Các vụ việc xâm hại trẻ em cho thấy,
nhiều vụ đã xuất phát từ chính những người
sống cùng một cộng đồng dân cư với các
em. Đó là một cộng đồng không an toàn với
trẻ. Cần thiết phải có các hình thức tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục ý thức bảo vệ trẻ
em đến tất cả cộng đồng dân cư; xây dựng
tinh thần phát giác, đấu tranh và ý thức bảo
vệ trẻ em mọi lúc, mọi nơi của mọi người
dân trong cộng đồng để trẻ được an toàn khi
sống, tiếp xúc với những con người trong
môi trường hàng ngày của các em.
Bên cạnh mục tiêu giảm tối đa khả
năng trẻ bị xâm hại thì việc phục hồi lại cuộc
sống, hướng đến sự phát triển bình thường
và đưa các em tái hòa nhập cộng đồng là
mục tiêu quan trọng của các chương trình
hoạt động vì trẻ em. Việc chung tay bảo vệ
các em là nạn nhân hay là chủ thể vi phạm
pháp luật chỉ thực sự có giá trị khi các em
được hòa nhập cộng đồng như những trẻ
em bình thường khác. Do đó, cộng đồng
cần tránh mọi kỳ thị, phân biệt đối xử, bình
phẩm, xa lánh làm tổn thương các em; tạo
điều kiện tối đa cho các em được tham gia
các hoạt động cộng đồng, giúp các em lấy
lại tự tin và vượt qua được hoàn cảnh đặc
biệt trước đó.
Trẻ em luôn luôn là đối tượng cần phải
được quan tâm và ưu tiên bảo vệ nhất trong
xã hội. Đem đến một môi trường an toàn
một cách toàn diện là cách tốt nhất để bảo
vệ các em
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo vệ trẻ em bằng pháp luật và sự chung tay của nhiều chủ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Trẻ em luôn luôn là đối tượng cần phải được quan tâm và ưu tiên bảo
vệ nhất trong xã hội. Đem đến một môi trường an toàn là cách tốt nhất
để bảo vệ các em. Để có một môi trường an toàn thì hệ thống pháp luật
là điều kiện tiên quyết, bên cạnh đó là sự chung tay của các cơ quan
hành pháp, tư pháp, của hệ thống hỗ trợ - bảo vệ trẻ em cũng như những
người làm việc trong đó. Đồng thời, không thể thiếu vai trò của gia
đình, nhà trường, cộng đồng..
Vũ Thị Phượng*
Abstract:
Children are always the object needing to be given priorities and
protection in society. Safety environment is the best way to protect
your children. In order to have a safety environment, the legal
provision system plays a crucial role, in addition to the synergies
of the executive entity, judicial entity and the children support and
protection systems. Also, it is required the active roles of the family,
schools and community.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: bảo vệ trẻ em, môi trường
an toàn, hệ thống hỗ trợ - bảo vệ trẻ
em
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 25/09/2017
Biên tập: 05/10/2017
Duyệt bài: 10/10/2017
Article Infomation:
Keywords: children protection,
safety environment, support and
protection system for children
Article History:
Received: 25 Sep. 2017
Edited: 05 Oct. 2017
Appproved: 10 Oct. 2017
* ThS, NCS, Khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn.
BẢO VỆ TRẺ EM BẰNG PHÁP LUẬT
VÀ SỰ CHUNG TAY CỦA NHIỀU CHỦ THỂ
Theo báo cáo của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, mỗi năm trung bình
cả nước có hơn 1.200 trẻ em bị xâm hại tình
dục (chiếm hơn 60% số vụ xâm hại trẻ em
- trong đó có những vụ bạo hành thể chất,
tinh thần khác đối với các em). Đáng báo
động hơn là hầu hết các vụ việc đó lại do
những người thân thiết, quen biết của đứa
trẻ gây ra. Họ đã lợi dụng sự tin tưởng của
phụ huynh và đặc biệt là sự non nớt cả về thể
chất và tinh thần của đứa trẻ để làm những
việc phi nhân tính, gây ra những ảnh hưởng
vô cùng khủng khiếp đối với các em. Hàng
năm, các vụ việc bị phát hiện, xử lý đã phần
nào đem lại sự công bằng, giảm bớt những
tổn thương cho các em và ổn định cho xã
hội. Tuy nhiên, làm thế nào để những tổn
thương đó không xảy ra với các em mới thực
sự là điều tốt nhất.
