TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục đích nghiên cứu: Động kinh là bệnh lý thần kinh mãn tính thường gặp. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy văn hóa, kiến thức, thái độ và nhận thức của người dân về động kinh ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá sự hiểu biết, kiến thức, quan niệm sai lệch, và thái độ đối với bệnh động kinh ở cộng đồng các quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp: 480 đối tượng được chọn ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn “mặt đối mặt” về bệnh động kinh.
Kết quả: có 91,2% đối tượng đã từng nghe nói về bệnh động kinh; 29,3% có quen biết người bệnh động kinh; 80,6% đã từng chứng kiến người bệnh lên cơn động kinh; 22,9% nghĩ rằng bệnh động kinh là do di truyền; 62,4% ủng hộ đặt vật cứng vào miệng đề ngăn người bệnh cắn lưỡi khi gặp họ lên cơn động kinh. Một phần ba ý kiến cho rằng người bệnh động kinh không nên lập gia đình và sinh con; 7,8% không cho phép con mình chơi với trẻ bệnh động kinh; 43,2% phản đối con kết hôn với người bệnh động kinh. Có 16,9% nghĩ rằng người bệnh động kinh không nên làm việc và 35,6% sẽ sa thải người bệnh động kinh nếu lên cơn khi đang làm việc mà không khai báo trước.
BỆNH ĐỘNG KINH "cực hot"
23 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bệnh động kinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH ĐỘNG KINH
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục đích nghiên cứu: Động kinh là bệnh lý thần kinh mãn tính
thường gặp. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy văn hóa, kiến thức, thái độ và
nhận thức của người dân về động kinh ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị. Mục đích
nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá sự hiểu biết, kiến thức, quan niệm sai lệch, và
thái độ đối với bệnh động kinh ở cộng đồng các quận trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh.
Phương pháp: 480 đối tượng được chọn ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn “mặt đối
mặt” về bệnh động kinh.
Kết quả: có 91,2% đối tượng đã từng nghe nói về bệnh động kinh; 29,3% có quen
biết người bệnh động kinh; 80,6% đã từng chứng kiến người bệnh lên cơn động kinh;
22,9% nghĩ rằng bệnh động kinh là do di truyền; 62,4% ủng hộ đặt vật cứng vào
miệng đề ngăn người bệnh cắn lưỡi khi gặp họ lên cơn động kinh. Một phần ba ý kiến
cho rằng người bệnh động kinh không nên lập gia đình và sinh con; 7,8% không cho
phép con mình chơi với trẻ bệnh động kinh; 43,2% phản đối con kết hôn với người
bệnh động kinh. Có 16,9% nghĩ rằng người bệnh động kinh không nên làm việc và
35,6% sẽ sa thải người bệnh động kinh nếu lên cơn khi đang làm việc mà không khai
báo trước.
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vẫn còn những thái độ hạn chế đối với
việc kết hôn, sinh con và việc làm của người bệnh động kinh. Thái độ trên xuất phát
từ sự thiếu hụt kiến thức về nguyên nhân và khả năng điều trị bệnh động kinh. Những
chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng cung cấp kiến thức về động kinh, cải thiện
tình trạng phân biệt đối xử và những quan niệm sai lệch về người bệnh động kinh là
rất cần thiết.
ABSTRACT
PUBLIC KNOWLEDGE AND ATTITUDES TOWARD EPILEPSY
IN CENTRAL DISTRICTS OF HO CHI MINH CITY
Le Ly Ha Lien, Tran Diep Tuan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of
No 1 - 2009: 172 - 179
Background and purpose: Epilepsy is one of the most common neurological
diseases worldwide. Many studies have shown that cultural and social awareness of,
attitudes toward, and knowledge about epilepsy can have an impact on the acceptance
of treatment. The aim of this study is to characterize the familiarity with, knowledge
of, misunderstandings, and attitudes toward epilepsy among the Ho Chi Minh central
districts population.
