Lờ i cả m ơ n
Nhằ m thúc đẩ y qu ả n lý tài nguyên r ừng trên th ế giớ i m ột cách bề n vững v ề mặ t môi trường,
xã h ội và kinh tế , Hội đồng Quả n trị r ừng (FSC) đã đưa ra 10 nguyên t ắ c cầ n thi ết đối vớ i quá trình
c ấ p ch ứng chỉ r ừng. Trong 10 nguyên tắ c đó, nguyên t ắ c th ứ 9 đề c ậ p đế n vi ệ c ‘Duy trì các khu
r ừng có giá tr ị b ảo tồn cao’ nh ư là m ột yêu c ầ u bắ t bu ộc để ti ế n tớ i c ấ p ch ứng chỉ r ừng.
Nă m 2004, Qu ỹ quốc tế v ề b ả o vệ thiên nhiên (WWF) cùng vớ i s ự tr ợ giúp c ủa ProForest đã
phát tri ể n phiên b ả n th ứ nhấ t của Bộ công cụ đ ánh giá R ừng có giá tr ị b ả o tồn cao cho Việ t Nam.
Từ n ă m 2005 đế n 2006, các phiên b ản đầ u từ 1.1 đế n 1.3 đã đượ c đưa vào thử nghiệ m ở các đơn vị
quả n lý rừng v ớ i m ục tiêu ch ứng chỉ r ừng. Kế t qu ả thử nghiệ m ở hiệ n trường cho th ấ y phiên b ả n
1.3 của Bộ công cụ chưa th ực sự hoàn ch ỉ nh để đưa vào s ử d ụng trên di ệ n rộng. Nă m 2008, Qu ỹ
quốc t ế v ề b ả o vệ thiên nhiên (WWF) cùng T ổ chức bả o tồn tự nhiên (TNC) đã ch ỉnh s ửa nâng cấ p
Bộ Công cụ (Phiên b ả n 1.4) và đưa vào thử nghiệ m tạ i các công ty Lâm nghi ệ p Sơ Pai và Hà Nừng
t ạ i t ỉ nh Gia Lai, tạ i công ty lâm nghi ệ p Bế n Hả i t ạ i t ỉ nh Quả ng Trị . Vào ngày 26 tháng 8 n ă m 2008,
WWF và TNC tổ chức hội th ả o tại Hà N ội nh ằ m trình bày các kế t qu ả đánh giá R ừ ng có giá tr ị b ả o
t ồn cao t ạ i hi ệ n trường và công bố phiên bả n cu ối c ủa Bộ công c ụ.
WWF xin trân trọng g ửi l ờ i cả m ơ n sâu s ắ c đế n các chuyên gia đã đóng góp các ý ki ế n xây
dựng quí báu, đế n nh ững người làm việ c trên các l ĩ nh v ực khác nhau và ở hiệ n trường đã sẵ n lòng
chia sẻ các kinh nghi ệ m th ực t ế , đế n các nhà tài tr ợ và các t ổ chức, đơn vị đã hỗ tr ợ tài chính, khích
l ệ và giúp đỡ nhi ề u m ặ t khác cho việc hoàn thành phiên bả n cu ối c ủa Bộ công c ụ.
Đặc bi ệ t xin đượ c cả m ơ n D ự án RAFT (Chương trình lâm nghiệ p và th ương mạ i có trách
nhiệ m châu Á) thuộc TNC, nhấ t là Ti ế n sĩ Cole Genge, ng ười đã tài tr ợ và khuy ế n khích WWF th ự c
hi ệ n vi ệc xem xét các phiên bả n trước của B ộ Công cụ, th ử nghiệ m B ộ Công cụ t ạ i hi ệ n trường,
hướng d ẫ n tậ p hu ấ n và công b ố r ộng rãi phiên b ản cu ối c ủa Bộ công c ụ.
Chúng tôi c ũng biế t ơ n nhóm t ư v ấ n đã tham gia trực tiế p đánh giá th ử nghiệ m tạ i hi ệ n trường
và chỉ nh s ửa hoàn thiệ n Bộ Công cụ. Trong s ố đó, đặ c bi ệ t cả m ơ n Ông Eward Pollard và Tiế n sĩ
Nguyễ n Ngh ĩ a Biên đã biên tậ p tổng h ợ p. L ời cám ơ n sâu s ắ c cũng xin đượ c gửi đế n Công ty lâm
nghi ệ p Sơ Pai và Hà Nừng t ạ i Gia Lai c ũng như Công ty lâm nghi ệ p Bế n Hả i t ạ i Qu ảng tr ị cho các
hỗ tr ợ v ề t ổ chức, h ậ u cần trong các chuy ế n đi th ực đị a.
Vớ i ấ n ph ẩ m này, chúng tôi xin hân hạ nh đượ c gi ớ i thi ệu phiên b ả n cu ối của B ộ Công cụ
đánh giá r ừng có giá tr ị b ả o tồn cao và chúng tôi đánh giá cao các ý kiế n đóng góp xây d ựng c ủa
đọc gi ả .
99 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ công cụ xác định rừng có giá trị cao ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Công Cụ
Xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao
Việt Nam
Cơ quan xuất bản: Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên - WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội,
Việt Nam
Qui định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm phục vụ hoạt động giáo dục
hoặc vì các mục đích phi thương mại khác mà không cần xin phép WWF-
Chương trình Việt Nam. Tuy nhiên cần ghi rõ nguồn tài liệu khi sao chép hay
trích dẫn.
Trích dẫn: WWF Chương trình Việt Nam. 2008. Bộ Công cụ xác định rừng có giá trị
bảo tồn cao Việt Nam. Hà Nội, WWF Chương trình Việt Nam.
Xuất bản lần đầu: 2008
Địa chỉ liên hệ: Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên Nhiên (WWF)-
Chương trình Việt Nam
39 Xuân Diệu, Tây Hồ,
Hà Nội,
Việt Nam
Điện thoại: +84 43 7193049
Fax: +84 43 7193048
Email: Public@wwfgreatermekong.org
Website: www.panda.org/greatermekong
IBSN
12 - 382 Mã số 01 - 12
Giấy phép xuất bản số: 1097-2008/CXB/12-382/LĐXH
In 500 cuốn Khổ: 20,5 x 29,5cm
In tại Công ty TNHH In và Thương mại Việt Anh, tháng 11/2008
QUỸ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN - WWF
CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NAM
BỘ CÔNG CỤ
XÁC ĐỊNH RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO
VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2008
i
Mục lục
Trang
Lời cảm ơn iii
Các từ viết tắt iv
Thuật ngữ v
1. Giới thiệu 1
1.1 Rừng có giá trị bảo tồn cao là gì? 1
1.1.1 Rừng có giá trị bảo tồn cao và quy hoạch cảnh quan 2
1.1.2 Rừng có giá trị bảo tồn cao tại Đông Nam Á và Việt Nam 2
1.2 Bộ công cụ 2
1.3 Xây dựng Bộ công cụ HCVF cho Việt Nam 3
1.4 Sử dụng Bộ công cụ HCVF Việt Nam 4
1.4.1 Nguồn lực 6
1.4.2 Phương pháp tiếp cận phòng ngừa 6
2. Xác định các giá trị bảo tồn cao (HCV) 7
2.1 Giá trị HCV 1. Rừng chưa đựng các giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa quốc gia,
khu vực, toàn cầu
7
2.2 Giá trị HCV 2. Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn
cầu, nằm trong, hoặc bao gồm đơn vị quản lý rừng, nơi mà nhiều quần xã của hầu hết
nếu không phải là tất cả các loài xuất hiện tự nhiên tồn tại trong những mẫu chuẩn tự
nhiên
12
2.3 Giá trị HCV 3. Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe
dọa hoặc nguy cấp.
13
2.4 Giá trị HCV 4. Rừng cung cấp các dịch vụ cơ bản của tự nhiên trong những tình
huống quan trọng.
15
2.5 Giá trị HCV 5. Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ
bản của cộng đồng địa phương.
18
2.6 Giá trị HCV 6. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hoá truyền
thống của cộng đồng địa phương.
