Bước đầu đánh giá hiệu quả của phối hợp gây tê xương cùng bằng bupivacaine và morphine sulphate với gây mê trên phẫu thuật tim hở ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1

Chúng tôi ghi nhận có 7 bệnh nhân bị ói sau mổ, ngoài ra chúng tôi chưa ghi nhận tác dụng phụ, tai biến, biến chứng do gây tê gây ra trên các bệnh nhân này, vì số lượng bệnh nhân còn ít nên chưa đánh giá hết được. Các tác giả cũng đã chỉ ra các biến chứng do gây tê xương cùng nói chung(6,2), các biến chứng do Morphine như ói, bí tiểu, ức chế hô hấp, trong phẫu thuật tim hở do dùng heparine với lượng lớn cho nên biến chứng tụ máu ngoài màng cứng được nhiều tác giả nhắc tới (4, 5, 9, 10). Tuy chưa ghi nhận có biến chứng nhưng khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa, cần theo dõi sát để hạn chế tối thiểu các tai biến, biến chứng do gây tê gây ra

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả của phối hợp gây tê xương cùng bằng bupivacaine và morphine sulphate với gây mê trên phẫu thuật tim hở ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 148 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHỐI HỢP GÂY TÊ XƯƠNG CÙNG BẰNG BUPIVACAINE VÀ MORPHINE SULPHATE VỚI GÂY MÊ TRÊN PHẪU THUẬT TIM HỞ Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Hà Văn Lượng* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của gây tê khoang xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine sulphate phối hợp với gây mê trong phẫu thuật tim hở ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi đã hồi cứu hồ sơ bệnh án của 86 bệnh nhi được phẫu thuật tim hở có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 3/2010 đến tháng 1/2011 và được gây tê xương cùng. Hiệu quả giảm đau trong phẫu thuật, sau phẫu thuật, thời gian rút nội khí quản, các tác dụng phụ, các tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật do gây tê là các yếu tố được sử dụng để đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê xương cùng. Kết quả: Trong 86 bệnh nhi trên có: 47 bệnh nhân thông liên thất (VSD), 16 bệnh nhân tứ chứng Fallot (TOF), 11 bệnh nhân thông liên nhĩ (ASD), 2 bệnh nhân bất thường tĩnh mạch phổi về tim (TAPVR), 1 bệnh nhân U thất phải, 1 bệnh nhân thông liên thất kèm hẹp eo động mạch chủ (VSD + CoA), 1 bệnh nhân thất phải hai đường ra kèm thông liên thất (DORV + VSD), 2 bệnh nhân tim 3 buồng nhĩ (Cor Triatriatum), 5 bệnh nhân thông liên thất kèm thông liên nhĩ. Tỉ lệ Nam/ Nữ: 41/45. Tuổi trung bình 30.61 tháng (3-168 tháng). Cân nặng trung bình 9,82kg (3,6 - 32kg). Chiều cao trung bình 81.54 cm (39-155cm). 82,56% bệnh nhân không cần sử dụng thêm thuốc giảm đau trong phẫu thuật, chỉ có 17,44% bệnh nhân dùng thêm 1 lần giảm đau tĩnh mạch lúc rạch da hoặc cưa xương ức. Thời gian rút nội khí quản trung bình 6,61 giờ (0,5 - 24 giờ). Thời gian giảm đau kéo dài sau gây tê trung bình 14,72 giờ. Không có trường hợp nào giảm huyết áp sau gây tê. Có 7 trường hợp ói sau mổ. Ngoài ra chưa có biến chứng hay tác dụng phụ khác. Kết luận: Số liệu của chúng tôi cho thấy gây tê khoang xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine sulphate phối hợp với gây mê bước đầu có hiệu quả trong phẫu