Bí mật đằng sau tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Sự chuyển biến của khung mẫu hệ tư tưởng

Rập khuôn theo mô hình Stalin, Trung Quốc tiến hành thực hiện các kế hoạch năm năm, tuyệt đối hóa sự phát triển của công nghiệp nặng, coi nhẹ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Trung Quốc cũng như các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ đều cho rằng cần phải nhanh chóng phát triển công nghiệp nặng, nhanh chóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhanh chóng đuổi kịp Mỹ. Tư duy xơ cứng, giáo điều này đã đẩy kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng và đứng bên bờ vực thẳm. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của Trung Quốc lại đặt ra nhu cầu vô cùng bức thiết về sự tìm kiếm mô hình kinh tế mới phù hợp với đặc điểm riêng của Trung Quốc, phù hợp với xu thế thế giới, quan trọng hơn là mô hình mới đó có thể vực dậy được Trung Quốc đang hấp hối. Nó tuyệt nhiên không phải là mô hình chỉ biết vẽ ra kế hoạch theo đuổi sự phát triển của công nghiệp nặng hay bất cứ ngành nghề gì mà không căn cứ theo tình hình thực tế của đất nước, của nhân dân. Ngày nay, thuật ngữ “Mô hình Trung Quốc” (tiếng Anh: China Model) đã được sử dụng phổ biến. Chính thức từ sự kiện ngày 11 tháng 05 năm 2004, chuyên gia người Mỹ phụ trách vấn đề Trung Quốc, cố vấn, giáo sư đại học Thanh Hoa, Joshua Cooper Ramo đã cho xuất bản bài viết “Đồng thuận Bắc Kinh” (tiếng Anh: Beijing Consensus), phân tích một cách khá toàn diện về những kỳ tích của hơn 20 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc và kết luận: Trung Quốc đã có sự nỗ lực rất lớn, chủ động sáng tạo và táo bạo đưa ra mô hình phát triển phù hợp với tình hình phát triển trong nước và thế giới. Ông gọi mô hình đó là “Đồng thuận Bắc Kinh” hoặc “Mô hình Trung Quốc”. Vẫn trong tháng 5 năm 2004 và dĩ nhiên là sau khi bài viết của Ramo công bố thì một loạt bài viết bàn về Mô hình Trung Quốc tiếp tục xuất hiện trên các tờ báo lớn của Mỹ, Anh, Mexico. Đặc điểm chung của những bài báo này là đều xuất phát từ phân tích kỳ tích tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong cải cách mở cửa và đi đến khẳng định đó là kết quả của việc vận dụng một mô hình mới vừa mang đặc sắc của Trung Quốc vừa phù hợp với sự phát triển của thế giới. Thuật ngữ “Đồng thuận Bắc Kinh” và “Mô hình Trung Quốc” là hai thuật ngữ có nội hàm khác nhau, tuy nhiên cả hai thuật ngữ này đều do “nước ngoài” tặng cho Trung Quốc. Thừa nhận sử dụng thuật ngữ cũng là một cách thừa nhận sự chuyển biến, chia tay mô hình kinh tế cũ chuyển sang mô hình kinh tế mới. Mô hình mới được xây dựng trên nền tảng tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết Ba đại diện9 của Giang Trạch Dân và quan điểm Phát triển khoa học10 của Hồ Cẩm Đào. Điểm mấu chốt của mô hình Trung Quốc là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Trong đó, việc xác lập được lý luận kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là đột phá lớn nhất.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí mật đằng sau tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Sự chuyển biến của khung mẫu hệ tư tưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 68 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 68-74 * Liên hệ tác giả Đinh Thị Phượng Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Email: dtphuong@ued.udn.vn Nhận bài: 05 – 01 – 2017 Chấp nhận đăng: 25 – 03 – 2017 BÍ MẬT ĐẰNG SAU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRUNG QUỐC: SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA KHUNG MẪU HỆ TƯ TƯỞNG Đinh Thị Phượng Tóm tắt: Hơn bốn thập kỷ đã trôi qua, thế giới vẫn còn ngạc nhiên về kỳ tích tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Sự thật nào ẩn giấu đằng sau tăng trưởng thần kỳ đó? Tác giả đã xuất phát từ góc độ mới - Hệ tư tưởng, cụ thể là sự chuyển biến của khung mẫu hệ tư tưởng từ “Giáo điều hóa chủ nghĩa Mác”, “Đấu tranh giai cấp là chủ yếu”, “Sùng bái cách mạng”, “Mô