Phát triển xã hội siêu thông minh
Việt Nam - đôi điều suy ngẫm
Để phát triển xã hội “siêu thông
minh” đòi hỏi mỗi quốc gia phải đạt được
một trình độ khoa học nhất định. Trong
sản xuất công nghiệp, nhân loại đã chuẩn
bị để hướng tới mục tiêu cao nhất là phục
vụ lợi ích con người mà đỉnh cao là sự ra
đời của những “xã hội mới”. Muốn xây
dựng Xã hội 5.0, trước hết, phải thực hiện
thành công cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 để làm nền tảng. Đây chính là thách
thức to lớn đối với các nước chưa phát
triển với kết cấu hạ tầng yếu kém và nền
công nghiệp đang còn non trẻ. Tuy nhiên,
Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát
triển khác vẫn có nhiều cơ hội và điều
kiện để vươn lên (Hoa Nắng 2017).
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông,
vào năm 2017, khi mức sử dụng Internet
bình quân toàn cầu chỉ có 46,6% dân số,
thì ở Việt Nam số người dùng internet đã
hơn 50 triệu (trên 53% tổng số dân cư).
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
internet lại là một trụ cột quan trọng. Có
thể nói, đây cũng là một nhân tố thuận lợi
để Việt Nam bước vào xây dựng những
thành phố và xã hội “thông minh”.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bốn vấn đề đảm bảo ổn định kinh tế thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
54
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
1. Trong ba năm tới, sự ổn định về
chính trị, kinh tế và tài chính toàn cầu
sẽ phụ thuộc vào kết quả của bốn vấn đề
mà bất kể điều gì xảy ra với một trong số
chúng cũng sẽ ảnh hưởng tới triển vọng
của ba vấn đề còn lại.
Thứ nhất, cuộc chiến thương mại giữa
Mỹ và Trung Quốc cần chấm dứt. Những
tháng cuối năm 2018, các thị trường tài
chính thế giới đã phản ứng tích cực với
mỗi dấu hiệu cho thấy hai bên đã đạt được
thoả thuận và ngay lập tức phản ứng tiêu
cực khi có dấu hiệu đối đầu. Lý do đơn
giản là cuộc chiến này sẽ dẫn tới tăng thuế
quan, nhân tố gây cản trở cho dòng chảy
thương mại và các chuỗi cung ứng, từ đó
ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Và không chỉ có vậy, những biến động trên
thị trường tài chính không chỉ tác động tới
bản thân các thị trường tài chính, mà còn
gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tin
của người tiêu dùng và giới doanh nghiệp.
Theo dự báo của IMF, sự leo thang của va
chạm thương mại cộng thêm biện pháp trả
đũa từ các đối tác thương mại của Mỹ, sản
xuất của kinh tế toàn cầu có thể bị kéo sụt
hơn 0,8% trong hai năm tới.
Thứ hai, nền kinh tế Mỹ phải tăng
trưởng ít nhất 2%. Năm 2018 kinh tế Mỹ
dự kiến tăng trưởng 3%, cao nhất trong
13 năm qua (chủ yếu là nhờ kết quả của
nhiều yếu tố chỉ có tác dụng một lần, trong
đó có gói cắt giảm thuế trị giá 1,5 nghìn tỷ
USD). Theo các nhà kinh tế, tốc độ tăng
trưởng kinh tế Mỹ có thể sẽ giảm xuống
còn 2,4% năm 2019 và 2,0% năm 2020.
Đây là giới hạn tăng trưởng tối thiểu mà
các nhà đầu tư mong đợi. Nếu tăng trưởng
thấp hơn con số này vì bất kỳ lý do gì,
thì các thị trường tài chính cũng sẽ bị lao
dốc, từ đó kéo theo những tác động tiêu
cực đối với lòng tin và sự ổn định.
Thứ ba, Trung Quốc phải có biện
pháp để vấn đề tài chính của nước này
không bị trầm trọng thêm. Để quản lý
được khoản nợ doanh nghiệp hiện đã lên
tới 160% GDP, Trung Quốc cần tái cấu
trúc một cách có lựa chọn các khoản nợ
BỐN VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH KINH TẾ THẾ GIỚI
Phúc Tiến*
Tóm tắt: Thế giới cần làm gì để có được một năm yên bình về chính trị, kinh tế
và tài chính? Đó là câu hỏi đã được nhiều người quan tâm. Dưới đây chúng tôi xin tóm
lược bài viết của Giáo sư Barry Eichengreen, cựu cố vấn cấp cao IMF, về vấn đề này.
Bài tóm lược của chúng tôi có bổ sung thêm một số tư liệu tham khảo khác nhằm làm
rõ hơn nhận định của tác giả.
Từ khóa: Kinh tế, tài chính toàn cầu, kinh tế thế giới, thương mại.
Abstract: What should the world need to do to get a year of political, economic
and financial stability? It is a question that has been paid much attention to. The fol-
lowing is our summary of the article by Professor Barry Eichengreen, a former senior
IMF adviser, on this issue. A number of documents from other references have been
added to the summary to clarify the author’s conclusion.
