8. Về thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết
việc dân sự
BLTTDS năm 2015 về cơ bản vẫn quy định
trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp như khoản 55
Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLTTDS năm 2011 nhưng có sự thay đổi là Kiểm
sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết việc dân
sự thì còn phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho
Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự ngay sau khi
kết thúc phiên họp. Ngoài ra, phiên họp giải quyết
việc dân sự do một Thẩm phán tiến hành hoặc hội
đồng giải quyết việc dân sự gồm 3 Thẩm phán tiến
hành nên Điều 369 BLTTDS năm 2015 quy định
người điều khiển phiên họp và ra quyết định giải
quyết việc dân sự là Thẩm phán hoặc hội đồng giải
quyết việc dân sự chứ không chỉ quy định như
khoản 55 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLTTDS năm 2011 là Thẩm phán điều khiển
phiên họp và ra quyết định giải quyết việc dân sự.
9 .Về quyết định giải quyết việc dân sự
Về cơ bản quyết định giải quyết việc dân sự quy
định tại Điều 315 BLTTDS năm 2004 tiếp tục được
quy định tại khoản 1,2 Điều 370 BLTTDS năm 2015.
Tuy nhiên, khoản 3,4 Điều 370 BLTTDS năm 2015
đã bổ sung các quy định sau:
- Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực
pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay
đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án gửi cho
Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá
nhân đó theo quy định của Luật Hộ tịch.
- Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực
pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông
tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có
chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của
Bộ luật này.
Có thể nói rằng các quy định mới này nhằm
bảo đảm tính công khai, minh bạch của quyết định
giải quyết việc dân sự, đảm bảo tất cả mọi người
đều thuận lợi biết về phán quyết của Tòa án cũng
như thực hiện việc hiện đại hóa các hoạt động tố
tụng của Tòa án.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận những quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14
BÌNH LUẬN NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
VIỆC DÂN SỰ TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
Nguyễn Thị Thu Hà1
Tóm tắt: Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 25/11/2015 và có hiệu
lực kể từ ngày 01/07/2016 (BLTTDS năm 2015). Trong đó, thủ tục giải quyết việc dân sự có nhiều sửa
đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cụ thể hóa các quy định Hiến pháp năm 2013, cũng
như phù hợp pháp luật nội dung và thực tiễn giải quyết việc dân sự của Tòa án. Bài viết nghiên cứu bình
luận những sửa đổi, bổ sung về những quy định chung của thủ tục giải quyết việc dân sự trong BLTTDS
năm 2015.
Từ khóa: Hiến pháp năm 2013; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Tòa án; Hội đồng Thẩm phán; Kiểm sát
viên
Ngày nhận bài: 06/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 18/4/2017; Ngày duyệt đăng: 1/6/2017
Abstract: the Civil Procedure Code has been passed by the XIII National Assembly on November 25,
2015 and takes effect since July 1, 2016(Civil Procedure Code 2015 in short). In which, procedure of
solving civil cases has been considerably amended, supplemented to meet requirement of legal reform,
specifying regulations of the Constitution 2013 as well as having suitable substantive law and reality of
solving civil cases of the court. Within this article, we focus on introducing, giving comments on
admendments, supplements about general regulations of procedure of solving civil cases in the Civil
Procedure Code 2015.
Keywords: Constitution 2013; Civil Procedure Code; Court; Panel of Judges; prosecutor
Date of receipt: 06/3/2017; Date of revision: 18/4/2017; Date of approval: 1/6/2017
1. Về hình thức yêu cầu giải quyết việc dân sự
Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS)
năm 2015 giữ nguyên quy định như khoản 1 Điều
312 BLTTDS năm 2004 về hình thức yêu cầu giải
quyết việc dân sự, đó là người yêu cầu Tòa án giải
quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm
quyền. Tuy nhiên, để phù hợp với Luật Thi hành
án dân sự năm 2014 về người có quyền yêu cầu giải
quyết việc dân sự, khoản 1 Điều 362 BLTTDS năm
2015 bổ sung quy định trong trường hợp Chấp
hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự
theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có
quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc
dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015.