1. Trẻ em được bảo vệ bằng pháp luật
Trẻ em là người chưa phát triển đầy
đủ về thể chất, tinh thần nhưng không phải
là người không biết cảm nhận được về sự
an toàn hay nguy hiểm. Do đó, khi trẻ được
sống trong một môi trường được bảo vệ, trẻ
sẽ được tự do phát triển lành mạnh, tự do học
tập, vui chơi mà không phải đề phòng hay sợ
hãi trước những mối nguy hiểm luôn rình
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 20(348) T10/2017
rập, ập đến bất kỳ lúc nào và đương nhiên,
trẻ sẽ có cơ hội phát triển hết khả năng, tài
năng, trí lực và tình cảm trong sáng để đến
với xã hội với những phẩm chất tốt đẹp.
Pháp luật với tính bắt buộc chung có
khả năng tác động đến tất cả các đối tượng
điều chỉnh, với sức mạnh như những thước
đo giá trị của cách hành xử nên pháp luật là
một yếu tố quan trọng trong số các yếu tố
có khả năng bảo vệ trẻ em. Một quốc gia,
khi xây dựng cho mình một hệ thống pháp
luật riêng thì pháp luật đó phải có tính tương
thích với pháp luật quốc tế mà quốc gia đó
là thành viên. Do đó, môi trường bảo vệ trẻ
em hiệu quả nhất là môi trường đặt trong sự
bảo vệ của pháp luật quốc tế và pháp luật
quốc gia.
1.1 Trẻ em được bảo vệ bằng pháp
luật quốc tế
Việt Nam đã tham gia và nội luật hóa
nhiều quy định từ các văn bản pháp luật
quốc tế về quyền trẻ em. Trước hết là Tuyên
ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948.
Tuyên ngôn “đòi hỏi sự tôn trọng nhân phẩm
của con người, quyền tự do của mỗi người
đồng thời đòi hỏi cả những nỗ lực liên tục
ở mọi cấp độ để có thể hiện thực hóa việc
hưởng các quyền con người trên phạm vi
toàn cầu”1, và trẻ em phải được hưởng lợi từ
tất cả những bảo đảm quyền con người dành
cho người lớn
Tiếp theo là Công ước quốc tế về
Quyền trẻ em năm 1989, Việt Nam phê
chuẩn năm 1990, quy định trực tiếp các
nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em như: nguyên
tắc không phân biệt đối xử, bình đẳng về cơ
hội, nguyên tắc lợi ích tốt nhất cho trẻ em và
nguyên tắc quyền được sống, tồn tại và phát
triển. Bên cạnh đó, Công ước đã quy định
rất nhiều quyền cơ bản của trẻ em buộc các
quốc gia thành viên phải tôn trọng.
Một số công ước khác mà Việt Nam
tham gia cũng khẳng định trẻ em là một đối
tượng được bảo vệ như Công ước quốc tế
về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966,
nêu rõ “Các trẻ em phải được gia đình, xã
hội và quốc gia bảo hộ” (Điều 24); Công ước
quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn
hóa năm 1966 quy định “Thanh thiếu niên
phải được bảo vệ chống mọi hình thức bóc
lột về kinh tế và xã hội” (Điều 10); Quy tắc
chuẩn tối thiểu của Liên hiệp quốc về việc
áp dụng pháp luật với người chưa thành niên
năm 1985 (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh) đã
khẳng định “Áp dụng tư pháp đối với người
chưa thành niên cần chú trọng đến phúc lợi
của người chưa thành niên và phải bảo đảm
rằng, bất cứ việc xét xử nào đối với người
chưa thành niên phạm tội phải luôn xem
xét hoàn cảnh của người phạm tội cũng như
hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội” (Mục
5 Phần 1 - Những quy định chung).
1.2 Trẻ em được bảo vệ bằng pháp
luật trong nước
Cùng với việc từng bước nội luật hóa
các quy định của các văn bản pháp luật quốc
tế, Việt Nam đã sớm xây dựng và từng bước
hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em.
