Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được
05 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tập
luyện cho học sinh Câu lạc bộ bóng chuyền
trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, gồm: Tăng
cường giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai
trò và mục đích tập luyện bóng chuyền trong
Câu lạc bộ; Đổi mới nội dung, phương pháp
giảng dạy, huấn luyện và hình thức tập luyện
bóng chuyền trong CLB; Tăng cường bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho giáo viên Thể dục; Tăng cường tổ chức
các giải thi đấu nội bộ và giao hữu với các
trường THPT trên địa bàn; Tăng cường cơ sở
vật chất, dụng cụ tập luyện và các tài liệu học
tập. Kết quả áp dụng vào thực tiễn khẳng định
các biện pháp trên bước đầu đã phát huy được
hiệu quả nâng cao chất lượng tập luyện cho học
sinh Câu lạc bộ bóng chuyền trường THPT
Chuyên Lê Quý Đôn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tập luyện cho học sinh câu lạc bộ bóng chuyền trường Trường học Phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 23
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẬP LUYỆN CHO HỌC SINH
CÂU LẠC BỘ BÓNG CHUYỀN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN,
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH
ThS. Nguyễn Bửu Chung, ThS. Bùi Trọng Duy
Đại học Quy Nhơn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Trung học phổ thông (THPT)
Chuyên Lê Quý Đôn được thành lập theo quyết
định 1930/QĐ-UB ngày 28 tháng 6 năm 2000
của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, có nhiệm
vụ phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo năng khiếu
học tập ở cấp THPT cho tỉnh Bình Định. Bên
cạnh đó, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn rất
chú trọng công tác Giáo dục thể chất (GDTC)
nhằm hoàn thiện và phát triển thể chất cho học
sinh, góp phần xây dựng lớp người mới phát
triển toàn diện xứng đáng là những chủ nhân
của xã hội tương lai.
Hiện nay, nhà trường đã tổ chức nhiều câu
lạc bộ (CLB) như: võ thuật, cầu lông và trong
đó thu hút đông đảo các em học sinh tham gia
nhất là câu lạc bộ bóng chuyền. Một phần vì
bóng chuyền là môn thể thao có tính nghệ thuật,
tính tập thể và xây dựng đoàn kết cao. Hơn nữa,
bóng chuyền là môn thể thao dễ chơi, dễ học
nên nó đã thu hút được nhiều người tham gia
tập luyện. Tập luyện bóng chuyền “có khả năng
phát triển các tố chất thể lực cùng với sự đòi hỏi
cao về khả năng chức phận của các cơ quan
trong cơ thể, hoàn thiện các tố chất thể lực khác
nhau, xây dựng và củng cố các định hình động
Tóm tắt: Nâng cao chất lượng tập luyện là một yêu cầu thực tiến cấp thiết đáp ứng yêu
cầu và nâng cao thể lực cho học sinh câu lạc bộ bóng chuyền, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình
Định. Thông qua cơ sở lý luận, thực tiễn và sử dụng các phương pháp khoa học thường quy,
quá trình nghiên cứu đã đề xuất được 5 biện pháp nâng cao chất lượng tập luyện cho học sinh
câu lạc bộ bóng chuyền trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Quy
nhơn, tỉnh Bình Định. Bước đầu ứng dụng các biện pháp trong thực tiễn và đánh giá hiệu quả,
cho thấy các biện pháp đề xuất đã có hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng tập luyện
cho đối tượng nghiên cứu.
Từ khóa: biện pháp, tập luyện, học sinh, chất lượng, trường Trung học phổ thông Chuyên
Lê Quý Đôn.
Abstract: The improvement of the training quality for members of the volleyball club of
Le Quy Don Hish school, Quy Nhon City, Binh Dinh province has long become an urgent and
practical requirement, whereby the training quality of the students of Le Quy Don Hish school
also benefit accordingly. Through the theoretical backgrourd, data gathering, and practical
application, as well as the subject’s scientific methodology, the study recommends 5 means to
better the training quality of the members of Le Quy Don Hish school’s volleyball club. Initial
application of the means proves that these suggested wags are hishly practicable and effective
in improving the subject’s training quality.
