hích cơ chế hòa giải tư nhân
Việc thiết lập một hệ thống cơ quan hòa
giải độc lập từ trung ương đến địa phương
là hết sức cần thiết nhằm bù đắp cho thực
tế thiếu một cơ quan thống nhất của HGV
ở Việt Nam hiện nay. HGV chỉ có thể hoạt
động tốt, độc lập trong trường hợp có một
cơ quan thống nhất, chịu trách nhiệm quản
lý về tổ chức và nghiệp vụ đối với hòa giải.
Cần phải có những biện pháp để khuyến
khích các cơ chế giải quyết TCLĐ có tính
tư nhân như: ghi nhận các cơ chế như vậy
trong pháp luật lao động; quy định bắt buộc
các bên phải thỏa thuận về cơ chế giải quyết
tranh chấp trong thỏa ước lao động tập thể
(tham khảo kinh nghiệm một số nước khi
yêu cầu thỏa ước tập thể phải quy định về cơ
chế giải quyết tranh chấp nói chung, nhưng
có nước chỉ đòi hỏi thỏa ước tập thể có quy
định về giải quyết các tranh chấp liên quan
đến việc giải thích và áp dụng thỏa ước hoặc
các tranh chấp về lợi ích)14; đẩy mạnh sự hỗ
trợ của các cơ quan quản lý lao động.
Bên cạnh việc xây dựng cơ quan hòa
giải TCLĐ quốc gia, việc thành lập các cơ
quan hòa giải TCLĐ độc lập theo cơ chế tư
nhân cần phải được tính đến những đặc điểm
sau:
- Là cơ quan dịch vụ mang tính nghề
nghiệp được thành lập hợp pháp theo các
quy định của pháp luật và có tư cách pháp
nhân. Cơ quan này chịu sự quản lý về nghề
nghiệp của cơ quan hòa giải TCLĐ quốc gia.
- HGV (người làm việc tại cơ quan
hòa giải TCLĐ độc lập) là người có trình độ,
tiêu chuẩn HGV, được cấp giấy chứng nhận
HGV do cơ quan hòa giải TCLĐ quốc gia
cấp. Giấy chứng nhận này như một chứng
chỉ nghề nghiệp chỉ được cấp cho người đạt
đủ những tiêu chuẩn quy định.
- Những HGV thuộc cơ quan hòa giải
TCLĐ nằm trong khu vực địa giới hành
chính nào có quyền tiếp cận với cơ sở dữ
liệu về thỏa ước tập thể tại nơi đó để có thể
chủ động liên lạc hay giới thiệu về dịch vụ
hòa giải của mình.
- Cơ quan hòa giải TCLĐ và HGV có
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ hòa giải TCLĐ
theo quy định của pháp luật, dựa theo những
trình tự tối thiểu, có thể lập những trình tự
hòa giải mang đặc trưng riêng và có hiệu
quả trong hoạt động hòa giải.
- Chi phí cho hoạt động của cơ quan
hòa giải TCLĐ theo cơ chế tự quản có thể
xây dựng theo mô hình doanh nghiệp. Chi
phí cho việc hòa giải có thể do người sử
dụng lao động, người lao động là người yêu
cầu hòa giải hoặc do hai bên cùng nhau chi
trả theo thỏa thuận của mỗi bên.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ luật lao động (Sửa đổi) - Cần quy định về xây dựng cơ quan hòa giải tranh chấp lao động quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Bài viết phân tích về tổ chức bộ máy quản lý hòa giải viên (HGV)
theo quy định pháp luật một số nước và đề xuất xây dựng cơ quan hòa
giải tranh chấp lao động (TCLĐ) quốc gia, hệ thống cơ quan hòa giải
TCLĐ độc lập, đưa ra mô hình cơ quan hòa giải TCLĐ cho Việt Nam.
