TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của tràn dịch màng phổi đơn nhân, viêm mủ màng phổi, tràn khí màng phổi.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: trong thời gian từ tháng 1/2006 đến tháng 4/2008, chúng tôi nghiên cứu 81 trường hợp bệnh lý màng phổi ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 1 (tràn dịch màng phổi đơn nhân 42, viêm mủ màng phổi 28, tràn khí màng phổi 11). Bệnh thường gặp ở trẻ 12- 60 tháng, nam/nữ: 1,5/1, 1/4 trẻ sống ở thành phố, bệnh xảy ra nhiều nhất vào tháng 11,12,1,2,3. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho (91,4%), khó thở (49,4%), phế âm giảm hoặc mất (64,2%), co lõm ngực (30,9%), hội chứng 3 giảm (22,3%). Có 76,6% sử dụng đơn thuần kháng sinh, 18,2% sử dụng kháng sinh + chọc dò và 5,2% sử dụng kháng sinh + dẫn lưu. Kết luận: Hầu hết bệnh nhi bệnh lý màng phổi đều đáp ứng với điều trị nội khoa, có 1 trường hợp tử vong và chụp cắt lớp điện toán ngực không được chỉ định thường qui.
BỆNH LÝ MÀNG PHỔI THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
9 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bệnh lý màng phổi thường gặp ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH LÝ MÀNG PHỔI THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị
của tràn dịch màng phổi đơn nhân, viêm mủ màng phổi, tràn khí màng phổi.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: trong thời gian từ tháng 1/2006 đến tháng 4/2008, chúng tôi nghiên cứu 81
trường hợp bệnh lý màng phổi ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 1 (tràn dịch màng
phổi đơn nhân 42, viêm mủ màng phổi 28, tràn khí màng phổi 11). Bệnh thường gặp
ở trẻ 12- 60 tháng, nam/nữ: 1,5/1, 1/4 trẻ sống ở thành phố, bệnh xảy ra nhiều nhất
vào tháng 11,12,1,2,3. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho (91,4%), khó thở
(49,4%), phế âm giảm hoặc mất (64,2%), co lõm ngực (30,9%), hội chứng 3 giảm
(22,3%). Có 76,6% sử dụng đơn thuần kháng sinh, 18,2% sử dụng kháng sinh + chọc
dò và 5,2% sử dụng kháng sinh + dẫn lưu.
Kết luận: Hầu hết bệnh nhi bệnh lý màng phổi đều đáp ứng với điều trị nội khoa, có
1 trường hợp tử vong và chụp cắt lớp điện toán ngực không được chỉ định thường qui.
ABSTRACT
SOME COMMON PLEURAL DISEASE MANIFESTATIONS IN CHILDREN AT
THE CHILDREN’S HOSPITAL NO 1
Chau Hoang Minh, Phan Huu Nguyet Diem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 74 - 77
Objective: To describe clinical manifestations, laboratory investigation and
treatments of monocyte pleural effusion, empyema and pneumothorax.
Design: descriptive study
Results: from January 2006 to April 2008, we studied 81 pleural disease patients in
children at Children’s Hospital No 1 (42 monocyte pleural inffusion patients, 28
empyema patients, 11 pneumothorax patients). Age range: 12-60 months.
Male/female: 1.5/1. ¼ children lived in the city. Pleural diseases occured mostly in
November, December, Januay, February, March. The most common clinical
manifestations were cough (91.4%), difficulty breathing (49.4%), reduced or absent
breath sounds (64,2%), chest retractions (30.9%), three reducing syndrom (22,3%).
There were 76,6% using simple antibiotics, 18,2% using antibiotic + aspirating
pleural fluid and 5.2% using antibiotics + simple drainage.
Conclusion: Most patients of pleural diseases were good with the drug treatment,
there was 1 death case and Chest CT Scans should not be perfermed routinely.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bệnh lý màng phổi thường gặp là những biểu hiện bất thường xảy ra tại màng phổi
bao gồm: tràn dịch, tràn mủ, tràn khí. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh
có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phổi.
Luận án này chúng tôi sẽ tổng hợp lại yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, hướng
điều trị các bệnh màng phổi thường gặp để giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về
bệnh lý màng phổi ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Dân số mục tiêu
Bệnh nhi nhập khoa Hô hấp BV Nhi đồng I trong thời gian tháng 1/2006 – 4/2008
(bao gồm hồi cứu các bệnh án từ 1– 2006 đến 10– 2006 và tiền cứu từ 11– 2006 đến
4 – 2008)
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các bệnh nhi nằm trong khoa Hô hấp từ 1/2006– 4/2008 được chẩn đoán
TKMP, TDMP có kết quả chọc dò dịch màng phổi đầy đủ về sinh hóa, tế bào.