Văn bản pháp lý trực tiếp quy định về
bảo vệ trẻ em là Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em ngày 14/11/1979.
Pháp lệnh này được nâng lên thành Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991
(được sửa đổi bổ sung năm 2004). Sau một
thời gian thực hiện, nhằm đáp ứng yêu cầu
bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, tại kỳ họp
thứ 11, ngày 5/4/2016, Quốc hội khóa XIII
đã thông qua Luật Trẻ em. Luật Trẻ em năm
2016 đã mở rộng phạm vi trẻ em được bảo
vệ là trẻ em dưới 16 tuổi nói chung trong đó
bao gồm cả trẻ em có quốc tịch Việt Nam và
trẻ em là người nước ngoài cư trú trên lãnh
thổ Việt Nam. Luật cũng chỉ rõ 14 hành vi
vi phạm quyền trẻ em bị nghiêm cấm, như:
nghiêm cấm hành vi tước đoạt quyền sống
của trẻ em; nghiêm cấm hành vi bỏ rơi, bỏ
mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm
đoạt trẻ em; xâm hại tình dục, bạo lực, lạm
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 20(348) T10/2017
dụng, bóc lột trẻ em... (Điều 10). Luật Trẻ
em không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục các em mà các vấn đề khác
như bổn phận của các em, sự tham gia của
các em về các vấn đề trẻ em, các cấp độ bảo
vệ, chăm sóc thay thế cho trẻ, trách nhiệm
thực hiện quyền trẻ em cũng được quy
định khá cụ thể và toàn diện.
Ngoài ra, một số văn bản luật khác
cũng điều chỉnh những đến vấn đề bảo vệ
trẻ em trong từng lĩnh vực cụ thể.
Bộ luật Dân sự năm 2015 điều chỉnh
các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền được
khai sinh, quyền được có họ, tên, quyền xác
định lại dân tộc của trẻ em (từ Điều 26 đến
Điều 30). Bên cạnh trường hợp trẻ em xác
định được cha, mẹ thì Bộ luật cũng quy định
đối với trường hợp trẻ bị bỏ rơi, chưa xác
định được cha, mẹ để bảo vệ quyền nhân
thân đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt
(Điều 26, Điều 30). Ngoài ra, để bảo đảm cơ
sở pháp lý cho việc bảo vệ trẻ em trong quan
hệ pháp luật dân sự, trong hoạt động tố tụng
dân sự, Bộ luật cũng xác định năng lực hành
vi dân sự đối với người chưa thành niên,
năng lực hành vi dân sự của trẻ em trong
một số giao dịch dân sự mà các em được tự
mình tham gia... (Điều 21).
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015,
bằng quy định về quyền khởi kiện xác định
cha, mẹ cho con là người chưa thành niên
của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình,
cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên
hiệp Phụ nữ, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc
xác định cha, mẹ của trẻ em trong trường
hợp các em bị thất lạc cha mẹ hoặc bị cha,
mẹ chối bỏ (Điều 187). Bên cạnh đó, để bảo
vệ quyền lợi của trẻ em chưa thành niên, Bộ
luật còn quy định về trường hợp người từ
đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được tham gia
tố tụng thông qua người đại diện; đối với
tranh chấp phát sinh từ giao dịch bằng tài
sản riêng mà trẻ đã xác lập hoặc tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng lao động mà trẻ tham
gia, trẻ được tự mình khởi kiện để bảo vệ
quyền lợi (khoản 6 Điều 69). Ngoài ra, để
bảo vệ trẻ em trong hôn nhân và gia đình, Bộ
luật còn bao hàm quy định bắt buộc phải xác
định nguyên nhân phát sinh tranh chấp đối
với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến
người chưa thành niên (khoản 3 Điều 208).