23
3. Quản lý rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) tại Việt Nam 26
4. Giám sát rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) tại Việt Nam 31
5. Tài liệu tham khảo 33
6. Phụ lục 35
Phụ lục A. Những thành viên tham gia xây dựng dự thảo Bộ Công cụ 35
Phụ lục B. Danh lục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm 37
Phụ lục C. Danh lục các loài động vật và phân hạng trong Sách Đỏ Việt Nam 40
Phụ lục D. Danh lục các loài thực vật và phân hạng trong Sách Đỏ Việt Nam 56
Phụ lục E. Danh mục hệ thống các khu rừng đặc dụng đến năm 2010 71
Phụ lục F. Các vùng IBA, EBA và FLMEC của Việt Nam 73
Phụ lục G. Phương pháp xác định, quản lý và giám sát HCV5 74
Phụ lục H. Bản đồ 84
ii
Biểu
Trang
Biểu 1. Tiến trình xây dựng Bộ Công cụ HCVF tại Việt Nam 3
Biểu 2. Phân loại các hệ sinh thái bị đe doạ hoặc nhạy cảm 14
Biểu 3. Danh mục các nhu cầu cơ bản và ngưỡng 20
Biểu 4. Nét văn hoá và ngưỡng 25
Biểu 5. Ví dụ về mối đe doạ và các chiến lược quản lý HCVF trong rừng sản xuất 29
Ảnh
Trang
Hình 1. HCV và ngưỡng 5
Hình 2. Rừng tự nhiên tại Công ty lâm nghiệp Hà Nừng 8
Hình 3. Cây kim tuyến (Anoectochilus acalcaratus Aver.1996) - trong danh mục sách đỏ
Việt Nam- được tìm thấy nhiều tại rừng thuộc công ty lâm nghiệp Sơ Pai và Hà Nừng,
huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai và đang bị khai thác trái phép mạnh
9
Hình 4. Cây Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz, 1874) 10
Hình 5. Một số bức ảnh về mẫu loài Rùa hộp ba vạch 11
Hình 6. Rừng tự nhiên ở Sơ Pai (tỉnh Gia Lai) với chức năng bảo vệ nguồn nước 15
Hình 7. Rừng tự nhiên tại Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) có chức năng bảo vệ hồ thủy lợi Vĩnh Sơn 16
Hình 8. Ngôi nhà truyền thống của người Bana (tại Sơ Pai) được làm gần như hoàn toàn
bằng vật liệu từ rừng
19
Hình 9. Nhà gươl của người Cơ Tu ở Sông Kôn, tỉnh Quảng Nam 19
Hình 10. Củi dự trữ của người Bana 21
Hình 11. Nhà làm theo kiểu truyền thống của người Cơ Tu, Sông Kôn, tỉnh Quảng Nam 22
Hình 12. Người phụ nữ Bana và chiếc gùi- một vật dụng truyền thống không thể thay thế
được trong cuộc sống hàng ngày
22
Hình 13. Người Bana trong trang phục dân tộc tại nhà rông 23
Hình 14. Những lời kêu gọi đầy ý nghĩa nhằm bảo vệ và phát triển rừng 29
iii
Lời cảm ơn
Nhằm thúc đẩy quản lý tài nguyên rừng trên thế giới một cách bền vững về mặt môi trường,
xã hội và kinh tế, Hội đồng Quản trị rừng (FSC) đã đưa ra 10 nguyên tắc cần thiết đối với quá trình
cấp chứng chỉ rừng. Trong 10 nguyên tắc đó, nguyên tắc thứ 9 đề cập đến việc ‘Duy trì các khu
rừng có giá trị bảo tồn cao’ như là một yêu cầu bắt buộc để tiến tới cấp chứng chỉ rừng.
Năm 2004, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) cùng với sự trợ giúp của ProForest đã
phát triển phiên bản thứ nhất của Bộ công cụ đánh giá Rừng có giá trị bảo tồn cao cho Việt Nam.
Từ năm 2005 đến 2006, các phiên bản đầu từ 1.1 đến 1.3 đã được đưa vào thử nghiệm ở các đơn vị
quản lý rừng với mục tiêu chứng chỉ rừng. Kết quả thử nghiệm ở hiện trường cho thấy phiên bản
1.3 của Bộ công cụ chưa thực sự hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng trên diện rộng. Năm 2008, Quỹ
quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) cùng Tổ chức bảo tồn tự nhiên (TNC) đã chỉnh sửa nâng cấp
Bộ Công cụ (Phiên bản 1.4) và đưa vào thử nghiệm tại các công ty Lâm nghiệp Sơ Pai và Hà Nừng
tại tỉnh Gia Lai, tại công ty lâm nghiệp Bến Hải tại tỉnh Quảng Trị. Vào ngày 26 tháng 8 năm 2008,
WWF và TNC tổ chức hội thảo tại Hà Nội nhằm trình bày các kết quả đánh giá Rừng có giá trị bảo
tồn cao tại hiện trường và công bố phiên bản cuối của Bộ công cụ.
WWF xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia đã đóng góp các ý kiến xây
dựng quí báu, đến những người làm việc trên các lĩnh vực khác nhau và ở hiện trường đã sẵn lòng
chia sẻ các kinh nghiệm thực tế, đến các nhà tài trợ và các tổ chức, đơn vị đã hỗ trợ tài chính, khích
lệ và giúp đỡ nhiều mặt khác cho việc hoàn thành phiên bản cuối của Bộ công cụ.
Đặc biệt xin được cảm ơn Dự án RAFT (Chương trình lâm nghiệp và thương mại có trách
nhiệm châu Á) thuộc TNC, nhất là Tiến sĩ Cole Genge, người đã tài trợ và khuyến khích WWF thực
hiện việc xem xét các phiên bản trước của Bộ Công cụ, thử nghiệm Bộ Công cụ tại hiện trường,
hướng dẫn tập huấn và công bố rộng rãi phiên bản cuối của Bộ công cụ.
Chúng tôi cũng biết ơn nhóm tư vấn đã tham gia trực tiếp đánh giá thử nghiệm tại hiện trường
và chỉnh sửa hoàn thiện Bộ Công cụ. Trong số đó, đặc biệt cảm ơn Ông Eward Pollard và Tiến sĩ
Nguyễn Nghĩa Biên đã biên tập tổng hợp. Lời cám ơn sâu sắc cũng xin được gửi đến Công ty lâm
nghiệp Sơ Pai và Hà Nừng tại Gia Lai cũng như Công ty lâm nghiệp Bến Hải tại Quảng trị cho các
hỗ trợ về tổ chức, hậu cần trong các chuyến đi thực địa.
Với ấn phẩm này, chúng tôi xin hân hạnh được giới thiệu phiên bản cuối của Bộ Công cụ
đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao và chúng tôi đánh giá cao các ý kiến đóng góp xây dựng của
đọc giả.
Chương trình lâm nghiệp
WWF Chương trình Việt Nam
iv
Các từ viết tắt
EBA Vùng chim đặc hữu
FLMEC Rừng thuộc tổ hợp vùng sinh thái Hạ Mê Kông
FSC Hội đồng Quản trị Rừng Thế giới
HCV Giá trị bảo tồn cao
HCVF Rừng có giá trị bảo tồn cao
IBA Vùng chim quan trọng (những điểm có tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn chim)
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
KBA Vùng đa dạng sinh học quan trọng
MARD Bộ Nông nghiệp và PTNT
NTFP Lâm sản ngoài gỗ
PITC Liên hiệp quản lý rừng bang Perak (Malaysia)
PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia
RAFT Chương trình lâm nghiệp và thương mại có trách nhiệm châu Á
RRA Đánh giá nhanh nông thôn
TFT Quỹ Rừng Nhiệt đới (một tổ chức phi chính phủ)
TNC Tổ chức bảo tồn tự nhiên
WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
v
Thuật ngữ
Bên liên quan Bất kỳ một người, một nhóm hay cơ quan có lợi ích liên quan đến một
khu rừng, ví dụ: các cơ quan của chính phủ, cộng đồng địa phương, tổ
chức phi chính phủ.
Đa dạng sinh học
Sự đa dạng của tất cả các loài sinh vật thuộc về các hệ sinh thái trên mặt
đất, biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và các tổ hợp sinh thái mà
các sinh vật là một thành phần; bao gồm sự đa dạng về loài và hệ sinh
thái.
Global 200 Danh sách vùng đa dạng sinh học quan trọng nhất trên toàn cầu được
WWF xác định.
Hành lang xanh Dải rừng liên kết giữa hai khu rừng nơi các loài động vật hoang dã có thể
di chuyển.
Loài đặc hữu
Những loài chỉ phân bố tự nhiên trong giới hạn địa lý một hay nhiều khu
vực, lớn hoặc nhỏ (loài đặc hữu trong tài liệu này được xác định là các
loài đặc hữu của Việt Nam và tiểu vùng Đông Dương).