Tiêu chuẩn loại trừ
Thân nhân bệnh nhi không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Kỹ thuật chọn mẫu
Lấy trọn mẫu
Thu thập dữ liệu
BS nghiên cứu sẽ trực tiếp hỏi tiền sử, bệnh sử và khám bệnh theo bệnh án mẫu.
Xử lý dữ liệu
- Các dữ liệu thu thập sẽ được mã hoá vào phần mềm Epi Data 3.02.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 8.0.
Phân tích dữ liệu
Thống kê mô tả:
+ Biến số định tính: tính tần số và tỷ lệ %.
+ Biến số định lượng: tính trung bình và độ lệch chuẩn.
KẾT QUẢ:
Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm dịch tễ
Bệnh nhi địa chỉ tỉnh 71,1%, thành phố 25,9%. Nam/nữ: 1,5/1. Tuổi mắc bệnh đa số
từ 12- 60 tháng. Tháng nhập viện nhiều nhất từ tháng 11 đến tháng 3. Thời gian từ lúc
bệnh đến lúc nhập viện > 7ngày chiếm 44,4% và 100% đều có sử dụng kháng sinh
trước nhập viện.
Phân loại các bệnh lý màng phổi
Kết quả nghiên cứu 81 bệnh nhi bệnh lý màng phổi cho thấy có 42 bệnh nhi
TDMPĐN, chiếm tỷ lệ 51,9%. 28 bệnh nhi viêm mủ màng phổi, chiếm tỷ lệ 34,6%
và 11 bệnh nhi TKMP, chiếm tỷ lệ 13,5%.
Tràn dịch màng phổi đơn nhân
Nguyên nhân
Lao 23 trường hợp (54,7%), TDMP sau viêm phổi 7 trường hợp (16,6%), bệnh ác
tính 6 trường hợp (14,3%), bệnh khác 6 trường hợp (14,3%).
Lâm sàng
Ho 90,5%, Khó thở 35,8%. Phế âm giảm + gõ đục 64,3%, hội chứng 3 giảm
35,7%, co lõm ngực 19,1%.
Cận lâm sàng
IDR> 15mm 44%. Bạch cầu đa nhân >10000 52,4%. Tốc độ lắng máu 20-
100mm/giờ đầu 67,7%. CRP >100mg/l 41,9%. Dịch tiết 92,5%, dịch thấm 7,5%.
LDH/DMP > 500U/l 75,8%. DMP đơn nhân chiếm ưu thế 100%.
Điều trị
Điều trị nội khoa 38 (90,5%), điều trị ngoại khoa 4 (9,5%). Trong điều trị nội khoa:
kháng sinh đơn thuần 34 (89,5%), kháng sinh + chọc dò giải áp 4 (10,5%). Kết quả
điều trị: khỏi hoàn toàn 28,5%, tử vong 2,4%. chuyển viện 69,1%.
Viêm mủ màng phổi
Nguyên nhân
Nhiễm khuẩn 25 trường hợp (89,3%) đa số do viêm phổi. Bệnh ác tính 1 trường hợp
(3,6%). Bệnh khác 2 trường hợp (7,2%).
Lâm sàng
Ho 96,4%, sốt 89,3%. Vị trí VMMP: bên phải 64,3%, bên trái 32,1%. Viêm phổi đi
kèm 82,1%.
Cận lâm sàng:
Bạch cầu đa nhân >10000 85,7%. Tốc độ lắng máu >100mm/giờ đầu 73,3%.
CRP>100mg/l 52%. Cấy dịch màng phổi: Streptococcus pneumoniae 5/8 trường
hợp(+), Staphylococcus coagulase negative 2/8 trường hợp (+). Cả 2 vi khuẩn này
đều kháng với Penicillin, Oxacillin và nhạy với Vancomycin. Siêu âm có vách hoá
màng phổi 53,6%.
Điều trị
Điều trị nội khoa 16 trường hợp (57,1%), điều trị ngoại khoa 12 trường hợp
(42,9%). Trong điều trị nội khoa: khỏi hoàn toàn 17,9%, khỏi để lại di chứng dày
dính màng phổi 75%. Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật hở 59%, phẫu thuật VATS
41%.
Tràn khí màng phổi
Nguyên nhân
Nhiễm khuẩn phổi - màng phổi 8/11 trường hợp. TKMP tự phát 2/11 trường hợp, sau
chấn thương 1/11 trường hợp.
Lâm sàng
Khó thở 90,9%, ho 81,9%, đau ngực 36,4%. Phế âm giảm + gõ vang 100%, co lõm
ngực 54,5%.
Cận lâm sàng
Bạch cầu >10000 45,5%. CRP 20 – 100mg/l 55,6%. X- quang: TKMP bên phải
36,3%, bên trái 36,3%, hai bên 27,4%.
Điều trị
Khỏi hoàn toàn 8/11 trường hợp, khỏi để lại di chứng dày dính màng phổi 3/11
trường hợp.