Bộ luật Lao động năm 2012 dành riêng
một số quy định về lao động chưa thành niên
như: cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào
làm việc, trừ một số nghề và công việc do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy
định (Điều 120); cấm sử dụng người lao
động chưa thành niên làm những công việc
nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với
các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế
ban hành (Điều 121). Các quy định này đã
góp phần phòng ngừa các trường hợp bóc lột
sức lao động trẻ em, buộc người sử dụng lao
động sử dụng phải tôn trọng và đảm bảo các
quyền lợi của trẻ em.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình nhằm hướng tới xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc, bền vững; bảo vệ tốt hơn các
quyền con người, quyền công dân, đặc biệt
là quyền của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực
hôn nhân và gia đình (Chương V - Quan hệ
giữa cha, mẹ và con). Luật cũng chú ý bảo
vệ quyền của trẻ em trong những vụ việc
giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết
hôn trái pháp luật và trong trường hợp nam,
nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn thì quyền, nghĩa vụ
của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy
định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con
khi ly hôn (Điều 12 và Điều 14). Bên cạnh
đó, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ
em, Luật còn ghi nhận nguyên tắc giao con
dưới 36 tháng tuổi cho mẹ trực tiếp nuôi
dưỡng, trẻ em từ đủ 7 tuổi có quyền được
bày tỏ ý kiến mong muốn được sống chung
với cha hoặc mẹ trong trường hợp cha mẹ ly
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 20(348) T10/2017
hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con
(Điều 81).
Bộ luật Hình sự (BLHS) - một văn bản
quan trọng trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của trẻ em - đã có những quy định
cụ thể bảo vệ trẻ em trên hai phương diện:
trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm và
trẻ em là chủ thể của tội phạm.
Trên phương diện trẻ em là đối tượng
tác động của tội phạm, BLHS năm 2015, sửa
đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) đã
thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta trong
xử lý các tội phạm với trẻ em theo hướng
tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cụ thể,
hành vi mua bán người dưới 16 tuổi có thể
bị xử lý với mức cao nhất là tù chung thân
(Điều 151); hành vi đánh tráo người dưới
01 tuổi (Điều 152) và hành vi chiếm đoạt
người dưới 16 tuổi (Điều 153 BLHS) đều
được xác định mức cao nhất là loại tội rất
nghiêm trọng; hành vi xâm hại tình dục trẻ
em, xâm hại đến danh dự nhân phẩm của trẻ
em bị xử lý theo các tội như tội “Hiếp dâm
người dưới 16 tuổi” (Điều 142), tội “Cưỡng
dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi” (Điều
144), tội “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi” (Điều 145), tội “Dâm
ô đối với người dưới 16 tuổi” (Điều 146),
tội “Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục
đích khiêu dâm” (Điều 147), tội “Mua dâm
người dưới 18 tuổi” (Điều 329). Đây là
nhóm hành vi gây ra những sang chấn tâm
lý tiêu cực mạnh mẽ và có thể ảnh hưởng
lâu dài đến cuộc sống của trẻ nên đa phần
được quy định là những tội phạm rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó,
BLHS năm 2015 đã có những quy định mới
thể hiện rõ hơn quan điểm bảo vệ quyền tự
do và an ninh cá nhân cho trẻ em. Trong đó,
đáng chú ý là các quy định như bổ sung hành
vi “vứt bỏ con mới đẻ” là dấu hiệu định tội
“Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ” (Điều 124),
bổ sung “thực hiện các hành vi quan hệ tình
dục khác” bên cạnh hành vi giao cấu trong
dấu hiệu định tội của các tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi (Điều 142), Tội giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều
145) và hành vi “Sử dụng người dưới 16 tuổi
vào mục đích khiêu dâm” (Điều 147)...