Keywords: Global economy, finance, world economy, trade.
* Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
55
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
xấu, đồng thời phải có biện pháp giảm tỷ
lệ nợ trên GDP. Với việc đầu tư cơ sở hạ
tầng còn yếu và sản lượng sản xuất suy
giảm, Trung Quốc ngày càng có khả năng
không đạt được mục tiêu tăng trưởng ít
nhất 6% mà Chính phủ nước này đề ra
cho năm 2019. Trong trường hợp này, tăng
trưởng chậm và vấn đề nợ ngày càng lớn
sẽ cùng nhau kéo triển vọng kinh tế của
Trung Quốc và phần lớn các thị trường
đang nổi của thế giới đi xuống.
Thứ tư, cử tri Châu Âu phải tìm cách
ngăn chặn chiến thắng của cánh hữu theo
chủ nghĩa dân tuý vốn phản đối sự hội nhập
của Châu Âu.Trong cuộc bầu cử Nghị viện
Châu Âu diễn ra vào tháng 5/2019 tới đây.
Sự tồn tại của đồng Euro khiến Liên minh
Châu Âu (EU) không còn lựa chọn nào
khác ngoài việc tiến lên phía trước nhằm
tránh bị bỏ lại phía sau. Trong thời điểm
hiện nay, tiến lên phía trước nghĩa là xây
dựng một kế hoạch bảo hiểm các khoản
tiền gửi chung cho các ngân hàng của Châu
Âu, đưa ra ít nhất một ngân sách khiêm tốn
cho khu vực đồng Euro và tăng cường các
nguồn lực cho Cơ chế bình ổn Châu Âu
(Quỹ cứu trợ), nhằm bảo đảm sự ổn định tài
chính của khu vực này. Tuy nhiên, những
khó khăn mà Liên minh Châu Âu phải trải
qua trong thập kỷ qua đã dạy cho giới lãnh
đạo một bài học là họ không thể ép buộc
người dân Châu Âu phải chấp nhận những
biện pháp như vậy. Việc hội nhập lâu dài
sẽ cần sự ủng hộ của người dân và sự ủng
hộ này phải được thể hiện trong các cuộc
thăm dò dư luận.
2. Thật khó mà đảm bảo rằng cả bốn
viễn cảnh trên đều có thể đạt được một
cách trọn vẹn. Song, nếu một vài trong
số đó trở thành hiện thực, thì chúng sẽ
kéo theo những viễn cảnh còn lại có thể
xảy ra. Ví dụ, nếu Tổng thống Mỹ Donald
Trump kết thúc chiến tranh thương mại
với Trung Quốc, thì triển vọng tăng trưởng
kinh tế của cả Mỹ và Trung Quốc sẽ trở
nên sáng sủa. Tới lượt mình, tăng trưởng
mạnh ở hai quốc gia này sẽ tạo ra môi
trường thuận lợi hơn cho Châu Âu, khiến
triển vọng kinh tế của khu vực này tươi
sáng hơn. Ngược lại, nếu một trong bốn
vấn đề nêu trên đạt kết cục xấu, chắc chắn
sẽ ảnh hưởng tới triển vọng của ba vấn
đề còn lại. Chẳng hạn, nếu tăng trưởng
kinh tế Mỹ gây thất vọng, ông Trump
sẽ phải tìm người để đổ tội. Nếu không
phải là Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự
trữ liên bang và những đồng nghiệp của
ông ta, thì người đó sẽ là Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình. Trong trường hợp
đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
sẽ quay trở lại, sự ổn định tài chính và
tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ bị
ảnh hưởng. Nền kinh tế của Mỹ và Trung
Quốc đi xuống sẽ kéo theo tăng trưởng
kinh tế ở phần còn lại của thế giới tụt dốc.
Tương tự, nếu tăng trưởng chậm lại của
kinh tế của Trung Quốc gây ra một cú sốc
tiêu cực, thì chắc chắn nước này sẽ hạ giá
đồng nhân dân tệ. Điều này sẽ kích động
cuộc chiến thương mại với Mỹ, gây ra
ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ thế giới.
(Tổng hợp)
Tài liệu tham khảo:
1. Những đặc trưng của kinh tế toàn cầu và các điểm nóng chính sách. (Báo Kinh
tế tham khảo, Trung Quốc). TTXVN, 1/2019.
