Minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Đánh giá Nhận thực được những hạn chế trong mô hình tố tụng của mình, Trung Quốc đã có những chiến lược rõ ràng nhằm thay đổi minh bạch tư pháp bên trong lẫn bên ngoài. Mặc dù vẫn đi theo mô hình tố tụng thẩm vấn nhưng Trung Quốc đang dùng nhiều cách thức, từng bước cân bằng quyền lực giữa hai bên truy tố lẫn bên gỡ tội để phù hợp với mô hình tố tụng mà Trung Quốc đang theo đuổi. Hiểu được minh bạch hóa là một trong những phương thức để đạt được mục tiêu đó cũng như lấy lại niềm tin của công chúng vào công lý, sửa đổi, bổ sung luật tố tụng hình sự cũng như ban hành một loạt các quy định nhằm củng cố quyền lợi cho bị cáo và người bào chữa; thúc đẩy công khai các thông tin về quá trình xét xử, hồ sơ vụ án điện tử trên internet; cải thiện hơn nữa phạm vi công khai các thông tin về tòa án và nỗ lực công bố thông tin một cách kịp thời, toàn diện là những chiến lược chính được Trung Quốc đặt ra nhằm tăng minh bạch tư pháp nói chung và minh bạch trong xét xử vụ án hình sự nói riêng. Nghiên cứu về minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự ở ba quốc gia: Anh, Hoa kỳ, Trung quốc có thể sẽ rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình cải cách tư pháp hướng tới công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử hình sự.

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 98 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”[2], bài viết này sẽ đề cập đến minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự và giới thiệu kinh nghiệm của một số quốc gia: Vương quốc Anh, Hoa kỳ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự mà Việt Nam có thể tiếp thu. Từ khóa: Minh bạch tư pháp, đánh giá minh bạch tư pháp, tố tụng hình sự, kinh nghiệm minh bạch tư pháp. tư pháp hình sự. 1. Minh bạch và đánh giá minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự * 1.1. Minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự Theo quan niệm phổ quát trên thế giới thì tư pháp là một nhánh quyền lực nhà nước, độc lập, đối trọng với quyền lập pháp và hành pháp tạo thành thế chân kiềng trong việc thực hiện hiện quyền lực nhà nước. Đại diện cho quyền tư pháp là tòa án với chức năng chủ yếu, quan trọng nhất là xét xử, trong cuốn "Tinh thần pháp luật", Montesquieu nhận định: “Quyền tư _______ * Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: nguyenngocchi57@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4320 pháp bao gồm xét xử hành vi vi phạm pháp luật để bảo đảm quyền tự do và quyền con người và do đó phải được trao cho một thiết chế riêng rẽ đó là Tòa án” [3]. Chia sẻ cách tiếp cận này, GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng: “Quyền tư pháp được hiểu là khả năng và năng lực riêng có của Tòa án trong việc thực hiện thẩm quyền xét xử và các thẩm quyền khác theo phương thức nhất định để tác động đến hành vi của con người và các quá trình phát triển xã hội” [4]. Do đó, khi đề cập đến minh bạch tư pháp sẽ được hiểu là minh bạch đối với hoạt động xét xử của tòa án, chứ không đề cập đến hoạt động điều tra, truy tố hay hoạt động thi hành án như quan niệm của Việt Nam. Với cách tiếp cận thì minh bạch trong xét xử vụ án hình sự sẽ bao gồm các nội hàm sau: i) Minh bạch trong xét xử N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 18 vụ án hình sự đòi hỏi hình thành hệ thống quy phạm rõ ràng, chặt chẽ về quy trình xét xử với các nguyên tắc, trình tự, thủ tục xét xử, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng xét xử và các chủ thể có liên quan... dựa trên các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung và phù hợp với thực tiễn. Đây là yếu tố có tính chất tiền đề của minh bạch tư pháp, là sự bảo đảm pháp lý về tính minh bạch tư pháp trong xét xử vụ án hình sự, nó tạo ra hành lang pháp lý cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá tính minh bạch trong xét xử vụ án hình sự; ii) Hoạt động xét xử được tiến hành công khai. Đây là yếu tố cốt lõi, tức là mọi hoạt động trong quá trình xét xử của Tòa án phải được tiến hành với sự tham dự của công dân, tổ chức, trừ trường hợp đặc biệt do luật định; mọi người đều có thể tham dự phiên tòa, xem trực tiếp những diễn biến tại phiên tòa và tiếp cận thông tin một cách bình đẳng, kịp thời, đáng tin cậy, chính xác. Ở đây, tính minh bạch trong xét xử vụ án hình sự không những được bảo đảm ở sự rõ ràng mà còn đòi đòi hỏi phải công khai đối với mọi hoạt động xét xử của tòa án, bảo đảm khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến quá trình xét xử vụ án hình sự của mọi công dân, tổ chức, xã hội; iii) Tính minh bạch trong xét xử vụ án hình sự có mối quan hệ và là một bảo đảm cho các nguyên tắc của TTHS được thực thi, nhất là đối với các nguyên tắc như: Tranh tụng, độc lập trong xét xử, bảo đảm sự vô tư, khách quan trong trong hoạt động xét xử hình sự, suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bào chữa...; iv) Minh bạch trong xét xử vụ án hình sự không chỉ đề cập đến sự sẵn có thông tin về quá trình xét xử vụ án hình sự mà còn về kết quả của quả trình đó. Việc công khai bản án, quyết định của Tòa án ngoài lúc tuyên án công khai thì còn phải được công khai trên các kênh thông tin chính thống của Tòa án để người dân dễ dàng tiếp cận và chấp nhận sự giám sát xã hội. Với các nội hàm nêu trên, có thể hiểu: Minh bạch trong xét xử vụ án hình sự là sự rõ ràng, công khai các hoạt động xét xử và thông tin liên quan một cách kịp thời, chính xác, đáng tin cậy, bình đẳng cho các bên và công chúng trừ những vấn đề thuộc danh mục bí mật của nhà nước do pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho phiên tòa diễn ra vô tư, công bằng, khách quan cũng như quyền, lợi ích của các bên tham gia tố tụng và công chúng. 