Đào Xuân Hội*
Abstract:
This articles provides the analysis of the organization of the adjudicator
management apparatus in accordance with the laws of a number of
countries and proposals for establishment of a national labor dispute
resolution body, as well as the establishment of a model for labor
dispute settlement for Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Tranh chấp, tranh chấp lao
động, hòa giải tranh chấp lao động,
cơ quan hòa giải tranh chấp lao động
quốc gia, hòa giải viên
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 09/03/2017
Biên tập: 07/05/2017
Duyệt bài: 16/05/2017
Article Infomation:
Keywords: Dispute; labor dispute;
resolve of labor disputes, national
labor dispute body, adjudicators
Article History:
Received: 09 Mar. 2017
Edited: 07 May 2017
Appproved: 16 May 2017
* ThS, Phó trưởng Khoa Luật, Đại học Lao động - Xã hội
1. Tổ chức bộ máy quản lý hòa giải viên
theo quy định pháp luật một số nước và
Việt Nam
HGV lao động trên thế giới có hai xu
1 Đặng Đức San, Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2010.
hướng là kiêm nhiệm và độc lập. HGV độc
lập là cơ chế được nhiều nước nước áp dụng
hơn, như Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines,
Thái Lan, Mỹ, Thụy Điển, Singaprore,
Canada, Bỉ1. Để HGV có thể hoạt động
CẦN QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG CƠ QUAN HÒA GIẢI TRANH
CHẤP LAO ĐỘNG QUỐC GIA
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (SỬA ĐỔI)
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
35Số 14(342) T7/2017
độc lập, phải có cơ quan quản lý, sử dụng
HGV. Người hòa giải là người thực hiện hòa
giải trong sự quản lý của một cơ quan nhất
định. Cơ quan quản lý HGV (hay còn gọi là
cơ quan hòa giải) là cơ quan thống nhất quản
lý hoạt động của HGV, đảm bảo về tổ chức
quản lý, nghiệp vụ đối với HGV. Cơ quan
này tiếp nhận các yêu cầu hòa giải, cung cấp
HGV để thực hiện việc hòa giải. Cơ quan
quản lý HGV được thành lập thành một hệ
thống từ trung ương tới địa phương và có
mối quan hệ nhất định với cơ quan quản lý
nhà nước.
Cơ quan quản lý hòa giải
Hệ thống cơ quan hòa giải gồm:
Cơ quan hòa giải trung ương có chức
năng chủ yếu là thống nhất quản lý, đào tạo
và hướng dẫn hoạt động đối với các trung tâm
hòa giải và các HGV, một cơ quan thống nhất
toàn quốc việc xử lý và quản lý hòa giải các
TCLĐ. Cơ quan này có thể gọi là Cơ quan
hòa giải TCLĐ quốc gia. Pháp luật nhiều
nước như Hoa Kỳ, Phần Lan, Na Uy... đều
xây dựng cơ quan này. Tại Phần Lan, Na Uy,
trách nhiệm chính về hòa giải thường được
giao cho Cơ quan hòa giải TCLĐ cấp quốc
gia2. Ở Hoa Kỳ, Cơ quan Hòa giải Liên bang
(Federal Mediation and Conciliation - FMCS)
được thành lập theo Luật Quan hệ Chủ - thợ
năm 1947 dưới sự điều hành của Văn phòng
Tổng thống Hoa Kỳ3. Cơ quan này có thể là
một cơ quan độc lập thuộc hệ thống cơ quan
nhà nước như một cơ quan tố tụng đặc biệt
chỉ sử dụng cho quan hệ lao động.
Cơ quan hòa giải địa phương có thể
2 Đặng Đức San, Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài, tlđd.
3 T. Hanami & R. Blanpain. (1989). Industrial Conflict Resolution in Market Economies: A Study of Australia, the Fed-
eral Republic of Germany, Italy, Japan and the USA,. Kluwer Law and Taxation Publishers.
4 Đặng Đức San, Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài, tlđd.
5 Đặng Đức San, Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài, tlđd.
6 Đặng Đức San, Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài, tlđd.
