Biến chứng thường gặp trong tuần lễ đầu trên bệnh nhân đột quỵ não cấp

TÓM TẮT Cơ sở: Những bệnh nhân bị đột quỵ não dễ bị nguy hiễm bởi sự phát triển của các biến chứng khác nhau và cũng là nguyên nhân của sự tàn tật bởi đột quỵ. Phương pháp: Chúng tôi nghiên cứu187 bệnh nhân đột quỵ não cấp điều trị tại khoa Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Biến chứng sau đột quỵ não cấp rất phổ biến. Trong đó biến chứng táo bón thường xảy ra nhất chiếm tỉ lệ 71,1%; kế đến là các biến chứng tim mạch chiếm 39%; tăng đường huyết chiếm 32,1%; viêm phổi chiếm 32%; tăng áp lực nội sọ chiếm 28,3%; bí tiểu cấp chiếm 25,1%; loét da chiếm 13,9%; hạ natri máu chiếm 13,4%; xuất huyết tiêu hóa chiếm 12,7%; nhiễm trùng tiểu chiếm 8%; cuối cùng là biến chứng co giật chiếm 2,1%. Kết luận: Biến chứng sau đột quỵ cấp rất phổ biến; các biến chứng này thường liên quan đến tuổi của bệnh nhân.

pdf20 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến chứng thường gặp trong tuần lễ đầu trên bệnh nhân đột quỵ não cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP TRONG TUẦN LỄ ĐẦU TRÊN BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO CẤP TÓM TẮT Cơ sở: Những bệnh nhân bị đột quỵ não dễ bị nguy hiễm bởi sự phát triển của các biến chứng khác nhau và cũng là nguyên nhân của sự tàn tật bởi đột quỵ. Phương pháp: Chúng tôi nghiên cứu187 bệnh nhân đột quỵ não cấp điều trị tại khoa Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Biến chứng sau đột quỵ não cấp rất phổ biến. Trong đó biến chứng táo bón thường xảy ra nhất chiếm tỉ lệ 71,1%; kế đến là các biến chứng tim mạch chiếm 39%; tăng đường huyết chiếm 32,1%; viêm phổi chiếm 32%; tăng áp lực nội sọ chiếm 28,3%; bí tiểu cấp chiếm 25,1%; loét da chiếm 13,9%; hạ natri máu chiếm 13,4%; xuất huyết tiêu hóa chiếm 12,7%; nhiễm trùng tiểu chiếm 8%; cuối cùng là biến chứng co giật chiếm 2,1%. Kết luận: Biến chứng sau đột quỵ cấp rất phổ biến; các biến chứng này thường liên quan đến tuổi của bệnh nhân. ABSTRACT COMMON COMPLICATIONS IN THE FIRST WEEK OF STROKE PATIENTS IN ACUTE STAGE Phan Thai Nguyen, Vu Anh Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 387 - 393 Background: Patients with acute stroke are vulnerable to the development of various complications as a result of the stroke and the disability caused by the stroke. Method: We studies 187 patiennt with stroke admitted to Department of Neurology, Choray hospital. Results: Complications after acute stroke are common; the most common individual complications were constipation (complicating 71,1% of all strokes); cardiovascular complications (39%); hyperglycemie (32,1%); chest infections (32%); intracarnial hypertention (28,3%); urinary retention (25,1%); skin breaks (13,9%); hyponatremia (13,4%); gastrointestinal bleeding (12,7%);, and urinary tract (8%); seizures (2,1%). Conclution: Complication after stroke is the common, that stroke requires at age of patient. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là một hội chứng thần kinh biểu hiện bởi sự khởi phát cấp tính, kéo dài trên 24 giờ, rối loạn chức năng thần kinh trung ương có tính khu trú và là hậu quả của sự hư biến mạch máu não. Đột quỵ đang trở thành vấn đề quan trọng của y học, bởi vì tuổi thọ trung bình ngày càng tăng cao mà nguy cơ đột quỵ phụ thuộc vào tuổi. Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người và đứng hàng thứ ba trong các bệnh gây tử vong chỉ sau ung thư và tim mạch . Nó để lại hậu quả nặng nề về thể chất tinh thần và phí tổn tài chính cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Do đó việc khảo sát “Biến chứng thường gặp trong tuần lễ đầu trên bệnh nhân đột quỵ não cấp” nhằm tìm hiểu một số đặc điểm và mối tương quan giữa lâm sàng, cận lâm sàng và các biến chứng nhằm giúp bác sĩ chú ý đến những biến chứng nào thường xảy ra trong tuần lễ đầu sau đột quỵ để theo dõi, chăm sóc và điều trị bệnh nhân được tốt hơn. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiền cứu. Đối tượng nghiên cứu Tất cả những bệnh nhân đột quỵ não cấp nhập viện điều trị tại khoa Nội Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/ 2006 đến tháng 6/ 2007 thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu. Cỡ mẫu Cỡ mẫu thu nhận là 187 bệnh nhân. Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả bệnh nhân đột quỵ não cấp nhập khoa Nội Thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy trong vòng 48 giờ tính từ lúc khởi phát bệnh. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân có thời gian từ lúc khởi phát đột quỵ đến khi nhập viện trể hơn 48 giờ. Bệnh nhân đột quỵ không phải là nhồi máu não hoặc xuất huyết não như: chấn thương sọ não, u não, xuất huyết khoang dưới nhện... Thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu: Biểu mẫu soạn sẵn, Máy CT scan thế hệ thứ ba . Phương pháp thu thập số liệu: Những bệnh nhân bị đột quỵ não cấp nhập vào bệnh viện Chợ Rẫy, được thăm khám lâm sàng bởi một bác sĩ đa khoa cấp cứu và được chụp CT scan sọ não thường quy tại khoa cấp cứu, sau đó được chuyển đến khoa Nội Thần kinh điều trị tiếp. Tại đây, các bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa Thần kinh hỏi tiền sử và bệnh sử hoặc nếu tình trạng tri giác bệnh nhân xấu không có khả năng tiếp xúc thì hỏi bệnh thông qua thân nhân bệnh nhân, khám lâm sàng cẩn thận và đưa vào mẫu nghiên cứu nếu đúng tiêu chuẩn đưa vào và loại ra như trên. Xử lý dữ liệu Các thu thập sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 12.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Loại đột quỵ Bảng 1: Phân loại đột quỵ. Loại đột quỵ Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nhồi máu não 73 39,0 Xuất huyết não 114 61,0 Tổng số 187 100,0 Bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não là 73 chiếm 39%; xuất huyết não là 114 chiếm 61%. Một số biến chứng thường gặp Tăng đường huyết Bảng 2: Phân bố bệnh theo đường huyết. Tăng đường huyết Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có 60 32,1 Không 127 67,9 Tổng số 187 100 Bệnh nhân có tăng đường huyết sau đột quỵ là 60 chiếm 32,1%; không tăng đường huyết là 127 chiếm 67,9%. Đường huyết trung bình là 133,46 ± 57,11 mg%; đường huyết thấp nhất là 73 mg%; cao nhất là 497 mg%. Tăng áp lực nội sọ: Bảng 3: Phân bố bệnh theo áp lực nội sọ. Tăng áp lực nội sọ Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có 53 28,3 Không 134 71,7 Tổng số 187 100 Bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ sau đột quỵ là 53 chiếm 28,3%; không tăng áp lực nội sọ là 134 chiếm 71,7%. Biến chứng tim mạch: Bảng 4: Phân bố bệnh theo biến chứng tim mạch. Biến chứng tim Tần số (n) Tỉ lệ (%) mạch Có 73 39 Không 114 61 Tổng số 187 100 Bệnh nhân có biến chứng tim mạch sau