Các yếu tố tiên lượng
Tuổi, điểm APACHE II và điểm SOFA tại
thời điểm nhập khoa của nhóm tử vong cao hơn
nhóm hồi phục. Ngoài ra chúng tôi không nhận
thấy các chỉ số sinh hóa như amylase, lipase hay
mức độ tổn thương trên CTscan có liên quan đến
kết cuộc của bệnh nhân.
Khi so sánh sự phục hồi chức năng các cơ
quan theo thời gian, chúng tôi thấy ở nhóm
bệnh nhân còn sống điểm SOFA giảm một
cách có ý nghĩa trong suốt quá trình bệnh
nhân được LMLT. Ngược lại ở nhóm tử vong
không quan sát được hiện tượng này. Hơn
nữa ở mọi thời điểm, điểm SOFA của nhóm tử
vong luôn luôn cao hơn nhóm hồi phục (bảng
3). Như vậy có thể thấy sự cải thiện chức năng
các tạng là một yếu tố tiên lượng tốt trong
VTC. Tương tự, Hà Mạnh Hùng (4) ghi nhận sự
cải thiện điểm SOFA ở nhóm còn sống từ sau
48 giờ trở đi. Trong nghiên cứu của Vũ Đức
Định(13), tác giả nhận xét sự khác biệt về mức
giảm điểm SOFA giữa hai nhóm chỉ ở ngày
thứ 3, thứ 4 trở đi. Còn Đào Xuân Cơ(2) chỉ
thấy sự khác biệt có ý nghĩa vào ngày thứ 5
sau điều trị trở đi. Có lẽ thời gian hồi phục của
các bệnh nhân trong 2 nghiên cứu này kéo dài
hơn so với nhóm bệnh nhân của chúng tôi.
KẾT LUẬN
LMLT được dung nạp tốt trên nhóm bệnh
nhân bị VTC thể nặng. Liệu pháp này tỏ ra có
hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng
viêm toàn thân. Chức năng các cơ quan bị suy
cũng được nâng đỡ khá tốt. Biến chứng liên
quan đến LMLT xảy ra tương đối ít và không
quan trọng.Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện
và mức độ đáp ứng với trị liệu có ý nghĩa tiên
lượng bệnh. Nghiên cứu này là tiền đề để mở
rộng sử dụng LMLT trên các bệnh nhân VTC có
suy đa cơ quan.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu ứng dụng lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp nặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 191
BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG LỌC MÁU LIÊN TỤC
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP NẶNG
Nguyễn Nghiêm Tuấn*, Nguyễn Thị Thư Hương**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp lọc máu liên tục (LMLT) trong điều trị viêm tụy cấp
thể nặng.
Phương pháp nghiên cứu: Có tất cả 19 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, bao gồm 14 nam và 5 nữ,
tuổi trung bình là 42,9 ± 12,1. LMLT được thực hiện sau khi bệnh khởi phát 4,3 ± 2,2 ngày với phương
thức CVVH hoặc CVVHDF. Lưu lượng máu được sử dụng là 180 – 250 mL/p và tốc độ siêu lọc là 30 – 40
mL/kg/giờ. Chống đông bằng heparin không phân đoạn truyền tĩnh mạch liên tục.
Kết quả: LMLT được dung nạp tốt trên tất cả bệnh nhân. 14 bệnh nhân còn sống và 5 bệnh nhân tử
vong. Tỷ lệ tử vong tại khoa HSCC là 26%. Nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim giảm đáng kể sau LMLT.
Creatinine huyết tương trước lọc là 3,37 ± 2,87 mg/dL và giảm xuống còn 1,54 ± 0,87mg/dL sau 72 giờ bắt
đầu LMLT (p < 0,05). Các yếu tố giúp tiên lượng tử vong là tuổi, điểm APACHE II và khuynh hướng thay
đổi điểm SOFA trong và sau khi LMLT.
Kết luận: LMLT có thể áp dụng một cách an toàn trên các bệnh nhân bị viêm tụy cấp có biến chứng
suy đa cơ quan. Nên xem xét chỉ định sớm LMLT trên nhóm đối tượng bệnh nhân này.
Từ khóa: lọc máu liên tục; viêm tụy cấp
ABSTRACT
CONTINUOUS RENAL REPLACEMENT THERAPY IN TREATMENT OF SEVERE ACUTE
PANCREATITIS
Nguyen Nghiem Tuan; Nguyen Thi Thu Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 191 - 196
Objective: To investigate the effectiveness of using continuous renal replacement therapy (CRRT) in
the treatment of severe acute pancreatitis (SAP).