7 International Labour Office. (1980). Conciliation and Arbitration Procedures in Labour Disputes: A Comparative Study. ILO.
gồm các cơ quan hòa giải cấp tỉnh và cơ
quan hòa giải cấp huyện. Tại Pháp có Hội
đồng hòa giải cấp quận có nhiệm kỳ 5 năm
gồm các HGV là những người do đại diện
giới chủ doanh nghiệp và người lao động
tự bầu ra4, hay như tại Trung Quốc, cơ
quan hòa giải gồm hội đồng hòa giải doanh
nghiệp, cơ quan chức năng hòa giải được
thành lập tại các thị xã, huyện, xã5. HGV
làm việc tại những cơ quan này có thể mang
trong mình tư cách của một công chức nhà
nước, cơ quan hòa giải TCLĐ là cơ quan nhà
nước như theo pháp luật của Anh, Malaysia,
Isarael6...
Cơ quan hòa giải tư là cơ quan hòa giải
tồn tại song song với cơ quan hòa giải địa
phương nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động
hòa giải mang tính tư nhân. Phần lớn các
nước có xu hướng vừa duy trì các cơ chế giải
quyết TCLĐ của nhà nước, vừa thừa nhận và
khuyến khích các cơ chế giải quyết TCLĐ
do các bên tranh chấp tự thiết lập7. Nghiên
cứu so sánh cho thấy, ở Hoa Kỳ (cũng như ở
Anh, Philippines,), cơ chế giải quyết tranh
chấp tư nhân đóng vai trò quan trọng hơn cơ
chế giải quyết tranh chấp của nhà nước. Tại
Hoa Kỳ, cơ quan trung gian và hòa giải liên
bang (Federal Mediation and Conciliation
Service) đã thực hiện nhiều chương trình hỗ
trợ về mặt kỹ thuật cho các cơ chế giải quyết
TCLĐ có tính tư nhân. Hoặc như ở Úc, Bộ
trưởng Bộ Lao động (Ministry of Labour)
và Tổng Chưởng lý (Attorney - General) đã
phối hợp với các tổ chức đại diện của người
lao động và người sử dụng lao động để ban
hành các hướng dẫn về phòng ngừa và hạn
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
36 Số 14(342) T7/2017
chế TCLĐ8. Hay như ở Philippines, những
khiếu nại mà không được giải quyết bằng
thương lượng trong vòng 7 ngày từ khi nhận
được thì được tự động chuyển đến Cơ quan
hòa giải tự nguyện như đã quy định trong
Thỏa ước thương lượng tập thể9.
Cùng với các quy định về điều kiện bổ
nhiệm, thẩm quyền bổ nhiệm HGV lao động
cũng góp phần trong việc nêu bật tầm quan
trọng của công tác hoà giải cũng như vị thế
của người làm công tác hoà giải. HGV lao
động do các cơ quan cấp cao lựa chọn dễ
tạo được vị thế và uy tín với các bên tranh
chấp hơn. Vì lý do này, nhiều quốc gia quy
định thẩm quyền bổ nhiệm HGV lao động
thuộc về những người đứng đầu cơ quan
quản lý nhà nước về lao động. Ở Đan Mạch,
HGV được bổ nhiệm bởi Bộ trưởng Bộ Lao
động thông qua sự giới thiệu của Toà án
Lao động; Ở Indonexia, HGV ghi danh tại
cơ quan quản lý nhà nước về lao động được
Bộ trưởng Bộ Lao động trao bằng chứng
nhận hợp pháp10. Ở một số nước khác,
HGV lao động được đích thân người đứng
đầu Nhà nước hoặc Nội các Chính phủ bầu
(New Zealand, HGV được đề cử bởi Toàn
quyền; Ở Nauy, HGV trung ương và cơ sở
được chỉ định bởi Nhà Vua; Ở Phần Lan, hai
viên chức hoà giải quốc gia được bổ nhiệm
bởi Tổng thống, HGV cấp cơ sở được chỉ
định bởi Hội đồng Nhà nước)11.