Keywords: measure, training, student, quality, Le Quy Don Hish school for the Gifted.
24 BÀI BÁO KHOA HỌC
lực và sự phối hợp giữa chúng, có quan hệ chặt
chẽ với sự phối hợp động tác chính xác, phản
ứng nhanh, cảm giác nhạy bén”.
Nhưng thực tế tập luyện của học sinh trong
Câu lạc bộ bóng chuyền đã xuất hiện một số bất
cập về nội dung giảng dạy và cách thức thực
hiện dẫn tới hiệu quả của môn học chưa cao,
chưa phù hợp với đặc điểm tập luyện của học
sinh đặc biệt là học sinh trường chuyên, nên
không thu hút được đông đảo học sinh tham gia
tập luyện. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc lựa
chọn các biện pháp để đảm bảo và nâng cao
chất lượng tập luyện của học sinh CLB bóng
chuyền là một yêu cầu thực tiễn cấp thiết góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường
Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn,
thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định.
Các phương pháp được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu gồm: Phương pháp phân tích
và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn;
Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp
thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học
thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở để lựa chọn biện pháp nâng cao
chất lượng tập luyện cho học sinh câu lạc bộ
bóng chuyền trường Trung học phổ thông
Chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Quy nhơn,
tỉnh Bình Định
Để lựa chọn được biện pháp nâng cao chất
lượng tập luyện cho học sinh CLB bóng chuyền
trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý
Đôn, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định, bài
viết đã dựa vào các căn cứ sau:
- Các văn bản pháp quy của Nhà nước về
công tác GDTC và hoạt động thể thao trong
trường học.
- Mục tiêu đào tạo chung của nhà trường.
- Nội dung chương trình GDTC, thực trạng
công tác GDTC, thực trạng kết quả hoạt động
của CLB bóng chuyền và thực trạng thể lực của
học sinh CLB bóng chuyền trường Trung học
phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn.
- Điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ
hiện có của Trường.
- Kết quả phỏng vấn nhà khoa học TDTT,
giáo viên.
Ngoài ra, còn dựa vào các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học; Nguyên tắc
phù hợp với điều kiện thực tiễn và đối tượng;
Nguyên tắc tính đồng bộ; Nguyên tắc tính khả
thi [5].
2. Lựa chọn các biện pháp nâng cao chất
lượng tập luyện cho học sinh câu lạc bộ bóng
chuyền trường Trung học phổ thông Chuyên
Lê Quý Đôn, thành phố Quy nhơn, tỉnh
Bình Định
Sau khi đã xác định được các căn cứ lựa
chọn các giải pháp chúng tôi tiến hành phân
tích tài liệu và lựa chọn được 08 biện pháp nâng
cao chất lượng tập luyện cho học sinh câu lạc
bộ bóng chuyền trường Trung học phổ thông
Chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Quy nhơn, tỉnh
Bình Định. Tiếp theo chúng tôi tiến hành phỏng
vấn 16 cán bộ quản lý, giáo viên đang giảng
dạy tại Trường để tìm ra giải pháp phù hợp với
điều kiện thực tiễn. Các biện pháp đề xuất đều
được các ý kiến đánh giá ở mức quan trọng trở
lên chiếm tỷ lệ cao (60% trở lên). Trên cơ sở
đó, bài viết lựa chọn 05 biện pháp có số phiếu
tán thành ở mức rất quan trọng chiếm tỉ lệ 80%
trở lên để tiến hành triển khai thực hiện nhằm
nâng cao chất lượng tập luyện cho học sinh câu
lạc bộ bóng chuyền trường Trung học phổ
thông Chuyên Lê Quý Đôn, thành phố Quy
nhơn, tỉnh Bình Định, đó là:
Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục nâng
cao nhận thức về vị trí, vai trò và mục đích tập
luyện Bóng chuyền trong Câu lạc bộ.