hình Stalin” đến “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu” “Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”, “Cải cách mở cửa”, “Mô hình Trung Quốc” làm trụ đỡ để lý giải bí mật tăng trưởng kinh tế. Khung mẫu hệ tư tưởng mới phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, đại biểu cho lợi ích và nguyện vọng của toàn thể nhân dân Trung Quốc. Dưới sự chỉ đạo của khung mẫu hệ tư tưởng mới, nhân dân Trung Quốc đã đồng thuận, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, hạn chế về vốn, tài nguyên, quản lý, hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển nhanh kinh tế. Từ khóa: kinh tế Trung Quốc; khung mẫu hệ tư tưởng; giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị; xây dựng kinh tế làm trung tâm; mô hình Trung Quốc. 1. Đặt vấn đề Gần 70 năm kể từ ngày thành lập nước, vị thế và sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong sân chơi quốc tế đã được khẳng định. Hơn bốn thập kỷ gần đây, kỳ tích tăng trưởng kinh tế đã làm thay đổi diện mạo của Trung Quốc. Đâu là nguyên nhân, là động lực thúc đẩy kinh tế Trung Quốc “cất cánh”? Không thể phủ nhận rằng tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố. Ngoài nhân tố về vốn, lao động, tài nguyên, kĩ thuật, quản lý... thì nhân tố hệ tư tưởng cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Trong những điều kiện lịch sử đặc biệt, nhân tố hệ tư tưởng là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc. 2. Nội dung 2.1. Kỳ tích tăng trưởng kinh tế Trung Quốc Theo lý luận tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dao động từ 3-6% là tăng trưởng thấp, từ 6-9% là tăng trưởng trung bình, từ 9-12% là tăng trưởng cao và trên 12% là siêu tăng trưởng. Căn cứ theo sự phân chia này thì từ năm 1949 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc đạt 6%/năm, trong đó từ năm 1978 đến năm 2015, trong 38 năm, tăng trưởng GDP bình quân đạt 9.17%/năm, thuộc loại tăng trưởng cao. Như đã khẳng định, liên tục trong 38 năm, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc đạt 9.17%/năm. Trong lịch sử tăng trưởng kinh tế thế giới, đây là một trong những kỳ tích ít quốc gia đạt được. Trong đó, có 12 năm Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng hai con số, cao nhất là năm 1985 là 16.2% và năm 1993 là 13.4%. Trong bối cảnh nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009, Trung Quốc duy trì được tốc độ tăng trưởng 9.0%/năm vào năm 2008 và 8.7% vào năm 2009 là mức tăng trưởng cao nhất thế giới thời điểm đó. Sự ngưỡng mộ và thán phục của thế giới hướng trọn về Trung Quốc đại lục. Theo dõi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc qua bảng sau chúng ta sẽ thấy rõ được tốc độ tăng trưởng “nóng” của kinh tế Trung Quốc. 69 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 68-74 Bảng1. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2015 (Đơn vị: %) Giai đoạn/ Năm 1978- 19801 1981- 19852 1986- 19903 1991- 19944 1995- 19995 2000- 20046 2005- 20097 2010- 20148 2015 Tăng trưởng GDP 9.3 10.5 7.7 11.4 8.7 8.4 9.9 8.48 6.9 Nguồn: Cục thống kê nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hình 1. Tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1990-2015 Nguồn: Cục thống kê nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Theo bảng thống kê, thời kỳ tăng trưởng “nóng” nhất của Trung Quốc là giai đoạn 1991-1994, trung bình đạt 11.4%/năm, thấp nhất là giai đoạn 1986 - 1990, mức tăng trưởng trung bình 7.7%/năm. Từ năm 2010 đến nay, tốc độ tăng trưởng “hạ xuống”, tuy nhiên giữ mức tăng trưởng 8.48%/năm, vẫn là mức tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Năm 2015, độ “nóng” tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm xuống, chỉ đạt 6.9%. Đây cũng là tình hình chung của nhiều quốc gia trên thế giới do ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng chính trị, thiên tai, nợ công, tham nhũng... Bên cạnh tăng trưởng GDP, tổng sản phẩm trong nước tính theo giá hiện hành cũng không ngừng tăng lên. Năm 