1.2. Đánh giá minh bạch tư pháp Tính minh bạch trong hoạt động xét xử vụ án hình sự cần phải được đánh giá, do vậy, bên cạnh việc quy định trong pháp luật các quốc gia còn thiết lập cơ chế đánh giá với các căn cứ và tiêu chí đánh giá tính minh bạch trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Tính minh bạch trong hoạt động xét xử vụ án hình sự là việc xác định mức độ minh bạch được thể hiện trong quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động xét xử của tòa án thông qua các căn cứ, tiêu chí nhất định của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành đánh giá. Đánh giá tính minh bạch trong hoạt động xét xử vụ án hình sự là đòi hỏi khách quan của thực tiễn giải quyết vụ án cũng như đòi hỏi của việc kiểm soát thực hiện quyền lực tư pháp thông qua hoạt động xét xử vụ án án hình sự của toàn án. Nếu như tính minh bạch trong hoạt động xét xử vụ án hình sự đã được thể hiện trong hệ thống pháp luật thì sẽ đòi hỏi sự kiểm tra, đánh giá mức độ minh bạch được thể hiện như thế nào trong thực tiễn xét xử, đồng thời thông qua đó cũng đánh giá được mức độ thỏa mãn các yêu cầu về tính minh bạch trong hoạt động xét xử của xã hội đối với hệ thống pháp luật. Nói cách khác, việc đánh giá tính minh bạch trong hoạt động xét xử vụ án hình sự cần phải được tiến hành trên hai phương diện, đó là mức độ minh bạch được thể hiện trong các hệ thống pháp luật TTHS và mức độ đạt được về tính minh bạch trong thực tiễn hoạt động xét xử của tòa án. Trên cả hai phương diện này, khi tiến hành đánh giá cần phải dựa trên các căn cứ, tiêu chí nhất định làm cơ sở sở và lập luận cho việc đánh giá. Theo tiếp cận của Liên Hợp Quốc thì: “Minh bạch xét xử là một giá trị quan trọng thường được nói gọn là “không những công lý phải được thực thi, mà công lý phải được nhìn thấy là đã được thực thi”. Minh bạch xét xử cũng được công nhận là một nguyên tắc quan trọng trong các tài liệu nhân quyền quốc tế, trong đó xác định quyền được xét xử công khai và thông báo công khai về bản án là một N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 19 trong những nền tảng của quyền được xét xử công bằng” [5]. 2. Minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự ở một số quốc gia trên thế giới 2.1. Minh bạch tư pháp trong xét xử vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Anh 2.1.1. Những quy định pháp luật trong tố tụng hình sự Anh Ở Vương quốc Anh, khác với các quốc gia lớn khác trên thế giới là không có một bản hiến pháp thành văn và cũng không có những bộ luật chứa đựng những quy phạm pháp luật để điều chỉnh lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù nào mà án lệ - đặc trưng của hệ thống pháp luật Thông luật nói chung và của pháp luật nước Anh nói riêng, là nguồn chủ yếu và quan trọng, được dẫn chiếu khi xét xử. Bên cạnh án lệ còn có các nguồn khác trong hệ thống pháp luật ở Anh như pháp luật thành văn, tập quán pháp luật, các học thuyết pháp lý, các nguyên tắc công bình và luật hợp lý. Với điểm đặc thù như vậy đã góp phần làm tăng tính minh bạch trong nền tư pháp của Anh nói chung và trong xét xử vụ án hình sự của Anh nói riêng. Là một nước điển hình cho mô hình tố tụng tranh tụng với tinh thần cốt lõi là tính công bằng, các yếu tố như xét xử bằng lời nói, thẩm tra chéo nhân chứng, nguyên tắc đối tụng công bằng, nguyên tắc suy đoán vô tội, xét xử với bồi thẩm đoàn rất được coi trọng ở Anh góp phần giúp phiên tòa hình sự được xét xử minh bạch, công khai, nhanh chóng hơn. Minh bạch trong xét xử vụ án hình sự trong pháp luật TTHS Anh chủ yếu được thể hiện bằng cơ chế công bố thông tin. Tuy nhiên, nghĩa vụ công bố thông tin trước đây không thực sự ăn sâu vào truyền thống pháp lý của Anh. Cách đây vài thế kỉ, người bị buộc tội ở Anh bị giam giữ cho tới khi phiên tòa được mở mà không có cơ hội để chuẩn bị cho việc biện hộ cho mình trước tòa, người bị buộc tội không thể gọi nhân chứng làm chứng cho mình và phải xuất hiện trước tòa mà không có luật sư bào chữa khi bị buộc tội phản quốc hay tội nghiêm trọng như giết người. Cho đến giữ thế kỉ XIX, những thay đổi trong thủ tục TTHS mới diễn ra theo chiều hướng có lợi cho người bị buộc tội [6, 256]. Đến năm 1996, nghĩa vụ công bố thông tin mới bắt đầu được đưa vào luật định, được quy định tại Luật điều tra và tố tụng hình sự của Anh và được hướng dẫn sửa đổi, bổ sung trong một số văn bản như: Quy định chuyên môn (the Code of Practice), được ban hành theo Phần II của Đạo luật Điều tra và Tố tụng Hình sự năm 1996; Nghị định thư tư pháp về việc tiết lộ tài liệu không sử dụng trong các vụ án hình sự (Judicial Protocol on the Disclosure of Unused Material in Criminal Cases); Hướng dẫn chung về tiết lộ của luật sư 2013 (Attorney General’s guidelines on disclosure 2013); Quy tắc tố tụng hình sự phần 15 (Criminal Procedure Rules Part 15) [7], Theo các văn bản này thì minh bạch trong xét xử vụ án hình sự có thể khái quát trên hai khía cạnh: Thứ nhất, tiết lộ của công tố viên: Ở Anh, trước đây, việc tiết lộ thông tin được áp dụng trong xét xử nhưng chỉ được tiến hành trên cơ sở tiết lộ tất cả các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án của bên công tố. Theo tiến trình phát triển tư pháp, nghĩa vụ này đã được phát triển rộng hơn, ngoài những chứng cứ được sử dụng, bên công tố phải công bố tất cả các tài liệu có lợi cho đối phương dù không có ý định sử dụng nhưng có thể hỗ trợ cho việc bào chữa và được quy định rải rác trong Luật điều tra và tố tụng hình sự của Anh năm 1996. Công tố viên và luật sư sẽ tiết lộ, trao đổi, thảo luận với nhau về các chứng cứ mình có được. Bên công tố sẽ phải công bố danh mục các chứng cứ hay nhân chứng mà các bên dự kiến đưa ra tại phiên xét xử sơ bộ. Các chứng cứ có thể được sử dụng tại phiên tòa trong Luật điều tra và tố tụng hình sự của Anh năm 1996 được quy định rất chặt chẽ. Tòa án sẽ xem xét các tiêu chí để đánh giá các tài liệu, chứng cứ đó có được công bố hay không. Công tố viên sẽ phải có trách nhiệm chứng minh bị cáo là có tội khi không có cơ sở nào để nghi ngờ, nếu không, Thẩm phán sẽ tuyên bị cáo là vô tội chứ không có quyền yêu cầu điều tra tiếp hoặc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Cụ thể tại Điều 3, Điều 4, Điều 7, Điều 9 đạo luật này đã quy định một loạt nghĩa vụ N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 20 tiết lộ của công tố viên, trong đó nêu rõ công tố viên phải “tiết lộ cho bị can biết bất kì tài liệu truy tố nào mà trước đó chưa tiết lộ cho bị can và theo quan điểm của công tố viên có thể làm giảm nhẹ việc truy tố bị can”. Bên cạnh đó, hậu quả pháp lý của việc không thực hiện nghĩa vụ tiết lộ thông tin cũng được quy định rõ ràng. Điều này có ý nghĩa rất lớn đến các hoạt động bào chữa của bị cáo, không chỉ đảm bảo rằng việc truy tố và hoạt động bào chữa của luật sư, bị