Methods: four hundred and eighty people were randomly selected for face-to-face
interviews regarding epilepsy.
Results: Of the subjects surveyed; 91.2% had heard of epilepsy; 29.3% knew
someone with epilepsy, 80.6% had witnessed an epileptic seizure; 22.9% believed
that epilepsy is inheritable; 62.4% indicated that putting an object into the patient’s
mouth to prevent tongue biting during a seizure is appropriate. One third thought that
the epileptic patients couldn’t be married and have children; 7.8% would not allow
their children play with others having epilepsy; 43.2% would object to having their
children marry a person with epilepsy. 16.9% believed that epileptic patients
shouldn’t work; and 35.6% would terminate the employment contract after an
epileptic seizure in an employee with unreported epilepsy.
Conclusion: Our study revealed that there were still negative attitudes regarding the
marriage, childbearing, and employment of persons with epilepsy, which might result
from lacking of knowledge about cause and treatment of epilepsy. Public health
education would be needed in order to improve knowledge about epilepsy, and to
ameliorate the social discrimination and misconceptions against epileptic patients.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một bệnh lý thần kinh thường gặp nhất, theo WHO trên thế giới hiện có
khoảng 50 triệu người mắc bệnh động kinh. Nhiều nghiên cứu trên thế giới về kiến
thức, thái độ và thực hành của người dân cho thấy sự thiếu hụt những kiến thức cơ
bản về bệnh động kinh, quan niệm sai lệch và tình trạng phân biệt đối xử với người
bệnh động kinh vẫn còn tồn tại, chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị
cũng như cuộc sống của người bệnh động kinh.
Tại Việt Nam, hiện chỉ có hai nghiên cứu đã thực hiện tại Nhân Chính- Hà Nội và Ba
Vì- Hà Tây, kết quả vẫn còn nhiều định kiến đối với người bệnh động kinh. Tuy
nhiên, hai nghiên cứu này không thể đại diện cho nhận thức của người dân Việt Nam
về bệnh động kinh vì vậy việc tiến hành nghiên cứu ở các vùng miền khác của đất
nước rất cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Kiến thức và thái độ của người
dân các quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh về bệnh động kinh”.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ các kiến thức, thái độ và những quan niệm sai lệch
của người dân các quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh về bệnh động kinh, mối
liên quan giữa kiến thức, thái độ với những đặc điểm dân số- xã hội như giới tính,
tuổi, học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân.
Có 480 đối tượng đã tham gia nghiên cứu. Trong 5 quận trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh, chọn ngẫu nhiên 2 quận là quận 3 và quận Phú Nhuận. Từ danh sách hộ gia
đình được cung cấp bởi chính quyền địa phương, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 1 người
trong gia đình trên 18 tuổi và tiến hành phỏng vấn. Những đối tượng bệnh động kinh,
gia đình có người bệnh động kinh, mất trí, câm điếc, tâm thần được loại khỏi nghiên
cứu. Trường hợp đối tượng chưa từng nghe nói đến bệnh động kinh thì kết thúc
phỏng vấn nhưng mẫu vẫn được đưa vào lô nghiên cứu.
Chúng tôi chọn phương pháp phỏng vấn trực tiếp dưới hình thức “mặt đối mặt” dựa
vào bộ câu hỏi soạn trước. Các câu hỏi được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và
ngược lại để đảm bảo tính chính xác trong chuyển ngữ. Phỏng vấn do tác giả và 20
cộng tác viên là sinh viên khoa Xã Hội Học, trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata
10.0 theo phương pháp thống kê mô tả ở mức tin cậy 95%. Phép kiểm Chi bình
phương hoặc Fisher’s exact để kiểm định mối liên quan giữa một số yếu tố dân số- xã
hội với các câu trả lời về kiến thức, thái độ về bệnh/người bệnh động kinh. Những câu
trả lời chung chung như “không rõ”, “không biết” sẽ được loại khỏi phần phân tích.
