ông xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn
Trong Phần thứ tư của Bộ luật TTDS
năm 2015 quy định về TTRG, chúng ta chỉ
có thể tìm thấy một điều luật duy nhất quy
định thủ tục về khiếu nại, kiến nghị và giải
quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa
vụ án ra xét xử theo TTRG (Điều 319 Bộ
luật TTDS năm 2015). Điều này có nghĩa
rằng, nếu đương sự, Viện kiểm sát không
đồng ý với quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo TTRG của Tòa án thì được quyền khiếu
nại, kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra
quyết định đó. Theo đó, trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu
nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét
xử theo TTRG, Chánh án Tòa án phải ra một
trong các quyết định, hoặc giữ nguyên quyết
định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG, hoặc
hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo
TTRG và chuyển vụ án sang giải quyết theo
thủ tục thông thường. Quyết định giải quyết
khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là
quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay
cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Nói
cách khác, đương sự cũng như Viện kiểm sát
không có quyền khiếu nại hay kiến nghị lần
hai lên cấp cao hơn.
Có thể nhận thấy, đây là một điều
khoản về khiếu nại, kiến nghị dành riêng
cho TTRG với thủ tục giải quyết khiếu nại
cũng rút gọn, khi chỉ quy định một thời gian
rất ngắn để giải quyết (03 ngày kể từ ngày
nhận được khiếu nại, kiến nghị). Tuy nhiên,
có một câu hỏi đặt ra là nếu một vụ án thỏa
mãn những điều kiện để áp dụng TTRG
nhưng Tòa án lại không áp dụng để giải
quyết theo TTRG, thì liệu đương sự, Viện
kiểm sát có quyền khiếu nại hoặc kiến nghị
hay không?
Theo khoản 2 Điều 316 Bộ luật TTDS
năm 2015: “những quy định của Phần này
được áp dụng để giải quyết vụ án theo
TTRG; trường hợp không có quy định thì áp
dụng những quy định khác của Bộ luật này
để giải quyết vụ án”. Rải rác trong BLDS
năm 2015 là các điều luật quy định về khiếu
nại, kiến nghị đối với các quyết định và hành
vi tố tụng của người, cơ quan tiến hành tố
tụng như Điều 140 về khiếu nại, kiến nghị
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, Điều 194 về khiếu nại, kiến nghị việc
trả lại đơn khởi kiện Tuy nhiên, những
điều luật như vậy chỉ quy định về việc khiếu
nại, kiến nghị cho những trường hợp cụ thể
mà không áp dụng được cho TTRG.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận một số quy định về thử tục rút gọn trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Kinh tế - Luật (VNU-HCM) trong đề tài mã số: CS/2016-11.
42
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
1. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
Điều 317 Bộ luật TTDS năm 2015
quy định các điều kiện để tòa án giải quyết
vụ án dân sự theo TTRG. Theo đó, tòa án sẽ
giải quyết theo TTRG nếu hội đủ các điều
kiện sau: vụ án có tình tiết đơn giản, quan
hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận
nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm
đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án
không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; các
đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ
ràng; không có đương sự cư trú ở nước
ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ
trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương
sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án
giải quyết theo TTRG hoặc các đương sự đã
BÒNH LUÊÅN MÖÅT SÖË QUY ÀÕNH VÏÌ THUÃ TUÅC RUÁT GOÅN
TRONG BÖÅ LUÊÅT TÖË TUÅNG DÊN SÛÅ NÙM 2015*
Nguyễn Thị Hồng Nhung**
** TS. Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: thủ tục rút gọn,
điều kiện áp dụng, khiếu nại,
kiến nghị
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 24/08/2016
Biên tập: 16/09/2016
Duyệt bài: 24/10/2016
Article Infomation:
Keywords: shortcut
procedure, condition of
application, complain,
request.