cáo được chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn tiền xét xử, mà còn rút ngắn thời gian xét xử của phiên tòa, đồng thời góp phần giúp phiên tòa được diễn ra hiệu quả, thuận lợi. Thứ hai, tiết lộ của bị can: Trước năm 1996, không có quy định rõ ràng nào về nghĩa vụ tiết lộ trước khi xét xử của bị can. Bị can có quyền im lặng và không có nghĩa vụ phải thông báo trước cho công tố viên về các chứng cứ liên quan đến việc gỡ tội, trừ trường hợp có chứng cứ ngoại phạm hoặc khi có chứng cứ được cung cấp bởi các chuyên gia (giám định). Lần đầu tiên, tại Luật điều tra và tố tụng hình sự của Anh năm 1996 quy định về tiết lộ bắt buộc và tình nguyện tiết lộ của bị can được ra đời. Điều 5, Điều 6 Đạo luật này nêu rõ trình tự thủ tục và các trường hợp bị can phải đưa hoặc có thể đưa lời bào chữa cho toà án và công tố viên. Tất cả những gì họ cần tiết lộ là thông tin về bản chất vụ án của bị cáo. So với bên công tố, phạm vi tiết lộ của bị cáo hẹp hơn nhiều. Tất cả những gì họ cần tiết lộ là thông tin về liên quan vụ án được trình bày trong bản bào chữa. Nội dung cụ thể của bản bào chữa bao gồm: diễn đạt bằng ngôn ngữ thông thường bản chất của lời bào chữa của bị can, các vấn đề mà bên bào chữa và công tố viên có sự khác biệt, lý do cho sự khác biệt giữa bào chữa và công tố viên. Nếu bị can tiết lộ một bằng chứng ngoại phạm thì phải giải thích cặn kẽ chứng cứ ngoại phạm trong lời bào chữa, chẳng hạn như tên và địa chỉ của bất kì nhân chứng nào mà bị can tin rằng có thể đưa ra chứng cứ hỗ trợ cho lời bào chữa ngoại phạm, nếu bị can biết tên và địa chỉ của nhân chứng khi đưa ra lời bào chữa hoặc thông tin có thể hỗ trợ để tìm ra nhân chứng đó trong trường hợp bị can không biết tên hoặc địa chỉ. Tuy nhiên, không có quy định nào yêu cầu bên bào chữa phải đưa ra những bằng chứng mà họ không có ý định sử dụng trong phiên tòa cho công tố viên. Việc này xuất phát từ tính bình đẳng giữa các bên trong hoạt động tố tụng hình sự cũng như yêu cầu hợp tác để hoạt động tranh tụng được diễn ra bình thường bởi khả năng thu thấp chứng cứ của công tố viên và người bào chữa là không giống nhau. Như vậy, Đạo luật Điều tra và Tố tụng Hình sự năm 1996 ra đời đã tăng nghĩa vụ của bị can về hoạt động tiết lộ bằng chứng cho bên công tố và cũng đưa ra các quy định rõ ràng về hậu quả bất lợi mà bên bào chữa gặp phải khi vi phạm nghĩa vụ này. Theo cách này, hoạt động công bố bằng chứng trong tố tụng hình sự của Anh đã thay đổi từ một bên sang cả hai bên và được quy định rõ ràng trong luật. 2.1.2. Thực tiễn thi hành luật tố tụng hình sự Anh về minh bạch trong xét xử vụ án hình sự Mô hình tố tụng tranh tụng với sự đảm bảo bên buộc tội và bên bào chữa có địa vị pháp lý ngang bằng nhau trong quá trình đi tìm sự thật khách quan của vụ án ở Anh là yếu tố đầu tiên và đóng vai trò quan trọng trong con đường tìm kiếm tính minh bạch tư pháp ở Anh. Bởi sự ràng buộc về sự tham gia của luật sư bào chữa, cơ chế tiết lộ thông tin, sự tự do trong việc thu thập chứng cứ và tranh tụng trực tiếp của các bên đã làm tăng sự vô tư, khách quan khi Tòa án đưa ra phán quyết. Lịch sử tư pháp Anh cũng cho thấy đất nước này đã không ngừng nỗ lực đưa sự tự chủ và tạo sự cạnh tranh công bằng giữa bên truy tố và bên bào chữa, hạn chế mức thấp nhất sự can thiệp của những người có quyền quyết định đến mục đích đi tìm sự thật khách quan của vụ án và chính sự công khai toàn diện này đã tạo điều kiện cho minh bạch tư pháp bên trong ở Anh. Bởi vậy, Anh tập trung cải thiện minh bạch bên ngoài như một lẽ tự nhiên trong tiến trình phát triển tư pháp. Xã hội phát triển cùng với nhu cầu giao tiếp ngày càng lớn, dẫn đến phương tiện phổ biến thông tin và phương tiện trao đổi thông tin cũng thay đổi so với xã hội truyền thống. Mong muốn minh bạch về hoạt động của luật pháp cũng đã thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng của công dân trong việc truy cập tự do các tài liệu pháp lý. Tháng 7 năm 2010, Anh đã cung cấp một số lượng lớn các dữ N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 21 liệu thông qua các trang web data.gov.uk và Police.uk và thành lập một Hội đồng minh bạch về tội phạm và tư pháp được tổ chức độc lập gồm các chuyên gia để hỗ trợ tư vấn về tăng tính minh bạch trong lĩnh vực tội phạm và tư pháp. Ngày 13/7/2012 Bộ Tư pháp Anh đã công bố tài liệu mang tên “Công lý nhanh chóng và chắc chắn: Kế hoạch của chính phủ về cải cách hệ thống tư pháp hình sự” trong đó có các cam kết nhằm giúp hệ thống tư pháp hình sự công chúng tiếp cận dễ dàng hơn.[8] Bên cạnh đó, các trang web có thể truy cập công khai, miễn phí như Viện Thông tin Pháp lý Anh và Ailen (BAILII), tài khoản Twitter của Tòa án tối cao Vương quốc Anh hay trang chủ của Tòa án tối cao Vương quốc Anh được coi như là một thành phần thiết yếu của công lý hiện đại, làm tăng tính minh bạch cho nền tư pháp của Anh. Đặc biệt trang web của Tòa án tối cao Vương quốc Anh được chia thành các phần rõ ràng : phần thủ tục tố tụng chủ yếu tiết lộ các thủ tục liên quan đến tranh tụng và cung cấp hướng dẫn tranh tụng cho công chúng; phần vụ án đã được giải quyết tiết lộ các vụ án mà Tòa án tối cao đã kết luận và công dân có thể tham khảo các tài liệu; phần vụ án nổi bật tiết lộ tình hình của các vụ án đang chờ xử lý để tạo điều kiện cho công chúng hiểu được tình hình của các vụ án đang được tòa án xét xử và phần thông cáo báo chí tập trung vào những diễn biến mới nhất của tòa án những trường hợp mới nhất và báo cáo công việc hàng năm của tòa án đã giúp công dân có thể thu thập thông tin một cách dễ dàng.