đột quỵ là 73 chiếm 39%; không có biến chứng là 114 chiếm 61%. Trong các biến chứng tim mạch thì : Rối loạn nhịp tim có 12 trường hợp; ST chênh xuống có 46 tường hợp; ST chênh lên có 7 trường hợp; T đảo ngược 38 trường hợp. Biến chứng hô hấp: Bảng 5: Phân bố bệnh theo biến chứng hô hấp. Biến chứng hô hấp Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có 17 9,1 Không 170 90,9 Tổng số 187 100 Bệnh nhân có biến chứng hô hấp sau đột quỵ là 17 chiếm 9,1%; không có biến chứng là 170 chiếm 90,9%. Trong các biến chứng hô hấp có 17 trường hợp rối loạn nhịp thở kiểu Cheynes- Stockes; 2 trường hợp rối loạn nhịp thở kiểu tăng thông khí thần kinh trung ương. Biến chứng co giật và động kinh: Bệnh nhân có biến chứng co giật sau đột quỵ là 4 chiếm 2,1%; không có biến chứng là 183 chiếm 97,9%. Không có trường hợp nào bị động kinh. Biến chứng xuất huyết tiêu hóa: Bảng 6: Phân bố bệnh theo biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có 23 12,3 Không 164 87,7 Tổng số 87 100 Bệnh nhân có biến chứng xuất huyết tiêu hóa sau đột quỵ là 23 chiếm 12,7%; không có biến chứng là 164 chiếm 87,7%. Biến chứng hạ natri máu: Bảng 7: Phân bố bệnh theo biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Hạ natri máu Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có 25 13,4 Không 162 86,6 Tổng số 187 100 Bệnh nhân có biến chứng hạ natri máu sau đột quỵ là 25 chiếm 13,4%; không có biến chứng là 162 chiếm 86,6%. Natri máu trung bình là 138,54 ± 4,01 mEq/L; natri máu thấp nhất là 123 mEq/L; cao nhất là 160 mEq/L. Biến chứng viêm phổi: Bảng 8: Phân bố bệnh theo biến chứng viêm phổi. Viêm phổi Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có 60 32,1 Không 127 67,9 Tổng số 187 100 Bệnh nhân có biến chứng viêm phổi sau đột quỵ là 60 chiếm 32,1%; không có biến chứng là 127 chiếm 67,9%. Biến chứng bí tiểu cấp: Bảng 9: Phân bố bệnh theo biến chứng bí tiểu cấp. Bí tiểu cấp Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có 47 25,1 Không 140 74,9 Tổng số 187 100 Bệnh nhân có biến chứng bí tiểu cấp sau đột quỵ là 47 chiếm 25,1%; không có biến chứng là 140 chiếm 74,9%. Biến chứng nhiễm trùng tiểu: Bảng 10: Phân bố bệnh theo biến chứng nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng tiểu Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có 15 8 Không 172 92 Tổng số 187 100 Bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng tiểu sau đột quỵ là 15 chiếm 8%; không có biến chứng là 172 chiếm 92%. Biến chứng táo bón: Bảng 20: Phân bố bệnh theo biến chứng táo bón. Táo bón Tần số (n) Tỉ lệ (%) Táo bón Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có 133 71,1 Không 54 28,9 Tổng số 187 100 Bệnh nhân có biến chứng táo bón sau đột quỵ là 133 chiếm 71,1%; không có biến chứng là 54 chiếm 28,9%. Biến chứng loét da: Bảng 21: Phân bố bệnh theo biến chứng loét da. Loét da Tần số (n) Tỉ lệ (%) Có 26 13,9 Không 161 86,1 Tổng số 187 100 Bệnh nhân có biến chứng loét da sau đột quỵ là 26 chiếm 13,9%; không có biến chứng là 161 chiếm 86,1%. BÀN LUẬN Đặc điểm các biến chứng: Biến chứng tăng đường huyết sau đột quỵ: Có một số công trình nghiên cứu và y văn liên quan đến tăng đường huyết sau đột quỵ có liên quan đến sự gia tăng tỉ lệ tử vong. Nhưng cũng có một số nghiên cứu và y văn khác nhận xét tỉ lệ tử vong có tăng trong những bệnh nhân này nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê hoặc không có ý nghĩa tiên lượng (Error! Reference source not found.),hoặc không đề cập đến giá trị tiên lượng của đường huyết lúc nhập viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đường huyết trung bình là 133,46 ± 57,11 mg%. Chúng tôi cùng nhận thấy biến chứng tăng đường huyết sau đột quỵ có mối tương quan với tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ, cụ thể tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân có biến chứng tăng đường huyết là 63,07 của nhóm bệnh nhân không có biến chứng tăng đường huyết là 50,62; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,036< 0,05). Chúng tôi cũng nhận thấy biến chứng tăng dường huyết sau đột quỵ có mối tương quan với điểm Glasgow của bệnh nhân; cụ thể có biến chứng tăng đường huyết điểm Glasgow<8 chiếm 16,7%; không biến chứng tăng đường huyết điểm Glasgow<8 chiếm 1,6%; sự khác biệt này co ý nghĩa thống kê (p<0,001). Biến chứng tăng áp lực nội sọ sau đột quỵ: Tử vong trong tuần lễ đầu tiên sau đột quỵ phần lớn là do phù não và tăng áp lực nội sọ, gây tụt kẹt não trên lều hoặc chèn ép hạnh nhân tiểu não vào lổ chẩm. Các rối loạn thần kinh do phù não thường vào ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3, nhưng cũng có thể sớm hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ sau đột quỵ chiếm 28,3%. Về mối tương quan giữa biến chứng tăng áp lực nội sọ và các dữ liệu khác chúng tôi nhận thấy biến chứng tăng áp lực nội sọ sau đột quỵ có mối tương quan với loại đột quỵ, cụ thể ở nhóm bệnh nhân có biến chứng tăng áp lực sọ sau đột quỵ thì nhồi máu não chiếm 20,8% và ở nhóm bệnh nhân không có biến chứng tăng áp lực nội sọ thì nhồi máu não chiếm 50,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001); Biến chứng tăng áp lực nội sọ sau đột quỵ cũng có tương quan với điểm Glassgow, cụ thể ở nhóm bệnh nhân có biến chứng tăng áp lực sọ đột quỵ thì có điểm Gkassgow< 8 chiếm 15,1% và ở nhóm bệnh nhân không có biến chứng tăng áp lực nội thì có điểm Glssgow <8 là 0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Biến chứng tim mạch sau đột quỵ Đột quỵ não có thể gây ra biến đổi trực tiếp điện tim và chức năng cơ tim mà không liên quan đến thiếu máu cơ tim. Theo kết quả của những nghiên cứu có đối chứng của Dimand và Grob so sánh điện tâm đồ của 100 bệnh nhân tai biến mạch máu não (nhũn não, xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện ) trong 3 ngày đầu nhập viện với điện tâm đồ của 100 bệnh nhân tương đồng về tuổi và giới tính nhập viện vì ung thư đại tràng cho thấy: ST chênh xuống và khoảng QT kéo dài gấp 7 lần ở nhóm tai biến mạch máu não so với nhóm chứng, sóng T đảo ngược cao gấp 4 lần ở nhóm tai biến mạch máu não so với nhóm chứng. Điều này gợi ý mối liên quan giữa tai biến mạch máu não với biến đổi điện tâm đồ . Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến chứng tim mạch sau đột quỵ chiếm 39%; không có biến chứng là chiếm 61%.Trong các biến chứng tim mạch thì : rối loạn nhịp tim có 12 trường hợp ; ST chênh xuống có 46 tường hợp; ST chênh lên có 7 trường hợp; T đảo ngược 38 trường hợp. Kết quả này cũng phù hợp với y văn thấy rối loạn nhịp tim có thể xảy ra từ 20-40% đột quỵ cấp, khử cực bất thường xảy ra 20% thiếu máu não cấp và 60% bệnh nhân xuất huyết trong sọ(Error! Reference source not found.). Chúng tôi nhận thấy biến chứng tim mạch sau