Article History:
Received: 24 Aug. 2016
Edited: 16 Sep. 2016
Approved: 24 Oct. 2016
Tóm tắt:
Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) năm 2015 đã được Quốc hội khoá 13 ban
hành ngày 25/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, trừ một số quy định
liên quan đến Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2017. Việc đưa những quy định về thủ tục rút gọn (TTRG) vào Bộ luật
TTDS năm 2015 là phù hợp với xu hướng chung của thế giới trong việc rút
ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong dân sự, bảo vệ kịp
thời các lợi ích chính đáng, từ đó giúp phát triển giao thương kinh tế và duy
trì ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, cũng giống như TTRG trong tố tụng
hình sự, các thẩm phán vẫn chưa mặn mà lắm với thủ tục này trong việc giải
quyết các vụ án dân sự. Bài viết nêu một số điểm hạn chế trong quy định về
TTRG của Bộ luật TTDS năm 2015.
Abstract:
The Civil Procedure Code of 2015 was enacted on 25 November 2015 by
the National Assembly of promotion 13 and came into force on 1st July 2016,
except some provisions related to the Civil Code of 2015 which will come
into force from 1st January 2017. The regconition of the shortcut procedure
in the Civil Procedure Code of 2015 complies with the common trend of the
world in shortening the time for resolution of civil cases, in order to protect
well legal interests for the development of economics and the stability of the
society. However, like the shortcut procedure in the penal procedure, judges
in Viet Nam still ignore this shortcut procedure in resolution of civil cases.
This article points out some limitations in this procedure according to the
Civil Procedure Code of 2015.
43
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu
hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất
về việc xử lý tài sản. Liên quan đến các điều
kiện áp dụng TTRG, chúng tôi thấy nổi lên
những vấn đề như sau:
Thứ nhất, về điều kiện vụ án có tình
tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng.
Đây là điều kiện mang tính chất định
tính, phụ thuộc rất nhiều vào sự phán xét chủ
quan của thẩm phán. Vậy như thế nào là một
“vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp
luật rõ ràng” để từ đó thẩm phán có thể vận
dụng tốt nhất quy định này? Theo chúng tôi,
đó là những vụ án mà thẩm phán có thể xác
định một cách dễ dàng sự thật khách quan
và đánh giá dễ dàng các chứng cứ, từ đó có
thể đưa ra kết luận một cách thuận lợi.
Tuy nhiên, dù hiểu theo cách này hay
cách khác thì để phán xét tính chất đơn giản
hay phức tạp của vụ án, thẩm phán cũng
phải dựa trên những dấu hiệu nhất định. Ví
dụ, tranh chấp về một hợp đồng vay tài sản
mà trong đó các bên đã có hợp đồng vay cụ
thể, tài sản đã được trao cho bên vay đúng
hạn, đúng số lượng và có bằng chứng xác
thực về những vấn đề đó như hợp đồng vay,
giấy tờ xác nhận bên cho vay đã giao tài sản
cho bên vay. Để xác định đây là vụ án đơn
giản hay không, liệu chúng ta có thể dựa trên
các dấu hiệu như bản chất rõ ràng của mối
quan hệ dân sự (đây là quan hệ vay tài sản),
số lượng đương sự liên quan (chỉ có nguyên
đơn - người cho vay, và bị đơn - người vay),
bị đơn đã thừa nhận hành vi nhận tiền và
thừa nhận nghĩa vụ trả tiền, chứng cứ rõ
ràng (hợp đồng vay, biên bản giao nhận tiền
có chữ ký của các bên), các bên đều có địa
chỉ liên lạc rõ ràng? Nếu đánh giá tính
chất của vụ án dân sự theo cách trên, vô hình
trung, chúng ta đã đề cập đến các dấu hiệu
khác cũng là điều kiện để áp dụng TTRG.
Do đó, chúng tôi cho rằng điều kiện “vụ án
có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ
ràng” không phải là một dấu hiệu tốt để
nhận dạng tính đơn giản của vụ án, mà chỉ
có thể đánh giá tính đơn giản của vụ án
thông qua các điều kiện tiếp theo sau trong
Điều 317 Bộ luật TTDS năm 2015.
Thứ hai, về điều kiện đương sự đã
thừa nhận nghĩa vụ.
Điều kiện này có thể được hiểu là
nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và
nghĩa vụ liên quan đều không phủ nhận
nghĩa vụ của mình đối với nhau, để từ đó có
thể giúp thẩm phán thấy được sự đơn giản
trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ
án. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là thừa nhận
toàn bộ nghĩa vụ hay chỉ cần thừa nhận
nghĩa vụ cơ bản?