[9, tr.113] Có thể thấy, sự ra đời của phương tiện truyền thông xã hội đã chứng kiến một sự thay đổi lớn trong nền tư pháp của Anh cũng như thể hiện nhu cầu minh bạch tư pháp như một điều tất yếu. Phương tiện truyền thông xã hội đã cho phép thông tin được phổ biến nhanh chóng, rộng rãi và công khai giúp cho những người liên quan đến vụ án hay công dân quan tâm đến công lý được tiếp cận thông tin linh hoạt. 2.1.3. Đánh giá Minh bạch tư pháp ở Anh được đánh dấu với tư cách là đất nước đầu tiên sử dụng mô hình tố tụng tranh tụng. Trải qua quá trình lịch sử tư pháp lâu đời với nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là trong cơ chế tiết lộ thông tin - một trong những biểu hiện của minh bạch trong xét xử vụ án hình sự ở Anh. Những quy định về tiết lộ thông tin lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật điều tra và tố tụng hình sự của Anh đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự thay đổi trình tự, thủ tục xét xử vụ án hình sự ở Anh, trở thành một công cụ giúp cân bằng “cuộc chơi” giữa bên công tố và bên gỡ tội, đảm bảo thêm quyền cho bị cáo và người bào chữa, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong vụ án hình sự và những quy định này đã trở thành một nhiệm vụ, nghĩa vụ mà bên truy tố phải thực hiện. Nghĩa vụ này đã góp phần tạo nên minh bạch trong tố tụng hình sự cũng như nhấn mạnh hiệu quả của mô hình tố tụng tranh tụng mà Anh đang sử dụng. Bên cạnh đó, Anh thúc đẩy minh bạch bên ngoài như là phương tiện giúp Anh lấy lại niềm tin vào công lý của công chúng bằng một loạt cách thức sử dụng internet là công cụ hỗ trợ tối ưu. 2.2. Minh bạch trong xét xử vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ 2.2.1. Những quy định pháp luật trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ Hệ thống luật pháp Hoa Kỳ bao gồm có hệ thống liên bang và hệ thống luật pháp các tiểu bang, có nghĩa là ngoài hệ thống tư pháp quốc gia riêng biệt, Hoa Kỳ còn có hệ thống tư pháp độc lập cho mỗi tiểu bang. Ngoài ra, một số vùng lãnh thổ liên bang không thuộc tiểu bang, chẳng hạn như là đặc khu Columbia và các khu dành riêng cho người bản thổ Mỹ (American Indian reservation) có hệ thống tòa án riêng. Nói chung, ở Mỹ, không có một trình tự tố tụng hình sự thống nhất mà mỗi bang đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp liên bang. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật bang hoặc luật địa phương, thì luật liên bang sẽ có hiệu lực. Không có BLTTHS riêng, nhưng pháp luật của liên bang Hoa Kỳ điều chỉnh về TTHS bằng nhiều văn bản như Quy tắc TTHS Liên bang, Quy tắc tố tụng phúc thẩm liên bang, Quy tắc của tòa án tối cao.... Có thể thấy, thủ tục tố tụng hình sự ở Hoa Kỳ đã phát triển rất nhiều trên cơ sở kế thừa mô hình tố tụng tranh tụng ở Anh, theo đó, thủ tục tố tụng tại phiên toà phải N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 22 được thực hiện công khai, bằng miệng và tuân thủ triệt để nguyên tắc tranh tụng, mọi chứng cứ viết, hồ sơ vụ án của bên buộc tội và bên gỡ tội đều không được công nhận là chứng cứ. Trong mô hình này, vai trò của hai bên công tố và luật sư là bình đẳng, mỗi bên đều quyền và nghĩa vụ trước pháp luật, bên buộc tội và bên bào chữa tham gia phiên tòa với tư cách là hai đối thủ có trách nhiệm chứng minh về sự có tội hay vô tội của bị cáo, Tòa án giữ vai trò trọng tài trung lập và có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để các bên thực hiện chức năng của mình. Với nét đặc trưng như vậy, mô hình này là biểu hiện đầu tiên trong việc bảo đảm sự công bằng, minh bạch trong các hoạt động tố tụng hình sự. Vì vậy để có cái nhìn bao quát hơn về minh bạch trong xét xử vụ án hình sự theo pháp luật THHS Hoa Kỳ, có thể đi từ phân tích các quy định trong Hiến pháp Mỹ đến các nguyên tắc liên bang tố tụng hình sự của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bởi đây là hai văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để xây dựng TTHS Hoa Kỳ. Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: Hiến pháp Mỹ năm 1787 gồm lời nói đầu, 7 điều và 27 điều bổ sung sửa đổi, được coi là đạo luật cơ bản của quốc gia nhằm bảo đảm cho mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Hoa Kỳ quyền tự do và những quyền cơ bản khác. Với tinh thần đó, Tu chính án số 5 trong bản Hiến pháp đã quy định: “Không một ai bị buộc phải chịu trách nhiệm về một tội nghiêm trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự tường trình và cáo trạng của Bồi thẩm đoàn, trừ những trường hợp xảy ra trong lục quân, hải quân hoặc trong lực lượng dân quân, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc trong tình trạng cộng đồng gặp hiểm nguy. Không một ai bị kết án hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng và thân thể; không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại bản thân mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xử theo đúng luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng” và được khẳng định một lần nữa tại Tu chính án số 14: “không bang nào tước bỏ tính mạng, tự do và tài sản của bất kỳ ai mà không dựa trên trình tự pháp luật công bằng”. Thủ tục tố tụng hình sự theo Hiến pháp Mỹ cũng bao gồm quyền được xét xử công bằng tại Tu chính án số 6 quy định “bị cáo có quyền được xét xử một cách nhanh chóng và công khai bởi một Bồi thẩm đoàn công bằng của bang và khu vực nơi xảy ra hành vi phạm tội theo cách phân chia khu vực đã được xác định trước bởi các đạo luật; bị cáo phải được thông báo về tính chất và lý do buộc tội, được đối chất với các nhân chứng chống lại mình, được quyền triệu tập những nhân chứng để biện minh và được sự giúp đỡ của luật sư bào chữa”. Quy định này một lần nữa nhấn mạnh đến chức năng, vai trò bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp. Theo đó, bị cáo có quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền mời luật sư bào chữa và được xét xử nhanh chóng; công bằng; mọi thủ tục tố tụng phải được thông báo rõ ràng, công khai, mới được coi là chính đáng. Công khai và minh bạch là những đòi hỏi thiết yếu của công bằng. Một phiên toà công bằng là yếu tố cần thiết để bảo đảm các quyền cơ bản khác của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc Quy tắc tố tụng hình sự liên bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Từng là thuộc địa của Anh, Hoa Kỳ là quốc gia ngày nay vẫn thừa hưởng một số nguyên tắc pháp lí truyền thống của luật án lệ của Anh. Không có bộ luật tố tụng hình sự được viết một cách có hệ thống nên từ năm 1945, Hoa Kỳ đã xây dựng một bộ "Quy tắc tố tụng hình sự liên bang", đã được sửa đổi nhiều lần kể từ đó. Quy tắc liên bang về tố tụng hình sự của Mỹ quy định các quy tắc cơ bản định hướng các hoạt động tố tụng cho tất cả phiên tòa xét xử các vụ án hình sự tại tất cả Tòa án Quận Liên bang. Một số tiểu bang đã thiết lập các quy tắc tố tụng hình sự của riêng mình theo các quy tắc liên bang. Cũng giống như Anh, quy tắc tố tụng hình sự của Hoa Kỳ rất chú trọng đến việc bảo vệ quyền