Trong khi đó, ở Việt Nam, theo quy
định của Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm
1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002 và 2006)
thì HGV lao động do Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân (UBND) cấp huyện bổ nhiệm, miễn
nhiệm. BLLĐ năm 2012 đã sửa đổi quy
định này theo hướng trao quyền bổ nhiệm,
8 International Labour Office. (1980). Conciliation and Arbitration Procedures in Labour Disputes: A Comparative Study. ILO.
9 Vụ Pháp chế, Bộ LĐ-TB&XH, Pháp luật lao động các nước Asean, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2010,
10 Trần Hoàng Hải, Pháp luật về giải quyết TCLĐ tập thể - Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam (sách chuyên
khảo), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
11 Trần Hoàng Hải, Pháp luật về giải quyết TCLĐ tập thể - Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam (sách chuyên
khảo), sđd.
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm HGV cho cơ
quan quản lý nhà nước cao hơn - Chủ tịch
UBND cấp tỉnh. Quy định thẩm quyền bổ
nhiệm HGV thuộc về Chủ tịch UBND cấp
tỉnh sẽ tạo được vị thế và góp phần nâng cao
hơn uy tín của HGV với các bên tranh chấp.
Tuy nhiên, để nâng cao vai trò của HGV,
cần thiết phải bổ nhiệm HGV cấp tỉnh, cấp
quốc gia để tham gia vào những vụ việc
tranh chấp lớn, ở những đơn vị sử dụng lao
động thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị
hành chính cấp tỉnh hoặc những TCLĐ tập
thể hoặc những tranh chấp lớn ở tầm quốc
gia. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy
định nhiều và cụ thể về một tổ chức quản lý
HGV - cơ quan thống nhất quản lý mọi mặt,
mọi hoạt động của HGV một cách chuyên
nghiệp, độc lập. Theo quy định tại Điều 11
Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH ngày
10/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) về
việc hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-
CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về
TCLĐ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08)
thì: “Phòng LĐ-TB&XH có trách nhiệm
quản lý, lưu trữ hồ sơ, biên bản giải quyết
TCLĐ của HGV”. Như vậy, có thể hiểu
Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan quản lý
HGV. Tuy nhiên, đây là cơ quan hành chính
với chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính
nhà nước trong lĩnh vực lao động - xã hội.
Quản lý HGV
Trong pháp luật Việt Nam, quy định
về quản lý HGV hiện đang dừng lại ở việc
quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại HGV, quy
định về việc đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của HGV, miễn nhiệm HGV, chế
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
37Số 14(342) T7/2017
độ báo cáo của HGV và đảm bảo điều kiện
hoạt động HGV.
Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại HGV được
tiến hành theo trình tự thủ tục được quy
định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 46 và
khoản 1 Điều 9 Thông tư số 08 có thể tóm tắt
như sau:
Thứ nhất, công dân Việt Nam có đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật có thể
tự đăng ký hoặc được Phòng LĐ-TB&XH,
công đoàn cấp huyện, công đoàn khu công
nghiệp, khu chế xuất giới thiệu tham gia dự
tuyển HGV.
Thứ hai, người tự đăng ký hoặc được
giới thiệu dự tuyển HGV phải nộp hồ sơ dự
tuyển HGV bao gồm: Đơn dự tuyển HGV
lao động; sơ yếu lý lịch; giấy chứng nhận
sức khoẻ; bản sao các văn bằng, chứng chỉ
(nếu có); văn bản giới thiệu tham gia dự
tuyển của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền,
Thứ ba, trong các thời hạn do pháp
luật quy định cho mỗi loại cơ quan, kể
từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Phòng LĐ-
TB&XH lập danh sách người đạt tiêu chuẩn
báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện. Sau
đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản
đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm
HGV lao động, đồng thời gửi Giám đốc Sở
LĐ-TB&XH để thẩm định và trình Chủ tịch
UBND cấp tỉnh. Tiếp theo, Giám đốc Sở
LĐ-TB&XH thẩm định và trình Chủ tịch
UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định, đồng
thời gửi Chủ tịch UYND cấp huyện đã đề
nghị bổ nhiệm HGV lao động. Cuối cùng,
Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định bổ
nhiệm HGV lao động.