2005 Trung Quốc đạt 2.256.903 triệu USD, bằng một nửa so với Nhật Bản 4.571.876 triệu USD, sau 5 năm, tổng sản phẩm trong nước tính theo giá hiện hành của Trung Quốc đạt 5.930.529 triệu USD, cao hơn 5.495.379 triệu USD của Nhật Bản, Trung Quốc chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Theo dõi bảng sau: 1Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1978: 12.3 %; năm 1979: 8.5%; năm 1980: 7.2% 2Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1981: 4.5%; năm 1982: 9.0%; năm 1983:10% ; năm 1984:13% ; năm 1985:16.2% 3Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1986: 9.1%; năm 1987: 9.4%; năm 1988: 11.2%; năm 1989: 3.7%; năm 1990: 5.0% 4Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1991: 7.0%; năm 1992: 12.8%; năm 1993: 13.4%; năm 1994: 11.8% 5Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1995: 10.2%; năm 1996: 9.7%; năm 1997: 8.8%; năm 1998: 7.8%; năm 1999: 7.1% 6Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2000: 8.0 %; năm 2001: 7.3 %; năm 2002: 8.0 %; năm 2003: 9.1%; năm 2004: 9.5% 7Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005: 9.9%; năm 2006: 10.7%; năm 2007: 11.4%; năm 2008: 9.0%; năm 2009: 8.7% 8Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010: 10.3%; năm 2011: 9.2%; năm 2012: 7.8%; năm 2013: 7.7%; năm 2014: 7.4% Đơn vị tính: Triệu USD Đinh Thị Phượng 70 Hình 2. Tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành của Trung Quốc, Mỹ, Nhật từ năm 2005 - 2012 Nguồn: Cơ sở dữ liệu Các chỉ số phát triển Thế giới. www.worldbank.org - World Development Indicators database, Thống kê nước ngoài, Tổng cục thống kê Việt Nam https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=724 Kinh tế Trung Quốc đóng góp không nhỏ cho kinh tế thế giới. Nếu năm 1950 kinh tế Trung Quốc đóng góp chưa đến 1%, năm 2008 đóng góp 8.14% thì năm 2011 tăng lên 10.384% trong tổng GDP của thế giới, cao hơn rất nhiều nền kinh tế phát triển khác. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Nếu năm 1.978 là 381 USD thì năm 2005 tăng lên là 1.731 USD. Bốn năm sau, năm 2009 tăng lên 3.749 USD. Năm 2010 đạt 4.433 USD, năm 2013 thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc được cải thiện tăng lên 6.747 USD. Với thu nhập này, Trung Quốc ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp và có mặt ở nhóm nước có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc có khoảng cách khá xa so với các nước phát triển trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là tăng tuổi thọ bình quân của cả nam và nữ cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới và được xếp vào mức cao so với nhiều nước phát triển khác. Những kỳ tích kinh tế trên đã chứng minh sức mạnh của đất nước vốn sở hữu những “cái nhất” về dân số, diện tích mà ít quốc gia trên thế giới cạnh tranh được. Sức mạnh của kinh tế đã chứng tỏ sự đúng đắn của tư duy kinh tế, đường lối và chính sách kinh tế do Đảng Cộng sản Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của đại đa số nhân dân Trung Quốc đề ra và lãnh đạo trong công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay. Bảng 3. Tuổi thọ bình quân của một số nước trên thế giới năm 2013 Đơn vị: tuổi Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, thống kê các nước https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217 2.2. Tăng trưởng kinh tế và sự chuyển biến của khung mẫu hệ tư tưởng Khi đề cập đến nhân tố hệ tư tưởng, trong khoa học xã hội và trong lĩnh vực kinh tế học thường chú ý đến nội dung: niềm tin, hệ thống giá trị, phong tục, tập quán.... Trong triết học, đặc biệt là triết học chủ nghĩa Mác, một mặt cũng đề cập đến nội dung trên, mặt khác còn chú ý đến ý chí của nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị trong mối quan hệ với chế độ chính trị biểu hiện dưới tư tưởng chỉ đạo của chính đảng, nguyên tắc cầm quyền và sự huy động ý chí toàn dân... Do dó, khi dùng hệ tư tưởng để lí giải về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, sự quan tâm của tác giả không phải là nội dung đầy đủ của hệ tư tưởng mà chủ yếu tập trung ý chí của Đảng Cộng sản và Nhà nước trong việc đưa ra đường lối, chính sách và huy động, ngưng tụ ý chí, niềm tin của toàn dân. Đây chính là hạt nhân cơ bản của “khung mẫu” hệ tư tưởng (tiếng Anh: Paradigm). Toàn bộ hệ tư tưởng chính trị xoay quanh hạt nhân này mà phát triển. ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 68-74 71 Trước năm 1949, khung mẫu hệ tư tưởng của Trung Quốc chủ yếu xoay quanh ba tư tưởng chỉ đạo cốt lõi: “Hai cái phàm là” (Giáo điều hóa chủ nghĩa Mác), “Cách mạng là trên hết” và “Đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” (Trung tâm chính trị). Mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều xoay quanh ba tư tưởng chỉ đạo trên. Sau khi thành lập nước, dưới bối cảnh mới của thời đại, đặc biệt là sự chuyển biến của thế cuộc từ đấu tranh giai cấp sang hòa bình và phát triển; dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, đáp ứng các nhiệm vụ mới của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, khung mẫu hệ tư tưởng của Trung Quốc theo đó cũng có sự chuyển biến sang “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị” “cải cách mở cửa” “Trung tâm kinh tế”. Cụ thể: 2.2.1.Từ giáo điều hóa chủ nghĩa Mác đến giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị Trước cải cách mở cửa, do hạn chế về nhận thức và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc đề cao đấu tranh giai cấp và cho rằng đấu tranh giai cấp là phương pháp hữu hiệu để giải quyết tất cả mâu thuẫn trong xã hội. Phương châm tả khuynh “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” “nhất định không được quên đấu tranh giai cấp” là luồng gió mới sục sôi khắp nước. Đây chính là biểu hiện của giáo điều hóa chủ nghĩa Mác. Sau khi đập tan được “bè lũ bốn tên”, Trung Quốc bắt đầu thức tỉnh, tuy nhiên sau đó lại chìm vào “Hai cái phàm là” (Phàm là những quyết sách do Mao chủ tịch đề xuất, chúng ta phải kiên quyết ủng hộ; Phàm là những chỉ thị của Mao chủ tịch, chúng ta đều trước sau tuân theo). “Hai cái phàm là” đã trở thành xiềng xích trói buộc tư tưởng của Trung Quốc. Thực chất tư tưởng tả khuynh đó là đưa Trung Quốc trở về với cái gọi là “sùng bái cá nhân” và đúng như nhận định: “Tuy lũ bốn tên đã bị đập tan, tuy Cách mạng văn hoá đã kết thúc nhưng ảnh hưởng “tả khuynh” đã hình thành từ rất lâu nay chẳng phải chỉ một đêm mà mây lan khói tạnh được” [1, tr.610]. Tháng 12 năm 1978, trong Hội nghị Trung ương 3 khóa 11, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định thực hiện sự chuyển biến vĩ đại từ đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh chuyển sang xây dựng kinh tế làm trung tâm, từ đóng cửa chuyển sang mở cửa, từ cố thủ theo lề thói cũ chuyển sang cải cách mọi phương diện. Sự chuyển biến này căn bản xác lập đường lối tư tưởng mới của Đảng là giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị. “Thực sự cầu thị” là câu thành ngữ của Trung Quốc mà Mao Trạch Đông dùng để khái quát tinh hoa lý luận. Ông giải thích: “thực sự” là sự tồn tại khách quan của mọi sự vật; “thị” chính là mối quan hệ khách quan bên trong của sự vật, có tính quy luật; “cầu” chính là sự nghiên cứu của chúng ta. Chúng ta cần xuất phát từ tình hình thực tế bên trong và bên ngoài của đất nước, của tỉnh, của huyện, của khu vực, từ bên trong rút ra tính quy luật của nó, tìm ra mối liên hệ bên trong sự vật, định hướng hành động của chúng ta” [2, tr.801]. Bản chất của thực sự cầu thị là xuất phát từ thực tiễn cụ thể của Trung Quốc, xuất phát từ những mâu thuẫn cụ thể tồn tại trong lòng xã hội để tìm ra những quy luật tất yếu chi phối sự vận động và phát triển. Chỉ có như vậy mới có thể tìm ra phương hướng, đường lối đúng đắn cho cách mạng “lấy nông thôn bao vây thành thị, vũ trang giành chính quyền”. Thực tiễn cách mạng đã chứng minh, thoát ly tình hình thực tế chỉ có tạo ra những thất bại nghiêm trọng. Là thế hệ lãnh đạo thứ hai của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình có cống hiến quan trọng là khôi phục và phát triển đường lối tư tưởng thực sự cầu thị của Mao Trạch Đông. Trong “Kiên trì đường lối của Đảng cải tiến phương pháp làm việc”, Đặng Tiểu Bình đã giải thích: “Thực sự cầu thị”, tất cả đều xuất phát từ thực tiễn, lý luận liên hệ với thực tiễn, kiên trì thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý, chính là đường lối của Đảng ta” [3, tr.278]. Xa rời thực sự cầu thị, không xuất phát từ thực tiễn, phản đối sự kết hợp chỉnh thể giữa lý luận và thực tiễn chỉ đưa chúng ta trở về với chủ nghĩa duy tâm và siêu hình học, chỉ nhận được thất bại trong cách mạng, trong công việc. Ngược lại, “Áp dụng thực sự cầu thị, xuất phát từ thực tế, kết hợp lý luận với thực tế, tổng kết kinh nghiệm, phân tích tình hình mới của lịch sử, tìm ra vấn đề mới, nhiệm vụ mới, phương châm mới mới có thể lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc thành công” [3, tr.118]. Tuy nhiên, muốn thực sự cầu thị nhất định cần phải giải phóng tư tưởng. Không động não, tư tưởng không được giải phóng, tư tưởng xơ cứng hoặc ở trạng thái nửa xơ cứng, tình trạng này tồn tại khá phổ biến là căn nguyên cho chủ nghĩa giáo điều phát triển. Không giải phóng tư tưởng sẽ không mạnh dạn xuất phát từ thực tế để giải quyết vấn đề, không dám đưa ra tư tưởng mới nếu vấn đề đó chưa từng xuất hiện trong sách vở và được chủ nghĩa Mác đề cập đến. Đinh Thị Phượng 72 Từ giáo điều hóa chủ nghĩa Mác sang giải phóng tư tưởng, thật sự cầu thị là sự chuyển biến vĩ đại của khung mẫu hệ tư tưởng ý chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng là người đứng đầu, khởi xướng, trực tiếp lãnh đạo quá trình chuyển biến trong nhận thức, hành động của người dân. Ý chí của Đảng và Chính phủ đại diện cho ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Trong cải cách, khung mẫu hệ tư tưởng mới giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị giúp Trung Quốc đánh giá đúng thực trạng của đất nước, phân tích đúng tình hình thực tế với những tồn tại, khó khăn, nhờ đó mới có thể tìm ra được hướng giải quyết, tìm ra được con đường đi riêng cho dân tộc. Đây là động lực, sức mạnh nội lực tạo nên kỳ tích trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. 2.2.2.Từ đấu tranh giai cấp là chủ yếu sang xây dựng kinh tế là trung tâm Đấu tranh giai cấp đã mang lại thành công cho cách mạng Trung Quốc: giải phóng đất nước, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đấu tranh giai cấp đã có sự phát triển từ “khẩu hiệu” đến “phương châm chỉ đạo” và đỉnh cao là “sai lầm lý luận và thực tiễn”. Ngày 24 tháng 09 năm 1962, trong Hội nghị Trung ương 10 khóa VIII, Mao Trạch Đông tiến thêm một bước khẳng định quan điểm về đấu tranh giai cấp: “Về vấn đề đấu tranh giai cấp từ bây giờ trở đi, chúng ta ngày ngày bàn, tháng tháng bàn, năm năm bàn” [6]. Đấu tranh giai cấp trở thành khẩu hiệu không thể thiếu được trong xã hội, đặc biệt nó còn được nhấn mạnh “nhất thiết không quên đấu tranh giai cấp”. Đấu tranh giai cấp là chìa khóa để giải quyết mọi nhiệm vụ, công việc, mâu thuẫn. Do đó nó là khung mẫu hệ tư tưởng chủ đạo, chính thống. Tuy nhiên, khi đất nước thống nhất, hòa bình lặp lại cũng là lúc kết thúc sứ mệnh lịch sử của đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp có tính hai mặt, một mặt nó thúc đẩy sự phát triển nhưng ngược lại nó kìm hãm sự phát triển với đổ máu và thiệt hại nặng nề. Do vậy, khi chọn lựa phương pháp giải quyết mâu thuẫn phải đứng trên quan điểm biện chứng, phân tích kỹ lưỡng tình hình cụ thể. Có những mâu thuẫn chọn phương pháp đấu tranh giai cấp để giải quyết, có những mâu thuẫn chọn phương pháp đàm phán, hòa bình, Nếu chỉ biết dựa vào đấu tranh giai cấp thì rơi vào quan điểm phiến diện. Bước ngoặt chuyển trọng tâm công việc của Đảng là trong Hội nghị Trung ương 3 khóa XI với quyết định: “Dứt khoát ngừng sử dụng khẩu hiệu “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh”, khẩu hiệu này không còn phù hợp trong xã hội xã hội chủ nghĩa, chuyển nhiệm vụ trọng tâm sang xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội” [7]. Đại hội lần thứ 14 (năm 1992) một lần nữa khẳng định: “...