BLHS năm 2015 cũng đã quy định cụ
thể đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên
cơ sở kế thừa và sửa đổi, bổ sung chính sách
xử lý hình sự đối với nhóm trẻ em này trong
Chương XII - Những quy định đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội đã một lần nữa khẳng
định “xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải
bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18
tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục,
giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành
mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội”
(khoản 1 Điều 91). Bên cạnh việc quy định
mới theo hướng thu hẹp phạm vi chịu trách
nhiệm hình sự của các đối tượng phạm tội
này (khoản 2 Điều 12), BLHS năm 2015 còn
mở rộng hơn phạm vi miễn trách nhiệm hình
sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội so với
BLHS năm 1999 (Điều 91) và lần đầu tiên
ghi nhận các biện pháp giám sát, giáo dục
như khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo
dục tại xã phường, thị trấn đối với trường
hợp người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự (Điều 92)....
Thủ tục tố tụng đối với người chưa
thành niên phạm tội nói chung và trẻ em
phạm tội nói riêng được xem là một thủ tục
đặc biệt. Thủ tục này đã tối đa hóa các yêu
cầu để trẻ em không bị ảnh hưởng tâm lý và
đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ. Trên tinh
thần đó, Điều 415 Bộ luật Tố tụng hình sự
(TTHS) năm 2015 yêu cầu điều tra viên,
kiểm sát viên, thẩm phán tiến hành tố tụng
đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải có
những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa
học giáo dục cũng như về hoạt động đấu
tranh phòng, chống tội phạm của người chưa
thành niên và đây cũng là một trong những
trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 20(348) T10/2017
tham gia tố tụng; Điều 416 quy định: trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử bên cạnh
việc xác định được các đối tượng cần chứng
minh như các vụ án hình sự người đã thành
niên phạm tội thì các cơ quan tiến hành
tố tụng phải xác định thêm các đối tượng
chứng minh đặc thù của người dưới 18 tuổi
phạm tội nữa như mức độ nhận thức, điều
kiện sống và giáo dục, nguyên nhân, điều
kiện, hoàn cảnh phạm tội
Ngoài ra, Bộ luật TTHS năm 2015 đã
mở rộng đối tượng tiến hành tố tụng với tư
cách là Hội thẩm. Theo đó, thành phần Hội
đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội
thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh
niên hoặc là người có kinh nghiệm, hiểu biết
tâm lý người dưới 18 tuổi (khoản 1 Điều
423); trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo,
bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể
quyết định xét xử kín (khoản 2 Điều 423);
những người bắt buộc phải có mặt tham gia
phiên tòa để trợ giúp tốt nhất cho bị cáo là
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp những
người này vắng mặt mà không vì lý do bất
khả kháng hoặc không do trở ngại khách
quan, bao gồm: người đại diện của bị cáo,
đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo
học tập, sinh hoạt (khoản 3 Điều 423)
2. Bảo vệ trẻ em với sự chung tay của
nhiều chủ thể
Như đã nói, môi trường bảo vệ trẻ em
hiệu quả nhất là môi trường đặt trong sự bảo
vệ của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc
gia. Bên cạnh đó, sự chung tay của các cơ
quan tư pháp, của hệ thống hỗ trợ - bảo vệ
trẻ em cũng như những người làm việc trong
đó và các yếu tố gia đình, nhà trường, cộng
đồng là những yếu tố then chốt cùng tạo nên
một môi trường thực sự an toàn đối với trẻ
em.