2. Cách để thế giới tránh bão trong năm 2019. TTXVN,1/2019.
3. Kinh tế Mỹ năm 2018. VN Economy.vn, 2018.
56
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kỹ thuật - Công nghệ
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
Xã hội siêu thông minh - những giá
trị phát triển mới
Trong hàng nghìn năm tồn tại, loài
người đã trải qua những giai đoạn phát
triển khác nhau.Theo các nhà nghiên cứu,
con người xuất hiện cùng với tự nhiên
trong xã hội nguyên thủy. Nhờ phát triển
kỹ thuật tưới tiêu và định cư ổn định, xã hội
nông nghiệp được hình thành từ 13 nghìn
năm trước công nguyên. Cuối thế kỷ thứ
XVIII, phát minh đầu máy hơi nước và
sản xuất hàng loạt đã thúc đẩy hình thành
xã hội công nghiệp. Máy tính ra đời và sử
dụng phổ biến từ cuối thế kỷ XX đã thúc
đẩy mạnh phát triển xã hội thông tin. Sự
phát triển nhanh của máy tính và các thiết
bị thông minh đã sản sinh một lượng dữ
liệu thông tin “khổng lồ”; nếu được phân
tích, xử lý thích hợp chúng có thể tạo nên
sự phát triển kỳ diệu trong cải thiện đời
sống con người. Với đà gia tăng của trí tuệ
nhân tạo, bước vào thế kỷ XXI, loài người
đang hướng tới xây dựng một xã hội siêu
thông minh (xem sơ đồ 1).
XÃ HỘI SIÊU THÔNG MINH VỚI
TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG XU THẾ TOÀN CẦU
TS. Lê Thành Ý *
Tóm tắt: Khái niệm “Xã hội 5.0” (Society 5.0) do Nhật Bản khởi xướng đã được
bàn thảo tại Diễn đàn Quốc tế thường niên lần thứ 14 về khoa học và công nghệ với
xã hội tổ chức đầu tháng 10/2017 tại Kyoto (Nhật Bản). Xã hội 5.0 là hình thái xã
hội tiên tiến lấy con người làm trung tâm, nơi không gian ảo và thực được tích hợp
và hiện thực hóa thông qua ứng dụng tiến bộ của các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI),
Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ robot và dữ liệu lớn. Đây là hình thái xã hội
siêu thông minh nhằm đạt được tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng, đồng thời vẫn
giải quyết được các thách thức xã hội. Mục tiêu của Xã hội 5.0 hướng tới trường thọ
con người với một hệ thống phúc lợi xã hội hiệu suất cao dựa trên nền tảng công nghệ
thông minh.
Từ khóa: Xã hội siêu thông minh, công nghệ nhân tạo, công nghệ 5.0
Abstract: The concept of “Society 5.0” initiated by Japan was discussed at the
14th annual international forum on science and technology with society, held in early
October 2017 in Kyoto. Society 5.0 is a human-centered, socially-advanced form where
virtual and real space is integrated and realized through the advanced application of
artificial intelligence (AI) technologies, internet of things (IoT), technology of robot
and big data. This is the super-intelligent society that aims at achieving economic
growth and prosperity while dealing successfully with social challenges. The goal of
the Society 5.0 is oriented to the human longevity with a social welfare system of high
efficiency based on intelligent technology foundation.
Key words: Super-intelligent society, artificial intelligence, technology 5.0.
* Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam
57
Kỹ thuật - Công nghệ NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
Trong một thế giới CNTT&TT phát
triển với việc tận dụng tối đa IoT, những
nỗ lực của nhiều quốc gia đều hướng đến
hợp tác giữa chính phủ và tư nhân trong
cuộc Cách mạng công nghiệp mới. Công
nghệ thông tin được kỳ vọng sẽ phát triển
để mọi hoạt động riêng biệt đều có thể
kết nối thành các “hệ thống không gian
mạng” phối hợp và cộng tác để mở rộng
phạm vi tự chủ và tự động hóa.
Sơ đồ 1. 5 giai đoạn phát triển theo khái niệm Xã hội 5.0 Nhật Bản
(Hunting Society Xã hội nguyên thủy; Agrarian Society Xã hội nông nghiệp;
Industrial Society Xã hội công nghiệp; Information Society Xã hội Thông tin; Super
Smart Society Xã hội siêu Thông minh)
Xã hội “siêu thông minh” thể hiện
ở vật dụng được liên kết qua internet để
phục vụ tối ưu con người. Kết hợp thế
giới thực (không gian vật lý) với không
gian ảo bằng cách tận dụng tối đa công
nghệ thông tin là hình thức lý tưởng để
xây dựng xã hội phục vụ lợi ích con
người. Những kết hợp được thực hiện có
thể mang lại sự chuyển hóa hàng loạt cấu
trúc công nghiệp như sản xuất, hậu cần,
bán hàng, vận chuyển, y tế và chăm sóc
sức khỏe, tài chính và dịch vụ nhằm tạo ra
những giá trị mới cho toàn xã hội.
Xã hội siêu thông minh được mô tả
là một xã hội có khả năng cung cấp hàng
hóa và dịch vụ cho người dùng vào đúng
thời điểm và đủ khối lượng; có khả năng
đáp ứng chính xác đến nhiều nhu cầu. Mọi
người đều có thể vượt qua sự khác biệt để
nhận được những dịch vụ chất lượng cao
trong cuộc sống. Hướng tới phục vụ cho
con người, trong Xã hội 5.0, nơi các nhu
cầu cơ bản về vật chất (nhà cửa, đường sá,
giao thông ) và nhu cầu giải trí, nghệ
thuật, sức khỏe được đáp ứng đầy đủ.