Methods: A total of nineteen patients (14 males and 5 females) with average age of 42.9 ± 12.1 years
were involved. CRRT (CVVH or CVVHDF) was started 4.3 ± 2.2 days after onset of the disease. The blood
flow rate during CRRT was 180 – 250 mL/min, ultrafiltration rate was 30 – 40 mL/kg/h. Continuous
intravenous infusion of unfractionated heparin was used for anticoagulation.
Results: CRRT was well tolerated in all the patients. 14 of the patients survived and 5 died. ICU
mortality was 26%. Body temperature, breath rate and heart rate decreased significantly after CRRT.
Plasma creatinine before CRRT was 3.37 ± 2.87 mg/dL, and declined to 1.54 ± 0.87mg/dL after 72 h of the
beginning of CRRT (p < 0.05). Prognostic factors include age, APACHE II score and the progression of
SOFA score during and after CRRT.
Conclusion: CRRT can be safely used in SAP patients complicated with multiple organ failure. CRRT
is recommended early for this particular group of patients.
* Bộ môn Nội Tiết - Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Nghiêm Tuấn ĐT: 0989064465 Email: tuanmed@yahoo.com.uk
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 192
Keywords: continuous renal replacement therapy; acute pancreatitis
MỞ ĐẦU
Viêm tụy cấp (VTC) là một cấp cứu nội-
ngoại khoa tương đối hay gặp trong thực hành
lâm sàng với thể VTC nặng chiếm khoảng 20
đến 25%. Tuy hiện nay đã có nhiều biện pháp
điều trị mới được áp dụng nhưng tử vong của
VTC nặng vẫn còn cao (28 – 40% tùy theo
nghiên cứu). Nguyên nhân tử vong hầu hết là
do nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan
không hồi phục.
Cytokine được phóng thích từ đại thực bào
và bạch cầu đa nhân có vai trò trung tâm trong
sinh bệnh học của VTC. Các cytokine như IL-1,
TNF, PAF khi được phóng thích vào máu sẽ
gây hiện tượng tế bào viêm thoát mạch, thâm
nhập vào nhiều mô cơ thể và tiết hóa chất
trung gian khởi đầu cho đáp ứng viêm toàn
thân. Trên cơ sở đó, những biện pháp nhằm
điều hòa dòng thác cytokine được nghiên cứu
sử dụng ngày một nhiều hơn và là một trong
các xu hướng điều trị VTC hiện nay. Các số
liệu lâm sàng và thực nghiệm đã chứng tỏ lọc
máu liên tục (LMLT) có ảnh hưởng rõ rệt đến
sự gia tăng thải trừ các cytokine trong máu.
Một số thử nghiệm gần đây cho thấy LMLT có
thể cải thiện diễn tiến của bệnh và góp phần
làm giảm tỷ lệ tử vong.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này tại khoa
Hồi sức Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy nhằm đánh
giá vai trò của LMLT trong điều trị viêm tụy cấp
nặng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số
Tất cả bệnh nhân viêm tụy cấp được điều trị
tại khoa HSCC bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1
đến hết tháng 12 năm 2011.
VTC được chẩn đoán khi có bệnh nhân có 3
tiêu chuẩn sau: đau bụng vùng thượng vị cấp
tính, men amylase hoặc lipase trong máu tăng ≥
3 lần bình thường và có hình ảnh VTC trên phim
chụp cắt lớp ổ bụng.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tuổi > 18.
VTC nặng theo phân loại Atlanta 1992: có
suy chức năng cơ quan và/hoặc biến chứng tại
chỗ (hoại tử, áp xe, nang giả) và điểm APACHE
II ≥ 8.
Được lọc máu liên tục ≥ 24 giờ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Tử vong trong vòng 24 giờ đầu nhập khoa
Đã được can thiệp phẫu thuật
Thu thập số liệu
Tất cả bệnh nhân đưa vào nghiên cứu đều
được thu thập các số liệu sau:
Các đặc điểm dân số
Tuổi và giới
Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
Ngay trước khi LMLT và sau 24, 48, 72 giờ từ
khi bắt đầu LMLT:
- Dấu hiệu sinh tồn bao gồm lượng nước tiểu
24 giờ
- Công thức máu
- Khí máu động mạch
- Điện giải đồ
- Nồng độ creatinine huyết tương
- Nồng độ amylase và lipase máu
- Hình ảnh trên CTscan bụng có cản quang.