Đối với những câu trả lời có mối liên quan, tiến hành phân tích đa biến bằng phương
pháp hồi qui logistic để xác định yếu tố liên quan độc lập.
KẾT QUẢ
Trong 480 đối tượng được phỏng vấn, tỷ lệ nam/nữ = 1/1,44, nhóm tuổi 18-44 tuổi là
51,1%, 62,5% người có trình độ học vấn trung học, phân bố nghề nghiệp (lao động trí
óc, lao động chân tay và không đi làm) tương đương nhau, 76,9% đối tượng đã lập
gia đình.
Hiểu biết về bệnh động kinh
Tỷ lệ nghe nói về bệnh động kinh và chứng kiến người bệnh lên cơn động kinh cao
(91,2% và 80,6%). Tỷ lệ quen biết với người bệnh động kinh thấp hơn (29,3%).
Người có trình độ học vấn cao “nghe nói về bệnh động kinh” nhiều hơn người có
trình độ học vấn thấp (X2, p< 0,05).
Bảng 1: Hiểu biết về bệnh động kinh
Kết quả Câu 1 Câu 2 Câu 3
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Tổng
cộng
91,2 9,8 29,3 70,7 19,4 80,6
Giới
Nữ 90,1 9,9 30,9 69,1 78,1 21,9
Nam 90,4 9,6 26,9 73,1 84,3 15,7
Nhóm
tuổi
18-44 93,1 6,9 24,1 75,9 78,1 21,9
45-64 87,7 12,3 37,8 62,2 83,5 16,5
> 65 85,4 14,6 24,4 75,6 82,9 17,1
Học vấn
Tiểu học 80 20 34,4 65,6 87,5 12,5
Trung
học
89,3 10,7 30,6 69,4 80,9 19,1
Trên
trung
học
95 5 25,6 74,4 78,2 21,8
Nghề
nghiệp
LĐ trí
óc
91,3 5,7 22,4 77,6 80 20
LĐ chân
tay
89 11 33,8 66,2 79,2 20,8
Không
đi làm
86,8 13,2 33,3 66,7 82,6 17,4
Hôn
nhân
Độc
thân
90,1 9,9 31 69 75 25
Đã kết
hôn
90,2 9,8 28,8 71,2 82,2 17,8
Câu 1: Ông/ Bà có từng nghe nói về bệnh động kinh không?
Câu 2: Ông/ Bà có quen biết ai là người bị động kinh không?
Câu 3: Ông/ Bà đã từng chứng kiến người bệnh lên cơn động kinh chưa?
Kiến thức về động kinh
Về nguyên nhân, do di truyền 22,9%. Người có trình độ học vấn cao biết đến nguyên
nhân di truyền cao hơn người có trình độ học vấn thấp (X2, p< 0,05). Có đến 95,8%
chọn co giật và sùi bọt mép là biểu hiện chính của bệnh. Chỉ 0,97% nghĩ động kinh là
bệnh truyền nhiễm.