Ví dụ, trong vụ án tranh chấp về đòi
nhà cho thuê, bên thuê đã thừa nhận mình
có thuê nhà từ bên cho thuê, nghĩa vụ phải
trả lại nhà cho bên cho thuê, nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do gây hư hỏng nhà, nhưng
lại không đồng ý số tiền bồi thường mà bên
kia yêu cầu. Vấn đề đặt ra là trong trường
hợp này, đương sự có được xem là đã thừa
nhận nghĩa vụ hay không? Có hai quan điểm
xoay quanh khi bàn luận về nội dung này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu nói đương
sự đã thừa nhận nghĩa vụ thì nghĩa vụ ở đây
phải được hiểu là toàn bộ nghĩa vụ, trong đó
có nghĩa vụ trả lại nhà thuê và bồi thường
thiệt hại theo đúng số tiền mà bên cho thuê
đã yêu cầu. Nếu hiểu theo cách này thì
trường hợp ví dụ nêu trên không thoả mãn
điều kiện để áp dụng TTRG. Trong khi đó,
quan điểm thứ hai lại cho rằng, chỉ cần thừa
nhận nghĩa vụ cơ bản, đó là nghĩa vụ trả lại
nhà thuê và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại,
mà không xét đến yếu tố số tiền bồi thường
thiệt hại đã được đương sự thừa nhận hay
chưa. Số tiền bồi thường cụ thể như thế nào
sẽ do tòa án quyết định. Nếu hiểu theo cách
này thì vụ án trên thỏa mãn được điều kiện
về “đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ”1.
Thứ ba, về điều kiện các đương sự đều
có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng.
Địa chỉ nơi cư trú của cá nhân và trụ
sở của pháp nhân được quy định rõ trong các
văn bản pháp luật. Cụ thể, nơi cư trú của cá
nhân được quy định trong BLDS năm 2015
1 Xem: Phạm Thị Hồng Đào (Văn phòng luật sư Thạnh Hưng), Thủ tục rút gọn theo quy định Bộ luật TTDS năm 2015,
đăng ngày 21/6/2016,
44
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
và Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung
năm 2013; còn địa chỉ trụ sở của pháp nhân
cũng được quy định trong BLDS năm 2015
và Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Theo Điều 40 BLDS năm 2015, nơi
cư trú của cá nhân là nơi người đó thường
xuyên sinh sống. Trường hợp không xác
định được nơi cư trú của cá nhân theo quy
định này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi
người đó đang sinh sống. Trong khi đó,
khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 sửa
đổi, bổ sung năm 2013 cũng quy định nơi cư
trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà
người đó thường xuyên sinh sống. Đó là nơi
thường trú hoặc nơi tạm trú. Nơi thường trú
là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn
định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất
định và đã đăng ký thường trú. Còn nơi tạm
trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng
ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trong
trường hợp không xác định được nơi cư trú
của công dân theo quy định trên thì nơi cư
trú của công dân là nơi người đó đang sinh
sống. Như vậy, với tính chất là luật riêng,
Luật Cư trú đã làm rõ khái niệm nơi cư trú
của công dân là cá nhân được nhắc đến
trong BLDS và thống nhất về quan điểm cho
rằng nếu không có nơi thường trú và tạm trú
thì nơi cư trú là nơi đang sinh sống.
Đối với pháp nhân, địa chỉ tru ̣sở của
pháp nhân là địa chỉ nơi đặt cơ quan điều hành
của pháp nhân (Điều 79 BLDS năm 2015).
Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm
2014 cũng đã khẳng định đây là địa chỉ thường
trú của doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở này phải
được pháp nhân đăng ký khi thành lập.
Như vậy, nếu căn cứ vào những quy
định trên thì không khó khi xác định nơi cư
trú, trụ sở của đương sự về mặt nguyên tắc.