Về nội dung đơn yêu cầu, Điều 362 BLTTDS
năm 2015 tiếp tục kế thừa quy định tại Điều 312
BLTTDS năm 2004 và bổ sung thêm quy định làm
rõ nội dung đơn yêu cầu khi tổ chức yêu cầu là
doanh nghiệp. Việc sử dụng con dấu được thực hiện
theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhằm phù
hợp với quy định tại Điều 44 của Luật Doanh
nghiệp năm 2014. Ngoài ra, nhằm hiện đại hóa các
hoạt động của Tòa án cũng như bảo đảm mọi người
đều tiếp cận công lý một cách thuận lợi thì việc gửi
đơn, nhận, xử lý đơn yêu cầu được thực hiện qua
Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Trong
đơn yêu cầu ngoài việc ghi tên, địa chỉ của người
yêu cầu như trước đây thì BLTTDS năm 2015 quy
định trong đơn yêu cầu ghi rõ số điện thoại, fax,
địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu để
Tòa án thực hiện việc nhận, xử lý đơn yêu cầu bằng
phương thức trực tuyến. Đồng thời để thuận lợi cho
người dân thực hiện việc yêu cầu thì Tòa án nhân
dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số
04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về
gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp,
tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
Về tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn yêu cầu
thì khoản 3 Điều 362 BLTTDS năm 2015 giữ
nguyên như khoản 3 Điều 312 BLTDTS năm 2004,
theo đó người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và
hợp pháp. Tuy nhiên, ngay khi nộp đơn yêu cầu thì
người yêu cầu không thể cung cấp đầy đủ các tài
liệu, chứng cứ cho Tòa án được đặc biệt khi trình
1 Tiến sỹ, Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
15
độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế
cũng như chúng ta đang thiếu hụt các hoạt động trợ
giúp pháp lý cho đương sự. Do đó, Tòa án nhân dân
tối cao cần có hướng dẫn giống như việc khởi kiện
là người yêu cầu gửi kèm theo đơn yêu cầu các tài
liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh họ là người
có quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự. Các tài
liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu giải quyết
việc dân sự là có căn cứ và hợp pháp sẽ được bổ
sung trong quá trình Tòa án giải quyết việc dân sự.
2. Về thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu
Trước đây, BLTTDS năm 2004 chưa có quy
định về thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu dẫn đến
Tòa án thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện, việc xử lý
đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự không thống
nhất ở các Tòa án. Khắc phục vấn đề này, Điều 363
BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định về thủ tục
nhận và xử lý đơn yêu cầu. Về cơ bản thủ tục nhận
và xử lý đơn yêu cầu được thực hiện giống như thủ
tục nhận và xử lý đơn khởi kiện quy định khoản 1
Điều 191 BLTTDS năm 2015. Theo đó, BLTTDS
năm 2015 phân định rõ từng giai đoạn nhận và xử
lý đơn yêu cầu. Khi nhận đơn yêu cầu, Tòa án phải
có sổ nhận đơn và ghi vào sổ nhận đơn ngày, tháng,
năm nhận đơn của người yêu cầu để làm căn cứ xác
định ngày yêu cầu. Quy định này nhằm tránh việc
Tòa án nhận đơn nhưng không vào sổ nhận đơn,
tùy tiện kéo dài thời gian xem xét đơn yêu cầu
nhưng người yêu cầu không có căn cứ khiếu nại.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu
cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa
án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
Sau khi nhận đơn yêu cầu, thì Tòa án phải có trách
nhiệm xem xét đơn yêu cầu đó có hợp pháp hay
không? Nếu đơn yêu cầu không thỏa mãn các điều
kiện yêu cầu và hình thức yêu cầu thì thẩm phán
được phân công xử lý như sau:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu: Nếu
xét thấy đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo
quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015
thì Thẩm phán thông báo cho người yêu cầu biết.
Việc thông báo thực hiện bằng văn bản và nêu rõ
những nội dung còn thiếu trong đơn yêu cầu và yêu
cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn
07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Hết thời
hạn 7 ngày mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ
sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu
và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.
- Tiến hành thủ tục thụ lý việc dân sự: Nếu xét
thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã
đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán tiến hành thủ tục
thụ lý.