Có 38,6% nghĩ rằng bệnh động kinh không thể điều trị khỏi bằng thuốc và 49,4% cho
biết ngoài thuốc còn có cách khác có thể điều trị bệnh động kinh, tuy nhiên phần lớn
(53,2%) không biết, châm cứu (7,8%), thuốc nam (3,2%), đông y, vật lý trị liệu,…
Khi gặp người đang lên cơn động kinh, 62,4% đồng ý chèn vật cứng vào miệng để
ngăn người bệnh cắn lưỡi. Những đối tượng trẻ tuổi ủng hộ phương pháp trên cao hơn
đối tượng lớn tuổi (X2, p< 0,05), 77,4% kiến thức trên có được từ kinh nghiệm truyền
miệng, 11,1% từ sách báo, truyền hình và 4,8% từ sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
Bảng 2: Kiến thức về bệnh động kinh
Kết quả Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Tổng 43,456,6 22,9 77,1 95,8 4,2 99,03 0,97 61,4 38,6 50,6 49,4 62,4 37,6
Kết quả Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
cộng
Giới
Nữ 41,258,8 22,4 77,6 94,5 5,5 0,4 99,6 64,7 35,3 52,2 47,8 63,5 36,5
Nam 46,653,4 23,6 76,4 97,7 2,3 1,7 98,3 56,5 43,5 48,3 51,7 60,7 39,3
Nhóm
tuổi
18-44 46,553,5 21,9 78,1 96,5 3,5 1,3 98,7 63,5 36,5 51,3 48,7 67,5 32,5
45-64 38,461,6 23,2 76,8 93,9 6,1 0 100 58,6 41,4 51,2 48,8 59,8 40,2
> 65 46,353,7 26,8 73,2 100 0 2,4 97,6 60,7 39,3 43,9 56,1 43,9 56,1
Học vấn
Tiểu
học
34,465,6 3,1 96,9 90,6 9,4 0 100 50 50 40,6 59,4 50 50
Trung
học
41 59 20,9 79,1 96,3 3,7 1,1 98,9 64,6 35,4 52,9 47,1 61,6 38,4
Kết quả Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Trên
trung
học
50,449,6 31,6 68,4 96,2 3,8 0,8 99,2 57,3 42,7 48,1 51,9 66,9 33,1
Nghề
nghiệp
LĐ trí
óc
50,949,1 25,5 74,5 95,2 4,8 0,6 99,4 62,4 37,6 53,3 46,7 65,5 34,5
LĐ
chân tay
37,762,3 21,5 78,5 96,9 3,1 1,5 98,5 62,5 37,5 51,5 48,5 65,4 34,6
Không
đi làm
39,960,1 22 78 95,6 4,4 0,7 99,3 58,8 41,2 46,4 53,6 55,8 44,2
Hôn
nhân
Độc
thân
45 55 30 70 97 3 1 99 64 36 45 55 58 42
Kết quả Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Có
(%)
Không
(%)
Đã kết
hôn
42,957,1 20,7 79,3 95,5 4,5 0,9 99,1 60,6 39,4 52,2 47,8 63,7 36,3
Câu 4: Theo ông/bà nguyên nhân động kinh có phải do bệnh lý não, thần kinh không?
Câu 5: Theo ông/bà nguyên nhân động kinh có phải do di truyền không?
Câu 6: Theo ông/bà biểu hiện bệnh động kinh có phải là “co giật và sùi bọt mép”
không?
Câu 7: Theo ông/bà bệnh động kinh có phải là bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan không?
Câu 8: Theo ông/bà bệnh động kinh có thể điều trị khỏi bằng thuốc (Tây hoặc Đông
y) không?
Câu 9: Theo ông/bà thuốc có phải là cách duy nhất điều trị động kinh không?
Câu 10: Khi gặp một người lên cơn động kinh, có nên chèn vật cứng vào miệng để
ngăn họ cắn lưỡi không?
Thái độ đối với người bệnh động kinh
Có 73,6% nghĩ người bệnh động kinh hoàn toàn không được phép lái xe. Gần một
phần ba phản đối người bệnh động kinh lập gia đình và sinh con, tuy nhiên, tỷ lệ phản
đối phụ nữ động kinh lập gia đình và sinh con thấp 0,5% và 2,7%. Không cho phép
con mình học cùng trường hay chơi với trẻ bệnh động kinh (7,8%) và 43,2% phản đối
người thân kết hôn với người động kinh, tỷ lệ nữ phản đối cao hơn nam (X2, p< 0,05).
Nếu gia đình có người bệnh động kinh, 14,6% không muốn chia sẻ thông tin với cộng
đồng vì xấu hổ (9,8%) và sợ phân biệt đối xử (24,6%) và 44,9% khuyên người bệnh
nên điều trị theo sự hướng dẫn của bác sỹ.