Loài trọng điểm
Những loài mà nhu cầu của chúng có thể bao trùm nhu cầu của một số
loài khác.
Nhu cầu cơ bản Nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại về mặt kinh tế hoặc tâm sinh lý của một
cá thể hoặc một nhóm
Nhu cầu nền tảng Nhu cầu có được từ nguồn tài nguyên rừng: đáp ứng từ 15 – 20% thu nhập
hộ gia đình hoặc nhu cầu thực phẩm hàng ngày mà khó có những nguồn
thay thế khác; sự mất đi hay xuống cấp của nguồn tài nguyên này sẽ gây
ra tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ và điều kiện sống của người dân
địa phương.
ProForest Công ty tư vấn lâm nghiệp của Anh (đưa ra bộ công cụ chung đầu tiên để
xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao)
Rừng đặc dụng
Rừng được xác định chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh
thái rừng của quốc gia; nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học;
bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi,
du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường (bao gồm các
Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng cảnh quan và rừng thực
nghiệm nghiên cứu khoa học).
Rừng phòng hộ Rừng được xác định chủ yếu để phục vụ cho mục đích bảo vệ và tăng
cường khả năng điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống
sa mạc hoá, góp phần hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân
bằng sinh thái và an ninh môi trường.
Rừng sản xuất Rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ
và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.
Rừng trồng Rừng nhân tạo thường được trồng với những loài mọc nhanh, ví dụ loài
thông, keo, bạch đàn.
Rừng tự nhiên Khu rừng được hình thành bởi những loài cây bản địa mà không phải do
con người trồng. Chúng có thể bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn
được coi là mang tính tự nhiên (nếu so với rừng trồng).
vi
Sách đỏ/Danh lục đỏ
Danh sách những loài hiếm, đang bị đe doạ và nguy cấp do chính phủ các
nước hoặc IUCN quy định.
SmartWood Một tổ chức của Mỹ thực hiện đánh giá cấp chứng chỉ FSC
Trung tâm đa dạng
thực vật
Khu vực được IUCN xác định là nơi tập trung của các loài thực vật có tầm
quan trọng toàn cầu.
Vùng chim đặc hữu Vùng tập trung những loài chim đặc hữu, là những vùng cụ thể có chứa
đựng hai hay nhiều hơn “các loài trong phạm vi hạn chế” (những loài
trong phạm vi dưới 50.000 km2)
Vùng đệm Vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với
khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu
rừng đặc dụng.
Vùng sinh thái Vùng rộng lớn có khí hậu tương đối đồng nhất, là nơi cư trú của các loài
và quần thể sinh thái.
Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam
1
1. GIỚI THIỆU
1.1 Rừng có giá trị bảo tồn cao là gì?
Khái niệm về Rừng có giá trị bảo tồn cao được hình thành ban đầu trong bối cảnh chứng chỉ
rừng. Nguyên tắc 9 trong số các nguyên tắc và tiêu chí cấp chứng chỉ rừng của Hội đồng Quản trị
Rừng Thế giới được dùng để nhận biết riêng các loại rừng có giá trị bảo tồn cao và cần được bảo vệ
đặc biệt do một hoặc một số đặc trưng có liên quan đến thuộc tính của hệ sinh thái, các dịch vụ môi
trường và các giá trị xã hội của chúng.
Nhằm đưa ra những hướng dẫn chi tiết hơn cho các nhà quản lý rừng, FSC đi xa hơn trong
việc định nghĩa Rừng có giá trị bảo tồn cao như là những loại rừng có một hay nhiều thuộc tính sau:
HCV 1 Rừng chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn
cầu (ví dụ: các loài đặc hữu, bị đe dọa, loài di trú)
HCV 2 Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu, nằm trong, hoặc
bao gồm đơn vị quản lý rừng, nơi mà nhiều quần xã của hầu hết nếu không phải là tất
cả các loài xuất hiện tự nhiên tồn tại trong những mẫu chuẩn tự nhiên.
HCV 3 Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe dọa hoặc nguy cấp.
HCV 4 Rừng cung cấp những dịch vụ tự nhiên cơ bản trong những tình huống quan trọng (ví
dụ: phòng hộ đầu nguồn, kiểm soát xói mòn).
HCV 5 Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa
phương (ví dụ sinh kế, sức khỏe)
HCV 6 Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hóa truyền thống của cộng
đồng địa phương (khu vực có ý nghĩa văn hóa, sinh thái, kinh tế hoặc tôn giáo được
nhận biết qua hợp tác với các cộng đồng địa phương đó).
Như vậy, rừng được coi là một HCVF nếu nó chứa đựng một hay nhiều giá trị được nêu ở
trên. Vấn đề mấu chốt ở đây chính là quan niệm về các giá trị. HCVF không liên quan đến việc bảo
Nguyên tắc #9: Duy trì Rừng có giá trị bảo tồn cao
Các hoạt động quản lý Rừng có giá trị bảo tồn cao sẽ bảo tồn hoặc nâng cao những thuộc
tính xác định đối với loại hình rừng đó. Các quyết định liên quan về Rừng có giá trị bảo tồn cao
sẽ luôn được cân nhắc trong khuôn khổ của phương pháp tiếp cận phòng ngừa.
9.1 Hoạt động đánh giá nhằm quyết định sự hiện hữu của các thuộc tính đi kèm với
Rừng có giá trị bảo tồn cao phải được hoàn tất, phù hợp với quy mô và cường độ của
hoạt động quản lý rừng.
9.2 Các hoạt động tư vấn trong quá trình đánh giá cấp chứng chỉ phải chú trọng vào các
thuộc tính bảo tồn được xác định và các giải pháp duy trì đưa ra từ đó
9.3 Kế hoạch quản lý sẽ phải bao gồm và thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm đảm
bảo việc duy trì và/hoặc tăng cường các thuộc tính bảo tồn thích ứng với phương
pháp tiếp cận phòng ngừa. Những biện pháp này sẽ được bao gồm cụ thể trong bản
tóm tắt kế hoạch quản lý công khai sẵn có.
9.4 Hoạt động giám sát đánh giá hàng năm sẽ được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả
các biện pháp được triển khai nhằm duy trì hoặc cải thiện các thuộc tính bảo tồn.
(FSC 2004)
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
2
tồn một loài hiếm đơn lẻ hay các quyền của cộng đồng. Khái niệm này tổng quát hơn và vì vậy cũng
khó định nghĩa hơn. Các giá trị có liên quan nhiều hơn đến chức năng của một khu rừng ở quy mô
địa phương, khu vực hay toàn cầu. Đó có thể là những chức năng rõ ràng như phòng hộ đầu nguồn
hoặc duy trì nguồn thực phẩm cho người dân địa phương. Tuy nhiên nó cũng bao gồm những yếu tố
mang tính tự có hơn như: một quần thể loài đặc hữu có thể không có giá trị kinh tế rõ ràng nhưng có
tầm quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng của sự sống.
Việc xác định các HCVF có những ảnh hưởng nhất định đối với các giải pháp quản lý. Mục tiêu
của hoạt động quản lý phải duy trì hoặc tăng cường giá trị chứ không phải để bảo toàn nó. Vì vậy,
việc khai thác gỗ chẳng hạn có thể được phép ở khu vực đầu nguồn xung yếu khi nó được thực hiện
với phương thức không làm ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát nước trong khu vực đó. Tương tự,
các hoạt động có thể tiếp diễn trong các khu vực có giá trị xã hội nhưng hoạt động quản lý không
được gây tác động tiêu cực đến các giá trị được cho là thiết yếu đối với các cộng đồng địa phương.
Các ý tưởng được đưa ra trong HCVF không phải là mới. Có nhiều công cụ khác được dùng
để xếp hạng ưu tiên đất theo mức độ quan trọng về bảo tồn hoặc xã hội, nhưng một trong những lý
do HCVF trở nên phổ biến chính là vì nó kết hợp cả yếu tố môi trường lẫn xã hội trong một khái
niệm tương đối giản đơn.
1.1.1 Rừng có giá trị bảo tồn cao và quy hoạch cảnh quan
Mặc dù ban đầu được quy định như là yêu cầu đối với quá trình cấp chứng chỉ rừng, HCVF
hiện cũng được sử dụng rộng rãi như là một công cụ để quy hoạch bảo tồn. Các giá trị được sử dụng
để xác định các HCVF trong rừng sản xuất cũng thích hợp cho việc xác định các khu rừng quan
trọng về bảo tồn ở cấp độ cảnh quan. Để hỗ trợ cho công tác quy hoạch bảo tồn ở cấp độ cảnh quan,
ProForest đưa ra các hướng dẫn nhận biết HCVF dùng cho các nhà hoạt động bảo tồn (tham khảo
ProForest 2004a, 2004b).