2.1 Các cơ quan tư pháp
Với chức năng nhiệm vụ bảo vệ pháp
luật, các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa
án, cơ quan thi hành án - trong phạm vi quyền
hạn của mình - có trách nhiệm phát hiện và
xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm quyền
trẻ em trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật và
nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ. Đặc
biệt, các cơ quan này cần thực hiện nghiêm
các quy định về người bào chữa, người đại
diện, người bảo vệ quyền và lợi ích cho bị
hại, đương sự để đảm bảo các em được hỗ
trợ về pháp lý, tâm lý.
Xử lý các trường hợp vi phạm pháp
luật một cách công bằng vừa góp phần xoa
dịu những thiệt hại mà các em phải gánh chịu,
vừa có giá trị đấu tranh, phòng ngừa chung,
đặc biệt là tạo được niềm tin cho người dân.
Trẻ em - dù là chủ thể vi phạm pháp luật hay
là nạn nhân - cũng đều được bảo vệ an toàn
trên cơ sở các cơ quan tư pháp tôn trọng và
thực thi pháp luật hiệu quả. Khi các em là
nạn nhân, các em sẽ được các cơ quan tư
pháp trả lại sự công bằng thông qua việc xử
lý nghiêm những hành vi vi phạm đối với
các em. Khi các em là chủ thể vi phạm pháp
luật, các cơ quan tư pháp - với chức năng,
nhiệm vụ của mình, trước tiên sẽ bảo đảm
các quyền của các em được thực hiện, với
nghiệp vụ sẽ tìm ra chứng cứ chứng minh
đúng với mức độ vi phạm và những nguyên
nhân, điều kiện vi phạm pháp luật của các
em, từ đó áp dụng chế tài phù hợp và đúng
với mục đích xử lý nhằm cải tạo, giáo dục
các em.
2.2 Các tổ chức hỗ trợ - bảo vệ trẻ em
và các chuyên gia
Bảo vệ trẻ em không chỉ là việc cung
cấp cho các em các dịch vụ hỗ trợ và can
thiệp khi xảy ra việc vi phạm pháp luật, mà
còn là việc phòng ngừa khả năng trẻ em vi
phạm pháp luật hoặc khả năng các em trở
thành nạn nhân của các hành vi vi phạm
pháp luật. Có ba cấp độ phòng ngừa. Cấp độ
phòng ngừa thứ ba hướng đến việc tiếp cận
các em đã trở thành nạn nhân và các em đã
vi phạm pháp luật để phòng ngừa khả năng
các em bị xâm hại tiếp hoặc tái phạm. Cấp
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 20(348) T10/2017
độ phòng ngừa thứ hai hướng đến việc tiếp
cận các em có nguy cơ cao trở thành nạn
nhân hoặc vi phạm pháp luật để hạn chế khả
năng bị xâm hại cũng như khả năng vi phạm
pháp luật của các em. Cấp độ phòng ngừa
chính với cách tiếp cận phổ quát hướng đến
việc ngăn chặn trẻ em trở thành nạn nhân
hoặc trẻ em vi phạm pháp luật trước khi nó
xảy ra. Trên thế giới, các quốc gia đều tập
trung phát triển cấp độ phòng ngừa chính để
giảm tối đa thiệt hại đối với trẻ em, cho dù
các em là nạn nhân hay là chủ thể vi phạm
pháp luật1.
Thực hiện các biện pháp ở các cấp độ
phòng ngừa này, vai trò của các tổ chức hỗ
trợ - bảo vệ trẻ em và đặc biệt là các chuyên
gia, các nhà hoạt động xã hội liên quan đến
trẻ em là vô cùng quan trọng. Thông qua
các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng
cao nhận thức về quyền trẻ em cho chính
các em và cộng đồng, vận động và tạo cơ
hội cho trẻ em tham gia ý kiến, phản biện
các chủ trương, chương trình kế hoạch thực
hiện quyền trẻ em; có những biện pháp tham
vấn, trị liệu can thiệp, hỗ trợ kịp thời đối với
những trường hợp cụ thể, khu vực cụ thể...
góp phần ngăn chặn, phòng ngừa và trợ giúp
cho các em có hoàn cảnh đặc biệt. Với các
hoạt động của mình, các tổ chức bảo vệ - hỗ
trợ trẻ em và chuyên gia không chỉ thể hiện
tính nhân đạo mà còn là cầu nối trẻ em với
các chủ thể khác trong xã hội, giúp các em
ổn định tâm lý, tìm lại sự công bằng và bảo
vệ lợi ích tốt nhất cho các em.
