Nồng độ IL-6, IL-10 huyết thanh tăng
cao rõ rệt ở BN đa chấn thương. IL-6
tăng sớm và ổn định tại các thời điểm
6 - 72 giờ sau chấn thương với nồng độ
cao nhất 64,6 ng/l. IL-10 tăng cao dần,
đạt mức cao nhất tại thời điểm 72 giờ sau
chấn thương với nồng độ trung bình
246,2 ng/l.
Nồng độ IL-6 huyết thanh thay đổi có
liên quan với độ nặng tổn thương và tình
trạng BN đánh giá bằng điểm ISS và
RTS. Tổn thương càng nặng (điểm ISS
càng cao), tình trạng càng nặng (điểm
RTS càng thấp) thì nồng độ IL-6 sau chấn
thương càng cao. Ngược lại, nồng độ
IL-10 không liên quan với độ nặng tổn
thương và tình trạng BN.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi il-6, il-10 ở bệnh nhân đa chấn thương và mối iên quan với độ nặng tổn thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
91
BIẾN ĐỔI IL-6, IL-10 Ở B NH NHÂN ĐA CHẤN THƢƠNG
VÀ MỐI IÊN QUAN VỚI ĐỘ NẶNG TỔN THƢƠNG
Nguyễn Trường Giang*; Vũ Xuân Nghĩa*
Nguyễn Mạnh Cường*; Nguyễn Trung Kiên**
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát sự thay đổi nồng độ IL-6, IL-10 và mối liên quan với độ nặng tổn thương
ở bệnh nhân (BN) đa chấn thương. Phương pháp: đánh giá độ nặng tổn thương và tình trạng
BN đa chấn thương bằng điểm ISS và RTS. Định lượng IL-6, IL-10 tại các thời điểm (khi vào
viện, 6, 12, 24, 48 và 72 giờ sau chấn thương. Kết quả: điểm ISS trung bình 34,25; điểm RTS
trung bình 9,05; IL-6 tăng sớm và ổn định tại các thời điểm 6 - 72 giờ sau chấn thương với
nồng độ cao nhất 64,6 ng/ml; IL-10 tăng cao dần, đạt mức cao nhất tại thời điểm 72 giờ sau
chấn thương với nồng độ trung bình 246,2 ng/ml. Điểm ISS càng cao, điểm RTS càng thấp thì
nồng độ IL-6 sau chấn thương càng cao. Kết luận: nồng độ IL-6, IL-10 huyết thanh tăng cao rõ
rệt ở BN đa chấn thương. Nồng độ IL-6 huyết thanh thay đổi có liên quan với độ nặng tổn
thương và tình trạng BN đánh giá bằng điểm ISS và RTS. Ngược lại, nồng độ IL-10 không liên
quan với độ nặng tổn thương và tình trạng BN.
* Từ khoá: Đa chấn thương; Độ nặng tổn thương; Interleukin 6; Intrerleukin 10.
Association of Dynamic Change in Serum IL-6, IL-10 Levels with
Injury Severity in Multiple Trauma Patients
Summary
Objectives: To evaluate the association of dynamic change in serum IL-6, IL-10 levels with
injury severity in multiple trauma patients. Method: Injury severity and patient’s status of multiple
trauma patients were assessed by ISS and RTS score. IL-6 and IL-10 levels were tested at time
of administration, 6, 12, 24, 48 and 72 hours after injury. Results: Mean of ISS and RTS score
was 34.5 and 9.05, respectively. IL-6 level elevated early and had a relatively stable level during
6 - 72 hours after injury with the maximum level of 64.6 ng/mL. Besides, IL-10 increased
steadily, reached the highest level at 72 hours after injury with the level value 246.2 ng/mL.
The higher of ISS and the lower RTS score, the higher the IL-6 level. Conclusions: There was a
significant elevation of serum IL-6 and IL-10 levels in patient with multiple trauma. The change
of serum IL-6 level was significantly associated with unjury severity and patient’s status assessed
by ISS and RTS scores.
* Keywords: Multiple trauma; Injury severity; Interleukine 6, Interleukine 10.
* Học viện Quân y
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trung Kiên (bskien103@gmail.com)
Ngày nhận bài: 25/09/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 03/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 21/11/2017
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
92
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương là nguyên nhân chủ yếu
gây tử vong trên toàn thế giới (khoảng 9%)
và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
ở nhóm tuổi < 40. Sốc mất máu, thiếu oxy
và tổn thương trầm trọng các cơ quan
là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong
sớm ở BN chấn thương nặng và đa chấn
thương. Trong khi đó, nguyên nhân của
tử vong muộn chủ yếu do những biến
chứng liên quan đến rối loạn hệ thống
miễn dịch [5].
