĩa vụ bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam
kết với bên mua, bên thuê mua (Điểm b,
khoản 1 Điều 12). Như vậy, pháp luật về bảo
lãnh cho phép các bên thỏa thuận về nghĩa
vụ tài chính được bảo lãnh vượt quá số tiền
mà pháp luật cho phép được ứng trước kể cả
trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành
trong tương lai phần thỏa thuận này bị vô
hiệu. Các khoản tiền khác có thể là các khoản
tiền bồi thường thiệt hại do không thực hiện
hoặc không thực hiện đúng hợp đồng.
1.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên
bảo lãnh trong mua bán, thuê mua nhà ở
hình thành trong tương lai
- Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh
được quy định tại Điều 340 đến Điều 342
Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 và được
hướng dẫn tại Điều 27, Điều 30 Thông tư 07.
+ Quyền: Bên bảo lãnh có các quyền:
yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa
vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo
lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác; được miễn việc thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh
phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên
nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ
cho bên bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định khác; chấp
nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh; đề
nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác
nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của
mình cho bên được bảo lãnh; yêu cầu bên
được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng
và các bên liên quan cung cấp các tài liệu,
thông tin có liên quan đến việc thẩm định
bảo lãnh tài sản bảo đảm (nếu có); yêu cầu
bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối
ứng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ
được bảo lãnh (nếu cần); thực hiện kiểm tra,
giám sát tình hình tài chính của khách hàng
trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh; thu phí
bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng,
điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt; từ chối thực
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 7(359) T4/2018
hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh
hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh không đáp ứng đủ các
điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh,
hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ
xuất trình là giả mạo; yêu cầu bên bảo lãnh
đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết; hạch
toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh (trong
trường hợp bảo lãnh ngân hàng) hoặc bên
bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh
trên cơ sở bảo lãnh đối ứng) ngay khi thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên được
bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả
số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam
kết; yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác
hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo
lãnh trong trường hợp thành viên làm đầu
mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng
bảo lãnh; xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa
thuận và quy định của pháp luật; chuyển
nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên
quan phù hợp với quy định của pháp luật;
khởi kiện theo quy định của pháp luật khi
bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi
phạm nghĩa vụ đã cam kết; các quyền khác
theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy
định của pháp luật.
+ Nghĩa vụ: Bên bảo lãnh có các
nghĩa vụ: chịu trách nhiệm dân sự trong
trường hợp bên được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì
bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó; có
trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu
liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết
bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu
phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh;
thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh;
hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và
các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi
thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không
có thỏa thuận khác; có văn bản trả lời bên
khiếu nại chậm nhất sau 10 (mười) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại
của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh; thực hiện lưu giữ
hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
hướng dẫn bên nhận bảo lãnh việc kiểm tra
và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo
lãnh được phát hành; các nghĩa vụ khác theo
thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định
của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh
Bên được bảo lãnh có các quyền quy
định từ Điều 365 đến 371 BLDS năm 2015 và
được hướng dẫn cụ thể tại Điều 31 Thông tư 07.
+ Quyền: Bên được bảo lãnh có các
quyền: chuyển giao quyền yêu cầu và nghĩa
vụ của mình theo quy định của BLDS.
Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa
vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển
giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp
bảo đảm đó. Trường hợp nghĩa vụ có biện
pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện
pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác; từ chối các yêu cầu của
bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên
xác nhận bảo lãnh không đúng với các thỏa
thuận trong thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc
cam kết bảo lãnh; đề nghị bên bảo lãnh, bên
bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng nghĩa vụ,
trách nhiệm theo cam kết; khởi kiện theo quy
định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên bảo
lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo
quy định của pháp luật khi các bên liên quan
thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ
bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh;
kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
các quyền khác theo thỏa thuận của các bên
phù hợp với quy định của pháp luật.