Mục đích: Nâng cao nhận thức của học sinh
về vị trí, vai trò và mục đích tập luyện bóng
chuyền trong CLB, từ đó nâng cao tính tích cực
trong học tập.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 25
Nội dung biện pháp: Thường xuyên tổ chức
tuyên truyền các quan điểm, đường lối của
Đảng và Nhà nước về phát triển thể thao trong
trường học. Tăng cường công tác động viên,
khích lệ các học sinh tích cực tập luyện bóng
chuyền và tham gia thi đấu bóng chuyền. Đa
dạng hóa các hình thức tuyên truyền về tác
dụng của tập luyện bóng chuyền trong CLB.
Giáo viên được phân công giảng dạy tuyên
truyền thông qua các buổi lên lớp về nội dung
môn học, tác dụng của tập luyện bóng chuyền
trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực,
rèn luyện và hình thành những kỹ năng, kỹ xảo
vận động cơ bản trong cuộc sống và học tập
cũng như cho công tác sau này, góp phần hình
thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, ý chí và
xây dựng được nếp sống văn minh lành mạnh
phù hợp với tiêu chuẩn con người phát triển
toàn diện.
Biện pháp 2: Đổi mới nội dung, phương
pháp giảng dạy, huấn luyện và hình thức tập
luyện bóng chuyền trong CLB.
Mục đích: Lựa chọn được các nội dung, bài
tập chuyên môn và hình thức tập luyện phù hợp
với đặc điểm học sinh và điều kiện cơ sở vật
chất của CLB.
Nội dung biện pháp: Bám sát sự chỉ đạo của
Nhà trường về việc triển khai nhiệm vụ năm
học. Tổ chức soạn thảo tài liệu môn học cho
cán bộ, giáo viên, học sinh tham khảo. Từng
bước tiến hành nghiên cứu xây dựng, lựa chọn
nội dung, hình thức tập luyện, xây dựng hệ
thống bài tập bổ trợ và bài tập chuyên môn phù
hợp với điều kiện cơ sở vật chất của CLB và
tình trạng thể lực của học sinh.
Hội đồng chuyên môn của Nhà trường, tổ
bộ môn Thể dục giám sát triển khai thực hiện,
Ban chủ nhiệm CLB chủ trì thực hiện.
Biện pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo
viên Thể dục.
Mục đích: Nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Thể dục
đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của CLB và
huấn luyện đội tuyển bóng chuyền.
Nội dung biện pháp: Xây dựng kế hoạch
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hằng năm
đề nghị Ban Giám hiệu cho giáo viên đi tập
huấn và tham dự các lớp bồi dưỡng giảng dạy
bóng chuyền trong trường phổ thông, các lớp
huấn luyện viên ngắn hạn và học tập cao học.
Mua các tài liệu phục vụ chuyên môn như
sách bóng chuyền, kỹ thuật và phương pháp
giảng dạy bóng chuyền...
Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các giải
thi đấu nội bộ và giao hữu với các trường
THPT trên địa bàn.
Mục đích: Tạo không khí thi đua sôi nổi,
tăng cường giao lưu học hỏi giữa các lớp, các
khoa, các khóa với nhau. Giúp sinh viên tăng
cường kỹ năng thi đấu, sự hiểu biết nhau giữa
sinh viên trong và ngoài trường. Tạo điều kiện
thuận lợi để các em thực tập trọng tài, cũng như
tổ chức các giải đấu.
Nội dung và cách thức thực hiện: Tổ chức
giải đấu nội bộ, thông qua các hoạt động
ngoại khóa tiến hành tổ chức các giải đấu để
nâng cao trình độ sinh viên. Tham gia các giải
do các đơn vị khác ngoài trường tổ chức.
Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất,
dụng cụ tập luyện và các tài liệu học tập.
Mục đích: Tạo môi trường và điều kiện cơ
sở vật chất tốt phục vụ cho công tác giảng dạy
và tập luyện.
Nội dung biện pháp: Cải tạo, sửa chữa sân
bãi, dụng cụ để có thể tận dụng tối đa mọi
điều kiện của Nhà trường nhằm phục vụ quá
trình giảng dạy và tập luyện. Thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc chăm sóc và bảo quản trang
thiết bị.