Con người cùng robot và trí tuệ nhân tạo sẽ
58
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kỹ thuật - Công nghệ
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
tồn tại và lao động phục vụ cho chính mình;
những bất đồng về ngôn ngữ, khoảng cách
địa lý và giới tính sẽ dần được xóa nhòa
nhờ sự phát triển của khoa học.
Với những nỗ lực hướng tới xã hội
siêu thông minh, con người không chỉ dự
báo được khả năng tích hợp của hệ thống
năng lượng, vận tải, sản xuất và dịch vụ,
mà còn tích hợp được cả các chức năng
quản lý, tổ chức như nhân sự, kế toán,
pháp luật, cũng như giá trị công việc do
con người thực hiện với những ý tưởng
sáng tạo. Điều này sẽ dẫn đến việc tạo ra
giá trị gia tăng tiếp theo lớn hơn nhiều lần
(NASATI 2017-1)
Để xây dựng xã hội siêu thông minh,
“vạn vật” cần được kết nối qua mạng. Tích
hợp cho phép nhiều dữ liệu khác nhau
cùng được thu thập, phân tích và xử lý trên
các hệ thống phối hợp để liên tục tạo ra các
giá trị và dịch vụ mới. Hướng tới mục tiêu
này, những hệ thống được xác định và ưu
tiên phát triển dựa trên các vấn đề kinh tế
và xã hội đòi hỏi phải có sự nỗ lực mạnh
mẽ từ mọi quốc gia.
Nhờ khả năng tăng nhanh sự phối hợp
của nhiều hệ thống, năng lực cạnh tranh
công nghiệp sẽ được cải thiện. Các hệ
thống “giao thông thông minh”, “tối ưu
hoá chuỗi giá trị năng lượng” và “sản xuất
mới” sẽ được phát triển để trở thành những
hệ thống cốt lõi. Ngoài ra, tương tác giữa
các hệ thống “chăm sóc cộng đồng tích
hợp”, “chuỗi thực phẩm thông minh” và
“sản xuất thông minh” cũng tạo thuận
lợi để sớm hình thành những giá trị mới
trong nền kinh tế và mọi hoạt động xã hội.
Thông qua hợp tác giữa ngành công
nghiệp, nghiên cứu hàn lâm và chính phủ,
kế hoạch cơ bản lần thứ năm về phát triển
KH&CN của Nhật Bản đã tập trung vào
thúc đẩy xây dựng nền tảng dịch vụ và sử
dụng hiệu quả IoT để thực hiện một xã
hội siêu thông minh. Theo đó, công nghệ
cơ bản để xây dựng nền tảng dịch vụ xã
hội được cho là những nội dung thiết yếu
liên quan đến phân phối, xử lý và tích lũy
trong không gian ảo (NASATI 2017-1).
Tương lai của trí tuệ nhân tạo với
phát triển kinh tế và vai trò cốt lõi trong
Xã hội 5.0
Trí tuệ hay trí thông minh nhân tạo
(artificial Intelligence-AI) là trí tuệ được
biểu hiện trong bất cứ một hệ thống nào
do con người tạo ra. Được lập trìnhvới
mục tiêu giúp máy tính tự động hóa các
hành vi thông minh, AI là một ngành
trọng yếu của tin học, đã trở thành ngành
học cung cấp lời giải cho những vấn đề về
cuộc sống. Ngày nay, AI đã được sử dụng
thường xuyên trong kinh tế, y dược, kỹ
thuật quân sự, cũng như phần mềm máy
tính thông dụng trong gia đình và trò chơi
điện tử (Wikipedia 2017). AI được định
nghĩa như một ngành khoa học máy tính
liên quan đến tự động hóa hành vi thông
minh. Nhiều năm qua, việc ứng dụng AI
mới ở mức độ dùng máy tính hoặc siêu
máy tính để xử lý những công việc như
điều khiển một ngôi nhà, nhận diện hình
ảnh, xử lý dữ liệu bệnh nhân để đưa ra
phác đồ đều trị hoặc xử lý dữ liệu để tự
học hỏi(Khoahoc.tv 2017)
Là tập hợp hệ thống máy tính có thể
cảm nhận được môi trường, suy nghĩ, học
hỏi và hành động để đáp ứng những gì
cảm nhận được; các dạng AI ngày nay hoạt
động theo 4 cách, đó là: tự động hóa các
công việc thủ công (tự động thông minh);
giúp con người thực hiện công việc nhanh
và tốt hơn (hỗ trợ thông minh); nâng cao
trí thông minh, giúp đưa ra quyết định tốt
hơn và tự động hóa quá trình ra quyết định,
không cần có sự can thiệp của con người
(trí thông minh tự trị).
Phân tích tiềm năng kinh tế của AI,
59
Kỹ thuật - Công nghệ NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
các nhà khoa học thuộc Công ty kiểm toán
quốc tế Pricewaterhouse Coopers (PwC)
nhận định: mặc dù AI còn trong giai đoạn
phát triển ban đầu, song đến năm 2030, lĩnh
vực này được dự báo có thể đóng góp tới
15.700 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu.