+Nghĩa vụ: Bên được bảo lãnh có các
nghĩa vụ: Cung cấp đầy đủ, chính xác và
trung thực các thông tin, tài liệu liên quan
đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về tính chính xác, trung thực,
đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung
cấp; thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ,
trách nhiệm đã cam kết và các thỏa thuận
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 7(359) T4/2018
quy định tại thỏa thuận cấp bảo lãnh; hoàn
trả cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng
số tiền bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng
đã thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận cấp
bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên và các
chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên
bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng về quá trình
thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. Có nghĩa
vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan
đến giao dịch bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên
bảo lãnh đối ứng; phối hợp với bên bảo lãnh,
bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan
trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (nếu
có); các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của
các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận
bảo lãnh
+ Quyền: Bên nhận bảo lãnh có các
quyền và nghĩa vụ theo quy định của BLDS
và các luật liên quan. Theo đó, bên nhận bảo
lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn mà bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ của mình, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ
phải thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được
bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ ( Điều
339 BLDS năm 2015) hoặc bên nhận bảo lãnh
có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh;
quyền kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo
lãnh; quyền miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh (
Điều 341 BLDS năm 2015, Điều 32 Thông
tư 07); quyền chuyển nhượng quyền, nghĩa
vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo
thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với
quy định của pháp luật (Điều 309, 313, 315,
317 BLDS năm 2015; Điều 32 Thông tư 07);
quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật
khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi
phạm nghĩa vụ đã cam kết; các quyền khác
theo thỏa thuận phù hợp với pháp luật (Điều
32 Thông tư 07).
+ Nghĩa vụ: Bên nhận bảo lãnh có các
nghĩa vụ: thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ
trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ
bảo lãnh, đảm bảo phù hợp với nội dung cam
kết bảo lãnh; thông báo kịp thời cho bên bảo
lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên
quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của
bên được bảo lãnh; các nghĩa vụ khác theo
thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định
của pháp luật (Điều 32 Thông tư 07).
1.4 Các trường hợp chấm dứt bảo lãnh
Theo quy định tại Điều 343 BLDS
năm 2015, bảo lãnh chấm dứt trong các
trường hợp: nghĩa vụ được bảo lãnh chấm
dứt; việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được
thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; bên
bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
theo thỏa thuận của các bên. Điều 22, Điều
23 Thông tư 07 cũng quy định về các trường
hợp chấm dứt bảo lãnh trong mua, thuê mua
nhà ở hình thành trong tương lai. Theo đó,
việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp:
nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt;
nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện theo
đúng cam kết bảo lãnh; việc bảo lãnh được
hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo
đảm khác; cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực;
bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh cho bên bảo lãnh; theo thỏa thuận
của các bên; hợp đồng có nghĩa vụ được bảo
lãnh bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện
hợp đồng đó thì cam kết bảo lãnh chấm dứt;
nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp
đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh thì cam kết
bảo lãnh không chấm dứt, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác; hợp đồng có nghĩa vụ
được bảo lãnh bị hủy bỏ hoặc đơn phương
chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực
hiện hợp đồng đó thì cam kết bảo lãnh chấm
dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ
hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh thì cam
kết bảo lãnh không chấm dứt, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác; nghĩa vụ bảo lãnh chấm
dứt trong các trường hợp khác theo quy định
của pháp luật.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 7(359) T4/2018
2. Những hạn chế, bất cập trong các quy
định về bảo lãnh nghĩa vụ tài chính và đề
xuất khắc phục
2.1 Các trường hợp bảo lãnh
Bảo lãnh là biện pháp nhằm khắc phục
hậu quả khi có rủi ro nói chung và trong mua
bán tài sản hình thành trong tương lai nói riêng.