Thứ tư, sau khi đã bổ nhiệm xong,
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH và Chủ tịch
UBND cấp huyện có trách nhiệm công khai
danh sách HGV lao động để người sử dụng
lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động
tại cơ sở và người lao động biết.
Đánh giá kết quả thực hiện mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của HGV lao động
được quy định theo Điều 8 Thông tư số 08:
Định kỳ hằng năm, Phòng LĐ-TB&XH có
trách nhiệm đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của HGV lao động với các nội
dung sau: số vụ được cử tham gia hoà giải,
số vụ đã tham gia hoà giải, số vụ hoà giải
thành, việc chấp hành quy định của pháp luật
về giải quyết TCLĐ, việc chấp hành quyết
định của Chủ tịch UBND cấp huyện cử
tham gia giải quyết TCLĐ. Theo đó, HGV
lao động được coi là hoàn thành nhiệm vụ
khi đáp ứng được các điều kiện ngoài việc
chấp hành các quy định của pháp luật khi
giải quyết TCLĐ, chấp hành quyết định về
cử tham gia giải quyết tranh chấp của Chủ
tịch UBND cấp huyện và hiệu quả đạt trên
50% số vụ hòa giải thành so với số vụ tham
gia hoà giải.
Miễn nhiệm HGV lao động được quy
định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 46 và
Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 08: HGV sẽ bị
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định miễn
nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp
huyện và Giám đốc Sở LĐ-TB&XH trong
hai trường hợp. Một là sự tự nguyện của
HGV khi có đơn xin thôi tham gia HGV;
hai là bị miễn nhiệm khi không hoàn thành
nhiệm vụ trong hai năm liên tục hoặc có các
hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng uy tín,
thẩm quyền, trách nhiệm của mình khi tham
gia giải quyết tranh chấp, có hành vi tham
nhũng hoặc không vô tư, khách quan hoặc từ
chối nhiệm vụ hòa giải từ hai lần trở lên mà
không có lý do chính đáng.
Chế độ báo cáo của HGV được quy
định tại Điều 11 Thông tư số 08. Theo đó,
HGV lao động có trách nhiệm báo cáo kết
quả hòa giải từng vụ việc hòa giải kèm theo
Biên bản các vụ hòa giải cho Phòng LĐ-
TB&XH.
Bảo đảm điều kiện cho hoạt động hòa
giải của HGV lao động được quy định theo
Điều 7 Nghị định số 46, trong những ngày
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
38 Số 14(342) T7/2017
được cử để hòa giải TCLĐ, tranh chấp hợp
đồng đào tạo nghề, HGV được hưởng chế
độ bồi dưỡng như đối với Hội thẩm theo
quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người
tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết dân
sự; được thanh toán công tác phí; được bảo
đảm các điều kiện cần thiết về phòng họp,
tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ hòa giải
TCLĐ.
Kinh phí hoạt động của HGV lao động
do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy
định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh
phí bảo đảm hoạt động của HGV lao động
thực hiện theo quy định của pháp luật về
ngân sách nhà nước.
2. Xây dựng cơ quan hòa giải tranh chấp
lao động cấp quốc gia và hệ thống cơ quan
hòa giải độc lập cho Việt Nam
2.1 Xây dựng cơ quan hòa giải TCLĐ
cấp quốc gia
Việt Nam hiện nay thiếu nhiều quy
định liên quan đến cơ quan hòa giải TCLĐ
trên toàn quốc và chưa có một cơ quan quốc
gia để thống nhất quản lý HGV. Do vậy, cần
thiết phải xây dựng một cơ quan thống nhất
quản lý hòa giải TCLĐ cấp quốc gia. Có thể
gọi là cơ quan hòa giải TCLĐ quốc gia.