Vấn đề là, Điều 363 BLTTDS năm 2015 chưa
quy định về trường hợp chuyển việc dân sự và trả
lại đơn yêu cầu cho phù hợp với quy định tại Điều
41 về chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác và
Điều 364 BLTTDS năm 2015 về trả lại đơn yêu
cầu. Thiết nghĩ, Tòa án nhân dân tối cao cần bổ
sung thêm 2 trường hợp trả lại đơn yêu cầu và
chuyển việc dân sự khi đơn yêu cầu chưa đáp ứng
các điều kiện nhất định. Cụ thể:
+ Trả lại đơn yêu cầu cho người yêu cầu nếu việc
dân sự thuộc trong các trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều 364 BLTTDS năm 2015.
+ Chuyển đơn yêu cầu cho Tòa án có thẩm
quyền và thông báo cho người yêu cầu biết nếu
việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
khác (Việc dân sự thuộc một trong các loại việc quy
định tại Điều 27, 29, 31 và 33 BLTTDS năm 2015
nhưng không thuộc thẩm quyền các cấp quy định
tại Điều 37, 38 BLTTDS năm 2015 hoặc không
thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ quy định tại khoản
2 Điều 39 BLTTDS năm 2015)
3. Về trả lại đơn yêu cầu
Điều 364 BLTTDS năm 2015 bổ sung quy định
về việc trả lại đơn yêu cầu nhằm tạo cơ sở pháp lý
cho thẩm phán khi thấy đơn yêu cầu không thỏa mãn
các điều kiện yêu cầu hoặc hình thức yêu cầu thì trả
lại đơn yêu cầu cho người yêu cầu đồng thời đương
sự có căn cứ khiếu nại việc trả lại đơn khi cho rằng
việc trả lại đơn là không có căn cứ. Điều đáng tiếc là
khoản 1 Điều 364 BLTTDS năm 2015 lại không quy
định rõ thẩm quyền trả lại đơn yêu cầu thuộc về thẩm
phán được phân công giải quyết đơn yêu cầu mà lại
quy định chung chung là Tòa án trả lại đơn yêu cầu.
Thiết nghĩ Tòa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn cụ
thể điều này nhằm nâng cao trách nhiệm của thẩm
phán trong việc trả lại đơn yêu cầu.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 364 BLTTDS
năm 2015 thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu khi có một
trong các căn cứ sau đây:
16
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
- Người yêu cầu không có quyền yêu cầu hoặc
không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự: Đây
là trường hợp người yêu cầu không thuộc các chủ
thể có quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1
Điều 362, 376, 381, 387, 391, 396, 398, 401, 403,
420 BLTTDS năm 2015. Ngoài ra, người yêu cầu
không đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự được hiểu
là họ tự mình thực hiện quyền yêu cầu và Tòa án
khi kiểm tra điều kiện yêu cầu đã phát hiện họ
không có năng lực hành vi tố tụng dân sự nên có
căn cứ để trả lại đơn yêu cầu. Còn nếu người yêu
cầu không có năng lực hành vi tố tụng dân sự
nhưng có người đại diện theo pháp luật thay mặt
người yêu cầu để thực hiện việc yêu cầu thì không
thuộc trường hợp này.
- Sự việc người yêu cầu yêu cầu đã được Tòa
án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết. Đây là trường hợp việc dân sự đã được Tòa
án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật và
không thuộc các trường hợp được quyền yêu cầu
lại nên Tòa án không thụ lý để giải quyết mà sẽ trả
lại đơn yêu cầu.
- Việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án. Đây là trường hợp việc dân sự
không thuộc một trong các loại việc quy định tại
Điều 27, 29, 31 và 33 BLTTDS năm 2015. Tuy
nhiên, điểm c khoản 1 Điều 364 BLTTDS năm
2015 quy định trả lại đơn yêu cầu do việc dân sự
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là
không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và khoản
2 Điều 4 BLTTDS năm 2015. Bởi vì, theo quy định
Điều 102 Hiến pháp năm 2013 thì chức năng của
Tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân và Tòa án không được từ chối thụ
lý giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều
luật áp dụng (khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015)
thì Tòa án phải thụ lý giải quyết các việc dân sự khi
việc dân sự đó thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật dân sự và không thuộc thẩm quyền giải quyết
cơ quan, tổ chức khác. Do đó, căn cứ trả lại đơn
yêu cầu trong trường hợp này cần quy định là việc
dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ
chức khác.