Về việc làm, 16,9% nghĩ rằng người bệnh động kinh không nên làm việc, tỷ lệ đồng ý
cao ở những đối tượng có trình độ học vấn thấp (X2, p< 0,05) và 35,6% sẽ sa thải
người bệnh động kinh nếu lên cơn khi đang làm việc mà không khai báo trước tình
trạng bệnh.
Bảng 3: Kết quả trả lời các câu hỏi từ 15 đến 18
15. Người bệnh động kinh có được phép điều
khiển ppphương tiện giao thông không?
Kết quả %
Có, được phép 6,4
Chỉ được phép trong điều kiện hạn
chế
20
Hoàn toàn không được phép 73,6
Không (%)
16. Nếu gia đình có người bệnh
động kinh, theo ông/bà có nên
chia sẻ thông tin này với những
người có mối quan hệ, giao tiếp
với gia đình không? Tại sao?
14,6
Xấu hổ 9,8
Sợ phân biệt đối xử 24,6
17. Người bệnh động kinh có nên
được nhận vào làm việc nếu công
khai tình trạng bệnh của mình không?
%
Hoàn toàn có thể làm việc 37
Chỉ tham gia những công việc đơn
giản
46,1
Không nên làm việc 16,9
18. Nếu ông/bà là chủ một doanh
nghiệp, ông/bà có sa thải người lên
cơn động kinh lúc đang làm việc mà
không khai báo trước tình trạng bệnh
của mình không?
%
Có 35,6
Không 64,4
Quan niệm sai lệch về bệnh động kinh
Một số quan niệm sai lệch về bệnh
động kinh: bệnh động kinh là một
dạng bệnh tâm thần (9,5%), trí tuệ
người động kinh thấp hơn bình
thường (35,1%), cần phải học ở
những trường đặc biệt (33,8%), người
bệnh động kinh có thể gây nguy hiểm
cho người khác (13,1%).
Phải
(%)
19. Bệnh động kinh là do thần thánh
trừng phạt
0,69
20. Bệnh động kinh có phải là bệnh 9,5
tâm thần?
21. Người bệnh động kinh có trí tuệ
thấp hơn bình thường?
35,1
22. Người bệnh động kinh có nên học
ở trường đặc biệt?
33,8
23. Người bệnh động kinh có thể gây
nguy hiểm cho người khác?
13,1
Nguồn cung cấp thông tin, cơ sở y tế điều trị động kinh
Khi cần tìm hiểu thêm về bệnh động kinh, 43,4% sẽ tìm đọc sách báo, hỏi trực tiếp
bác sỹ hoặc nhân viên y tế (21,9%), đặt câu hỏi trên các phương tiện truyền thông đại
chúng (10%), tìm đọc trên internet (9,7%), không biết phải tìm hiểu ở đâu (11,3%).
Trên hai phần ba đối tượng không biết những cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh động
kinh cho trẻ em (75,6%) và người lớn (70%). Trong số những người biết, 57,5% chọn
bệnh viện Nhi Đồng là nơi điều trị động kinh trẻ em, điều trị bệnh động kinh người
lớn 38,4% chọn bệnh viện Tâm Thần và 33% chọn bệnh viện Nhiệt Đới.