Tác động kinh tế của AI được thúc đẩy bởi
năng suất nâng cao nhờ các quy trình tự
động hóa doanh nghiệp; năng suất tăng lên
do doanh nghiệp thay thế lực lượng lao
động bằng công nghệ AI. Mặt khác, tác
động của AI còn do nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm và dịch vụ có hàm lượng trí tuệ toàn
cầu sẽ gia tăng cao.
Trong tương lai, tăng trưởng kinh tế từ
AI có thể nhờ vào cải thiện năng suất thông
qua tác vụ thông thường hoặc tăng cường
năng lực của nhân viên để tập trung vào
những việc làm có giá trị cao và hấp dẫn
hơn. Theo PwC, năng suất được cải thiện
nhờ AI có thể chiếm trên 55% giá trị gia
tăng của GDP trong giai đoạn 2017-2030.
Khi công nghệ mới được chấp nhận,
người tiêu dùng tăng nhu cầu sản phẩm
cải tiến và tác động từ đổi mới sản phẩm
sẽ tăng lên theo thời gian. Cũng theo
PwC, hành vi của người tiêu dùng và
tiêu thụ sản phẩm từ AI sẽ vượt qua mức
tăng năng suất, để bổ sung thêm 9.000 tỷ
USD cho GDP toàn cầu vào năm 2030
(NASATI 2017-2).
Cuộc cách mạng tiêu dùng do AI mở
đường được cho là sự bứt phá mạnh mẽ khi
các doanh nghiệp thúc đẩy đổi mới và phát
triển những mô hình kinh doanh mới dưới
tác động của AI. Người đi tiên phong trong
sử dụng AI sẽ tạo được lợi thế cả về thu hút
khách hàng lẫn lợi thế cạnh tranh để nắm
bắt thị trường, nâng cao khả năng khai thác
và điều chỉnh sản lượng phù hợp.
Trong thập kỷ qua, làn sóng kỹ thuật
số lần thứ nhất được gọi là Internet kết
nối con người (Internet of People-IoP)
đã thâm nhập sâu vào đời sống; các hoạt
động từ sản xuất đến bán lẻ và chăm sóc
sức khỏe ngày càng được số hóa. Theo
các nhà phân tích, thời gian tới đây, dữ
liệu được tạo ra từ Internet kết nối vạn
vật (IoT) sẽ vượt xa nhiều lần dữ liệu IoP.
Dữ liệu gia tăng cùng với tiêu chuẩn hóa,
cá nhân hóa sản phẩm và dịch vụ đặt ra
những yêu cầu đòi hỏi AI phải khai thác
dữ liệu số cả từ con người lẫn đồ vật để tự
động hóa và hỗ trợ hiệu quả cho việc làm
hiện tại cũng như tìm ra cách làm mới cho
tương lại (NASATI 2017-2).
Tiềm năng kinh tế của IoT vào năm
2025 được ước tính đạt đến 6.200 tỷ USD.
Những ngành chịu tác động lớn nhất là
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sản xuất
chế tạo. Lợi ích lớn nhất trong chăm sóc
y tế là có thể nâng cao chất lượng điều
trị cho bệnh nhân mãn tính với mức chi
phí giảm xuống chỉ còn từ 10% đến 20%
giá trị thực. Trong sản xuất chế tạo, công
nghệ IoT sẽ cải thiện được hiệu suất làm
việc theo nhiều cách. Thiết bị cảm biến
có thể theo dõi, cung cấp thông tin ở thời
gian thực mới nhất về trạng thái thiết bị,
có thể giảm thời gian chết, giám sát lưu
lượng hàng hóa tồn kho trong sản xuất.
Với tổng chi phí sản xuất toàn cầu khoảng
25.000 tỷ USD mỗi năm và ước tính lên
47.000 tỷ USD vào năm 2025. Nhờ giá
thành thiết bị cảm biến thấp, việc sử dụng
rộng rãi IoT có thể mang lại tác động kinh
tế tiềm năng từ 900 tỷ đến 2.300 tỷ USD
hàng năm. Ngoài ra, IoT còn là công cụ
có khả năng quản lý tốt hơn hệ thống kết
cấu hạ tầng và dịch vụ thành thị, bao gồm
cả các hệ thống giao thông, nước sạch,
nước thải và an toàn công cộng.
Trong nông nghiệp, thiết bị cảm biến
lá cây có thể đo được ứng suất trong thân
cây dựa vào các cấp độ hơi ẩm; cảm biến
đất có thể tập hợp thông tin chung về
60
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kỹ thuật - Công nghệ
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
lượng nước điều tiết vào đồng ruộng
giúp người nông dân tối ưu hóa điều kiện
canh tác, tránh được những thiệt hại về
mùa màng; IoT có nhiều tiềm năng tạo ra
giá trị gia tăng đáng kể. (Cục Thông tin
khoa học và công nghệ quốc gia 2017).