Đảng đã quyết định vứt bỏ phương châm chỉ đạo của cánh tả “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” không phù hợp với chủ nghĩa xã hội, chuyển công việc trọng tâm của Đảng và Nhà nước sang xây dựng kinh tế” [8]. Báo cáo tại Đại hội lần thứ 17 (năm 2007) cũng khẳng định: “... quyết định chuyển công việc trọng tâm của Đảng và Nhà nước sang xây dựng kinh tế, tiến hành quyết sách có tính lịch sử thi hành cải cách mở cửa” [9]. Việc làm đầu tiên của xây dựng kinh tế làm trung tâm là quyết tâm hiện thực hóa Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đường lối này là con đường đúng đắn nhất và cũng là con đường duy nhất, liệu pháp hữu hiệu nhất đưa Trung Quốc thoát khỏi nghèo đói và lạc hậu. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là sự lựa chọn vĩ đại của lịch sử, là đỉnh cao của quá trình Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác; là hệ thống lý luận cao nhất đóng vai trò dẫn dắt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một đất nước đông dân nhất thế giới. Với nội dung cốt lõi: kiên trì giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, tiến cùng thời đại; kiên trì con đường phát triển hòa bình; lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm; kiên trì quan điểm lấy con người làm gốc; đẩy mạnh xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa... đã chứng tỏ rằng nó hoàn toàn thoát li khung mẫu hệ tư tưởng cũ đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh. 2.2.3. Từ sùng bái cách mạng, cách mạng là trên hết chuyển sang Cải cách mở cửa Cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác, Trung Quốc tiếp nhận và vận dụng triệt để khung mẫu hệ tư tưởng sùng bái cách mạng, cách mạng là trên hết. Trong tư tưởng và hành động của Đảng, cách mạng là nhiệm vụ cốt lõi, là con đường tất yếu để giải phóng nhân dân, giành độc lập dân tộc. Sùng bái cách mạng, cách mạng là trên hết vừa phản ánh được yêu cầu khách quan của cuộc đấu tranh cách mạng quốc tế, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội Trung Quốc đương thời. Nhờ đó, cách mạng Trung Quốc đã thắng lợi vẻ vang. Tuy nhiên, sau khi đất nước Trung Quốc mới được thành lập, gác lại thời kỳ chiến tranh, cả nước bước vào hòa bình khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế. Theo cùng những chuyển biến này, khung mẫu hệ tư tưởng cách mạng là trên hết không còn phù hợp nữa, cần chuyển sang khung mẫu hệ tư tưởng mới cải cách mở cửa. Bên trong thì tiến hành cải cách mà trước tiên ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 7, số 2 (2017), 68-74 73 là tiến hành cải cách ở nông thôn; đối với bên ngoài thì tiến hành mở cửa. Đây cũng là điểm nổi bật nhất của Trung Quốc trong thời kỳ mới. Cải cách, mở cửa được ví như liều thuốc vạn năng và duy nhất cứu vãn Trung Quốc đang hấp hối. Cải cách mở cửa là chìa khóa giải đáp tất cả mọi khó khăn. Cải cách mở cửa trở thành con đường mới của Trung Quốc trên hành trình duy trì tăng trưởng kinh tế thần tốc. Nhờ cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu hút được đầu tư của nước ngoài, kích thích tính sáng tạo, năng lực tiềm tàng trong mỗi người dân Trung Quốc, phát huy được nguồn lực trong nước, kết tụ được ý Đảng lòng dân, tạo ra điểm tựa vững chắc cho tăng trưởng kinh tế liên tục và ổn định. 2.2.4. Từ mô hình Stalin đến mô hình Trung Quốc Sau khi giành được độc lập, Trung Quốc “thành tâm thành ý” học tập và rập khuôn theo mô hình Stalin: Bất luận là trong hay ngoài Đảng Cộng sản, bộ phận cũ hay bộ phận mới, nhân viên kỹ thuật, phần tử tri thức đến quần chúng công nhân, nông dân đều nhất định phải thành tâm thành ý hướng về Liên-xô học tập. Chúng ta không chỉ học tập lý luận của C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lênin, I.Stalin mà còn cần học tập khoa học kỹ thuật của Liên-xô. Trong phạm vi toàn quốc, chúng ta cần dấy lên cao trào học tập Liên-xô để xây dựng đất nước. Rập khuôn theo mô hình Stalin, Trung Quốc tiến hành thực hiện các kế hoạch năm năm, tuyệt đối hóa sự phát triển của công nghiệp nặng, coi nhẹ nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Trung Quốc cũng như các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ đều cho rằng cần phải nhanh chóng phát triển công nghiệp nặng, nhanh chóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhanh chóng đuổi kịp Mỹ. Tư duy xơ cứng, giáo điều này đã đẩy kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng và đứng bên bờ vực thẳm. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển của Trung Quốc lại đặt ra nhu cầu vô cùng bức thiết về sự tìm kiếm mô hình kinh tế mới phù hợp với đặc điểm riêng của Trung Quốc, phù hợp với xu thế thế giới, quan trọng hơn là mô hình mới đó có thể vực dậy được Trung Quốc đang hấp hối. Nó tuyệt nhiên không phải là mô hình chỉ biết vẽ ra kế hoạch theo đuổi sự phát triển của công nghiệp nặng hay bất cứ ngành nghề gì mà không căn cứ theo tình hình thực tế của đất nước, của nhân dân. Ngày nay, thuật ngữ “Mô hình Trung Quốc” (tiếng Anh: China Model) đã được sử dụng phổ biến. Chính thức từ sự kiện ngày 11 tháng 05 năm 2004, chuyên gia người Mỹ phụ trách vấn đề Trung Quốc, cố vấn, giáo sư đại học Thanh Hoa, Joshua Cooper Ramo đã cho xuất bản bài viết “Đồng thuận Bắc Kinh” (tiếng Anh: Beijing Consensus), phân tích một cách khá toàn diện về những kỳ tích của hơn 20 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc và kết luận: Trung Quốc đã có sự nỗ lực rất lớn, chủ động sáng tạo và táo bạo đưa ra mô hình phát triển phù hợp với tình hình phát triển trong nước và thế giới. Ông gọi mô hình đó là “Đồng thuận Bắc Kinh” hoặc “Mô hình Trung Quốc”. Vẫn trong tháng 5 năm 2004 và dĩ nhiên là sau khi bài viết của Ramo công bố thì một loạt bài viết bàn về Mô hình Trung Quốc tiếp tục xuất hiện trên các tờ báo lớn của Mỹ, Anh, Mexico... Đặc điểm chung của những bài báo này là đều xuất phát từ phân tích kỳ tích tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong cải cách mở cửa và đi đến khẳng định đó là kết quả của việc vận dụng một mô hình mới vừa mang đặc sắc của Trung Quốc vừa phù hợp với sự phát triển của thế giới. Thuật ngữ “Đồng thuận Bắc Kinh” và “Mô hình Trung Quốc” là hai thuật ngữ có nội hàm khác nhau, tuy nhiên cả hai thuật ngữ này đều do “nước ngoài” tặng cho Trung Quốc. Thừa nhận sử dụng thuật ngữ cũng là một cách thừa nhận sự chuyển biến, chia tay mô hình kinh tế cũ chuyển sang mô hình kinh tế mới. Mô hình mới được xây dựng trên nền tảng tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết Ba đại diện9 của Giang Trạch Dân và quan điểm Phát triển khoa học10 của Hồ Cẩm Đào. Điểm mấu chốt của mô hình Trung Quốc là tập trung mọi nguồn lực cho phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế. Trong đó, việc xác lập được lý luận kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là đột phá lớn nhất. 9Thuyết Ba đại diện (tiếng Trung: 三个代表), được Giang Trạch Dân đưa ra trong Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XVI của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (11/2002), khẳng định: Đảng Cộng sản Trung Quốc đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện nền văn hóa tiên tiến và đại diện lợi ích của đông đảo nhân dân Trung Quốc 10Quan điểm Phát triển khoa học (tiếng Trung: 科学发 展观), được Hồ Cẩm Đào đưa ra trong Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (11/2012), khẳng định: lấy con người là trung tâm; phát triển toàn diện; phát triển hài hòa; phát triển bền vững. Đinh Thị Phượng 74 Hiện nay, tư tưởng Bốn toàn diện11 của Tập Cận Bình là bước phát triển mới trên con đường nhận thức về mô hình Trung Quốc. Trong cải cách mở cửa, Đảng Cộng sản, Chính phủ Trung Quốc có vai trò vô cùng quan trọng, người khởi xướng, người điều khiển, người lãnh đạo toàn bộ quá trình chuyển biến khung mẫu hệ tư tưởng. Người dân Trung Quốc trước tiên tin vào Đảng, tin tưởng vào đường lối chính