Hiện nay, Luật KDBĐS năm 2014 chỉ buộc
phải bảo lãnh khi mua bán, thuê mua nhà ở
hình thành trong tương lai. Chúng tôi cho rằng,
việc pháp luật không buộc bảo lãnh trong các
trường hợp mua bán các loại bất động sản khác
là phù hợp khi các bên trong mối quan hệ này
không có bên nào là bên yếu thế; các bên có khả
năng như nhau để tự bảo vệ mình mà không
cần pháp luật can thiệp. Chúng tôi chia sẻ quan
điểm cho rằng, trong trường hợp mua bán, thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai, người
tiêu dùng là bên yếu thế2. Vì vậy, pháp luật cần
can thiệp vào mối quan hệ này để bảo vệ người
tiêu dùng là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, ngoài
khách hàng mua, thuê mua nhà ở hình thành
trong tương lai là bên yếu thế, còn có những
trường hợp khác, khách hàng cũng là bên yếu
thế. Ví dụ, khách hàng của loại bất động sản
kết hợp giữa nhà ở và khách sạn (codotel), hay
nhà ở và văn phòng (officetel). Tuy loại hình
này còn gây tranh cãi và pháp luật cũng chưa
có quy định rõ ràng, phù hợp, nhưng đây là
loại bất động sản khá phổ biến ở các nước và
đang phổ biến trên thị trường bất động sản ở
nước ta hiện nay. Tính đến năm 2019, condotel
sẽ chiếm 65% nguồn cung Ngôi nhà thứ hai
tại các thị trường ven biển chính3. Thị trường
officetel cũng bùng phát4. Do vậy, việc pháp
luật chỉ buộc bảo lãnh trong trường hợp mua
bán nhà ở hình thành trong tương lai trong các
dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán
kết hợp cho thuê, mà bỏ qua các dự án đầu tư
codotel và officetel là chưa bao quát hết.
2 Nguyen Ngoc Dien (2017), Le faible et le droit. Perspectives francophones, Presses de L’Université Toulouse 1 capi-
tole, p. 14.
3 Theo:
4 Theo:
Chúng tôi cho rằng, cần chỉnh sửa, bổ
sung quy định về các trường hợp được bảo
lãnh theo hướng, tất cả người tiêu dùng cần
được bảo lãnh khi mua bán, thuê mua bất
động sản hình thành trong tương lai.
2.2 Chủ thể bảo lãnh
Mặc dù hoạt động bảo lãnh ngân hàng
được trao cho nhiều chủ thể khác nhau,
như: ngân hàng thương mại (bao gồm cả
ngân hàng nước ngoài) và các tổ chức tín
dụng khác. Tuy nhiên, bảo lãnh trong mua
bán nhà ở hình thành trong tương lai lại chỉ
cho phép ngân hàng thương mại trong nước
được phép bảo lãnh. Quy định này làm giảm
khả năng tiếp cận các nguồn bảo lãnh, gây
khó khăn trong mua bán nhà ở hình thành
trong tương lai nói chung, thậm chí dẫn đến
việc vi phạm quy định này trong thực tiễn.
Mục đích của bảo lãnh trong mua bán
nhà ở hình thành trong tương lai chỉ nhằm
mục đích bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
khi có rủi ro xảy ra, mà không phải mục đích
cấp tín dụng cho chủ đầu tư. Vì vậy, không
thể không cho phép các tổ chức hoạt động
kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng thương mại
nước ngoài được quyền bảo lãnh trong
mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
2.3 Thời điểm bảo lãnh
Theo quy định của khoản 1 Điều 56
Luật KDBĐS năm 2014, thời điểm bảo lãnh
diễn ra trước khi ký kết hợp đồng mua bán,
thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, điểm b khoản 1 Điều 12 Thông
tư 07 quy định thời điểm ký kết bảo lãnh
diễn ra sau khi ký kết hợp đồng mua bán
nhà ở hình thành trong tương lai. Do không
có sự thống nhất giữa Luật và Thông tư nên
khi áp dụng quy định về thời điểm ký kết
bảo lãnh, các bên buộc phải tìm cách hạn
chế đến mức tối đa các rủi ro pháp lý có thể
xảy ra cho mình.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 7(359) T4/2018
Trên thực tế, việc ký kết bảo lãnh nghĩa
vụ tài chính của chủ đầu tư đối với từng
khách hàng cụ thể trước khi ký kết hợp đồng
mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong
tương lai thường không được các bên ký kết
bảo lãnh lựa chọn. Bởi lẽ, đối tượng bảo lãnh
là các khoản tiền ứng trước và các khoản tiền
khác mà chủ đầu tư là bên bán đã thỏa thuận
trong hợp đồng hoàn trả cho bên mua nếu chủ
đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ
đã cam kết với khách hàng. Do đó, đối tượng
bảo lãnh chưa được xác định khi chưa có hợp
đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương
lai. Khi đối tượng bảo lãnh chưa xác định
được thì việc ký kết bảo lãnh không thể tiến
hành. Ngoài lý do này, bên bảo lãnh rất khó
làm trái quy định của cơ quan chuyên ngành.