1.1.2 Rừng có giá trị bảo tồn cao tại Đông Nam Á và Việt Nam
Cho đến nay chỉ có một số nước trong khu vực như Indonesia và Lào đang tiến hành xây
dựng bộ công cụ HCVF quốc gia. Ngoài ra, việc đánh giá HCVF cũng được thực hiện trong đơn vị
quản lý rừng PITC tại Malaysia, nhưng được tiến hành độc lập với bộ công cụ của ProForest.
HCVF rất phù hợp với bối cảnh sinh thái, môi trường và xã hội của Việt Nam vì các hoạt
động quản lý, sử dụng rừng đang diễn ra trong hầu hết các khu rừng có thể chứa đựng các giá trị
bảo tồn cao. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn mới mẻ đối với Việt Nam. Bộ công cụ này được
thiết kế nhằm giúp các bên liên quan xác định xem liệu HCVF có hiện hữu hay không, và cung cấp
một số hướng dẫn quản lý và giám sát những khu vực này.
1.2 Bộ công cụ
Bộ công cụ HCVF Việt Nam là tài liệu hướng dẫn đơn giản nhưng thiết thực để xác định
Rừng có giá trị bảo tồn cao tại Việt Nam, bao gồm những nội dung chính sau đây:
• Giới thiệu giá trị bảo tồn cao (HCV) và rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF)
• Xác định các HCV
• Quản lý các HCV
• Giám sát các HCV
Ngoài ra, phần Phụ lục bổ sung một số thông tin cho người sử dụng. Riêng Phụ lục C chỉ giới
thiệu danh lục NHÓM I: Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam
3
Bộ công cụ này có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau bởi các tổ chức/cá nhân
khác nhau quan tâm tới việc xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao tại khu vực cụ thể:
1. Dùng cho các nhà quản lý, cơ quan cấp chứng chỉ và người thu mua gỗ
Các nhà quản lý có thể tiến hành đánh giá các khu rừng để quyết định xem có HCV nào hiện
hữu trong khu vực rừng sản xuất của họ không nhằm lồng ghép quản lý các HCV này vào kế hoạch
và hoạt động quản lý rừng tổng thể của mình. Các cơ quan cấp chứng chỉ sẽ sử dụng bộ công cụ HCV
quốc gia khi đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu cấp chứng chỉ tại các đơn vị quản lý rừng cụ thể.
Người thu mua gỗ đang thực hiện các chính sách HCVF có thể sử dụng thông tin về sự hiện diện của
HCV ở cấp đơn vị quản lý và cấp cảnh quan để đưa ra biện pháp phòng ngừa trong thu mua gỗ.
2. Dùng cho những người làm công tác quy hoạch cảnh quan
Bộ Công cụ HCVF có thể được sử dụng cho quy hoạch cảnh quan và xây dựng bản đồ HCVF
thực tế và tiềm năng. Những bản đồ này sẽ được sử dụng cho mục đích thông tin và xếp hạng ưu
tiên trong quy hoạch sử dụng đất và công tác bảo tồn.
3. Dùng cho các nhà đầu tư và tài trợ
Các nhà đầu tư và tài trợ ngày càng quan tâm đến các biện pháp nhằm đảm bảo rằng những
khoản đầu tư và tài trợ của họ không khuyến khích những hành động thiếu trách nhiệm về mặt xã
hội và môi trường từ phía các nhóm hưởng lợi. Bộ Công cụ HCVF hỗ trợ các nhà tài trợ và đầu tư
thực hiện đầy đủ các chính sách về môi trường và xã hội trong các hoạt động đầu tư và tài trợ trong
lĩnh vực lâm nghiệp.
4. Xây dựng chính sách
Khái niệm về rừng có giá trị bảo tồn cao có thể giúp định hướng các chính sách trong công tác
quy hoạch sử dụng đất hoặc lâm nghiệp. Bộ Công cụ HCVF đưa ra hướng dẫn đơn giản nhưng thiết
thực cho quy hoạch tài nguyên rừng.
1.3 Xây dựng Bộ công cụ HCVF cho Việt Nam
Bộ công cụ HCVF của ProForest (2003) đưa ra 2 cách tiếp cận xây dựng tiêu chuẩn quốc gia:
“Dựa trên đồng thuận, nhiều bên liên quan” và “Điều chỉnh kỹ thuật”. Cách thứ nhất là một quá
trình theo chiều sâu được thiết kế nhằm xây dựng một tiêu chuẩn xác định với sự tham gia của
nhiều bên liên quan. Cách thứ hai là một phương pháp tiếp cận nhanh, sử dụng nhóm đại diện nhỏ
hơn để đưa ra một tiêu chuẩn mang tính thực tiễn, nhưng chưa được coi là một tiêu chuẩn quốc gia.
Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, điều chỉnh kỹ thuật được coi là cách tiếp cận phù hợp. Trên
cơ sở đó, tiêu chuẩn quốc gia sẽ được hình thành và hoàn thiện.
Hội thảo xây dựng Bộ công cụ đã được tổ chức ở Hà nội từ ngày 15 đến 18/11/2004. Bộ công
cụ HCVF Việt Nam chủ yếu dựa vào Bộ công cụ chung của ProForest (2003), có tham khảo thêm
các Bộ công cụ HCVF của các nước như: Indonesia, Lào, Papua New Guinea, Ghana và
Mozambique (xem Tài liệu tham khảo). Tiến trình xây dựng Bộ Công cụ HCVF Việt Nam được
tóm lược tại Biểu 1.
Biểu 1. Tiến trình xây dựng Bộ Công cụ HCVF Việt Nam
Năm Hoạt động Kết quả
1998 Việt Nam tiếp cận Chứng chỉ rừng FSC Dự thảo Bộ Tiêu chuẩn
quốc gia về QLRBV
2004 WWF (cùng với TFT) khởi xướng xây dựng Bộ công cụ
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
4
Năm Hoạt động Kết quả
HCVF cho Việt Nam:
- Hội thảo xây dựng Bộ Công cụ HCVF Việt Nam (15 -
18/11/2004 tại Hà nội);
Dự thảo Bộ Công cụ 1.0
(Anh, Việt)
- Lấy ý kiến các bên liên quan. Dự thảo 1.1 (Anh, Việt)
2005 Thử nghiệm Dự thảo 1.1 tại hiện trường:
- Lâm trường Sơ Pai và Hà Nừng, Gia Lai: 09-14/5/2005
Dự thảo 1.2 (Anh, Việt)
Thử nghiệm Dự thảo 1.2 tại hiện trường:
- Lâm trường Trường Sơn, Quảng Bình: 19-23/6/2006
- BQL RPH A Vương và Sông Kôn, Quảng Nam: 24-
28/7/2006
Dự thảo 1.3 (Việt)
2006
Thử nghiệm Dự thảo 1.3 tại hiện trường:
- Lâm trường Sông Kôn, Bình Định: 18-23/12/2006
Hoàn thiện Bộ công cụ:
- Hội thảo bàn tròn ngày 27/7/2008
Dự thảo 1.4a (Việt)
Thử nghiệm Dự thảo 1.4a tại hiện trường:
- Công ty LN Sơ Pai và Hà Nừng, Gia Lai: 05-11/8/2008
- Công ty LN Bến Hải, Quảng Trị: 16-19/8/2008
Dự thảo 1.4b (Việt)
Hội thảo Phổ biến Bộ Công cụ ngày 26/8/2008 tại Hà Nội Dự thảo 1.4 (Anh, Việt)
2008
Lấy ý kiến chuyên gia
Hoàn chỉnh Bộ Công cụ
Bản hoàn chỉnh
1.4 Sử dụng Bộ công cụ HCVF Việt Nam
Bộ công cụ được thiết kế để áp dụng cho một khu vực cảnh quan hoặc khu rừng bất kỳ ở Việt
Nam, dựa trên hiện trạng sinh học và xã hội mà không bị giới hạn bởi thang phân loại đất hiện nay.
Nó có thể được áp dụng cho các loại rừng khác nhau (rừng sản xuất, phỏng hộ và đặc dụng) với quy
mô bất kỳ.