Cơ quan hòa giải TCLĐ quốc gia
không phải là cơ quan xây dựng hay thực
thi pháp luật, vì vậy HGV ở cơ quan này
không có vai trò thực thi luật lao động, thanh
tra các vấn đề lao động hay hướng dẫn thực
hiện luật lao động như các cán bộ lao động -
xã hội. Thay vào đó, họ thực hiện việc thống
nhất quản lý HGV và sử dụng các HGV để
giải quyết các TCLĐ theo thủ tục hòa giải.
Những HGV chuyên trách của cơ quan hòa
giải TCLĐ quốc gia trước hết là các chuyên
12 Đào Xuân Hội, Giải quyết TCLĐ ở Hoa Kỳ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Dân chủ Pháp luật điện tử,
năm 2015.
gia về quan hệ lao động có kinh nghiệm12.
Kinh nghiệm thực tế về quan hệ lao động là
tiêu chí quan trọng nhất đối với một HGV.
Vì vậy hầu hết các HGV ở cơ quan này cần
phải có kinh nghiệm nhất định và đã có nhiều
thời gian làm việc ở những môi trường liên
quan như pháp luật, quan hệ lao động.
Cơ quan hòa giải TCLĐ quốc gia là
cơ quan độc lập cung cấp dịch vụ hòa giải
và giải quyết các xung đột khác để quản lý
và tăng cường mối quan hệ giữa lao động và
người sử dụng lao động. Cơ quan này có thể
chịu sự quản lý của các cơ quan hành chính
nhưng hoạt động độc lập và được thiết kế để
giúp đỡ các bên trong quá trình đàm phán.
Cơ quan hòa giải TCLĐ quốc gia có chức
năng thống nhất quản lý HGV và hoạt động
hòa giải trong phạm vi cả nước bao gồm cả
các HGV và hoạt động hòa giải của các cơ
quan hòa giải TCLĐ cấp tỉnh và cơ quan hòa
giải TCLĐ cấp huyện cũng như các trung
tâm hòa giải TCLĐ tư nhân. Bên cạnh đó,
cơ quan hòa giải TCLĐ quốc gia có thể cung
cấp HGV để giải quyết tranh chấp theo yêu
cầu bởi bất kỳ bên nào liên quan đến việc
TCLĐ mà có thể đe dọa đến sức khỏe cộng
đồng hoặc sự an toàn, hoặc có thể có tác
động đáng kể đến nền kinh tế quốc dân nếu
nó gây ra cuộc đình công hoặc “bế xưởng”.
Cơ quan hòa giải TCLĐ quốc gia cũng cung
cấp các HGV trong trường hợp tranh chấp
khẩn cấp mang tính quốc gia theo quy định
pháp luật hoặc nếu các bên có mong muốn,
từ danh sách HGV phù hợp.
Các thỏa thuận cá nhân và tập thể liên
quan đến quan hệ lao động nhất định đều
phải có điều khoản giải quyết tranh chấp bắt
buộc hoặc cho phép giải quyết một số loại
TCLĐ nhất định. Như ở Nhật Bản, hòa giải
bắt buộc được áp dụng đối với các doanh
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
39Số 14(342) T7/2017
nghiệp nhà nước13. Cơ quan hòa giải TCLĐ
quốc gia hỗ trợ trong việc giải quyết tranh
chấp thông qua thương lượng. Thông qua
một HGV, cơ quan hòa giải TCLĐ quốc
gia đưa ra các chương trình và dịch vụ giải
quyết xung đột cho người lao động và người
sử dụng lao động trên cơ sở tự nguyện để
giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các xung đột
trong quá trình thương lượng tập thể và tăng
cường mối quan hệ giữa các bên. Đây là một
quá trình tự nguyện, trong đó các HGV hoạt
động như các bên thứ ba trung lập để hỗ trợ
cho quá trình giải quyết các vấn đề và bất
đồng, thông thường là trong việc thương
lượng thỏa ước lao động tập thể giữa người
sử dụng lao động và công đoàn đại diện cho
người lao động trong các lĩnh vực tư nhân,
cộng đồng hay nhà nước. Cơ quan này cũng
đóng vai trò hòa giải mang tính phòng ngừa
để đưa ra dịch vụ và đào tạo trong các quy
trình hợp tác để giúp người lao động và
người quản lý xây dựng các mối quan hệ
công việc tốt đẹp hơn.