Bảng 4: Thái độ đối với người bệnh động kinh
Kết quả Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14
Có Không Nữ, Có Không Nữ, Có Có,giám Không Có Không
(%) (%) Không
(%)
(%) (%) không
(%)
(%) sát (%) (%) (%) (%)
Tổng cộng 69,6 29,9 0,5 67 30,3 2,7 74,1 18,1 7,8 43,2 56,8
Giới
Nữ 65,1 34,5 0,4 61,9 35,4 2,7 73,5 17,7 8,8 48,4 51,6
Nam 76,2 23,1 0,7 74,6 22,7 2,7 75,1 18,7 6,2 34,2 65,8
Nhóm tuổi
18-44 75,1 23,9 1 72,4 25 2,6 71,6 21,2 7,2 40 60
45-64 64 36 0 61,2 35,4 3,4 76,2 15,2 8,6 45,8 54,2
> 65 61,8 38,2 0 60,6 39,4 0 80 12,5 7,5 50 50
Học vấn
Tiểu học 64 36 0 58,3 37,5 4,2 75 12,5 12,5 48 52
Trung học 67,9 31,7 0,4 66,2 31,6 2,2 73,8 16,7 9,5 43,5 56,5
Trên trung
học
73,9 25,2 0,9 70,2 26,5 3,3 74,6 22,3 3,1 41,2 58,8
Nghề nghiệp
LĐ trí óc 76,9 23,1 0 73,3 23,3 3,4 78,7 16,9 4,4 36,9 63,1
LĐ chân tay 63,4 35,7 0,9 59,4 38,7 1,9 68,5 20,8 10,7 45,7 54,3
Không đi làm 66,1 33,1 0,8 65,8 31,7 2,5 74,3 16,9 8,8 47,9 52,1
Hôn nhân
Độc thân 69,1 29,7 1,2 67,8 28,6 3,6 75,7 19,2 5,1 39,4 60,6
Đã kết hôn 69,8 29,9 0,3 66,7 30,7 2,6 73,7 17,7 8,6 44,4 55,6
Câu 11: Người bệnh động kinh nói chung có nên lập gia đình không?
Câu 12: Người bệnh động kinh có nên có con không?
Câu 13: Ông/bà có đồng ý cho con mình học cùng trường hoặc chơi chung với trẻ
động kinh không?
Câu 14: Ông/bà có phản đối con mình hoặc người thân trong gia đình kết hôn với trẻ
động kinh không?
BÀN LUẬN
Tỷ lệ người dân "nghe nói về bệnh động kinh" theo nghiên cứu của chúng tôi là
91,2% tương tự theo kết quả nghiên cứu ở Seoul 91,8%, tuy nhiên lại thấp hơn so với
kết quả ở một số nước châu Phi và châu Âu như Kerela 98,7%, Hy Lạp 94,5%, Cộng
hòa Czech 94%, New Zealand 95%. Mặc khác, so với một số nước trong khu vực
châu Á, tỷ lệ này cao hơn, Hồng Kông 58,2%, Đài Loan 87%, Các Tiểu Vương Quốc
Ả Rập 75%. So với hai nghiên cứu trong nước, kết quả của chúng tôi cũng khả quan
hơn, Nhân Chính 54,6%, Ba Vì 67%. Tỷ lệ "quen biết người bệnh động kinh" là
29,3%, thấp hơn so với nghiên cứu ở Nhân Chính 45,5% và 52% ở Ba Vì. Có lẽ do
đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi cư ngụ tại các quận trung tâm thành phố Hồ
Chí Minh, người dân hạn chế tiếp xúc với xung quanh, khác với lối sống gần gũi của
người dân vùng ngoại ô và nông thôn. Hơn nữa, 80,6% đã từng "chứng kiến người
bệnh lên cơn động kinh", gần với tỷ lệ "nghe nói", vì vậy, có thể nói những người
"nghe nói về bệnh động kinh" phần lớn là do đã từng trực tiếp chứng kiến người bệnh
lên cơn động kinh.
Sự phát triển của sinh học phân tử đã làm sáng tỏ vai trò của di truyền trong nguyên
nhân gây động kinh, tuy nhiên tỷ lệ khá thấp, quá nhấn mạnh vai trò của di truyền sẽ
dẫn đến nhiều quan niệm sai lệch đối với vấn đề hôn nhân và sinh con của người bệnh
động kinh. Bên cạnh đó, do người dân nhận thấy tần suất mắc bệnh động kinh trong
cùng một gia đình cao hơn so với các gia đình khác. Tỷ lệ này trong nghiên cứu
chúng tôi là 22,9%. Những người có trình độ học vấn cao biết đến nguyên nhân này
nhiều hơn người có trình độ học vấn thấp (X2, p< 0,05).