2.3 Gia đình
Không nơi nào có thể bảo vệ quyền lợi
của trẻ em tốt bằng chính gia đình các em.
Tuy nhiên, đôi khi mối quan hệ giữa một đứa
trẻ và gia đình của mình lại có thể bị phá vỡ,
bị lệch lạc và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra bạo lực
1 Xem: “Bảo vệ quyền của trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự” (Protecting children’s rights in criminal juctice sys-
tems) - Cuốn sổ tay đào tạo và tham chiếu cho các chuyên gia và hoạch định chính sách, do UKaid và Penal Reform
International phát hành năm 2013, tr.27
gia đình. Do đó, để phòng ngừa sự xuất hiện
các yếu tố nguy cơ biến trẻ em thành nạn
nhân cũng như nguy cơ trẻ em vi phạm pháp
luật, cần có các biện pháp và chiến lược để
ngăn chặn, chống lại bạo lực gia đình.
Cha mẹ - bên cạnh việc duy trì nâng
cao đời sống kinh tế gia đình, đảm bảo đời
sống vật chất cho các con mình, duy trì nếp
sống đạo đức của gia đình - phải thể hiện
vai trò xã hội của mình một cách tốt nhất,
tránh các hành vi vi phạm pháp luật để trẻ
noi gương. Cha mẹ cần hướng dẫn cụ thể
cho con cái nhận thức về hành vi vi phạm
pháp luật, đồng thời hướng cho các em có
thái độ rõ ràng đối với các hành vi đó, từ đó
xây dựng cho trẻ khả năng tự nhận biết và
tự vệ.
Gia đình phải là nơi trẻ cảm nhận
được sự an toàn cao nhất. Để đảm bảo điều
đó, cha mẹ, các thành viên thành niên khác
trong gia đình cần gần gũi trẻ để nắm bắt
được sự thay đổi trong tâm lý cũng như phán
đoán được những nguy cơ mà trẻ có thể bị
xâm hại từ chính gia đình cũng như xã hội,
từ đó có biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ.
Các chương trình hướng dẫn nuôi dạy con
cái cho các bậc phụ huynh nên được tổ chức
thường xuyên để tăng cường sự tương tác
giữa cha mẹ với con cái và xây dựng các
chương trình thanh tra bất thường các ngôi
nhà có trẻ em còn rất nhỏ.
Đối với những trẻ em đã bị bạo lực gia
đình, cần đưa các em đến với các mô hình
“Ngôi nhà an toàn” để phòng ngừa khả năng
các em tiếp tục bị xâm hại và ngăn chặn việc
hình thành các nguy cơ dẫn đến các em trở
thành chủ thể vi phạm pháp luật.
2.4 Trường học
Các chương trình phòng ngừa dành
riêng cho trẻ em bao gồm chương trình liên
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 20(348) T10/2017
quan đến giáo dục và các hoạt động tích cực
là một cách phổ biến thực hiện việc ngăn
chặn hành vi chống đối xã hội. Hướng dẫn
Riyadh nhấn mạnh rằng, hệ thống giáo dục
đang là một biện pháp tốt nhất để giúp trẻ
em có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xã hội; các
chương trình hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em
chỉ thực sự tốt khi được thực hiện đồng thời
trong gia đình và nhà trường2.