của các bị cáo như quyền có được sự bào chữa của luật sư, quyền được xét xử nhanh chóng và công khai, quyền được xét xử bởi bồi thẩm đoàn, quyền được xét xử công bằng, quyền được suy đoán vô tộimặc dù không trở thành các nguyên tắc được quy định rõ ràng N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 23 trong luật nhưng những quyền này được quy định đan xen trong các điều luật khác nhau. Tuy nhiên, minh bạch trong xét xử vụ án hình sự được thể hiện rõ ràng nhất trong Quy tắc tố tụng hình sự liên bang chủ yếu ở hoạt động yêu cầu công khai bắt buộc hoặc thông tin cần thiết cho vụ án trước khi xét xử (Pre-trial discovery). Khi bị bắt, người phạm tội phải được thông báo công khai và đầy đủ về hành vi phạm tội và toàn bộ các quyền tố tụng của họ. Luật sư bào chữa sẽ được tham gia ngay từ giai đoạn đầu của vụ án. Nếu không có tiền thuê luật sư thì Tòa án sẽ chỉ định một luật sư cho họ. Ở giai đoạn tiền xét xử, cả bên bào chữa và bên buộc tội đều có quyền điều tra như nhau. Thủ tục này được quy định chặt chẽ trong Quy tắc tố tụng tụng hình sự liên bang đối với cả bên gỡ tội lẫn bên buộc tội. Cụ thể tại Nguyên tắc 16 và Nguyên tắc 12 đã liệt kê một loạt các loại thông tin được công bố và không được công bố cho các bên cũng như các trình tự, thủ tục liên quan đến hoạt động đề nghị trước khi xét xử; hoạt động điều tra, thẩm tra tài liệu, chứng cứ trước khi xét xử. Theo đó bị can và luật sư sẽ có một khoảng thời gian nhất định để làm bản kiến nghị tiền xét xử về việc không thừa nhận tính hợp pháp của chứng cứ hay bản cáo trạng, yêu cầu bỏ qua chứng cứ... Ngoài ra, trong giới hạn nhất định hai bên cũng có thể đề nghị được cung cấp một số chứng cứ nào đó có thể được sử dụng tại phiên tòa, việc này giúp các bên chuẩn bị tốt hơn cho những lập luận liên quan đến vụ kiện và tránh những bất ngờ phát sinh có thể xảy ra trong phiên tòa từ thông tin bị chiếm giữ. Tại nguyên tắc 16(a)(1)(C) Quy tắc liên bang quy định cũng quy định về quyền và nghĩa vụ tương tự đối với bị can là pháp nhân. Các quy định này là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc trình tự công bằng của pháp luật (due process of law) - một nguyên tắc cốt lõi được quy định trong hiến pháp, được ra đời cũng nhằm đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên. Cụ thể, bởi do có lợi thế nghề nghiệp hơn trong việc thu thập chứng cứ nên hoạt động này ngoài việc cung cấp các thông tin cần thiết cho bên công tố và các bằng chứng hỗ trợ có liên quan cho bên bào chữa thì còn cung cấp cho người bào chữa các chứng cứ thuộc sở hữu của công tố viên - người mà có thể giữ các manh mối tiềm năng để làm bằng chứng chứng minh cho bị cáo vô tội. Bên cạnh đó, trong nguyên tắc này cũng quy định những chế tài đối với trường hợp một bên không tuân thủ nghĩa vụ công bố các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà bên kia yêu cầu theo quy định. Như vậy, trước khi xét xử, các bên có quyền được tiếp cận toàn bộ chứng cứ, tài liệu có liên quan tới vụ án và Quy tắc tố tụng hình sự liên bang cũng có cơ chế đảm bảo sự tiếp cận đó. Ngoài ra, Tòa án cũng có thể tổ chức nhiều phiên họp như phiên điều trần sơ bộ, phiên tuyên bố tội danh, phiên xem xét các đơn kiến nghị trước khi xét xử giúp chuẩn bị tốt nhất cho các bên để phiên tòa xét xử chính thức diễn ra một cách công bằng, công khai, minh bạch và nhanh chóng. Nguyên tắc 17.1 cũng nêu rõ về phiên họp trước khi xét xử như sau “Toà án có thể tự mình hoặc dựa vào đơn của một bên để tổ chức một hoặc nhiều phiên họp nhằm tạo điều kiện cho việc xét xử được khẩn trương và công bằng”. Bên cạnh đó, bằng cách yêu cầu sự có mặt của bồi thẩm đoàn trong các phiên tòa hình sự được quy định tại các nguyên tắc 6, nguyên tắc 23, nguyên tắc 30 và nguyên tắc 31 là sự cụ thể hóa của Hiến pháp được coi như một điều gián tiếp của yếu tố công khai, minh bạch trong xét xử vụ án hình sự. Các nguyên tắc nêu trên là những nguyên tắc làm nổi bật lên tính minh bạch trong giai đoạn tiền xét xử vụ án hình sự ở Hoa Kỳ, theo đó các thông tin về vụ án sẽ được công bố cho các bên biết một cách bình đẳng và chính xác theo quy định pháp luật. 2.2.2. Thực tiễn thi hành luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ về minh bạch trong xét xử vụ án hình sự Hoa Kỳ là đất nước luôn nỗ lực lớn nhất trong vấn đề cải cách minh bạch trong chính phủ nói chung và trong tư pháp nói riêng. Giống như Anh, Mỹ tập trung vào minh bạch bên ngoài với những nỗ lực giành lấy niềm tin của công dân vào tòa án bằng cách cho dân chúng xem hoạt động tư pháp và tìm hiểu tận mắt hệ thống tư pháp hoạt động như thế nào. Đạo luật Thông tin Quốc gia Hoa Kỳ quy định rằng tất cả các cơ quan của chính phủ liên bang có nghĩa vụ đảm bảo rằng mọi người đều có N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 24 quyền được biết, truy cập và sử dụng tất cả các tài liệu của chính phủ, hệ thống tư pháp ở Hoa Kỳ cũng không ngoại lệ, chỉ trừ các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia, bí mật thương mại và giết người chưa thành niên, bất kỳ ai cũng có thể tự do nghe tòa án xét xử vụ án. Tất cả các tòa án của Tòa án Tối cao Liên bang và Tòa án tiểu bang đều có các ghế đặc biệt để tạo điều kiện cho các phương tiện truyền thông đưa tin về phiên tòa kịp thời. Hoa Kỳ là quốc gia phát triển nhất trong hoạt động xây dựng Tòa án điện tử cho đến nay và là nơi đầu tiên thiết lập hệ thống nộp đơn điện tử của Tòa án. Hệ thống điện tử của các tòa án Hoa Kỳ bao gồm hai hệ thống: thứ nhất là hệ thống truy cập công khai hồ sơ vụ án (PACER) cho phép người dùng có được thông tin về vụ án và sổ ghi chép từ các tòa án quận của Hoa Kỳ, các tòa phúc thẩm Hoa Kỳ và các tòa án phá sản của Hoa Kỳ, thứ hai là quản lý hồ sơ vụ án điện tử (CM/ECF) được tòa án thiết lập để thuận tiện cho việc quản lý hồ sơ và tòa án điện tử cho hầu hết các Tòa án Liên bang Hoa Kỳ và cho phép truy cập vào các tài liệu vụ án, như lời bào chữa, bản kiến nghị và các tài liệu khác do các bên và luật sư đệ trình lên tòa án trực tuyến cũng như cho phép nộp hồ sơ điện tử các tài liệu vụ án qua Internet [10]. Bên cạnh đó, mỗi tiểu bang đều có trang web riêng chứa các thông tin liên quan đến tòa án và danh sách các thẩm phán được cập nhật liên tục. Theo đó, công dân Mỹ có quyền tiếp cận các thủ tục