- Người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn
yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều
363 của Bộ luật này. Đây là trường hợp người yêu
cầu đã nhận được thông báo về sửa đổi, bổ sung
đơn yêu cầu nhưng họ không tiến hành sửa đổi, bổ
sung trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 363
BLTTDS năm 2015.
- Người yêu cầu không nộp lệ phí trong thời hạn
quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 của Bộ luật
này, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp
lệ phí hoặc chậm nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở
ngại khách quan. Đây là trường hợp Thẩm phán
được phân công giải quyết đơn yêu cầu xét thấy đơn
yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều
kiện thụ lý nên đã thông báo người yêu cầu nộp lệ
phí đơn yêu cầu nhưng người yêu cầu không nộp lệ
phí trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 4 Điều
363 BLTTDS năm 2015 mà không thuộc trường hợp
được miễn hoặc không phải nộp lệ phí hoặc chậm
nộp vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.
- Người yêu cầu rút đơn yêu cầu. Đây là trường
hợp người yêu cầu đã nộp đơn yêu cầu cùng các tài
liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu là có căn cứ và
hợp pháp. Tuy nhiên, khi Tòa án đang xem xét các
điều kiện yêu cầu và chưa thụ lý thì người yêu cầu
đã tự nguyện rút lại đơn yêu cầu.
- Những trường hợp khác theo quy định của
pháp luật.
Khoản 2 Điều 364 BLTTDS năm 2015 quy định
rõ khi trả lại đơn yêu cầu Tòa án phải gửi văn bản
nêu rõ lý do vì sao trả lại đơn yêu cầu. Nếu người
yêu cầu không đồng ý với việc trả lại đơn thì có thể
khiếu nại với Chánh án Tòa án nộp đơn yêu cầu.
Trình tự, thủ tục khiếu nại được thực hiện như đối
với khiếu nại trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự.
4. Về thông báo thụ lý đơn yêu cầu
Trước đây, BLTTDS năm 2004 chưa có quy
định về thông báo thụ lý đơn yêu cầu. Điều này dẫn
đến tình trạng các đương sự không biết yêu cầu của
mình đã được Tòa án thụ lý hay chưa để chuẩn bị
tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của mình cũng như Viện kiểm sát khó thực hiện
chức năng kiểm sát hoạt động thụ lý việc dân sự. Vì
vậy, Điều 365 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy
định về thông báo thụ lý đơn yêu cầu. Theo đó, sau
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
17
khi đã thụ lý vụ án thì Tòa án có trách nhiệm thông
báo việc thụ lý bằng văn bản cho người yêu cầu,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải
quyết việc dân sự. Thời hạn thông báo là 03 ngày
làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu. Hình thức
thông báo thụ lý đơn yêu cầu bằng văn bản. Văn
bản thông báo có đầy đủ các nội dung quy định tại
khoản 2 Điều 365 BLTTDS năm 2015.
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 365 BLTTDS năm
2015 lại không quy định rõ thẩm quyền thông báo
thụ lý đơn yêu cầu thuộc về thẩm phán được phân
công giải quyết đơn yêu cầu mà lại quy định chung
chung là Tòa án thông báo thụ lý đơn yêu cầu.
Thiết nghĩ Tòa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn
cụ thể điều này nhằm nâng cao trách nhiệm của
thẩm phán trong việc thông báo thụ lý đơn yêu cầu.
5. Về chuẩn bị xét đơn yêu cầu
Nhằm đảm bảo cho việc giải quyết việc dân
sự được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, tránh
tình trạng các thẩm phán kéo dài thời hạn giải
quyết việc dân sự, gây ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích hợp pháp của các đương sự thì BLTTDS
năm 2015 đã bổ sung quy định về chuẩn bị xét
đơn yêu cầu.