thuật tim hở ở trẻ. Từ khóa: Gây tê xương cùng, thuốc Morphine sulphate không có chất bảo quản, thuốc Bupivacaine. ABSTRACT INITIAL EVALUATION THE EFFECT OF CAUDAL ANESTHESIA BY USING MORPHINE SULPHATE AND BUPIVACAINE COMBINED WITH GENERAL ANESTHESIA FOR CHILDREN UNDERGOING OPEN HEART SURGERY AT CHILDREN’S HOSPITAL I Ha Van Luong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 148 - 153 Objectives: We performed this study to evaluate the effects of combination of caudal anesthesia by using Morphine sulphate and Bupivacaine with general anesthesia for children undergoing open heart surgery at Children’s Hospital 1. Methods: we have retrospected 86 the medical records of 86 children undergoing open heart surgery, that were received caudal anesthesia, at Children’s hospital 1, from March 2010 to January 2011. The efficiency of intraoperative and postoperative Analgesia, extubation time, Side effects, accidents, complications were the factors being used for evaluating the effectiveness of caudal anesthesia. * Khoa Phẫu Thuật – Gây Mê Hồi Sức, Bệnh Viện Nhi Đồng 1 Tác giả liên lạc: BS Hà Văn Lượng, ĐT: 0913612923, Email: runglanh2002@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 149 Results: This study included 86 patients: 47 cases of VSD (ventricular septal defect) only, 16 cases of TOF (Tetralogy of Fallot), 11 cases of ASD (Atrial septal defect) only, 3 case of Cor Triatriatum;, 5 cases of VSD (ventricular septal defect) with ASD (Atrial septal defect), 2 cases of TAPVR, 1 cases of DORV with VSD, 1 cases of VSD with CoA, 1 cases of tumor in ventricular. Male/Female = 41/45, the mean age (months) is 30.61 (3- 168),the mean weight (kg) is 9.82 (3.6-32), the mean height (cm) is 82.60 (39-155). 15 patients (17.44%) were used more sufentanyl at incision or saw sternum, 71 patients (82.56%) weren’t used more sufeltanyl,the mean of extubation time (min) is 6,61 (0.5-24), the mean of analgesia time 14.72, 7 cases were vomiting in postoperative. not hypotention after caudal or accidents, complications, others Side effects intraoperative and postoperative were recorded. Conclusions: Our data show that the combination of caudal anesthesia by using Morphine sulphate and Bupivacaine with general anesthesia was an initial efficiency for children undergoing open heart surgery. Key words: caudal anesthesia. Morphine Sulfate Without Preservatives. Bupivacaine. ĐẶT VẤN ĐỀ Gây tê khoang xương cùng được áp dụng rộng rãi ở trẻ em để giảm đau cho các phẫu thuật từ vùng dưới rốn. Từ tháng 03 năm 2010 cho tới tháng 01năm 2011, tại bệnh viện nhi đồng I, chúng tôi đã thực hiện gây tê khoang xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine sulphate phối hợp với gây mê trong phẫu thuật tim hở ở trẻ em. Sau một thời gian thực hiện phương pháp này chúng tôi nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của giảm đau trong và sau mổ, thời gian rút nội khí quản sau mổ, các tác dụng phụ, tai biến, biến chứng do gây tê trên những bệnh nhân đã được phẫu thuật tim hở có gây tê khoang xương cùng kết hợp với gây mê. Mục tiêu Đánh giá hiệu quả của gây tê xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine phối hợp với gây mê trong phẫu thuật tim hở ở trẻ em. Xác định hiệu quả giảm đau của gây tê xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine phối hợp với gây mê trong lúc phẫu thuật và sau phẫu thuật tim hở ở trẻ em. Xác định thời gian rút nội khí quản sau mổ của các bệnh nhi được gây tê xương cùng bằng Bupivacaine và Morphine phối hợp với gây mê trong lúc phẫu thuật tim hở. Xác định tỷ lệ các biến chứng do gây tê xương cùng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt trường hợp. Đối tượng 86 bệnh nhi đã được phẫu thuật tim hở có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 1 năm 2011 và được gây tê bằng Bupivacaine và Morphine sulphate phối hợp với gây mê. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập thông qua việc hồi cứu hồ sơ bệnh án. Thông tin của tất cả bệnh nhi được thu thập theo “bản thu thập số liệu” (soạn sẵn). Các bước tiến hành - Bệnh nhân được tiền mê bằng Midazolam, dẫn đầu bằng Sufentanyl, Sevoflurane, Rocuronium, đặt nội khí quản. (một số trường hợp bệnh nhân tứ chứng Fallot dùng ketamine 2mg/kg hoặc một số bệnh nhân lớn tuổi bị ASD,VSD dùng propofol để dẫn đầu) - Kỹ thuật gây tê: (theo protocol đã được soạn riêng và áp dụng cho gây tê trên phẫu thuật tim hở tại Bệnh Viện Nhi Đồng I) Bệnh nhân sau khi được đặt nội khí quản, đặt bệnh nhi nằm nghiêng, gập hông, sát trùng vùng gây tê, rủa tay, mang găng vô trùng,trải xăng lổ, xác định khoang xương cùng, dùng kim luồn 24 - 22G, đưa kim vào khe cùng hướng về mặt phẳng dọc một góc 400 – 600 so với mặt da, khi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 150 kim qua dây chằng cùng cụt và có cảm giác hụt hứng thì hạ kim xuống so với mặt da một góc 150, sau đó giữ kim sắt và đưa phần kim nhựa vào sâu thêm 2mm. kiểm tra phần kim nhựa nằm trong khoang xương cùng bằng cách hút nhẹ nhàng không thấy máu hay dịch não tủy, dùng nước muối sinh lý bơm vào nhẹ nhàng, mô dưới da vùng tiêm không bị sưng lên(6,8). - Liều thử: dùng dung dịch lidocain 1% + adrenaline 1/200.000 với liều 0,1ml/kg. nếu liều thử âm tính (mạch, huyết áp không thay đổi) thì tiêm dung dịch thuốc tê vào khoang xương cùng. - Dung dịch thuốc tê: Bupivacaine 0,25% 1ml /kg và Morphine suphate 1 mg/kg (liều tối đa của dung dịch thuốc tê là 20 ml)(4,8). - Ghi nhận huyết áp, nhịp tim, SpO2 trước và sau gây tê. - Duy trì mê: Rocuronium, Midazolam hoặc Sevoflurane (+/-). - Phiếu gây mê ghi đầy đủ và rõ ràng các mốc quan trọng trọng, cũng như diễn biến của gây mê và phẫu thuật. Theo dõi diễn biến của huyết động mỗi 10 phút trong cuộc mổ và các mốc quan trọng. - Xác định đau và thay đổi huyết động trong mổ bằng cách theo dõi sự thay đổi mạch và huyết áp. Trong lúc mổ, ghi nhận sự thay đổi huyết động, nhịp tim 120% của nhịp tim cơ bản (nhịp chậm, nhịp nhanh). Huyết áp 120% của huyết áp cơ bản (huyết áp tụt, huyết áp tăng). - Ở Hậu phẫu theo dõi bệnh và ghi rõ diễn biến, thời gian rút nội khí quản, các biểu hiện của đau, thời điểm bắt đầu sử dụng thuốc giảm đau và liều lượng của thuốc giảm đau sau mổ.Sau khi rút nội khí quản làm khí máu để đánh giá tình trạng hô hấp của bệnh nhân. - Phiếu gây mê và hồ sơ ghi nhận các tác dụng phụ, tai