Giai đoạn đầu trong bất kỳ một phân tích HCVF nào cũng phải xác định được quy mô công
việc. Nếu bộ công cụ này được sử dụng để xác định HCVF trong một lâm trường/công ty lâm
nghiệp cho mục đích của Nguyên tắc FSC thứ 9 thì nhiệm vụ này tương đối dễ dàng. Quy mô đánh
giá là một lâm trường/công ty lâm nghiệp, khu vực tiếp giáp và các cộng đồng sinh sống trong các
khu vực kế cận. Bước đánh giá sẽ xác định các giá trị bảo tồn cao nào hiện hữu tại rừng của lâm
trường/công ty lâm nghiệp .
Tuy nhiên, nếu bộ công cụ được sử dụng như là một công cụ phân tích cảnh quan thì việc xác
định quy mô và sử dụng bộ công cụ này có thể phức tạp hơn. Quy mô cảnh quan có thể được xác
định bởi tổ hợp các khu rừng, hoặc bởi các ranh giới hành chính và phải được làm rõ trước khi bắt
đầu đánh giá. Các bản đồ khu cảnh quan phải được chuẩn bị sẵn và phải bao gồm thông tin về địa
hình, địa vật, hiện trạng rừng và sử dụng đất. Khi tiến hành đánh giá HCVF ở cấp cảnh quan phải
đưa ra những câu hỏi được nêu dưới đây về toàn bộ khu vực, sau đó nêu chi tiết các giá trị bảo tồn
cao nào hiện hữu bên trong khu vực cảnh quan. Công việc này có thể gồm cả việc đánh giá HCVF
trong mỗi khoảnh rừng thuộc khu vực cảnh quan.
Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam
5
Trong những phần tiếp theo, từng giá trị trong 6 HCV được trình bày chi tiết hơn, bao gồm
mô tả về giá trị đó cùng với lý giải tại sao nó được coi là quan trọng.
Đối với mỗi giá trị có một loạt câu hỏi cần được người sử dụng Bộ Công cụ đặt ra khi đánh
giá liệu HCVF có tồn tại hay không. Các câu hỏi ‘có/không’ giúp người sử dụng quyết định xem
liệu các ngưỡng đưa ra đã đạt được hay chưa. Các ngưỡng này chính là điểm mốc để nhận dạng
HCV (xem Hình 1).
Hình 1: HCV và ngưỡng
Bộ công cụ HCVF của ProForest đưa ra 2 cách đánh giá HCVF: đánh giá sơ bộ để biết được
liệu HCV có thể hiện hữu hay không, và đánh giá đầy đủ để xác định chính xác HCV nào hiện hữu
và ở đâu. Để giúp xác định các HCV cụ thể và đưa ra các chiến lược quản lý chúng cho phù hợp với
Nguyên tắc 9 của FSC, Bộ công cụ HCVF Việt Nam tập trung vào hướng “đánh giá đầy đủ”. HCV
1 và HCV 4 được cụ thể hóa thành các yếu tố. Một khu rừng có ít nhất một trong số yếu tố đó được
coi là HCVF.
Các giá trị 5 và 6 thường khó xác định hơn. Sự đa dạng về các nhóm dân tộc và điều kiện sinh
kế ở Việt Nam khó có thể giúp đưa ra được các ngưỡng cụ thể chung cho mọi trường hợp. Để xác
định các giá trị này, phương pháp chủ yếu là tham vấn với các cộng đồng địa phương.
Trong quá trình xác định các HCV, cần thống nhất một số điểm sau đây:
• Kết quả đánh giá các yếu tố được thừa nhận là HCV cần được thể hiện chi tiết trên bản đồ
HCVF và đưa vào kế hoạch quản lý và giám sát các HCV. Riêng đối với HCV 5, khi
thông tin từ các nguồn giúp khẳng định rằng có một hoặc một vài nhu cầu cơ bản được
đáp ứng từ một khu rừng một cách bền vững mà không có nguồn thay thế sẵn có nào khác,
toàn bộ hay một phần khu rừng đó sẽ được coi là HCVF.
• Hệ thống câu hỏi dẫn dắt trong phần hướng dẫn sử dụng được dùng để định hướng cho
người sử dụng trong quá trình đánh giá HCV tại hiện trường và xây dựng báo cáo đánh giá
sau này. Tuy nhiên, thông tin cụ thể dùng để đánh giá có thể được thu nhận từ các nguồn
khác nhau bằng các phương pháp/công cụ khác nhau, tùy thuộc vào kiến thức và kỹ năng
của người sử dụng về các phương pháp/công cụ đó. Bộ công cụ này chỉ giới thiệu mà
không đi sâu trình bày chi tiết các phương pháp/công cụ đã đề cập.
• Trong một số trường hợp, một vài HCV có thể không tồn tại. Điều đó không có nghĩa là
người đánh giá sẽ bỏ qua không đánh giá chi tiết các HCV này. Trái lại, người đánh giá
phải trả lời tất cả các nhóm câu hỏi liên quan đến từng HCV và luôn luôn vận dụng cách
tiếp cận phòng ngừa.
Phần cuối của Bộ công cụ này đề cập đến công tác quản lý và giám sát các HCVF. Tuy nhiên
Bộ công cụ này không đưa ra hướng dẫn chi tiết làm thế nào để quản lý và giám sát các HCVF mà
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
6
chủ yếu cung cấp một số thông tin chung về cách tiếp cận quản lý cũng như căn cứ để thiết lập các
chương trình giám sát.
1.4.1 Nguồn lực
Các nguồn lực cần thiết để hoàn tất đợt đánh giá thường tương đối khiêm tốn và có thể tùy
thuộc vào quy mô của khu vực. Tuy nhiên, một số nguồn lực sau đây thực sự cần thiết cho tất cả các
phân tích:
Nhóm tư vấn bao gồm các nhà khoa học sinh thái và xã hội, có hiểu biết chuyên môn về khu
vực rừng cần đánh giá. Đặc biệt, các nhà khoa học xã hội cần có kinh nghiệm về các phương pháp
tham vấn có sự tham gia. Nhóm này cũng cần có đại diện của chủ rừng hoặc những đơn vị có rừng
đang được đánh giá như cán bộ lâm trường/công ty lâm nghiệp, cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT
hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường, v.v. Một số chuyên gia bản đồ/GIS và thủy lợi có thể được bổ
sung tuy không phải là bắt buộc.
Thời gian cần thiết tùy thuộc vào quy mô của khu vực, số lượng làng bản, lượng thông tin/dữ
liệu đã có và mức độ chính xác cần đạt được. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý như: i) phải dành
thời gian để giải thích quy trình và tóm tắt kết quả cho các bên liên quan khi bắt đầu và kết thúc bất
kỳ một công việc nào; ii) các chuyên gia sinh thái học sẽ cần dành thời gian tại hiện trường để tìm
kiếm các giá trị, nhưng phần lớn các thông tin này có thể tham khảo từ các nguồn thứ cấp; iii) các
chuyên gia xã hội học cần đến thăm từng cộng đồng có thể đang sử dụng khu rừng. Tham vấn một
thôn/làng phải cần ít nhất một ngày để thu thập lượng thông tin cần thiết.
Các nguồn lực khác: Tiếp cận các nguồn tư liệu dạng văn bản hoặc trực tuyến sẽ hỗ trợ rất
nhiều cho quá trình chuẩn bị và hoàn tất một phân tích HCVF bất kỳ. Bản đồ địa hình, sử dụng đất,
làng bản, cơ sở hạ tầng, địa điểm có tầm quan trọng về văn hóa - xã hội cũng vô cùng hữu ích.
1.4.2 Phương pháp tiếp cận phòng ngừa
Một công cụ quan trọng trong việc xác định, quản lý và giám sát HCVF là phương pháp tiếp
cận phòng ngừa. HCVF theo định nghĩa là những khu rừng quan trọng nhất từ góc độ bảo tồn hoặc
xã hội (phụ thuộc vào các giá trị bảo tồn cao được xác định). Vì vậy, điều quan trọng là các giá trị
đã được xác định không bị mất đi. Tuy nhiên, với mức độ hiểu biết hiện nay về rừng và chức năng
của chúng thì khó có thể đảm bảo chắc chắn rằng hoạt động quản lý cụ thể có thể giúp duy trì các
HCV hay không. Vì vậy, cần phải sử dụng phương pháp tiếp cận phòng ngừa đối với HCVF.
Phương pháp tiếp cận phòng ngừa được vận dụng trong cả hai trường hợp khi xác định các
HCV và khi quản lý, giám sát chúng:
• Đánh giá sự hiện hữu của HCVF: khi có sự nghi vấn liệu một thuộc tính hay một tập hợp
các thuộc tính đã đủ để xác định HCV hay chưa, các thuộc tính đó phải được đối xử như là
các HCV cho đến khi có đủ thông tin chứng minh điều ngược lại. Điều này xảy ra khi các
chuyên gia đánh giá thiếu thông tin đầy đủ để có thể đưa ra phán quyết thỏa đáng.