đột quỵ có mối tương quan với tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ, cụ thể tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân có biến tim mạch là 63,75; của nhóm bệnh nhân không có biến chứng tim mạch là 50,62 ; sự khác biệt này có ý nghìa thống kê (p=0,003<0,05); biến chứng tim mạch sau đột quỵ cũng có mối tương quan với điểm Glassgow; cụ thể ở nhóm bệnh nhân có biến chứng tim mạch điểm Glassgow <8 chiếm 13,7%, ở nhóm bệnh nhân không có biến chứng tim mạch điểm Glassgow <8 chiếm 1,8%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,001<0,05) Biến chứng hô hấp Hô hấp là dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng trong đột quỵ. Đây là bước điều trị, theo dõi mà tất cả các y văn về đột quỵ đặt lên hàng đầu trong giai đoạn cấp; đó là đảm bảo lưu thông đường hô hấp, cung cấp oxy qua sonde, mask, đặt nội khí quản nếu cần. Những rối loạn hô hấp như kiểu thở Cheynes-Stocke, thở tăng thông khí thần kinh trung ương, nhịp thở thất điều là những dấu hiệu tiên lượng xấu. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến chứng hô hấp sau đột quỵ chiếm 9,1%. Trong các biến chứng hô hấp có 17 trường hợp rối loạn nhịp thở kiểu Cheynes- Stockes; 2 trường hợp rối loạn nhịp thở kiểu tăng thông khí thần kinh trung ương. Chúng tôi nhận thấy biến chứng hô hấp sau đột quỵ cũng có mối tương quan với điểm Glassgow, cụ thể ở nhóm bệnh nhân có biến chứng hô hấp điểm Glassgow <8 chiếm 52,9%, ở nhóm bệnh nhân không có biến chứng hô hấp điểm Glassgow <8 chiếm 1,8%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Biến chứng co giật và động kinh sau đột quỵ Đây là một biến chứng phần lớn xảy ra trong 24 giờ đầu của đột quỵ, khoảng 90% trường hợp. Aboix và cộng sự (Error! Reference source not found.) khảo sát 1099 bệnh nhân tai biến mạch máu não nhằm đánh giá ảnh hưởng của xuất hiện co giật sớm (trong 48 giờ sau nhập viện) đối với tử vong trong 30 ngày đầu. Họ kết luận co giật sớm là một yếu tố tiên lượng độc lập cho tử vong trong 30 ngày đầu. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến chứng co giật sau đột quỵ chiếm 2,1%; không có trường hợp nào bị động kinh. Kết quả này cũmg phù hợp với nghiên cứu của Doshi V Svà cộng sự (Error! Reference source not found.) thấy biến chứng co giật và động kinh chiếm tỉ lệ 0,7%. Biến chứng xuất huyết tiêu hóa Xuất huyết tiêu hóa trong đột quỵ được xem là một triệu chứng đi kèm không phải là biểu hiện căn bản của đột quỵ. Về nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa có một số lý giải: xuất huyết tiêu hóa do kích xúc thường lượng máu chảy không nhiều có thể đề phòng bằng thuốc ức chế tiết acid; xuất huyết tiêu hóa bộc phát trên nền tổn thương hệ tiêu hóa tiềm ẩn hay hoạt động sẽ làm xấu thêm tình trạng vốn đã nặng của đột qụy; Xuất huyết tiêu hóa trong giai đoạn cuối của đột quỵ; loét dạ dày tá tràng do tress gây xuất huyết tiêu hóa… Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến chứng xuất huyết tiêu hóa sau đột quỵ chiếm 12,7%. tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của R.J. Davenport(Error! Reference source not found.) và cộng sự tỉ lệ này là 3%. Biến chứng hạ Natri máu Rối loạn nước, điện giải hay xảy ra trên bệnh nhân đột quỵ não cấp, nếu không chú ý trong quá trình điều trị sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh, trong đó hạ Natri máu thường xảy ra nhất. Natri là một trong những chất điện giải có tác dụng tạo áp lực thẩm thấu, quyết định sự phân bố nước giữa trong và ngoài tế bào của cơ thể, nồng độ chất này thay đổi dẫn đến những rối loạn về phân bố nước trong cơ thể. Những công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy nguyên nhân hạ natri máu nặng trong những bệnh lý này liên quan đến hội chứng tiết ADH không thích hợp và hội chứng thải muối não còn gặp nhiều trong những trường hợp hạ natri máu nhẹ và trung bình. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể xác định nguyên nhân một cách dễ dàng trên lâm sàng, mà đòi hỏi phải được tiến hành từng bước một cách có hệ thống. Hạ natri máu ngoài việc gây rối loạn phân bố nước còn có thể dẫn đến những rối loạn về chức năng và tổn thương hệ thần kinh. Nếu việc điều chỉnh không thích hợp sẽ làm cho tình trạng bệnh xấu đi và có thể dẫn đến tử vong. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến chứng hạ natri máu sau đột quỵ chiếm 13,4%. Chúng tôi cùng nhận thấy biến chứng hạ natri máu sau đột quỵ có mối tương quan với tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ, cụ thể tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân có biến chứng hạ natri máu là 67,56, của nhóm bệnh nhân không có biến chứng hạ natri máu là 58,89 ; sự khác biệt này có ý nghìa thống kê (p=0,003< 0,05). Biến chứng hạ natri máu sau đột quỵ cũng có tương quan với điểm Glassgow, cụ thể ở nhóm bệnh nhân có biến chứng hạ natri máu sau đột quỵ ở bệnh nhân có điểm Glassgow <8 chiếm 16% và ở nhóm bệnh nhân không có biến chứng hạ natri máu trên những bệnh nhân có điểm Glassgow> 8 là 4,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p= 0,036 <0,05). Biến chứng viêm phổi Viêm phổi là một trong những nguyên nhân độc lập gây tử vong sau đột quỵ. Khi bệnh nhân bị đột quỵ do sự tăng tiết đàm dãi, ít vận động,… nên dễ đưa đến viêm phổi. Ngăn ngừa bằng cách làm sạch đường hô hấp, vận động sớm, ngồi dậy nhiều lần trên giường, dẫn lưu tư thế, ngăn ngừa trào ngược, vỗ ngực. Nếu có sốt cần tìm ngay nguyên nhân viêm phổi và cho kháng sinh sớm. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến chứng viêm phổi sau đột quỵ chiếm 32,1%. Kết quả này so với một số nghiên cứu khác có cao hơn như nghiên cứu của P. Langhorne và cộng sự(Error! Reference source not found.) nghiên cứu trên 331 bệnh nhân đột quỵ biến chứng viêm phổi chiếm 22%; còn nghiên cứu của R.J. Davenport(Error! Reference source not found.) nghiên cứu trên 613 bệnh nhân đột quỵ thì có 12% bệnh nhân có biến chứng viêm phổi. Về mối tương quan giữa biến chứng viêm phổi và các dữ kiện lâm sàng khác, chúng tôi nhận thấy biến viêm phổi sau đột quỵ có mối tương quan với tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ, cụ thể tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân có biến chứng viêm phổi là 63,53 của nhóm bệnh nhân không có biến chứng viêm phổi là 58,40 ; sự khác biệt này có ý nghìa thống kê (p=0,036<0,05). Chúng tôi nhận thấy biến chứng viêm phổi sau đột quỵ có mối tương quan với điểm Glasgow của bệnh nhân, cụ thể điểm Glasgow< 8 ở bệnh nhân có biến chứng viêm phổi chiếm 15%, ở bệnh nhân không có biến chứng viêm phổi chiếm 2,4%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p= 0,001<0,05). Biến chứng bí tiểu cấp và nhiễm trùng tiểu Trên đột quỵ bệnh nhân dễ bị bí tiểu và bệnh