biến, biến chứng trong và sau mổ. Xử lý số liệu Bằng phần mềm SPSS 17.0 KẾT QUẢ Trong nghiên cứu này có 86 bệnh nhân: - 41 bệnh nhân nam (47,67%), 45 bệnh nhân nữ (52,33%). - 47 bệnh nhân thông liên thất (VSD), 16 bệnh nhân tứ chứng Fallot (TOF), 11 bệnh nhân thông liên nhĩ (ASD), 2 bệnh nhân bất thường tĩnh mạch phổi về tim (TAPVR), 1 bệnh nhân U thất phải, 1 bệnh nhân thông liên thất kèm hẹp eo động mạch chủ (VSD + CoA), 1 bệnh nhân thất phải hai đường ra kèm thông liên thất (DORV + VSD), 2 bệnh nhân tim 3 buồng nhĩ (Cor Triatriatum), 5 bệnh nhân thông liên thất kèm thông liên nhĩ (VSD + ASD). - 86 bệnh nhân (100%) phẫu thuật sữa chữa hoàn toàn. - Tỉ lệ bệnh nhân được gây tê 86/214 chiếm 40,18%. Đặc điểm bệnh nhân Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân Đặc điểm bệnh nhân Trung bình ± Độ lệch chuẩn Tuổi (tháng) 30,61 ± 33,28 (3 -168) Cân nặng (kg) 9,82 ± 5,38 (3,6 - 32) Chiều cao (cm) 82,61 ± 22,14 (39 - 155) Đặc điểm phẫu thuật Bảng 2. Đặc điểm phẫu thuật Thời gian từ khi chích tê đến rạch da (phút) 41,66 ± 16,68 (26 – 67) Thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể (phút). 85,16 ± 37,82 (20 - 270) Thời gian kẹp ĐMC (phút) 47,02 ± 21,92 (12 - 124) Thời gian gây mê (phút) 263,49 ± 58,80 (160-520) Thêm thuốc giảm đau tĩnh mạch Có 71 (82,56%) bệnh nhân không cần sử dụng thêm thuốc giảm đau trong phẫu thuật, chỉ có 15 (17,44%) bệnh nhân dùng thêm 1 lần giảm đau tĩnh mạch lúc rạch da hoặc cưa xương ức. Tình trạng hô hấp và hỗ trợ hô hấp sau mổ - 23 bệnh nhân tự thở ngay sau khi mổ và được hỗ trợ bằng Jackson-Rees hoặc NCPAP - 63 bệnh nhân thở máy với mode thở SIMV Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 151 + PS. Rút nội khí quản sau mổ Bảng 3. Thời gian rút nội khí quản Thời gian rút nội khí quản Trung bình ± Độ lệch chuẩn Giờ 6.61 ± 6.67 (0.5 – 24) Bảng 4: Kết quả khí máu của bệnh nhân sau khi rút nội khí quản Kết quả Trung bình ± Độ lệch chuẩn pH 7.343 ± 0.55 PaC02 (mmHg) 39.47 ± 8.71 Pa02 (mmHg) 243.93 ± 7.79 Sa02 % 99,2 ± 0.66 Giảm đau sau mổ Bảng 5: Thời gian giảm đau Thời gian Giảm đau Trung bình ± Độ lệch chuẩn Giờ 14.72 ± 7.62 (6-24) Tác dụng phụ, tai biến, biến chứng do gây tê Tác dụng phụ, tai biến, biến chứng do gây tê: Chưa ghi nhận trường hợp nào tác dụng phụ, tai biến, biến chứng trong hoặc sau mổ do gây tê ngoại trừ có 7 trường hợp bị nôn ói. BÀN LUẬN Bệnh lý được phẫu thuật Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận gây tê xương cùng đã được thực hiện trên các bệnh nhân bị tim bẩm sinh được phẫu thuật như: tứ chứng Fallot, VSD, ASD, ASD+VSD, bướu trong thất phải, tim 3 buồng nhĩ, DORV + VSD, TAPVR, VSD+CoA, Trong nghiên cứu của các tác giả Alexander J. C. Mittnacht và cs (7) đã thực hiện phương pháp này trên những bệnh nhân bị tim bẩm sinh được phẫu thuật như chuyển vị đại động mạch, kênh nhĩ thất, tứ chứng Fallot, thông liên nhĩ, thông liên thất, tim 3 buồng nhĩ, thất phải 2 đường ra, bất thường tĩnh mạch phổi về tim, hẹp van động mạch chủ, hẹp/hở van 2 lá, hẹp/hở van 3 lá Tuổi và cân nặng của bệnh nhi Kết quả nghiên cứu trên 86 bệnh nhân cho thấy bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 3 tháng, lớn nhất 168 tháng, trung bình 30.61 tháng. Cân nặng nhẹ nhất 3.6 kg, nặng nhất 32 kg, trung bình 9,82 kg. Do bước đầu chúng tôi thận trọng khi thực hiện một phương pháp mới, nên thận trọng với những bệnh nhân nhỏ tuổi và nhẹ cân. Tuy nhiên trên thế giới đã có những nghiên cứu cho thấy phương pháp này đã được thực hiện trên những bệnh nhân sơ sinh như Các tác giả Jeffrey S. Heinle và cs.