sách do Đảng đề ra hơn là tin vào hiệu quả của con đường, mô hình mà Trung Quốc lựa chọn. Đảng có vai trò quan trọng trong việc tập hợp, ngưng tụ sức mạnh đoàn kết, gắn bó, đồng thuận, sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đây là nền tảng quan trọng, là giá đỡ tinh thần, là mấu chốt và là bí mật của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Không có giá đỡ niềm tin, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không thể duy trì bền bỉ trong suốt bốn thập kỷ mà chưa từng đối diện với khủng hoảng. Ý chí của Đảng theo đuổi mục tiêu phát triển nhanh kinh tế đã lan tỏa trở thành ý chí của toàn thể nhân dân. Đây là thực tiễn, là sức mạnh, là bí mật không lý giải được của Trung Quốc. 3. Kết luận Khung mẫu hệ tư tưởng mới “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị", “Xây dựng kinh tế là trung tâm”, “Cải cách mở cửa”, “Mô hình Trung Quốc” phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với nguyện vọng và ý chí của toàn thể nhân dân. Giữa bối cảnh đất nước nghèo đói, tụt hậu do ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa, khung mẫu hệ tư tưởng mới tập trung chủ yếu vào mục tiêu khôi phục và phát triển kinh tế, tìm ra con đường đi riêng cho dân tộc là làn gió mới tiếp thêm sức mạnh tinh thần. Có sức mạnh này, Trung Quốc đã vượt qua mọi khó khăn, hạn chế về vốn, tài nguyên, quản lý... để duy trì tăng trưởng kinh tế thần tốc trong suốt bốn thập kỷ qua. 11Bốn toàn diện (tiếng Trung: 四个全面), được Tập Cận Bình đưa ra vào tháng 12 năm 2014, khẳng định: xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm khắc toàn diện. Tài liệu tham khảo [1] Mao Mao (2001), Cha tôi Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa, NXB Thế Giới, Hà Nội. [2] 毛泽东 (1991), 毛泽东选集 (第 3 卷), 人民出版 社,北京. [3] 邓小平 (1994), 邓小平文选 (第 2 卷), 人民出版 社, 北京. [4] 邓小平 (1993), 邓小平文选 (第 3 卷), 人民出版 社, 北京. [5] Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn kiện Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, /GB/64162/64168/64560/65452/4442009.html, ngày cập nhật: 28/02/2017. [6] Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn kiện Hội nghị Trung ương 10 khóa VIII, com.cn/GB/64162/64168/64560/65353/4442078.h tml, ngày cập nhật: 28/02/2017 [7] Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn kiện Hội nghị Trung ương 3 khóa XI, people.com.cn/ GB/64162/64168/64563/65371/4441902.html, ngày cập nhật: 28/02/2017. [8] Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIV, com.cn/GB/64162/64168/64567/65446/4526308.html, ngày cập nhật: 28/02/2017 [10] Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XVII, com.cn/GB/64093/67507/6429840, ngày cập nhật: 28/02/2017. SECRETS BEHIND CHINA’S ECONOMIC GROWTH: CHANGES IN IDEOLOGICAL PARADIGMS Abstract: More than four decades have passed, but the world is still surprised at the great achievement of China’s economic growth. What is the hidden truth behind that miraculous development? In order to explain this phenomenon, the author of this article chiefly bases her view on a new angle - Ideology, namely the changes in ideological paradigms from “dogmatizing Marxism”, “Class struggle as credo”, “Revolution cult”, "Stalin model" to “Liberating ideology, seeking the truth wholeheartedly”, “Economic construction as the focus”, “Open-door reform”, “Chinese model”. The new ideological paradigms are in line with the world's development trend, representing the interest and aspiration of the entire Chinese people. Under the guidance of the new ideology paradigms, the Chinese people have been unanimously united to overcome all difficulties and limits in terms of capital, resources, management, etc. to achieve the goal of accelerating the economy. Key words: China's economy; ideological paradigm; liberating ideology; seeking the truth wholeheartedly; economic construction as the focus; Chinese model.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbi_mat_dang_sau_tang_truong_kinh_te_trung_quoc_su_chuyen_bie.pdf
Tài liệu liên quan