Để Tòa án, các bên đương sự chuẩn bị các điều
kiện để tiến hành, tham gia giải quyết việc dân sự
thì việc chuẩn bị xét đơn yêu cầu cũng phải thực
hiện trong khoảng thời gian nhất định. Thời hạn
chuẩn bị xét đơn yêu cầu là khoảng thời gian xác
định từ thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu đến
thời điểm Tòa án mở phiên họp giải quyết việc dân
sự. Do bản chất của việc dân sự là không có tranh
chấp về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các đương
sự nên thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu ngắn hơn
thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
Theo đó, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01
tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trừ
trường hợp BLTTDS có quy định khác.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, theo
khoản 2 Điều 366 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án ra
một trong các quyết định sau:
- Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và
trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu
người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
- Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Tuy nhiên, trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu
cầu Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ việc xét đơn
yêu cầu trong các trường hợp khác không? Hoặc Tòa
án có thể ra quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn yêu
cầu không? Về vấn đề này, căn cứ Điều 361 BLTTDS
năm 2015 về nguyên tắc áp dụng pháp luật để giải
quyết việc dân sự, Tòa án ra quyết định đình chỉ xét
đơn yêu cầu, tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu dựa
trên các căn cứ quy định về việc đình chỉ, tạm đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự để thực hiện.
Nếu Tòa án ra quyết định mở phiên họp thì Tòa
án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải
quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện
kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát nghiên cứu
tham gia phiên họp. Thời hạn để Viện kiểm sát
nghiên cứu là trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày
nhận được hồ sơ. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát
phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải
quyết việc dân sự. Đồng thời, Tòa án phải mở phiên
họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
Tuy nhiên, cũng giống như trường hợp trả lại
đơn yêu cầu và thông báo thụ lý đơn yêu cầu, khoản
2 Điều 366 BLTTDS năm 2015 không quy định rõ
thẩm quyền thực hiện các công việc trong thời hạn
chuẩn bị xét đơn yêu cầu và ra các quyết định thuộc
về Thẩm phán được phân công giải quyết đơn yêu
cầu mà lại quy định chung chung là Tòa án. Do đó,
để nâng cao trách nhiệm của thẩm phán trong hoạt
động chuẩn bị xét đơn yêu cầu thì cần hướng dẫn
thẩm phán thực hiện các công việc trong thời hạn
chuẩn bị xét đơn yêu cầu và ra các quyết định.
Ngoài ra, Điều 366 BLTTDS năm 2015 chưa
quy định về nội dung quyết định mở phiên họp.
Điều này dẫn đến đương sự muốn thực hiện quyền
thay đổi thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký phiên họp
trước khi mở phiên họp cũng không thực hiện được
bởi không biết nội dung quyết định mở phiên họp.
Do đó, căn cứ vào Điều 361 BLTTDS năm 2015
Tòa án nhân dân tối cao cần hướng dẫn quyết định
mở phiên họp được thực hiện theo quy định tại
Điều 220 BLTTDS năm 2015.
6. Những người tham gia phiên họp giải
quyết việc dân sự
Do việc dân sự chỉ do một Thẩm phán giải
quyết trừ một số trường hợp đặc biệt nên để đảm
18
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
bảo việc giải quyết việc dân sự khách quan, đúng
pháp luật, tránh sự lạm quyền của thẩm phán thì
BLTTDS năm 2015 tiếp tục quy định Kiểm sát viên
Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 312 BLTTDS năm
2004 quy định trong trường hợp kiểm sát viên vắng
mặt thì phải hoãn phiên họp. Quy định này chưa
hợp lý bởi lẽ phiên họp giải quyết việc dân sự được
tiến hành nhằm giải quyết yêu cầu của các đương
sự - những người có quyền và lợi ích liên quan đến
việc dân sự. Trong khi đó, Viện kiểm sát người
không có lợi ích nào liên quan đến việc dân sự tham
gia phiên họp chỉ để kiểm sát việc tuân theo pháp
luật mà sự vắng mặt của họ lại quyết định đến việc
hoãn phiên họp là không công bằng với những
người có liên quan đến yêu cầu giải quyết việc dân
sự. Vì vậy, khoản 1 Điều 367 BLTTDS năm 2015
đã sửa đổi quy định về việc hoãn phiên họp trong
trường hợp vắng mặt kiểm sát viên như sau: trường
hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến
hành phiên họp.