Độ nặng của bệnh
Được đánh giá theo thang điểm APACHE II
và SOFA.
Các thông số được sử dụng trong LMLT
Thời gian từ khi có triệu chứng đau bụng và
thời gian từ khi nhập khoa đến khi được LMLT
lần đầu, thời gian cho mổi lần LMLT, phương
thức LMLT, thể tích dịch thay thế/thẩm tách và
số màng lọc đã sử dụng.
Kết quả điều trị
Còn sống/tử vong tại thời điểm bệnh nhân ra
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 193
khỏi khoa HSCC.
Biến chứng
Rối loạn điện giải, chảy máu, nhiễm khuẩn
tại chỗ, hạ thân nhiệt.
Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS) và
hội chứng suy đa cơ quan (MODS) được chẩn
đoán theo tiêu chuẩn của ACCP/SCCM (1992).
Điều trị nội khoa
Các biện pháp điều trị chung bao gồm: nhịn
ăn cho đến khi tình trạng đau và chướng bụng
cải thiện, hồi sức dịch truyền, giảm đau, giảm
tiết, hỗ trợ dinh dưỡng, kháng sinh phòng ngừa
và thông khí cơ học nếu cần.
Lọc máu liên tục
LMLT được chỉ định khi hội chứng đáp ứng
viêm toàn thân tiến triển nặng hơn và/hoặc hội
chứng suy đa cơ quan tồn tại sau 24 – 48 giờ điều
trị tích cực.
Máy sử dụng là Diapact (với màng lọc
polysulfone HighFlux) hoặc Prixmaflex (với
màng lọc polyacrylonitrile AN69). LMLT được
thực hiện qua một catheter 2 nòng lưu lượng cao
đặt vào tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch cảnh
trong. Phương thức LMLT là CVVH hoặc
CVVHDF. Lưu lượng máu cài đặt 180 – 250
mL/phút, tốc độ dịch thay thế/dịch thẩm tách 30
– 40 mL/kg thể trọng/giờ và tốc độ siêu lọc được
điều chỉnh tùy theo tình trạng bệnh nhân. Chống
đông màng và đường ống bằng heparin không
phân đoạn truyền liên tục.
Thống kê
Kết quả được diễn đạt dưới dạng trung bình
± độ lệch chuẩn hoặc trung vị (khoảng tứ vị) đối
với biến số không có phân phối chuẩn. So sánh
các biến số liên tục sử dụng phép kiểm t hoặc
Mann-Whitney. So sánh các tỷ lệ được thực hiện
bằng phép kiểm chi bình phương. Giá trị p < 0.05
được xem là có ý nghĩa thống kê. Phân tích số
liệu được thực hiện bằng phần mềm SPSS
version 16.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số
Có tất cả 19 bệnh nhân ( 14 nam và 5 nữ) tuổi
từ 23 đến 69 (trung bình 42,9 ± 12,1) được đưa
vào nghiên cứu với điểm APACHE II 18.7 ± 5.7.
Nguyên nhân VTC: do rượu (52%), tăng lipid
máu (32%), sỏi mật (5%) và không rõ nguyên
nhân (11%).
Số ngày nằm khoa HSCC trung bình là 11,7 ±
7,7 ngày.
Có 14 bệnh nhân phải thở máy với thời gian
thở máy 10 ± 7,8 ngày.
Có 5/19 bệnh nhân tử vong chiếm tỷ lệ 26%.
Thời gian LMLT
Thời gian từ lúc bệnh nhân bắt đầu đau bụng
đến lúc được LMLT lần đầu là 4,3 ± 2,2 ngày.
Thời gian từ lúc bệnh nhân nhập khoa đến lúc
bắt đầu LMLT là 3 (2 – 4) giờ. Không có sự khác
biệt giữa 2 nhóm tử vong và còn sống.
Tổng cộng 33 lần LMLT đã được thực hiện,
trong đó 1 bệnh nhân được LMLT 4 lần, 2 bệnh
nhân 3 lần, 7 bệnh nhân 2 lần và 9 bệnh nhân 1
lần. Thời gian một lần LMLT là 51,8 ± 173 giờ.