Có nhiều thang điểm đánh giá độ nặng
tổn thương trong đa chấn thương, trong
đó điểm ISS (Injury Severity Score) và RTS
(Revised Trauma Score) thường được sử
dụng [10]. Nghiên cứu thực nghiệm và
lâm sàng cho thấy, chấn thương nặng và
phẫu thuật có tác động rõ rệt đến hệ
thống miễn dịch đặc hiệu và không đặc
hiệu. Sau chấn thương, các tế bào có
chức năng miễn dịch được hoạt hóa, giải
phóng ồ ạt các trung gian hóa học, trong
đó đáng chú ý là cytokine, dẫn đến hội
chứng đáp ứng viêm toàn thân (systemic
inflammatory response syndrome - SIRS),
hậu quả là nhiễm khuẩn huyết và suy
đa tạng.
Nhiều cytokine có vai trò trong đáp
ứng viêm sau chấn thương, trong đó có
IL-6 và IL-10. IL-6 được giải phóng có vai
trò kích thích quá trình viêm và tổn thương
tổ chức tại chỗ và toàn thân. Trong khi
đó, IL-10 là một trong các cytokine kháng
viêm có vai trò quan trọng sau chấn thương
và phẫu thuật [4, 6, 8]. Mục tiêu của nghiên
cứu này: Khảo sát mức độ rối loạn của hệ
thống miễn dịch sau đa chấn thương dựa
trên thay đổi nồng độ IL-6 và IL-10, đồng
thời tìm hiểu mối liên quan của chúng với
độ nặng tổn thương.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
60 BN đa chấn thương được cấp cứu
và điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ
tháng 1 - 2016 đến 12 - 2017.
- Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN bị đa
chấn thương chẩn đoán theo định nghĩa
của Patel A (1971) và Trentz O (2000): có
≥ 2 tổn thương nặng ở các vùng hoặc hệ
thống cơ quan (điểm ISS ≥ 18), trong đó
có ít nhất 1 tổn thương làm rối loạn các
chức phận sống.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ BN đã được điều trị ở bệnh viện khác
trước khi đến Bệnh viện Quân y 103.
+ BN có bệnh lý nội khoa nặng trước
khi bị thương.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca.
- Đánh giá tình trạng BN lúc vào viện
bằng điểm chấn thương sửa đổi (RTS):
+ Điểm Glasgow: tính theo Glasgow
Coma Scale (GCS).
+ Tần số thở: đếm số lần di động của
lồng ngực/phút.
+ Huyết áp động mạch tối đa: đo bằng
máy theo dõi.
+ Tính điểm RTS (theo Champion H.R
và CS, 1989).
- Đánh giá độ nặng của BN bằng điểm
độ nặng tổn thương (ISS):
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
93
+ Chẩn đoán mức độ tổn thương tạng
bằng chụp cắt lớp vi tính, siêu âm hoặc
trong mổ.
+ Đánh giá mức độ tổn thương từng
vùng bằng bảng điểm tổn thương rút gọn
(Abbreviated Injury Scale - AIS).
+ Tính điểm ISS (theo Baker S.P và CS,
1974).
- Xét nghiệm IL-6 và IL-10:
+ Thời điểm: khi vào viện (T0), 6 giờ
(T1), 12 giờ (T2), 24 giờ (T3), 48 giờ (T4)
và 72 giờ (T5) sau chấn thương.
+ Phương pháp: xét nghiệm bằng bộ
kít của Hãng AviBion-Orgenium (Phần
Lan), đọc kết quả ELISA bằng máy
BECKMAN-COULTER-DTX 880 (Hoa Kỳ)
tại Trung tâm Nghiên cứu Y Dược học
Quân sự, Học viện Quân y.
* Xử lý số liệu: bằng chương trình
SPSS 22.0. Xác định mối liên quan bằng
hệ số tương quan r (Pearson Correlation).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung.
- Tuổi trung bình: 36,6 ± 16,53 (từ 13 -
78 tuổi).
- Giới: nam: 50 BN (83,3%), nữ: 10 BN
(16,7%).
- Nguyên nhân: tai nạn giao thông:
44 BN (73,33%), ngã cao: 12 BN (20%),
nguyên nhân khác: 04 BN (6,67%).
- Thời gian vào viện trung bình: 4,33 ±
5,59 giờ.