(5) nghiên cứu trên bệnh nhân có độ tuổi từ 7 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi. Hiệu quả của giảm đau trong mổ Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy có 71 trường hợp không cần phải dùng thêm giảm đau tĩnh mạch trong suốt quá trình phẫu thuật, có 15 trường hợp nhịp tim và huyết áp tăng do đau lúc rạch da hoặc cưa xương ức nên phải dùng thêm 1 liều sufentanyl sau đó trong suốt quá trình phẫu thuật huyết động trong giới hạn bình thường và không phải cho thêm thuốc giảm đau tĩnh mạch. Nhận thấy những trường hợp này là bệnh nhi lớn tuổi hoặc bệnh nhân mà có thời gian từ lúc gây tê cho tới lúc rạch da < 30 phút, có thể do thời gian đầu chưa có kinh nghiệm nên các bác sỹ thực hiện gây tê sau khi thực hiện các thủ thuật khác như đặt nội khí quản, chích động mạch, chích CVP, do đó rút ngắn thời gian từ lúc gây tê tới lúc rạch da, cưa xương ức nên. Cải thiện tình trạng này bằng cách gây tê ngay sau khi đặt nội khí quản và trước các thủ thuật khác do đó kéo dài thời gian để thuốc tác dụng. Tuy nhiên trong một cuộc gây mê - phẫu thuật kéo dài như phẫu thuật tim hở mà không phải cho thêm giảm đau hoặc chỉ cho thêm 1 liều giảm đau tĩnh mạch lúc rạch da hoặc cưa xương ức thì đã có thể đánh giá là phương pháp gây tê này đã có hiệu quả giảm đau trong mổ. Chúng tôi cần nghiên cứu thêm để tìm thời điểm tác dụng của thuốc đạt mức giảm đau cần thiết cho phẫu thuật, cũng như các yếu tố ảnh hưởng như cân nặng, chiều cao, liều lượng của Morphine sulphate Đánh giá thời gian rút nội khí quản sau mổ Rút NKQ sớm cho phép giảm bớt các tai Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 152 biến do thở máy kéo dài như chấn thương phổi hoặc đường thở, xẹp phổi do di lệch ống NKQ hoặc đặt qua sâu qua 1bên phổi và ảnh hưởng không tốt trên huyết động khi hút khí quản, rút NKQ sớm cho phép giảm bớt chi phí do thở máy. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng rút NKQ sớm trong vòng 6 – 8 giờ sau PT sửa chữa hoàn toàn tim bẩm sinh ở trẻ em thì an toàn. Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian rút nội khí quản trung bình 6,61 giờ (0.5- 24 giờ), chúng tôi ghi nhận có 66,3% rút nội khí quản trong 6 giờ đầu sau mổ, 33,7% rút nội khí quản từ 7 giờ tới 24 giờ sau phẫu thuật, những trường hợp rút nội khí quản muộn hơn này thường do tính chất của phẫu thuật như bệnh nhân tứ chứng fallot, thất phải 2 đường ra, bất thường tĩnh mạch phổi về tim, VSD +CoA hoặc bệnh nhân chạy tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài ≥ 150 phút. Có 5 bệnh nhân ứ C02 sau khi rút nội khí quản (PaC02 > 50 mmHg) tuy nhiên những bệnh nhân này không phải đặt lại nội khí quản chỉ cho thở NCPAP. Hiệu quả giảm đau của Gây tê xương cùng đã làm giảm tối đa lượng thuốc giảm đau tĩnh mạch, kèm theo giảm lượng thuốc