Lượng dịch thay thế (và dịch thẩm tách) là
117 ± 46 lit cho mổi lần LMLT. Số màng lọc sử
dụng cho một lần LMLT là 2 ± 1 màng.
Hình ảnh học
Tổn thương tụy trên CT scan được cho điểm
theo thang điểm CTSI – CT Severity Index (điểm
CTSI = điểm Balthazar + điểm hoại tử). Điểm
CTSI trung bình là 3,5 ± 2,2 điểm. Không có khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm còn sống và
nhóm tử vong.
Diễn biến các thông số lâm sàng và cận lâm
sàng
Huyết động khá ổn định trong thời gian
LMLT. Các dấu hiệu của SIRS (nhịp tim, nhịp
thở, thân nhiệt) có khuynh hướng cải thiện
muộn nhất là sau 24 giờ bắt đầu LMLT.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 194
Bảng 1. Các thông số lâm sàng trước và sau LMLT
Trước
LMLT
Sau 24h Sau 48h Sau 72h
Mạch (lần/p) 130 ± 21 117 ± 16
†
115 ± 19
†
107 ± 14
†
Huyết áp TB
(mmHg)
79 ± 19 82,2 ± 14,9 84,8 ±
15,5
79,5 ±
16,3
Nhiệt độ (
0
C) 38,4 ± 1,3 37,8 ± 0,8
†
37,8 ± 0,9 36,6 ± 4,9
Nhịp thở
(lần/p)
25 ± 7 22 ± 6 20 ± 4
†
21 ± 4
†
Nước tiểu
(mL/24h)
400 300 110 950
† p < 0.05 so với trước LMLT
Men amylase và lipase giảm đáng kể sau
24 giờ được lọc máu và tiếp tục giảm mạnh
trong các ngày tiếp theo. Chức năng thận hồi
phục trên 11 bệnh nhân trong số 14 bệnh nhân
có suy thận cấp.
Có 2 trường hợp tăng kali máu và 8 trong số
11 bệnh nhân bị toan chuyển hóa khi nhập khoa
được điều chỉnh ổn định sau 24 giờ LMLT.
Bảng 2. Các thông số cận lâm sàng trước và sau
LMLT
Trước
LMLT
Sau 24h Sau 48h Sau 72h
Amylase (U/L) 757,6 ±
632,1
442,1 ±
372
†
206,8 ±
149,4
†§
Lipase (U/L) 2933 ±
1679
1982 ±
1981
1398 ±
1351
†
Natri (mEq/L) 138 ± 9,3 140 ± 4,9 138 ± 3,4 137 ± 2,5
Kali (mEq/L) 4,1 ± 1,1 3,2 ± 0,8
†
3,1 ± 0,5 3,3 ± 0,9
Canxi(mmol/L) 1,6 ± 0,58 1,6 ± 0,46 1,6 ± 0,32 1,9 ± 0,26
†
pH 7,321 ±
0,135
7,393 ±
0,09
7,395 ±
0,091
7,373 ±
0,06
pO2 (mmHg) 109 ± 49 137 ± 49 155 ± 40 108 ± 49
Creatinine
(mg/dL)
3,37 ±
2,87
2,2 ± 1,73
†
2,24 ± 2,2
†
1,54 ±
0,87
†
† p < 0.05 so với trước LMLT § p < 0.05 so với thời điểm
sau 24h
So sánh 2 nhóm còn sống và tử vong
Các chỉ số tiên đoán tử vong là tuổi và điểm
APACHE II. Có sự cải thiện rõ rệt chức năng các
tạng trong thời gian LMLT (thể hiện bằng điểm
SOFA) ở nhóm bệnh nhân còn sống. Ở nhóm
bệnh nhân tử vong không có hiện tượng này.
Lượng dịch thay thế/thẩm tách được sử dụng
không có khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm.
Bảng 3. Đặc điểm 2 nhóm nghiên cứu
Còn sống Tử vong
N 14 5
Nam/nữ 11/3 3/2
Tuổi 38,9 ± 9,3 54 ± 12,9
‡
APACHE II 17,1 ± 5,2 23,2 ± 4,9
‡
Dịch thay thế/thẩm tách (mL/h) 2266 ± 362 2460 ± 496
SOFA trước LMLT 7,4 ± 2 12,6 ± 3,6
‡
SOFA sau 24h 6,1 ± 2,5
§
11,8 ± 4,4
‡
SOFA sau 48h 4,4 ± 2,3
§
9,3 ± 2,2
‡
SOFA sau 72h 3,1 ± 2
§
10,5 ± 5,1
‡
‡ p < 0.05 so với nhóm còn sống § p < 0.05 so với
trước LMLT
Biến chứng
Hạ kali máu được phát hiện trên 11 bệnh
nhân trong quá trình LMLT nhưng không gây
tai biến nghiêm trọng. Hạ thân nhiệt được ghi
nhận trên 6 bệnh nhân sau 48 – 72 giờ LMLT.