Mua thêm trang thiết bị dụng cụ phục vụ
giảng dạy và tập luyện đủ về số lượng và đảm
bảo chất lượng.
Khuyến khích giáo viên, sinh viên, tập thể lớp
mua sắm dụng cụ tập luyện cá nhân. Tăng cường
26 BÀI BÁO KHOA HỌC
sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội
để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và
học tập của học sinh CLB bóng chuyền.
3. Kết quả thực nghiệm
3.1. Tổ chức thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm so
sánh song song.
Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm sư
phạm được tiến hành trên đối tượng là 100 học
sinh tham gia CLB và được chia làm 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng, mỗi nhóm 50 em
học sinh.
Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 8/2017
đến tháng 5/2018.
Công tác kiểm tra đánh giá kỹ thuật bóng
chuyền được tiến hành vào 2 thời điểm trước và
sau thực nghiệm, thông qua 5 test kiểm tra CLB
quy định, cụ thể gồm: Hai người chuyền bóng
qua lưới trong vòng 1 phút (số lần); Hai người
đệm bóng qua lưới trong vòng 1 phút (số lần);
Bật nhảy đập bóng liên tục có người tung trong
vòng 1 phút (số lần); Phát bóng qua lưới vào ô
1 phút (số quả); Di chuyển chắn bóng trong
vòng 1 phút (số lần).
3.2. Kết quả thực hiện các biện pháp
Kết quả sau 10 tháng thực nghiệm, kết quả
thực hiện các biện pháp đã thu được một số kết
quả chính sau:
Biện pháp 1: Giáo viên thể dục, giáo viên
chủ nhiệm đã lồng ghép tuyên truyền trong các
buổi lên lớp; Bộ môn Thể dục phối hợp với
Đoàn thanh niên, Ban chủ nhiệm CLB tổ chức
được 3 buổi hái hoa dân chủ với chủ đề kiến
thức TDTT và bóng chuyền.
Biện pháp 2: Bên cạnh việc thực hiện giảng
dạy đúng kế hoạch quy định đã biên soạn được tài
liệu bóng chuyền phục vụ học tập của học sinh;
Xây dựng hệ thống các bài tập bổ trợ, bài tập
chuyên môn phục vụ cho giảng dạy và huấn
luyện; Đa dạng hóa các phương pháp tập luyện,
đưa các bài tập mới kết hợp các phương pháp trò
chơi và thi đấu làm đa dạng phong phú giờ học.
Biện pháp 3: Đã đề xuất được 03 giáo viên
tham gia tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, tập
huấn trọng tài, phương pháp huấn luyện bóng
chuyền, 01 giáo viên đi học cao học.
Biện pháp 4: Tổ chức giải thi đấu nội bộ
vào cuối mỗi tháng; Tổ chức thi đấu giao lưu
với các đơn vị bạn; Tổ chức giải bóng chuyền
U-18 các CLB tỉnh Bình Định.
Biện pháp 5: Đã đầu tư thêm 01 sân bóng
chuyền đảm bảo chất lượng thi đấu; Mua bổ
sung thêm được 50 quả bóng, 04 bảng tương tác
thông minh; Tăng cường thêm môt số dụng cụ
tự làm phục vụ giảng dạy và huấn luyện như:
máy hỗ trợ tập luyện đập bóng, trụ và rổ tập
luyện kỹ thuật chuyền và đệm bóng...
3.3. Kết quả kiểm tra các kỹ thuật
bóng chuyền
Trước thực nghiệm, bài viết tiến hành kiểm
tra kỹ thuật của nhóm thực nghiệm (NTN) và
nhóm đối chứng (NĐC) theo các test kiểm tra
CLB quy định đã nêu ở trên.
Sau 10 tháng, hết thời gian thực nghiệm, cả
2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đều được
kiểm tra qua 5 nội dung kiểm tra như trước thực
nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả các giải pháp
đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở Bảng 1
và Bảng 2.