Về địa vị pháp lý của cơ quan hòa giải
TCLĐ quốc gia, cần đảm bảo sự độc lập của
cơ quan này. Cơ quan này không trực thuộc
bất kỳ cơ quan hành chính nào từ trung ương
đến địa phương, nó hoạt động độc lập giống
như một tổ chức phi chính phủ, một tổ chức
mang tính xã hội nghề nghiệp chuyên biệt
(tương tự như Trọng tài Thương mại) và
thống nhất về tất cả các vấn đề liên quan
đến HGV và hòa giải TCLĐ. Tuy vậy, các
cơ quan nhà nước có thể có những hỗ trợ
đặc biệt về tài chính, cơ chế hoạt động, đặc
biệt là trong thời gian đầu mới thành lập. Cơ
quan hòa giải TCLĐ quốc gia cần đảm bảo
một số điều kiện sau về địa vị pháp lý và cơ
cấu tổ chức:
Thứ nhất, đây là tổ chức phi chính
phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan
nhà nước;
13 Tsukahara Nagaaki, Các phương thức giải quyết TCLĐ ở Nhật Bản., tham luận tại Hội thảo: "Giải quyết các TCLĐ theo
pháp luật lao động của Việt Nam và Đức", Hà Nội, 2014.
Thứ hai, cơ quan hòa giải TCLĐ quốc
gia, các cơ quan hòa giải TCLĐ cấp dưới cần
phải thỏa mãn các điều kiện về pháp nhân
theo pháp luật hiện nay như: được thành lập
hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài
sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó, nhân danh mình tham gia vào các
quan hệ một cách độc lập;
Thứ ba, hoạt động hòa giải của các cơ
quan này được tiến hành bởi HGV của chính
cơ quan hòa giải đó;
Thứ tư, hoạt động quản lý của Nhà
nước đối với cơ quan này là bằng việc quy
định trong các văn bản quy phạm pháp luật
về địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc
hoạt động, điều kiện thành lập, hoạt động,
tiêu chuẩn HGV; bằng việc áp dụng pháp
luật, kiểm tra, thanh tra hoạt động; tạo lập
các cơ chế bảo đảm cho việc chấp hành các
thỏa thuận đạt được tại biên bản hòa giải
thành.
2.2 Thiết lập cơ quan hòa giải độc lập
khuyến khích cơ chế hòa giải tư nhân
Việc thiết lập một hệ thống cơ quan hòa
giải độc lập từ trung ương đến địa phương
là hết sức cần thiết nhằm bù đắp cho thực
tế thiếu một cơ quan thống nhất của HGV
ở Việt Nam hiện nay. HGV chỉ có thể hoạt
động tốt, độc lập trong trường hợp có một
cơ quan thống nhất, chịu trách nhiệm quản
lý về tổ chức và nghiệp vụ đối với hòa giải.
Cần phải có những biện pháp để khuyến
khích các cơ chế giải quyết TCLĐ có tính
tư nhân như: ghi nhận các cơ chế như vậy
trong pháp luật lao động; quy định bắt buộc
các bên phải thỏa thuận về cơ chế giải quyết
tranh chấp trong thỏa ước lao động tập thể
(tham khảo kinh nghiệm một số nước khi
yêu cầu thỏa ước tập thể phải quy định về cơ
chế giải quyết tranh chấp nói chung, nhưng
có nước chỉ đòi hỏi thỏa ước tập thể có quy
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
40 Số 14(342) T7/2017
định về giải quyết các tranh chấp liên quan
đến việc giải thích và áp dụng thỏa ước hoặc
các tranh chấp về lợi ích)14; đẩy mạnh sự hỗ
trợ của các cơ quan quản lý lao động.