Không có trường hợp nào bị xuất huyết do
dùng kháng đông.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số
Độ tuổi trung bình trong dân số nghiên cứu
của chúng tôi trẻ hơn so với dân số của các tác
giả khác. Tuy nhiên điểm APACHE II có phần
cao hơn, điều này lý giải tử vong của chúng tôi ở
mức cao so với các công trình đi trước.
Bảng 4. So sánh các đặc điểm dân số
Tuổi Điểm APACHE II Tử vong
(%)
Vũ Đức Định
Hà Mạnh Hùng
Xie
Hao
Chúng tôi
43,9
50,9 ± 13,8
50,6 ± 10,8
51,43 ± 12,96
42,9 ± 12,1
15,4 ± 13,9
10,8 ± 4,8
15,2 ± 6,5
14,4 ± 3,9
18,7 ± 5,7
10,2
29,6
23,1
21,4
26,3
Theo y văn, tại các nước phát triển, hai
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến VTC ở người
lớn là rượu và sỏi mật(1). Xuất độ của VTC do
rượu (30 – 60%) và do sỏi mật (24 – 60%) rất
thay đổi tùy theo giới tính và quốc tịch(12). Một
chương trình tầm soát VTC ở Nhật năm 1999
cho thấy ở nam giới VTC do rượu và sỏi mật
lần lượt có tỷ lệ 42% và 20%, ngược lại ở nữ
giới tỷ lệ tương ứng là 7,2% và 31%(12). Ngoài
ra các yếu tố bệnh nguyên khác có thể kể đến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 195
như tăng triglyceride huyết tương, sau nội soi
mật tụy ngược dòng (ERCP), sau một số thủ
thuật - phẫu thuật liên quan đến đường mật,
do thuốc... Trong nghiên cứu của chúng tôi, số
bệnh nhân bị VTC do rượu chiếm tỷ lệ rất cao
(52%) và tất cả đều là nam giới.
Chúng tôi cũng nhận thấy VTC liên quan
đến tăng triglyceride máu khá phổ biến trong
dân số nghiên cứu. Cụ thể có 6 ca (32%) có nồng
độ triglyceride huyết tương > 1000 mg/dL, đứng
hàng thứ hai trong các nguyên nhân VTC nặng.
Điều này có lẽ là dấu hiệu báo động về chế độ
dinh dưỡng chưa lành mạnh ở một bộ phận
không nhỏ người Việt Nam. Trong khi đó sỏi
mật là một yếu tố bệnh nguyên quan trọng ở các
nước phương Tây (đặc biệt ở phụ nữ) chỉ chiếm
một tỷ lệ nhỏ (2 trường hợp) trong nghiên cứu
của chúng tôi. Có thể việc loại trừ các ca VTC
nhẹ hoặc đã được phẫu thuật làm ảnh hưởng
đến thống kê này. Số ca không tìm được nguyên
nhân chiếm 11%, tương tự kết quả của các tác giả
khác (10 – 30%)(12).
Hiệu quả của lọc máu liên tục
Các nghiên cứu về LMLT trên bệnh nhân
VTC(4,14,2,9) đều cho thấy LMLT có hiệu quả rõ rệt
cải thiện các dầu hiệu của hội chứng đáp ứng
viêm toàn thân như sốt, nhịp tim nhanh, thở
nhanh. Tác dụng này có được là do nồng độ các
cytokine gây viêm (TNFα, IL-1β...) trong máu đã
giảm đáng kể. Các công trình của Heering(6),
Sander(11) và Hoffman(7) đã chứng minh được các
chất trung gian gây viêm được loại bỏ khi LMLT.