Tuy nhiên, cần hiểu điều kiện về nơi cư trú,
trụ sở “rõ ràng” theo hướng nào để có thể
giải quyết vụ án theo TTRG lại là điều cần
phải bàn luận. Ví dụ, khi Toà án thụ lý vụ
án, bị đơn có mặt tại nơi cư trú và nguyên
đơn đã cung cấp địa chỉ nơi cư trú của bị đơn
như đã biết cho Toà án. Nhưng sau đó, trong
quá trình chuẩn bị xét xử theo TTRG thì bị
đơn đã rời khỏi nơi cư trú. Vậy trường hợp
này có được xem là đương sự có nơi cư trú,
trụ sở “rõ ràng” hay không để thoả mãn điều
kiện tiếp tục giải quyết vụ án theo TTRG?
Theo khoản 2 Điều 317 Bộ luật TTDS năm
2015, đối với vụ án lao động đã được thụ lý,
giải quyết theo TTRG mà người sử dụng lao
động có quốc tịch nước ngoài hoặc người
đại diện theo pháp luật của họ đã rời khỏi
địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở mà không
thông báo cho đương sự khác, Tòa án thì bị
coi là trường hợp cố tình giấu địa chỉ, và như
vậy Tòa án vẫn giải quyết vụ án đó theo
TTRG. Quy định này có thể dẫn đến hai
cách hiểu khác nhau.
Với cách thứ nhất, từ quy định trên,
chúng ta có thể suy ngược lại rằng đối với
các vụ án khác, không phải vụ án lao động,
khi đương sự rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi
có trụ sở mà không thông báo thì tòa án
không giải quyết vụ án này theo TTRG nữa.
Nói cách khác, tòa án sẽ chuyển vụ án sang
giải quyết theo thủ tục thông thường. Tuy
nhiên, nếu hiểu theo cách này thì sẽ mâu
thuẫn với khoản 3 của cùng điều luật, bởi lẽ,
theo quy định tại khoản 3 thì việc đương sự
rời khỏi địa chỉ nơi cư trú không nằm trong
các điều kiện xuất hiện tình tiết mới để Toà
án quyết định chuyển vụ án từ TTRG sang
thủ tục thông thường.
Còn đối với cách hiểu thứ hai, chúng
ta có thể áp dụng tương tự pháp luật cho các
vụ án khác, không phải vụ án lao động (Điều
45 Bộ luật TTDS năm 2015), nghĩa là Toà
án sẽ vẫn giải quyết vụ án đó theo TTRG.
Tuy nhiên, cách hiểu này cũng không hợp
lý, bởi lẽ, hiểu theo cách này thì các nhà lập
pháp không cần thiết kế riêng một ngoại lệ
như vậy cho các vụ án lao động như tại
khoản 2.
Từ những phân tích trên, chúng tôi
cho rằng, vẫn chưa có cách nhìn nhận đúng
về điều kiện này, do vậy, cần sự hướng dẫn
cụ thể hơn từ các nhà làm luật.
Thứ tư, về việc chuyển vụ án từ TTRG
sang thủ tục thông thường. Khoản 3 Điều
317 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định, nếu
xảy ra các trường hợp sau đây thì tòa án ra
quyết định chuyển vụ án sang giải quyết
theo thủ tục thông thường: phát sinh tình tiết
mới mà các đương sự không thống nhất do
đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu,
chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 06(334) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh
chấp mà các đương sự không thống nhất về
giá; cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời; phát sinh người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan; phát sinh yêu cầu phản
tố hoặc yêu cầu độc lập; phát sinh đương sự
cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở
nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập
chứng cứ ở nước ngoài mà cần phải thực
hiện uỷ thác tư pháp. Tóm lại, theo điều luật
trên, đây là những tình tiết mới có thể làm
cho vụ án không còn đủ điều kiện để áp
dụng TTRG trong giải quyết vụ án dân sự
do mất đi tính chất đơn giản của vụ án.
Về vấn đề này, chúng tôi đồng ý với
quan điểm của nhà lập pháp đối với các
trường hợp phát sinh tình tiết mới làm mất
đi điều kiện để áp dụng TTRG, ngoại trừ ba
điều kiện liên quan đến biện pháp khẩn cấp
tạm thời; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan và yêu cầu phản tố hoặc độc lập.