Do vậy, để có thể ký kết bảo lãnh, bên bán
và bên mua, bên thuê mua nhà ở hình thành
trong tương lai ký kết dự thảo hợp đồng mua
bán, trong đó có thỏa thuận về việc bên bán
phải hoàn lại tiền cho bên mua khi bên bán
vi phạm nghĩa vụ bàn giao nhà ở theo tiến độ
đã cam kết với bên mua, bên thuê mua. Số
tiền này được các bên quy định cụ thể. Sau
khi có dự thảo hợp đồng mua bán, bên bảo
lãnh mới xem xét và ký dự thảo cam kết bảo
lãnh. Trên cơ sở dự thảo cam kết bảo lãnh,
các bên ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua
nhà ở hình thành trong tương lai. Chỉ sau khi
có hợp đồng mua bán chính thức, ngân hàng
thương mại mới xem xét để ký kết bảo lãnh
một cách chính thức. Cách áp dụng này, mặc
dù có thể xem là lựa chọn tốt nhất cho các bên
nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý, nhưng về mặt
pháp lý thì chưa phù hợp với quy định Luật
KDBĐS (ký kết hợp đồng mua bán khi chưa
có bảo lãnh). Mặt khác, do hợp đồng mua bán
đã được ký kết, nhưng chưa có đảm bảo chắc
chắn về việc bảo lãnh, nên cách áp dụng này
cũng chưa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng
mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Như vậy có thể thấy, quy định của
pháp luật về thời điểm bảo lãnh tạo ra tình
trạng không thể tuân thủ pháp luật khi áp
dụng trên thực tế và không đảm bảo quyền
lợi của bên mua nhà ở hình thành trong
tương lai, trừ trường hợp việc các bên sử
dụng hợp đồng theo mẫu.
Để khắc phục tình trạng này, cần sửa
Điều 56 Luật KDBĐS năm 2014 về thời điểm
ký kết hợp đồng bảo lãnh trong mua bán, thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai theo
hướng thời điểm ký kết hợp đồng bảo lãnh sau
khi có hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình
thành trong tương lai giữa bên bán là chủ đầu
tư và khách hàng mua nhà ở hình thành trong
tương lai, trừ trường hợp bên bán sử dụng hợp
đồng theo mẫu. Trong trường hợp bên bán sử
dụng hợp đồng theo mẫu, bên bảo lãnh và bên
nhận bảo lãnh có quyền ký cam kết bảo lãnh
chung cho toàn bộ dự án. Trong trường hợp
này, thời điểm ký kết bảo lãnh trước khi có
hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành
trong tương lai. Khi ký kết hợp đồng này, các
bên chỉ cần dẫn chiếu hoặc chi tiết hóa các quy
định của cam kết này.
2.4 Chấm dứt bảo lãnh khi bên được
bảo lãnh chuyển nhượng dự án
Trong trường hợp bên được bảo lãnh
chuyển nhượng dự án nhà ở hình thành trong
tương lai, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh
đối với bên nhận bảo lãnh chấm dứt. Các
nghĩa vụ này được chuyển giao cho bên nhận
chuyển nhượng dự án. Tuy vậy, việc bảo lãnh
cho nghĩa vụ này bị chấm dứt nếu không
được các bên (bên bảo lãnh, bên được bảo
lãnh) chấp nhận (Điều 371 BLDS năm 2015).
Việc bảo lãnh chấm dứt, đồng nghĩa với việc
bên mua nhà ở hình thành trong tương lai từ
vị thế được đảm bảo quyền lợi trước rủi ro
trở thành người không còn được đảm bảo. Để
khắc phục hạn chế này, chúng tôi cho rằng,
cần đảm bảo việc bảo lãnh không bị chấm dứt
khi dự án được chuyển giao. Để có được điều
này, như vừa trình bày, cần được bên nhận
chuyển nhượng dự án và bên bảo lãnh đồng
ý. Tuy nhiên, do bảo lãnh mang tính đối nhân,
nên không thể buộc bên bảo lãnh phải tiếp
tục bảo lãnh cho người khác trái với ý chí của
bên bảo lãnh. Chính vì lẽ đó, chỉ có thể buộc
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 7(359) T4/2018
bên nhận chuyển dự án phải bảo lãnh nghĩa
vụ tài chính của mình đối với bên mua, bên
thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Hiện nay, khi áp dụng quy định pháp luật về
việc cho phép chuyển nhượng dự án bất động
sản nói chung và dự án đầu tư nhà ở nói riêng,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể coi
hoặc không coi việc chấm dứt bảo lãnh là vi
phạm nguyên tắc chuyển nhượng dự án. Điều
này dẫn đến thực trạng khi áp dụng pháp luật
về vấn đề này, có nơi cho phép hoặc không
cho phép chuyển nhượng dự án khi việc bảo
lãnh bị chấm dứt. Trước tình trạng vừa nêu,
chúng tôi cho rằng, cần chỉnh sửa quy định về
điều kiện chuyển nhượng dự án. Theo đó, cần
quy định buộc bên nhận chuyển nhượng dự
án phải bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của mình
đối với bên mua, bên thuê mua nhà ở hình
thành trong tương lai.