Qua kết quả ở Bảng 1 và Bảng 2 cho thấy,
kết quả tập luyện kỹ thuật cả hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng.
Nhưng nhóm thực nghiệm là cao hơn hẳn so
với nhóm đối chứng sau khi ứng dụng các biện
pháp mới. Điều này chứng tỏ việc áp dụng các
biện pháp đã lựa chọn bước đầu đã có tác động
tích cực đến nhằm nâng cao chất lượng tập
luyện cho học sinh Câu lạc bộ bóng chuyền
trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 27
Bảng 1. So sánh kết quả kiểm tra kỹ thuật chuyền bóng, đệm bóng và chắn bóng trước
và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (n = 100)
Nhóm
Xếp
loại
Kỹ thuật đệm bóng Kỹ thuật chuyền bóng Kỹ thuật chắn bóng
Trước
TN
Sau
TN
Tăng
trưởng
Trước
TN
Sau
TN
Tăng
trưởng
Trước
TN
Sau
TN
Tăng
trưởng
SL % SL % W % SL % SL % W % SL % SL % W %
Nhóm
TN
(n=50)
Tốt 15 30 26 52 18 36 27 54
40
6 12 17 34
95,65 Khá 21 42 21 42 53,65 19 38 17 34 19 38 22 44
TB 14 28 3 6 13 26 6 12 25 50 11 22
Nhóm
ĐC
(n=50)
Tốt 15 30 18 36
18,18
19 38 21 42
10
8 16 13 26
47,62 Khá 22 44 20 40 17 34 18 36 22 44 21 42
TB 13 26 12 24 14 28 11 22 20 40 16 32
Bảng 2. So sánh kết quả kiểm tra kỹ thuật phát bóng, đập bóng trước và sau thực nghiệm
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (n = 100)
Nhóm
Xếp
loại
Kỹ thuật phát bóng Kỹ thuật đập bóng
Trước TN Sau TN
Tăng
trưởng
Trước TN Sau TN
Tăng
trưởng
SL % SL % W % SL % SL % W %
Nhóm
TN
(n = 50)
Tốt 12 24 19 38
45,16
7 14 22 44
103,4 Khá 25 50 22 44 28 56 21 42
TB 13 26 9 18 15 30 7 14
Nhóm
ĐC
(n = 50)
Tốt 11 22 13 26
16,67
8 16 14 28
54,54 Khá 27 54 26 52 25 50 23 46
TB 12 24 11 22 17 34 13 26
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được
05 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tập
luyện cho học sinh Câu lạc bộ bóng chuyền
trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, gồm: Tăng
cường giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai
trò và mục đích tập luyện bóng chuyền trong
Câu lạc bộ; Đổi mới nội dung, phương pháp
giảng dạy, huấn luyện và hình thức tập luyện
bóng chuyền trong CLB; Tăng cường bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho giáo viên Thể dục; Tăng cường tổ chức
các giải thi đấu nội bộ và giao hữu với các
trường THPT trên địa bàn; Tăng cường cơ sở
vật chất, dụng cụ tập luyện và các tài liệu học
tập. Kết quả áp dụng vào thực tiễn khẳng định
các biện pháp trên bước đầu đã phát huy được
hiệu quả nâng cao chất lượng tập luyện cho học
sinh Câu lạc bộ bóng chuyền trường THPT
Chuyên Lê Quý Đôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hữu Hùng (2001), Huấn luyện thể lực cho VĐV Bóng chuyền, Nxb. TDTT, Hà Nội.
28 BÀI BÁO KHOA HỌC
[2]. Đinh Văn Lẫm, Phạm Thế Vượng, Đàm Chính Thống (2006), Giáo trình Bóng chuyền,
Nxb. TDTT, Hà Nội.
[3]. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định, Quyết định số 52/2009/QĐ-SGDĐT, Quy định phân
phối chương trình môn thể dục THPT.
[4]. Nguyễn Xuân Sinh và cộng sự (2012), Lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học,
Nxb. TDTT, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao,
Nxb. TDTT, Hà Nội.