mê, cho nên có thể rút được nội khí quản sớm sau mổ, trước khi thực hiện phương pháp này đa số chúng tôi gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật tim hở bằng Midazolam, sufentanyl, và giãn cơ liều cao(1). Theo tác giả Bùi Li Mông(3) khi nghiên cứu trên 207 bệnh nhân mổ tim hở tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 6/2008 – 6/2010 thì thời gian lưu nội khí quản sau mổ trung bình là 36 ± 57 (giờ). Theo ghi nhận của chúng tôi và so với nghiên cứu của tác giả Bùi Li Mông thì thời gian rút nội khí quản đã cải thiện khá nhiều. Nhưng So với các tác giả trên thế giới thời gian rút nội khí quản sau mổ còn muộn, Theo nghiên cứu của các tác giả Jeffrey S. Heinle, Laura K. Diaz, Lawrence S. Fox trong phẫu thuật tim hở có gây tê xương cùng có tới 50% bệnh nhân rút nội khí quản tại phòng mổ, 38% rút nội khí quản trong 3 giờ đầu sau phẫu thuật. 12% rút nội khí quản sau 3 giờ(5). Theo nhóm tác giả Alexander J. C. Mittnacht, MD, Maria Thanjan, MD, Shubhika Srivastava, MD, Umesh Joashi, MD,Carol Bodian, PhD, Sabera Hossain, MS, Nobuhide Kin, MD, Ingrid Hollinger, MD, and Khanh Nguyen, MD (7) nghiên cứu trên 224 bệnh nhân được phẫu thuật tim hở và được gây tê xương cùng thì có tới 79% bệnh nhân được rút nội khí quản trong phòng mổ, thời gian rút nội khí quản thực hiện nhanh và dễ trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi. Thời gian rút nội khí quản sau mổ trên bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi còn muộn có thể trong gây mê do các nhân viên của chúng tôi chưa quen với phương pháp mới nên chỉnh liều thuốc giãn cơ, thuốc mê, thuốc midazolam chưa phù hợp nên khi kết thúc phẫu thuật bệnh nhân vẫn còn tác dụng của thuốc nên làm cho bệnh nhân lâu tự thở lại. Đánh giá hiệu quả của giảm đau sau mổ Chúng tôi ghi nhận thời gian giảm đau sau gây tê kéo dài trung bình 14,73, có 32 bệnh nhân không phải cho giảm đau trong 24 giờ đầu sau gây tê. Những bệnh nhân cần cho thuốc giảm đau khi đã hết thuốc tê cũng chỉ dùng Perfalgan hoặc Morphine liều 10 (mcg/kg/giờ). Theo tác giả M. Gail Boltz và Gregory B.Hammer(2) trên phẫu thuật tim hở ở trẻ em việc gây tê kết hợp với gây mê làm giảm tối đa thuốc giảm đau tĩnh mạch, giảm thuốc mê do đó có thể rút nội khí quản sớm cho bệnh nhân và thời gian giảm đau có thể kéo dài sau phẫu thuật là 6 - 12 giờ, và giảm được liều thuốc giảm đau nhóm Opiate sau đó trong 24 giờ. Nhưng theo Rosen và Rosen’s nghiên cứu cho thấy tiêm thuốc phiện qua khoang ngoài màng cứng xương cùng có thể giảm đau cho PT lồng ngực và thời gian giảm đau kéo dài từ 8 – 24 giờ. Chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu thêm trên nhiều bệnh nhân để xác định khoảng thời gian giảm đau kéo dài sau gây tê để không hoặc cho thêm thuốc giảm đau sau phẫu thuật ở thời điểm thích hợp. Tình trạng thay đổi huyết động sau gây tê Trong nghiên cứu này ghi nhận chưa thấy trường hợp nào tụt huyết áp sau khi gây tê. Điều này khác so với tình trạng tụt huyết áp sau gây tê ở người lớn,ở trẻ em ít có tình trạng tụt Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 153 huyết áp sau gây tê do sự chưa trưởng thành của hệ thần kinh giao cảm, hoặc do chẹn thần kinh