• Quản lý và giám sát các HCV: Khi có nghi ngờ liệu một giải pháp quản lý bất kỳ có giúp
duy trì hay tăng cường các HCV đã xác định hay không, bảo vệ các HCV sẽ là một giải
pháp được ưu tiên; hoặc khi không khẳng định được liệu một hoạt động cụ thể có thể gây
ra tác động tiêu cực cho một HCV hay không, cần phải giả định là tác động tiêu cực sẽ
xuất hiện cho đến khi có đủ thông tin để chứng minh ngược lại.
Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam
7
2. XÁC ĐỊNH CÁC GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO (HCV)
2.1 Giá trị HCV 1. Rừng chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa
quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu
Khái niệm
Giá trị này liên quan đến việc duy trì đa dạng sinh học ở mức độ loài. Tuy nhiên, để đạt chất
lượng như HCVF, một khu rừng phải có mức độ đa dạng sinh học cao hơn bình thường. Do việc
đánh giá loài nào đang hiện hữu và liệu nó có đóng góp vào mức độ đa dạng sinh học hay không
thường tốn kém về mặt thời gian và kinh phí, một số yếu tố cụ thể (HCV 1.1 - 1.4) được xác định
như là các chỉ số đánh giá các mức độ giá trị đa dạng sinh học cao.
HCV 1.1: Các khu rừng đặc dụng
Tại phần lớn các quốc gia, các khu bảo vệ1 được thiết lập nhằm bảo tồn đa dạng sinh học. Ở
Việt Nam, hệ thống các khu rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên)2 cũng có vai
trò sống còn đối với việc bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học.
Một diện tích rừng liền kề và ở trong một điều kiện tương tự với khu rừng đặc dụng, có nhiều khả
năng cũng chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học tương tự được tìm thấy tại khu rừng đặc dụng đó.
HCV 1.2: Các loài bị đe dọa và nguy cấp
Những khu rừng có các loài bị đe dọa và nguy cấp thường được coi là có giá trị đa dạng sinh học
cao. Rừng có nhiều loài như vậy có thể được sử dụng như một chỉ báo về mức độ đa dạng sinh học.
Trong một vài hoàn cảnh, sự hiện hữu của một loài đơn lẻ cũng đủ để hình thành nên giá trị.
Đó là những loài cực kỳ nguy cấp và việc bảo tồn những loài này có tầm quan trọng sống còn.
HCV 1.3: Các loài đặc hữu
Các loài đặc hữu là những loài chỉ phân bố tự nhiên trong giới hạn địa lý nhất định (ví dụ: một
dãy núi, một hải đảo hoặc một quốc gia). Việc bảo tồn các loài đặc hữu là một phần quan trọng của
công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Sự xuất hiện thường xuyên của các loài đặc hữu hình thành nên
một giá trị bảo tồn cao.
Trong nhiều trường hợp khi chưa có danh lục chi tiết của tất cả các loài, các chỉ báo như vùng
chim đặc hữu (xem Phụ lục F) có thể được sử dụng. Một số khu vực của Việt Nam được ghi nhận là có
mức độ đặc hữu cao. Sự hiện hữu của một loài đặc hữu đơn lẻ đã được phát hiện có thể là một chỉ báo
cho thấy có thể còn nhiều loài đặc hữu khác đang hiện hữu trong khu vực nhưng chưa được ghi nhận.
Một số loài không phải là đặc hữu hoàn toàn đối với Việt Nam, mà có thể sinh sống cả ở các
nước láng giềng. Ví dụ, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) được tìm thấy chủ yếu ở Việt Nam nhưng
cũng có một số quần thể sinh sống tại Lào gần khu vực biên giới với Việt Nam. Những loài này quan
trọng ngang nhau như những loài đặc hữu cấp quốc gia. Vì vậy, chúng được gọi là “cận đặc hữu”.
HCV 1.4: Công dụng quan trọng theo thời gian
Nhiều loài di cư sống phụ thuộc vào những địa điểm hoặc môi trường sống cụ thể trong
những giai đoạn nhất định của chu kỳ sống. Việc bảo tồn những địa điểm này rất quan trọng để bảo
tồn những loài kể trên. Những địa điểm có tầm quan trọng đối với một quần xã di cư là HCVF. Nếu
những địa điểm này bị biến mất sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sự tồn tại của những
loài đó về mặt khu vực cũng như toàn cầu.
1 Tiếng Anh là protected area.
2 Rừng đặc dụng gồm rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.không được tính trong trường hợp này mà sẽ
được xem xét khi xác định HCV 5 hoặc HCV 6.
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
8
Các địa điểm là nơi tập trung của những loài chim di cư như Sếu đầu đỏ (Grus antigone) hay
loài Cò thìa (Platalea minor), hoặc những quần thể động vật có vú di cư như Voi (Elephas
maximus) là các ví dụ phổ biến nhất của HCV này.
Hướng dẫn sử dụng
1.1. Các khu rừng đặc dụng
Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn
Có Đây là một HCVF. Khái niệm và tổ chức quản lý rừng
đặc dụng được trình bày trong Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng 2004, Nghị định 23/2006/NĐ-CP, Quyết định
186/2006/QĐ-TTg. Thông tin từ Cục Kiểm lâm, UBND
các tỉnh, các tổ chức quốc tế về bảo tồn, các chủ rừng,
bản đồ và kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ
thị 38/2005/CT-TTg.
1.1.1: Khu rừng này có
phải là rừng đặc dụng đã
công nhận hoặc được đề
xuất hay không?
Không Yếu tố này không hiện hữu, chuyển đến câu hỏi 1.1.2
Có Thông tin từ các bản đồ và các báo cáo về hiện trạng
rừng. Chuyển đến câu hỏi 1.1.3.
1.1.2: Khu rừng này có liền
kề với rừng đặc dụng
không? Không Yếu tố này không hiện hữu,
Có Đây là một HCVF. Thông tin từ các báo cáo điều tra,
quy hoạch rừng, từ các nghiên cứu, tham vấn với chủ
rừng, với các nhà khoa học.
1.1.3: Khu rừng này có tính
chất, đặc điểm tương tự
như khu rừng đặc dụng liền
kề không? Không Yếu tố này không hiện hữu.
Hình 2: Rừng tự nhiên tại Công ty lâm nghiệp Hà Nừng (Ảnh: WWF- 2008)
Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam
9
1.2. Các loài bị đe dọa và nguy cấp
Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn
Có Rừng này là HCVF. Đây là đối tượng rừng sản xuất
nên cần giới hạn các loài bị đe dọa, nguy cấp và cực
kỳ nguy cấp được quy định trong Sách đỏ Việt Nam
2007, trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
Mức “nhiều” có thể tùy thuộc vào từng khu vực và
được tính cụ thể là ít nhất 1 loài cực kỳ nguy cấp hoặc
1% số loài nguy cấp, bị đe đọa được phát hiện tại khu
vực so với tổng số loài được quy định trong Sách đỏ
và Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
1.2.1: Có nhiều loài được
liệt kê trong danh sách các
loài bị đe dọa và nguy cấp
của Việt Nam được tìm thấy
trong khu rừng này không?
Không Yếu tố này không hiện hữu, chuyển đến câu hỏi 1.2.2
Có Chẳng hạn rừng tự nhiên phục hồi, với mức độ tác
động hay manh mún thấp. Thông tin từ các tổ chức
quốc tế về bảo tồn, các báo cáo khoa học, số liệu điều
tra rừng, chủ rừng.
Rừng này là HCVF.
1.2.2: Tại thời điểm này, khu
rừng có được đánh giá là có
tầm quan trọng về đa dạng
sinh học không?
Không Yếu tố này không hiện hữu, chuyển đến câu hỏi 1.2.3
Có Rừng này là HCVF. Thông tin từ các báo cáo khoa
học trước đây, từ chủ rừng, từ các tổ chức quốc tế về
bảo tồn (chú ý xem xét các khu vực đó có phải là IBA,
KBA và FLMEC hay không?). 3
1.2.3: Rừng này có nằm
trong khu vực trước đây
được ghi nhận là có tầm quan
trọng về đa dạng sinh học
không? Không Yếu tố này không hiện hữu.