Bài nộp ngày 20/12/2019, phản biện ngày 11/8/2020, duyệt in ngày 25/8/2020
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO THỂ THAO (Số 13 – 9/2020) 29
ỨNG DỤNG BÀI TẬP DẪN DẮT NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP
KỸ THUẬT BƠI BƯỚM CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BƠI LỘI
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TDTT ĐÀ NẴNG
ThS. Nguyễn Văn Quý
Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỹ thuật bơi bướm là một trong những kiểu
bơi thể thao có hình thức đẹp nhất nhưng cũng
là kiểu bơi khó học nhất đối với sinh viên. Bơi
bướm đòi hỏi sức mạnh cơ tay lớn, từ đó làm
cho cơ thể nổi cao, ngoài ra đòi hỏi sự phối hợp
chính xác, nhịp nhàng. Quá trình học tập của
sinh viên ở kiểu bơi bướm sẽ gặp nhiều khó
khăn trong việc định hình động tác và hình
thành kỹ năng, kỹ xảo nếu không sử dụng các
bài tập dẫn dắt một cách hợp lý. Chính vì vậy
việc áp dụng các bài tập dẫn dắt sẽ giúp sinh
viên thực hiện kỹ thuật bơi bướm một cách nhịp
nhàng, kỹ thuật không bị giật cục. Qua quan sát
thực trạng các giờ học ở kỹ thuật bơi bướm của
sinh viên chuyên sâu bơi lội, nhóm nghiên cứu
nhận thấy rằng các bài tập dẫn dắt chưa thật sự
được quan tâm đúng mức trong quá trình giảng
dạy. Vì vậy, nhằm tăng hiệu quả học tập ở kỹ
thuật bơi bướm cho sinh viên chuyên sâu,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu bài viết: “Ứng
dụng bài tập dẫn dắt nâng cao hiệu quả
học tập kỹ thuật bơi bướm cho sinh viên
chuyên sâu bơi lội tại Trường Đại học TDTT
Đà Nẵng”.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử
dụng 6 phương pháp sau: Phương pháp phân
tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng
vấn, phương pháp quan sát sư phạm, phương
pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực
nghiệm sư phạm, phương pháp toán học
thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá thực trạng các bài tập dẫn
dắt trong quá trình học kỹ thuật bơi bướm
của sinh viên tại trường Đại học TDTT
Đà Nẵng
1.1. Thực trạng về sử dụng các bài tập dẫn
dắt trong quá trình học kỹ thuật bơi bướm cho
sinh viên chuyên sâu bơi lội tại trường Đại
học TDTT Đà Nẵng
Nhằm đánh giá thực trạng sử dụng các bài
tập dẫn dắt trong quá trình học kỹ thuật bơi
bướm chúng tôi tổ chức trao đổi, tọa đàm với
8 giảng viên bộ môn bơi lội và các huấn luyện
viên bơi lội đồng thời cũng phỏng vấn bằng
phiếu hỏi về việc sử dụng các bài tập dẫn dắt
trong quá trình giảng dạy kỹ thuật bơi bướm
như thế nào. Kết quả phỏng vấn được trình bày
ở Bảng 1.
Tóm tắt: Các bài tập dẫn dắt có vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng và kỹ xảo
động tác. Sử dụng các bài tập dẫn dắt với tỷ lệ hợp lý khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi để
người tập hình thành các kỹ năng cơ bản ban đầu của động tác, giúp họ hoàn thiện kỹ thuật
động tác của kiểu bơi bướm một cách nhanh chóng nhất.
Từ khóa: bài tập dẫn dắt, kỹ thuật, bơi bướm, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
Abstract: Leading exercises have an important role in forming skills and manipulations.
Using guided exercises with reasonable scientific proportions will create favorable conditions
for the trainees to form the initial basic skills of the movements, helping them perfect the
techniques of the butterfly swim the fastest.
Keywords: Leading exercises, techniques, butterfly swim, Danang Sport University.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bien_phap_nang_cao_chat_luong_tap_luyen_cho_hoc_sinh_cau_lac.pdf