Nhằm đảm bảo quyền tham gia phiên họp của
người yêu cầu nên khoản 2 Điều 367 BLTTDS
năm 2015 đã quy định người yêu cầu vắng mặt lần
thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp
người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân
sự vắng mặt họ. Điều này có nghĩa là, nếu người
yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất dù có hay không có
lý do chính đáng đều phải hoãn phiên họp, trừ
trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải
quyết việc dân sự vắng mặt họ chứ không phải như
khoản 3 Điều 313 BLTTDS năm 2004 là chỉ khi
người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính
đáng mới hoãn phiên họp. Còn đối với người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì
khoản 3 Điều 367 BLTTDS năm 2015 vẫn tiếp tục
kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 313 BLTTDS
năm 2004.
Có thể thấy, các quy định về việc những người
tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự và việc
hoãn phiên họp hay vẫn tiến hành họp trong
BLTTDS năm 2015 được quy định theo hướng đảm
bảo phiên họp không bị hoãn nhiều lần và nhanh
chóng giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, các quy
định này chưa giải quyết được một số vấn đề sau:
- Người yêu cầu vắng mặt tại phiên họp nhưng
người đại diện của họ có mặt tại phiên họp thì Tòa
án có hoãn phiên họp không hay vẫn giải quyết việc
dân sự vắng mặt họ.
- Người yêu cầu và người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan đều là các đương sự trong việc dân sự.
Nhưng người có đơn yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất
thì Tòa án sẽ hoãn phiên họp còn người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt lần thứ nhất có
lý do chính đáng thì vẫn có thể tiến hành họp. Điều
này là không đảm bảo sự bình đẳng về quyền tham
gia phiên họp giữa các đương sự trong việc dân sự.
- Nếu phiên họp có sự tham gia của người đại
diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng những
người này lại vắng mặt khi được Tòa án triệu tập
hợp lệ thì Tòa án có hoãn phiên họp không hay
vẫn giải quyết việc dân sự vắng mặt họ.
Trong các trường hợp này, Tòa án áp dụng Điều
361 BLTTDS năm 2015 để vận dụng các quy định
về việc hoãn phiên tòa để giải quyết. Tuy nhiên, để
thuận lợi cho việc giải quyết việc dân sự thì Tòa án
nhân dân tối cao cần có những hướng dẫn cụ thể
về vấn đề này.
7. Về việc thay đổi người tiến hành tố tụng
khi giải quyết việc dân sự
Để đảm bảo cho quá trình giải quyết việc dân
sự khách quan và đúng đắn thì những người tiến
hành tố tụng phải thật sư vô tư, khách quan trong
quá trình giải quyết việc dân sự. Do đó nếu có căn
cứ cho thấy họ không vô tư, khách quan trong khi
tiến hành tố tụng thì họ có thể phải bị thay đổi. Vì
vậy, Điều 368 BLTTDS năm 2015 tiếp tục kế thừa
quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng khi
giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, khoản 54 Điều
1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS
năm 2011 lại chỉ đề cập đến thủ tục thay đổi thư
ký Tòa án trước khi mở phiên họp mà không quy
định về thủ tục thay đổi thư ký phiên họp tại phiên
họp giải quyết việc dân sự. Điều này là chưa hợp
lý bởi tại phiên họp các đương sự mới thực hiện
quyền yêu cầu thay đổi thư ký phiên họp của mình
thì Thẩm phán hoặc hội đồng giải quyết việc dân
sự phải xem xét, giải quyết. Vì vậy, khoản 2 Điều
368 BLTTDS năm 2015 đã bổ sung quy định về
thay đổi thư ký phiên họp ở tại phiên họp như sau:
Soá 3/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
19
- Trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán
giải quyết thì việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký
phiên họp do Chánh án của Tòa án đang giải quyết
việc dân sự đó quyết định;
- Trường hợp việc dân sự do Hội đồng giải
quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết thì
việc thay đổi thành viên Hội đồng, Thư ký phiên
họp do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định.