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật
TTDS năm 2015, đương sự, người đại diện
của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân
khởi kiện có quyền yêu cầu tòa án áp dụng
một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời
với mục đích giải quyết yêu cầu cấp bách
của đương sự nhằm bảo vệ tính mạng, sức
khoẻ, tài sản, chứng cứ và đảm bảo thi hành
án. Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời trước khi mở phiên tòa do một thẩm
phán quyết định (Điều 112 Bộ luật TTDS
năm 2015) trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ khi nhận đơn (Điều 133 Bộ luật TTDS
năm 2015). Pháp luật TTDS cũng quy định
những trường hợp khi yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời thì người yêu cầu
phải thực hiện biện pháp bảo đảm để tránh
sự lạm quyền (Điều 136 Bộ luật TTDS năm
2015). Vì thế, việc cần áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời nếu xét về thủ tục hay bản
chất không làm cho vụ án thêm phức tạp,
hoặc làm kéo dài thêm thời gian giải quyết
vụ án, và do vậy, không làm mất đi tính chất
đơn giản của vụ án dân sự.
Đối với hai trường hợp còn lại là xuất
hiện người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
và yêu cầu phản tố hoặc độc lập, chúng tôi
đồng ý với ý kiến cho rằng, tự bản thân các
trường hợp này không đương nhiên làm cho
vụ án phức tạp hơn để chuyển sang giải
quyết theo thủ tục thông thường2. Theo đó,
nếu các đương sự vẫn thừa nhận nghĩa vụ
của họ đối với nhau, tài liệu chứng cứ rõ ràng
để Tòa án có thể tìm ra dễ dàng sự thật khách
quan và vẫn đáp ứng đầy đủ những điều kiện
để áp dụng TTRG thì vụ án vẫn không bị mất
đi tính chất đơn giản để Toà án có thể áp
dụng TTRG và cho ra bản án trong thời gian
sớm nhất nhằm giải quyết quyền lợi chính
đáng và cấp thiết của đương sự.
Nói tóm lại, các nhà làm luật nên cho
phép Tòa án tự phán xét độ phức tạp của các
tình tiết mới xuất hiện để quyết định chuyển
vụ án sang thủ tục thông thường mà không
quy định sẵn 03 trường hợp trên, như điều
kiện hiển nhiên làm tăng độ phức tạp của
tình tiết vụ án.
2. Khiếu nại, kiến nghị về quyết định
không xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn
Trong Phần thứ tư của Bộ luật TTDS
năm 2015 quy định về TTRG, chúng ta chỉ
có thể tìm thấy một điều luật duy nhất quy
định thủ tục về khiếu nại, kiến nghị và giải
quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa
vụ án ra xét xử theo TTRG (Điều 319 Bộ
luật TTDS năm 2015). Điều này có nghĩa
rằng, nếu đương sự, Viện kiểm sát không
đồng ý với quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo TTRG của Tòa án thì được quyền khiếu
nại, kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra
quyết định đó. Theo đó, trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu
nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét
xử theo TTRG, Chánh án Tòa án phải ra một
trong các quyết định, hoặc giữ nguyên quyết
định đưa vụ án ra xét xử theo TTRG, hoặc
hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo
TTRG và chuyển vụ án sang giải quyết theo
thủ tục thông thường. Quyết định giải quyết
khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là
quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay
cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Nói
cách khác, đương sự cũng như Viện kiểm sát
2 Xem: Phạm Thị Hồng Đào (Văn phòng luật sư Thạnh Hưng), Thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật TTDS năm
2015, tlđd.
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 06(334) T3/2017
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
không có quyền khiếu nại hay kiến nghị lần
hai lên cấp cao hơn.
Có thể nhận thấy, đây là một điều
khoản về khiếu nại, kiến nghị dành riêng
cho TTRG với thủ tục giải quyết khiếu nại
cũng rút gọn, khi chỉ quy định một thời gian
rất ngắn để giải quyết (03 ngày kể từ ngày
nhận được khiếu nại, kiến nghị). Tuy nhiên,
có một câu hỏi đặt ra là nếu một vụ án thỏa
mãn những điều kiện để áp dụng TTRG
nhưng Tòa án lại không áp dụng để giải
quyết theo TTRG, thì liệu đương sự, Viện
kiểm sát có quyền khiếu nại hoặc kiến nghị
hay không?