Hình 3. Cây kim tuyến (Anoectochilus acalcaratus Aver.1996) - trong danh mục sách đỏ Việt Nam-
được tìm thấy nhiều tại rừng thuộc công ty lâm nghiệp Sơ Pai và Hà Nừng, huyện K’Bang,
tỉnh Gia Lai và đang bị khai thác trái phép mạnh (Ảnh: WWF-2008)
3 Xem Phụ lục F và H.
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
10
Hình 4. Cây Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz, 1874)- trong danh lục
Sách đỏ Việt Nam, được tìm thấy ở Công ty lâm nghiệp Sơ Pai, huyện K’Bang,
tỉnh Gia Lai. (Ảnh WWF-2008)
Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam
11
Hình 5: Một số bức ảnh về mẫu loài Rùa hộp ba vạch (Cuora trifasciata Bell, 1825)
(chụp tại thôn K3, xã Vĩnh Sơn, Công ty Lâm nghiệp Sông Kon, huyện Vĩnh Thạch,
tỉnh Bình Định. Ảnh: Lê Thiện Đức/WWF-2006)
1.3. Các loài đặc hữu
Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn
Có Nếu Có thì khu rừng này là HCVF. Thông tin
từ các báo cáo đánh giá đa dạng sinh học, các
tổ chức quốc tế về bảo tồn, chủ rừng hoặc tham
vấn thợ săn.
1.3.1: Có một loài đặc hữu hoặc cận
đặc hữu bị đe dọa nào được ghi nhận
ở khu rừng này không?
Không Yếu tố này không hiện hữu, chuyển đến câu
hỏi 1.3.2
Có Đây là HCVF. Thông tin từ các cơ quan quản
lý nhà nước, các tổ chức quốc tế về bảo tồn,
các chủ rừng. Tuy nhiên cũng cần tiến hành
các nghiên cứu bổ sung để khẳng định sự hiện
hữu của các loài đặc hữu này. Tham khảo thêm
từ Schmidt (1989) và Phụ lục F.
1.3.2: Khu rừng này có nằm trong
vùng trước đây được nhận biết là có
tính đặc hữu cao không?
Không Yếu tố này không hiện hữu.
1.4. Công dụng quan trọng theo thời gian
Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn
Có Nếu “Có”, chuyển đến câu hỏi 1.4.2. Thông tin
có thể thu nhận từ người dân địa phương, cán
bộ/nhân viên và những báo cáo điều tra trước
đây.
1.4.1: Có các nguồn thức ăn/ khu đất
ngập nước/các quần xã di cư hiện
hữu trong khu rừng này vào một số
thời điểm hay thời gian nào không?
Không Yếu tố này không hiện hữu.
Có Đây là HCVF. Để xác minh vấn đề này cần
phải tham vấn với các chuyên gia.
1.4.2: Có phải những tài nguyên này
rất quan trọng đối với sự tồn tại của
quần thể hay quần xã sinh học
không?
Không Yếu tố này không hiện hữu. Chuyển đến câu
hỏi 1.4.3
Có Đây là HCVF. Các nguồn thông tin từ các cơ
quan quản lý nhà nước, các Ban quản lý rừng,
các tổ chức quốc tế về bảo tồn.
1.4.3: Khu rừng này có phải nằm
trong khu được đề xuất vào các phân
hạng khác (đất ngập nước, bảo tồn
biển, ...) trong hệ thống bảo tồn hay
không?
Không Yếu tố này không hiện hữu.
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
12
2.2 Giá trị HCV 2. Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc
toàn cầu, nằm trong, hoặc bao gồm đơn vị quản lý rừng, nơi mà nhiều quần xã của
hầu hết nếu không phải là tất cả các loài xuất hiện tự nhiên tồn tại trong những mẫu
chuẩn tự nhiên.
Khái niệm
Giá trị này ít liên quan đến các loài mà liên quan nhiều hơn đến rừng có quy mô lớn. Tình
trạng manh mún và phá rừng hiện nay tại Đông Nam Á cho thấy những khu rừng cấp cảnh quan
ngày càng trở nên hiếm. Giá trị này không những dùng để nhận biết và duy trì những khu rừng lớn
là nơi có thể chứa đựng các quần xã của tất cả (hay hầu hết) các loài, mà còn nhằm duy trì hệ sinh
thái rừng. Những khu rừng này còn ít bị tác động bởi các hoạt động của con người như trồng trọt,
khai thác gỗ công nghiệp, khai hoang và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Trong rừng nhiệt đới gần như khó có thể biết được liệu một khu vực nào đó có đủ lớn để hỗ
trợ cho các quần thể sống của các loài hay không. Hiện quần thể của những loài như Hổ cũng gần
như rất ít được biết đến, huống hồ là các loài ẩn náu như ốc sên hay nấm. Để xác định đâu là
HCVF, hai đặc tính sau đây cần được xem xét: diện tích rừng thực tế, và sự hiện hữu của những loài
trọng yếu. Đây là những loài sống phụ thuộc vào những khu rừng lớn ít bị tác động và vì vậy chính
là các chỉ báo về rừng cấp cảnh quan.
Có hai điều quan trọng cần lưu ý là:
• Rừng cấp cảnh quan không được xác định bởi ranh giới hành chính hay chính trị mà bởi
độ che phủ rừng. Khi tìm kiếm rừng cảnh quan không nên giới hạn trong phạm vi phân
tích ở một lâm trường/công ty lâm nghiệp hay một quốc gia.
• Xuyên suốt Việt Nam, rừng cấp cảnh quan liên quan đến tổ hợp các kiểu rừng tự nhiên. Ví
dụ, rừng khộp với nhiều dải rừng thường xanh dọc theo các đường phân thủy cần được
nhìn nhận đồng thời như là các hợp phần gắn kết của rừng cấp cảnh quan.
Hướng dẫn sử dụng
Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn
Có Chuyển đến câu hỏi 2.2. Thông tin về độ che
phủ rừng có thể thu thập từ bản đồ, hoặc ảnh
viễn thám.
2.1: Khu rừng này có phải là một
phần của dải rừng liên tục không?
Không Giá trị này không hiện hữu.
Có Chuyển đến câu hỏi 2.3. Thông tin mang hàm
ý mức độ tác động thấp từ khai thác gỗ, canh
tác nông nghiệp hoặc chất độc gây rụng lá.
Rừng tương đối không bị manh mún so với các
khu rừng khác trong khu vực. Tổ hợp rừng là
toàn bộ rừng tự nhiên.
2.2: Toàn bộ khu rừng này có phải
đang trong tình trạng gần như chưa bị
tác động không?
Không Giá trị này không hiện hữu.
Có Chuyển đến câu hỏi 2.4. Thông tin về khu rừng
có thể thu thập từ bản đồ hoặc từ ảnh viễn
thám.
2.3: Toàn bộ tổ hợp rừng có rộng hơn
10.000 ha không?
Không Giá trị này không hiện hữu
Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam
13
Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn
Có Nếu Có thì đây là HCVF. Thông tin về các
loài loài trọng yếu và sự hiện hữu của chúng có
thể được tìm hiểu từ các chuyên gia, các báo
cáo điều tra trước đây, hoặc từ kiến thức bản
địa. Phương pháp tiếp cận phòng ngừa phải
được sử dụng khi đánh giá sự hiện hữu của các
loài này. Phải lý giải được tại sao loài này được
coi là trọng yếu trên địa bàn đó, và chứng cứ
hiện hữu của chúng.
Xem ‘Các câu hỏi bổ sung’ ở bên dưới.
2.4: Có một quần thể loài trọng yếu
nào ở đó hay không?
Không Giá trị này không hiện hữu.
Các câu hỏi bổ sung
Nếu đây là HCVF, người sử dụng bộ công cụ này phải bổ sung thêm một số câu hỏi khác.
Những câu hỏi này sẽ không làm thay đổi HCVF nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng chương trình quản lý và giám sát.
1. Khu rừng này có cắt ngang đường biên giới quốc gia không?
Nếu có, có thể cần phải xây dựng chiến lược/chương trình hợp tác xuyên biên giới để duy
trì giá trị này.
2. Có phải khu rừng đang được xem xét là một phần hoặc toàn bộ rừng cấp cảnh quan
không?
Ví dụ, nhiều lâm trường/công ty lâm nghiệp có diện tích nhỏ hơn 10,000 ha. Bản thân
chúng không chứa đựng giá trị này nhưng lại có thể là một phần của dải rừng lớn hơn. Các
chiến lược quản lý cần cân nhắc điều này.
3. Nếu là một phần của dải rừng lớn hơn thì nó chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong toàn bộ dải
rừng đó?