Tuy nhiên, trong trường hợp Thẩm phán, thư ký
phiên họp hoặc các thành viên của hội đồng giải
quyết việc dân sự bị thay đổi tại phiên họp thì khoản
2 Điều 368 BLTTDS năm 2015 lại không quy định
rõ là phiên họp bị hoãn hay vẫn tiến hành họp. Thiết
nghĩ, Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn là
trong trường hợp này phiên họp bị hoãn vì không có
thẩm phán điều khiển phiên họp cũng như không có
thư ký ghi biên bản phiên họp đồng thời việc hoãn
phiên họp sẽ tạo điều kiện cho Thẩm phán thay thế
có thời gian nghiên cứu hồ sơ để giải quyết việc dân
sự chính xác và đúng pháp luật.
Ngoài ra, khoản 54 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLTTDS số 24/2004/QH11
ban hành năm 2011 quy định việc thay đổi Kiểm
sát viên tại phiên họp do Viện trưởng Viện kiểm sát
cùng cấp quyết định cũng chưa hợp lý. Bởi tại
phiên họp, mọi quyết định đều phải do Thẩm phán
hoặc Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định
chứ Viện trưởng Viện kiểm sát không có quyền
quyết định. Hơn nữa, nếu tại phiên họp mà phải
thay đổi Kiểm sát viên thì phiên họp có bị hoãn
không hay vẫn tiến hành phiên họp thì khoản 54
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLTTDS năm 2011 cũng không có quy định. Điều
này dẫn đến Tòa án không có cơ sở pháp lý giải
quyết nếu yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên được
chấp nhận ở tại phiên họp. Do đó, khoản 3 Điều
369 BLTTDS năm 2015 quy định tại phiên họp,
việc thay đổi Kiểm sát viên do Thẩm phán, Hội
đồng giải quyết việc dân sự quyết định. Trường hợp
phải thay đổi Kiểm sát viên thì Thẩm phán, Hội
đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn
phiên họp và thông báo cho Viện kiểm sát để Viện
kiểm sát bố trí Kiểm sát viên khác thay thế. Hoãn
phiên họp sẽ giúp Kiểm sát viên được thay thế có
thời gian nghiên cứu hồ sơ việc dân sự để việc kiểm
sát được hiệu quả.
8. Về thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết
việc dân sự
BLTTDS năm 2015 về cơ bản vẫn quy định
trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp như khoản 55
Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLTTDS năm 2011 nhưng có sự thay đổi là Kiểm
sát viên phát biểu ý kiến về việc giải quyết việc dân
sự thì còn phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho
Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự ngay sau khi
kết thúc phiên họp. Ngoài ra, phiên họp giải quyết
việc dân sự do một Thẩm phán tiến hành hoặc hội
đồng giải quyết việc dân sự gồm 3 Thẩm phán tiến
hành nên Điều 369 BLTTDS năm 2015 quy định
người điều khiển phiên họp và ra quyết định giải
quyết việc dân sự là Thẩm phán hoặc hội đồng giải
quyết việc dân sự chứ không chỉ quy định như
khoản 55 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của BLTTDS năm 2011 là Thẩm phán điều khiển
phiên họp và ra quyết định giải quyết việc dân sự.
9 .Về quyết định giải quyết việc dân sự
Về cơ bản quyết định giải quyết việc dân sự quy
định tại Điều 315 BLTTDS năm 2004 tiếp tục được
quy định tại khoản 1,2 Điều 370 BLTTDS năm 2015.
Tuy nhiên, khoản 3,4 Điều 370 BLTTDS năm 2015
đã bổ sung các quy định sau:
- Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực
pháp luật của Tòa án có liên quan đến việc thay
đổi hộ tịch của cá nhân phải được Tòa án gửi cho
Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký hộ tịch của cá
nhân đó theo quy định của Luật Hộ tịch.
- Quyết định giải quyết việc dân sự có hiệu lực
pháp luật của Tòa án được công bố trên Cổng thông
tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có
chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của
Bộ luật này.
Có thể nói rằng các quy định mới này nhằm
bảo đảm tính công khai, minh bạch của quyết định
giải quyết việc dân sự, đảm bảo tất cả mọi người
đều thuận lợi biết về phán quyết của Tòa án cũng
như thực hiện việc hiện đại hóa các hoạt động tố
tụng của Tòa án.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
3. Luật Thi hành án dân sự năm 2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- binh_luan_nhung_quy_dinh_chung_ve_thu_tuc_giai_quyet_viec_da.pdf