- Cơ cấu tổn thương: tổn thương sọ
não: 44 BN (73,3%), chấn thương ngực:
39 BN (65%), tổn thương bụng: 18 BN
(30%), tổn thương chi và khung chậu:
45 BN (65%), tổn thương hàm mặt: 37 BN
(61,7%), tổn thương bỏng: 09 BN (15%).
- Số vùng tổn thương: 2 vùng: 24 BN
(40%), 3 vùng: 27 BN (45%), 4 vùng:
09 BN (15%).
2. Đánh giá độ nặng bằng điểm RTS
và ISS.
- Điểm RTS khi vào viện từ 5 - 12,
trung bình 9,05 ± 1,69, cụ thể: 5 - 7 điểm:
11 BN (18,3%), 8 - 10 điểm: 37 BN (61,7%),
11 - 12 điểm: 12 BN (20%).
- Điểm ISS: từ 18 - 68, trung bình
34,25 ± 12,08, cụ thể: 18 - 25 điểm:
18 BN (30%), 26 - 40 điểm: 24 BN (40%),
> 40 điểm: 18 BN (30%).
3. Thay đổi nồng độ IL-6 và IL-10.
Bảng 1: Nồng độ IL-6 tại các thời điểm nghiên cứu (ng/l).
Thời điểm Thấp nhất ớn nhất Trung bình
T0 8,30 365,20 62,38 ± 60,32
T1 9,70 439,63 64,63 ± 66,68*
T2 8,00 235,82 59,40 ± 48,49
T3 8,97 291,71 61,67 ± 54,96
T4 4,09 301,20 62,53 ± 57,43
T5 13,00 314,10 62,50 ± 55,67
(*p < 0,05 so với thời điểm T0)
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
94
Bảng 2: Nồng độ IL-10 tại các thời điểm nghiên cứu (ng/l).
Thời điểm Thấp nhất ớn nhất Trung bình
T0 24,60 987,32 156,69 ± 179,31
T1 54,23 964,23 173,91 ± 180,37*
T2 61,23 1.419,13 205,25 ± 236,68*
T3 68,45 1.192,62 220,84 ± 218,89*
T4 71,21 1.198,23 238,26 ± 216,82*
T5 55,20 1.234,50 246,23 ± 224,52*
(*p < 0,05 so với thời điểm T0)
4. Mối liên quan giữa IL-6, IL-10 và độ nặng tổn thƣơng.
Bảng 3: Hệ số tương quan giữa IL-6 và RTS, ISS.
Thời điểm Với điểm RTS p Với điểm ISS p
T0 -0,432 0,001 0,378 0,003
T1 -0,360 0,005 0,296 0,022
T2 -0,351 0,006 0,301 0,019
T3 -0,35 0,006 0,247 0,057
T4 -0,283 0,028 0,143 0,274
T5 -0,237 0,068 0,198 0,129
Bảng 4: Hệ số tương quan giữa IL-10 và RTS, ISS.
Thời điểm Với điểm RTS p Với điểm ISS p
T0 -0,128 0,329 0,003 0,985
T1 0,02 0,877 -0,148 0,26
T2 0,042 0,751 -0,124 0,345
T3 0,038 0,772 -0,061 0,643
T4 0,094 0,475 -0,92 0,482
T5 0,094 0,525 -0,152 0,245
Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa IL-6 với điểm ISS tại thời điểm khi nhập viện.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
95
BÀN UẬN
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lâm
sàng đã chứng minh, hoạt hóa tế bào có
chức năng miễn dịch, giải phóng hàng
loạt tại chỗ và toàn thân các trung gian
hóa học tiền viêm và kháng viêm, hoạt
hóa các yếu tố đông máu cũng như hệ
thống bổ thể xảy ra ngay sau chấn
thương. Sự hoạt hóa các hệ thống trên
dẫn đến hội chứng đáp ứng viêm toàn
thân (SIRS), tiếp sau giai đoạn trung gian
là hội chứng đáp ứng kháng viêm bù
(compensatory anti-inflammatory response
syndrome - CARS). Trong quá trình viêm
có sự cân bằng giữa tác động có lợi của
viêm và những tác động là nguyên nhân
tổn thương cơ quan dẫn đến các biến
chứng [5, 8].