BÀN LUẬN
Bệnh nhi ở tỉnh cao hơn thành phố, số bệnh nhi ở tỉnh cao có thể do điều kiện kinh tế
thấp, trình độ y tế còn hạn chế, điều trị viêm phổi không đúng dễ đưa đến biến chứng
TDMP và VMMP, tương tự như nghiên cứu của Chung Cẩm Hạnh(Error! Reference source
not found.). Tháng nhập viện cao nhất từ tháng 11 đến tháng 3, đây là những tháng có khí
hậu lạnh rất thuận tiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, phù
hợp với nghiên cứu của Phạm Ngọc Huệ(Error! Reference source not found.). Nam> nữ tương tự
nghiên cứu của Alkrinawi S.(Error! Reference source not found.). Đa số ở lứa tuổi từ 12- 60
tháng và chúng tôi thấy rằng tràn dịch màng phổi đơn nhân, tràn khí màng phổi có tần
suất càng tăng khi độ tuổi của trẻ càng tăng, còn viêm mủ màng phổi thì ngược lại tần
suất càng giảm khi độ tuổi càng tăng, tương tự nghiên cứu của Phan Hữu Nguyệt
Diễm(Error! Reference source not found.), Gofrit-On.(Error! Reference source not found.).
Trong TDMPĐN: lao chiếm 54,7%, tác giả Chung Cẩm Hạnh là 21,1%. Phế âm giảm
64,3%, theo Bremon F là 65,7%(Error! Reference source not found.). Dịch tiết 92,5%, dịch thấm
7,5%, theo Fartoukh M.(Error! Reference source not found.) dịch tiết 75,6%, dịch thấm 24,4%.
Điều trị kháng sinh đơn thuần 89,5%, kháng sinh + chọc dò giải áp 10,5%, tương tự
nghiên cứu của Chung cẩm Hạnh.
Trong VMMP: ho 96,4%, sốt 89,3%, tương tự nghiên cứu Chan PW(Error! Reference
source not found.). Vị trí tràn mủ bên phải nhiều hơn bên trái phù hợp với nghiên cứu
Padmini(Error! Reference source not found.). Cấy DMP Streptococcus pneumoniae và
Staphylococcus coagulase negative là hai tác nhân gây bệnh hàng đầu. Kháng sinh
đồ cả hai vi khuẩn này đều kháng với Penicillin, Oxacillin và còn nhạy với
Vancomycin, phù hợp với nghiên cứu của Shen YH (Error! Reference source not found.),
Phan Hữu Nguyệt Diễm(Error! Reference source not found.). Kết quả điều trị: khỏi hoàn toàn
17,9%, khỏi để lại di chứng dày dính 75%, tương tự với nghiên cứu Phan Xuân
Mai (Error! Reference source not found.). Theo Fontanet AZ(Error! Reference source not found.) tỷ lệ
khỏi 70,4%, tỷ lệ di chứng dày dính 25,5%. So với các tác giả nước ngoài tỷ lệ
khỏi hoàn toàn ở viêm mủ màng phổi của chúng tôi thấp hơn, nhưng tỷ lệ để lại di
chứng thì cao hơn nhiều. Có thể do tỷ lệ chẩn đoán đúng của y tế tuyến cơ sở chưa
cao (theo Tạ khánh Vân là 59,4%)(Error! Reference source not found.), dẫn đến tình trạng sử
dụng kháng sinh chưa thích hợp nhiều (theo Tạ khánh Vân là 80,5%) và chỉ định
đặt ống dẫn lưu không kịp thời.
Trong TKMP: nguyên nhân do nhiễm khuẩn phổi, màng phổi 8/11 trường hợp, theo
Beg MH.(Error! Reference source not found.) lao chiếm 21%. Khó thở, ho, đau ngực là 3 triệu
chứng thường gặp tương tự nghiên cứu của Harun M.(Error! Reference source not found.). Điều
trị khỏi hoàn toàn 8/11 trường hợp, tái phát 1 trường hợp, theo Harun M. tỷ lệ tái phát
là 10,3%.
KẾT LUẬN
Bệnh lý màng phổi thường gặp ở trẻ em bao gồm: tràn dịch màng phổi đơn nhân,
viêm mủ màng phổi, tràn khí màng phổi. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng kết
hợp với X – quang và siêu âm. Tìm nguyên nhân dựa vào phân tích DMP về sinh hóa,
tế bào, vi khuẩn, phân tích giải phẫu bệnh DMP và sinh thiết màng phổi hay chụp cắt
lớp điện toán ngực. Về điều trị: chủ yếu là điều trị nội khoa, chỉ định ngoại khoa khi
có biến chứng dày dính màng phổi kém đáp ứmg với điều trị nội khoa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27_1572.pdf