Trong xã hội siêu thông minh, việc
vận dụng công nghệ “không có con người
trong quy trình” đồng nghĩa với một số vị
trí công việc trở nên dư thừa, nhưng lại có
nhiều việc làm mới được tạo ra do yêu cầu
nâng cao năng suất và nhu cầu tiêu dùng
phát sinh từ AI. Mặc dù mọi nền kinh tế
đều được hưởng lợi, nhưng những nền
kinh tế có tiềm năng về AI sẽ thu nhiều
lợi ích hơn cả về giá trị tuyệt đối và tương
đối. Nghiên cứu mô hình kinh tế động, xây
dựng trên cơ sở dữ liệu của dự án Phân
tích thương mại toàn cầu (GTAP) trên quy
mô 57 lĩnh vực giao thương qua các chuỗi
cung ứng ở 140 quốc gia, giới nghiên cứu
đã rút ra: Trung Quốc và Bắc Mỹ thể hiện
rõ rệt tác động từ AI; còn các nước đang
phát triển, do chậm tiếp nhận công nghệ
nên có mức gia tăng khiêm tốn (Bảng 1).
Giải pháp khoa học và công nghệ
trong xây dựng xã hội siêu thông minh
Nhật Bản
Để thực hiện được một xã hội siêu
thông minh, những vật dụng khác nhau
cần được kết nối qua mạng nhằm tạo ra
những hệ thống tích hợp tiên tiến có thể
phối hợp và cộng tác với nhau, nhằm liên
tục tạo ra các giá trị và dịch vụ mới. Hướng
tới mục tiêu này, Kế hoạch cơ bản lần thứ
5 về KH&CN Nhật Bản đã xác định ưu
tiên chiến lược phát triển toàn diện trên
nền tảng kinh tế và xã hội để có những nỗ
lực quốc gia mạnh mẽ (Hộp 1).
Từ khái niệm bảo mật, trong thực
hiện chiến lược phối hợp nêu ra, vấn đề
quan trọng là quảng bá sáng kiến kết hợp
bảo mật vào hệ thống tổng thể ngay từ
giai đoạn lập kế hoạch. Thông qua mức
độ tinh vi của các hệ thống ưu tiên, chính
phủ Nhật Bản đã hướng tới sự phối hợp và
hợp tác hiệu quả giữa các tổ chức có liên
quan. Trước hết, đó là quan hệ giữa công
nghiệp với tổ chức nghiên cứu, chính phủ
và các bộ, ngành cần được tăng cường,
nhằm liên tục nâng cao mức độ tinh vi
của 11 hệ thống dựa trên nhiệm vụ đặt ra.
Những trường hợp thành công và vướng
Bảng 1. Mức độ gia tăng lợi ích từ trí tuệ nhân tạo của một số khu vực vào năm 2030
Đơn vị tỷ USD, %
Nguồn PwC 2017
Khu vực kinh tế Mức gia tăng so với GDP (%) Tổng giá trị (Tỷ USD)
Trung Quốc 26,1 7.000
Bắc Mỹ 14,5 3.700
Nam Âu 11,5 700
Các nước phát triển châu Á 10,4 900
Bắc và Tây Âu 9,9 1.800
Châu Phi, Đại dương và
5,5 1.200
thị trường ChâuÁ
Mỹ La tinh 5,4 500
61
Kỹ thuật - Công nghệ NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
Hộp 1. Nội dung ưu tiên phối hợp chiến lược thực hiện xã hội siêu thông minh
của Nhật Bản
mắc nảy sinh đều được chia sẻ trong sáng
kiến áp dụng chéo trong toàn bộ hệ thống.
Bên cạnh sáng kiến riêng lẻ, một nền tảng
chung cũng được xây dựng nhằm phối hợp
và hợp tác giữa nhiều hệ thống sử dụng các
dịch vụ khác nhau, bao gồm cả các dịch vụ
mới hoặc chưa được dự đoán.
Nhờ khả năng phối hợp của nhiều hệ
thống và cải thiện năng lực cạnh tranh
công nghiệp, các “hệ thống giao thông
thông minh”, “tối ưu hoá chuỗi giá trị
năng lượng” và các “hệ thống sản xuất
mới” đều được phát triển để trở thành
những hệ thống cốt lõi. Sự phối hợp và
hợp tác của các hệ thống khác như “chăm
sóc cộng đồng tích hợp”, “chuỗi thực
phẩm thông minh” và “hệ thống sản xuất
thông minh” cũng được coi trọng thực
hiện nhằm tạo ra nhiều giá trị mới.
Thông qua hợp tác giữa ngành công
nghiệp, tổ chức nghiên cứu hàn lâm và các
cơ quan chính phủ, Nhật Bản đã thúc đẩy
mạnh sáng kiến xây dựng nền tảng dịch vụ
siêu xã hội thông minh và sử dụng hiệu quả
IoT. Để tạo thuận lợi cho việc sử dụng dữ
liệu của nhiều hệ thống, thúc đẩy phát triển
và triển khai thử nghiệm, việc chia sẻ công
nghệ an ninh có độ tinh xảo cao cho tất cả
các hệ thống đã được triển khai nhằm thực
hiện hợp lý chức năng quản lý rủi ro.