nhân thường phải đặt sond tiểu để dẫn lưu nuớc tiểu, kèm theo đó là tình trạng bệnh lý nên bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến chứng bí tiểu cấp sau đột quỵ chiếm 25,1%, biến chứng nhiễm trùng tiểu là 8%. Tỉ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của V S Doshi và cộng sự(Error! Reference source not found.) nghiên cứu trên 261 trường hợp bị đột quỵ ở bệnh viện Changi (Singapore) từ tháng 1/ 2001- 6/ 2001 thì tỉ lệ bí tiểu cấp là 20,9%; nhiễm trùng tiểu là 14,3%; còn nghiên cứu của R.J. Davenport(Error! Reference source not found.) nghiên cứu trên 613 bệnh nhân đột quỵ thì có 16% bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùmg tiểu.. Chúng tôi nhận thấy biến chứng nhiễm trùng tiểu sau đột quỵ có mối tương quan với điểm Glasgow của bệnh nhân, cụ thể điểm Glasgow< 8 ở bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng tiểu chiếm 20%, ở bệnh nhân không có biến chứng này chiếm 5,2%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p= 0,025< 0,05). Chúng tôi cũng nhận thấy biến chứng bí tiểu cấp sau đột quỵ có mối tương quan với điểm Glasgow của bệnh nhân, cụ thể điểm Glasgow< 8 ở bệnh nhân có biến chứng bí tiểu cấp chiếm 19,1%, ở bệnh nhân không có biến chứng bí tiểu cấp chiếm 2,1%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Biến chứng táo bón Là biến chứng thường gặp trên bệnh nhân đột quỵ mặc dù biến chứng này ít nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân nhưng cũng ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi biến chứng táo bón chiếm tỉ lệ 71,1%, tỉ lệ này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Doshi V S và cộng sự(Error! Reference source not found.) nghiên cứu trên 261 trường hợp bị đột quỵ ở bệnh viện Changi (Singapore) từ tháng 1/ 2001- 6/ 2001 thì tỉ lệ bệnh nhân có biến chứng táo bón là 22,9%. Về mối tương quan giữa biến chứng táo bón và các dữ kiện lâm sàng khác, chúng tôi nhận thấy biến chứng táo bón sau đột quỵ có mối tương quan với tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ, cụ thể tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân có biến chứng táo bón là 62,35 của nhóm bệnh nhân không có biến này là 54,39; sự khác biệt này có ý nghìa thống kê (p< 0,001). Biến chứng loét da Đây là biến chứng rất thường gặp, nhất là những bệnh nhân không được chăm sóc, xoay trở tốt. Loét mục làm tăng đáng kể tử vong và tàn tật. Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có biến chứng loét da sau đột quỵ chiếm 13,9%. Tỉ lệ này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác như :nghiên cứu của R.J. Davenport và cộng sự(Error! Reference source not found.). KẾT LUẬN Qua khảo sát 187 trường hợp đột quỵ não tại Bệnh viện Chợ Rẫy cấp, chúng tôi có một số nhận xét như sau: Biến chứng sau đột quỵ não xảy ra trong tuần lễ đầu khá đa dạng bao gồm các biến chứng nội khoa và thần kinh. Trong đó biến chứng táo bón thường xảy ra nhất chiếm tỉ lệ 71,1%; kế đến là các biến chứng tim mạch chiếm 39%; tăng đường huyết chiếm 32,1%; viêm phổi chiếm 32%; tăng áp lực nội sọ chiếm 28,3%; bí tiểu cấp chiếm 25,1%; loét da chiếm 13,9%; hạ natri máu chiếm 13,4%; xuất huyết tiêu hóa chiếm 12,7%; biến chứng hô hấp chiếm 9,1%; nhiễm trùng tiểu chiếm 8%; cuối cùng là biến chứng co giật chiếm 2,1%.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf110_2637.pdf
Tài liệu liên quan