Còn De Vriese và cs(3) đã chứng tỏ được hiệu quả
làm giảm nồng độ các cytokine gây viêm trong
huyết tương của LMLT. Chúng tôi không có
điều kiện định lượng các cytokine trong máu và
dịch lọc nhưng cũng nhận thấy (bảng 1) các dấu
hiệu sinh tồn cải thiện nhanh ngay trong vòng 24
giờ khi bệnh nhân bắt đầu được LMLT, gián tiếp
khẳng định vai trò của LMLT đối với sự thải trừ
các cytokine.
Về mặt cận lâm sàng, nồng độ các men tụy
giảm rất nhanh trong quá trình LMLT. Đối với
các chất có trọng lượng phân tử lớn như amylase
và lipase (khoảng 36 000 – 50 000 Da), cơ chế thải
trừ chủ yếu là hấp phụ và một phần nhỏ là đối
lưu. Công trình của Hà Mạnh Hùng(4) cũng cho
thấy nồng độ 2 men này giảm mạnh sau 24 giờ
LMLT và xu hướng này tiếp tục cho đến khi kết
thúc liệu pháp.
Nồng độ các chất điện giải được duy trì khá
ổn định tuy giảm kali máu là biến chứng hay
gặp (58%) và có thể phòng ngừa bằng bổ sung
kali vào dịch thay thế. Tình trạng toan hóa máu
cũng được điều chỉnh bằng dịch thay thế và pH
máu có xu hướng được nâng lên so với trước
LMLT mặc dù thay đổi này chưa ghi nhận ở
mức có ý nghĩa.
Hiệu quả của LMLT đối với thải trừ các
cytokine phụ thuộc vào tốc độ dịch lọc (dịch thay
thế trong phương thức CVVH). Khi tốc độ lọc
tăng, lực đối lưu cao hơn có tác dụng gia tăng bề
mặt hấp phụ bằng cách đẩy các phân tử vào sâu
hơn trong cấu trúc màng lọc. Việc thay thế màng
lọc một cách định kỳ khi màng lọc cũ đã bão hòa
làm tăng hiệu quả của LMLT qua cơ chế hấp
phụ. Ronco trong nghiên cứu của mình(10) cũng
khẳng định lợi ích của việc gia tăng tốc độ lọc
đối với cải thiện tỷ lệ sống còn và đẩy nhanh quá
trình hồi phục của suy thận cấp. Do hạn chế của
một nghiên cứu mang tính hồi cứu, chúng tôi
không thấy có khác biệt về tốc độ dịch lọc giữa
nhóm còn sống và nhóm tử vong (bảng 3).
Theo Jiang và cs(8), nhóm bệnh nhân bị VTC
được LMLT sớm cải thiện được huyết động và
tử vong so với nhóm được LMLT muộn hơn. Cụ
thể tỷ lệ còn sống khác biệt có ý nghĩa (88,89% vs
73,68%, p < 0.05) giữa nhóm được LMLT sau 48
giờ và nhóm được LMLT sau 96 giờ kể từ khi bắt
đầu đau bụng. Tương tự, Xie(14) cũng nhận thấy
nhóm bệnh nhân tử vong được LMLT muộn hơn
nhóm còn sống (9,7 ± 2,5 ngày vs 4,0 ± 2,2 ngày,
p<0,01). Chúng tôi chưa có được sự khác biệt này
có lẽ do hạn chế của cỡ mẫu nhỏ. Một điểm đáng
khích lệ là đa số (75%) bệnh nhân của chúng tôi
đã được tiến hành LMLT ngay trong vòng 4 giờ
đầu sau khi vào khoa.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 196
Các yếu tố tiên lượng
Tuổi, điểm APACHE II và điểm SOFA tại
thời điểm nhập khoa của nhóm tử vong cao hơn
nhóm hồi phục. Ngoài ra chúng tôi không nhận
thấy các chỉ số sinh hóa như amylase, lipase hay
mức độ tổn thương trên CTscan có liên quan đến
kết cuộc của bệnh nhân.