Cytokine đóng vai trò then chốt trong
cả phản ứng gây viêm và phản ứng
kháng viêm. IL-6 là một cytokine tiền viêm
được tạo ra bởi nhiều loại tế bào, gồm
bạch cầu trung tính, lympho T và B và tế
bào nội mạc. IL-6 giải phóng do TNF-α và
IL-1β kích thích khi tổ chức bị tổn thương
và nhiễm khuẩn. Theo nhiều nghiên cứu,
IL-6 tăng cao ngay sau chấn thương,
giảm nhanh trong 3 ngày và tăng trở lại
khi có tác động thứ phát của biến chứng
hoặc phẫu thuật.
IL-10 hoạt hóa sẽ gây giảm sản xuất
cytokine của lympho T hỗ trợ, giảm trình
diện kháng nguyên của đại thực bào, sau
đó là lympho T phát triển và ức chế chức
năng của tế bào đơn nhân. Điều đó làm
cho IL-10 là trung gian hóa học quan
trọng nhất trong đáp ứng miễn dịch kháng
viêm [1, 8].
IL-6 và IL-10 tăng rất sớm sau chấn
thương, ngay tại thời điểm BN vào viện
(trung bình 4,3 giờ sau chấn thương).
Nồng độ IL-6 đạt đỉnh sớm tại thời điểm
6 giờ sau chấn thương, còn IL-10 tăng
dần và đạt đỉnh ở ngày thứ 3. Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy, nồng độ IL-10
không liên quan với độ nặng tổn thương
và tình trạng BN khi vào viện đánh giá
bằng điểm ISS và RTS. Trong khi đó,
nồng độ IL-6 trong 24 giờ đầu có liên
quan với độ nặng tổn thương và tình
trạng BN (r = 0,3 - 0,43). Đặc biệt, nồng
độ IL-6 liên quan chặt chẽ với điểm RTS,
nói cách khác, IL-6 có tương quan với
tình trạng sốc và rối loạn chức năng các
cơ quan ở BN đa chấn thương.
Mối liên quan giữa tăng nồng độ IL-6
huyết thanh và điểm ISS cao cũng như
kết quả điều trị đã được nhiều nghiên cứu
chỉ ra: Gebhard F và CS [4], Pape H.C và
CS [11], Damas P và CS [3]. Nồng độ
IL-6 tăng sớm có liên quan đến BN sẽ có
biến chứng suy đa tạng. Nghiên cứu của
Giannoudis P.V và CS cho thấy: IL-6
không có giá trị tiên lượng biến chứng
nhiễm khuẩn huyết, nhưng có liên quan
đến độ nặng tổn thương. Nó là một dấu
ấn đánh giá mức độ tác động của tổn
thương, IL-6 tăng cao trong khoảng
1 - 4 giờ sau chấn thương và liên quan
đến độ nặng [6]. Sohtaro M và CS cũng
chỉ ra: IL-6 có liên quan với điểm AIS và
điểm ISS ở BN đa chấn thương (r = 0,45
và 0,33) [12].
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy,
IL-6 tăng sớm sau chấn thương và có
giá trị tiên lượng các biến chứng cũng như
tử vong. Nghiên cứu của Sousa A và CS
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
96
trên 99 BN cho thấy, IL-6 tăng cao có ý
nghĩa tại thời điểm 48, 72 giờ sau chấn
thương [14]. Nghiên cứu của Bogner V và
CS trên 58 BN cũng cho thấy, IL-6 tăng
cao tại thời điểm vào viện và 24, 72 giờ
sau chấn thương [2]. Nghiên cứu của
Gebhard F và CS trên 94 BN có 19% tử
vong bệnh viện thấy, IL-6 tăng cao có ý
nghĩa tại thời điểm 4, 6, 12 giờ sau chấn
thương ở nhóm tử vong [4].
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác
nhau về thay đổi nồng độ và giá trị tiên
lượng của IL-10 ở BN đa chấn thương.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nồng độ IL-10
huyết thanh tăng cao ở BN đa chấn
thương và sau phẫu thuật lớn liên quan
đến độ nặng tổn thương. Nồng độ IL-10
huyết thanh tăng ở BN nhiễm khuẩn và
đặc biệt cao ở BN sốc nhiễm khuẩn. Tuy
nhiên, có nghiên cứu chỉ ra, IL-10 không
tăng, thậm chí giảm sau chấn thương [6].