Bên cạnh việc xây dựng cơ quan hòa
giải TCLĐ quốc gia, việc thành lập các cơ
quan hòa giải TCLĐ độc lập theo cơ chế tư
nhân cần phải được tính đến những đặc điểm
sau:
- Là cơ quan dịch vụ mang tính nghề
nghiệp được thành lập hợp pháp theo các
quy định của pháp luật và có tư cách pháp
nhân. Cơ quan này chịu sự quản lý về nghề
nghiệp của cơ quan hòa giải TCLĐ quốc gia.
- HGV (người làm việc tại cơ quan
hòa giải TCLĐ độc lập) là người có trình độ,
tiêu chuẩn HGV, được cấp giấy chứng nhận
HGV do cơ quan hòa giải TCLĐ quốc gia
cấp. Giấy chứng nhận này như một chứng
chỉ nghề nghiệp chỉ được cấp cho người đạt
đủ những tiêu chuẩn quy định.
- Những HGV thuộc cơ quan hòa giải
TCLĐ nằm trong khu vực địa giới hành
chính nào có quyền tiếp cận với cơ sở dữ
liệu về thỏa ước tập thể tại nơi đó để có thể
chủ động liên lạc hay giới thiệu về dịch vụ
hòa giải của mình.
- Cơ quan hòa giải TCLĐ và HGV có
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ hòa giải TCLĐ
theo quy định của pháp luật, dựa theo những
trình tự tối thiểu, có thể lập những trình tự
hòa giải mang đặc trưng riêng và có hiệu
quả trong hoạt động hòa giải.
- Chi phí cho hoạt động của cơ quan
hòa giải TCLĐ theo cơ chế tự quản có thể
xây dựng theo mô hình doanh nghiệp. Chi
phí cho việc hòa giải có thể do người sử
dụng lao động, người lao động là người yêu
cầu hòa giải hoặc do hai bên cùng nhau chi
trả theo thỏa thuận của mỗi bên.
14 Trần Hoàng Hải, Pháp luật về giải quyết TCLĐ tập thể - Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam (sách chuyên
khảo), sđd.
2.3 Mô hình hóa cơ quan quản lý
và phát triển HGV
Mô hình quản lý HGV, như đã phân
tích, cần có một cơ quan hòa giải TCLĐ
quốc gia và các cơ quan hòa giải TCLĐ độc
lập cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Cơ quan hòa
giải TCLĐ quốc gia là một cơ quan độc lập
thống nhất quản lý HGV trong cả nước. Tiếp
đến là cơ quan hòa giải TCLĐ độc lập cấp
tỉnh, thống nhất quản lý HGV cấp tỉnh, có
đội ngũ HGV cấp tỉnh để giải quyết TCLĐ
tập thể hoặc hòa giải các TCLĐ tại những
doanh nghiệp thuộc quản lý của đơn vị cấp
tỉnh. Cuối cùng là cơ quan hòa giải TCLĐ
cấp huyện và Trung tâm hòa giải lao động
tư nhân gồm các HGV cấp huyện, giải quyết
TCLĐ cá nhân và tranh chấp tại các doanh
nghiệp thuộc quản lý của đơn vị cấp huyện.
HGV phải trở thành chuyên nghiệp, không
kiêm nhiệm và làm việc toàn thời gian cho
các cơ quan hòa giải. Có thể khái quát thành
sơ đồ sau:
Sơ đồ: Cơ quan quản lý HGV được đề xuất.
Cơ quan hòa
giải cấp Tỉnh
Cơ quan hòa
giải Quốc Gia
Cơ quan hòa
giải cấp Huyện
Trung tâm hòa
giải lao động
tư nhân
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
41Số 14(342) T7/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bo_luat_lao_dong_sua_doi_can_quy_dinh_ve_xay_dung_co_quan_ho.pdf