Khi so sánh sự phục hồi chức năng các cơ
quan theo thời gian, chúng tôi thấy ở nhóm
bệnh nhân còn sống điểm SOFA giảm một
cách có ý nghĩa trong suốt quá trình bệnh
nhân được LMLT. Ngược lại ở nhóm tử vong
không quan sát được hiện tượng này. Hơn
nữa ở mọi thời điểm, điểm SOFA của nhóm tử
vong luôn luôn cao hơn nhóm hồi phục (bảng
3). Như vậy có thể thấy sự cải thiện chức năng
các tạng là một yếu tố tiên lượng tốt trong
VTC. Tương tự, Hà Mạnh Hùng (4) ghi nhận sự
cải thiện điểm SOFA ở nhóm còn sống từ sau
48 giờ trở đi. Trong nghiên cứu của Vũ Đức
Định(13), tác giả nhận xét sự khác biệt về mức
giảm điểm SOFA giữa hai nhóm chỉ ở ngày
thứ 3, thứ 4 trở đi. Còn Đào Xuân Cơ(2) chỉ
thấy sự khác biệt có ý nghĩa vào ngày thứ 5
sau điều trị trở đi. Có lẽ thời gian hồi phục của
các bệnh nhân trong 2 nghiên cứu này kéo dài
hơn so với nhóm bệnh nhân của chúng tôi.
KẾT LUẬN
LMLT được dung nạp tốt trên nhóm bệnh
nhân bị VTC thể nặng. Liệu pháp này tỏ ra có
hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng
viêm toàn thân. Chức năng các cơ quan bị suy
cũng được nâng đỡ khá tốt. Biến chứng liên
quan đến LMLT xảy ra tương đối ít và không
quan trọng.Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện
và mức độ đáp ứng với trị liệu có ý nghĩa tiên
lượng bệnh. Nghiên cứu này là tiền đề để mở
rộng sử dụng LMLT trên các bệnh nhân VTC có
suy đa cơ quan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Banks PA (2002). Epidemiology, natural history, and predictors
of disease outcome in acute and chronic pancreatitis.
Gastrointest Endosc.;56(6 Suppl):S226–30.
2. Đào Xuân Cơ, Nguyễn Gia Bình và cs (2010). Nhận xét hiệu
quả phương pháp lọc máu liên tục trong điều trị viêm tụy cấp
nặng. Kỷ yếu hội thảo về lọc máu liên tục toàn quốc, tr. 37-44.
3. De Vriese et al (1999). Cytokine removal during continous
hemofiltration in septic patients. J Am Soc Nephrol.; 10: 846–
853.
4. Hà Mạnh Hùng (2010). Đánh giá hiệu quả của biện pháp lọc
máu tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục trong phối hợp điều trị viêm
tụy cấp nặng. Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Hồi
Sức Cấp Cứu. Đại Học Y Hà Nội.
5. Hao Wang et al (2003). Clinical effects of high volume
hemofiltration on severe acute pancreatitis complicated with
multiple organ dysfuction syndrome. World J Gastroenterol.;
9(9):2096-2099.
6. Heering P et al (1997). Cytokine removal and cardiovascular
hemodynamics in septic patients with continuous venovenous
hemofiltration. Intensive Care Med.; 20: 288–296.
7. Hoffman J et al (1995). Hemofiltration in human sepsis:
Evidence for elimination of immunomodulatory substances.
Kidney Int.; 48: 1563–1570.
8. Jiang HL et al (2005). Influence of continuous veno-venous
hemofiltration on the course of acute pancreatitis. World J
Gastroenterol.; 11(31): 4815-4821.
9. Pupelis G et al (2007). Continuous veno-venous haemofiltration
in the treatment of severe acute pancreatitis: 6-year experience.
HPB.; 9: 295-301.
10. Ronco et al (2000). Effects of differents doses in continuous
veno-venous heamofiltration on outcomes of acute renal
failure: a prospective randomised trial. Lancet; 356:26-30.
11. Sander A et al (1997). Hemofiltration increases IL-6 clearance in
early systemic inflammatory response syndrome but does not
alter IL-6 and TNF plasma concentrations. Intensive Care
Med.; 23: 878–884.
12. Sekimoto M et al (2006). JPN Guidelines for the management of
acute pancreatitis: epidemiology, etiology, natural history, and
outcome predictors in acute pancreatitis. J Hepatobiliary
Pancreat Surg. 13:10–24.
13. Vũ Đức Định, Đỗ Tất Cường, Nguyễn Gia Bình (2011). Nghiên
cứu hiệu quả của liệu pháp lọc máu liên tục trong viêm tụy cấp
nặng. Y Học Thực Hành (783) – số 9, tr. 25-28.
14. Xie H et al (2003). Continuous veno venous hemofiltration in
treatment of acute necrotizing pancreatitis. Chin. Med.
J.;116(4):549-553.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- buoc_dau_ung_dung_loc_mau_lien_tuc_trong_dieu_tri_viem_tuy_c.pdf