tố tụng của tòa án và mọi thông tin pháp lý sẽ được công khai trên internet. Cũng giống như Anh, Mỹ tập trung minh bạch bên ngoài là công cụ để kéo gần khoảng cách giữa người dân và Tòa án. 2.2.3. Đánh giá Sự độc lập của ngành tòa án là một yếu tố đảm bảo cho chất lượng của hệ thống pháp luật nước Mỹ. Là một nhánh quyền lực, ngành tư pháp hoạt động ngoài sự kiểm soát của ngành hành pháp và lập pháp, giải quyết các vụ án một cách công bằng, không bị tác động bởi ý kiến của bên ngoài. Hoa Kỳ được coi là đất nước nước điển hình có mô hình tố tụng với sự minh bạch rõ ràng nhất. Sự minh bạch đầu tiên thể hiện trong sự linh hoạt trong việc ban hành và áp dụng pháp luật tại Mỹ, chỉ cần không mâu thuẫn với luật liên bang, các tiểu bang của Mỹ có thể tự do lựa chọn luật và hệ thống tòa án đáp ứng các điều kiện của tiểu bang mà không phải duy trì giống như tòa án liên bang hoặc các tiểu bang khác. Kế thừa và phát huy từ những tinh hoa trong nền từ pháp của Anh, mô hình tố tụng tranh tụng được Mỹ áp dụng một cách năng động hơn. Khác với Anh như là một nghĩa vụ, tiết lộ thông tin ở Mỹ quy định được coi là quyền của của bên gỡ tội nhằm giảm mức độ chênh lệch giữa quyền lực công tố và bên bào chữa, một cuộc tranh luận tự do, cởi mở và công bằng giữa hai bên được diễn ra và sự thật sẽ được hé lộ. Tính minh bạch nội bộ của thủ tục tố tụng hình sự ở Mỹ đã trở thành một yếu tố quan trọng cho sự công bằng. Bên cạnh đó, minh bạch bên ngoài cũng được Mỹ quan tâm khi trở thành quốc gia có mạng lưới pháp lý điện tử hiện đại đầu tiên trên thế giới - công cụ giúp công dân Mỹ gần hơn với công lý. 2.3. Minh bạch trong xét xử vụ án hình sự trong pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc 2.3.1. Những quy định pháp luật trong luật tố tụng hình sự Trung Quốc Bộ luật Tố tụng hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được ban hành năm 1979, có hiệu lực ngày 01/01/1980. Lần đầu tiên, BLTTHS Trung Quốc ra đời, hệ thống tố tụng hình sự của Trung Quốc cơ bản được xác định một cách có hệ thống, mở ra cánh cổng mới cho quá trình hợp pháp hóa thủ tục tố tụng hình sự ở Trung Quốc đương đại. Qua ba lần sửa đổi lớn năm 1996, năm 2012 và năm 2018, tất cả đều nhấn mạnh đến bình đẳng trong việc trừng trị tội phạm cũng như bảo đảm quyền con người, bảo vệ công lý, cho đến nay, hệ thống tố tụng hình sự của Trung Quốc đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cũng cho thấy sự quan tâm đến tính công khai, minh bạch tư pháp của các nhà làm luật ở Trung Quốc. Biểu hiện đầu tiên là tại các nguyên tắc cơ bản của BLTTHS Trung Quốc quy định từ Điều 3 đến Điều 18, những nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó được coi là “xương sống” của N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 25 tố tụng hình sự. Đơn cử như Điều 11 BLTTHS Trung Quốc năm 1979 sửa đổi, bổ sung 2018 quy định: “Tòa án nhân dân khi xét xử vụ án, trừ khi Luật này có quy định khác, đều phải xét xử công khai. Bị cáo có quyền được bào chữa; Toà án nhân dân có nghĩa vụ đảm bảo cho bị cáo được bào chữa”. Nguyên tắc này bảo đảm cho các hoạt động xét xử của tòa án phải được công khai cho công chúng từ hình thức đến nội dung, để các hoạt động xét xử được công chúng giám sát rộng rãi giúp hoạt động xét xử công bằng, khách quan. Bên cạnh đó một số nguyên tắc quan trọng khác là căn cứ đảm bảo cho minh bạch trong xét xử vụ án hình sự như: nguyên tắc Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thực hiện độc lập chức năng và quyền hạn của mình theo pháp luật (Điều 5); Nguyên tắc dựa vào quần chúng (Điều 6); Nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật (Điều 7); Nguyên tắc bảo vệ quyền tranh tụng của người tham gia tố tụng (Điều 14),... [11]. Minh bạch xét xử vụ án hình sự trong pháp luật TTHS Trung Quốc không chỉ được thể hiện ở các nguyên tắc chung mà còn ở các quy định cụ thể trong BLTTHS: i) Chuẩn bị xét xử Luật tố tụng hình sự Trung Quốc sửa đổi, bổ sung 2018 đã ban hành nhiều quy định tiến bộ hơn trong việc nâng cao vai trò, vị thế của luật sư. Theo đó, điều 34 bộ luật này cho phép luật sư được tham gia với tư cách bào chữa cho bị can sớm hơn so với quy định cũ “nghi can có quyền ủy thác cho một người bào chữa kể từ ngày thẩm vấn đầu tiên của cơ quan điều tra” và “ khi điều tra nghi can lần đầu tiên hoặc thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với nghi can, cơ quan điều tra sẽ thông báo cho nghi can rằng anh ta có quyền ủy thác cho một người bảo vệ”. Bên cạnh đó, BLTTHS Trung Quốc đã tăng một loạt quyền cho luật sư khi dành hẳn chương IV và quy định một cách rõ ràng, chặt chẽ về hoạt động bào chữa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Sự minh bạch trong pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc còn được thể hiện trong những quy định liên quan đến nhân chứng. Nhân chứng trong các vụ án hình sự được yêu cầu phải đưa ra tòa án và lời khai của nhân chứng cũng được xem là bằng chứng vì vậy để đảm bảo tính minh bạch và khách quan trong việc nộp bằng chứng, hoạt động kiểm tra chéo và xác minh bởi công tố viên, nạn nhân, bị cáo tại tòa được ra đời và quy định tại Điều 61 Bộ luật này. Sau khi nhận được bản cáo trạng cùng hồ sơ và các tài liệu, chứng cứ liên quan từ viện kiểm sát, nếu xét thấy các hành vi phạm tội do Viện Kiểm sát truy tố nêu trong bản cáo trạng là rõ ràng thì phải ra quyết định mở phiên toà xét xử. Điều 187 BLTTHS Trung Quốc quy định về việc thẩm phán có thể làm việc với Kiểm sát viên, đương sự và người bào chữa, người đại diện tố tụng để tìm hiểu tình hình và lấy ý kiến về những vấn đề có liên quan đến công tác xét xử như vấn đề người tiến hành tố tụng phải từ chối hoặc bị thay đổi tiến hành tố tụng, danh sách người làm chứng tại phiên toà, vấn đề loại trừ chứng cứ không hợp pháp, ... trước khi mở phiên toà. Sau khi xác định được thời gian mở phiên toà, Toà án phải thông báo thời gian, địa điểm tổ chức phiên toà cho Viện Kiểm sát, triệu tập các đương sự tới phiên toà, thông báo cho người bào chữa, người đại diện tố tụng, người làm chứng, người giám định và người phiên dịch, thông báo triệu tập và thông báo thời gian, địa điểm tổ chức phiên toà phải được tống đạt chậm nhất 03 ngày trước khi phiên toà diễn ra. Đối với những vụ án xét xử công khai, 03 ngày trước khi