Bảng 5: So sánh sự hiểu biết và thái độ về bệnh /người bệnh động kinh với các
nghiên cứu khác
Tên
nước
Năm
thực
hiện
Câu
1
Có
(%)
Câu
2
Có
(%)
Câu3
Có
(%)
Câu
13
Có
(%)
Câu
14
Có
(%)
Câu
20
Có
(%)
Đài Loan 1995 87 70 56 82 72
Hồng
Kông
2001 58,2 55 18,9 88,8 32,3 10,4
Nhân
Chính-
Việt
2003 54,6 45,5 49,2 81,3 56 23,8
Nam
Hàn
Quốc
2004 91,8 63,9 81,9 67,2 7
Ba Vì-
Việt
Nam
2007 67 52 49 64 82 10
Quận
trung
tâm
TP.Hồ
Chí
Minh
2008 91,2 29,3 80,6 74,1 43,2 9,5
Về điều trị, 38,6% nghĩ rằng bệnh động kinh không thể điều trị khỏi bằng thuốc. Theo
WHO, 70% bệnh nhân đáp ứng với thuốc chống động kinh. Tuy nhiên, do động kinh
là bệnh lý mãn tính, thời gian điều trị thường kéo dài, nhiều trường hợp bỏ trị hoặc
điều trị bằng các phương pháp dân gian vì thế bệnh không khỏi.
Khi gặp người đang lên cơn động kinh, 62% đồng ý đặt vật cứng vào miệng để ngăn
họ cắn lưỡi, việc làm này dễ gây tổn thương cho bệnh nhân. Đáng lưu ý, 77,4% tiếp
thu được cách xử trí trên từ kinh nghiệm truyền miệng, chứng tỏ kiến thức sai lệch về
cách xử trí này đã được truyền bá rộng rãi trong cộng đồng, 11,1% người dân tiếp thu
được cách xử trí này là từ sách báo, truyền hình, một kênh thông tin quan trọng và
hiệu quả. Vẫn có 4,8% nhân viên y tế hướng dẫn người dân phương pháp này. Những
người trẻ tuổi chọn cách xử trí này cao hơn người lớn tuổi (X2, p< 0,05).
Gần một phần ba người dân phản đối người bệnh động kinh kết hôn và và sinh con,
thái độ tiêu cực này có khuynh hướng liên quan với quan niệm rất phổ biến đã ngấm
sâu trong cộng đồng Việt Nam như đã đề cập ở trên, bệnh động kinh là do di truyền
và bệnh động kinh thì không điều trị khỏi được.
Chỉ 7,8% đối tượng phản đối con mình tiếp xúc với trẻ động kinh, 18,1% ý kiến yêu
cầu cần phải có người giám sát khi trẻ chơi với nhau vì lo lắng con mình có thể bị tổn
thương khi trẻ bệnh lên cơn động kinh, đây một trong những quan niệm sai lệch cần
lưu ý trong chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng về động kinh.