Theo khoản 2 Điều 316 Bộ luật TTDS
năm 2015: “những quy định của Phần này
được áp dụng để giải quyết vụ án theo
TTRG; trường hợp không có quy định thì áp
dụng những quy định khác của Bộ luật này
để giải quyết vụ án”. Rải rác trong BLDS
năm 2015 là các điều luật quy định về khiếu
nại, kiến nghị đối với các quyết định và hành
vi tố tụng của người, cơ quan tiến hành tố
tụng như Điều 140 về khiếu nại, kiến nghị
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời, Điều 194 về khiếu nại, kiến nghị việc
trả lại đơn khởi kiện Tuy nhiên, những
điều luật như vậy chỉ quy định về việc khiếu
nại, kiến nghị cho những trường hợp cụ thể
mà không áp dụng được cho TTRG.
Bên cạnh đó, Điều 499 Bộ luật TTDS
năm 2015, mở đầu cho Chương XLI về
khiếu nại, tố cáo trong TTDS nằm trong
Phần thứ mười của Bộ luật TTDS năm 2015
quy định rằng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong
TTDS của cơ quan, người tiến hành TTDS
khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của mình. Đối với bản án,
quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo,
kháng nghị và các quyết định tố tụng khác
do người tiến hành TTDS ban hành nếu có
khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo
quy định tại Chương này mà được giải quyết
theo quy định của các chương tương ứng của
Bộ luật TTDS. Nói cách khác, chỉ khi các
quyết định hay hành vi tố tụng của cơ quan,
người tiến hành tố tụng trái pháp luật, làm
ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự thì
việc khiếu nại của đương sự mới thuộc phạm
vi điều chỉnh của Chương này.
Như vậy, câu hỏi đặt ra trong trường
hợp này là liệu việc không áp dụng TTRG
để giải quyết vụ án dù vụ án đáp ứng đủ các
điều kiện để tiến hành giải quyết theo TTRG
có được xem là quyết định hay hành vi trái
pháp luật của Tòa án nói chung và của thẩm
phán nói riêng hay không? Như đã bàn luận
ở trên, các điều kiện để áp dụng TTRG mà
Bộ luật TTDS năm 2015 quy định phần
nhiều mang tính chất định tính, do vậy, việc
có áp dụng TTRG để giải quyết vụ án hay
không phụ thuộc rất nhiều vào sự phán xét
của thẩm phán; khó có thể nói việc không
giải quyết vụ án theo TTRG là trái pháp luật.
Như vậy, căn cứ vào những lập luận trên,
đương sự rất khó hoặc có thể nói là không
thể áp dụng những quy định tại Chương XLI
Phần thứ mười của Bộ luật TTDS năm 2015
để thực hiện quyền khiếu nại của mình đối
với việc Tòa án không xét xử vụ án theo
TTRG. Bên cạnh đó, nếu vận dụng điều
khoản này để giải thích theo hướng chấp
nhận quyền khiếu nại của đương sự thì vô
hình trung chúng ta đã bỏ qua quyền kiến
nghị của Viện kiểm sát.
Nói tóm lại, Bộ luật TTDS năm 2015
đã bỏ quên quyền khiếu nại và kiến nghị của
đương sự, Viện kiểm sát đối với việc Tòa án
không áp dụng TTRG trong giải quyết các
vụ án dân sự nếu đương sự, Viện kiểm sát
cho rằng vụ án đó đáp ứng đủ điều kiện để
tiến hành xét xử theo TTRG. Theo chúng tôi,
việc bỏ ngỏ quy định về quyền khiếu nại,
kiến nghị nêu trên, kèm theo những quy định
về điều kiện áp dụng TTRG còn nhiều tranh
cãi là một trong những nguyên nhân khiến
các thẩm phán không “nhiệt tình” với việc
áp dụng TTRG trong xét xử. Thiết nghĩ, cần
có những hướng dẫn cụ thể giải quyết những
vấn đề này để TTRG trở nên phổ biến, thực
sự đi vào đời sống nhằm hiện thực hoá “ý
đồ” của các nhà làm luật khi xây dựng TTRG
- một trong những giải pháp để giảm tải cho
Tòa án cũng như giải quyết nhanh chóng yêu
cầu chính đáng của người dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- binh_luan_mot_so_quy_dinh_ve_thu_tuc_rut_gon_trong_bo_luat_t.pdf