Ngoài những thông tin được cung cấp
bởi hệ thống nền tảng như dữ liệu định vị ba
chiều, dữ liệu định vị và dữ liệu khí tượng
từ các hệ thống vệ tinh Quasi-Zenith, tích
hợp và phân tích dữ liệu (DIAS) và Kết
cấu hạ tầng chủ chốt (JPKI), Nhật Bản còn
cung cấp khuôn khổ và phát triển các công
nghệ liên quan cho phép sử dụng rộng rãi
các dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau.
Hoạt động khoa học có ý nghĩa quan
trọng trong đáp ứng yêu cầu liên quan đến
bảo vệ thông tin cá nhân và trách nhiệm
của nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ, cũng
như trong tăng cường sáng kiến đạo đức,
luật pháp và xã hội nhằm lồng ghép nhân
văn và khoa học vào thử nghiệm xã hội.
Ngoài ra, việc bãi bỏ các quy định và cải
cách hệ thống hiện hành sẽ hình thành
nên nhiều dịch vụ mới cũng như tạo ra hệ
thống và các quy định thích hợp.
Để đáp ứng hệ thống ngày càng phức
tạp với quy mô lớn, Nhật Bản chủ trương
Tối ưu hóa chuỗi giá trị năng lượng.
Xây dựng nền tảng thông tin môi trường toàn cầu.
Duy trì và nâng cấp kết cấu hạ tầng hiệu lực và hiệu quả.
Đạt được một xã hội chống lại thiên tai.
Hệ thống giao thông thông minh.
Hệ thống sản xuất mới.
Các hệ thống phát triển vật liệu tích hợp.
Phát triển các hệ thống tích hợp chăm sóc cộng đồng.
Hệ thống khách sạn.
Hệ thống chuỗi thực phẩm thông minh.
Hệ thống sản xuất thông minh.
Nguồn: 5th Science and Technology Basic Plan, Japan
62
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kỹ thuật - Công nghệ
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
tăng cường phát triển công nghệ cơ bản
cho thông tin và truyền thông và xây
dựng chức năng đo lường xã hội. Cùng
với sáng kiến đưa ra, quốc gia này đã tập
trungvào nuôi dưỡng các nhà NC&PT và
những người sử dụng nền tảng này để tạo
ra giá trị và dịch vụ mới trong xây dựng
xã hội siêu thông minh.
Hướng vào tăng cường khả năng
cạnh tranh trong một xã hội siêu thông
minh, Nhật Bản đã tập trung tích lũy kiến
thức và bí quyết nhằm nâng cao tài sản
trí tuệ và tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường
chức năng nền tảng để kích thích sáng tạo
doanh nghiệp và quan trọng là cung cấp
những tính năng độc đáo, riêng biệt để
thiết lập lợi thế của riêng mình.
Chiến lược sở hữu trí tuệ và tiêu
chuẩn quốc tế liên quan đến công nghệ và
giao diện cho việc thực hiện những nền
tảng dịch vụ xã hội siêu thông minh sẽ
tiếp tục củng cố thế mạnh công nghệ để
tạo thành cốt lõi của việc tạo ra giá trị mới
của mọi thành viên trong xã hội. Theo đó,
chiến lược củng cố các công nghệ cơ bản
được tập trung vào công nghệ cần thiết
để xây dựng nền tảng dịch vụ xã hội siêu
thông minh và những công nghệ vốn là
thế mạnh của Nhật Bản nhằm tạo cốt lõi
cho việc tạo ra giá trị mới.
Công nghệ xây dựng nền tảng xã hội
siêu thông minh là những công nghệ liên
quan đến phân phối, xử lý và tích lũy thông
tin trong không gian ảo. Đó là công nghệ
thiết yếu để hình thành xã hội thông minh
và tạo ra nhiều giá trị gia tăng từ dữ liệu
lớn. Theo đó, Nhật Bản đã hướng vào các
công nghệ cụ thể về an ninh mạng, công
nghệ kiến trúc hệ thống IoT, phân tích dữ
liệu lớn, AI, công nghệ mạng, điện toán
tiên phong và công nghệ thiết bị cho phép
xử lý tốc độ cao, thời gian thực hiện khối
lượng dữ liệu lớn với mức tiêu thụ năng
lượng thấp. Do toán học là một khoa học
liên ngành hỗ trợ mọi ngành công nghệ
cơ bản nên Nhật Bản đã chủ trương tăng
cường hợp tác trong nghiên cứu và phát
triển đối với từng loại công nghệ thúc đẩy
phát triển nghề nghiệp.
Đối với công nghệ cốt lõi của việc
tạo ra giá trị mới bằng cách nhúng
những thành phần sử dụng có thế mạnh
vào từng hệ thống, Nhật Bản đã tạo điều
kiện cho các hệ thống khi vận hành sẽ
tạo ra giá trị mới đáp ứng được nhu cầu
đa dạng của nền kinh tế và xã hội siêu
thông minh. Theo đó, đã tập trung vào
củng cố những công nghệ giữ vai trò cốt
lõi trong thế giới thực nhằm tạo ra giá trị
mới trong từng hệ thống riêng lẻ. Đó là
công nghệ người máy (Robotics); công
nghệ cảm biến thu thập thông tin từ
con người và vạn vật; công nghệ truyền
động liên quan đến cơ chế kích hoạt,
truyền động và thiết bị điều khiển, xử
lý và phân tích thông tin thu nhận trong
không gian mạng; công nghệ sinh học;
công nghệ giao diện con người. Ngoài
ra, công nghệ dẫn đến các hệ thống khác
nhau thông qua chức năng tăng cường
của vật liệu mới (công nghệ nano..) hoặc
kỹ thuật đo lường, truyền năng lượng và
xử lý mới (công nghệ ánh sáng/lượng
tử..) cũng là những lính vực công nghệ
cốt lõi để tạo ra giá trị mới.