2.5 Hậu quả pháp lý khi không có
bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu
tư đối với khách hàng trong mua bán, thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai
Khi không có bảo lãnh nghĩa vụ tài
chính của chủ đầu tư đối với khách hàng
trong mua bán, thuê mua nhà ở hình thành
trong tương lai thì các bên chịu hậu quả pháp
lý như thế nào đang là vấn đề có các ý kiến
trái chiều. Có ý kiến cho rằng, khi không
có bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu
tư đối với khách hàng trong mua bán, thuê
mua nhà ở hình thành trong tương lai thì hợp
đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương
lai bị vô hiệu vì vi phạm nguyên tắc mua bán
nhà ở hình thành trong tương lai5. Ngược lại,
có ý kiến cho rằng, hợp đồng mua bán nhà ở
hình thành trong tương lai không bị vô hiệu
trong trường hợp nghĩa vụ tài chính của chủ
đầu tư đối với khách hàng mua nhà ở hình
thành trong tương lai không được bảo lãnh
5 Bùi Đức Giang, Pháp luật về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 2 năm 2016, tr. 5
6 Thật không hợp lý nếu quy định hậu quả pháp lý của việc không tuân thủ quy định về bảo lãnh là hợp đồng vô hiệu khi
bên mua, bên thuê mua và bên bán vẫn muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, nhất là trong trường hợp nhà ở đã được xây
dựng xong.
vì không vi phạm điều cấm của pháp luật và
không vi phạm hình thức hợp đồng. Theo
chúng tôi, quan điểm của các nhà làm luật
về hậu quả pháp lý khi không có bảo lãnh
nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với
khách hàng trong mua bán, thuê mua nhà
ở hình thành trong tương lai chưa được thể
hiện rõ. Do vậy, không có cơ sở pháp lý chắc
chắn để hiểu theo ý kiến thứ nhất hay ý kiến
thứ hai. Trên thực tế, không ít dự án không
thực hiện bảo lãnh. Vì vậy, để áp dụng pháp
luật một cách thống nhất, các nhà làm luật
cần thể hiện quan điểm một cách cụ thể, rõ
ràng. Chúng tôi cho rằng, cần quy định riêng
một điều luật về hậu quả pháp lý của bảo
lãnh. Theo đó, quy định về hợp đồng vô hiệu
cần được coi là biện pháp đảm bảo thực hiện
mục đích này. Trong các trường hợp khác,
khi chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hình
thành trong tương lai mà không được bảo
lãnh nghĩa vụ tài chính đối với khách hàng,
chỉ nên sử dụng biện pháp xử phạt vi phạm
hành chính6. Trên cơ sở này, chúng tôi đề
nghị chỉnh sửa quy định về hậu quả pháp
lý khi không tuân thủ quy định về bảo lãnh
theo hướng như sau:
“Trong trường hợp không có bảo lãnh
nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với
khách hàng trong mua bán, thuê mua nhà ở
hình thành trong tương lai mà không được
bên mua đồng ý, chủ đầu tư dự án nhà ở bị xử
phạt vi phạm hành chính.
Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở
hình thành trong tương lai chỉ bị vô hiệu khi
nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư không được
bảo lãnh trong trường hợp bên bán không
giao được nhà ở cho bên mua khi đến hạn và
bên mua yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu”
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 7(359) T4/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_ve_quyen_loi_cua_nguoi_mua_nguoi_thue_mua_khi_bao_lanh_m.pdf