Có đến 43,2% người dân phản đối người thân trong gia đình kết hôn với người động
kinh. Kiến thức về nguyên nhân động kinh do di truyền ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ
phản đối người thân trong gia đình kết hôn với người bệnh động kinh, người dân lo
ngại người bệnh động kinh có khả năng sinh ra những đứa trẻ bệnh động kinh, mặt
khác cho rằng người bệnh động kinh không có khả năng đảm đương được vấn đề
kinh tế gia đình như người không bệnh, tỷ lệ nữ phản đối cao hơn so với nam (X2, p<
0,05). Tương tự, tỷ lệ nữ phản đối người thân trong gia đình kết hôn với người động
kinh ở Ba Vì và Nhân Chính cũng cao hơn so với nam.Thái độ hạn chế đối với những
vấn đề xã hội thường gặp ở nữ hơn nam, có thể do ở Việt Nam người nữ thường làm
công việc nội trợ, ít có điều kiện tiếp xúc bên ngoài, ít tiếp thu thông tin nên kiến thức
về xã hội thấp hơn nam
Khi đề cập đến vấn đề chia sẻ thông tin với cộng đồng về bệnh động kinh, 14,6% đối
tượng không muốn thông báo với người khác nếu gia đình có người bệnh động kinh
vì họ cảm thấy xấu hổ (9,8%) và sợ bị phân biệt đối xử (24,6%). Thái độ này cho
thấy, mặc dù y học đã chứng minh cơn động kinh xuất hiện do sự rối loạn chức năng
não đột ngột, nhất thời nhưng sự sợ hãi và thiếu hiểu biết về bệnh động kinh dẫn đến
thái độ giấu diếm thông tin với cộng đồng. Bên cạnh đó, xã hội có khuynh hướng kết
tội người bệnh động kinh là do lối sống thiếu đạo đức của gia đình.
Thái độ xem người động kinh là người tàn tật, không có khả năng làm việc càng đẩy
người bệnh xa rời cộng đồng, đáng tiếc quan niệm này khá phổ biến trong cộng đồng
Việt Nam. Theo Lê Quang Cường 41% cho rằng người bệnh động kinh không nên
làm việc, còn theo Nguyễn Anh Tuấn 67% nghĩ người bệnh động kinh không có khả
năng làm việc. Kết quả của chúng tôi cho thấy người dân các quận trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh có thái độ tích cực hơn về việc làm của người bệnh động kinh,
16,9% ý kiến cho rằng người bệnh động kinh không nên làm việc. Người có học vấn
trên trung học có thái độ tích cực hơn so với người học vấn thấp (X2, p< 0,05). Kế
đến, 35,6% sẽ cho người động kinh nghỉ việc nếu họ lên cơn động kinh trong lúc
đang làm việc mà không khai báo trước về tình trạng bệnh của mình. Thái độ trên cho
thấy người bệnh động kinh vẫn chưa nhận được sự thông cảm, chia sẻ của xã hội.
Có 9,5% nghĩ động kinh là một dạng bệnh tâm thần. Tại Việt Nam, người bệnh động
kinh được theo dõi, quản lý bởi những đơn vị chuyên khoa tâm thần, được điều trị bởi
các bác sỹ chuyên về tâm thần học, vì vậy người dân thường xem bệnh động kinh như
một dạng bệnh tâm thần.
Phương tiện truyền thông là một trong những kênh cung cấp thông tin quan trọng,
hiệu quả, tuy nhiên chỉ 10% người dân có ý định nhận được thông tin về bệnh động
kinh từ đây, và 11,3% không biết phải tìm hiểu ở đâu, chứng tỏ vai trò của kênh thông
tin này còn hạn chế rất nhiều.
Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy tỷ lệ người dân các quận trung tâm thành phố
Hồ Chí Minh - Việt Nam biết đến bệnh động kinh khá cao, tuy nhiên kiến thức của
cộng đồng về căn bệnh này còn nhiều hạn chế, chính điều đó đã dẫn đến những quan
niệm sai lệch, tình trạng phân biệt đối xử với người bệnh động kinh. Những chương
trình giáo dục sức khỏe cộng đồng về bệnh động kinh nên được tiến hành thường
xuyên hơn nhằm cung cấp kiến thức cho người dân, đồng thời xóa dần những thái độ
chưa đúng của cộng đồng đối với người bệnh, đưa người bệnh trở lại hòa nhập cộng
đồng, nâng cao hiệu quả điều trị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32_7441.pdf