phiên toà diễn ra, tên vụ án, họ tên bị cáo, thời gian và địa điểm tổ chức phiên toà phải được công bố rộng rãi. Tất cả những hoạt động nêu trên đều phải được ghi vào biên bản có chữ ký của thẩm phán và thư ký. [11, Điều 187]. Những quy định trên là sự thể hiện nỗ lực để tăng mức độ minh bạch ngay từ giai đoạn đầu tiên trong chuỗi hoạt động của Tòa án ở Trung Quốc cũng như nhấn mạnh sự quan trọng của giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án bởi nó là cơ sở cho việc định hướng xét xử vụ án, là tiền đề cho một phán quyết khách quan, toàn diện. ii) Bắt đầu phiên tòa và tranh tụng tại phiên tòa Phiên tòa tại Trung Quốc được bắt đầu khi Thẩm phán làm các thủ tục ban đầu như xác định xem các bên đương sự có tới tham dự phiên tòa hay không, sau đó tuyên bố tên vụ án; tuyên bố danh sách các thành viên của Hội N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 26 đồng xét xử, thư ký Tòa, Kiểm sát viên, người bào chữa, người đại diện tố tụng, người giám định và người phiên dịch; thông báo quyền của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, Công tố viên đọc to bản cáo trạng. Bị cáo và người bị hại có thể trình bày ý kiến về những tội danh bị truy tố trong bản cáo trạng, Kiểm sát viên có thể thẩm vấn bị cáo. Người bị hại, nguyên đơn dân sự và người bào chữa, người đại diện tố tụng có thể đặt câu hỏi đối với bị cáo khi được chủ tọa phiên tòa cho phép. Thẩm phán có thể xét hỏi bị cáo [11, Điều 191]. Một cuộc tranh tụng tại phòng xử án sau đó sẽ được diễn. Các bên sẽ được trình bày ý kiến, lập luận của mình để làm rõ những tình tiết, chứng cứ ra nhằm đi tìm sự thật khách quan của vụ án. Toàn bộ sẽ thư ký tòa án được ghi lại bằng biên bản. Điều 188 BLTTHS Trung Quốc quy định các phiên tòa sẽ được tiến hành công khai, trừ khi Luật này có quy định khác và nếu không được xét xử công khai thì phải tuyên bố trước Toà lý do không xử công khai, quy định này có ý nghĩa rất quan trọng thể hiện đầy đủ tinh thần Hiến pháp Trung Quốc tại Điều 125: "Trừ những trường hợp đặc biệt theo luật định, tòa án nhân dân sẽ tiến hành xét xử công khai” đánh dấu một bước quan trọng hướng tới một hệ thống tư pháp hình sự công bằng, minh bạch và hiệu quả hơn ở Trung Quốc. iii) Tuyên án Sau khi bị cáo nói lời sau cùng, Chủ toạ phiên toà tuyên bố phiên toà tạm nghỉ, hội đồng xét xử tiến hành nghị án và lần lượt đưa ra các quyết định sau đây: 1) Sự thật vụ án đã rõ ràng, chứng cứ chính xác, đầy đủ, đủ căn cứ pháp luật để nhận định bị cáo có tội, thì phải tuyên bị cáo có tội; 2) Có căn cứ pháp luật để nhận định bị cáo không có tội, thì phải tuyên bị cáo không có tội; 3) Chứng cứ không đủ nên không thể nhận định bị cáo có tội, thì phải tuyên bị cáo không có tội do chứng cứ không đủ để kết tội bị cáo [11, Điều 200]. Điều 202 BLTTHS Trung Quốc 1979 cũng quy định rõ ràng về việc tuyên án phải tiến hành công khai tại Tòa án và được tống đạt cho các bên theo quy định pháp luật [11]. Theo đó, toàn bộ hoạt động xét xử của Tòa án phải được Thư ký ghi chép vào biên bản phiên tòa và được đọc cho các bên nghe. Có thể hiểu, quy định về việc tuyên án công khai này nhằm đảm bảo phán quyết của Tòa án phải được công khai để từ đó giúp nhân dân giám sát và kiểm tra tính khách quan, minh bạch của phán quyết, qua đó cũng giáo dục ý thức, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân 2.3.2. Thực tiễn thi hành luật tố tụng hình sự Trung Quốc về minh bạch trong xét xử vụ án hình sự Trước đây, Trung Quốc đi theo mô hình tố tụng thẩm vấn điển hình và cũng đối mặt với nhiều áp lực trong minh bạch tư pháp hình sự. Bởi có một thực tế không thể phủ nhận rằng, một mô hình tố tụng với hoạt động xét xử tập trung vào hồ sơ vụ án được lập từ giai đoạn điều tra và là nơi chứa đựng chứng cứ xác định tội phạm, cơ quan tiến hành tố tụng là chủ thể đóng vai trò chính trong toàn bộ quá trình tố tụng và chi phối toàn bộ mô hình tố tụng, vai trò của người bào chữa không được coi trọng và quyền của bị cáo bị hạn chế, thì dần dần phiên tòa sẽ trở thành chỉ là một quá trình xem xét và khẳng định hồ sơ vụ án, ý nghĩa của tố tụng hình sự sẽ dần mất đi, tạo tiền đề cho sự lạm dụng quyền lực nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân. Một cuộc cải cách tư pháp đã ra đời nhằm hạn chế quyền lực của viện kiểm sát và tăng cường vai trò bào chữa của luật sư cũng như quyền cho bị cáo. Kể từ năm 2009, các tòa án ở Trung Quốc đã tích cực khám phá những cách thức mới để thúc đẩy sự minh bạch tư pháp. Trong lần cải cách tư pháp mới nhất của Trung Quốc đã cam kết xây dựng một nền tư pháp cởi mở, năng động, minh bạch và thuận tiện. Thúc đẩy minh bạch nội bộ là bước đi đầu tiên mà Trung Quốc hướng tới trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền. Cải cách về minh bạch bên trong tư pháp hình sự Trung Quốc dựa trên trên Hiến pháp, luật tố tụng hình sự và Luật Tòa án nhân dân. Đấy là lý do mà Bộ luật tố tụng hình sự được sửa đổi theo hướng tăng quyền cho người bào chữa cũng như bị can. Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử hoạt động tranh tụng công khai trên tòa được đề cao hơn. Để cải thiện hơn nữa hệ thống công bố tư pháp, xét xử công khai và giám sát dư luận, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành “Sáu quy định về công N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 27 khai tư pháp của Tòa án nhân dân tối cao (最高人民法院关于司法公开的六项规定 (全文)” và “Các quy định của Tòa án nhân dân tối cao về việc tiết lộ thông tin về quá trình xét xử của Tòa án nhân dân thông qua Internet” nhằm bảo đảm quyền của người dân được biết về công việc của tòa án cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng. Các điều khoản này yêu cầu tòa án nhân dân các cấp công khai cho các bên tham gia tố tụng và công chúng về công tác nộp đơn, thông tin về xét xử, tài liệu xét xử, tiến độ của vụ án, thông tin quá trình xét xử của tòa án, dữ liệu thống kê và kết quả nghiên cứu quan trọng khác... Bên cạnh đó, cải cách quy trình tuyển chọn hội thẩm nhân dân cũng được chú ý. Trung quốc đã tập trung cải thiện cơ chế tham gia của hội thẩm nhân dân, tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên thông qua Internet và thúc đẩy các biện pháp khác để phát huy tốt hơn vai trò của hội thẩm nhân dân [12]. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn bởi hội thẩm nhân dân là đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác nhau; hội thẩm nhân dân có thể phản ánh một cách khách quan suy nghĩ, tâm tư của công chúng đồng thời giúp tăng tính thuyết phục phán quyết của Tòa án bởi đây không phải là sự áp đặt của nhà nước mà còn là sự nhìn nhận của xã hội, của đại diện cho số đông người dân trong xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, Tòa án Trung Quốc đã tận dụng triệt để Internet và các công nghệ thông tin hiện đại, lấy việc xây dựng “tòa án thông minh” và “tòa án điện tử” làm cơ hội để thúc đẩy minh bạch tư pháp bằng cách liên tục mở rộng các kênh và nhiều cách thức khác nhau để công chúng có được thông tin tư pháp như phát triển trang web riêng của Tòa án và trang mạng xã hội như Weibo, WeChat của tòa án để đăng tải các thông tin hoạt động của tòa án, xuất bản các ấn phẩm, tạp chí của Tòa án nhân dân,... Cách thức tiếp cận này phù hợp với thực tiễn và là xu hướng phát triển của phương tiện truyền thông mới từ đó tăng tác giữa người dân và tòa án, thúc đẩy sự giám sát của xã hội, xây dựng một môi trường tư pháp minh bạch và cởi mở hơn. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn ban hành “Một số quy định đối với các tòa án nhân dân chấp nhận sự giám sát của các phương tiện truyền thông” nhằm thiết lập một cơ chế truyền thông cố định giữa tòa án và các cơ quan truyền thông, bảo vệ quyền được biết, tham gia, bày tỏ và giám sát của các phương tiện truyền thông. Dựa trên công nghệ kỹ thuật số, tòa án nhân dân đã tiến hành mã hóa, số hóa các tài liệu trong quá trình xét xử và thiết lập các tệp điện tử, video và các tài liệu kỹ thuật số khác để công khai, kịp thời và thuận tiện cho các bên liên quan và xã hội. Trung Quốc cũng đã cho ra đời Trung tâm nghiên cứu chỉ số pháp luật quốc gia thuộc Viện luật Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc chuyên nghiên cứu và phát triển chỉ số luật pháp, trong đó đã thực hiện đánh giá sự cởi mở tư pháp của các Tòa án ở Trung Quốc và xây dựng thành công chỉ số minh bạch tư pháp. Việc nghiên cứu chỉ số minh bạch tư pháp giống như một chất xúc tác, giúp thúc đẩy tòa án cải thiện minh bạch tư pháp, hỗ trợ hiệu quả việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 2.3.3. Đánh giá Nhận thực được những hạn chế trong mô hình tố tụng của mình, Trung Quốc đã có những chiến lược rõ ràng nhằm thay đổi minh bạch tư pháp bên trong lẫn bên ngoài. Mặc dù vẫn đi theo mô hình tố tụng thẩm vấn nhưng Trung Quốc đang dùng nhiều cách thức, từng bước cân bằng quyền lực giữa hai bên truy tố lẫn bên gỡ tội để phù hợp với mô hình tố tụng mà Trung Quốc đang theo đuổi. Hiểu được minh bạch hóa là một trong những phương thức để đạt được mục tiêu đó cũng như lấy lại niềm tin của công chúng vào công lý, sửa đổi, bổ sung luật tố tụng hình sự cũng như ban hành một loạt các quy định nhằm củng cố quyền lợi cho bị cáo và người bào chữa; thúc đẩy công khai các thông tin về quá trình xét xử, hồ sơ vụ án điện tử trên internet; cải thiện hơn nữa phạm vi công khai các thông tin về tòa án và nỗ lực công bố thông tin một cách kịp thời, toàn diện là những chiến lược chính được Trung Quốc đặt ra nhằm tăng minh bạch tư pháp nói chung và minh bạch trong xét xử vụ án hình sự nói riêng. Nghiên cứu về minh bạch tư pháp trong lĩnh vực hình sự ở ba quốc gia: Anh, Hoa kỳ, Trung N.N. Chi, N.N. Mai / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 3 (2020) 16-28 28 quốc có thể sẽ rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình cải cách tư pháp hướng tới công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử hình sự. Lời cảm ơn Bài viết này phản ánh kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội về “Cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án Việt Nam”. Mã số: QG.19.55. Tài liệu tham khảo [1] Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Link tham khảo: van-ban/van-ban-cua-dang/nghi-quyet-so-48- nqtw-ngay-2452005-cua-bo-chinh-tri-ve-chien- luoc-xay-dung-va-hoan-thien-he-thong-phap-luat- viet-nam-den-273 (truy cập lần cuối: 24/6/2020). [2] Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị năm 2005, Link tham khảo: so-49-nqtw-ngay-02-thang-06-nam-2005-cua-bo- chinh-tri-ve-chien-luoc-cai-cach-tu-phap-den- nam-2020-d563.html (truy cập lần cuối: 24/6/2020). [3] Phạm Thị Hồng Đào, Quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013, Link tham khảo: https://moj.gov.vn/qt/cacchuyenmuc/ctv/news/Pag es/tin-hoat-dong.aspx?ItemId=152 (ngày đăng: 28/7/2016, truy cập lần cuối: 03/8/2020). [4] Võ Khánh Vinh, Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở Việt Nam , Tạp chí Tòa án (điện tử): https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ve- quyen-tu-phap-va-che-do-tu-phap-o-nuoc-ta (truy cập lần cuối: 31/7/2020). [5] Liên Hợp quốc (2011), Hướng dẫn tăng cường năng lực và liêm chính tư pháp, New York. Link bản tiếng Việt: https://www.unodc.org/documents/southeastasiaa ndpacific/2014/04/judicial-vietnam/UNODC_- _Judicial_Integrtiy_Vietnamese.pdf (truy cập lần cuối: 02/7/2020). [6] Nguyễn Quốc Hoàn (2014), Giáo trình luật so sánh, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội. [7] Disclosure Manual (2018), page 4, Link https://www.cps.gov.uk/sites/default/files/docume nts/legal_guidance/Disclosure%20Manual_0.pdf (02/7/2020). [8] Website: https://www.gov.uk/government/publications/201 0-to-2015-government-policy-justice-system- transparency/2010-to-2015-government-policy- justice-system-transparency (updated 8 May 2015). [9] Tian He (2013), Comparative Study on the Judicial Transparency, Beijing: Social Sciences Academic Press. [10] The U.S. Bankruptcy Court, District of Minnesota, What is the difference between PACER and CM/ECF?, Link: https://www.mnb.uscourts.gov/content/what- difference-between-pacer-and-cmecf (22/7/2020). [11] Toà án nhân dân tối cao nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, BLTTHS Trung Quốc 1979 (sửa đổi, bổ sung 2018), người dịch: Nguyễn Vĩnh Long, Nguyễn Xuân Hà, Lê Tiến, Thông tin khoa học kiểm sát - Viện khoa học kiểm sát, Số 3-4/2007. [12] Website: (22/7/2020).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfminh_bach_tu_phap_trong_linh_vuc_hinh_su_o_mot_so_quoc_gia_t.pdf
Tài liệu liên quan