Theo Bogner V và CS, IL-10 tăng cao
sớm sau chấn thương [2]. Tương tự,
Lausevic Z và CS cũng thấy IL-10 tăng
cao trong suy đa tạng và tăng sớm sau
chấn thương [9]. Tuy nhiên, nghiên cứu
của Gouel-Cheron A và CS trên 100 BN
với 37% nhiễm khuẩn huyết thấy, IL-10
chỉ tăng ở nhóm tử vong và không liên
quan đến tiên lượng [7]. Spielmann S và
CS cũng không thấy có liên quan giữa IL-10
và biến chứng ARDS [13]. Các tác giả
cho rằng, cơ chế sản sinh và tác động
của IL-10 phức tạp và phụ thuộc nhiều
yếu tố, trong đó có đặc điểm cá thể trong
đáp ứng viêm và kháng viêm. Những vấn
đề đó cần được nghiên cứu sâu hơn và
có ý nghĩa lớn trong điều trị cũng như dự
phòng biến chứng ở BN chấn thương.
KẾT UẬN
Nồng độ IL-6, IL-10 huyết thanh tăng
cao rõ rệt ở BN đa chấn thương. IL-6
tăng sớm và ổn định tại các thời điểm
6 - 72 giờ sau chấn thương với nồng độ
cao nhất 64,6 ng/l. IL-10 tăng cao dần,
đạt mức cao nhất tại thời điểm 72 giờ sau
chấn thương với nồng độ trung bình
246,2 ng/l.
Nồng độ IL-6 huyết thanh thay đổi có
liên quan với độ nặng tổn thương và tình
trạng BN đánh giá bằng điểm ISS và
RTS. Tổn thương càng nặng (điểm ISS
càng cao), tình trạng càng nặng (điểm
RTS càng thấp) thì nồng độ IL-6 sau chấn
thương càng cao. Ngược lại, nồng độ
IL-10 không liên quan với độ nặng tổn
thương và tình trạng BN.
TÀI I U THAM KHẢO
1. Anne-Britt E.D, Pieta K, Inger B.S.
Predictive value of cytokines for developing
complications after polytrauma. World J of
Critical Care Med. 2016, 5 (3), pp.187-200.
2. Bogner V, Keil L, Kanz K.G et al. Very
early posttraumatic serum alterations are
significantly associated to initial massive RBC
substitution, injury severity, multiple organ
failure and adverse clinical outcome in multiple
injured patients. Eur J Med Res. 2009, 14,
pp.284-291.
3. Damas P, Ledoux D, Nys M et al.
Cytokine serum levels during sepsis in human
IL-6 as a marker of severity. Ann Surg. 1992,
215, pp.356-362.
4. Gebhard F, Pfetsch H, Steinbach G et al.
Is Interleukin-6 an early marker of injury
severity following major trauma in humans.
Arch Surg. 2000, 135, pp.291-295.
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2017
97
5. Giannoudis P.V, Hidebrand F, Pape
H.C. Inflammatory serum markers in patients
with multiple trauma, can they predict
outcome?. J Bone Joint Surg. 2004, 86,
pp.313-323.
6. Giannoudis P.V, Smith R.M, Perry S.L
et al. Immediate IL-10 expression following
major orthopaedic trauma: Relationship to
anti-inflammatory response and subsequent
development of sepsis. Intensive Care Med.
2000, 26, pp.1076-1081.
7. Gouel-Chéron A, Allaouchiche B,
Guignant C et al. Early interleukin-6 and slope
of monocyte human leukocyte antigen-DR:
A powerful association to predict the
development of sepsis after major trauma.
PLoS One. 2012, 7, p.33095.
8. Jaffer U, Wade R.G, Gourlay T.
Cytokines in the systemic inflammatory
response syndrome: A review. Intensive Care
and Cardiovascular Anesthesia. 2010, 2,
pp.161-175.
9. Lausevic Z, Lausevic M, Trbojevic-
Stankovic J et al. Predicting multiple organ
failure in patients with severe trauma. Can J
Surg. 2008, 51, pp.97-102.
10. Neidhardt T.R, Keel M, Steckholzer U
et al. Relationship of interleukin-10 plasma
levels to severity of injury and clinical outcome
in injured patients. J Trauma. 1997, 42,
pp.863-870.
11. Pape H.C, van Griensven M, Rice J et
al. Major secondary surgery in blunt trauma
patients and perioperative cytokine liberation:
Determination of the clinical relevance of
biochemical markers. J Trauma. 2001, 50,
pp.989-1000.
12. Sohtaro M, Yuki O, Shigeyuki T,
Masato F. Postmortem cytokine levels and
severity of traumatic injuries. Int J Legal Med.
2006, 120, pp.265-270.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_doi_il_6_il_10_o_benh_nhan_da_chan_thuong_va_moi_ien_qu.pdf