Kết nối công nghệ tự nhiên sẽ thúc
đấy mạnh sự kết hợp lẫn nhau. Kết hợp
AI với Robotics làm gia tăng khả năng
nhận biết của trí tuệ nhân tạo và các chức
năng của robot, nên trong Kế hoạch cơ
bản về KH&CN lần thứ 5, Nhật Bản đã
đặc biệt nhấn mạnh đến các liên kết và
tích hợp của các công nghệ khác nhau.
Để củng cố các công nghệ cơ bản, vấn
đề then chốt là mục tiêu hiệu năng cao cho
mỗi công nghệ trong xu hướng chuyển đổi
63
Kỹ thuật - Công nghệ NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 01/2019
theo một xã hội siêu thông minh và việc
làm cần thiết để đạt mục tiêu này. Nhằm
tao thuận lợi cho nghiên cứu và phát triển
(R&D), trong hợp tác giữa các trường đại
học và chính phủ, Nhật Bản tiến hành
R&D theo mô hình xoắn ốc. Qua đó, các
giai đoạn từ nghiên cứu cơ bản đến triển
khai và đưa vào sử trong xã hội đều kích
thích lẫn nhau. Trong môi trường được tạo
lập, khoa học được nảy sinh và công nghệ
tạo ra sẽ được vận dụng trong thực tiễn
đồng thới với quá trình thương mại hóa.
Phát triển xã hội siêu thông minh
Việt Nam - đôi điều suy ngẫm
Để phát triển xã hội “siêu thông
minh” đòi hỏi mỗi quốc gia phải đạt được
một trình độ khoa học nhất định. Trong
sản xuất công nghiệp, nhân loại đã chuẩn
bị để hướng tới mục tiêu cao nhất là phục
vụ lợi ích con người mà đỉnh cao là sự ra
đời của những “xã hội mới”. Muốn xây
dựng Xã hội 5.0, trước hết, phải thực hiện
thành công cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 để làm nền tảng. Đây chính là thách
thức to lớn đối với các nước chưa phát
triển với kết cấu hạ tầng yếu kém và nền
công nghiệp đang còn non trẻ. Tuy nhiên,
Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát
triển khác vẫn có nhiều cơ hội và điều
kiện để vươn lên (Hoa Nắng 2017).
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông,
vào năm 2017, khi mức sử dụng Internet
bình quân toàn cầu chỉ có 46,6% dân số,
thì ở Việt Nam số người dùng internet đã
hơn 50 triệu (trên 53% tổng số dân cư).
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
internet lại là một trụ cột quan trọng. Có
thể nói, đây cũng là một nhân tố thuận lợi
để Việt Nam bước vào xây dựng những
thành phố và xã hội “thông minh”.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ KH&CN (2017). Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong
hình thái xã hội 5.0 - Chủ đề thảo luận tại Hội nghị các bộ trưởng khoa học và công
nghệ tại Nhật Bản.
2. https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/12797/vai-tro-cua-khoa-hoc--cong-nghe-
va-doi-moi-sang-tao-trong-hinh-thai-xa-hoi-5-0---chu-de-thao-luan-tai-hoi-nghi-cac-
bo-truong-khoa-.aspx
3. NASATI (2017-1). Kế hoạch cơ bản lần thứ 5 về KH&CN của Nhật Bản và khái
niệm Xã hội 5.0. Chiến lược phát triển KH&CN. Tạp chí Kinh tế, số 8 năm 2017.
4. NASATI (2017-2). Tương lai của trí tuệ nhân tạo. Chiến lược phát triển
KH&CN. Tạp chí Kinh tế, số 9 năm 2017.
5. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (2017). Internet Vạn vật hiện
tại và tương lai. Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh tế, số 5 năm 2017
6. Wikipedia (2017). Trí tuệ nhân tạo. Bách khoa toàn thư mở Wikipediahttps://
vi.wikipedia.org/wiki/trí-tuệ-nhântạo
7. Khoahoc.tv (2017). Trí tuệ nhân tạo là gì?
la-gi-ai-artificial-intelligence-la-gi-80106 ngày 30 tháng 10
8. Hoa Nắng (2017). Xã hội 5.0: Đỉnh cao mới của sự phát triển. http://
nguyenxuanphuc.org/xa-hoi-5-0-dinh-cao-moi-cua-su-phat-trien.html 02 tháng 11
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bon_van_de_dam_bao_on_dinh_kinh_te_the_gioi.pdf