giao cảm ít xảy ra vì thể tích dưới cơ hoành ở trẻ em nhỏ hơn và kháng lực mạch máu ngoại biên thấp hơn nên sự dãn mạch ít quan trọng hơn do đó duy trì huyết động ổn định, đây cũng là một lợi thế trong phương pháp gây tê này, và có thể áp dụng cho những bệnh nhân mà có nguy cơ tụt huyết áp nếu dùng liều cao thuốc giảm đau tĩnh mạch nhóm á phiện trong và sau phẫu thuật, cho dù những bệnh nhân này không thể rút nội khí quản sớm sau mổ nhưng yếu tố ổn định huyết động trong mổ rất quan trọng Tác dụng phụ, tai biến, biến chứng Chúng tôi ghi nhận có 7 bệnh nhân bị ói sau mổ, ngoài ra chúng tôi chưa ghi nhận tác dụng phụ, tai biến, biến chứng do gây tê gây ra trên các bệnh nhân này, vì số lượng bệnh nhân còn ít nên chưa đánh giá hết được. Các tác giả cũng đã chỉ ra các biến chứng do gây tê xương cùng nói chung(6,2), các biến chứng do Morphine như ói, bí tiểu, ức chế hô hấp, trong phẫu thuật tim hở do dùng heparine với lượng lớn cho nên biến chứng tụ máu ngoài màng cứng được nhiều tác giả nhắc tới (4, 5, 9, 10). Tuy chưa ghi nhận có biến chứng nhưng khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa, cần theo dõi sát để hạn chế tối thiểu các tai biến, biến chứng do gây tê gây ra. KẾT LUẬN Kết quả bước đầu cho thấy gây tê khoang xương cùng bằng Bupivacaine phối hợp Morphine sulphate có hiệu quả giảm đau trong phẫu thuật tim hở ở trẻ em, giảm tối đa thuốc giảm đau tĩnh mạch nhóm opiate, giảm đáng kể liều lượng thuốc mê vì thế bệnh nhân có thể rút được nội khí quản sớm, thời gian tác dụng giảm đau kéo dài do đó có thể giảm được liều lượng thuốc á phiện ở hậu phẫu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh Viện Nhi Đồng 1 TP.HCM (2007), Qui trình phẫu thuật tim hở. 2. Boltz MG, Hammer G (2005), "Regional Anesthesia and postoperative", Anesthesia for congenital Heart Disease, 17: 283- 291. 3. Bùi Li Mông (2010), Đặc điểm các trường hợp viêm phổi hậu phẩu tim hở tại bệnh viện Nhi Đồng 1, luận văn thạc sỹ, Đại học y dược, TP. HCM. 4. Hammer GB., et al. (2000), "A Retrospective Examination of Regional Plus General Anesthesia in Children Undergoing Open Heart Surgery", Anesth Analg; 90:1020-1024. 5. Heinle JS., Diaz LK., Fox LS. (1997), "Early extubation after cardiac operations in neonates and young infants", J Thorac Cardiovasc Surg,114:413-418. 6. Keith GA (2003), “Regional anesthesia”, Oxford Handbook Of Anaesthesia, Oxford University Press, pp. 789-791. 7. Mittnacht AJC, Thanjan M, Srivastava S, Joashi U, Bodian C, Hossain S, et al (2008), "Extubation in the operating room after congenital heart surgery in children", J.Thorac. Cardiovasc. Surgery, 136: 88 - 93. 8. Nguyễn Tấn Phước, Nguyễn Ngọc Cường (2009). Gây tê vùng, gây tê khoang xương cùng. Phác Đồ điều trị Nhi Khoa. B IV: 897-899. 9. Peterson KL, et al (2000), "A Report of Two Hundred Twenty Cases of Regional Anesthesia in Pediatric Cardiac Surgery", Anesth Analg, 90:1014-1019 10. Valley RD., et al (1991), "Caudal morphine for postoperative analgesia in infants and children", Anesth Analg,72:120-4.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbuoc_dau_danh_gia_hieu_qua_cua_phoi_hop_gay_te_xuong_cung_ba.pdf
Tài liệu liên quan