2.3 Giá trị HCV 3. Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang
bị đe dọa hoặc nguy cấp.
Khái niệm
Giá trị này liên quan đến các hệ sinh thái. Nó không xem xét sự hiện hữu của từng loài cụ thể
hay quy mô của khu rừng mà được thiết kế để đảm bảo rằng những hệ sinh thái hiếm và bị đe dọa
được bảo tồn thỏa đáng, ngay cả khi bản thân chúng không chứa đựng nhiều loài hiếm, hoặc đang ở
quy mô cảnh quan.
Có 2 khía cạnh cần được xem xét và làm rõ:
• Hệ sinh thái hiếm về mặt tự nhiên, nhưng không nhất thiết là đang bị đe dọa, chẳng hạn
rừng mây mù nằm trên các đỉnh núi cao. Những khu vực này có thể chỉ giới hạn trong
phạm vi một vài đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
• Hệ sinh thái đang bị đe doạ nghiêm trọng ở cấp độ quốc tế, khu vực hoặc quốc gia. Đây
là những khu rừng bị đe dọa bởi nạn phá rừng nhưng có lẽ đã từng có thời kỳ là vùng
rừng rất rộng lớn. Các khu rừng thường xanh trên núi đất thấp tại Đông Nam Á chẳng
hạn đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hoạt động khai thác gỗ và chuyển đổi mục đích sử
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
14
dụng một cách không bền vững. Rừng núi đá vôi tương đối phổ biến ở Việt Nam nhưng
bị đe dọa ở mức độ không cao. Tuy nhiên, rừng núi đá vôi trên toàn cầu đang trong tình
trạng không ổn và trong một số trường hợp đang bị đe dọa bởi nạn khai thác đá và lửa tự
nhiên.
Nhiều loại rừng khác nhau đã được phát hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện của
Việt Nam, thay vì đi xem xét các hệ sinh thái hiếm và nguy cấp để đánh giá HCV 3, có thể xem
xét các hệ sinh thái nhạy cảm. Đó là các hệ sinh thái đặc trưng của một khu vực nhất định, nếu bị
hủy hoại thì rất khó có thể phục hồi như: các hệ sinh thái trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng khộp
(đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên, Nam Lào và Căm Pu Chia), hay hệ sinh thái rừng ngập
nước, v.v...
Hướng dẫn sử dụng
Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn
Có Xem danh lục bên dưới (Biểu 2). Thông tin về
các kiểu rừng có thể thu nhận từ bản đồ, các số
liệu điều tra trước đây, hoặc tham vấn với chủ
rừng. Chuyển đến câu hỏi 3.2.
3.1: Có kiểu rừng nào liệt kê dưới
đây được tìm thấy tại khu rừng này
không?
Không Giá trị không hiện hữu.
Có Nếu Có, đây là HCVF. Tham khảo thông tin
từ các cơ quan quản lý lâm nghiệp, các chủ
rừng và các chuyên gia khác.
3.2: Kiểu rừng này có đặc trưng cho
khu vực không?
Sai Giá trị không hiện hữu.
Biểu 2. Phân loại các hệ sinh thái bị đe doạ hoặc nhạy cảm
1. Rừng lá kim thuần loài tự nhiên
2. Rừng hỗn giao lá rộng lá kim tự nhiên
3. Rừng trên núi đá vôi
4. Hệ sinh thái đất ngập nước, đầm lầy nước ngọt
5. Rừng ngập mặn
6. Rừng thường xanh trên vùng đất thấp
7. Rừng khộp
8. Rừng bán thường xanh (nửa rụng lá)
9. Rừng chuyển tiếp rừng thường xanh và rừng bán thường xanh
10. Rừng lùn trên đỉnh núi
11. Rú gai hoặc chuông gai khô hạn
12. Rừng rêu
Các phân loại này dựa vào hai tiêu chí: kiểu rừng phụ thuộc vào khí hậu, địa chất và độ cao
của khu vực; ngược lại, trạng thái rừng được xác định bởi diện tích bao trùm và mức độ tác động.
Đối với một khu vực được coi là HCVF, điều kiện rừng phải được đánh giá thông qua các dữ
liệu về trạng thái rừng. Ví dụ, rừng thường xanh trên núi đất thấp tại Việt Nam được coi là đủ hiếm
đến mức toàn bộ kiểu rừng này đều là HCVF với giả định rằng đó là một phần của dải rừng đủ lớn
và ít bị tác động để vẫn còn đảm bảo về tính sinh thái. Mặt khác, rừng thường xanh trên núi cao lại
tương đối phổ biến và không bị đe dọa. Vì vậy để cân nhắc xem có phải là HCVF hay không thì
rừng phải còn trong điều kiện khá tốt.
Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam
15
2.4 Giá trị HCV 4. Rừng cung cấp các dịch vụ cơ bản của tự nhiên trong những
tình huống quan trọng.
Khái niệm
Giá trị này liên quan đến các dịch vụ môi trường của rừng, vai trò của chúng trong việc điều
hòa khí hậu, dòng chảy và các dịch vụ thiết yếu khác của tự nhiên. Khác với các HCV 1 - 3 chỉ có
thể áp dụng cho rừng tự nhiên, HCV 4 có thể áp dụng cho cả đối tượng rừng tự nhiên và rừng trồng
phòng hộ.
Để nhận biết các chức năng về dịch vụ môi trường của rừng, HCV 4 được chia thành một số
yếu tố (HCV 4.1 - 4.2). Các yếu tố này cần được đánh giá cụ thể để xem một khu vực có phải là
HCVF hay không.
Hình 6. Rừng tự nhiên ở Sơ Pai (tỉnh Gia Lai) với chức năng bảo vệ nguồn nước (Ảnh WWF-2008)
HCV 4.1: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và điều tiết nguồn
nước dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu.
Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dòng chảy và nguồn sinh thủy, có thể trên
một phạm vi rộng lớn, tại đó toàn bộ các thung lũng và lưu vực điều tiết các dòng chảy vào hệ
thống sông ngòi. Tuy nhiên yếu tố này cũng có thể được nhìn nhận trên một phạm vi nhỏ, tại đó
một khu rừng là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt duy nhất cho cộng đồng. Việc mất đi độ che
phủ rừng có thể gây ra thiệt hại không sửa chữa được cho nguồn cung cấp nước.
Một khu vực chỉ được coi là HCVF nếu nguồn sinh thủy hoặc lưu vực có vai trò thiết yếu.
Mất nguồn sinh thủy sẽ có tác động to lớn đến một hoặc nhiều cộng đồng. Trong một số hoàn cảnh,
yếu tố này cũng được coi là giá trị bảo tồn cao số 5 (HCV5), khi đánh giá khả năng tiếp cận nguồn
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
16
nước sinh hoạt của cộng đồng. HCV4 sẽ được cân nhắc nhiều hơn nếu nguồn nước được sử dụng
cho mục đích thuỷ lợi.
Hình 7. Rừng tự nhiên tại Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) có chức năng
bảo vệ hồ thủy lợi Vĩnh Sơn (Ảnh WWF- 2008)
HCV 4.2: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống sạt lở đất, lũ
quét, xói mòn, gió bão, bồi lắng và phòng hộ ven biển.
Rừng có vai trò cố định đất. Thảm thực vật có thể làm giảm xói mòn trực tiếp do mưa; rễ cây
liên kết nhau có thể bảo vệ đất khỏi bị sạt lở. Có 2 cấp độ cần xem xét là: i) ở phạm vi rộng, xói
mòn đất và bồi lắng lòng sông, hồ thủy điện và hệ thống thuỷ lợi có thể ảnh hưởng đến nông
nghiệp, ngư nghiệp và hệ sinh thái biển; ii) ở phạm vi địa phương, độ che phủ rừng có thể ngăn
ngừa sạt lở và xói mòn đất canh tác hoặc đất thổ cư, tắc nghẽn giao thông, sự cố đường điện, điện
thoại hoặc bồi lấp hệ thống thủy điện, thuỷ lợi.
Đối với việc phòng hộ ven biển, rừng có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu
cực của bão, cát bay, sóng biển và sóng thần.
Rừng có vai trò, chức năng quan trọng trong những trường hợp trên đều được coi là một HCVF.
Hướng dẫn sử dụng
4.1: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và điều tiết nguồn nước
cho sinh hoạt và tưới tiêu.
Các căn cứ và nguồn thông tin:
• Quy mô, tính c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BOCONGCUXACDINHRUNGCOGIATRIBAOTONCAOVIETNAM.pdf