Trường học trang bị cho các em những
kiến thức văn hóa, xã hội, các kỹ năng sống
để các em có thể nhận thức được cách hành
xử phù hợp với đạo đức và pháp luật. Bên
cạnh đó cần trang bị cho các em các kiến
thức về quyền và bổn phận của các em cũng
như các kỹ năng tự vệ, nhận biết các nguy cơ
có thể dẫn đến việc các em bị xâm hại và biết
cách xử lý nó. Để làm được điều đó, cần gắn
kết học sinh với giáo viên, giáo viên không
chỉ là người thầy mà còn là người bạn với
các em để các em tin tưởng, chia sẻ suy nghĩ
và tình cảm, qua đó giáo viên nắm bắt được
tâm lý cũng như có thể cùng các em tìm ra
cách giải quyết tốt nhất cho những vướng
mắc trong cuộc sống, ổn định tâm lý lứa tuổi
cho các em và xử lý những nguy cơ biến các
em trở thành nạn nhân cũng như định hướng
kịp thời những hành vi, suy nghĩ lệch chuẩn
của các em. Ngoài ra, nhà trường cũng cần
tạo mối quan hệ gắn kết với gia đình của các
em, xây dựng cho các em những mối quan
hệ bạn bè tốt trong lớp, trong trường, tránh
mọi hành vi kỳ thị, phân biệt và gây áp lực
đối với các em, để trẻ em thực sự cảm thấy
được an toàn từ trong suy nghĩ của mình.
2.5 Cộng đồng dân cư
Cộng đồng có thể giúp các em hình
thành nhân cách tốt nhưng cũng có thể là
tác nhân đưa đến những suy nghĩ, hành vi
tiêu cực cho các em. Chính vì vậy, cần xây
dựng các dịch vụ và các chương trình cộng
đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu, các vấn
2 Xem: “Bảo vệ quyền của trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự” tlđd, tr.46
đề, lợi ích và mối quan tâm đặc biệt của các
em và trong đó, riêng hoạt động tư vấn và
hướng dẫn cho trẻ em và gia đình của họ cần
được phát triển, hoặc củng cố tại chính cộng
đồng - nơi họ sinh sống, để kịp thời cung cấp
thông tin cũng như có những biện pháp hỗ
trợ, can thiệp.
Các vụ việc xâm hại trẻ em cho thấy,
nhiều vụ đã xuất phát từ chính những người
sống cùng một cộng đồng dân cư với các
em. Đó là một cộng đồng không an toàn với
trẻ. Cần thiết phải có các hình thức tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục ý thức bảo vệ trẻ
em đến tất cả cộng đồng dân cư; xây dựng
tinh thần phát giác, đấu tranh và ý thức bảo
vệ trẻ em mọi lúc, mọi nơi của mọi người
dân trong cộng đồng để trẻ được an toàn khi
sống, tiếp xúc với những con người trong
môi trường hàng ngày của các em.
Bên cạnh mục tiêu giảm tối đa khả
năng trẻ bị xâm hại thì việc phục hồi lại cuộc
sống, hướng đến sự phát triển bình thường
và đưa các em tái hòa nhập cộng đồng là
mục tiêu quan trọng của các chương trình
hoạt động vì trẻ em. Việc chung tay bảo vệ
các em là nạn nhân hay là chủ thể vi phạm
pháp luật chỉ thực sự có giá trị khi các em
được hòa nhập cộng đồng như những trẻ
em bình thường khác. Do đó, cộng đồng
cần tránh mọi kỳ thị, phân biệt đối xử, bình
phẩm, xa lánh làm tổn thương các em; tạo
điều kiện tối đa cho các em được tham gia
các hoạt động cộng đồng, giúp các em lấy
lại tự tin và vượt qua được hoàn cảnh đặc
biệt trước đó.
Trẻ em luôn luôn là đối tượng cần phải
được quan tâm và ưu tiên bảo vệ nhất trong
xã hội. Đem đến một môi trường an toàn
một cách toàn diện là cách tốt nhất để bảo
vệ các em
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 20(348) T10/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_ve_tre_em_bang_phap_luat_va_su_chung_tay_cua_nhieu_chu_t.pdf